Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức dạy học chương iii “chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” sinh...

Tài liệu Tổ chức dạy học chương iii “chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” sinh học 10 thpt theo hình thức học tập đảo chiều (flipped learning)

.PDF
172
702
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---- HOÀNG THỊ THU HÀ Tæ CHøC D¹Y HäC CH¦¥NG: CHUYÓN HãA VËT CHÊT Vµ N¡NG L¦îNG TRONG TÕ BµO -SINH HäC 10-THPT THEO H×NH THøC HäC TËP §¶O CHIÒU (FLIPPED LEARNING) Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Sinh học Mã số:60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hiền HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và quá trình công tác tại TTGDTX Nguyễn Văn Tố, quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội. Bằng tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Hiền – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học và luôn luôn khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Hội đồng Khoa học và phòng Sau Đại học của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Khoa Sinh học,, bộ môn LL và PPDH Sinh học; Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, cán bộ, GV và HS TTGDTX Nguyễn Văn Tố, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát tình hình thực tế dạy học và thực nghiệm sƣ phạm. Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận án Hoàng Thị Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3 5: Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6: Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3 7. Dự kiến đóng góp mới của luận văn ............................................................. 4 8. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 6 1.1. Cơ sở lí luận của hình thức học tập đảo chiều ...................................... 6 1.1.1. Khái niệm về hình thức học tập đảo chiều.......................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của hình thức học tập đảo chiều......................................... 8 1.1.3. Mối quan hệ giữa hình thức học tập đảo chiều với các hình thức học tập khác ................................................................................................. 10 1.1.4. Học tập đảo chiều và tự học ............................................................. 12 1.2. Cơ sở thực tiễn của hình thức học tập đảo chiều ................................ 18 1.2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng hình thức học tập đảo chiều trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................... 18 1.2.2. Thực trạng hoạt động dạy và học Sinh học 10 THPT ...................... 24 1.2.3. Đặc điểm kiến thức Chương III: “Chuyển hóa vật chất và nănglượng trong tế bào” Sinh học 10-THPT. ............................................ 33 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 36 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƢƠNGCHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG TRONG TẾ BÀO - SINH HỌC 10, THPT THEO HÌNH THỨC HỌC TẬP ĐẢO CHIỀU ............................. 37 2.1. Quy trình xây dựng bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều ........................................................................................................ 37 2.1.1. Nguyên tắc xây dựng bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều ..................................................................................................... 37 2.1.2. Quy trình xây dựng bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều..................................................................................................... 38 2.1.3. Ví dụ xây dựng bài dạy Chương III “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” Sinh học 10, THPT theo hình thức học tập đảo chiều ..................................................................................................... 41 1.2. Quy trình tổ chức bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều .. 46 2.2.1. Nguyên tắc tổ chức bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều .. 46 2.2.2. Quy trình tổ chức bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều. .. 47 2.2.3. Ví dụ tổ chức bài dạy Chương III “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” Sinh học 10, THPT theo hình thức học tập đảo chiều ... 53 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 60 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 61 3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm. ................................................... 61 3.2. Đối tƣợng và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm. ............................ 61 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 61 3.2.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................. 61 3.3. Nội dung thực nhiệm sƣ phạm .............................................................. 61 3.4. Bố trí thí nghiệm..................................................................................... 61 3.4.1. Cách bố trí thí nghiệm ...................................................................... 61 3.4.2. Công cụ và tiêu chí đánh giá ký năng tự học.................................... 62 3.5. Xử lí số liệu.............................................................................................. 72 3.5.1. Kết quả lĩnh hội kiến thức chương 3: chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào – Sinh học 10 THPT của học sinh....................... 72 3.5.2. Kết quả đạt được về kỹ năng tự học chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào – Sinh học 10 THPT của học sinh. ......... 76 3.5.3 Phân tích định tính ............................................................................. 82 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 84 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ STT Chữ viết tắt 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HĐ Hoạt động 4 HS Học sinh 5 KT Kiểm tra 6 SGK Sách giáo khoa 7 SL Số lƣợng 8 SV Sinh viên 9 THPT Trung học phổ thông 10 TN Thực nghiệm 11 TTGDTX Trung tâm Giáo dục Tthƣờng xuyên DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa hình thức học tập đảo chiều với các hình thức học tập khác ...........................................................................................11 Bảng 1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học ...................................................16 Bảng 1.3. Quan niệm, nhận thức và tình hình học tập môn Sinh học của HS .......25 Bảng 1.4. Các hình thức tự học của HS .................................................................27 Bảng 1.5. Tự đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT trong hoạt động tự học của HS...28 Bảng 1.6. Thực trạng sử sụng CNTT trong dạy học của GV ................................30 Bảng 1.7. Các biểu hiện cần trang bị cho ngƣời tự học trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10-THPT. ....32 Bảng 2.1. Giải thích sơ đồ quy trình tổ chức bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều. ...................................................................................49 Bảng 2.2. Bảng thông tin .......................................................................................54 Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học....................62 Bảng 3.2. Bảng hỏi kiểm tra kỹ năng tự rèn luyện thái độ biểu hiện của ngƣời có năng tự học........................................................................................67 Bảng 3.3. Bảng hỏi kiểm tra tình hình rèn luyện biểu hiện tính cách của ngƣời có năng lực tự học .................................................................................67 Bảng 3.4. Bảng hỏi kiểm tra tình hình rèn luyện biểu hiện kỹ năng của ngƣời có năng lực tự học .................................................................................68 Bảng 3.5. Bảng Nhận xét kỹ năng tự học của HS khi thực hiện nhiệm vụ ...........70 Bảng 3.6. Bảng nhận xét kỹ năng hoạt động nhóm của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập. ..................................................................................71 Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số điểm qua 4 bài kiểm tra ở nhóm ĐC và nhóm TN ...72 Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất điểm qua 4 bài kiểm tra ở nhóm ĐC và nhóm TN ...............................................................................................72 Bảng 3.9. Tần suất hội tụ tiến (f↑) – số HS đạt điểm Xi (%) trở lên ở 4 lần kiểm tra .......................................................................................... 73 Bảng 3.10. Tỉ lệ HS đạt điểm trên trung bình (%) ...................................................74 Bảng 3.11. Các tham số đặc trƣng qua 4 lần kiểm tra .............................................74 Bảng 3.12. Kiểm định X theo tiêu chuẩn U kết quả kiểm tra trong thực nghiệm. ......76 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học của HS lớp ĐC .............................................................77 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học của HS lớp TN .............................................................79 Bảng 3.15. Kết quả kiểm định sự sai khác về mức độ đạt đƣợc các biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học của HS lớp TN giữa các lần kiểm tra.....81 DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tốc độ phát triển E-learning trên thế giới (Phạm Tiến Dũng, Ambient Insight 2014) ......................................................................23 Biểu đồ 1.2. Quan niệm, nhận thức và tình hình học tập môn Sinh học của HS ..26 Biểu đồ 1.3. Tự đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT trong hoạt động tự học của HS ......29 Biểu đồ 3.1. Tần suất điểm qua 4 bài kiểm tra ở nhóm ĐC và nhóm TN .............73 Biểu đồ 3.2. Tần suất hội tụ tiến (f↑) – số HS đạt điểm Xi (%) trở lên ở 4 lần kiểm tra ..............................................................................................73 Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá định lƣợng đánh giá các biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học lớp ĐC. ...............................................................78 Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá định lƣợng đánh giá các biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học lớp TN. ...............................................................80 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học (Theo Taylor) ........................14 Sơ đồ 1.2. Biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học (theo Candy) ..........................15 Sơ đồ 1.3. Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy học ................................................19 Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều. ....39 Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức bài dạy Sinh học theo hình thức học tập đảo chiều. ... 48 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Tổ chức dạy học đảo chiều ............................................................................7 Hình 2.1. Ví dụ về xây dựng bài dạy ........................................................................45 Hình 2.2. Ví dụ về xuất bài giảng sang video ...........................................................46 Hình 2.3. Ví dụ kết quả thảo luận nhóm ...................................................................57 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ mục tiêu nâng cao kĩ năng tự học cho học sinh Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học trong bối cảnh bùng nổ tri thức hiện nay là một trong những mục tiêu dạy học quan trọng. Chƣơng trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra rằng:“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.[2] Chiến lƣợc phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 cũng đã nêu rõ:“Phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với ý tưởng độc lập dân tộc và CNXH”.[1] Vì lẽ đó, nhiệm vụ nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh vừa mang tính cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản của giáo viên và nhà trƣờng. 1.2. Xuất phát từ vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học Có thể thấy, thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin (CNTT). Mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều dựa trên nền tảng CNTT. Theo đó, CNTT cũng đã trở thành một phần của hoạt động giáo dục và đào tạo. CNTT góp phần thúc đẩy đổi mới phƣơng pháp dạy và học, đổi mới phƣơng thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra – đánh giá. Đặc biệt, CNTT mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho cả giáo viên (GV) và học sinh (HS). GV và HS có thêm kênh giao tiếp hiệu quả, thƣờng xuyên. Từ đó, nhiều hình thức dạy học đã ra đời, dựa trên nền tảng hỗ trợ của CNTT. Những hình thức dạy học đổi mới này dễ phát huy và rèn luyện kĩ năng tự học cho HS. 1 1.3. Xuất phát từ nhu cầu của người học Với lƣợng thông tin khổng lồ, ngƣời học cần có một hệ thống logic các nội dung kiến thức để có thể tra cứu khi cần thiết. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT trong dạy học giúp ngƣời học chủ động về thời gian; tiếp xúc đƣợc với lƣợng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn mà lại chính xác. Giờ đây, việc học của ngƣời học trở nên cơ động, giúp ngƣời học giải quyết đƣợc nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống. Việc học không chỉ bó gọn trong một cuốn sách mà nó là sự tƣơng tác, đổi mới liên tục để cập nhật, phát triển kiến thức. 1.4. Xuất phát từ nội dung chương III: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” Sinh học 10-THPT Nội dung chƣơng: “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10-THPTlà những kiến thức có tính chất trừu tƣợng, diễn ra phức tạp ở cấp độ phân tử, không quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng. Vì vậy, việc sử dụng các mô phỏng, minh họa bằng máy vi tính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HS chiếm lĩnh tri thức. Hơn nữa, việc sử dụng các mô phỏng này với tiếp cận dạy học phù hợp sẽ càng nâng cao hơn nữa chất lƣợng học tập của HS. Theo Sams và Bergmann (2013): “Mô hình dạy học đảo chiều phù hợp với việc giảng dạy các khái niệm cơ bản, mô hình, cơ chế hoạt động hoặc kiến thức thuộc loại quy trình (procedural knowledge), phương thức này cũng sử dụng hiệu quả đối với dạy học bằng dự án”.[16] Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” - Sinh học 10-THPT theo hình thức học tập đảo chiều (Flipped Learning)” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chƣơng III “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10-THPT theo hình thức học tập đảo chiều (Flipped Learning) nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh. 3. Giả thuyết khoa học Có thể tổ chức dạy học chƣơng III “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10-THPT theo hình thức học tập đảo chiều và hình thức này sẽ góp phần rèn luyện đƣợc kĩ năng tự học cho học sinh. 2 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu. - Hình thức học tập đảo chiều (Flipped learning) - Nội dung kiến thức chƣơng III “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10-THPT 4.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình dạy học Sinh học 10 THPT. - Ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học. 5: Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, trong dạy học Sinh học nói riêng. 5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu và sử dụng hình thức học tập đảo chiều trong dạy học nói chung, trong dạy học Sinh học nói riêng. 5.3. Xác định thực trạng dạy và học Sinh học 10 THPT ở một số trƣờng khu vực Hà Nội; thực trạng kĩ năng tự học của HS. 5.4. Đề xuất và thử nghiệm quy trình xây dựng và tổ chức dạy học Chƣơng III “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10 THPT theo hình thức học tập đảo chiều. 5.5. Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. 6: Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu chƣơng trình, SGK, sách giáo viên Sinh học 10 THPT - Nghiên cứu Nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề sử dụng CNTT nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS THPT. - Tổng hợp, phân tích tài liệu, kết quả nghiên cứu, bài báo khoa học và những kết quả khảo sát, đánh giá việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS thông qua việc sử dụng CNTT trong dạy học Sinh học. 3 6.2. Phương pháp điều tra sư phạm. - Dùng phiếu điều tra để xác định thực trạng thiết kế và sử dụng bài giảng ứng dụng CNTT của GV trong dạy học Sinh học lớp 10 THPT nhằm nâng cao khả năng tự học cho HS. - Sử dụng phiếu điều tra để xác định thực trạng nhận thức của HS về xây dựng kế hoạch học tập môn Sinh học có ứng dụng của CNTT. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Bố trí thí nghiệm: Bố trí thực nghiệm theo kiểu song song. -Xử lí số liệu: + Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu đƣợc. Về lĩnh hội kiến thức: Để đánh giá đƣợc phƣơng pháp dạy học mà luận văn đề xuất, đảm bảo tính khách quan và chính xác, chúng tôi sử dụng các tham số đặc trƣng thống kê toán học để xác định kết quả của HS lớp TN và ĐC. Phần mềm Microsoft Excel đƣợc sử dụng để xử lí số liệu. Về kết quả rèn luyện kĩ năng tự học: Xây dựng thang đánh giá năng lực của HS, bảng hỏi, bảng kiểm dựa vào yêu cầu cần đạt đối với từng biểu hiện của ngƣời có năng lực tự học. Để kiểm định sự khác biệt giữa các lần kiểm tra có ý nghĩa hay không có ý nghĩa chúng tôi sử dụng kiểm định X2 (Khi bình phƣơng), dùng phần mềm Chi-Square P Value Calculator (X2 – Khi bình phƣơng: http://www.easycalculation .com/statistics/chi-square-p-value.php) + Phân tích kết quả: dựa trên cả hai vấn đề là định lƣợng và định tính. 7. Dự kiến đóng góp mới của luận văn 7.1. Bƣớc đầu hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến hình thức tổ chức học tập đảo chiều và mối liên hệ của hình thức này với việc rèn luyện kĩ năng tự học cho ngƣời học. 7.2. Đề xuất đƣợc quy trình xây dựng và sử dụng hình thức học tập đảo chiều trong việc tổ chức dạy học Chƣơng III “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10, THPT. 4 8. Cấu trúc của đề tài Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2:Tổ chức dạy học Chƣơng III “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào” Sinh học 10, THPT theo hình thức học tập đảo chiều Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của hình thức học tập đảo chiều 1.1.1. Khái niệm về hình thức học tập đảo chiều Theo Garrison và Kanuka (2004): “Dạy học đảo chiều sử dụng CNTT nhằm thúc đẩy quá trình học tập bên ngoài lớp học là một mô hình đã và đang ngày càng phổ biến. Kết quả này đạt được là do mô hình dạy học đảo chiều đã tạo ra được môi trường học thực học (deep learning), học có ý nghĩa (meaningful learning) cũng như phát triển tư duy phê phán và hình thức học cấp cao, nó cũng tạo ra môi trường làm việc độc lập và tự kiểm soát việc học” [10]. Theo Strayer (2012): “Lớp học đảo chiều (Flipped learning) là một phương thức thiết kế dạy học theo mô hình kết hợp. Mô hình này đã và đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mô hình này có cách thức tổ chức dạy-học đảo ngược so với lớp học truyền thống” [17]. Định nghĩa lớp học đảo chiều theo Flipped Learning Network: “Học tập đảo chiều (Flipped Learning) là một phương pháp sư phạm, ở đó việc hướng dẫn trực tiếp chuyển từ không gian học theo nhóm sang không gian học cá nhân và do đó không gian nhóm trở thành môi trường học tập năng động và tương tác, nơi nhà giáo hướng dẫn sinh viên áp dụng các khái niệm và tham gia một cách sáng tạo vào các vấn đề” [23]. Theo trung tâm dạy học Đại họcVanderbilt thì“Các lớp học đảo chiều (flipped learning) được hiểu là sự đảo ngược của hình thức giảng dạy truyền thống mà học sinh được tiếp xúc đầu tiên với kiến thức mới ngoài lớp học, thường là thông qua việc đọc hoặc xem các bài giảng video trước khi lên lớp. Sau đó thời gian trên lớp của học sinh được sử dụng để giải quyết vấn đề khó, còn thắc mắc thông qua các phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận hay tranh luận” [20]. Theo Balkanski (NewsRx Health, 2012): “Theo cách dạy và học đảo chiều, người học chỉ nghe những bài giảng ngắn qua các đoạn băng video và tất cả phải trả lời câu hỏi kiểm tra khái niệm trên hệ thống quản lí học. Sau đó người học tham 6 gia vào các hoạt động thảo luận nhóm trên lớp học và giáo viên sẽ phản hồi để điều chỉnh những câu trả lời sai” [14]. Theo Brame (2013):“Đối với lớp học đảo chiều, người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học giáo viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới” [08]. 28] Hình 1.1. Tổ chức dạy học đảo chiều Theo Nguyến Trí Hiển:“Học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu” [27]. Tại hội thảo Flipped Teaching của trƣờng đại học bang Ohio, Hoa Kỳ năm 2011 đã đƣa ra định nghĩa lớp học đảo chiều: “Lớp học đảo chiều sẽ đảo ngược trật tự của phương pháp dạy học truyền thống, đưa ra các bài giảng online ngoài giờ học và chuyển “bài tập về nhà” thành hoạt động trên lớp” [25]. 7 Jon Bergmann là một ngƣời tiên phong trong phong trào tổ chức dạy học theo hình thức học tập đảo chiều. Ông là giám đốc (cùng Aaron Sams) của FlippedClass.com và đồng sáng lập The Flipped Learning Network. Ông cho rằng: “Con đường thu hút người học”. Ông đã đƣa ra quan điểm về lớp học đảo chiều nhƣ sau: “Bắt đầu bằng việc GV sử dụng video do mình tạo ra như một công cụ giảng dạy vào năm 2007. Là người tiên phong sử dụng lớp học đảo chiều, chúng tôi thường được hỏi câu hỏi: Khái niệm chính xác của lớp học đảo chiều là gì? Để trả lời được câu hỏi này một cách chính xác thì khá khó khăn vì mỗi một lớp học đảo chiều có sự khác nhau trong mỗi trường hợp khác nhau. Ví dụ: một GV lớp 4 sẽ có cách tổ chức lớp học đảo chiều khác biệt với một lớp học tiếng Anh ở bậc THCS. Việc tổ chức lớp học đảo chiều thực sự bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi đơn giản: Cách sử dụng tốt nhất thời gian của bạn ở trên lớp là gì? Mỗi GV sẽ trả lời câu hỏi theo một cách khác nhau, vì vậy không có một định nghĩa chính xác cho lớp học đảo chiều. Tuy nhiên một số điểm tương đồng giữa các câu trả lời đó là: các hướng dẫn trực tiếp (bài giảng) được giao tại nhà qua video do GV tạo ra và sau đó khi lên lớp GV giải đáp thắc mắc của HS như việc giải quyết bài tập về nhà ở lớp học truyền thống. Đặc điểm đảo chiều thời gian, địa điểm giảng dạy, bài tập về nhà của lớp học này là việc thiết yếu nhất của lớp học đảo chiều. Giá trị lớn nhất mà lớp học đảo chiều mang lại là giúp cho GV chuyển thời gian trên lớp trở thành thời gian học tập thực sự và tương tác với HS nhiều hơn”[11]. Nhƣ vậy, một cách ngắn gọn nhất, học tập đảo chiều là hình thức học mà ở đó việc học kiến thức mới được HS tự học ở nhà, việc ôn lại kiến thức mới được HS thực hiện cùng nhau trên lớp. Lớp học đảo chiều, theo đó, có nhiều thế mạnh để nâng cao năng lực tự học cho HS, cùng với đó là khả năng quản lí bản thân và kích thích hứng thú học tập của HS cũng đƣợc tăng lên. 1.1.2. Đặc điểm của hình thức học tập đảo chiều Theo Bergmann và cộng sự (2012), bản chất của mô hình “lớp học đảo chiều” là “sự tăng cường tiếp xúc và tương tác giữa thầy và trò, và giữa trò với nhau, là sự kết hợp giữa dạy trực tiếp và học thông qua xây dựng kiến thức, tạo ra cơ hội cá nhân hoá quá trình giáo dục, chứ không phải là một sự thay thế người thầy bằng băng ghi hình” [11]. 8 - HS luôn nhận đƣợc sự trợ giúp về những chủ đề khó khi dự học đảo chiều. Vì một trong những thách thức lớn nhất của lớp học truyền thống là thông qua một bài giảng về kiến thức mới ở trên lớp, các câu hỏi vận dụng đƣợc đƣa về nhà để áp dụng những điều đã học trên lớp mà không có bất cứ sự trợ giúp nào. Do vậy HS thƣờng gặp khó khăn và có thể không hoàn thành bài tập về nhà. HS phải vật lộn với bài tập và dễ dàng bỏ cuộc. Trong một lớp học đảo chiều, công việc đơn giản đƣợc thực hiện tại nhà là xem một video bài giảng và khi gặp khó khăn thì HS đặt câu hỏi, sau đó khi lên lớp với sự giúp đỡ của GV thì HS đƣợc giải đáp thắc mắc. Tƣ duy bậc cao đƣợc phát huy trong lớp học. - Tƣơng tác giữa GV và HS đƣợc nâng cao: Ở lớp học truyền thống, GV thƣờng giảng trực tiếp ở trên lớp, mang nặng tính “biểu diễn”. Nhƣng ở lớp học đảo chiều, GV di chuyển bài giảng “biểu diễn” đó ra ngoài giờ lên lớp nên tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian cho GV, để GV có thể tƣơng tác 1-1 với HS hoặc trong nhóm nhỏ với các HS. Kết quả lí tƣởng là GV có thời gian để trao đổi với mỗi HS trong mỗi bài học. - Lớp học đảo chiều phù hợp với sự khác biệt giữa mỗi HS: Lớp học truyền thống không xử lí tốt mặt khác biệt giữa các HS. Với lớp học đảo chiều, nhu cầu cá nhân của ngƣời học dễ dàng đƣợc đáp ứng. Những HS kém hơn đƣợc chú ý và những HS xuất sắc đƣợc giao những nhiệm vụ thích hợp với khả năng để tiến bộ. - Tạo ra bầu không khí học thực sự: Trung tâm của hoạt động học tập là hỏi đáp thắc mắc, từ đó giúp HS khoan sâu vào chủ đề học tập. Tạo bầu không khí “học tập” hơn là “giảng dạy” nên sẽ đạt mục tiêu bài học tốt hơn. HS chủ động trong việc khám phá tri thức và làm chủ việc học của bản thân. - HS học theo tiến độ của bản thân: Khi học bài mới trên lớp GV thƣờng nói quá nhanh (thƣờng đối với HS kém) hoặc quá chậm (đối với HS học tốt). Khi học qua video ngoài giờ lên lớp, HS có thể tự chủ soát tốc độ bài giảng phù hợp với bản thân. - Tuy nhiên, không phải bài học nào cũng có thể sử dụng hình thức học tập đảo chiều: Học tập đảo chiều là một hình thức học tập linh hoạt, chỉ sử dụng video 9 bài giảng với những nội dung khái niệm khó, trừu tƣợng và diễn biến của quá trình không quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng. - Do có sự tƣơng tác giữa các HS trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập nên mối quan hệ giữa các HS sẽ tốt hơn, GV có khả năng quan sát HS nên có thể hiểu về cá nhân từng HS hơn. GV có thể trò chuyện và lắng nghe vấn đề của HS. GV nhận biết đƣợc đơn vị kiến thức mà HS đang gặp khó khăn và hƣớng dẫn họ. Do sự tƣơng tác chặt chẽ nên GV có thể biết đƣợc nguyện vọng cũng nhƣ nỗi sợ của HS từ đó có phƣơng hƣớng giúp HS giải quyết vấn đề. Giúp cho GV tiếp cận với HS vào đúng vấn đề tại thời điểm mà HS cần. Nhƣ vậy, học tập đảo chiều là một mô hình dạy học kết hợp, dựa trên cơ sở hoạt động tự học, chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tƣơng tác. Học tập đảo chiều giúp tạo ra môi trƣờng khuyến khích tính tự chủ trong học tập vì ngƣời học có cơ hội học tập theo nhịp độ phù hợp với khả năng của bản thân và có trách nhiệm trong việc xây dựng nội dung kiến thức thay vì phụ thuộc vào lƣợng kiến thức mà giáo viên truyền đạt. 1.1.3. Mối quan hệ giữa hình thức học tập đảo chiều với các hình thức học tập khác Các phƣơng pháp dạy học truyền thống nhƣ: phƣơng pháp thuyết trình, vấn đáp … hay những phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ: giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học tình huống…sẽ phát huy đƣợc tính tích cực trong nhận thức của học sinh khi đƣợc hỗ trợ bởi CNTT, mối quan hệ này là mối quan hệ hỗ trợ, tƣơng tác lẫn nhau. Trong học tập đảo chiều, bản chất là dạy học kết hợp giữa hình thức học trên lớp với e-learning (học qua mạng), khả năng phát huy tính tự chủ của ngƣời học sẽ dễ dàng đƣợc thực hiện. Có thể so sánh giữa hình thức học tâp truyền thống trên lớp với e-learning và học tập đảo chiều trong bảng 1.1 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan