Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công t...

Tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty cổ phần thương mại và cơ khí luyện kim Thống Nhất

.DOC
105
177
108

Mô tả:

Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ CNH – HĐH đất nước, thời kỳ kinh tế đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nó tạo ra rất nhiều cơ hội hợp tác làm ăn phát triển ra cho các doanh nghiệp, song bên cạnh các cơ hội cũng không ít thách thức được đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải có định hướng phát triển sản xuất - kinh doanh phù hợp. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi mà lợi nhuận và vị thế cạnh tranh luôn là mục tiêu số một của các doanh nghiệp, thì giá thành sản phẩm trở thành vấn đề ảnh hưởng quan trọng đến quyết định giá bán sản phẩm. Giá bán sản phẩm là nhân tố quyết định đến tính cạnh tranh của sản phẩm cùng loại trên thị trường, vì vậy đó là lý do mà các doanh nghiệp luôn tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác, tính đúng và tính đủ giá thành là vấn đề hết sức quan trọng được các nhà quản lý quan tâm. Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là cơ sơ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và công ty cổ phần thương mại và cơ khí luyện kim Thống Nhất cũng không nằm ngoài quy luật trên. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong sản xuất hiện nay, được sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Hương Giang nên em chọn đề tài “ Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty cổ phần thương mại và cơ khí luyện kim Thống Nhất ” làm đề tài của mình, để qua đó có cái nhìn hoàn thiện hơn về lý thuyết và thực tế. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Trần Thị Hải Yến 1 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận về nghiệp vụ kế toán tập hợp và tính giá thành sản phẩm, đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn kế toán tại công ty cổ phần thương mại và cơ khí luyện kim Thống Nhất, tìm hiểu những kết quả đã đạt được và khó khăn còn tồn tại trong công ty, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm tại công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu về thực trạng quá trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán mà công ty áp dụng, việc vận dụng chứng từ, sổ sách, quy trình hạch toán kế toán…. trong phần hành này. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài  Không gian: Công tác kế toán về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty cổ phần thương mại và cơ khí luyện kim Thống Nhất.  Thời gian: + Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, với sản phẩm thùng inox sử dụng số liệu tháng 12 năm 2011. + Thời gian thực hiện đề tài từ 6 tháng 02 đến 28 tháng 04 năm 2012. 5. Nội dung của đề tài Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cô phần thươn mại và cơ khí luyện kim Thống Nhất. Trần Thị Hải Yến 2 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại và cơ khí luyện kim Thống Nhất Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về lý luận và thực tiễn để thực hiện luận văn này, mặc dù đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hương Giang và các cán bộ kế toán trong phòng tài chính kế toán tại công ty cổ phần thương mại và CKLK Thống Nhất song do kinh nghiệm và khả năng tìm hiểu sâu vào đề tài còn hạn chế nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng của cô giáo Nguyễn Hương Giang và các thầy cô trong khoa Kế toán để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn, đồng thời giúp em nâng cao kiến thức để phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Hải Yến CHƯƠNG 1 Trần Thị Hải Yến 3 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản hay chính là vốn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất là điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm là cơ sở định giá bán sản phẩm đồng thời để hạch toán kinh tế nội bộ và cũng là căn cứ xác định kết quả kinh doanh. Vậy nên tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý doanh nghiệp, đây là phần không thể thiếu được khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1.1 Chi phí sản xuất Hiện nay, với các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất ra loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường với mục đích kiếm lời. Để đạt được mục đích đó trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần bỏ ra những chi phí về lao động sống cũng như lao động vật hoá. Bởi thế sự hình thành nên chi phí sản xuất để tạo nên giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan. Trần Thị Hải Yến 4 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng của chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực chất của chi phí là sự chuyển dịch vốn – chuyển dịch các giá trị yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá. Như vậy chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán khi đó là những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán (tháng, quý, năm). 1.1.1.2 Giá thành sản phẩm Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí và kết quả thu được là những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm phải được tính những chi phí bỏ ra để sản xuất chúng. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng. Vậy giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành. Giá thành là một căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. 1.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trần Thị Hải Yến 5 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Trong công tác quản lý doanh nghiệp, để tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý kế toán cần thực hiện tố các nhiệm vụ sau: Trần Thị Hải Yến 6 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp + Xác định đối kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý. + Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp đặc điểm kế toán hàng tồn kho (KKTX hoặc KKĐK) mà doanh nghiệp đã lựa chọn. + Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp CPSX đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. + Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yêu tố (Trên thuyết minh báo các tài chính), định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. + Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại theo yếu tố và có các yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng cho sản xuất và quản lý sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ. Trần Thị Hải Yến 7 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của Doanh nghiệp ngoài các yếu tố nói trên. 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được phân thành các khoản mục chi phí khác nhau. Những chi phí có chung mục đích và công dụng kinh tế sẽ xếp vào một khoản mục. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài) vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ trên tiền lương của công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Loại trừ của nhân viên phân xưởng nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (Phân xưởng, đội, trại…) 1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối tương quan giữa chi phí và mức độ hoạt động Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia ra: Trần Thị Hải Yến 8 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp - Chi phí khả biến (Biến phí): Là các chi phí thay đổi cùng với sự thay đổi của số lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong thực tế những chi phí này thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhiên liệu động lực, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, hàng hoá đại lý. - Chi phí cố định (Định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi số lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi trong một phạm vi nhất định nào đó. Những chi phí này thường là chi phí khấu hao TSCĐ, tiền thuê nhà xưởng máy móc thiết bị. Trong phạm vi cho phép, khi số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên thì chi phí cố định không thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị sẽ giảm đi. 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 1.2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách này giá thành sản phẩm được chia thành: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản luợng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích, so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Nó là cơ sở để đánh giá đúng đắn hiệu quả các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trần Thị Hải Yến 9 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp - Giá thành thực tế: là giá thành được tập hợp trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật - tổ chức và công nghệ trong việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như các đối tác kinh doanh liên kết. 1.2.2.2 Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp trong các doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm cả giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý mà doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Đây là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nghiệp 1.3.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất đều chứa đựng nhiều loại chi phí mang nội dung kinh tế khác nhau, mặt khác mỗi loại chi phí thường có Trần Thị Hải Yến 10 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp địa điểm phát sinh khác nhau. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt nhất công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất là không giống nhau, chúng phụ thuộc vào các căn cứ: + Đặc điểm tổ chức sản xuất + Công dụng của chi phí. + Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ( giản đơn hay phức tạp) + Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng (đội, tổ) và chi tiết theo từng đơn đặt hàng. Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở cho doanh nghiệp tổ chức hạch toán ban đầu, mở các tài khoản, sổ chi tiết, lập báo cáo. Nó còn có tác dụng cho việc tập hợp chi phí theo hợp đồng, nhằm kiểm tra kiểm soát chi phí và tăng cường hạch toán trong nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí còn là căn cứ tính giá thành sản phẩm. 1.3.1.2 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp cần tính được cả tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Do vậy, để làm được việc đó, bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất như: Trần Thị Hải Yến 11 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp + Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. + Yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, cũng có thể là từng bộ phận chi tiết sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến đang nằm trên dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài công đoạn 1.3.2 Kế toán chi phí sản xuất 1.3.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại, các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau: * Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí liên quan. * Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: + Xác định hệ số phân bổ theo công thức: Trần Thị Hải Yến 12 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ + Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: Chi phí phân bổ cho đối tượng i Đại lượng tiêu chuẩn = phân bổ của đối tượng i X Hệ số phân bổ 1.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theo công thức: Chi phí NVLTT thực tế sinh phát Trị = trong kỳ giá NVLTT còn lại Trị giá NVLTT + xuất dùng đầu kỳ trong kỳ Trị - giá NVLTT còn lại cuối kỳ Trị giá phế - liệu thu hồi (nếu có) * Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán, chứng từ thanh toán, bảng thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm kê vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ... * Phương pháp tính giá vật tư tồn kho: Tính giá vật tư hàng hoá xuất kho theo giá vốn thực tế: - Phương pháp nhập trước xuất trước. Trần Thị Hải Yến 13 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp - Phương pháp đơn giá thực tế bình quân. - Phương pháp đích danh. - Phương pháp nhập sau xuất trước. Tính giá vật tư hàng hoá theo giá hạch toán. * Phương pháp tập hợp: Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng có thể tiến hành theo: - Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng cho các chi phí nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. - Phương pháp trực tiếp: áp dụng cho các chi phí nguyên vật liệu chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (từng phân xưởng, bộ phận) và cho phép quy nạp trực tiếp chi phí vào đối tượng đó. * Để phản ánh nội dung kinh tế, tập hợp và phân bổ của chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Kết cấu TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.  Bên Có: - Kết chuyển CPNVLTT thực tế sử dụng cho sản xuất trong kỳ vào TK 154 hoặc TK 631 - Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632; - Trị giá NVL sử dụng không hết được nhập lại kho. - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Trần Thị Hải Yến 14 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp TK 621 không có số dư Biểu 1.1: Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621 TK 152 (611) TK 152 (611) (1) (3a) (4) (3b) TK 154 (631) TK 133 (5) TK 154 (631) TK 111, 112, 331 (2) TK 632 (6) (1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm (2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm (3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho (3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi như nghiệp vụ 1) (4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư (5): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NVLTT cho các đối tượng gánh chịu chi phí. (6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường Trần Thị Hải Yến 15 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp 1.3.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc tính toán chi phí tiền công phải trả có thể được thực hiện theo 2 phương pháp cơ bản: tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm. Việc tính tiền công theo thời gian là theo dõi việc sử dụng thời gian lao động đối với từng người lao động ở từng bộ phận trong doanh nghiệp, căn cứ vào thời gian làm việc và bậc lương, thang lương của lao động. Còn việc tính lương theo sản phẩm là số tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ số lượng công việc người lao động làm xong được nghiệm thu và đơn giá tiền lương của sản phẩm công việc đó. Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng tập hợp giống như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền công, giờ công định mức, giờ công thực tế. - Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng tổng hợp thời gian lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc công việc hoàn thành, hợp động giao khoán. * Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp - Kết cấu TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp  Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ phát sinh trong kỳ  Bên Có: - Kết chuyển chi phí NCTT phát sinh trong kỳ vào TK 154 hoặc TK 631. Trần Thị Hải Yến 16 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp - Kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632. Biểu 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 334 TK 622 (1) TK 154 (631) (4) TK 335 TK 632 (2) (5) TK 338 (3) Chú giải sơ đồ: (1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất (2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (3): các khoản trích về BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ (4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT cho các đối tượng gánh chịu chi phí (5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường 3.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Trần Thị Hải Yến 17 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp - Nội dung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ, đội sản xuất như chi phí về tiền lương và các khoản cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho quản lý ở phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, cuối tháng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành. Nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm liên quan theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là sản lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì CPSX chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định CPSX chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo định mức công suất bình thường. Khoản CPSX chung không phân bổ (không tính và sản phẩm số chênh lệch giữa tổng CPSX chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn CPSX chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trần Thị Hải Yến 18 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp CPSX chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. * Tài khoản sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung TK 627 được mở 6 TK cấp 2: TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác - Kết cấu TK 627 – Chi phí sản xuất chung  Bên Nợ: Tập hợp chi phí SXC phát sinh trong kỳ.  Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí SXC. - Chi phí SXC không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 hoặc TK 631. TK 627 không có số dư. Sơ đồ 3: Kế toán chi phí sản xuất chung Biểu 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung: Trần Thị Hải Yến 19 Lớp CQ46/21.17 Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp TK 334,338 TK 627 (1) TK 154 (631) (6) TK 152 TK 632 (2) (7) TK 153, 142, 242 (3) TK 214 (4) TK 111, 112, 141,331 (5) Chú giải sơ đồ : (1): Chi phí nhân viên (2): Chi phí vật liệu (3): Chi phí công cụ dụng cụ (4): Chi phí khấu hao TSCĐ (5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Trần Thị Hải Yến 20 Lớp CQ46/21.17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất