Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần phát triển việt thái...

Tài liệu Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần phát triển việt thái

.DOC
147
149
123

Mô tả:

Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Nền kinh tế nước ta cũng đang hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế như gia nhập WTO, APEC…đã tạo ra các cơ hội cũng như thách thức. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, sự phát triển không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu đổi mới phát huy năng lực và sáng tạo để phát triển. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải quản lý tốt về tài chính và kế toán là công cụ hiệu quả góp phần đắc lực trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hạch toán kế toán là một bộ phân cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kế toán tài chính không những có vai trò tích cực trong quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế mà còn vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ hạch toán kế toán vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, nó phát huy tác dụng như công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều kiện kinh tế hiện nay. Tổ chức bộ máy kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản lý và cũng là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, trong thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần phát triển Việt Thái” làm đề tài nghiên cứu trong bài báo cáo thực tập của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu khái quát về Công ty cổ phần phát triển Việt Thái.  Nghiên cứu về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần phát triển Việt Thái.  Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần phát triển Việt Thái. SV Trần Thị Hải 1 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần phát triển Việt Thái 3.2. Phạm vi nghiên cứu Báo cáo tập trung nghiên cứu Tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần phát triển Việt Thái. Tác giả sử dụng số liệu kế toán phát sinh tại công ty trong tháng 12/2011 làm cơ sở để viết báo cáo. 4. Các phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để hoàn thành báo cáo thực tập này: Phương pháp quan sát Phương pháp trực tiếp ghi chép Phương pháp chứng từ sổ sách Phương pháp phỏng vấn Phương pháp bảng thống kê Phương pháp phương pháp tài khoản kế toán 5. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, báo cáo gồm 3 phần chính như sau: Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần phát triển Việt Thái Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần phát triển Việt Thái Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần phát triển Việt Thái SV Trần Thị Hải 2 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần phát triển Việt Thái 1.1.1. Tên và địa chỉ của công ty - Tên Công ty : Công ty cổ phần phát triển Việt Thái - Hình thức công ty: Công ty cổ phần - Địa chỉ Công ty : Khu công nghiệp Khuynh Thạch , phường Cải Đan, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại : 0280.2211.888 - Fax : 0280.3762.808 - Giấy phép kinh doanh số: 1702000047 - Mã số thuế : 4600284350 - Tài khoản + Số 8510211020019 - Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Sông Cầu tỉnh Thái Nguyên. + Số 39010000015256 - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên - Người đại diện theo pháp luật của công ty: Chức danh: Giám đốc công ty Họ và tên: HOÀNG QUANG TOẢN 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển Việt Thái Công ty cổ phần phát triển Việt Thái tiền thân là Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh. Công ty được thành lập ngày 13 tháng 11 năm 2001, theo sự thỏa thuận của các thành viên góp vốn lấy tên là Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh theo giấy phép kinh doanh số: 1702000047 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 13 tháng 11 năm 2001. Từ ngày thành lập công ty sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp Gang Thép - Thái Nguyên. Công ty có số vốn đầu tư ban đầu (2001) là 1.700.000.000 đ, với sự tham gia góp vốn của 5 thành viên. Ban đầu việc kinh doanh SV Trần Thị Hải 3 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp còn khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên nên công ty đã chuyển mình và đạt được những thành công nhất định trong quá trình kinh doanh. Tháng 5 năm 2006, nhận thấy nhu cầu cần mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô nhà máy, hơn nữa vị trí cũ không thuận lợi do nằm sâu bên trong khu vực đường chính nên công ty đã chuyển văn phòng và nhà máy sản xuất về khu công nghiệp Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Để phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay công ty đã được cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức kinh doanh sang công ty cổ phần. Ngày 16/1/2012, công ty chính thức đổi tên là Công ty cổ phần phát triển Việt Thái. Mục tiêu kinh doanh của công ty là cung cấp các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh và các khu vực tỉnh khác trong miền Bắc và miền Trung như: Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Bình, Quảng Trị… Mặc dù mới đi vào hoạt động trong thời gian chưa dài, nhưng Công ty đã không ngừng cố gắng khẳng định uy tín, vị trí của mình, luôn phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra và những mục tiêu cao hơn nữa để phát triển. Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu do tỉnh Thái Nguyên trao tặng như: “ Tập thể lao động tiên tiến”, “Công ty phát triển vững mạnh”… 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần phát triển Việt Thái 1.2.1. Chức năng Công ty cổ phần phát triển Việt Thái là một công ty sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm tiêu chuẩn 5 sao với dây chuyền sản xuất đồng bộ khép kín. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp toàn bộ các tỉnh miền Bắc và miền Trung. 1.2.2. Nhiệm vụ  Kinh doanh đúng nghề đã đăng ký.  Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.  Bảo tồn và phát triển nguồn vốn.  Phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và phát triển đa dạng sản phẩm.  Bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, trật tự xã hội.  Đảm bảo việc làm, thu nhập, và đời sống cho người lao động.  Báo cáo tài chính trung thực, đúng thời hạn quy định. SV Trần Thị Hải 4 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD   Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nâng cao tay nghề trình độ sản xuất của công nhân để tạo ra sản phẩm có chất lượng. 1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hoá chủ yếu của Công ty cổ phần phát triển Việt Thái Ngày nay với khoa học kỹ thuật tiên tiến người ta đã thay thế các công cụ sản xuất thô sơ bằng những dây chuyền sản xuất liên hoàn, tự động hóa nhằm cải thiện sức lao động của công nhân, giảm ô nhiễm môi trường mà lại tăng công suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm nguyên liệu của từng vùng và loại sản phẩm sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn dây chuyền sản xuất sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Công ty cổ phần phát triển Việt Thái có dây chuyền công nghệ được bố trí sản xuất liên hoàn, kết nối liên tục giữ các phân xưởng, các tổ. Tạo điều kiện cho sản xuất được chuyên môn hóa. Đây là dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản và đưa vào sử dụng năm 2002, có nhiều tính năng cao cấp mang lại năng suất cao tạo ra sản phẩm chất lượng cao được khách hàng tin dùng. 1.3.1. Quy trình công nghệ: gồm các giai đoạn o Giai đoạn 1: Nguyên liệu được chuẩn bị theo công thức đã định được đưa vào các pin. Pin là một khoang rộng chứa các loại nguyên liệu tổng hợp và được nối liên hoàn với máy trộn. o Giai đoạn 2: Sau đó nguyên liệu trong Pin được chuyển đến máy trộn, tại đây có thể bổ sung thêm các thành phần vi lượng và chất béo để hòa thiện thành phần của các loại cám. o Giai đoạn 3: Sau khi trộn sản phẩm được chứa vào thùng chứa sản phẩm dạng bột (thức ăn tổng hợp hoặc đậm đặc). o Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng định dạng cho sản phẩm. Ở giai đoạn trước sản phẩm đang ở dạng tổng hợp hoặc dạng bột. Để dễ dàng bảo quản và sử dụng sản phẩm được cho qua máy ép viên, làm khô, bẻ khô, sàng phân loại. Sau khi định dạng cho sản phẩm, công việc cuối cùng là đóng bao và nhập kho SV Trần Thị Hải 5 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3.2. Ðặc điểm của công nghệ và thiết bị - Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện trên dây chuyền thiết bị được tự động hóa, gọn, phù hợp với qui mô nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường. Thức ăn được sản xuất từ nguyên liệu có sẵn trong nước, được bổ sung các chế phẩm sinh học tự sản xuất, kích thích vật nuôi ăn ngon, mau lớn. - Chất lượng sản phẩm cao, sạch, hướng nạc, không chứa các chất tăng trưởng bị cấm sử dụng như hoóc môn, kháng sinh. - Thức ăn được sản xuất dạng đậm đặc (chất lượng rất cao) hoặc tổng hợp, dạng bột hoặc dạng viên, có thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng vật nuôi và từng giai đoạn phát triển. 1.4. Tình hình về vốn, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần phát triển Việt Thái 1.4.1. Vốn Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ, công cụ dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác... Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, vốn hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là vốn chủ sở hữu, vốn đi vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Theo số liệu cuối năm 2011: Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 9.000.000.000 VNĐ Vốn đi vay của công ty cuối năm 2011: 34.655.445.171 VNĐ Bảng 1.1. Tình hình nguồn vốn ĐVT: đồng Chênh lệch tăng (giảm) 2011 so với 2010 NGUỒN VỐN Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ Giá trị % III. Nợ phải trả 37.215.254.558 34.655.445.171 (2.559.809.387) (6,9) 1. Nợ ngắn hạn 34.005.058.358 34.655.445.171 650.386.813 1,9 2. Nợ dài hạn 3.210.196.200 - (3.210.196.200) (100) IV. Nguồn vốn chủ sở hữu 24.004.958.80 3.072.909.342 14,7 20.932.049.461 3 1. Vốn chủ sở hữu 20.932.049.461 24.004.958.803 3.072.909.342 14,7 Trong đó: Vốn đầu tư chủ sở 9.000.000.000 9.000.000.000 0 0 hữu SV Trần Thị Hải 6 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác  0 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nói chung, nguồn vốn không có nhiều biến động trong năm 2011, chứng tỏ công ty vẫn giữ nguyên loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều dựa vào nguồn vốn nợ ngắn hạn. Năm 2011, nợ phải trả giảm 2.559.809.387 đồng tương ứng giảm 6,9 % trong đó nợ ngắn hạn tăng 650.386.813 đồng tương ứng tăng 1,9%. Số vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng thêm vẫn giữ nguyên mức 9.000.000.000 đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng thêm nên làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm 3.072.909.342 đồng tương ứng tăng 14,7 %. Bên cạnh đó, số vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cũng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang dần mở rộng quy mô kinh doanh. Với bất động sản đầu tư, công ty chưa tham gia vào lĩnh vực này. Công ty cũng giảm bớt các khoản đầu tư, giữ một mức an toàn. Nhìn chung tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất khả quan. Đặc biệt là công ty đã chú trọng trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, năng cao năng suất lao động và mở rộng quy mô kinh doanh. Nợ phải trả của công ty giảm đi tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty khá tốt. Đối với các khoản nợ phải trả mặc dù giảm theo chiều hướng tốt, tuy nhiên cũng cần huy động vốn từ nhiều nguồn (đặc biệt là vay ngắn hạn) đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng vốn vay, ngày càng mở rộng, phát triển hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.4.2. Lao động Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là nhân tố quyết định nhất. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công ty cổ phần phát triển Việt Thái cũng như các doanh nghiệp khác luôn luôn coi trọng nhân tố lao động, tập trung bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, được đào tạo chính quy, nhiều kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất, lực lượng lao động chuyên ngành có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất. Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng thống kê lao động sau đây: SV Trần Thị Hải 7 Lớp K5KTTHB 0 Trường ĐH Kinh tế & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Bảng 1.2. Tình hình lao động Năm 2011 So sánh năm 2011 với năm 2010 Năm 2010 Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ % Số người 98 48 50 I 1 2 II 1 Hình thức lao động Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp Trình độ Đại học 106 56 50 100 52,8 41,8 20 18,9 2 3 4 III 1 2 Cao đẳng Trung cấp Công nhân kỹ thuật Giới tính Nam Nữ 8 20 58 66 40 Số người Tỷ lệ % tăng tăng (giảm) (giảm) 100 (8) (7,5) 49 (8) (14,3) 51 0 0 Tỷ lệ % 1 5 7,5 18,9 54,7 21 21,5 7 18 52 7,1 18,4 53 (1) (2) (6) 62,3 37,7 62 36 63,3 36,7 (12,5) (10) (10,3) (4) (6) (4) (10) (Nguồn phòng nhân sự) Nhìn vào bảng tình hình lao động trong giữa hai mốc thời gian trên ta có thể thấy sự thay đổi về tổng số lượng cũng như chất lượng người lao động trong công ty cụ thể: * Về tổng số lao động Tổng số lượng lao động trong Công ty năm 2011 so với năm 2010 giảm 8 người tương ứng với giảm 7,5% trong đó lao động trực tiếp không đổi .Lao động gián tiếp giảm 8 người tương đương với 14,3%. Điều này là do trong thời gian vừa qua công ty đã chú trọng hơn về chất lượng lao động và hiệu quả công việc. * Về trình độ lao động Trình độ người lao động của Công ty được nâng lên với số lao động có trình độ Đại học tăng 1 người tương ứng với tăng 5%, lao động có trình độ cao đẳng giảm 1 người, lao động có trình độ Trung cấp cũng giảm 2 người tương ứng giảm 10%. Công nhân kỹ thuật giảm 6 người tương ứng với 10,3%. * Về cơ cấu lao động theo giới tính SV Trần Thị Hải 8 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty luôn có số lượng nam nhiều hơn nữ do tính chất công việc nặng nhọc nên tỷ lệ này là hoàn toàn hợp lý. Khi tổng số lao động giảm đi 8 người so với năm 2010 thì số lao động nữ giảm 4 người tương ứng với giảm 10% và số lao động nam giảm 4 người tương ứng giảm 6%. Như vậy với số lượng lao động có trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc Công ty hoàn toàn có khả năng đạt được năng suất lao động cũng như kết quả sản xuất kinh doanh cao trong những năm tới và có điều kiện khai thác, sử dụng mọi tiềm năng sẵn có của mình. 1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty có 1 trụ sở chính tại KCN Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên. Trụ sở này điều hành mọi hoạt động của các phân xưởng sản xuất và bộ máy hành chính. Công ty có 1 khu nhà điều hành, 2 phân xưởng sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại, hệ thống kho bãi , phương tiện vận tải, nhà ăn, khu tập thể của công nhân viên, nhà bảo vệ… Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Bảng 1.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị 4.700.165.699 Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý Tổng cộng So sánh tăng (giảm) năm 2011 và 2010 Năm 2010 Năm 2011 10.447.440.135 10.447.440.135 0 5.025.951.199 2.287.545.231 325.785.500 3.256.610.169 969.064.938 760.723.100 775.775.900 15.052.800 18.195.874.165 19.505.777.403 1.309.903.238 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2011 số tiền chi cho đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật là 1.309.903.238 đ. Trong đó, mua sắm máy móc thiết bị mới là 325.785.500 đ, phương tiện vận tải là 969.064.938 đ, thiết bị dụng cụ quản lý là 15.052.800 đ. Trong năm không phát sinh nghiệp vụ làm giảm cơ sở vật chất kỹ thuật. 1.5. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần phát triển Việt Thái Công ty cổ phần phát triển Việt Thái tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng trực tuyến với cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, khoa học, có quan hệ phân công cụ thể SV Trần Thị Hải 9 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp và trách nhiệm rõ ràng tạo ra hiệu quả. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận chuyên môn hoá với các trách nhiệm nhất định có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý. Cơ cấu tổ chức tốt sẽ giúp cho công ty đối phó được với các biến động của thị trường, giúp công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nắm được yêu cầu trên, trong những năm hoạt động, công ty đã thiết lập được bộ máy quản lý khá phù hợp với một doanh nghiệp nhỏ và vừa, vừa sản xuất, vừa kinh doanh mặt hàng mình sản xuất ra. Bộ máy quản lý cũng là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của công ty, góp phần to lớn trong những thành tựu đạt được của công ty từ khi thành lập đến nay. 1.5.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần phát triển Việt Thái được tổ chức bao gồm một giám đốc, hai phó giám đốc và năm phòng chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Giám đốc công ty P. Giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh (4 vùng) Phòng kỹ thuật Tổ KCS phụ trách Ca A Tổ KCS phụ trách Ca B Tổ điều hành máy cơ điện điện P. Giám đốc tài chính Phòng kế hoạch Phòng kế toán Thủ kho Phân xưởng sản xuất Tổ nạp liệu Tổ ra bao SV Trần Thị Hải Tổ vệ sinh 10 Ca A Ca B Thủ quỹ Phòng nhân sự Đội bảo vệ Hậu cần Tổ bao bì Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Nguốn: Phòng nhân sự) 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận * Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Là người phụ trách chung, chỉ đạo quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Phó Giám đốc kinh doanh: Phụ trách về kinh doanh, bán hàng đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng : + Phòng kế hoạch sản xuất + Phòng kỹ thuật + Phòng kinh doanh * Phó Giám đốc tài chính: Phụ trách về tài chính đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng : + Phòng kế toán + Phòng nhân sự Các phòng ban: * Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường, dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thi trường, mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh. Gồm có 4 vùng kinh doanh: - Vùng đông bắc - Vùng tây bắc - Vùng Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội - Vùng Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị * Phòng kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo 2 tổ KCS - Chịu trách nhiệm về kiểm tra nguyên liệu đầu vào trước khi nhập kho. - Kiểm soát thành phẩm đầu ra : + Chất lượng của sản phẩm + Kích thước của sản phẩm + Mẫu mã của sản phẩm SV Trần Thị Hải 11 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp * Phòng kế hoạch: Định kỳ phải cân đối nguyên liệu để sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng; lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất (bao gồm 5 tổ). * Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nguồn vốn hoạt động, lập kế hoạch quản lý vốn, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời, trung thực về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời lập báo cáo tài chính phục vụ tốt yêu cầu quản trị của ban lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng. - Lập phiếu thu chi hàng ngày. - Theo dõi công nợ: phải thu, phải trả. - Có kế hoạch kinh phí chi trả công nợ, tiền lương cho nhân viên. - Xuất nhập hàng. * Phòng nhân sự: Phụ trách các công việc về khối văn hóa- xã hội, đời sống vật chất, xây dựng các định mức lao động, tiền lương của công nhân viên trong công ty. Lập kế hoạch lao động phục vụ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, trợ giúp Giám đốc trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng lao động của công ty. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo: + Đội bảo vệ + Hậu cần Các tổ, đội: * Tổ điều hành máy-cơ điện: Vận hành toàn bộ dây chuyền và chế tạo công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất. * Tổ nạp liệu: Nạp nguyên liệu đầu vào để nghiền trộn. * Tổ ra bao: Đóng bao thành phẩm thao yêu cầu của phòng kế hoạch và chuyển bàn giao cho thủ kho. * Tổ vệ sinh: Quét dọn kho nguyên liệu, thành phẩm. * Tổ bao bì: - Lập kế hoạch mua phôi, bao bì (về in, gấp, lồng, may) theo kế hoạch của phòng kế hoạch. - Bàn giao thành phẩm hoàn thành cho phân xưởng sản xuất. * Đội bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trận tự công ty, quản lý các hoạt động ra vào công ty, lập kế hoạch phòng chống cháy nổ và các kế hoạch bảo vệ công ty. Ca A: Ca sản xuất làm ban ngày Ca B: Ca sản xuất làm ban đêm SV Trần Thị Hải 12 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp Các tổ như: tổ nạp liệu, tổ điều hành máy cơ điện, tổ ra bao, tổ vệ sinh đều phân công làm 2 ca ngày và đêm. Còn kế hoạch cụ thể tổ nào làm thời điểm nào sẽ do phòng kế hoạch phân công. Riêng với tổ bao bì do hoạt động thời vụ khi nào có yêu cầu của phòng kế hoạch sẽ thực hiện công việc chuyên trách của mình và không cần theo ca như các tổ khác. Với bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến, các bộ phận phòng ban đều chịu sự quản lý điều hành thống nhất từ trên xuống nên công việc được thống nhất, nhanh gọn. Công ty đã tổ chức một phòng kế toán duy nhất. Chính vì vậy công tác kế toán được tập trung và có hiệu quả. 1.6. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2010 - 2011 và kế hoạch kinh doanh năm 2012 của Công ty cổ phần phát triển Việt Thái 1.6.1. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2010 – 2011 Tình hình sản xuất kinh doanh năm giai đoạn 2010 – 2011 của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh sau đây: Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh qua 2 năm Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 1. Tổng giá trị tài sản 2. DT thuần về bán hàng 3. Giá vốn hàng bán 4. CP quản lý KD 5. Lợi nhuận sau thuế 2.709.56731.3621,176. Nộp ngân sách nhà nước 2.678.205 7. TNBQ/người/tháng Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011 và 2010 41.262.078.372 43.415.321.335 109.632.287.117 130.398.229.247 93.941.637.213 116.104.080.203 8.623.451.483 22.162.442.990 Chênh lệch Tỷ lệ % tăng (giảm) 2.153.242.963 5,22 20.765.942.130 18,94 23,59 4.154.298.704 (4.469.152.779) (51,83) 2.925.900.899 3.072.909.342 147.008.443 5,02 417.985.843 438.987.049 21.001.206 5,02 (Nguồn: Phòng kế toán ) Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2011 tổng giá trị tài sản đã tăng lên 2.153.242.963 đồng, tương ứng tăng 5,22 % so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do công ty mua sắm thêm tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và quản lý và do sự tăng thêm của các khoản tài sản ngắn hạn. SV Trần Thị Hải 13 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 20.765.942.130 đồng, tương ứng tăng 18,94 % so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có những chuyển biến tích cực. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do công ty đã có những kinh nghiệm mới trong quản lý, đa dạng hoá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và đặc biệt là mở rộng thị trường nên doanh thu đã tăng cao. Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ qua 2 năm tăng 22.162.442.990 đồng tăng 23,59 % . Sự gia tăng này đã chứng tỏ hiệu quả hoạt động cũng như công tác quản lý, tiêu thụ đang thực hiện tốt. Chi phí quản lý kinh doanh qua 2 năm giảm 4.469.152.779 đồng, tương ứng giảm 51,83 % là do công ty đã có nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí quản lý. Bên cạnh đó, do nhu cầu về sử dụng công nghệ, trang thiết bị tiên tiến nên Công ty đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công cụ phục vụ quản lý và bán hàng như máy vi tính, máy in, máy photo… Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã được mở rộng, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến và đặt hàng. Có thể thấy rằng công ty đã có những biện pháp làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu so với tốc độ tăng của chi phí sản xuất là không nhiều. Do vậy, Công ty cần có những biện pháp tích cực hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, đồng thời có những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hơn nữa. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt 3.072.909.342 đồng đã tăng 5,02 % so với năm 2010. Nguyên nhân đạt được lợi nhuận cao như vậy là do Công ty đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ, bộ máy quản lý phù hợp với cơ cấu quản lý của Công ty. Mặt khác, không ngừng nỗ lực để tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. Sản phẩm của công ty ngày càng chiếm được nhiều thị phần và lòng tin của người tiêu dùng. Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tăng lên 21.001.206 đồng tương ứng tăng 5,02 % so với năm 2010, chủ yếu là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm nay tăng. Thu nhập bình quân/người/tháng của công ty năm 2011 cũng tăng lên 31.362 đồng/người/tháng tương ứng với 1,17%. Tuy con số này không đáng kể nhưng đây là một dấu hiệu tốt cho thấy năng suất lao động tăng và chất lượng lao động được đảm bảo. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh năm 2011 được đánh giá là thành công thông qua các chỉ tiêu đạt được ở mức cao. Với trình độ quản lý và điều hành của Ban Giám SV Trần Thị Hải 14 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp đốc cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc đã góp phần làm cho danh tiếng của Công ty ngày càng vươn cao và vươn xa hơn nữa trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. 1.6.2. Kế hoạch kinh doanh năm 2012 Công ty cổ phần phát triển Việt Thái là một doanh nghiệp trẻ, ra đời sau các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi khác. Vì vậy, để đứng vững trên thị trường, công ty luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm sản xuất, giá cả cạnh tranh và đặc biệt thiết lập phòng kinh doanh với nhiều thành viên trẻ, tích cực để phân vùng thị trường, mỗi vùng thị trường sẽ có những trưởng vùng kinh doanh đảm nhiệm. Đây là nhân tố làm cho sản phẩm của công ty có thể vươn rộng ra các thị trường tiềm năng và cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp khác, là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của công ty như hiện nay. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm chăn nuôi dành cho gia súc và gia cầm như: đậm đặc cho lợn con, đậm đặc cho lợn thịt, gà thịt, hỗn hợp cho gà con, hỗn hợp cho gà đẻ, hỗn hợp cho vịt đẻ, hỗn hợp cho lợn thịt, lợn con. Từ các nguyên liệu thô ban đầu là những sản phẩm nông nghiệp chưa qua hoặc đã qua sơ chế, qua quá trình sản xuất sẽ trở thành những sản phẩm chăn nuôi có dinh dưỡng cao, thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi trong cả nước. Năm 2011, Công ty đã phát huy thế mạnh truyền thống, với bản lĩnh và năng lực đã được tích lũy từ nhiều năm chủ động bám sát tình hình và có phản ứng nhanh trước các diễn biến của thị trường, kịp thời đưa ra các quyết định phù hợp nên đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu đặt ra cho cả năm, giữ vững sự phát triển liên tục như định hướng đã hoạch định. Người lao động được bảo đảm các quyền về vật chất và tinh thần, bên cạnh đó công ty vẫn có đóng góp lớn cho ngân sách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cũng như các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. a. Mục tiêu kinh doanh năm 2012 Trong năm 2012, công ty đặt ra các mục tiêu kinh doanh như sau:  Đảm bảo sự an toàn tài chính của Công ty, ổn định sản xuất kinh doanh, củng cố uy tín thương hiệu. Giữ vững được thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường, cạnh tranh với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi khác để chiếm thị phần khách hàng.  Nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. SV Trần Thị Hải 15 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Tiếp tục phát huy khả năng sản xuất, có biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để số sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới.  Tích cực tìm hiểu thị trường, thị hiếu khách hàng và có phương hướng mở rộng vùng kinh doanh.  Tích lũy và phát triển đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề b. Chỉ tiêu phấn đấu kế hoạch Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 như sau: Bảng 1.5. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 BÁO CÁO KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH NĂM 2012 Đơn vị: Công ty cổ phần phát triển Việt Thái TT Chỉ tiêu I Giá trị sản xuất kinh doanh 1 Doanh thu 2 Lãi (+) Lỗ (-) trước thuế Trong đó: - Nộp thuế TNDN 25% - Còn trích lập các quỹ 3 Khối lượng SP chủ yếu ĐVT Giá trị 1000 1000 150.000.000 3.500.000 875.000 Cám Tấn 30.000 Nộp ngân sách Thuế GTGT Thuế môn bài Tổng quỹ lương Lao động 1000 1000 1000 482.292 2.000 3.823.025 1 Số lao động bình quân Người 98 2 Tiền lương bình quân Đồng 3.200.000 4 II III Phòng kế hoạch Phòng kế toán Ngày 05 tháng 01 năm 2012 Giám đốc (Nguồn: Phòng kế hoạch) c. Phương hướng thực hiện kế hoạch Ban lãnh đạo công ty dã dưa ra các biện pháp để thực đạt được kế hoạch đã đề ra: SV Trần Thị Hải 16 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Chất lượng sản phẩm tiếp tục được đặt lên hàng đầu, nâng cao quy trình công nghệ sản xuất để tạo ra được sản phẩm có mẫu mã và chất lượng tốt, mọi sản phẩm trước khi bàn giao cho khách hàng phải trải qua đầy đủ các khâu kiểm tra chất lượng.  Sản xuất sạch hơn làm giảm tổn thất nguyên liệu, năng lượng đầu vào. Nhằm giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và giảm thiểu tác động môi trường từ quá trình sản xuất, năm 2011 Công ty cổ phần phát triển Việt Thái đã tham gia dự án “sản xuất sạch hơn”. Dự án sản xuất sạch hơn của công ty được thực hiện bởi Đội Sản xuất sạch hơn của Công ty, gồm 10 người, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện dự án, Sở Công Thương Thái Nguyên thường xuyên kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện. Công ty cũng mong muốn rằng, sau khi kết thúc dự án, sẽ làm chủ được các kỹ năng và phương pháp luận triển khai SXSH tại đơn vị mình, hình thành một hệ thống quản lý tích hợp về sản xuất và môi trường, để duy trì sản xuất sạch hơn và quản lý môi trường một cách lâu dài . Được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên tư vấn, Công ty cổ phần phát triển Việt Thái đã xây dựng xong hệ thống quản lý môi trường đơn giản nhưng rất cần thiết đối với Công ty, thực hiện có hiệu quả các giải pháp sản xuất sạch hơn giai đoạn 1. Công ty đang chuẩn bị để thực hiện tốt giai đoạn tiếp theo trong năm 2012 và hy vọng được sự giúp đỡ của Hợp phần CPI, để dự án sản xuất sạch hơn của Công ty đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi trường.  Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, vừa đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng kinh tế, vừa đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho công nhân.  Mở rộng thị trường kinh doanh ra các tỉnh lân cận, thực hiện tốt các hợp đồng hiện có để nâng cao uy tín cũng như danh tiếng của công ty trong ngành.  Nâng cao năng lực, trình độ của công nhân sản xuất. Cử những công nhân có kinh nghiệm làm việc lâu năm đi học lớp quản lý, từ đó xây dựng đội ngũ công nhân nòng cốt vừa có trình độ kỹ thuật, vừa có trình độ quản lý.  Tìm ra nguồn nguyên liệu tốt cung cấp kịp thời và đầy đủ nguyên liệu đáp ứng cho quá trình sản xuất tránh việc thiếu nguyên liệu cũng như ứ đọng nguyên liệu gây lãng phí. SV Trần Thị Hải 17 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Với nhân viên khối quản lý, từng bước nâng cao lao động với trình độ Đại học, trẻ hóa đội ngũ nhân sự, tạo một tiềm lực vững chắc để đối đầu với những biến đổi của nền kinh tế.  Thực hiện huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: vay ngân hàng, đầu tư, góp vốn từ các doanh nghiệp khác. Chú ý đến việc luân chuyển vốn nhanh để giảm bớt chi phí sử dụng vốn, chú ý đến xu hướng biến động của lãi suất để điều chỉnh quy mô kinh doanh và đưa ra biện pháp phù hợp. PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI 2.1. Khái quát chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần phát triển Việt Thái 2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Để đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, đảm bảo quản lý tập trung thống nhất của công tác kinh tế tài chính. Mặt khác căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán. Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, dưới sự chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp của phó giám đốc tài chính. Theo mô hình này, công ty chỉ có một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công việc tài chính, thống kê của công ty. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung có ưu điểm là tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa , địa bàn hoạt động hẹp, không có nhiều chi nhánh. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Kế toán trưởng (Trưởng phòng) Thủ quỹ và kế toán tiền lương, TGNH SV Trần Thị Hải Kế toán vật liệu và công nợ mua ngoài Kế toán bán hàng và công nợ bán ngoài 18 Kế toán giá thành tiêu thụ sản phẩm và thuế Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Nguồn: Phòng kế toán) Theo sơ đồ trên: ta thấy phòng kế toán của công ty bao gồm 1 trưởng phòng (kế toán trưởng) và 4 nhân viên kế toán. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán như sau: - Thực hiện các công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán,… - Theo dõi và phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty và tư vấn cho Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, việc thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, vốn. - Phổ biến chính sách chế độ, quản lý tài chính của Nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. - Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính. Cụ thể: * Kế toán trưởng Là trưởng phòng kế toán, chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước giám đốc, trước nhà nước. Tổ chức thực hiện chế độ tài chính hiện hành. Tuân thủ theo quy định của công ty, pháp lệnh của nhà nước về công tác tài chính kế toán. Tổ chức mở sổ kế toán để theo dõi , hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về quỹ tiền mặt, vật tư, thanh toán, tập hợp chi phí tính giá thành tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, thuế... Công tác quản lý tài chính, quản lý tiền vốn, vật tư tài sản của công ty. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. * Thủ quỹ và kế toán tiền lương, BHXH và TGNH Giúp trưởng phòng thu, quản lý và cấp phát tiền mặt, thu chi bảo toàn tiền mặt đúng nguyên tắc. Kiểm tra nắm chắc số lượng tiền mặt trước và sau khi nhập két. Theo dõi tiền lương, BHXH, phân phối tiền lương cho cán bộ nhân viên nhà máy,duyệt và thanh toán tiền BHXH, theo dõi tiền gửi ngân hàng của công ty. * Kế toán vật liệu và công nợ mua ngoài SV Trần Thị Hải 19 Lớp K5KTTHB Trường ĐH Kinh tế & QTKD  Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giúp trưởng phòng theo dõi quản lý xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Thường xuyên đối chiếu với thống kê cấp phát vật tư và thủ kho để khắc phục những sai sót, nhầm lẫn, đảm bảo chính xác về số lượng. Theo dõi đôn đốc việc thanh toán và quyết toán công nợ mua ngoài của nhà máy, tham gia kiểm tra tài sản, vật tư theo quy định. * Kế toán giá thành tiêu thụ sản phẩm và thuế Giúp trưởng phòng về công tác hạch toán giá thành, tiêu thụ sản phẩm và nộp thuế. Theo dõi quản lý xuất nhập kho thành phẩm, tập hợp số liệu hạch toán quá trình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh. Thực hiện công tác hạch toán giá thành, phân tích đánh giá nguyên nhân tăng giảm giá thành hàng tháng, quý, năm đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại công ty. 2.1.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng của công ty Công ty cổ phần phát triển Việt Thái là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo quy định của Nhà nước, phù hợp với các chuẩn mực kế toán và pháp luật Việt Nam. 2.1.2.1. Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 các hướng dẫn bổ sung và các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành. 2.1.2.2. Hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng trong Công ty bao gồm tất cả các danh mục chứng từ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính gồm: - Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 5 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu lao động tiền lương + Chỉ tiêu hàng tồn kho + Chỉ tiêu bán hàng + Chỉ tiêu tiền tệ + Chỉ tiêu TSCĐ - Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành). SV Trần Thị Hải 20 Lớp K5KTTHB
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan