Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức dạy học dự án chiếu chèo quê hương em cho học sinh thpt góp phần bảo ...

Tài liệu Tổ chức dạy học dự án chiếu chèo quê hương em cho học sinh thpt góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian

.PDF
61
126
98

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tổ chức dạy học dự án “ Chiếu chèo quê hƣơng em” cho học sinh THPT góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 9. 2014 đến 5. 2015 4. Đồng tác giả: Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên 4.1 Tác giả Vũ Thanh Huyền - Năm sinh 1979 - Nơi thường trú: 153/703 Trường Chinh- phường Hạ Long- Thành phố Nam Định - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ Văn - Chức vụ công tác: Giáo viên - Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Điện thoại: 0915362802 4.2. Bùi Thị Duyên: - Năm sinh : 1990 - Nơi thường trú: Số 4/112 Trần Nhật Duật- Thành phố Nam Định - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ Văn - Chức vụ công tác: Giáo viên - Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Điện thoại:01689973026 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến - Tên đơn vị : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Địa chỉ: Phường Vị Xuyên- Nam Định - Điện thoại: 03503640297 1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến I. 1. Xuất phát từ sự đổi mới dạy và học trong nhà trƣờng phổ thông: Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Để hiện thực hóa định hướng đổi mới này, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp đổi mới khác nhau : từ việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại… đến các phương pháp mới như phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dự án, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học nhóm, và các kỹ thuật dạy học hiện đại… nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người học, hình thành những năng lực chung ( Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo và quản lý bản thân; Năng lực xã hội : năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực công cụ : năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin) và năng lực đặc thù môn Ngữ văn ( năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân; năng lực giao tiếp Tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ) cho người học. I. 2. Xuất phát từ ƣu điểm của phƣơng pháp dạy học dự án : Dạy học theo dự án là một phương pháp, hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập: từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Có thể nói, dạy học theo dự án là hoạt động học tập tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Kết hợp với vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết một vấn đề, với phương pháp này, người học được phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo. Đặc biệt giúp học sinh biết vận dụng lí thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường và xã hội để giải quyết những vấn đề phức tạp trong đời sống I. 3. Thực tế giảng dạy kịch bản sân khấu dân gian: - Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh được tiếp cận loại hình nghệ thuật chèo chỉ trong một thời lượng khiêm tốn là hai tiết học, qua một trích đoạn thuộc vở chèo cổ Kim Nham và chỉ giới hạn ở học sinh chuyên và phần chủ đề tự chọn nâng cao của ban cơ bản. Khi tiếp cận, học sinh đơn thuần khám phá một văn bản đọc hiểu như khi đọc cổ tích, truyện thơ… mà chưa có thói quen đọc như một kịch bản sân khấu dân gian. 2 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn Để học sinh thấy được vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật chèo, rất cần thời gian, sự đầu tư công phu và tâm huyết của cả thầy và trò. - Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời và giàu tính dân tộc nhất của người Việt. Hơn thế nữa, chèo còn là loại hình nghệ thuật tổng hợp, vì vậy, muốn hiểu rõ đặc điểm của chèo thì cần phải xem xét từ nhiều phương diện khác nhau với những giá trị đặc sắc khác nhau của nó ( như: sân khấu, diễn viên, tính chất ca kịch và diễn tích, tính ước lệ tượng trưng, múa và nhạc, … ). Vì thế học chèo, chính là thưởng thức chèo, là quá trình vận dụng kiến thức tổng hợp liên môn để thưởng thức và bồi đắp những xúc cảm thẩm mỹ cho người học. I. 4. Từ thực tế đời sống văn hóa xã hội Việt Nam những năm gần đây: Trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại, những năm gần đây, xu thế hội nhập, giao lưu với các nước trên thế giới về kinh tế, văn hóa… là điều tất yếu. Hơn bao giờ, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và định hướng chiến lược sâu sắc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đó không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh tinh thần, là giá trị, là cốt cách văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh mới, để chúng ta hòa nhập mà không hòa tan, khẳng định được địa vị, tiếng nói của dân tộc trên trường quốc tế. Tổ chức dạy học dự án “ Chiếu chèo quê hƣơng em” cho học sinh THPT góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian giúp học sinh hiểu và thêm yêu quý nghệ thuật sân khấu chèo dân gian, thêm tự hào về truyền thống nghệ thuật chèo của quê hương Nam Định, và cũng là một nỗ lực để bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. II. Thực trạng trƣớc khi tạo ra sáng kiến II.1- Việc học tập bộ môn Ngữ văn và học sân khấu dân gian nói riêng theo phƣơng pháp truyền thống Tổ chức giờ học đọc hiểu trích đoạn chèo như học một văn bản thông thường. Học bài nào, phân môn nào chỉ biết đến bài học đó, phân môn đó, chưa đầu tư thời gian để tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề, chưa biết kết hợp kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Kết quả là , học sinh học xong không thấy có gì khác biệt so với đọc hiểu một tác phẩm tự sự . Học sinh khá thụ động, máy móc, trông chờ vào sách để học tốt, tài liệu tham khảo, không có khả năng đánh giá, cắt nghĩa, lý giải vấn đề Năng lực của người học bị hạn chế, khả năng giải quyết vấn đề chưa được bồi dưỡng , khả năng thưởng thức thẩm mỹ cũng còn rất hạn chế 3 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn II.2- Cách dạy và học theo hƣớng tích cực, phát triển năng lực học sinh, bám sát yêu cầu đổi mới trong dạy và học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục- đào tạo: Cụ thể, chúng tôi đã tổ chức dự án học tập về nghệ thuật chèo cho các em, phối kết hợp với vận dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại: chia nhóm, đặt câu hỏi, bản đồ tư duy, tình huống, nêu vấn đề… Trong quá trình tổ chức, luôn có sự kết hợp giao thoa giữa kiến thức sách vở và kiến thức thực tiễn, giữa văn học và các bộ môn nghệ thuật và phân môn có liên quan, giữa kĩ năng đọc với kỹ năng nghe, nhìn, cảm thụ, bình giá khoa học và diễn xuất - Từ thực tiễn cách học dự án trên, học sinh đã chủ động và thực sự hứng thú hơn, năng lực tư duy được rèn luyện nhiều hơn, đặc biệt các năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ, và năng lực giải quyết thực tiễn đã được rèn luyện. Và quan trọng là ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn, và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong các em đã được đánh thức, được tiếp lửa. Kết quả đó cũng chính là mục đích sâu xa mà dự án giảng dạy và học tập về nghệ thuật chèo hướng tới, xin được trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý giá của thầy cô đồng nghiệp. III. Giải pháp 1. Về nhận thức và tƣ tƣởng 1.1. Nhận thức đúng về mục tiêu dạy học - Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh hiểu được một số đặc trưng của chèo cổ, thấy được diện mạo của nghệ thuật sân khấu truyền thống tại quê hương mình + Kĩ năng: Tiếp cận nghệ thuật chèo bằng nhiều con đường: ngôn từ nghệ thuật, ca vũ nhạc dân gian, kiến thức lịch sử, địa lý…, bằng sự kết hợp nhiều kỹ năng + Thái độ: Trân quý giá trị nhân văn của chèo, có ý thức bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo cổ trên quê hương văn hiến 1.2. Nhận thức đúng về phƣơng pháp dạy học dự án 1.2.1 Khái niệm: Dạy học dự án (Project Work) là một phương pháp dạy học, trong đó, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. 1.2.2 Đặc điểm và phân loại dự án: - Đặc điểm: định hướng thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng hứng thú người học, tính phức hợp, định hướng hành động, tính tự lực cao của người học… 4 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn - Phân loại theo chuyên môn; theo sự tham gia của người học, theo sự tham gia của GV, theo quỹ thời gian… 1.2.3. Tiến trình thực hiện Gồm 5 giai đoạn: - Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát , chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Bước 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong đó, cần xác định những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm - Bước 3: Thực hiện dự án. Các thành viên thực hiện theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân, thực hiện các hoạt động trí tuệ và thực tiễn, thực hành xen kẽ nhau. Từ đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra - Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm. Kết quả có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn. Cũng có thể là những hành động phi vật chất, như biểu diễn kịch, tổ chức một hoạt động sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. SẢn phẩm được trình bày giữa các nhóm, hoặc trong nhà trường, ngoài xã hội… Bước 5: Đánh giá dự án. Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án tiếp theo 1.2.4. Ƣu điểm của dạy học dự án đối với ngƣời học (Tiến hành so sánh với phương pháp dạy học truyền thống, để rút ra những ưu điểm và khó khăn của phương pháp dạy học mới này) - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; - Phát triển khả năng sáng tạo; - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; - Phát triển năng lực đánh giá. 1.2.5. Ƣu điểm dạy học dự án đối với môn Ngữ văn - Giúp hình thành những năng lực chuyên biệt của người học; năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tạo lập văn bản… 5 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn 1.3. Nhận thức đúng về kỹ thuật dạy học tích cực Trong bối cảnh mới của thời đại, đổi mới cách dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một yêu cầu bức thiết đối với người giáo viên, với nhà trường và ngành giáo dục nói chung . - Quá trình học tập tích cực nói đến những hoạt động của chủ thể- tích cực nhận thức, có khát vọng hiểu biết và không ngừng cố gắng cả về nghị lực và trí tuệ cao để chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực trong học tập của học sinh bộc lộ ở khả năng: Hứng thú với học tập; tập trung chú ý dến bài học; Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận…; có sáng tạo trong học tập; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; hiểu bài và có thể trình bày lại bài theo cách hiểu của mình; biết vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Dạy học tích cực: Hoạt động nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui học tập, nuôi dưỡng khát khao sáng tạo cho người học. 2. Giải pháp trọng tâm: Tổ chức dạy học dự án “ Chiếu chèo quê hƣơng em” cho học sinh THPT góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian 2.1 Mục tiêu của dự án 2.1.1 Kiến thức Giúp học sinh củng cố và mở rộng những hiểu biết về nghệ thuật chèo cổ, về vị trí , ý nghĩa của loại hình nghệ thuật này trong đời sống văn hóa của người Việt, của nhân dân Nam Định xa xưa và hôm nay bằng việc vận dụng kiến thức liên môn Cụ thể, chúng tôi đã vận dụng kiến thức liên môn như sau Phân môn Tên bài, hoặc tên đơn vị Lớp kiến thức, kĩ năng của phân môn liên quan Kiến thức hoặc kĩ năng vận dụng Ngữ văn Văn thuyết minh Học sinh hiểu và biết cách viết 10 báo cáo trình bày về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của chèo cổ . Luyện tập văn thuyết minh 10 Nắm vững kỹ năng thuyết minh để trình bày thuyết phục vấn đề Hình thức kết cấu văn bản 10 thuyết minh Xây dựng bố cục bài thuyết minh Lập dàn ý văn thuyết minh 10 Lập dàn ý bài viết mạch lạc Phương pháp thuyết minh 10 Phương pháp thuyết minh hợp lý 6 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Trình bày một vấn đề Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn 10 Nhuần nhuyễn các bước trình bày một vấn đề Địa lý Bảng biểu, sơ đồ Khảo sát, nhận xét bảng thống kê Âm nhạc Nhạc cụ dân gian Nhận diện, hiểu ý nghĩa Lịch sử Lịch sử hình thành và phát triển của chèo cổ Giáo dục Bài học đạo lý từ những tích chèo công dân 2.1.2Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tế: tìm kiếm, xử lý thông tin, viết thu hoạch, làm báo cáo, trải nghiệm sáng tạo trong thực tiễn 2.1.3 Thái độ - Trân trọng những giá trị nhân văn của văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu chèo dân gian của dân tộc, của quê hương Nam Định - Có ý thức và hành động thiết thực để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cha ông 2.2 Tiến trình dự án - Dự án triển khai với đối tượng là học sinh hai lớp 10 Văn 1 và 10 Văn 2 - Thời gian triển khai dự án: Từ tháng 8/2014 đến tháng 2 /2015, gắn liền với quá trình học sinh học văn học dân gian trong chương trình - Dự án gắn liền với hoạt động thường niên của câu lạc bộ văn học dân gian do đồng chí Vũ Thanh Huyền phụ trách. 2.2.1 Xác định chủ đề: * Định hƣớng: Đây là khâu quan trọng, cũng là bước đầu tiên sẽ định hướng mục tiêu cho học sinh trong toàn bộ dự án. Để khơi gợi hứng thú, giáo viên sẽ đặt người học vào tình huống , dẫn dắt ý tưởng thông qua những câu hỏi, chia nhóm làm việc theo hứng thú và theo năng lực. Học sinh không bị áp đặt và sẽ lựa chọn chủ đề, nhóm làm việc theo sự quan tâm và sở trường của bản thân - Sử dụng phƣơng pháp dạy học theo nhóm học tập là nền tảng của dạy học dự án + Khái niệm: Hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học quan trọng trong cách phương pháp dạy học tích cực nhằm mục tiêu giúp cho người học chủ động tham 7 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn gia vào các hoạt động xã hội, trách ỉ lại, thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Các học sinh được phân công vào các nhóm học tập phù hợp, được giao những nhiệm vụ học tập phù hợp. Học sinh thi hành các nhiệm vụ mà không cần sự giám sát trực tiếp, liên tục của giáo viên. Có những nội dung học sinh không thể làm việc độc lập thì làm việc theo nhóm sẽ giúp các em hợp tác làm việc và đạt hiệu quả cao. Dạy học theo nhóm có tác dụng rất tốt đối với người học. Với việc học này, học sinh ý thức được về khả năng của mình, nâng cao niềm tin vào việc học, ứng dụng xử lí hợp lí các tình huống trong học tập một cách trực tiếp. Hơn nữa, việc học tập theo nhóm giúp các em tự tin hơn trong học tập, trách được mặc cảm tự ti, lo âu vì sự thất bại. Đồng thời, góp phần cải thiện mối quan hệ của cá nhân, ý thức cao về khả năng của bản thân. Phù hợp với quan niệm “giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin” (W. B. Yeats) + Khi tiến hành chia nhóm, giáo viên có thể sử dụng theo các cách: Thứ nhất, chia học sinh trong lớp theo nhóm hứng thú. Tức là, các em có sở thích hoặc năng lực về nội dung học tập nào thì các em sẽ tự lựa chọn nội dung học tập đó. Thứ hai, chia học sinh trong lớp theo nhóm học phụ thuộc vào yêu cầu của bài học. Thứ ba, chia học sinh trong lớp theo nhóm phụ thuộc vào trình độ của học sinh, sao cho trong nhóm học tập có các học sinh thuộc trình độ từ cao xuống thấp…. + Giáo viên sẽ cắt cử đại diện nhóm, hướng dẫn các em xây dựng các câu hỏi, công việc để hoàn thành * Cụ thể - Nêu tình huống: Hiện nay, có phải nhắc đến chèo truyền thống là người ta lại nghĩ đến việc làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian? - Nhóm 1: Trả lời câu hỏi : Tại sao lại cần bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo cổ ? Để trả lời câu hỏi này, học sinh sẽ khảo sát hiện trạng, tìm hiểu sự quan tâm của giới trẻ học đường đến nghệ thuật chèo cổ, từ đó sẽ đề xuất giải pháp. - Nhóm 2: Trả lời câu hỏi: Là người con của mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt là chèo cổ, em đã tích lũy được bao nhiêu tri thức về nghệ thuật chèo cổ ? Để trả lời, học sinh phải tìm kiếm tài liệu, phải chinh phục được hành trình Tìm kiếm tri thức. - Nhóm 3: Có ý kiến cho rằng, Nam Định là một trong những mảnh đất giàu truyền thống nhất về chèo? Em có thể thuyết phục các bạn về điều này không? Để trả lời, học sinh sẽ tìm hiểu để thuyết minh về Chiếu chèo quê hương em - Nhóm 4: Đứng trước hiện trạng văn hóa truyền thống đang bị mai một, là chủ nhân tương lai của đất nước, các em có chiến lược hành động như thế nào để góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo truyền thống ? 8 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn Câu trả lời không chỉ là lý thuyết mà cần được chứng thực bằng những hành động thực tế có ý nghĩa. Vì vậy, mục tiêu của nhóm 4 sẽ mở rộng và đòi hỏi người học phải thể hiện thông qua những trải nghiệm sáng tạo lý thú. -> Nêu câu hỏi chính là dẫn học sinh vào mạch nối kết của chủ đề, cũng là mục tiêu cao nhất của dự án. Giáo viên sẽ khắc sâu lại bằng sơ đồ tư duy. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ cân nhắc để lựa chọn mục tiêu, chủ đề và tạo nhóm phù hợp cả hứng thú, năng lực người học. Sơ đồ tƣ duy phân công nhiệm vụ qua việc lựa chọn chủ đề Nhóm 1: Vì sao cần bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu chèo dân gian (khảo sát hiện trạng) Nhóm 2: Tìm kiếm tri thức: Chèo dân gian Chiếu chèo quê hương em Nhóm 4: Bảo tồn và phát huy (Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo) Nhóm 3: Tìm hiểu về nghệ thuật hát chèo tại quê hương (sự hình thành, phát triển, các chiếu chèo,các nghệ sĩ chèo tiêu biểu….) 2.2.2 Xây dựng kế hoạch - Khi học sinh có cùng hứng thú ngồi cùng nhau theo nhóm, theo tiểu chủ đề đã lựa chọn. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển khai thông qua những gợi ý, hướng dẫn. Nhóm sẽ chỉnh sửa và cử một đại diện trình bày trước lớp. * Nhóm 1: ( Hƣơng Phù Sa) GV hướng dẫn HS công việc cần triển khai 9 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn - Thực hiện khảo sát hiện trạng về sự quan tâm của giới trẻ đến nghệ thuật chèo, nhóm sẽ tiến hành điều tra, thống kê, phân tích và rút ra kết luận - Nhóm hoàn thiện kế hoạch thực hiện dự án: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN : VÌ SAO CẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG? - NHÓM HƢƠNG PHÙ SA Tên thành viên Nhiệm vụ Phƣơng tiện Thời hạn Dự kiến sản phẩm hoàn thành Lại Trang( Lập phiếu nhóm trưởng), Máy tính 1 tuần Phiếu điều tra Phiếu hỏi 1 tuần Số liệu, kết quả Lại Ngân Trang, Vẽ biểu đồ, Máy tính Nhận xét 1 tuần Biểu đồ ứng chiếu với từng câu hỏi, phân tích kết quả Ngọc Huy Trang, Đề xuất giải pháp 1 tuần Giải pháp Kim Chi Hương Ly, Điều tra * Nhóm 2: (Miền cổ tích) - Khắc phục sự thiếu hụt quan tâm đến nghệ thuật chèo, các em phải trang bị được vốn kiến thức căn bản về nghệ thuật chèo cổ, có thể tìm kiếm tri thức này trên mạng, qua sách nghiên cứu chuyên biệt, qua kiến thức đã học - Nhóm hoàn thiện và trình bày kế hoạch KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN: TÌM KIẾM TRI THỨC CHÈO TRUYỀN THỐNG - NHÓM MIỀN CỔ TÍCH – Tên thành viên Nhiệm vụ Phƣơng tiện Nguyễn Thị Tìm thông tin Sách Ngân( Nhóm khái lược chung khoa, Thời hạn hoàn Dự kiến sản thành phẩm giáo 1 tuần sách Bài viết, hình ảnh minh họa 10 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 trưởng), Thủy Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn Thu về chèo cổ, hay nghiên cứu, chèo sân đình mạng Internet Thu Minh, Lưu Tìm thông tin Sách, Hiền, Linh máy 1 tuần Bài viết, Hình Hương về những vở tính nối mạng chèo tiêu biểu ảnh minh họa, đường link các clip về các vở chèo thống truyền * Nhóm 3: (Mùa hoa cải) - Giáo viên định hƣớng: Tự hào là người dân Thành Nam giàu truyền thống, các em có thể làm giàu có hơn nữa giá trị ấy trước hết bằng những tìm hiểu đầy nhiệt huyết về nghệ thuật chèo nơi đây. Các em có thể tìm hiểu qua sách nghiên cứu, mạng Internet, hoặc trực tiếp phỏng vấn với các nghệ sĩ chèo của quê hương . - Học sinh hoàn thiện kế hoạch KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN: Nghệ thuật chèo quê hƣơng Nam Định NHÓM MÙA HOA CẢI Tên thành Nhiệm vụ Phƣơng tiện viên Thời hạn Dự hoàn thành Hoàng Thảo( Nhóm trưởng), Cao Hương, Vũ Hương, Phạm Hà Hương kiến sản phẩm Tìm thông tin Sách nghiên 1 tuần khái lược cứu, mạng chung về nghệ Internet thuật chèo ở Nam Định Bài viết, hình ảnh minh họa Huyền Trang, Tìm thông tin Sách, máy 1 tuần Mỹ Lệ, Nga về những vở tính nối chèo đã công mạng, phỏng Bài viết, Hình ảnh minh họa, đường link các clip về diễn đạt giải vấn cao, các nghệ sĩ nổi tiếng của Nhà hát chèo Nam Định các vở truyền thống các nghệ sĩ nam Định diễn chèo được chèo biểu * Nhóm 4: Hƣơng mạ non 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn - Giáo viên định hƣớng: Hoạt động của nhóm 4 sẽ kéo dài hơn cả về mặt thời gian, đòi hỏi các thành viên phải thực sự đam mê với nghệ thuật chèo, biết trải nghiệm một cách sáng tạo năng lực của bản thân về nghệ thuật chèo. Các em sẽ phối hợp với câu lạc bộ văn học dân gian để thực hiện - Học sinh hoàn thiện kế hoạch KÉ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CHÈO QUÊ HƢƠNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO - NHÓM HƢƠNG MẠ NONTên thành viên Nhiệm vụ Phƣơng tiện Thời hạn Dự kiến sản phẩm hoàn thành Vũ Thanh Lan ( Tổ nhóm trưởng), tham chức, Máy ảnh, Khoảng gia camera, sách , tháng 1 - Hình ảnh hoặc phim về nhà hát chèo. Khi học Lã Việt Huy, Ngọc Trang, Thu Thủy, Hải Yến, Hương các hoạt giấy bút, động trải trang phục, nghiệm đạo cụ… chèo cổ sinh đến học tập ngoại khóa - Vẽ tranh về một vài cảnh đặc sắc trong tích Ly, .. trong câu lạc bộ văn học dân gian chèo. - Bài viết thu hoạch sau hoạt động thực tế - Bài viết chuyên sâu về kịch bản chèo Phạm Hà Quảng bá Máy tính kết 1 tháng Hương, Phạm về chiếu nối mạng, Mỹ Lệ, Hoàng chèo quê máy in, ca me - Lập Câu lạc bộ hội những người yêu thích tìm hiểu chèo trên mạng Thảo xã hội - Tạo sản phẩm quảng cáo để giới thiệu về chiếu chèo quê hương cho bạn bè các nơi hương Vũ Thanh lan, Tập Nguyễn Thị diễn Nga, Lã Việt điệu ra hát, Máy tính nối 1 tháng làn mạng, hệ chèo, thống âm - Video sân khấu hóa một vài làn điệu chèo, trích đoạn trong các tích 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Huy trích chèo đoạn thanh, cụ Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn nhạc chèo của học sinh biểu diễn sau giờ học, trong câu lạc bộ 2.2.3 Thực hiện dự án * Học sinh : Thực hiện dự án theo sự phân công của nhóm trưởng và bám sát mục tiêu của cả nhóm để triển khai chủ đề * Học sinh sẽ báo cáo tiến độ cho giáo viên : Nhóm trƣởng phụ trách Nhóm 1, 2, 3 sẽ báo cáo 2 ngày /lần về những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động của nhóm Riêng nhóm 4 sẽ báo cáo 1 tuần/lần 2.2.3.1 Thu thập thông tin: * Dự án của nhóm 1 ( Hƣơng phù sa) : Vì sao cần bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống? - Thông tin được thu thập từ học sinh, theo cách thức điều tra bằng phiếu hỏi trên một số lượng học sinh cùng lứa tuổi, cùng học theo một lựa chọn chủ đề tự chọn trong môn Ngữ văn có chèo cổ. Có thể cần đến phương tiện hỗ trợ như máy ghi âm, phỏng vấn * Dự án nhóm 2 (Miền cổ tích): Tìm kiếm tri thức Chèo truyền thống Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn: sách vở, mạng , phỏng vấn nghệ nhân…Tuy nhiên, học sinh cần bám sát định hướng của giáo viên trước khi sử dụng tài liệu để viết báo cáo, cần có sự thông qua, kiểm soát của giáo viên * Dự án nhóm 3( Mùa hoa cải): Nghệ thuật chèo quê hƣơng Nam Định. Cách thu thập thông tin cũng tương tự nhóm II * Dự án nhóm 4 (Hƣơng mạ non) Bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo Thông tin đến từ chính hoạt động trải nghiệm của các em học sinh, do vậy nhóm trưởng cần có sự đốc thúc hài hòa, kích thích nhiệt huyết thành viên tham gia để có sản phẩm như mong muốn 2.2.3.2 Xử lý thông tin * Nhóm Hƣơng phù sa: Sử dụng biểu đồ để xử lý, giải thích dữ liệu *Nhóm Miền cổ tích: Các thành viên cập nhật và trao đổi thường xuyên Sử dụng tài liệu sách giáo khoa làm chuẩn , từ đó lựa chọn thông tin làm sâu sắc hơn những kiến thức đã được cung cấp 13 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn Lấy những cái chưa rõ, chưa biết về chèo của thành viên trong nhóm làm mục tiêu để tìm kiếm thông tin * Nhóm Mùa hoa cải: Lấy những tư liệu đã tìm hiểu được từ nhà hát chèo làm tâm điểm chọn lọc thông tin * Nhóm Hƣơng mạ non: Thông tin cần được chính người trải nghiệm kiểm soát và chọn lựa. 2.2.4 Báo cáo sản phẩm Học sinh sẽ tổng hợp và trình bày báo cáo sản phẩm trong Hội thảo câu lạc bộ văn học dân gian của khối chuyên Văn với chủ đề: Chiếu chèo quê hƣơng embảo tồn và phát huy 2.2.4.1 Sản phẩm của nhóm Hƣơng phù sa: Vì sao cần bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống? Hình thức trình bày: Báo cáo khảo sát ( trình chiếu trên Powerpoint) Sản phẩm báo cáo 1. Khái quát chung Chèo là một môn nghệ thuật đặc sắc xuất hiện từ xa xưa, rất phổ biến trong nhiều tầng lớp xã hội. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thành Nam, tôi hiểu rằng đây là chiếc nôi thần kì đã nuôi dưỡng bao tài năng chèo cho đất nước. Trong niềm tự hào ấy, thầy trò tổ Ngữ văn – trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã thực hiện một cuộc khảo sát về sự quan tâm dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này. - Đối tƣợng khảo sát: Học sinh khối 10 ban C, D, đây là nhóm đối tượng được học hai tiết Ngữ văn về trích đoạn chèo Xúy Vân giả dại ( Chèo Kim Nham) - Nội dung khảo sát: Khảo sát mức độ yêu thích, tầm hiểu biết và nhu cầu tìm hiểu của học sinh về nghệ thuật sân khấu chèo. - Cách thức khảo sát: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm với các phương án A,B,C,D để học sinh khoanh. Các câu hỏi không mang tính chính xác, ép buộc mà có độ mở phù hợp với các quan điểm riêng của học sinh. - Các câu hỏi khảo sát: 1.Bạn đã từng xem chèo chưa? 2.Theo bạn, loại hình nghệ thuật chèo có phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay không? 3.Bạn biết đến chèo và được tiếp xúc với chèo qua phương tiện nào? 4.Theo bạn, chèo có phải là thể loại chỉ dành cho những người già không? 5.Bạn có hứng thú với những tích chèo nào? 14 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn 6.Vì sao bạn quan tâm và hứng thú với những tích chèo đó? 7. Bạn có thể kể tên các nghệ nhân hát chèo nổi tiếng ở đất chèo Nam Định? 8.Theo bạn, diễn viên chèo thường gặp thử thách với các vai diễn nào? 9.Nhạc cụ nào được coi là tiêu biểu nhất trong nghệ thuật chèo? 10.Năm 2009, nhà hát chèo Nam Định đã xuất sắc giành Huy chương Vàng trong vở chèo nào? - Phiếu khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT Họ tên: Lớp Câu 1. Bạn đã từng xem chèo chƣa? A. Chưa xem bao giờ B. Xem một lần C. Đã xem nhiều vở chèo D. Mỗi vở chèo xem một nửa rồi bỏ lửng Câu 2: Theo bạn, loại hình nghệ thuật chèo có còn phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay không? A. Hoàn toàn không phù hợp B. Không thực sự phù hợp C. Tuy không thực sự phù hợp nhưng rất cần bảo tồn và phát huy vì đó là di sản văn hóa quý giá của cha ông để lại. D. Vẫn luôn phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Câu 3. Bạn biết đến chèo và đƣợc tiếp xúc với chèo qua các phƣơng tiện nào? A. Do xem qua các phương tiện truyền thông hoặc trực tiếp do các nghệ sĩ chèo biểu diễn B. Được biết đến qua sách báo, hoặc nghe kể. C. Xuất phát từ đam mê yêu thích nghệ thuật chèo nên tìm hiểu, khám phá D. Do trích đoạn chèo có trong chương trình học tập. Câu 3. Theo bạn, chèo có phải là thể loại chỉ dành cho những “ngƣời già” không? A. Rất phù hợp với người già B. Dành cho tất cả mọi lứa tuổi nếu thực sự quan tâm và thấu hiểu giá trị đặc sắc của nghệ thuật chèo C. Chỉ thuộc về những nghệ nhân yêu thích và tài hoa trong biểu diễn nghệ thuật chèo. 15 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn Câu 5. Bạn hứng thú với tích chèo nào nhất trong các tích chèo sau đây? A. Kim Nham, B. Quan Âm Thị Kính C. Nghêu, sò,ốc,hến, D. Lưu Bình Dương Lễ Câu 6. Vì sao bạn quan tâm và hứng thú với tích chèo đó nhất? A. Vì chỉ biết duy nhất tích chèo này B. Vì đây là tích chèo giàu ý nghĩa nhân văn C. Vì theo bạn đây là tích chèo đặc sắc nhất về nghệ thuật diễn xướng D. Vì được biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có trong chương trình sách giáo khoa Câu 7. Nam Định là một trong những mảnh đất giàu truyền thống về nghệ thuật chèo. Bạn có thể kể tên một số các nghệ nhân hát chèo nổi tiếng ở Thành Nam? ……………………………………………………………………………………… …… Câu 8: Bạn có biết, trong các tích chèo, diễn viên chèo gặp thử thách nhiều nhất khi thể hiện vai diễn nào trong các vai diễn sau đây: A. Xúy Vân B. Thị Mầu C. Hề chèo D. Mẹ Đốp Câu 9: Nhắc đến nhạc cụ trong nghệ thuật chèo là nhắc đến nhạc cụ nào tiêu biểu nhất trong số các nhạc cụ sau đây A. Trống chèo B. Nhị C. Đàn tranh D. Đàn nguyệt Câu 10: Trong hội diễn sân khấu nghệ thuật chèo toàn quốc năm 2009, nhà hát chèo Nam Định đã giành huy chƣơng vàng trong vở chèo nào? A. Xã trưởng- mẹ Đốp B. Trăng khuyết C. Chiến trường không tiếng súng D. Xúy Vân giả dại 16 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn 2. Biểu đó thể hiện kết quả khảo sát: Số lƣợng học sinh xem chèo: 60 50 Chưa xem bao giờ 40 Xem một lần 30 Đã xem nhiều vở chèo 20 Mỗi vở chỉ xem một nửa 10 0 Sự phổ biến của nghệ thuật chèo :(theo quan điểm của học sinh) Không phù hợp Không phù hợp nhưng cần bảo tồn Luôn phù hợp Phƣơng tiện tiếp cận với nghệ thuật chèo: + Trực tiếp do xem các nghệ sĩ chèo biểu diễn: 37/120 +Do trích đoạn chèo có trong chương trình học tập: 47/120 +Được biết đến sách báo hay nghe kể: 26/120 +Xuất phát từ niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật chèo nên tự khám phá, tìm hiểu:10/120 Chèo với lứa tuổi “Ngƣời già”: +Rất phù hợp với người già: 21/120 +Dành cho tất cả mọi lứa tuổi nếu thực sự quan tâm và thấu hiểu giá trị đặc sắc của nghệ thuật chèo:80/120 +Chỉ thuộc về những nghệ nhân yêu thích và tài hoa trong biểu diễn chèo:19/120 Tích chèo tạo sự hứng thú nhất: 17 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn 60 50 40 30 20 10 0 Kim Nham Quan Âm Thị Kính Nghêu, sò, ốc, hến Lưu Bình Dương Lễ Lí do quan tâm đến vở chèo đó: + Vì chỉ biết duy nhất tích chèo này: 19/120 + Vì đây là tích chèo giàu ý nghĩa nhân văn: 33/120 + Vì theo bạn đây là tích chèo đặc sắc nhất về nghệ thuật diễn xướng:16/120 +Vì được biết đến qua các phương tiện đại chúng hoặc có trong chương trình sách giáo khoa:52/120 Các nghệ nhân chèo nổi tiếng ở Thành Nam: +Đa số các bạn đều trả lời không biết, hoặc bỏ trống không trả lời +Nghệ sĩ Kim Liên: 7/120 +Nghệ sĩ Xuân La:4/120 Vai diễn nào thƣờng gặp nhiều thử thách nhất?: 70 60 50 40 30 20 10 0 Xúy Vân Thị Mầu Hề chèo Mẹ Đốp Nhạc cụ tiêu biểu nhất trong nghệ thuật chèo: 18 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn 60 50 40 30 20 10 0 Trống chèo Nhị Đàn tranh Đàn nguyệt Vở chèo đạt Huy chƣơng Vàng của nhà hát chèo Nam Định năm 2009: +Xã trưởng – mẹ Đốp: 37/120 +Xúy Vân giả dại: 49/120 +Trăng khuyết:16/120 +Chiến trường không tiếng súng:18/120 3. Nhận xét - Đa phần giới trẻ, nhất là học sinh ít quan tâm và không có nhiều hứng thú khi đến với nghệ thuật chèo truyền thống. Số lượng học sinh chỉ xem qua quýt chưa hết một tích chèo chiếm đến 80% số lượng đươc khảo sát. Con đường tiếp cận nghệ thuật chèo của các bạn thường mang tính bị động, không xuất phát từ đam mê, yêu thích mà phần nhiều là do chịu tác động của những câu chuyện truyền miệng, chương trình học, các phương tiện truyền hình, báo chí,…. Trong số những tích chèo rất phổ biến của sân khấu dân gian, tích chèo được học sinh quan tâm một cách hứng thú hơn cả là chèo Quan Âm thị Kính. Nhưng thật tiếc, lý do quan trọng khiến bạn trẻ quan tâm không thuộc về sức hấp dẫn nội tại của chèo mà là do được dư luận nhắc đến nhiều mà thôi. Nam Định không chỉ là đất học mà còn nổi tiếng về chiếu chèo, nhưng buồn thay, có đến 95% học sinh được khảo sát chưa từng biết đến một nghệ sĩ chèo nổi tiếng của Nam Định, đa phần các em chưa từng xem một vở chèo nào của nhà hát chèo Nam Định công diễn. -> Kết quả khảo sát đã cho thấy một thực trạng đáng buồn của đời sống nghệ thuật chèo hiện nay đã không còn nhận được sự quan tâm như trước. Và nếu như cứ kéo dài thực tế đó, nghệ thuật chèo của chúng ta, của Nam Định sẽ phát triển như thế nào hay sẽ để rêu phong phủ lối? - Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ khảo sát, chúng ta thấy một tín hiệu lạc quan đó là: Có đến hơn 60% học sinh có chung quan điểm rằng tuy nghệ thuật chèo không còn phù hợp với văn hóa hiện đại nhưng rất cần bảo tồn, phát huy vì đó là những giá trị không thể mai một của quá khứ. Nhiều ý kiến đồng tình với khẳng định rằng : Nghệ thuật chèo không phải thuộc về người già tuổi mà nó dành cho mọi lứa tuổi nếu thực sự quan tâm và 19 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015 Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn thấu hiểu giá trị đặc sắc của nghệ thuật chèo. Một vài câu hỏi thử trắc nghiệm độ am hiểu của các em về nhạc cụ chèo, về vai diễn nhiều thử thách đều cho kết quả đáng mừng. -> Vấn đề là ở chỗ, học sinh không thiếu sự quan tâm và niềm yêu thích với văn hóa truyền thống. Chỉ là, cách các nhà văn hóa, các cấp chính quyền, người làm giáo dục khơi dậy niềm đam mê, dẫn dắt học sinh đến với những giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa quá khứ như thế nào thôi. Chúng tôi hy vọng sự quan tâm của giới trẻ sẽ ngày càng nhiều hơn đến nghệ thuật chèo truyền thống. 4. Vì sao cần phải bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống? 5. Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống - Trang bị tri thức cho lớp trẻ về giá trị và những đặc sắc của chèo cổ, ý nghĩa nhân văn của chèo gắn liền với một giai đoạn trong lịch sử dân tộc - Trang bị những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hóa của quê hương, bồi dưỡng niềm tự hào, tự tôn để mỗi một bạn trẻ luôn cháy bỏng tình yêu và sự gắn bó với quá khứ, sống tốt cho hiện tại, có như vậy mới gìn giữ được nghệ thuật truyền thống quá khứ - Có chiến lược quảng bá, tuyên truyền rộng rãi để nghệ thuật chèo không chỉ là một di sản tinh thần mà còn có thể là nguồn lực, là thế mạnh của du lịch địa phương - Tổ chức phong phú hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiếp xúc, tập luyện, biểu diễn chèo, đó chính là cách thức tốt nhất để nối dài truyền thống đến tương lai. 2.2.4.2 Sản phẩm của nhóm Miền cổ tích Hình thức trình bày: Báo cáo thuyết minh về chèo cổ, tóm lƣợc ngắn gọn trên PowerPoit Sản phẩm báo cáo 1. Sản phẩm 1: Một vài đặc trƣng về chèo cổ Việt Nam * Chèo là một hình thức ca kịch, có cốt truyện, có sự kết hợp của kịch bản nghệ thuật văn học và sự diễn xuất của diễn viên. Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. 20 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan