Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần cơ khí vận tải cao su dầu tiếng...

Tài liệu Tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần cơ khí vận tải cao su dầu tiếng

.PDF
115
1
142

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN BÍCH NỮ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CƠ KHÍ VẬN TẢI CAO SU DẦU TIẾNG UẬN V N THẠC S CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƢƠNG - 2017 UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN BÍCH NỮ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VẬN TẢI CAO SU DẦU TIẾNG UẬN V N THẠC S CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƢỜI HƢỚNG D N KHO HỌC: PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH BÌNH DƢƠNG - 2017 i ỜI C M ĐO N Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả của luận văn: "Tổ chức kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng" là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dƣơng, Ngày 03 tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn ii ỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã giảng dạy tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập của học viên lớp Cao học Kế toán Khóa 2015-2017 trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Đặc biệt cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của PGS. TS Hà Xuân Thạch đối với tôi trong suốt thời gian làm luận văn vừa qua. Cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Phòng sau Đại học đã giúp đỡ các học viên Cao học Kế toán Khóa 2015-2017 trong suốt thời gian tham gia khóa học này. Cảm ơn tập thể ban lãnh đạo, quý anh, chị trong Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, động viên từ vật chất đến tinh thần của đơn vị tôi công tác, của bạn bè, của những ngƣời thân trong gia đình trong quá trình tôi tham gia học tập. Cảm ơn, trân trọng và kính chúc sức khỏe Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình... iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 2 5. Các nghiên cứu có liên quan: .......................................................................... 3 6. Đóng góp mới của đề tài: ................................................................................ 6 7. Kết cấu luận văn: ............................................................................................ 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ............................. 7 1.1. Tổng quan về kế toán quản trị ...................................................................... 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị ...................................... 7 1.1.2. Kế toán quản trị là gì? ............................................................................... 8 1.1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị .................................................................... 8 1.1.4. Vai trò của kế toán quản trị ....................................................................... 9 1.1.6. Các phƣơng pháp sử dụng trong kế toán quản trị .................................... 10 1.1.7. So sánh kế toán quản trị với kế toán tài chính. ........................................ 11 1.2. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị ......................................................... 12 1.2.1. Phân loại chi phí ..................................................................................... 13 1.2.2. Hệ thống chi phí linh hoạt [3] ................................................................. 15 1.2.3 Kế toán trách nhiệm [3] ........................................................................... 16 1.2.4. Lập dự toán ngân sách ............................................................................ 17 1.2.5. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận [5,tr88] ............. 22 1.3. Mô hình tổ chức kế toán quản trị [6] .......................................................... 25 1.3.1. Mô hình kết hợp ..................................................................................... 25 1.3.2. Mô hình tách rời ..................................................................................... 26 1.3.3. Mô hình hỗn hợp .................................................................................... 27 1.4. Bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp ở Việt Nam. [18] ................................................................................................. 27 1.5 Đặc điểm hoạt động Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán quản trị tại đơn vị. .................................................. 29 iv KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................. 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VẬN TẢI CAO SU DẦU TIẾNG .................................... 32 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng ............. 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 32 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng 34 2.1.3. Nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh của công ty.................................... 40 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 42 2.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 42 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................... 44 2.3 Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng ................................................................................. 44 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 44 2.3.2. Hình thức kế toán tại công ty .................................................................. 46 2.3.3. Hệ thống chứng từ .................................................................................. 46 2.3.4. Hệ thống tài khoản .................................................................................. 46 2.3.5. Hệ thống sổ sách kế toán ........................................................................ 47 2.3.6. Hệ thống báo cáo kế toán ........................................................................ 47 2.3.7. Phân loại chi phí ..................................................................................... 48 2.3.8. Kế toán giá thành sản phẩm dịch vụ ........................................................ 49 2.3.9. Lập dự toán ngân sách ............................................................................ 51 2.4. Đánh giá nhu cầu thông tin kế toán quản trị và khả năng tổ chức kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng ........................ 52 2.4.1 Kết quả phỏng vấn ................................................................................... 53 2.4.2. Đánh giá nhu cầu thông tin ..................................................................... 55 2.4.3. Đánh giá khả năng tổ chức kế toán quản trị ............................................ 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................. 57 Chƣơng 3: TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VẬN TẢI CAO SU DẦU TIẾNG ............................................................. 58 3.1. Quan điểm xây dựng kế toán quản trị......................................................... 58 v 3.2. Tổ chức kế toán quản trị và thu thập dữ liệu phục vụ kế toán quản trị ........ 59 3.2.1. Lựa chọn mô hình kế toán quản trị .......................................................... 59 3.2.2. Tổ chức thông tin dữ liệu phục vụ kế toán quản trị ................................. 60 3.2.2.1. Xây dựng hệ thống hệ thống chứng từ, báo cáo .................................... 60 3.2.2.2. Xây dựng hệ thống tài khoản .............................................................. 60 3.3. Một số nội dung cơ bản kế toán quản trị áp dụng ngay tại công ty. ............ 61 3.3.1. Giai đoạn 1 ............................................................................................. 61 3.3.1.1 Phân loại chi phí tại công ty .................................................................. 61 3.3.1.2. Tính giá thành sản phẩm theo biến phí ................................................. 61 3.3.1.3. Định giá sản phẩm linh hoạt ................................................................. 63 3.3.1.4. Lập dự toán theo chi phí ứng xử .......................................................... 64 3.3.1.5. Phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty. ............................................ 67 3.3.2 Giai đoạn 2 .............................................................................................. 69 3.4. Một số kiến nghị ........................................................................................ 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................. 76 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79 vi D NH MỤC TỪ VIẾT TẮT C-V-P: chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận CNV-LĐ: công nhân viên - lao động HĐQT: Hội đồng quản trị KTTC: kế toán tài chính KTQT: kế toán quản trị MTV: một thành viên QLDN: quản lý doanh nghiệp SXKD: sản xuất kinh doanh TCHC - LĐTL: Tổ chức hành chính – Lao động tiền lƣơng TNHH: trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: tài sản cố định vii D NH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .................. 33 Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất công việc Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng năm 2016 ............................. 41 Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng năm 2016 ............................. 42 Bảng 2.4. Thống kê kết quả bảng phỏng vấn ............................................... 53 viii D NH MỤC SƠ ĐỒ VÀ MÔ HÌNH Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công Ty ............................................................ 34 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ...................................................... 45 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán công ty trong điều kiện có áp dụng KTQT .... 59 Sơ đồ 3.2: Xây dựng hệ thống trung tâm trách nhiệm tại công ty .................. 69 Mô hình số 1.1: Mô hình thông tin lập dự toán 1 xuống................................ 19 Mô hình số 1.2: Mô hình thông tin lập dự toán 2 xuống 1 lên ....................... 20 Mô hình số 1.3: Mô hình thông tin lập dự toán 1 lên 1 xuống ....................... 21 ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài: Trong nền kinh tế phát triển nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp ở nƣớc ta không những tăng năng suất sản xuất và cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội mà các doanh nghiệp phải hoạch định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh. Quá trình sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm cung cấp cho thị trƣờng và đây chính là cầu nối giữa nhà sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Những sản phẩm sau khi đem ra thị trƣờng tiêu thụ sẽ đem về cho doanh nghiệp một khoản tiền nhất định đó chính là doanh thu của doanh nghiệp, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể bù đắp đƣợc những khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tƣợng bên trong và bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp lại còn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế, sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt. Có thể nói, chính chất lƣợng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hƣởng trực tiếp đến chất luợng, hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Kế toán có thể phát huy đầy đủ các chức năng của mình chỉ khi nào công ty có đƣợc một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Đó là hệ thống đáp ứng yêu cầu thông tin không chỉ hƣớng vào các quá trình và sự kiện đã xảy ra mà phải hƣớng đến những diễn biến trong tƣơng lai nhằm giúp nhà quản lý họach định, tổ chức điều hành kiểm soát và đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. Hệ thống kế toán đó phải bao gồm hai phân hệ là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. 1 Tuy nhiên việc vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp là một vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải và sửa chữa gia công cơ khí. Đây là một vấn đề mang tính bổ sung lý luận và vận dụng trong thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế tác giả chọn đề tài: " Tổ chức kế toán quản trị tại Công Ty Cổ Phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng" với hy vọng đề tài sẽ giúp cho Ban giám đốc của công ty quan tâm và ứng dụng của kế toán quản trị, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị, xác định nhu cầu thông tin của nhà quản trị từ đó tổ chức hệ thống KTQT, thiết kế các mẫu báo cáo KTQT phù hợp, tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lý luận về KTQT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Đánh giá thực trạng KTQT tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. - Xây dựng KTQT tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: là kế toán quản trị bao gồm công tác tổ chức và nội dung vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. - Thời gian nghiên cứu: từ 2015 - 2017 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Chủ yếu là phƣơng pháp định tính, cụ thể: - Phƣơng pháp hệ thống hóa nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của kế toán quản trị, chọn mô hình và nội dung cơ bản kế toán quản trị. - Phƣơng pháp quan sát thực tế, thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá dữ liệu tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. Phỏng vấn sâu lãnh đạo về cách thức vận dụng kế toán quản trị công ty. - Phƣơng pháp quy nạp từ đó đƣa ra các giải pháp tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. 5. Các nghiên cứu có liên quan: Các đề tài nghiên cứu về công tác tổ chức và vận dụng kế toán quản trị cho các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, vận dụng kế toán quản trị cho từng phần hoặc ứng dụng toàn bộ nội dung kế toán quản trị đã đƣợc nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu hoặc cùng đề tài hoặc các vấn đề có liên quan. Tác giả Bùi Chiến Thắng (2017), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “ Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu về lý luận kế toán quản trị và nghiên cứu đƣợc thực trạng về công tác kế toán quản trị và các giải pháp xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Bích Phƣợng (2016), Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, “Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than, áp dụng cho Công ty Cổ phần than Cao Sơn”. Luận án nghiên cứu hoàn thiện khung lý luận về kế toán quản trị chi phí nói chung và tổ chức kế toán quản trị chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp sản xuất (trên cơ sở cách tiếp cận nội dung kế toán quản trị chi phí đƣợc thực hiện nhằm phục vụ cho yêu cầu của quản trị chi phí trong doanh nghiệp) và tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khai thác than nói riêng. Tác giả Huỳnh Nhất Phƣơng (2016), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị 3 chi phí tại Công ty Scancom Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu về lý luận kế toán quản trị chi phí và nghiên cứu thực trạng về công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty đồng thời đƣa ra một số giải pháp ứng dụng vào công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty. Tác giả Trần Thanh Huân (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Lạc Hồng, “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Nai để xây dựng các quan điểm hoàn thiện việc tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp này. Tác giả Phạm Thị Bích Ngọc (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại các công ty du lịch trên địa bàn Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận”. Đề tài nghiên cứu về lý luận kế toán quản trị chi phí và nghiên cứu đƣợc thực trạng công tác tổ chức kế toán nói chung và đánh giá về công tác kế toán quản trị chi phí nói riêng tại công ty, có ý nghĩa thực tế nhằm hoàn thiện và xây dựng mới một số nội dung kế toán quản trị chi phí tại công ty. Tác giả Phạm Châu Ngọc Sơn (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai”. Đề tài nghiên cứu lý luận kế toán quản trị và nghiên cứu sâu thực trạng công tác tổ chức kế toán và thực trạng kế toán quản trị tại Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai”. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty giúp thấy đƣợc những mặt hạn chế của mình, từ đó hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị, nội dung từng phần hành kế toán quản trị, nhằm tăng sức cạnh tranh và thực hiện chiến lƣợc phát triển của các công ty trong tƣơng lai. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2014), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đƣa ra những lý luận về kế toán quản trị, đề cập đến việc phân tích thực trạng và tổ 4 chức công tác kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Sƣơng (2013), luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Đà Nẵng, “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Sợi thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ”. Luận văn làm rõ bản chất của kế toán quản trị và những nội dung của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán quản trị phục vụ quản trị nội bộ tại Công ty Sợi thuộc Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ”. Qua đó, đánh giá tình hình vận dụng kế toán quản trị tại Công ty, rút ra những ƣu và nhƣợc điểm làm cơ sở tổ chức công tác kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tác giả Nguyễn Văn Hải (2012), luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu :" Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chí Hùng". Công ty thuộc hiệp hội da giày Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho ngành giày da. Công ty thực hiện phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau mỗi kỳ kinh doanh nhƣng vẫn chƣa thực hiện tổ chức công tác kế toán quản trị một cách đầy đủ và có hiệu quả. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã làm rõ về lý luận và vận dụng vào từng mục tiêu của đề tài, nhƣng mỗi một doanh nghiệp có đặc thù riêng, có điều kiện về cơ sở vật chất khác nhau, trình độ quản lý khác nhau, mục tiêu về quản trị nên tính ứng dụng cũng có một số điểm khác nhau. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về xây dựng kế toán quản trị vận dụng vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhƣng chƣa có nghiên cứu nào về tổ chức kế toán quản trị vào Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. Đề tài tác giả chọn là vận dụng cụ thể vào một công ty hoạt động dịch vụ vận chuyển mủ cao su từ vƣờn cây về nhà máy chế biến mủ và sửa chữa làm mới các thiết bị cơ khí, chƣa trùng lắp bất cứ nghiên cứu nào đã công bố. 5 6. Đóng góp mới của đề tài: - Đánh giá thực trạng kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. - Tổ chức kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 3 chƣơng cơ bản: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chƣơng 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. Chƣơng 3: Tổ chức kế toán quản trị Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Cao su Dầu Tiếng. 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Tổng quan về kế toán quản trị 1.1.1. ịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị Cùng với sự phát triển tập trung và chuyên môn hóa quá trình kinh doanh đã hình thành nhiều ngành, nhiều dạng tổ chức với nhiều loại sản phẩm dịch vụ phong phú có phƣơng thức quản lý riêng biệt. Đặc biệt, sự tách rời quyền sở hữu của các chủ sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp đã dẫn đến sự cần thiết phải có thông tin kế toán quản trị để hình thành các quyết định của những nhà quản lý điều hành doanh nghiệp. Để Ban quản trị điều hành doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, kế toán phải biết tiên liệu kết quả và dự đoán vào việc quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị đƣợc áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực kinh doanh, kế cả các tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nếu nhƣ kế toán tài chính đã ra đời cách đây rất lâu, thì cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngƣời ta còn biết rất ít về kế toán quản trị. Theo giáo sƣ Lyle E.Jacobsen viết trên báo London Economist tháng 06/1960 thì, ngƣời đầu tiên viết về kế toán quản trị là Thomas Suther Land – một nhà kinh doanh ngƣời Anh. Vào năm 1875, ông đã viết: “Các doanh nghiệp cần phải xác định đƣợc lợi nhuận của một năm hoặc một khoảng thời gian ngắn hơn nữa. Cho nên có một điều hiển nhiên là các nhà quản lý cần phải nắm đƣợc các thông tin chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin này có thể thu thập đƣợc ngay trong thực tiễn hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, nó trợ giúp cho các nhà quản lý hiểu đƣợc nhanh chóng và rõ ràng những nguyên nhân có thể ảnh hƣởng tốt, xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán quản trị đƣợc áp dụng đầu tiên ở Bắc Mỹ và Anh vào nửa cuối thế kỷ 19 trong các ngành công nghiệp dệt lụa, đƣờng sắt sau đó thâm nhập vào các ngành công nghiệp thuốc lá, luyện kim, hóa chất… và đến năm 1925 kế toán quản trị đã thâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế và đƣợc định hình phát triển cho đến nay. 7 Các sự kiện đã thúc đẩy phát triển của kế toán quản trị đó là: sự cạnh tranh trong kinh doanh toàn cầu; sức ép khốc liệt của giá thành, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa; khả năng so với trong việc thu thập và báo cáo thông tin và sự chuyển động mạnh mẽ theo hƣớng vƣợt khỏi các quy định của các ngành dịch vụ. Những thay đổi do các sự kiện này đã đem đến và làm tăng thêm nhu cầu về thông tin của các nhà quản lý, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến hoạt động nội bộ mà họ không thể nào có đƣợc từ các báo cáo thu thập truyền thống và bảng cân đối kế toán. 1.1.2. Kế toán quản trị là gì? Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán Mỹ (NAA) – văn kiện số 1A tháng 03/1981, thì: “Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình của kế toán quản trị bao gồm các công việc xác định, cân, đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý những thông tin này theo hƣớng có lợi nhất cho doanh nghiệp.” Theo thông tƣ 53/2006/TT-BTC thì thông tin hoạt động nội bộ mà kế toán quản trị cung cấp có thể là: chi phí của từng bộ phận, từng công việc, từng sản phẩm, phân tích đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lƣợng và lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn, lập dự toán ngân sách nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định. Nhƣ vậy, qua các khái niệm trên ta có thể đƣa ra khái niệm tổng quát về kế toán quản trị nhƣ sau: Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép, đo lƣờng, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định lƣợng nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh. 1.1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị Mục tiêu cơ bản của kế toán quản trị là cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản lý công ty. Tùy theo nhu cầu của nhà quản lý, 8 KTQT sẽ cung cấp các thông tin dạng khác nhau. Tựu chung lại, thông tin KTQT cung cấp giúp nhà quản lý thực hiện những công việc sau: - Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. - Tổ chức, điều hành và kiểm soát hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ phận trong tổ chức. - Ra các quyết định kinh tế đúng đắn. 1.1.4. Vai trò của kế toán quản trị Theo Bộ môn Kế toán quản trị Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2013), thì: “Kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho những ngƣời quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng quản trị. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị luôn thƣờng xuyên phải thực hiện các quyết định của mình dựa vào các nguồn thông tin đáng tin cậy khác nhau. Trong đó thông tin KTQT có vai trò hết sức quan trọng vì đó là những thông tin kinh tế đƣợc lƣợng hóa, phân tích, thích hợp cho từng quyết định khác nhau”. Để thực hiện một quyết định mang lại hiệu quả, nhà quản trị không chỉ dựa trên những thông tin do KTQT cung cấp mà phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Mỗi nguồn thông tin có tầm quan trọng riêng của nó. Trong đó thông tin KTQT nhƣ là một thƣớc đo hiệu quả về sự vận hành trong tƣơng lai. Nếu nhà quản trị ra quyết định mà thiếu nguồn thông tin KTQT thì quyết định đó thiếu cơ sở khoa học để chứng minh sự hiệu quả của nó. Tùy vào từng cấp quản lý khác nhau, yêu cầu về thông tin KTQT đƣợc đáp ứng cũng ở mức độ khác nhau. Nhà quản trị cấp càng cao thì yêu cầu thông tin KTQT càng nhiều và vai trò của thông tin càng quan trọng. Trong môi trƣờng kinh doanh ở giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai trò của KTQT càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc ứng dụng KTQT vào doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm đƣợc chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. 9 1.1.5. Yêu cầu tổ chức công tác kế toán quản trị - Công tác kế toán quản trị phải đáp ứng đƣợc việc ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp cho từng đối tƣợng sử dụng thông tin và phải đảm bảo tính liên thông với hệ thống kế toán tài chính. - Công tác kế toán quản trị phải đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của công ty. Phải đáp ứng đƣợc yêu cầu lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản lý. - Công tác kế toán quản trị phải phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty ở hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. - Tổ chức hệ thống kế toán quản trị phải đảm bảo tính hiệu quả về mặt thời gian cũng nhƣ về mặt chi phí. - Phải ứng dụng đƣợc công nghệ thông tin trong công tác KTQT tại công ty. (PGS.TS Phạm văn Dƣợc và TS. Trần Văn Tùng, 2011, trang 25) 1.1.6. Các phƣơng pháp sử dụng trong kế toán quản trị KTQT sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phương pháp chứng từ kế toán: do đặc điểm riêng của KTQT nên ngoài việc sử dụng các chứng từ theo qui định, KTQT còn sử dụng nhiều chứng từ nội bộ khác để phục vụ cho việc thu thập, phân loại, xử lý thông tin nhằm cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý công ty. - Phương pháp tài khoản: để phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin, phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ tại công ty, KTQT phải thiết kế hệ thống tài khoản chi tiết phù hợp với đặc điểm, qui mô hoạt động và yêu cầu quản lý tại công ty. - Phương pháp tính giá: bên cạnh việc cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ, KTQT còn cung cấp thông tin về chi phí, giá thành cho kế toán tài chính để lập các báo cáo tài chính cung cấp cho bộ phận bên ngoài. Vì thế, ngoài những phƣơng pháp tính giá đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin trong nội bộ, KTQT còn phải tuân thủ những nguyên tắc tính giá các yếu tố đầu vào, đầu ra theo các chuẩn mực kế toán hiện hành nhằm đảm bảo đƣợc tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan