Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức hoạt động văn hóa học đường ở trường trung học phổ thông huyện tứ kỳ, tỉ...

Tài liệu Tổ chức hoạt động văn hóa học đường ở trường trung học phổ thông huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

.PDF
118
58
103

Mô tả:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––– ĐẶNG QUANG PHAN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 20016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––– ĐẶNG QUANG PHAN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý giáo du ̣c Mã số : 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS. Phạm Văn Sơn THÁI NGUYÊN - 20016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đă ̣ng Quang Phan i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tập thể, cá nhân. Tôi xin gửi những lời biết ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi theo học khóa học Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học đã chỉ dạy, cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Pha ̣m Văn Sơn, người đã dành cho tôi sự chỉ dẫn tận tình và những gợi ý quí báu trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên các trường THPT huyện Tứ Kỳ đã hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian tôi tham gia khoá học và nghiên cứu. Xin gửi tới gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè, những người luôn bên tôi, giúp đỡ, khuyến khích, động viên tôi với tình cảm trân thành nhất. Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của Hội đồng khoa học, quý thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Đă ̣ng Quang Phan ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................ i Lời cảm ơn................................................................................................... ii Mục lục ....................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................... iv Danh mục các bảng ..................................................................................... v Danh mục biểu đồ, sơ đồ ............................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................. 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấ n đề ....................................................................... 5 1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................. 5 1.1.2. Ở trong nước .............................................................................................. 5 1.2. Mô ̣t số khái niệm cơ bản .............................................................................. 7 1.2.1. Khái niệm văn hóa ..................................................................................... 7 1.2.2. Khái niê ̣m văn hóa tổ chức ........................................................................ 8 1.2.3. Khái niê ̣m văn hóa Nhà trường ................................................................. 10 1.2.4. Khái niê ̣m văn hóa học đường ................................................................... 13 1.2.5. Đặc điểm và vai trò của văn hóa học đường ........................................... 16 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.2.6. Ảnh hưởng của văn hóa học đường đế n sự phát triể n của nhà trường.... 18 1.3. Nội dung tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở trường trung học phổ thông .......................................................................................................... 20 1.3.1. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm và nhận thức hiểu biết về tầm quan trọng trong công tác tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường ............................. 20 1.3.2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa ho ̣c đường .............................. 20 1.3.3. Chỉ đạo tổ chức hoạt động văn hóa ho ̣c đường ....................................... 21 1.3.4. Tổ chức thực hiê ̣n các hoạt động văn hóa ho ̣c đường ............................. 21 1.3.5. Huy đô ̣ng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ................................................................................................... 22 1.3.6. Phối hợp với các lực lượng xã hội khác để tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường .......................................................................................................... 23 1.3.7. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động văn hóa ho ̣c đường ............................ 23 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở trường THPT...................................................................................................... 23 1.4.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 23 1.4.2. Yếu tố khánh quan ................................................................................... 24 Kết luận chương 1.............................................................................................. 25 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG..... 27 2.1. Giới thiêụ về điạ bàn nghiên cứu................................................................ 27 2.2.Thực trạng giáo dục ở các trường THPT huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương........ 28 2.2.1.Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý ...................................................... 28 2.2.2.Thực trạng đội ngũ giáo viên .................................................................... 29 2.2.3. Về quy mô trường lớp, số học sinh, kết quả học tập của học sinh các năm học 2012-2013, 2013-2014 và 2014-2015................................................. 30 2.3. Thực tra ̣ng về tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường ta ̣i các trường THPT huyê ̣n Tứ Kỳ ........................................................................................... 32 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.3.1. Tổ chức điều tra khảo sát ......................................................................... 32 2.3.2. Kế t quả nghiên cứu thực tra ̣ng tổ chức hoạt động văn hóa ho ̣c đường ... 34 2.4. Đánh giá chung về thực tra ̣ng tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường ta ̣i các trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.............................................. 43 2.4.1. Những thành công và ha ̣n chế ................................................................. 43 2.4.2. Nguyên nhân của ha ̣n chế và các yế u tố ảnh hưởng................................ 45 Kế t luâ ̣n chương 2.............................................................................................. 48 Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG ........................................................................................ 49 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 49 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................... 49 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .............................................................................. 50 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................. 50 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................... 50 3.2. Các biện pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ........................................................................... 51 3.2.1. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm và nhận thức về tầm quan trọng trong công tác tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường ............................................... 51 3.2.2. Kế hoạch hóa tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường.................................. 53 3.2.3. Tổ chức thực hiê ̣n các hoạt động văn hóa ho ̣c đường .............................. 55 3.2.4. Tăng cường chỉ đa ̣o công tác tổ chức hoạt động văn hóa học đường ..... 62 3.2.5. Đổ i mới quản lý kiểm tra, đánh giá các hoạt động văn hóa học đường ... 66 3.2.6. Phối hợp với các lực lượng xã hội trong việc tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hoá học đường ................................................................................................... 68 3.2.7. Bảo đảm các điều kiện cho tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường............. 70 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 72 3.4. Khảo nghiệm tính cầ n thiế t và tiń h khả thi của các biêṇ pháp đề xuất .............. 74 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.4.1. Mục đích và nô ̣i dung khảo nghiệm ........................................................... 74 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................. 74 3.4.3. Phân tích kết quả khảo nghiệm .................................................................. 74 Kế t luâ ̣n chương 3.............................................................................................. 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 83 1. Kết luận .......................................................................................................... 83 2. Khuyến nghị................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viế t đầy đủ Viế t tắ t CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam ĐH Đại học ĐHSP Đại học sư phạm GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GS Giáo sư HS Học sinh NCSP Nghiên cứu sư phạm PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ QĐND Quân đội nhân dân QLGD Quản lý giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THPT Trung học phổ thông TN Thanh niên VH Văn hóa VHHĐ Văn hóa ho ̣c đường XHCN Xã hội chủ nghĩa iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Thống kê đội ngũ CBQL năm học 2014-2015 .................................. 28 Bảng 2.2. Thống kê đội ngũ giáo viên năm học 2014-2015 ............................. 29 Bảng 2.3.Quy mô trường, lớp và số học sinh trong 3 năm gần đây .................. 30 Bảng 2.4. Thống kê kết quả xếp loại ha ̣nh kiể m-học lực của các trường THPT trong huyện Tứ Kỳ ba năm học gần đây ................................ 31 Bảng 2.5. Tổng hợp các đối tượng khảo sát ...................................................... 32 Bảng 2.6. Tổng hợp mức độ biểu hiện các hành vi vi phạm của học sinh ........ 34 Bảng 2.7. Tổng hợp mức độ biểu hiện các hành vi vi phạm của CB, GV, NV .............. 36 Bảng 2.8. Đánh giá hoạt động của Hiêụ trưởng ................................................ 38 Bảng 2.9. Đánh giá hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ................................... 41 Bảng 2.10. Hoạt động của Đoàn thanh niên trong năm học 2014-2015 ........... 42 Bảng 2.11. Hoạt động phối hợp với các tổ chức xã hội khác ............................ 43 Bảng 2.12. Nguyên nhân hạn chế của công tác tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường .......................................................................................... 46 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiê ̣m về sự cần thiết của các biện pháp ................. 75 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiê ̣m về tính khả thi của các biện pháp................... 78 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả trưng cầ u ý kiế n về sự cần thiết và tính khả thi của các biêṇ pháp .............................................................................. 79 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ , HÌNH Biểu đồ 2.1: Mức biểu hiện các hành vi vi phạm của học sinh ......................... 35 Biểu đồ 2.2: Mức độ biểu hiện các hành vi vi phạm của CB, GV, NV ..................... 36 Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................................................................................... 79 Sơ đồ 1.1: Biểu hiện của văn hóa tổ chức ......................................................... 10 Sơ đồ 1.2: Cấ u trúc nô ̣i dung VHHĐ ................................................................ 16 Hình 1.1: Mô hình tảng băng của văn hóa nhà trường ...................................... 12 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rô ̣ng, ngành GD&ĐT nước ta đang đứng trước những cơ hội phát triển, đồng thời cũng phải đương đầu với những thách thức mới trong việc giáo dục đức, trí, thể, mỹ cho học sinh các cấp, đặc biệt là học sinh THPT. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu và có những chủ trương đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI đã nêu: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo…; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.”. [2, tr.62]. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho nhân loại nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng những kho tàng và định hướng giáo dục. Trong tác phẩm “Đời sống mới” (viết năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra đặc trưng cơ bản của nhà trường Việt Nam là “Trong chương trình học, phải trọng về môn tinh thần và đạo đức”.[2, tr.35] Tại Hội thảo khoa học Triết lý giáo dục Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Giáo dục phải làm sao để các em tự hình thành giá trị của bản thân” [7]. Nhưng thực tế hiện nay giáo dục của chúng ta còn thiên lệch, thiếu cân đối giữa các mặt . Trên thực tế công tác giáo dục trong các nhà trường còn thiên về dạy chữ ít chú ý đến dạy làm người, còn nặng về lý thuyết, ít quan tâm đánh giá bởi hành vi biểu hiện trong đời sống. Đặc biệt, tại các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhiều em chưa biết ứng xử có văn hóa, chưa phân biệt được điều hay, lẽ phải. Đối với học sinh ở nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn, dù nhận thức được nhưng do thiếu ý 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn chí và ý thức rèn luyện. Nên ở một số nơi, với một số người, kết quả giáo dục và ý thức văn hoá dường như đã không còn gắn kết, phát triển theo tỷ lệ thuận với nhau (học vấn càng cao, văn hoá càng đẹp) thậm chí còn ngược lại. Hiện tượng gian dối trong thi cử, nói tục, chửi đệm, vô lễ với cha mẹ, thầy cô giáo và người trên, phá hoại môi trường, bỏ học, chơi game, đánh nhau... diễn ra hàng ngày và ngày càng phổ biến trong nhà trường. Hiện nay văn hóa học đường và công tác tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vì thế các yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường tự phát đang tác động đến quá trình giáo dục - đào tạo trong nhà trường, gây ra những thói hư tật xấu trong HS - thế hệ tương lai của đất nước. Đây là vấn đề đang đặt ra đối với các nhà QLGD phải nhanh chóng tìm phương án để phát triển một môi trường văn hóa học đường lành mạnh, tích cực. Ở các trường THPT thuộc tỉnh Hải Dương nói chung, ở các trường THPT huyện Tứ Kỳ nói riêng văn hóa học đường là vấn đề cũng đang được các cấp quản lý quan tâm. Nhiều năm qua các nhà trường luôn ý thức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cả tri thức và phẩm chất đạo đức, cho các thế hệ học sinh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường ngày càng nhiều yếu tố cả tích cực và tiêu cực ảnh hưởng nên việc tổ chức văn hóa học đường luôn gặp khó khăn. Nếu không tổ chức tốt hoạt động văn hóa học đường thì khó phát triển được giáo dục toàn diện để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong bối cảnh hội nhập. Vì văn hóa học đường là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tạo thương hiệu chất lượng của nhà trường. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tổ chức hoa ̣t động văn hóa học đường ở trường THPT huyện Tứ Kỳ ” để nghiên cứu hy vọng góp phần giáo dục văn hóa cho học sinh các nhà trường trên địa bàn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa nhà trường và đánh giá thực trạng hoa ̣t đô ̣ng văn hóa nhà trường THPT 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn hiện nay, luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới ha ̣n về khách thể nghiên cứu: tiến hành khảo sát, điều tra: Cán bộ quản lý 18 người (trong đó 02 Hiệu trưởng, 04 Phó Hiệu trưởng, 02 Bí thư đoàn TN, 10 Tổ trưởng chuyên môn), 46 giáo viên chủ nhiệm; 94 Giáo viên, công nhân viên; 270 học sinh (82 HS khối 10, 98 HS khối 11, 90 HS khối 12) của 3 trường THPT: THPT Hưng Đa ̣o, THPT Tứ Kỳ, THPT Cầ u Xe. 4.2. Phạm vi thời gian: Tiến hành nghiên cứu hoạt động văn hóa học đường trong 3 năm học từ năm 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015. 5. Giả thuyết khoa học Văn hoá học đường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, thương hiệu, đến chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường, là sức mạnh để nhà trường phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, việc tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường THPT huyê ̣n Tứ Kỳ những năm trước đây chưa được quan tâm đúng mức và chưa có những hình thức tổ chức phù hợp, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nếu có những biện pháp tổ chức văn hóa học đường phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội và tổ chức thực hiện tốt thì văn hóa học đường ở các trường THPT huyê ̣n Tứ Kỳ sẽ tốt đẹp hơn, thúc đẩy phát triển giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa và phát triển lý luận về tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở trường THPT. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 6.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận -Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến vấn đề lý thuyết về tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường. - Phương pháp chuyên gia. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra viết. Điều tra cán bộ quản lý; giáo viên, công nhân viên; học sinh. 7.2.2. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động tập thể; Quan sát các hành vi, thái độ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh các trường THPT huyê ̣n Tứ Kỳ trong mối quan hệ. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường. 7.2.4. Phương pháp khảo nghiê ̣m 7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử du ̣ng mô ̣t số công thức thố ng kê để xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu luâ ̣n văn. 8. Cấu trúc của luận văn Luâ ̣n văn gồ m phần mở đầu, kết luận và khuyế n nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phu ̣ lu ̣c, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở trường trung ho ̣c phổ thông. Chương 2: Thực trạng về tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường trung học phổ thông huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 3: Biện pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở các trường trung học phổ thông huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấ n đề 1.1.1. Ở nước ngoài Khái niệm “Văn hoá tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 và chính thức trở thành một khái niệm trong Khoa học tổ chức-Quản lý, xuất hiện ở Âu Mỹ từ những năm 80 của thế kỉ XX, hiện nay là một khái niệm thịnh hành và được phổ biến rộng rãi. Thuật ngữ tương đương “Văn hoá công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970, và trở nên hết sức phổ biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982.[23] Thuật ngữ “Văn hóa học đường” là một khái niệm mới xuất hiện trong hơn chục năm gần đây. Nội dung của “Văn hoá học đường” bao hàm nội dung của “Trường học thân thiện” do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX.[8] 1.1.2. Ở trong nước Thuật ngữ “Văn hoá học đường” là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm gần đây và được đề cập ngày một nhiều trên các diễn đàn cũng như các hội thảo. Nhưng thực ra bản chất và nội dung của văn hóa ho ̣c đường đã được các nhà trường ở Việt Nam từ xa xưa xây dựng và trở thành các truyền thống quý báu của dân tộc ta như: “Tôn sư trọng đạo”, “Kính thầy yêu bạn”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”... Trong quá trình xây dựng và phát triển, văn hóa ho ̣c đường được biểu hiện ngay trong mọi phương diện quản lý, trong các hoạt động dạy học cũng 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn như trong mọi hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt, các dấu ấn riêng của nhà trường. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục "cái nền” đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ để họ trở thành những người “vừa hồng vừa chuyên” được thể hiện qua khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn”, “Lễ” chính là văn hoá, là đạo đức, một trong những nội dung cốt lõi của văn hoá ho ̣c đường. Trong những năm gần đây, quan điểm về đổi mới, phát triển GD&ĐT đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI và ngày càng cụ thể, hoàn thiện để sát với thực tiễn và tiếp tục được khẳng định trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011). Ngày 14/5/2011 Bộ Chính trị khoá XI ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Một trong những nội dung chủ yếu của Chỉ thị đó là "Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ".[4, tr.2] Đầu năm học 2008-2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT– BGDĐT, ngày 22/7/2008 phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những bước đi đầu tiên tiếp cận hiện đại trong giáo dục, đó là xây dựng văn hoá nhà trường. Từ năm 2008 đến 2010 theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Học viện QLGD Việt Nam đã hợp tác với Học viện Giáo dục Singapore tổ chức chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam-Singapore giai đoạn 2008-2010. Nội dung chương trình có 7 chuyên đề, trong đó có chuyên đề 3 đề cập đến “Văn hóa ho ̣c đường” được rất nhiều nhà Lãnh đạo đánh giá cao về tầm quan trọng của văn hóa và được coi là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.[5] Tuy nhiên, nội dung tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường ở bậc phổ thông mới được đề cập đến trong mấy năm gần đây nên còn nhiều hạn chế, chưa được các cấp Lãnh đạo quan tâm, chú ý. “Nói chung, phạm trù Văn hoá học đường chưa được đưa vào phạm vi quản lý nhà trường chúng ta, chưa có tiêu chí, chưa 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ai khảo sát, đánh giá” [8]. Đúng vậy, cho đến nay vấn đề xây dựng văn hóa ho ̣c đường lại có rất ít tác giả quan tâm đi sâu nghiên cứu về lý luận một cách có hệ thống và chưa đi vào thực tế. Một số sách, bài viết gần đây chủ yếu là những sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo tham luận, hội thảo khoa học… Nhất là trong bối cảnh hiện nay, cuộc sống hiện đại đã kéo theo nhiều vấn đề tác động đến đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị của phần đông thanh thiếu niên học sinh. Vì vậy, luận văn “Tổ chức hoa ̣t đô ̣ng văn hóa học đường ở trường THPT huyện Tứ Kỳ” có sự kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trước đó với hy vọng làm sáng tỏ việc tổ chức hoạt đô ̣ng văn hóa ho ̣c đường góp phần xây dựng một môi trường tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 1.2. Mô ̣t số khái niệm cơ bản 1.2.1. Văn hóa Trong thư ngỏ gửi những người yêu thích văn hóa trên trang web vanhoahoc.net, tác giả Trần Hoàng Phong đã viết: “Con người tồ n tại trong môi trường văn hoá.... Cuộc số ng trong ta và quanh ta thấ m đẫm chấ t men của không gian văn hoá. Cha ông ta, bản thân ta, rồ i con cháu ta, sinh ra trong văn hoá, số ng trong văn hoá và chế t đi trong thời gian văn hoá” [16, tr. 1]. Vậy văn hóa là gì? Qua thời gian, không gian và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa về văn hóa khác nhau. Cho đến nay, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho biết số lượng định nghĩa đã lên tới gần 400 định nghĩa. Đúng như một học giả người Ba Lan đã nhận xét: khó mà hình dung được một khái niệm nào nhiều nghĩa hơn và rộng hơn là khái niệm văn hoá [dẫn theo 18]. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo.…Toàn bộ những sáng tạo và phát minh, đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".[14, tr. 431] Qua một số tiếp cận trên về khái niệm văn hoá, có thể thấy điểm chung cốt lõi và phổ biến nhất đó là sự nhấn mạnh về yếu tố con người, gắn với con người, thuộc con người và tất cả những gì là sản phẩm của con người [11]. Nhìn một cách xuyên suốt, quan điểm của C.Mác-Ph.Ăng ghen và sau này thêm V.I.Lênin đều có sự thống nhất rằng: Văn hoá với đúng nghĩa của nó bao giờ cũng giữ vai trò động lực đối với tiến bộ và phát triển của xã hội. Tại Hội nghị Đại biểu những người tích cực trong phong trào văn hoá quần chúng ngày 11/02/1960 Hồ Chí Minh đã phát biểu “Văn hoá phải thật sự phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy nội dung văn hoá phải có ý nghĩa giáo dục”. [15, tr.59] Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã mở ra một nền văn hoá mới cho dân tộc Việt Nam, đó là nền văn hoá trên nền tảng độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Tại diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc, ngày 24/11/1946 Bác Hồ đã dạy: “Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ... Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình” [1, tr.3]. Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hoá trong quá trình phát triển, Đảng ta xác định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, là một định hướng quan trọng để đất nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. 1.2.2. Văn hóa tổ chức Tùy theo đối tượng tiếp cận, văn hoá tổ chức được gọi bằng một số tên khác nhau như văn hoá công ty, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công sở. Trong đó thuật ngữ văn hoá tổ chức được sử dụng một cách phổ biến. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Văn hoá tổ chức đó là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác Văn hóa tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý …, bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mọi người trong tổ chức chấp nhận. Văn hóa tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. Đối với từng tổ chức thì các thức hoạt động riêng sẽ quy định quy mô riêng của từng tổ chức và các ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Một hành vi được gọi là có văn hóa sẽ tạo thành một không gian với không khí thoải mái, tình cảm thân thiện, ấm áp. Theo tác giả Trần Kiểm, thì có thể coi văn hóa tổ chức là môi trường trong đó diễn ra hoạt động của mọi thành viên, trong đó có hoạt động của chủ thể quản lý. Sự khác nhau về quản lý thể hiện trong các nền văn hóa tổ chức khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì văn hóa tổ chức đòi hỏi mọi thành viên, trước hết là người lãnh đạo tổ chức phải hành động bắt nguồn từ con người, vì con người, vì lợi ích của tổ chức và của xã hội. Nghĩa là tổ chức và những thành viên của nó phải giải đáp các câu hỏi sau đây: - Trách nhiệm đối với sự phát triển xã hội, phát triển môi trường và phát triển cá nhân? - Sự đối xử với đối tượng phục vụ? - Sự đối xử giữa các thành viên trong tổ chức? 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan