Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần m...

Tài liệu Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm powerpoint 2010

.PDF
87
295
106

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON NGUYỄN THÙY TRANG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI BẰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phát triển ngôn ngữ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. VŨ THỊ TUYẾT HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hƣớng dẫn khóa luận ThS. Vũ Thị Tuyết đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của Giáo viên hƣớng dẫn là ThS. Vũ Thị Tuyết. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng cũng nhƣ kết quả khóa luận của mình Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 4 7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 6 1.1 Hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ mẫu giáo lớn ............................... 6 1.1.1 Đôi nét về chữ cái..................................................................................... 6 1.1.2 Mục tiêu, nội dung của việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn................................................................................................. 9 1.2 Vài nét về phần mềm PowerPont 2010 ..................................................... 11 1.2.1 Phần mềm PowerPoint 2010 .................................................................. 11 1.2.2 Ƣu điểm và hạn chế của phần mềm PowerPoint 2010 trong thiết kế bài giảng điện tử .................................................................................................... 38 1.2.3 Khả năng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 vào tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái ..................................................... 39 1.3 Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................... 40 Chƣơng 2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI BẰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 VÀ MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA ................... 42 2.1 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử trong tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái ......................................................................... 42 2.1.1 Quy trình thiết kế hoạt động tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái ............................................................................................................. 42 2.1.2. Quy trình thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2010 .. 45 2.2 Giáo án minh họa ...................................................................................... 46 2.3. Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 66 Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 TRONG TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI ........................................................................ 67 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................... 67 3.1.1 Đảm bảo tính mục đích .......................................................................... 67 3.1.2 Đảm bảo khơi dậy sự tò mò, lòng ham học hỏi ở trẻ ............................. 68 3.1.3 Đảm bảo kích thích và phát huy tính chủ động, sáng tạo ở trẻ .............. 69 3.2 Biện pháp ứng dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 2010 trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái ............................................ 70 3.2.1 Tìm hiểu kĩ mục tiêu, nội dung từng bài dạy chữ cái và đặc điểm riêng của chữ cái ....................................................................................................... 70 3.2.2. Lựa chọn các nội dung, hình ảnh phù hợp để đƣa vào bài giảng điện tử.. 72 3.2.3 Tham khảo các bài giảng điện tử, cách soạn bài giảng điện tử và cách thiết kế các trò chơi bằng phần mềm PowerPoint 2010.................................. 74 3.2.4 Luyện tập soạn giáo án điện tử và dạy thử thƣờng xuyên ..................... 78 3.3 Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lứa tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho các bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Độ tuổi mầm non nào cũng rất quan trọng và có ảnh hƣởng nhất định đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), độ tuổi “chín muồi” đánh dấu bƣớc chuyển biến của trẻ - trẻ chuẩn bị bƣớc vào học tập ở trƣờng phổ thông. Ngoài việc chuẩn bị cho trẻ hành trang về thể chất, kĩ năng sống, kĩ năng xã hội,… trẻ cần đƣợc chuẩn bị các kĩ năng tiền đọc, tiền viết. Do vậy, việc cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với các chữ cái tiếng Việt là vô cùng cần thiết, việc này không những giúp hỗ trợ trẻ học tích cực môn tiếng Việt ở trƣờng phổ thông sau này mà còn giúp hoạt động trí tuệ trẻ phát triển thuận lợi cũng nhƣ giáo dục tình yêu của trẻ với ngôn ngữ mẹ đẻ. Để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái, giáo viên mầm non có thể sử dụng rất nhiều những phƣơng pháp, biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là, khi cho trẻ làm quen với chữ cái thì ta cần luôn luôn tạo ra những giờ học sôi nổi để kích thích hứng thú, lòng ham hiểu biết cũng nhƣ tình yêu của trẻ đối với chữ cái tiếng Việt. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp, phƣơng pháp cho trẻ làm quen với chữ cái thì tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc điệt là việc sử dụng phần mềm PowerPoint đã khiến tiết học về chữ cái trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. PowerPoint 2010 xuất hiện đã có những tính năng vƣợt trội hơn hẳn so với PowerPoint 2003 và PowerPoint 2007, nó có thể tạo ra những bài giảng vô cùng hấp dẫn, sinh động với giao diện hình ảnh đẹp, lạ mắt. Hơn nữa khi ta thiết kế trò chơi bằng PowerPoint 2010 sẽ đơn giản, tiện lợi hơn nhƣng lại sống động, thú vị hơn so với các phần mềm PowerPoint trƣớc đó. Điều này sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập, lòng ham hiểu biết và tƣ duy sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, việc ứng 1 dụng phần mềm này vào thiết kế bài giảng điện tử trong tổ chức các hoạt động nói chung cũng nhƣ trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêng còn chƣa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân có thể là bắt nguồn từ việc tiếp cận công nghệ còn hạn chế, trình độ tin học chƣa cao hoặc có thể do giáo viên ngại chuẩn bị vì mất nhiều thời gian. Tổ chức các hoạt động nói chung cũng nhƣ cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêng rất cần những hình ảnh trực quan minh họa. Bởi trẻ mầm non thì học qua trực quan, học qua những hình ảnh cụ thể nhất và hình ảnh sinh động thì lại luôn gây đƣợc sự chú ý của trẻ, góp phần hình thành kiến thức một cách tự nhiên và bền vững nhất. Vì vậy, nếu vận dụng một cách hợp lý phần mềm PowerPoint 2010 vào thiết kế bài giảng điện tử sẽ tạo đƣợc hiệu quả cao trong việc tổ chức các hoạt động có chủ đích cũng nhƣ cho trẻ làm quen với chữ cái. Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn cho mình đề tài “Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái là một nội dung quan trọng nằm trong mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Nó là nội dung cấp thiết cũng nhƣ là đòi hỏi của xã hội khi trẻ chuẩn bị bƣớc vào lớp một - biết các chữ cái tiếng Việt. Chính vì mức độ quan trọng của có mà từ xƣa tới nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu việc dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn cũng nhƣ các biện pháp, phƣơng pháp dạy học chữ cái. Ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề về ngôn ngữ, việc phát triển ngôn ngữ cũng nhƣ dạy chữ cái tiếng Việt đã đƣợc quan tâm hơn. Một số hội nghị khoa học ở Trung ƣơng cũng nhƣ các địa phƣơng đã hƣớng nội dung vào việc thảo luận nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, nâng cao hiệu quả dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. 2 Trong cuốn giáo trình “Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”, Nxb Đại học Sƣ phạm, năm 2004, của tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về ý nghĩa của việc dạy học chữ cái cho trẻ cũng nhƣ việc tổ chức hoạt động chữ cái ở trƣờng mầm non còn gặp một số khó khăn cũng nhƣ các tồn tại khiến cho hiệu quả dạy học giảm sút. Cuốn “Phƣơng pháp phát triển lời nói trẻ em”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tác giả Đinh Hồng Thái cũng rất chú trọng đến việc cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt. Theo đó, chƣơng trình dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn đều thống nhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái. Cuốn này cũng nói về thời lƣợng thực hiện chƣơng trình cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt nhƣ sau: việc cho trẻ làm quen với chữ cái bao gồm ba giai đoạn với 36 tiết, chia làm 12 bài với 12 nhóm chữ cái, mỗi nhóm chữ cái dạy trong 3 tiết (tiết 1: tiết học làm quen với chữ cái, tiết 2: những trò chơi với chữ cái, tiết 3: tập tô các chữ cái). Cuốn “Tiếng Việt 1, 2”, Nxb Đại học Sƣ phạm đã cung cấp kiến thức cơ bản về chữ cái Tiếng Việt cho giáo viên trong việc dạy chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn. Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Giang, năm 2013 nghiên cứu “Thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt” đã nêu rõ đặc điểm chữ cái tiếng Việt và đi sâu vào việc thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt. Và có rất nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này. Có thể thấy rằng, rất nhiều tác giả đã đƣa ra những công trình nghiên cứu về các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết các tác giả đều quan tâm tới đặc điểm chữ cái tiếng Việt, đƣa ra chƣơng trình dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn, thời lƣợng thực hiện chƣơng trình cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt,… Tuy nhiên theo nhận định của tôi thì mỗi 3 công trình của một tác giả lại nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau về chữ cái tiếng Việt nhƣng chƣa tác giả nào nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 vào dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn. Chính vì lí do này mà tôi quyết tâm theo đuổi nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010”. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái và đặc điểm, ƣu thế, khả năng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 vào thiết kế bài giảng cho trẻ làm quen với chữ cái. - Đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 2010 trong dạy học chữ cái. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cho trẻ làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 - Thiết kế mẫu bài giảng điện tử trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 - Đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 2010 trong dạy học chữ cái. 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái 6. Các phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu - Phƣơng pháp quan sát 4 - Phƣơng pháp điều tra - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu 7. Cấu trúc của đề tài Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng 2: Quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp để ứng dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 2010 trong tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ mẫu giáo lớn 1.1.1 Đôi nét về chữ cái 1.1.1.1 Nguồn gốc của chữ cái tiếng Việt Chữ cái tiếng Việt còn đƣợc gọi là chữ Quốc ngữ. Gọi là chữ Quốc ngữ là để phân biệt với chữ Hán (chữ viết tiếng Hán của Trung Quốc) và chữ Nôm (chữ cái tiếng Việt tạo nên từ cơ sở chữ Hán). Chữ Hán và chữ Nôm tồn tại trong thời kì phong kiến, có phạm vi sử dụng hạn chế. Chữ Hán là văn tự chính thức trong giao dịch hành chính, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác (văn, sử, địa lí,…) dƣới các triều đại vua chúa Việt Nam hay chính quyền đô hộ của Trung Quốc. Tuy vậy, chữ Hán lại không thể ghi hết tên ngƣời, tên địa phƣơng, tên núi, các loại sản vật của Việt Nam bởi một số khuôn hình ngữ âm tiếng Việt không tìm thấy trong tiếng Hán. Sau đó, chữ Nôm ra đời. Tuy đƣợc coi là chữ Quốc ngữ nhƣng chƣa bao giờ chữ Nôm thực hiện đƣợc chức năng ngôn ngữ của một quốc gia thống nhất. Chữ Nôm chỉ dựa vào cấu tạo chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, mang tính chủ quan của ngƣời sáng tạo và sử dụng. Do đó chữ Nôm không thống nhất về cách viết, có nhiều chữ khó hiểu. Chữ cái tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc ở chữ viết một số ngôn ngữ ở châu Âu bởi sự giống nhau ở một bộ chữ cái La tinh (nhƣ chữ Pháp, chữ Ý, chữ Bồ Đào Nha…), đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ đầu thế kỉ XVII nhằm phục vụ cho việc giảng đạo Thiên Chúa và đó chính là chữ Quốc ngữ. Tiến trình của chữ Quốc ngữ từ khi khởi đạo đến khi hoàn tất là cả một quãng thời gian dài gần hai thế kỉ gồm bốn chặng chính: 1. Thời kì sơ khai, phôi thai của chữ Quốc ngữ (1620 - 1631) với các tài liệu viết tay của J. Roiz (1621), Gaspar Luis (1626), Alexandre De Rhodes 6 (1625), Antonio De Fontes (1626), Francisco Buzomi (1626) và cuốn sách của Christopho Borri (1631). 2. Thời kì hình thành chữ Quốc ngữ (1631 - 1648) với những thƣ từ và tài liệu của Alexandre De Rhodes (1631, 1636, 1644, 1647), của Gaspard’ Amaral (1632, 1637) và hai tài liệu viết tay khác (1645, 1648). Ngoài ra có thể kể đến một số chữ Quốc ngữ dùng để phiên âm chữ Nôm trong 40 tác phẩm viết tay bằng chữ Nôm do G. Maiorica biên tập từ 1634 - 1640 3. Thời kì phát triển chữ Quốc ngữ (1651- 1659) với những tài liệu biên soạn vào năm 1659 của Igesico Văn Tín và Bento Thiện 4. Thời kì hoàn tất chữ Quốc ngữ (1772 - 1838) với bản thảo viết tay từ điển Việt - La của Pigneau de Beshaine (1772) và việc ấn hành Từ điển Việt La của Taberd có thể thấy chữ Quốc ngữ đã có thể thức và cả diện mạo nhƣ đang sử dụng hiện nay. Trong giai đoạn này, còn phải kể đến những tiến bộ của chữ Quốc ngữ trong 26 cuốn sách viết tay (khoảng 4000 trang) của Philipphe Bỉnh sao chép từ 1796 đến 1830 (ở Lisboa) Nhƣ vậy sự chế tác chữ Quốc ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục châu Âu. Trong đó ngoài Alexandre De Rhodes nổi bật lên vai trò của các giáo sĩ Bồ Đào Nha nhƣ: Francisco de Pina, Gaspard’ Amaral và Antonio Barbasa. Trong công việc này có sự cộng tác tích cực và hữu hiệu của nhiều ngƣời Việt Nam, trƣớc hết là các thầy giảng đạo của Việt Nam (giúp việc cho các linh mục ngƣời châu Âu). Và Alexandre De Rhodes không phải là ngƣời châu Âu đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ những ông đã có công lao to lớn là góp phần sửa sang, hoàn chỉnh để hình thành bộ chữ Quốc ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng nó để biên soạn và tổ chức in ấn đầu tiên cuốn Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày. Cuốn Phép giảng tám ngày có thể đƣợc coi nhƣ tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, sử dụng lời ăn tiếng nói bình dân hàng ngày của ngƣời Việt Nam thế kỉ XVII. 7 Vì tính ƣu việt của chữ Quốc ngữ nên nó trở thành một công cụ giao tiếp thuận lợi, đƣợc nhân dân ta chấp nhận. Nhƣng do hoàn cảnh lịch sử, địa vị chữ Quốc ngữ còn phải trải qua một thời gian lâu dài mới đƣợc khẳng định là chữ viết chính thức của dân tộc ta nhƣ ngày nay. 1.1.1.2 Đặc điểm chữ cái tiếng Việt Chữ cái tiếng Việt là chữ ghi âm. Đây là loại chữ cái tiến bộ. Nguyên tắc cơ bản của kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học. Về cơ bản, nguyên tắc đảm bảo sự tƣơng ứng 1:1 giữa các âm và chữ, tức là mỗi chữ cái, các âm tiếng Việt đều rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh vần không phức tạp lắm. Trong dạy học vần, việc dạy viết (nhất là những âm tiết đầu) có một số khó khăn nhất định do cấu tạo hệ thống chữ cái tiếng Việt còn tồn tại một số bất hợp lí: Thứ nhất, một ghi âm bằng nhiều con chữ. Ví dụ: Âm /k/ ghi âm bằng ba con chữ: c, k, q Âm /i/ ghi âm bằng hai con chữ: i, y Âm /ɣ/ ghi âm bằng hai con chữ: g, gh Âm /ŋ/ ghi âm bằng hai con chữ: ng, ngh Âm /ie/ ghi âm bằng bốn con chữ: ia, ie, ya, ye Âm /uo/ ghi âm bằng hai con chữ: uô, ua Âm /wɣ/ ghi âm bằng hai con chữ: ƣơ, ƣa. Thứ hai, một chữ dùng để ghi nhiều âm. Ví dụ: Chữ g biểu thị âm /ɣ/ (ghế,…), khi lại biểu thị âm /z/ (gì, gìn…). Chữ a chủ yếu dùng để biểu thị âm /a/ nhƣng đứng trƣớc u và y lại là âm tiết biểu thị âm /ă/. Còn trong tổ hợp tổ hợp ia thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /ie/, trong tổ hợp của ua thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /uo/ Chữ o chủ yếu dùng để biểu thị nguyên âm /ɔ/ nhƣng khi đứng ngay sau a, e với tƣ cách là âm cuối thì biểu thị âm đệm /u / (heo, mao,…). 8 Thứ ba, ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm nhƣ các trƣờng hợp sau: ch, tr, ng, ngh, nh, ph, th. Mặc dù vậy nhƣng có thể khẳng định rằng chữ viết tiếng Việt có cấu tạo khá đơn giản cũng nhƣ có tính thống nhất cao nên việc dạy chữ cái đối với trẻ mẫu giáo ở Việt Nam có thể giải quyết trong vòng ba tới bốn tháng. Hiện nay, tại các trƣờng mầm non, việc dạy trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt đã triển khai là cho trẻ làm quen với ba dạng của chữ cái: in thƣờng, in hoa và viết thƣờng. 1.1.2 Mục tiêu, nội dung của việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn 1.1.2.1 Mục tiêu của việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái - Trẻ nhận biết đƣợc các chữ cái tiếng Việt và phát âm một cách mạch lạc, chính xác. Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái chính là nhằm giúp trẻ nhận biết đƣợc cấu tạo, hình dáng các con chữ tiếng Việt, giúp trẻ biết phân biệt đặc điểm khác và giống nhau giữa các chữ cái đồng dạng. Từ đó nhận biết đƣợc các chữ cái có ở môi trƣờng xung quanh trẻ nhƣ: trên các loại sách báo, đồ dùng, đồ chơi… và phát âm chữ cái một cách chính xác theo ngôn ngữ mẹ đẻ. - Hình thành các kĩ năng tiền đọc, tiền viết cho trẻ trƣớc khi đi học tại trƣờng phổ thông. Qua đó hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức tốt đẹp làm cơ sở hình thành nhân cách trẻ sau này. Khi dạy trẻ học chữ cái chính là dạy trẻ biết cách phát âm chính xác các chữ cái, dạy trẻ biết đƣợc cấu tạo của chữ cái: gồm bao nhiêu nét, có những nét nhƣ thế nào (nét cong tròn khép kín, nét thẳng, nét móc, nét xiên, dấu mũ xuôi hay ngƣợc...). Những việc ấy đồng thời hình thành cho trẻ kĩ năng tiền 9 đọc, tiền viết trƣớc khi học tại trƣờng phổ thông. Qua hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái, trẻ sẽ có thể: đọc chính xác, hình thành phản xạ nhanh với các chữ cái, có thể nói tên chữ cái hoặc tên cả cụm từ có chứa chữ cái đã học mà không cần sự nhắc nhở, gợi ý hay làm mẫu của ngƣời lớn. Điều ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kĩ năng tiền đọc và phát triển kĩ năng đọc của trẻ sau này. Không những thế, ở các giờ ôn tập lại về các chữ cái đã học, trẻ còn đƣợc cô giáo hƣớng dẫn dùng bút để tô nét của chữ cái. Việc này không những giúp trẻ đƣợc khắc sâu hơn biểu tƣợng về chữ cái, hình thành các kĩ năng tiền viết nhƣ: cầm bút, rèn luyện cử động của cổ tay, ngón tay. Qua đó hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức nhƣ sự kiên trì, lòng quyết tâm, tính kỉ luật… làm cơ sở hình thành nhân cách trẻ sau này. 1.1.2.2 Nội dung chương trình tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn Các chƣơng trình cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái đều thống nhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái là: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ƣ, v, x, y; không dạy trẻ các chữ viết thuộc về các nguyên âm đôi nhƣ: uô, ƣơ, iê, các chữ ghép nhƣ: ph, ng, th, ch, tr, nh, kh… Khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, 29 chữ cái sẽ đƣợc phân thành các nhóm chữ cái đồng dạng: Nhóm 1: o, ô, ơ Nhóm 2: a, ă, â Nhóm 3: e, ê Nhóm 4: u, ƣ Nhóm 5: i, t, c Nhóm 6: b, d, đ Nhóm 7: m, n, l Nhóm 8: h, k 10 Nhóm 9: p, q Nhóm 10: g, y Nhóm 11: x, s Nhóm 12: v, r. Việc dạy trẻ chữ cái theo từng nhóm sẽ giúp trẻ dễ dàng phân biệt, so sánh đƣợc đặc điểm giống và khác nhau của chữ cái trong nhóm. Từ đó, trẻ sẽ dễ dàng nhận biết và nhớ đƣợc cấu tạo chữ cái cũng nhƣ tránh nhầm lẫn giữa các con chữ có hình dáng cũng nhƣ cách phát âm gần giống nhau. 1.2 Vài nét về phần mềm PowerPont 2010 1.2.1 Phần mềm PowerPoint 2010 1.2.1.1 Giới thiệu khái quát về phần mềm PowerPoint 2010 Microsoft Office PowerPoint hay còn gọi là Microsoft PowerPoint, PowerPoint là một ứng dụng trình diễn do hãng Microsoft phát triển. Với khả năng tạo ra file trình diễn đẹp mắt, chuyên nghiệp mà cũng rất nhanh chóng, tiện lợi, thì MS PowerPoint đang là lựa chọn hàng đầu trên thế giới khi thực hiện việc trình chiếu. Cũng giống nhƣ MS Word (chƣơng trình xử lí văn bản), MS Excel (bảng tính), MS Access (trình dữ liệu) hay Outlook (trình quản lí email và công việc cá nhân), MS PowerPoint 2010 là một bộ phận của Microsoft Office 2010. MS PowerPoint 2010 với nhiều tính năng ƣu việt đem tới những bài thuyết trình, báo cáo chuyên nghiệp, sinh động, thu hút hay giúp ngƣời dùng tự do tạo ra những trò chơi vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn. PowerPoint 2010 cũng nhƣ các thành phần khác của bộ Microsoft Office 2010 đƣợc tích hợp rất chặt chẽ với nhau, do vậy việc chia sẻ thông tin giữa các thành phần của Microsoft Office 2010 rất dễ dàng. Chỉ với một vài thao tác, ta có thể đƣa dữ liệu từ Word sang PowerPoint hay chuyển dữ liệu từ PowerPoint sang Word theo kiểu mà ngƣời dùng mong muốn… 11 1.2.1.2 Những cải tiến của PowerPoint 2010 Cũng giống nhƣ các chƣơng trình khác của bộ Office 2010, PowerPoint 2010 đƣợc phát triển lên từ phiên bản 2007. Đƣợc bổ sung nhiều tính năng mới, có thể nói PowerPoint 2010 vƣợt trội hơn hẳn so với PowerPoint 2007 về cả sự phong phú lẫn tiện lợi mang tới cho ngƣời dùng. Tuy nhiên, những ngƣời đã sử dụng thành thạo hoặc những ngƣời mới bắt đầu tìm hiểu PowerPoint đều phải học qua cách sử dụng chƣơng trình này. Dƣới đây là một số tính năng mới mà chúng ta gặp khi sử dụng phiên bản PowerPoint 2010: - Các Tab và Ribbon PowerPoint 2010 xây dựng Ribbon có các nút lệnh đồ họa dễ nhận biết đƣợc chia thành nhiều Tab (ngăn) thay cho hệ thống thực đơn đổ xuống trƣớc đây. Mỗi Tab giống nhƣ một thanh công cụ với các nút lệnh và danh sách lệnh cho ngƣời dùng lựa chọn sử dụng. Các Tab không dễ tùy biến dễ nhƣ các thanh công cụ ở các phiên bản trƣớc, nhƣng PowerPoint 2010 có thêm một thanh công cụ gọi là Quick Access Toolbar (QAT - thanh công cụ truy cập nhanh) giúp ngƣời dùng có thể tùy biến và gắn thêm các nút lệnh thƣờng dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể thêm vào QAT bất kỳ nút lệnh nào bằng cách nhấp chuột phải vào nó và chọn Add to Quick Access Toolbar. Ribbon xuất hiện thêm ngăn Transition giúp việc áp dụng hiệu ứng chuyển từ slide này sang silde nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, nút Minimize the Ribbon giúp cho ngƣời dùng dễ dàng phóng to hay thu gọn Ribbon. Hình 1: Ribbon được tổ chức lại 12 - Ngăn File thay cho nút Office Ngăn File chứa các lệnh liên quan đến bài thuyết trình đang soạn thảo nhƣ thuộc tính tập tin, thiết lập mật mã bảo vệ, lƣu trữ, in ấn và chia sẻ bài thuyết trình. Hình 2: Ngăn File mới - Nhúng, hiệu chỉnh và xem video trong bài thuyết trình Trong phiên bản PowerPoint 2010 hỗ trợ mạnh hơn về đa phƣơng tiện trong bài thuyết trình. Cụ thể, chúng ta có thể nhúng, cắt xén áp dụng các hiệu ứng định dạng lên các hình ảnh và đoạn phim ngay trong bài thuyết trình. Tính năng cắt xén video trong PowerPoint 2010 giúp loại bỏ các phần không cần thiết và nội dung bài thuyết trình tập trung hơn. Hình 3: Cắt xén video 13 - Chèn video từ các nguồn trên mạng Chèn video từ các nguồn trên mạng cũng là một tính năng nổi bật của PowerPoint 2010. Tập tin video này có thể do chúng ta tải lên các dịch vụ lƣu trữ trực tuyến hoặc bạn sƣu tầm đƣợc. Có rất nhiều dịch vụ lƣu trữ, chia sẻ video trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhƣ YouTube, Yahoo Video, Clip.vn, Google video,… Mỗi tập tin lƣu trữ trên các trang này thông thƣờng sẽ có đoạn mã dùng để nhúng vào các trang web khác. Ví dụ với trang Yahoo Video, bạn sao chép đoạn mã trong ô Embed. Sau đó trên giao diện PowerPoint, bạn chọn Insert, nhấn vào nút video, chọn Video from Web Site… Tại vùng trống của cửa sổ Insert Video from Web Site, bạn dán đoạn mã đã lấy đƣợc khi nãy vào rồi nhấn Insert. Nhƣ vậy là đoạn video đã đƣợc chèn vào bài thuyết trình. Tuy nhiên để xem đƣợc đoạn video này thì máy tính phải có kết nối Internet. Hình 4: Chèn video từ các nguồn trên mạng - Thêm nhiều hiệu ứng độc đáo cho hình ảnh Với PowerPoint 2010, ngƣời dùng có thể sử dụng nhiều hiệu ứng mỹ thuật khác nhau cho hình ảnh để trình chiếu mà không cần phải thông qua các phần mềm chỉnh sửa. 14 Hình 5: Hiệu ứng màu sắc của hình ảnh Hình 6: Hiệu ứng sáng tối của hình ảnh - Xóa các phần không cần thiết trong hình Một tính năng mới đƣợc bổ sung trong phiên bản PowerPoint 2010 chính là cho phép loại bỏ hình nền của các hình ngay trong chƣơng trình. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất