Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở c...

Tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần vpp hồng hà

.DOC
330
140
50

Mô tả:

Luận văn Đề tài: Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà LỜI NÓI ĐẦU Nước ta từ sau Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là một bước ngoặt có tính chất quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Cơ chế thị trường đã có sự tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn tìm cách để hoạt động có hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải hoàn thiện tất cả các khâu vận hành của mình trong khả năng có thể, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến công cụ kế toán. Kế toán là công cụ quản lý hiệu quả tài sản, tiền vốn và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin và số liệu đáng tin cậy để Nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực. Vì vậy việc đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán để phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Trong công tác kế toán nói chung, kế toán “tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” là phân hệ quan trọng vì mục tiêu đặt ra của các doanh nghiệp là sản xuất sản phẩm chất lượng tốt, với chi phí sản xuất tiết kiệm nhất và giá thành sản phẩm thấp ở mức có thể, một mặt làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động, mặt khác đảm bảo sự tồn tại và củng cố vị thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác và kịp thời, đúng đối tượng, đúng phương pháp, và đúng chế độ quy định. Chính vì vậy công tác kế toán này luôn được sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để hiểu rõ hơn nội dung và tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà, em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và lựa chọn đề tài:”Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà” Kết cấu luận văn của em gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như các cô, các anh chị ở phòng kế toán của Công ty nhưng do thời gian tiếp cận thực tế còn ít và trình độ lý luận còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong muốn được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các cô, các anh chị phòng kế toán Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – Thạc sỹ Mai Thị Bích Ngọc cùng toàn thể các cô, các anh chị trong phòng kế toán của Văn Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà đã giúp em hoàn thành luận văn này. Chương 1 Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và xu thế mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có sự chuyển biến đáng kể. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra một cơ hội lớn cho các Doanh nghiệp Việt Nam, nhưng bên cạnh đó thách thức cũng không nhỏ. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước và các doanh nghiệp ngoài nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tận dụng, phát huy tối đa những lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác. Những lợi thế đó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm. Để tạo ra lợi thế này, các doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, vì trên thực tế, đó là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng vật tư, tài sản, và là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sẽ giúp nhà quản lý có thể tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm  Chi phí sản xuất Bất kỳ doanh nghiệp nào, để tiến hành sản xuất kinh doanh, cũng cần có đủ ba yếu tố cơ bản, đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất chính là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Chi phí sẽ phát sinh khi doanh nghiệp sử dụng các yếu tố trên. Đó là các chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ( hao phí bằng tiền lao động vật hóa), chi phí nhân công( hao phí bằng tiền lao động sống), chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Để xác định và tổng hợp được các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong thời kỳ hoạt động thì mọi chi phí chi ra đều phải biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp còn phải bỏ ra nhiều chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng chỉ những chi phí nào phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp mới được coi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ, trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất luôn biểu hiện ở 2 mặt: mặt định tính và mặt định lượng:  Mặt định tính của chi phí sản xuất được biểu hiện là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất bằng tiền hay hiện vật.  Mặt định lượng của chi phí sản xuất thể hiện ở mức độ tiêu hao cụ thể của từng loại chi phí tham gia vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền. Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản:  Khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ.  Giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí Xét về thực chất thì chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.  Giá thành sản phẩm Để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đã chi ra đã cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu… chỉ tiêu thỏa mãn được những thông tin mang các nội dung trên chính là giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Như vậy, bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Giá thành có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán cũng như xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc quản lý chỉ tiêu này. 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Về mặt bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên hai phương diện:  Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành.  Về mặt lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Cụ thể : chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành, sản phẩm làm dở, còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó bao gồm cả chi phí kỳ trước chuyển sang và không bao gồm chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ.Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ này thể hiện ở công thức giá thành tổng quát sau: Tổng giá Chi phí = sản Chi phí + Chi phí sản - sản xuất thành xuất dở xuất dở dang sản dang phát cuối kỳ phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ Trong trường hợp đặc biệt khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc không có sản phẩm làm dở thì tổng giá thành bằng tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau: Một bên chi phí sản xuất là đầu vào là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Mặt khác số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm vì vậy tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành sản phẩm. 1.1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp sản xuất là phải tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện yêu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan