Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ...

Tài liệu Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần bắc âu (tt)

.DOC
25
74
57

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu lớn của Ngân sách Nhà nước góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước nên việc thu thuế chính xác và đầy đủ là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước. Cũng vì vậy, việc nộp thuế cho nhà nước là nghĩa vụ bắt buộc đối với người dân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp, các Nghị định, thông tư thuế mới cũng hàng loạt ra đời. Tuy nhiên, do tính chất không rõ ràng và chồng chéo lẫn nhau giữa các nghị định, thông tư đã khiến việc thi hành pháp luật thuế cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt hiện nay, nhà nước quản lý thuế theo cơ chế để doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Điều này thật sự gây khó khăn nhiều cho các doanh nghiệp nộp thuế. Vì nếu các doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời các luật thuế hiện hành, không có hệ thống chứng từ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ để phục vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp thì sẽ dễ bị cơ quan thuế xuất toán chi phí và phạt thuế một cách oan uổng. Điều này không chỉ làm doanh nghiệp giảm lợi nhuận mà còn bị đánh giá không tốt về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Nhận thấy tầm quan trọng của chứng từ trong việc quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, sau một quá trình nghiên cứu chứng từ phục vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu, tác giả thực hiện đề tài: “Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu”. 2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát hóa cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ quyết toán thuế TNDN. - Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ quyết toán 2 thuế TNDN của công ty cổ phần Bắc Âu. - Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ quyết toán thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế TNDN. - Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Bắc Âu. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và phân tích các thông tin về chứng từ từ các chế độ kế toán, các văn bản pháp luật thuế, các văn bản pháp luật khác và từ hệ thống chứng từ của công ty cổ phần Bắc Âu. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Phân loại và hệ thống hóa các nguồn tài liệu đã thu thập trên phục vụ cho việc tổ chức hệ thống chứng từ quyết toán thuế TNDN. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bắc Âu Chương 3: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Bắc Âu. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và chức năng của thuế Thu nhập doanh nghiệp Thuế TNDN là loại thuế trực thu, còn gọi là thuế thu nhập công ty ở nhiều quốc gia. Đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của cơ sở kinh doanh (pháp nhân, thể nhân) được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó. 1.1.2. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bằng (=) doanh thu trừ (-) các khoản chi phí được trừ của các hoạt động kinh doanh cộng (+) thu nhập khác, kể cả thu nhập ở nước ngoài. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. a. Doanh thu tính thuế - Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả số phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể trong các nghị định, thông tư của Bộ tài chính ban hành. b. Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế - Các khoản chi phí được trừ: là các khoản chi phí không thuộc 4 nhóm các khoản chi phí không được trừ và phải đáp ứng các điều kiện sau: + Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. + Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Các khoản chi không được trừ để xác định thu nhập chịu thuế: là các khoản chi không áp dụng đủ các điều kiện quy định nêu trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. Các khoản chi phí không được trừ thuộc danh mục liệt kê tại thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008. 1.1.3. Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.1.4. Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp  Nội dung quyết toán thuế TNDN Quyết toán thuế là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thuế được thực hiện bởi hai đối tượng là cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai, xuất trình các chứng từ, tài liệu kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận cơ sở kinh doanh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế hay chưa.Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản: doanh thu, chi phí hợp lý, thu nhập chịu thuế, số thuế thu nhập phải nộp, số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm, số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài, số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.  Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp  Trình từ, thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế  Biên bản kiểm tra quyết toán thuế 1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5 1.2.1. Mối quan hệ giữa chứng từ kế toán và việc quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.2.2. Tầm ảnh hưởng của chứng từ kế toán đối với sự khác biệt giữa Lợi nhuận kế toán và Lợi nhuận tính thuế Do cách thức xác định doanh thu và chi phí giữa luật thuế và luật kế toán khác nhau ở một số điểm như thời điểm ghi nhận doanh thu, nội dung chi và định mức chi… nên có sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận tính thuế. Tuy nhiên, nếu đơn vị xác định lợi nhuận tính thuế thấp hơn so với luật thuế thì sẽ bị cơ quan thuế truy thu và phạt kê khai sai. Vì vậy, khi lập báo cáo quyết toán thuế đơn vị buộc phải thống nhất doanh thu và chi phí theo luật thuế. Và quan trọng hơn là phải tổ chức một hệ thống chứng từ đầy đủ, hợp pháp và kịp thời để chứng minh cho các số liệu về doanh thu và chi phí được trừ là hợp lý. Nếu không, thì các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí không có hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn, chứng từ không hợp pháp sẽ bị cơ quan thuế loại trừ khi quyết toán thuế mà không cần xét đến các yếu tố khác. Như vậy, việc tổ chức tốt chứng từ quyết toán thuế sẽ giúp giảm được chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. 1.2.3. Nguyên tắc tổ chức chứng từ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp a. Chứng từ quyết toán thuế phải hợp pháp b. Chứng từ quyết toán thuế phải hợp lý c. Chứng từ quyết toán thuế phải đầy đủ và hợp lệ 1.2.4. Nội dung tổ chức chứng từ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp a. Thủ tục chứng từ về doanh thu chịu thuế Doanh thu chịu thuế gồm: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác  Thủ tục chứng từ về doanh thu thuần từ hoạt động bán 6 hàng và cung cấp dịch vụ  Quy định đối với hóa đơn Doanh thu hợp pháp là doanh thu được thể hiện trên hóa đơn hợp pháp. Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn theo quy định của pháp luật hiện hành.  Các chứng từ làm căn cứ để lập hóa đơn Tính xác thực của hóa đơn đã lập căn cứ vào các chứng từ sau: các đơn đặt hàng đúng quy cách; các bảng báo giá, các chế độ bán hàng cho từng khách hàng đã phê duyệt; hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; các biên bản xác nhận công nợ của các khách hàng.  Thủ tục hủy hóa đơn và điều chỉnh hóa đơn  Thủ tục chứng từ về các khoản giảm trừ doanh thu  Chiết khấu thương mại - Phải được thể hiện đầy đủ trên hóa đơn. - Tỷ lệ chiết khấu phải quy định rõ trong hợp đồng mua bán.  Hàng bán bị trả lại - Đối với khách hàng là đối tượng có hóa đơn, phải có hóa đơn xuất trả hàng kèm theo biên bản trả lại hàng. - Đối với khách hàng là đối tượng không có hóa đơn, phải có biên bản trả lại hàng, phiếu xuất trả hàng có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có), bản sao y hóa đơn mua hàng có chứng thực.  Giảm giá hàng bán - Phải có bản thỏa thuận giảm giá hàng bán - Phải lập hóa đơn điều chỉnh giá bán  Chứng từ về doanh thu hoạt động tài chính  Chứng từ về thu nhập khác b. Thủ tục chứng từ về chi phí hợp lý Chi phí quyết toán thuế theo báo cáo quyết toán thuế TNDN của các doanh nghiệp thương mại là: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác. 7  Thủ tục, chứng từ về chi phí quản lý kinh doanh  Thủ tục chứng từ về giá vốn hàng bán Chứng từ Đơn đặt hàng Hợp đồng mua bán Hóa đơn mua hàng hóa, dv Yêu cầu bắt buộc Phải được phê duyệt đầy đủ Quy định về giá mua, chi phí mua hàng, còn hiệu lực. Liên 2 bản gốc, giá trên hóa đơn thể hiện đúng theo hợp đồng. Phiếu nhập Phải được phê duyệt đầy đủ, số lượng và giá trị phải khớp với hóa đơn mua hàng. Phải được phê duyệt đầy đủ, số lượng phải khớp với hóa đơn bán hàng, giá vốn hàng xuất kho phải được tính chính xác và nhất quán. Phiếu xuất  Chức năng Căn cứ mua hàng. Căn cứ xác định trị giá hàng nhập. Căn cứ xác định trị giá hàng nhập, trị giá vốn hàng xuất bán. Căn cứ xác định hàng đã nhập kho, căn cứ tính trị giá vốn hàng xuất kho. Căn cứ xác định trị giá vốn hàng bán. Thủ tục chứng từ đối với chi phí quản lý và bán hàng  Thủ tục chứng từ đối với chi phí lương nhân viên và các khoản trích theo lương Hệ thống chứng từ lương Chứng từ về chính sách lao động (quy chế tiền lương, quyết định tăng lương, quyết định bổ nhiệm, sa thải, báo cáo tuyển dụng, hợp đồng lao động,…) Chứng từ hạch toán thời gian và kết quả lao động (bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, giấy nghỉ phép…). Chứng từ tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao động (bảng thanh toán tiền lương, chứng từ chi lương). Yêu cầu bắt buộc Phải có sự phê duyệt của Giám đốc hoặc chủ tịch HĐQT; định mức lương, thưởng, phụ cấp phải phù hợp với các đơn vị cùng quy mô, cùng ngành; tăng lương phải phù hợp với việc tăng doanh thu. Phải phản ánh chính xác thời gian làm việc thực tế của nhân viên, phải được phê duyệt của các trưởng bộ phận và Giám đốc. Phải chính xác về mặc số học, đúng và đầy đủ tiền lương theo định mức lương và bảng chấm công, phải có đầy đủ các chữ ký nhận, phê duyệt. Chức năng Căn cứ tính lương. Căn cứ tính lương. Căn cứ hạch toán chi phí tiền lương. 8 Chứng từ về các khoản trích nộp theo lương (bảng kê trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế TNCN). Các khoản trích nộp phải được quy định rõ trong HĐLĐ, phải đúng theo quy định pháp luật hiện hành, phải được tính toán chính xác và phê duyệt đầy đủ. Căn cứ hạch toán chi phí phải trả theo lương  Thủ tục chứng từ đối với chi phí khấu hao tài sản cố định Hệ thống chứng từ Chứng từ về quản lý TSCĐ (các quyết định tăng, giảm TSCĐ; báo cáo tăng giảm TSCĐ; sổ chi tiết TSCĐ; bảng kiểm kê TSCĐ). Chứng từ về TSCĐ (hợp đồng mua TSCĐ, hóa đơn mua TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, các biên lai nộp lệ phí trước bạ, các chứng từ lệ phí khác,…). Chứng từ về tính toán khấu hao TSCĐ: bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế, bảng tính khấu hao TSCĐ. Yêu cầu bắt buộc Phải có sự phê duyệt của Giám đốc hoặc chủ tịch HĐQT khi tăng giảm; tất cả TSCĐ phải được phản ánh chi tiết. Hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ chứng minh được TSCĐ là của đơn vị. Phải chính xác về mặt số học, trích khấu hao đúng theo quy định của TT203/2009/TT-BTC & TT130/2008/TT-BTC. Chức năng Căn cứ tăng giảm TSCĐ, căn cứ trích khấu hao Căn cứ xác định nguyên giá TSCĐ; căn cứ tính khấu hao Căn cứ hạch toán ghi sổ chi phí khấu hao quyết toán thuế. Ghi chú: việc mua sắm TSCĐ phải đúng theo nhu cầu, phù hợp với tình hình kinh doanh. TSCĐ phải phân bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng. Tất cả TSCĐ phải hiện hữu khi quyết toán thuế TNDN.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí dịch vụ mua ngoài o Chi phí vận chuyển Chứng từ Hợp đồng vận chuyển Yêu cầu bắt buộc Quy định rõ giá cả vận chuyển; còn hiệu lực. Chức năng Cơ sở pháp lý. 9 Hóa đơn chuyển vận Phải hợp pháp, hợp lý, hợp lệ; số tiền trên hóa đơn phải khớp với số tiền trên bảng kê chi tiết khối lượng gía trị vận chuyển và chứng từ thanh toán. Căn cứ hạch toán ghi sổ chi phí vận chuyển. Biên bản giao nhận hàng Phải đầy đủ chữ ký của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. bảng kê chi tiết khối lượng và giá trị Phải đầy đủ chữ ký và con dấu của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Căn cứ lập bảng kê chi tiết khối lượng và giá trị Căn cứ xuất hóa đơn. Chứng từ thanh toán Phải đầy đủ các chữ ký, số tiền thanh toán phải khớp với hóa đơn. o Căn cứ hạch toán ghi sổ kế toán. Chi phí quảng cáo Chứng từ sử dụng: Kế hoạch quảng cáo; hợp đồng quảng cáo; hóa đơn hợp pháp; hợp lệ về quảng cáo; lịch phát sóng quảng cáo (nếu quảng cáo trên truyền hình); tạp chí quảng cáo (nếu quảng cáo trên báo chí); chứng từ thanh toán tiền quảng cáo; thanh lý hợp đồng quảng cáo. Tất cả các chứng từ phải đầy đủ chữ ký và logic về mặt thời gian, số học. Tổng sản lượng bán ra của mặt hàng được quảng cáo phải đủ bù đắp chi phí quảng cáo. Việc phân bổ chi phí quảng cáo phải hợp lý (chi phí quảng cáo trên từng đơn vị sản phẩm). Chi phí quảng cáo không vượt mức khống chế theo luật thuế TNDN. o o Chi phí thuê văn phòng, cửa hàng Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác như: chi phí tiền điện, điện thoại, nước… phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ; đầy đủ chữ ký và phải được tính toán đúng về mặt số học. o Chi phí thuê sửa chữa TSCĐ Các chứng từ sử dụng trong sửa chữa TSCĐ là: Kế hoạch sửa chữa TSCĐ, tờ trình về dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, bảng tổng hợp giá trị dự toán công trình sửa chữa lớn, hợp đồng sửa chữa, bảng tổng hợp giá trị 10 quyết toán công trình sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, hóa đơn sửa chữa TSCĐ, chứng từ thanh toán tiền sửa chữa, thanh lý hợp đồng sửa chữa TSCĐ. Tất cả các chứng từ phải có đầy đủ các chữ ký phê duyệt và xác nhận của các bên. Phải có sự logic về mặt thời gian, số học giữa các chứng từ. Chi phí sửa chữa TSCĐ phải được hạch toán đầy đủ. Chi phí bảo hiểm TSCĐ o  Thủ tục chứng từ đối với chi phí bằng tiền khác Chi phí hội nghị khách hàng o Chứng từ sử dụng: Chương trình hội nghị, dự toán chi phí hội nghị, danh sách khách mời đã được phê duyệt; hợp đồng tổ chức hội nghị (hợp đồng thuê công ty tổ chức sự kiện, hợp đồng đặt tiệc hội nghị tại nhà hàng); các hóa đơn hợp pháp, hợp lệ về chi phí hội nghị; chứng từ thanh toán; thanh lý hợp đồng. Tất cả các chứng từ phải đầy đủ chữ ký, con dấu; phải logic về thời gian, địa điểm, số học.Các khách hàng trên danh sách khách mời hầu hết phải là những khách hàng có mua hàng của công ty. Chi phí hội nghị không vượt mức khống chế theo luật thuế TNDN. o Chi phí khuyến mại (KM) Hệ thống chứng từ Chương trình khuyến mại của đơn vị; văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan chức năng. Hóa đơn nhập, hóa đơn xuất hàng khuyến mãi, hóa đơn xuất bán hàng Phiếu nhập, xuất hàng khuyến mãi Yêu cầu bắt buộc Chức năng Phải được phê duyệt bởi giám đốc, Cơ sở được chấp thuận bằng văn bản bởi cơ pháp lý quan Thương mại trước khi thực hiện cho chi khuyến mại. phí KM Thực hiện theo quy định của Bộ tài chính, dòng diễn giải trên hóa đơn xuất hàng KM ghi: trả khuyến mại cho khách hàng theo HĐ số…” Phải được phê duyệt đầy đủ, số lượng nhập, xuất khớp với hóa đơn nhập, xuất hàng khuyến mại. Căn cứ xác định, hạch toán chi phí khuyến mại 11 Các bảng kê nhập, xuất hàng khuyến mại Bảng tổng hợp hàng khuyến mại trả khách hàng Phải tổng hợp được toàn bộ lượng nhập, xuất hàng khuyến mại trong kỳ. Phải đầy đủ chữ ký phê duyệt, chữ ký nhận của khách hàng; phải khớp với bảng kê xuất hàng khuyến mại; xuất trả đúng đối tượng, đúng chương trình. quyết toán thuế Ghi chú: chi phí khuyến mại không được vượt mức khống chế theo quy định luật thuế TNDN. o Chi phí công tác Hệ thống chứng từ Chứng từ về quản lý công tác (quy chế thanh toán công tác phí, kế hoạch công tác, giấy đi đường). Chứng từ về chi phí công tác (hóa đơn khách sạn, ăn uống, vé máy bay, vé tàu, xe khách…,chứng từ thanh toán). Yêu cầu bắt buộc Phải được phê duyệt bởi giám đốc; quy định rõ định mức công tác phí cho từng vị trí, chức vụ; giấy đi đường phải có xác nhận của nơi đến công tác. Hóa đơn, chứng từ phải hợp pháp, hợp lệ, hợp lý về thời gian, địa điểm công tác; chỉ thanh toán vượt mức khi được phê duyệt nhưng không vượt mức theo luật thuế TNDN. Chức năng Căn cứ để phát sinh chi phí công tác. Căn cứ hạch toán, ghi sổ chi phí đào tạo Ghi chú: phải có phát sinh doanh thu tại khu vực đi công tác. o Chi phí đào tạo nhân viên Hệ thống chứng từ Chứng từ về chính sách đào tạo (kế hoạch đào tạo, quyết định đào tạo, cử đi học, chương trình đào tạo). Chứng từ về chi phí đào tạo (hợp đồng thuê đào tạo (thuê địa điểm, thuê tổ chức đào tạo), thanh lý hợp đồng, hóa đơn tiền đào tạo, chứng Yêu cầu bắt buộc Phải được phê duyệt bởi giám đốc; phải quy định rõ: thời gian, địa điểm, số lượng người, mục đích đào tạo, chi phí đào tạo do ai chịu, trong thời gian đào tạo nhân viên có được hưởng lương không? Hóa đơn phải hợp pháp, số tiền trên các hóa đơn phải phù hợp với dự toán chi phí và hợp đồng, các chứng từ phải có đầy đủ các chữ ký và con dấu (nếu có). Chức năng Căn cứ để phát sinh chi phí đào tạo. Căn cứ hạch toán, ghi sổ chi phí đào tạo. 12 từ thanh toán). o Chi phí tiếp khách Chi phí tiếp khách phải có hóa đơn hợp pháp, hợp lệ và chứng từ thanh toán được duyệt. Số tiền trên hóa đơn mỗi lần tiếp khách không được quá lớn tránh trường hợp cơ quan thuế sẽ quy kết chi phí tiếp khách sang chi phí liên hoan nhân viên công ty. Chi phí tiếp khách cũng là loại chi phí nằm trong nhóm chi phí bị khống chế theo luật thuế TNDN.  Thủ tục chứng từ chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ, đồ dùng  Thủ tục chứng từ đối với chi phí thuế, phí, lệ phí  Thủ tục chứng từ đối với chi phí tài chính  Thủ tục chứng từ đối với chi phí lãi tiền vay Chứng từ sử dụng: hợp đồng cấp tín dụng hạn mức; hợp đồng vay cá nhân; khế ước vay hoặc giấy đề nghị giải ngân kiêm hợp đồng tín dụng ngắn hạn cụ thể; chứng từ nhận tiền vay; chứng từ trả nợ vay, trả lãi vay; bảng tổng hợp lãi vay; biên bản xác nhận công nợ với khách hàng, bản đối chiếu xác nhận các khoản nợ vay cuối năm tài chính, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi, sổ chi tiết tài khoản vay theo từng đối tượng. Tiền lãi các khoản vay thể hiện trên bảng tổng hợp lãi vay trong kỳ phải khớp với chứng từ thu tiền lãi của ngân hàng hoặc chứng từ chi trả lãi vay cho các cá nhân. Nếu có bất cứ các khoản vay được gia hạn thì phải có đầy đủ các thủ tục phê chuẩn tương tự như các thủ tục của việc vay mới. Biên bản đối chiếu xác nhận các khoản nợ vay: chứng minh cho tính chính xác của dư nợ vay trên báo cáo tài chính. Biên bản xác nhận công nợ khách hàng, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi chứng minh cho thời điểm phát sinh các khoản vay là hợp lý. Đối với chi phí lãi vay theo quy định của luật thuế, cần lưu ý: - Các khoản vay phải phục vụ mục đích kinh doanh - Không được tính vào chi phí được trừ phần chi phí trả lãi tiền vay thuộc khoản 2.14, 2.15 mục IV phần C của Thông tư 130/2008/TT-BTC. 13  Thủ tục chứng từ đối với chiết khấu thanh toán  Thủ tục chứng từ đối với chi phí khác 1.2.5. Tổ chức quá trình kiểm tra chứng từ quyết toán thuế 1.2.6. Tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ quyết toán thuế CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC ÂU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC ÂU 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Bắc Âu là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực thương mại dược phẩm, có trụ sở tại Đà Nẵng. 2.1.2. Chức Năng – Nhiệm vụ của công ty Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm về thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị cho người dân. 2.1.3. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC ÂU 2.2.1 Hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp Công ty tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế TNDN thành hai phần là: hệ thống chứng từ về doanh thu và hệ thống chứng từ về chi phí. a. Hệ thống chứng từ về doanh thu Doanh thu tính thuế TNDN tại công ty Cổ Phần Bắc Âu năm 2011 gồm: doanh thu bán hàng hóa và doanh thu từ thanh lý TSCĐ. 14  Thủ tục, chứng từ đối về doanh thu thuần về bán hàng Công ty sử dụng hóa đơn đúng quy định của pháp luật. Căn cứ xác định giá trị doanh thu và thời điểm xác định doanh thu theo đúng quy định của luật thuế. Tuy nhiên, hàng bán trả lại của công ty lại thiếu chứng từ Biên bản trả lại hàng.  Thủ tục chứng từ đối với thu nhập từ thanh lý TSCĐ b. Hệ thống chứng từ về chi phí Chi phí quyết toán thuế TNDN tại công ty Cổ Phần Bắc Âu gồm các loại chi phí sau: chi phí giá vốn hàng bán; chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí tiền thưởng nhân viên; chi phí công tác; chi phí trang phục nhân viên; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí sửa chữa TSCĐ; chi phí bảo hiểm TSCĐ; chi phí hội nghị khách hàng; chi phí khuyến mại; chi phí quảng cáo; chi phí vận chuyển; chi phí lãi vay; chi phí xăng xe ô tô; chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng và chi phí khác.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí giá vốn hàng bán Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty thực hiện trả lương khoán. Mức lương được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động. Chứng từ thanh toán tiền lương của công ty có đầy đủ tất cả chữ ký. Chi phí tiền lương được hạch toán và ghi sổ kế toán đầy đủ. Tuy nhiên, công ty không xây dựng quy chế tiền lương cho nhân viên và không thực hiện chấm công.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí tiền thưởng nhân viên Công ty có đầy đủ các chứng từ hợp lý đối với chi phí này như: chính sách thưởng nhân viên, kế hoạch chỉ tiêu doanh số nhân viên, bảng tổng hợp doanh số bán hàng nhân viên, bảng thanh toán tiền thưởng đạt chỉ tiêu doanh số quý nhân viên, phiếu chi tiền thưởng. Tất 15 cả các chứng từ đều có đầy đủ các chữ ký xác nhận, phê duyệt. Chi phí tiền thưởng được hạch toán và ghi sổ kế toán đầy đủ. Tuy nhiên, chi phí này lại không được quy định trong hợp đồng lao động.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí công tác nhân viên Công ty có đầy đủ các hóa đơn thanh toán chi phí công tác nhưng không có giấy đi đường theo quy định của pháp luật.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí trang phục nhân viên Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí này được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí khấu hao TSCĐ Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí này được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí sửa chữa TSCĐ Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí này được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí bảo hiểm TSCĐ Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí này được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí hội nghị khách hàng Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí hội nghị được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ và không vượt định mức khống chế theo quy định của luật thuế.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí khuyến mại Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật thuế. Tuy nhiên, công ty lại không đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan thương mại.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí quảng cáo 16 Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí quảng cáo được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ và không vượt định mức khống chế theo quy định của luật thuế.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí vận chuyển hàng hóa Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí này được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí lãi tiền vay Công ty có đầy đủ chứng từ hồ sơ vay hợp pháp theo quy định của pháp luật nhưng lại thiếu các biên bản đối chiếu xác nhận công nợ hàng tháng và thỏa thuận gia hạn nợ đối với các khoản nợ quá hạn của khách hàng theo hợp đồng.  Thủ tục chứng từ đối với chi phí xăng xe ô tô Công ty có đầy đủ hóa đơn chứng từ thanh toán tiền xăng xe ô tô nhưng lại thiếu chứng từ để xác định chi phí này là hợp lý, cụ thể là thiếu sổ lịch trình xe ô tô và quy định về sử dụng xe ô tô.  Thủ tục chứng từ về chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí này được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ.  Thủ tục chứng từ đối với các chi phí dịch vụ mua ngoài khác Công ty tổ chức sử dụng chứng từ đầy đủ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí này được hạch toán, ghi sổ kế toán đầy đủ. 2.2.2. Tổ chức lưu chứng từ quyết toán thuế  Cách thức lưu chứng từ về doanh thu  Cách thức lưu chứng từ về chi phí 2.2.3. Đánh giá về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp của công ty  Ưu điểm 17  Về chứng từ - Công ty đã thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Hóa đơn công ty sử dụng đã được thông báo phát hành theo đúng thủ tục của luật thuế. Tất cả các hóa đơn chứng từ đều có đầy đủ các chữ ký, con dấu và được phê duyệt đầy đủ, chính xác. Nội dung lập trên hóa đơn thống nhất giữa các liên có cùng một số. - Hóa đơn, chứng từ công ty sử dụng là hợp pháp, hợp lệ có đầy đủ các chỉ tiêu quy định, thể hiện đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty, có đầy đủ các chữ ký, con dấu của bên bán. Tất cả các hóa đơn, chứng từ đều chính xác về mặt số học và nội dung chi phí phát sinh. - Các chứng từ thanh toán của công ty đều thể hiện việc chi trả đúng đối tượng, đúng nội dung thể hiện trên chứng từ.  Về cách thức hạch toán ghi sổ chứng từ Công ty đã hạch toán ghi chép kịp thời, đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ. Việc định khoản trên chứng từ đầy đủ và đúng theo nội dung trên chứng từ  Về lưu trữ chứng từ: Cách thức lưu trữ chứng từ của công ty là hợp lý, khoa học. Không có chứng từ nào bị mất mát, thất lạc.  Về thực hiện kê khai, nộp thuế Công ty đã thực hiện việc kê khai đúng, đầy đủ các số liệu kế toán trên các báo cáo thuế và thực hiện nộp thuế kịp thời theo luật định.  Hạn chế  Hạn chế về chứng từ doanh thu Đối với khoản mục hàng bán trả lại công ty không có biên bản trả lại hàng của khách hàng nên khoản mục hàng bán trả lại sẽ không được trừ vào doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế.  Hạn chế về chứng từ chi phí - Công ty trả tiền lương theo đúng hợp đồng lao động, tuy nhiên 18 công ty không có bảng chấm công nhân viên, không có quy chế tiền lương nên các khoản lương trong hợp đồng lao động không có căn cứ tính lương rõ ràng, hợp lý. - Chi phí tiền thưởng nhân viên đạt chỉ tiêu doanh số sẽ bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN do không quy định trong hợp đồng lao động. - Chi phí công tác của công ty sẽ bị xuất toán do không có giấy đi đường. - Chi phí xăng xe ô tô của công ty chưa hợp lý do không có chứng từ theo dõi hành trình xe vận hành, và quy chế quản lý sử dụng xe ô tô. - Chi phí khuyến mại của công ty sẽ bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN do không có văn bản xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan pháp luật về thương mại. - Chi phí lãi vay của công ty chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý do không có đầy đủ các xác nhận công nợ đối với khách hàng và không có văn bản thỏa thuận với khách hàng về các khoản nợ quá hạn theo hợp đồng. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỨNG TỪ PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC ÂU 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC ÂU 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chứng từ về doanh thu 19 Doanh thu của công ty Cổ phần Bắc Âu được hạch toán đầy đủ căn cứ theo hóa đơn GTGT xuất bán hàng, hóa đơn nhập trả hàng, phiếu xuất trả hàng, biên bản điều chỉnh hóa đơn, biên bản hủy hóa đơn. Tuy nhiên, đối với khoản hàng bán trả lại công ty lại không có “biên bản trả lại hàng” theo quy định của luật thuế. Vì vậy, công ty cần phải bổ sung các biên bản trả lại hàng đối với lượng hàng bán trả lại thể hiện trên hóa đơn trả hàng và phiếu xuất trả hàng trong kỳ. Biên bản trả lại hàng này là một chứng từ không thể thiếu đối với khoản mục hàng bán trả lại theo luật thuế. Nếu không có, công ty không được phép trừ vào doanh thu tính thuế vì lượng hàng đó không đủ cơ sở chứng minh là hàng bán trả lại để có thể trừ vào doanh thu và cũng không được chấp nhận là hàng mua vì thực tế không mua, không phát sinh chứng từ mua hàng nên nếu hạch toán vào hàng mua vào trong kỳ thì giá vốn của nó cũng bị loại. Biên bản trả lại hàng đối với hàng bán trả lại là là văn bản thỏa thuận giữa giữa công ty và khách hàng về việc đồng ý nhận lại lượng hàng bị lỗi, bị hỏng hoặc không bán được của khách hàng. Trên biên bản trả lại hàng cần có đầy đủ các chỉ tiêu như: Ngày, tháng trả hàng; tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên; lý do nhập trả; số, ký hiệu, ngày của hóa đơn xuất trả; tên hàng trả; số lượng trả. Biên bản trả lại hàng phải có đầy đủ chữ ký phê duyệt và con dấu của hai bên. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chứng từ về chi phí a. Giải pháp hoàn thiện chứng từ về chi phí tiền lương, tiền thưởng Đối với chi phí lương, công ty thiếu các chứng từ: quy chế tiền lương cho nhân viên và bảng chấm công. Quy chế tiền lương là một văn bản rất quan trọng vì nó là cơ sở cho toàn bộ công tác tính và chi lương của doanh nghiệp. 20 Quy chế tiền lương có thể được xây dựng dựa trên các căn cứ sau: Theo kế hoạch kinh doanh của Công ty; theo kế hoạch phát triển nhân sự của Công ty, theo các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội của Chính phủ. Trong đó, cơ quan thuế sẽ dễ chấp nhận hơn nếu công ty áp dụng chính sách lương theo như Nhà nước đã quy định. Chính sách tiền lương phải được xây dựng từ đầu năm và áp dụng thống nhất cho tất cả các nhân viên của công ty trong năm. Chính sách tiền lương phải có những nội dung chủ yếu như: Mức lương tối thiểu, hệ số lương cơ bản, hệ số lương kinh doanh, chế độ thưởng, phạt nhân viên, định mức các khoản phụ cấp theo lương, chế độ lương làm thêm ngoài giờ, chế độ tiền thưởng lễ, tết, lương tháng 13, chế độ nghỉ ốm, phép năm của nhân viên. Mức lương tối thiểu nên áp dụng theo mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng vùng và có thể thay đổi theo các quy định của nhà nước về chế độ lương. Hệ số lương cơ bản cho từng vị trí, chức vụ thực hiện theo hệ thống thang lương cơ bản ban hành theo Nghị định số 205/2004/NĐ/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Hệ số lương kinh doanh nên phù hợp cho từng vị trí, chức vụ và tình hình kinh doanh của công ty. Căn cứ vào mức lương tối thiểu và hệ số cơ bản để tính lương cơ bản, căn cứ vào mức lương tối thiểu và hệ số lương kinh doanh để tính lương kinh doanh. Các chế độ thưởng phạt nhân viên nhằm mục đích để thúc đẩy nhân viên. Định mức phụ cấp cơm ca thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành. Bảng thanh toán tiền lương của công ty sẽ phải thể hiện đầy đủ các nội dung: tổng tiền lương và thu nhập thực nhận gồm các chỉ tiêu: lương tối thiểu, hệ số cơ bản, lương cơ bản, hệ số kinh doanh, lương kinh doanh, ngày công, phụ cấp tiền ăn giữa ca, phụ cấp trách nhiệm, các khoản tạm ứng phải thu, các khoản phải khấu trừ vào lương gồm: các khoản BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN, tổng số tiền thực lĩnh của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan