Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức dạy học theo dự án phần hai sinh học tế bào sinh học 10 trung học phổ th...

Tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án phần hai sinh học tế bào sinh học 10 trung học phổ thông luận văn ths. giáo dục học

.PDF
121
227
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ NGA TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN HAI SINH HỌC TẾ BÀO SINH HỌC 10 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ NGA TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN HAI SINH HỌC TẾ BÀO SINH HỌC 10 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và thành kính tới Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Đức Thành đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, các Cô giáo trong khoa sau Đại học, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng toàn thể các Thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trưởng thành trong thời gian tôi học tập tại trường, đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường THPT An Dương, THPT Nguyễn Trãi Huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng, cùng các Thầy Cô giáo tham gia cộng tác đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã luôn tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Bùi Thị Nga i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DHDA Dạy học dự án DHTDA Dạy học theo dự án ĐHQG Đại học Quốc gia GV Giáo viên HS Học sinh KT Kiểm tra PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng TB Tế bào TG Thời gian ND Nội dung ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 3 5. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 8. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 4 10. Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................ 5 1.1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài ................................................... 5 1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài. ........................ 5 1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài.......................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án ................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm dự án ............................................................................................ 8 1.2.2. Khái niệm dạy học theo dự án ........................................................................ 9 1.2. 3. Mục tiêu của dạy học dự án ........................................................................ 10 1.2.4. Đặc điểm dạy học dự án ............................................................................. 11 1.2.5. Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án ........................................................ 13 1.2.6. Các loại dự án học tập ................................................................................. 14 1.2.7. Cấu trúc dự án học tập ................................................................................ 15 1.2.8. Các bước dạy học dự án ............................................................................. 16 1.3. Tổ chức dạy học theo dự án ............................................................................ 18 iii 1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị của GV.......................................................................... 18 1.3.2. Giai đoạn tổ chức thực hiện dự án ............................................................... 19 1.4. Khái niệm năng lực......................................................................................... 20 1.4.1. Khái niệm chung về năng lực ....................................................................... 20 1.4.2. Cấu trúc năng lực ........................................................................................ 21 1.4.3. Các loại năng lực......................................................................................... 23 1.4.4. Khái niệm về năng lực học tập .................................................................... 24 1.5. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................ 24 1.5.1. Phương pháp xác định ................................................................................. 24 1.5.2. Kết quả ........................................................................................................ 24 1.5.3. Thực trạng về năng lực học tập của học sinh lớp 10 ở một số trường THPT của Hải Phòng hiện nay. ....................................................................................... 29 Kết luận chương 1 ................................................................................................. 31 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN 2 SINH HỌC TẾ BÀO (SINH HOC 10) THPT .......................................................................................... 32 2.1. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 Trung học phổ thông ..................................................................................................................... 32 2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hai: sinh học tế bào- sinh học 10, trung học phổ thông .............................................................................................................. 32 2.1.2. Nội dung phần hai: Sinh học tế bào (Sinh học 10) ...................................... 33 2.2. Năng lực học tập Sinh học tế bào (Sinh học 10) .............................................. 35 2.3. Thiết kế dự án dạy học phần Sinh học tế bào (Sinh học 10) ............................ 36 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế dự án ............................................................................. 36 2.3.2. Qui trình thiết kế dự án học tập ................................................................... 37 2.3.3. Một số dự án được thiết kế ........................................................................... 38 2. 4. Tổ chức dạy học theo dự án phần hai: Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT ... 50 2.4.1. Điều kiện vận dụng để tổ chức dạy học theo dự án ...................................... 50 2.4.2. Một số dự án cụ thể được tổ chức dạy học trong phần hai: sinh học tế bào Sinh học 10 THPT. ................................................................................................ 51 Kết luận chương 2 ................................................................................................. 77 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 78 iv 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 78 3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 78 3.2.1. Các bài dạy thực nghiệm ............................................................................. 78 3.2.2. Các tiêu chí đánh giá trong thực nghiệm ..................................................... 78 3.3. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 78 3.3.1. Chọn trường, lớp ......................................................................................... 78 3.3.2. Bố trí thực nghiệm ...................................................................................... 79 3.3.3. Thời gian, người dạy .................................................................................... 79 3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu ............................................................................ 79 3.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 81 3.4.1. Kết quả học tập của HS ............................................................................... 81 3.4.2. Một số kĩ năng học tập theo dự án được hình thành ..................................... 85 3.4.3. Các năng lực học tập theo dự án đã hình thành ........................................... 86 3.4.4. Hiệu quả của dạy học dự án phần hai Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT . 86 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 91 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 94 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả điều tra nhận thức của GV về dạy học theo dự án ..................... 25 Bảng 1.2. Kết quả điều tra về sử dụng dạy học theo dự án ..................................... 26 Bảng 1.3. Kết quả điều tra về nhận thức của HS về học tập theo dự án .................. 28 Bảng 3. 1. Kết quả học tập của HS qua 3 bài kiểm tra trong thực nghiệm .............. 81 Bảng 3.2. Các tham số đặc trưng trong thực nghiệm .............................................. 81 Bảng 3. 3. Kết quả học tập của HS sau thực nghiệm ............................................. 83 Bảng 3.4. Các tham số đặc trưng sau thực nghiệm ................................................. 83 Bảng 3.5: Kết quả sự hình thành và phát triển một số kỹ năng của lớp TN và ĐC . 85 Bảng 3.6: Kết quả sự hình thành và phát triển một số năng lực của lớp TNB và ĐC ...... 86 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá các dự án đã thiết kế của GV ...................................... 86 Bảng 3.8: Kết quả điều tra sau khi học tập dạy học dựa án phần hai: Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT............................................................................................... 87 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ điểm TB trong thực nghiệm giữa lớp TN và ĐC ....................... 82 Hình 3.2. Biểu đồ biến thiên điểm số trong thực nghiệm của lớp TN và ĐC .......... 82 Hình 3.3. Biểu đồ điểm TB sau thực nghiệm giữa lớp TN và ĐC .......................... 84 Hình 3.4. Biểu đồ biến thiên điểm số sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC ............. 84 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay của Bộ Giáo dục và đào tạo Theo nghị quyết hội nghị lần thứ 8, ban chấp hành trung ương khóa XI (nghị quyết số 29 - NQ/TW) về giáo dục trong, sau năm 2015 có sự đổi mới căn bản toàn diện. Phát triển năng lực, một trong những biện pháp dạy học dự án. Đổi mới căn bản toàn diện, chuyển từ việc dạy nội dung cho học sinh sang dạy kĩ năng, để tạo điều kiện cho học sinh biết cách tự học, tự tìm kiếm các nội dung kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Việc đổi mới chương trình giáo dục trong nhà trường tiến hành dạy tích hợp các nội dung của các môn học với nhau. 1.2. Xuất phát từ đặc điểm môn sinh học và đặc điểm nội dung phần ‘‘Sinh học tế bào ’’ – Sinh học 10. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm và ngày nay đang tiến dần lên sinh học lí thuyết, kiến thức sinh học xuất phát từ đời sống sản xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất và đời sống. Phần Sinh học tế bào có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, vì vậy khi dạy học phần này, đòi hỏi những phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh hình thành, khắc sâu kiến thức một cách chủ động, nâng cao hiệu quả việc học tập. Có thể áp dụng những phương pháp dạy học gắn với thực tế hay xuất phát từ vấn đề thực tế trong cuộc sống cần giải quyết. 1.3. Xuất phát từ thực trạng phát triển năng lực học tập trong dạy và học môn Sinh học hiện nay. Hiện nay trong nhà trường THPT việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn gặp nhiều khó khăn. Với những phương pháp dạy học truyền thống hiện nay thì nhiều GV chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức cho HS mà xem nhẹ việc hình thành phương pháp và các kĩ năng học tập cho các em. Trong khi đó, kiến thức nhân loại ngày một bùng nổ, lượng kiến thức các em cần tiếp thu cũng càng nhiều. Do vậy, nếu HS không được phát triển các kĩ năng học tập cần thiết thì việc tiếp thu kiến thức trở lên quá tải và nặng nề. 1 Bên cạnh đó, trong dạy học bộ môn sinh học, cách dạy học của một bộ phận giáo viên hiện nay còn thiên về lý thuyết, ít liên hệ với thực tế. Học sinh ít khi được giao các bài tập, công việc về nhà liên quan đến thực tế. Do vậy người học ít có cơ hội được phát triển các năng lực học tập của mình thông qua quá trình nghiên cứu khoa học. Do đó, việc hình thành và phát triển năng lực học tập cho HS thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là một nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết của GV và HS trong quá trình dạy, học.. 1.4. Xuát phát từ ưu điểm của dạy học dự án Dạy học dự án là một hình thức dạy học có đặc trưng định hướng vào người học, định hướng hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp. dạy học dự án gắn liền lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp người học nâng cao năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, rèn luyện thái độ và kĩ năng làm việc nhóm. Xuất phát từ các lí do trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh học tế bào, để học sinh từng học sinh được tham gia vào tìm hiểu thực tế, tôi chọn đề tài: "Tổ chức dạy học theo dự án phần 2 Sinh học tế bào (Sinh học 10 ) Trung học phổ thông". 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng dự án trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh . 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học dự án, năng lực học tập 3.2. Xác định thực trạng việc sử dụng dự án trong dạy học Sinh học nói chung và phần Sinh học tế bào (Sinh học 10) nói riêng ở một số trường THPT của Hải Phòng. 3.3. Phân tích cấu trúc chương trình và nội dung phần Sinh học tế bào (Sinh học 10), để xác định tiềm năng thiết kế dự án trong dạy học. 3.4. Xác định cơ sở và qui trình thiết kế dự án trong dạy học phần Sinh học tế bào (Sinh học 10, THPT). 2 3.5. Sử dụng dự án tổ chức học sinh học tập trong dạy học phần Sinh học tế bào (Sinh học 10). 3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả dạy học dự án. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy, học Sinh học 10 trường THPT An Dương, Hải Phòng . 4.2. Đối tượng nghiên cứu Dự án học tập và sử dụng dự án trong dạy học phần Sinh học tế bào Sinh học 10, trung học phổ thông. 5. Vấn đề nghiên cứu Sử dụng dự án như thế nào để phát triển được năng lực học tập của học sinh phần Sinh học tế bào ( Sinh học 10) trung học phổ thông. 6. Giả thuyết khoa học Năng lực học tập của học sinh được phát triển nếu có dự án học tập phù hợp với nội dung và trình độ học sinh, đồng thời tổ chức học sinh tự lực thực hiện dự án. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Góp phần cụ thể hóa cơ sở lý luận của dạy học dự án và triển khai trong dạy học bộ môn có hiệu quả. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Dự án đã xây dựng và tổ chức học tập là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp góp phần vận dụng rộng rãi dạy học dự án trong dạy học Sinh học. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về dạy học theo dự án, tìm hiểu về vận dụng dạy học dự án trong dạy học hiện nay. 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài. 8.4. Phương pháp thống kê toán học 3 Sử dụng các tham số thống kê X , s2, s, Cv%, td, m, để xử lý số liệu thu được trong thực nghiệm. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn được trình bầy trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học phần Sinh học tế bào (Sinh học 10). Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 10. Những đóng góp mới của đề tài 10.1. Xây dựng cơ sở và thiết kế các dự án mẫu để triển khai dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học. 10.2. Đề xuất biện pháp tổ chức học tập theo dự án có kết quả. 10.3. Đề xuất biện pháp thực hiện mục tiêu dạy học mới là phát triển năng lực học tập ở mức độ cao. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài 1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài. Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một PPDH. Khái niệm project đã được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc – xây dựng ở Ý từ cuối thế kỉ 16. Từ đó, tư tưởng DHDA lan sang Pháp cũng như một số nước châu Âu khác và Mĩ, trước hết là trong các trường đại học và chuyên nghiệp. Đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở các học thuyết tâm lý giáo dục của J. Piagie, L. Vugotxki, các nhà sư phạm Mỹ (Woodward; Richard; J.Deway; W.Kilpatrich) đã xây dựng lý luận cho dạy học dự án. DHDA đã được áp dụng cho HS ở mọi lứa tuổi với hầu hết các môn học và trong những môi trường học tập đa dạng. Các tác giả này cho rằng mọi dự án phải có xu hướng trở thành dự án của cuộc sống và đều phải mang đến chuyển biến cho cuộc sống của HS. John Dewey đã nhấn mạnh rằng thực tiễn quan trọng hơn lý thuyết và HS là trung tâm của mô hình DHDA. Với những quan điểm này ông đã tiến hành những thử nghiệm đầu tiên cho việc dạy theo dự án ở trường Đại học bang Chicago nước Mĩ Và John Dewey đã rút ra nhận định chắc chắn rằng: “Tất cả HS, để học tập phải tích cực và làm ra một cái gì đó;Tất cả HS phải học cách suy nghĩ và giải quyết các vấn đề; Tất cả HS phải học cách hợp tác với người khác để chuẩn bị cho cuộc sống ngoài xã hội”. Năm 1918, nhà tâm lý học William H. Kilpatric và các nhà nghiên cứu của trường đại học ở Columbia đã có những đóng góp lớn để truyền bá DHDA qua các giờ học, hội nghị và các tác phẩm. Từ đầu thế kỷ XX, ở Bắc Mỹ cũng như ở Châu Âu, DHDA đã tạo nên một chuyển động xã hội- giáo dục với thay đổi mạnh mẽ trong dạy học nhà trường. Nền tảng của chuyển động này là đem đến cho HS sự hào hứng tiếp nhận kiến thức, sự thay đổi phương pháp học tập với sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực nhất của học sinh vào việc tiếp thu tri thức. 5 Ngày nay, DHDA còn mang tính toàn cầu và càng phát triển hơn với một định hướng quan trọng là sử dụng nó như một phương pháp dạy học tich cực nhằm phát triển năng lực học tập của HS. 1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài. Trong lịch sử phát triển Giáo dục ở Việt Nam thì các vấn đề: phát triển năng lực học tập, phương pháp dạy học dự án đã được chú ý từ lâu. Từ năm 2003, chương trình “Dạy học cho tương lai” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phương pháp DHDA tại 20 trường thuộc 9 tỉnh trong cả nước. Chương trình này hướng dẫn GV cách triển khai các dự án học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh phát triển các kĩ năng học tập. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Giáo dục đã triển khai thử nghiệm dự án “Bàn tay nặn bột” trong các trường phổ thông tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Đây cũng là một phương pháp học tập định hướng sự phát triển năng lực học tập đang được Bộ Giáo dục triển khai áp dụng. Gần đây nhất, cuối năm 2013, trong đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ cần xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, tức là tập trung vào các năng lực cần có của mỗi người học. Chương trình tiếp cận theo hướng này chủ trương giúp HS không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Để đạt được mục tiêu này, GV phải đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có DHDA. Bên cạnh đó, rất nhiều tác giả có các bài báo, công trình liên quan đến DHDA. Hai tác giả TS. Nguyễn Văn Cường và TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo có bài viết: “Dạy học dự án- một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” [24,tr. 17] đã tiếp cận phương pháp DHDA từ góc độ lý luận và đã nêu được vai trò 6 của phương pháp này đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học của GV. Tại hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, hai tác giả PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo Ngọc đã có bài trình bày về “Tình hình vận dụng phương pháp project trong dạy học ở trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội” nêu lên được tình hình vận dụng phương pháp này trong dạy học ở khoa Anh – Đại học Ngoại ngữĐHQG Hà Nội cũng như đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học dự án.[17]. Trên tạp chí Giáo dục số 157 (kì 1-3/2007), PGS.TS. Đỗ Hương Trà có bài viết : “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện” [26] đã đưa ra cơ sở tiếp cận dự án và nêu lên tiến trình chi tiết thực hiện DHDA. Đặc biệt, trong tài liệu Dự án Việt Bỉ “Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” đã giới thiệu rất chi tiết về DHDA, bao gồm các bước thực hiện, tiêu chí đánh giá,...[5, tr. 125] Ngoài ra, cũng có nhiều công trình luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này: - Nguyễn Thị Ngân (2013), Hình thành năng lực học tập Sinh học 10- THPT, thông qua rèn luyện kỹ năng lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn đã nói đến các biện pháp hình thành, phát triển năng lực học tập cho HS bằng biện pháp hệ thống hóa kiến thức.[20] - Nguyễn Thị Hường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 – THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nói đến phương pháp DHDA và tổ chức dạy học bằng phương pháp này cho phần Sinh thái học (Sinh học 12).[19] - Nguyễn Hồng Nhung (2013), Phát triển năng lực học tập cho học sinh bằng sử dụng dạy học dự án trong dạy học phần ba Sinh học VSV - Sinh học 10, THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nói đến phương pháp tổ chức dạy học theo dự án để phát triển năng lực cho học sinh.[21] Lê văn Sóng ( 2013), Vận dụng dạy học dự án vào dạy học chương III phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói đến phương pháp DHDA và vận dụng dạy học dự án vào chương III Vi sinh vật - sinh học 10 THPT.[31] 7 Mặc dù vậy, lượng thông tin về lý luận cũng như các biện pháp phát triển năng lực học tập cho HS vẫn còn hạn chế. Như vậy, DHDA không phải là một vấn đề mới mẻ đối với ngành Giáo dục ở trong nước cũng như thế giới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lý thuyết cũng như các biện pháp phát triển năng lực học tập Sinh học 10 thông qua phương pháp DHDA. Do đó, việc tìm hiểu về cơ sở lý luận về tổ chức DHDA nhằm phát triển năng lực học tập cho HS là rất cần thiết. 1.2. Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án 1.2.1. Khái niệm dự án Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là project, có gốc tiếng Latinh là projicere có nghĩa là phác thảo, dự thảo, một thiết kế, một đề án, một kế hoạch được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, đặc trưng của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án. Khái niệm dự án được hiểu là tập hợp của những hoạt động khác nhau có nhau liên quan với nhau theo một lôgic, một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong những khoảng thời gian xác định. Quan niệm về dự án như nêu trên chỉ quan tâm về mặt kế hoạch hành động, một chương trình hành động, chưa quan tâm, chưa đề cập, chưa làm rõ sử dụng kiến thức trong nội dung học để hoàn thành dự án và kết quả thực hiện dự án là sản phẩm học tập và những sản phẩm làm phong phú nội dung học, gắn nội dung học với công việc thực hiện trên. Trong tài liệu của dự án Việt- Bỉ có nêu: Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học [5, tr.125]. Quan niệm này đã chuyển dự án theo quan niệm chung thành dự án dạy học hay dự án học tập. Điểm nổi bật của quan niệm này là chuyển nội dung học thành bài tập tình huống, mà khi giải quyết tình huống này phải sử dụng kiến thức theo nội dung học tập. Như vậy, nội dung học thành vốn kiến thức của chủ thể để giải bài tập tình huống. Từ những quan niệm về dự án và dự án học tập nêu trên, chúng tôi cho rằng : 8 Dự án học tập là một đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn (vấn đề nghiên cứu) mà người học phải thực hiện bằng cách sử dụng các kiến thức một cách tổng hợp trong đó phải sử dụng kiến thức trong nội dung bài học. Kết quả là người học được phát triển năng lực nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ thực tiễn sử dụng kiến thức đã học. 1.2.2. Khái niệm dạy học theo dự án Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều PPDH cụ thể được sử dụng và khi thực hiện phải tiến hành cả ngoài lớp. Tuy nhiên về mặt nào đó còn coi dạy học dự án như là phương pháp dự án, khi đó cần hiểu đó là PPDH theo nghĩa rộng. Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mà người dạy và người học cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cả về thực tiễn, thực hiện một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho người học cùng nhau và tự giải quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định. Là phương pháp dạy học mà người dạy đóng vai trò là người định hướng các nhiệm vụ học tập, định hướng quá trình thực hiện cũng như quá trình tạo ra sản phẩm, người học trực tiếp thực hiện các giai đoạn của dự án học tập. Là phương pháp dạy học mà người học không thụ động tiếp nhận kiến thức từ người dạy mà chủ động tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết thông qua các nhận vụ thực tế liên quan đến bài học. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm như báo cáo khoa học, mô hình, phần mềm, mẫu vật, tư liệu sưu tầm. Khi thực hiện nhiệm vụ học tập người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả. 9 Trong dạy học theo dự án, người học thường phải giải quyết các vấn đề khá lớn, qua nhiều công đoạn. Vì vậy, làm việc nhóm là hình thức cơ bản, người học thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua quá trình hợp tác với người dạy và bạn bè trong nhóm cũng như thu thập thông tin từ thực tế và nhiều nguồn khác nhau. Trong dạy học theo dự án người học được cung cấp các tài nguyên, các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó người học tích lũy được kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề. Thông qua các dự án học tập mà nhiều mục tiêu giáo dục được thực hiện và đem lại hiệu quả trong thời gian dài. Dạy học theo dự án đặt người học vào vị trí trung tâm theo sự hướng dẫn của giáo viên mà các nhóm học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách tự lực, độc lập qua những giai đoạn nhất định: đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện ý tưởng, tạo sản phẩm, công bố sản phẩm. Qua đó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi Bản chất của dạy học theo dự án là: - Người học được đặt vào vị trí của người nghiên cứu. - Nội dung học được xây dựng thành dự án học tập. - Người dạy được đặt vào vị trí người cố vấn. - Mục đích đạt được là kiến thức tổng hợp và phương pháp phát hiện kiến thức, gắn kiến thức lí thuyết với tình huống thực tiễn. 1.2. 3. Mục tiêu của dạy học dự án Dạy học theo dự án nhằm vào các mục tiêu sau đây: - Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực; Tạo ra một sản phẩm (Ví dụ: Tổ chức buổi trồng rừng ngặp mặn; Tổ chức giới thiệu một sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái; Tổ chức cuộc thi "Hành trình sinh học" trong trường ...) 10 - Thực hành nghiên cứu (Ví dụ: Động vật và phân loại; Tác động của âm nhạc đói với bò sữa; Dự án nghiên cứu về rác và cách giảm bớt rác trong nhà trường; Nghiên cứu và so sánh cây phả hệ ...) - Giải quyết một vấn đề (Ví dụ: Làm thế nào để học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường; Tại sao loài khủng long lại biến mất; Video trong dạy học sinh học ...) - Rèn luyện, phát triển nhiều kĩ năng: kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. Tóm lại, mục tiêu của dạy học theo dự án là: - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ - Năng lực 1.2.4. Đặc điểm dạy học dự án - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của các dự án học tập xuất phát từ những tình huống của thực tiến xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của các dự án học tập cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng người học. Các dự án học tập gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống và xã hội. Trong những trường hợp đặc biệt lý tưởng việc thực hiện xá dự án học tập có thể mang lại những tác động tích cực cho xã hội. - Định hướng hứng thú người học: người học được tham gia lựa chọn những chủ đề, nội dung phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân, được tham gia thực hiện nhiệm vụ cũng như tạo ra các sản phẩm, do đó thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá. Khi người học có cơ hội kiểm soát được việc học của chính mình, giá trị của việc học cũng được tăng lên. Cộng tác với các bạn trong 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất