Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI...

Tài liệu TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

.PDF
120
474
102

Mô tả:

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ------------------------ HOÀNG THỊ KIỀU NGUYỆT NGA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN ĐỒNG NAI – NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Võ Văn Nhị, người đã hướng dẫn tôi chọn đề tài và tận tình góp ý chỉnh sửa bản thảo luận văn của tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu và tận tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Đồng Nai, đặc biệt là phòng kế hoạch tài chính đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu cũng như cho tôi những ý kiến, nhận xét có giá trị để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Lạc Hồng đã giảng dạy, dìu dắt và cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu làm nền tảng trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quý đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Hoàng Thị Kiều Nguyệt Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Võ Văn Nhị. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Hoàng Thị Kiều Nguyệt Nga TÓM TẮT LUẬN VĂN Kế toán quản trị là công cụ giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của đơn vị và đưa ra các quyết định kinh tế. Để có thể tổ chức công tác kế toán quản trị hiệu quả thì bản thân nó phải phù hợp mô hình tổ chức, trình độ quản lý, phù hợp với cơ chế của nền kinh tế Việt Nam và đảm bảo phù hợp quá trình hội nhập với thế giới, đồng thời phải hài hòa giữa chi phí và lợi ích. Qua khảo sát thực trạng hệ thống kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai, tác giả thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai. - Từ đó xây dựng hệ thống tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai. Tác giả hy vọng rằng, chúng sẽ có ích trong việc nâng cao chất lượng các thông tin của hệ thống kế toán quản trị đối với việc ra quyết định của các nhà quản lý trong Trường. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………….. 1 1. Lý do thực hiện đề tài……………………………………………….. 1 2. Các nghiên cứu có liên quan………………………………………… 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………………... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 3 5. Phương pháp thực hiện ……………………………………………... 4 6. Những đóng góp mới của đề tài…………………………………….. 4 7. Kết cấu luận văn……………………………………..……………… 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP……. 6 1.1. Một số vấn đề chung về kế toán quản trị…………………………. 6 1.1.1. Định nghĩa về kế toán quản trị……………………………….. 6 1.1.2. So sánh giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị………….. 7 1.2 . Nội dung kế toán quản trị………………………………………… 10 1.2.1. Dự toán ngân sách…………………………………………….. 10 1.2.1.1. Khái niệm……………………………………………….... 10 1.2.1.2. Phân loại các dự toán ngân sách………………………… 11 1.2.1.3. Chức năng của ngân sách………………………………..... 12 1.2.1.4. Các mô hình lập dự toán ngân sách…………………….... 12 1.2.2. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành…………………………….. 16 1.2.2.1. Khái niệm chi phí………………………………………… 16 1.2.2.2. Phân loại chi phí………………………………………….. 16 1.2.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành……………..... 18 1.2.3. Kế toán trách nhiệm…………………………………………… 20 1.2.4. Thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn 23 1.2.4.1. Thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn…………………………………………………………… 23 1.2.4.2. Thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định dài hạn……………………………………………………………. 26 1.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị …………………………………. 27 1.3.1. Tổ chức hệ thống thông tin đầu vào…………………………… 27 1.3.2. Tổ chức hệ thống xử lý thông tin ……………………………… 28 1.3.3. Tổ chức hệ thống xử lý thông tin đầu ra………………………… 28 1.4. Đặc điểm kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập………………………………………………………………... 30 Kết luận chương 1……………………………………………………… 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI…… 33 2.1. Giới thiệu chung về Trường Đại học Đồng Nai…………………… 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………… 33 2.1.2. Quy mô………………………………………………………… 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………. 36 2.1.4. Đặc điểm tài chính, một số chỉ tiêu thu, chi tại trường ……….. 38 2.1.4.1. Nội dung thu………………………………………………… 38 2.1.4.2. Nội dung chi ........................................................................... 40 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn…………………………………………….. 42 2.2. Thực trạng về công tác tổ chức kế toán tại Trường ĐH Đồng Nai…. 43 2.2.1. Tình hình công tác kế toán…………………………………….. 43 2.2.1.1. Chế độ kế toán áp dụng……………………………………… 43 2.2.1.2. Hình thức kế toán…………………………………………… 44 2.2.1.3. Bộ máy kế toán……………………………………………… 45 2.2.1.4. Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng……………… 48 2.2.2. Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, nguyên nhân………… 49 2.2.2.1. Ưu điểm…………………………………………………… 49 2.2.2.2. Nhược điểm………………………………………………… 50 2.2.2.3. Nguyên nhân……………………………………………… 50 Kết luận chương 2……………………………………………………... 51 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI………………………………………. 52 3.1. Quan điểm và định hướng tổ chức kế toán quản trị ………………… 52 3.1.1 Quan điểm………………………………………………………… 52 3.1.1.1. Phù hợp với đặc điểm hoạt động và quy mô của nhà trường... 52 3.1.1.2. Cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ cho công tác quản lý của nhà trường…………………………………………………….. 53 3.1.1.3. Cân đối lợi ích và chi phí……………………………………. 54 3.1.2. Định hướng………………………………………………………. 54 3.1.2.1. Giai đoạn trước mắt…………………………………………. 55 3.1.2.2. Giai đoạn lâu dài…………………………………………….. 57 3.2. Giải pháp tổ chức kế toán quản trị tại trường………………………… 59 3.2.1. Xác lập các nội dung thông tin mà kế toán quản trị phải cung cấp. 59 3.2.1.1. Dự toán ngân sách…………………………………………… 59 3.2.1.2. Tổ chức hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành…………. 64 3.2.1.3. Kế toán trách nhiệm………………………………………… 68 3.2.1.4. Thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn 70 3.2.2. Tổ chức kế toán quản trị tại trường……………………………… 71 3.2.2.1. Tổ chức chứng từ…………………………………………… 71 3.2.2.2. Tổ chức tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán………………… 72 3.2.2.3. Tổ chức hệ thống báo cáo…………………………………… 73 3.2.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán…………………………………… 75 3.2.2.5. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin……………………… 77 3.3. Kiến nghị…………………………………………………………… 77 3.3.1. Đối với Ban giám hiệu………………………………………… 77 3.3.2. Đối với Phòng kế hoạch tài chính……………………………… 78 Kết luận chương 3………………………………………………………… 80 KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu BTC Bộ tài chính CP Chính phủ GĐ Giám đốc GD & ĐT Giáo dục & đào tạo HĐDV Hợp đồng dịch vụ KQKD Kết quả kinh doanh KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính NĐ Nghị định PTK Phó trưởng khoa PTBM Phó trưởng bộ môn QĐ Quyết định TBM Trưởng bộ môn TK Trưởng khoa TP Trưởng phòng TPP Trưởng phó phòng UBND Ủy ban nhân dân VLVH Vừa làm vừa học DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị……... 8 Bảng 2.1: Quy mô đào tạo từ năm 2012 đến 2014………………………………... 36 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn, Tin học, Ngoại ngữ của CBCNV ……………… 36 Bảng 2.3: Chi tiết nguồn thu tại trường Đại học Đồng Nai năm 2014…………… 39 Bảng 2.4: Chi tiết nguồn chi tại trường Đại học Đồng Nai năm 2014…………… 41 Bảng 3.1: Phân tích biến động chi phí năm 2014 ………………………………… 67 Bảng 3.2: Bảng so sánh giữa chi phí phát sinh giữa thực tế so với kế hoạch và định mức đề nghị tại trường Đại học Đồng Nai …………………….. 74 Bảng 3.3: Báo cáo phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận đề nghị tại trường….………………………………………………….. 75 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình lập dự toán thông tin từ trên xuống………………………….. 13 Sơ đồ 1.2: Mô hình lập dự toán thông tin phản hồi………………………………. 14 Sơ đồ 1.3: Mô hình lập dự toán thông tin từ dưới lên…………………………….. 15 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tại trường Đại học Đồng Nai ………………………….. 37 Sơ đồ 2.2: Hình thức nhật ký sổ cái tại trường…………………………………... 44 Sơ đồ 3.1: Mô hình lập dự toán ngân sách đề nghị tại trường ……………………. 62 Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tài chính & kế toán quản trị đề nghị tại trường……………………………………………………………… 76 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Hình ảnh của Trường Đại học Đồng Nai……………………………….. 33 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu thu thập ý kiến Phụ lục 2: Số liệu báo cáo tài chính năm 2014 Phụ lục 3: Tổng hợp kế hoạch đào tạo năm 2015 Phụ lục 4: Thống kê giáo viên cơ hữu Phụ lục 5: Dự toán thu – chi ngân sách năm 2015 Phụ lục 6: Các bảng dự toán ngân sách đề nghị cần lập tại trường Phụ lục 7: Xác định chi phí đào tạo năm 2014 Phụ lục 8: Phiếu đề xuất vật tư Phụ lục 09: Phiếu thanh toán tiền thừa giờ phụ trội Phụ lục 10: Báo cáo chi phí giá thành các hệ đào tạo hệ chính quy, tại chức, liên thông TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Tấn Bình (2005), Kế toán quản trị, nhà xuất bản Đại học quốc gia. 2. Lê Quốc Diễm (2013), Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 3. Huỳnh Đức Lộng (2014), Bài giảng kế toán quản trị, Trường Đại học Lạc Hồng. 4. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán quản trị, nhà xuất bản Giao thông vận tải. 5. Trần Thanh Thúy Ngọc (2010), Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường cao đẳng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 6. Trần Đình Phụng và cộng sự (2009), Kế toán quản trị, nhà xuất bản lao động. 7. Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2012), Kế toán quản trị, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 8. Trương Thị Thủy (2008), Phân loại thông tin kế toán quản trị, Tạp chí kế toán. 9. Nguyễn Phương Thúy (2013), Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại Trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 10. Dương Thị Cẩm Vân (2007), Vận dụng kế toán quản trị tại các trường chuyên nghiệp, luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 11. Bùi Thị Hoàng Yến (2013), Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 12. Trường Đại học Đồng Nai (2014), Báo cáo tài chính . 13. Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13, Quốc hội ban hành ngày 18/6/2012. 14. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về việc “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập”, Chính phủ ban hành ngày 25/4/2006. 15. Thông tư số 71/2006/TT - BTC về việc”Hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP về việc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập”, Bộ Tài Chính ban hành ngày 09/08/2006. Tiếng Anh 16. Robert S.kaplan & Anthony A.Atkinson (1998), Advanced Management Accounting, Prentice Hall International, Inc, third edition. 17. R.H Parker (1992), Dictionry of Accounting, Second edition. Trang website 18. Thái Anh Tuấn, Vận dụng kế toán trách nhiêm trong trường đại học, Tạp chí tài chính, 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Ngày nay đất nước ta trong quá trình mở cửa hội nhập quốc tế, nhu cầu học tập của mọi người đều tăng lên và chính sách của nhà nước về việc thành lập các trường cũng thoáng hơn và có các tổ chức giáo dục quốc tế khiến cho các trường học phải nâng cao chất lượng để có thể đứng vững và tạo được thương hiệu cho trường mình. Muốn tồn tại và phát triển thì nhà trường không chỉ có chính sách đào tạo tốt mà còn phải định hướng và sử dụng nguồn tài chính của mình như thế nào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đó là công việc của lãnh đạo đơn vị, mà điều này rất phụ thuộc vào thông tin do kế toán cung cấp. Đối với các trường đại học công lập khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Kế toán quản trị (KTQT) là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. KTQT là một công cụ đắc lực giúp nhà quản trị hoạch định các chiến lược về tài chính, do đó việc tổ chức KTQT vào công tác hoạch định và quản lý của cơ sở giáo dục nói chung và trường đại học nói riêng đang trở thành một vấn đề cấp bách hiện nay. Khi nói đến KTQT nhiều người nghĩ đến đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp mà chưa nghĩ đến các tổ chức phi lợi nhuận và cũng cần có sự hỗ trợ của kế toán quản trị để đạt được mục tiêu của mình. Bởi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các trường học nói riêng thì KTQT còn mới mẻ và rất ít được áp dụng. Chính vì vậy việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại các trường học là rất cần thiết, do đó tác giả đã chọn đề tài “TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Các nghiên cứu có liên quan Khái niệm về kế toán quản trị đối với các tổ chức phi lợi nhuận đều chưa thật sự phổ biến, đặc biệt là áp dụng trong các cơ sở giáo dục là một vấn đề còn mới mẻ. Sau đây là một số nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Do điều kiện hạn hẹp về thời gian nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ giới hạn tìm hiểu các nghiên cứu trước đây trong phạm vi là trong nước để người đọc có cái nhìn sơ bộ về tình hình nghiên cứu trong môi trường giáo dục. - Tác giả Dương Thị Cẩm Vân (2007), Vận dụng kế toán quản trị tại các trường chuyên nghiệp, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích thực trạng hệ thống kế toán tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, chỉ ra hạn chế của hệ thống làm ảnh hưởng đến công tác của đơn vị, vận dụng một số nội dung của kế toán quản trị và đưa ra giải pháp để tổ chức thực hiện kế toán quản trị cho các đơn vị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. - Tác giả Trần Thanh Thúy Ngọc (2010), Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường cao đẳng kinh tế TP.HCM, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp giữa quá khứ và thực tế để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Trong luận văn tác giả đi sâu vào việc hệ thống hóa về kế toán và kế toán quản trị để tổ chức công tác kế toán quản trị cho trường cao đẳng kinh tế TP.HCM. - Tác giả Lê Quốc Diễm (2013), Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trường Đại học Lao động – xã hội (CSII), luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng về tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Trường Đại học Lao động – xã hội (CSII). Từ đó tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường. - Tác giả Nguyễn Phương Thúy (2013), Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM, luận văn thạc sĩ Trường Đại 3 học kinh tế TP.HCM. Luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng lập dự toán tại HCSN tự chủ tài chính là Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Tác giả nêu các ưu điểm, nhược điểm trong quá trình lập dự toán tại đơn vị và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện cũng như các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách để dự toán ngân sách thực sự là một công cụ đắc lực cho công tác quản lý tại đơn vị. - Tác giả Bùi Thị Hoàng Yến (2013), Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Luận văn nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về vận dụng hệ thống kế toán quản trị trong hoạt động dịch vụ công-TCHC sự nghiệp có thu và thực trạng về tổ chức công tác kế toán quản trị tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM. Từ đó xây dựng tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM. Nhìn chung các đề tài đã nghiên cứu đều đưa ra các giải pháp tổ chức công tác kế toán quản trị hữu ích tại đơn vị của mình. Tuy nhiên theo bản thân tôi cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế, tác giả mong muốn trải nghiệm việc nghiên cứu của mình vào thực tiễn để “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai” nhằm giúp cho công tác hoạch định và quản lý của cơ sở giáo dục nói chung và Trường Đại học Đồng Nai nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai. - Từ đó xây dựng hệ thống tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: năm 2012- 2014 + Không gian: Trường Đại học Đồng Nai 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính, thu thập số liệu sơ cấp bằng việc phỏng vấn, khảo sát thực tế về công tác kế toán quản trị tại trường. Ngoài ra luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Những phương pháp được thực hiện như sau: - Tập hợp những tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu từ đó phân tích đánh giá để tìm ra những nội dung kế toán quản trị thích hợp để tổ chức cho Trường Đại học Đồng Nai. - Khảo sát thực tế việc tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai. - Thông qua cơ sở lý luận đã trình bày về kế toán quản trị và kết hợp với khảo sát thực tế kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai. Tác giả sẽ tổng hợp và chọn lọc những nội dung cần thiết để tổ chức kế toán quản trị tại trường cũng như đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác kế toán quản trị tại đơn vị. 6. Những hệ thống hóa lý luận của đề tài - Về lý luận, tổng hợp những cơ sở lý luận cần thiết để tổ chức kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. - Về thực tiễn đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai. - Xác lập các nội dung thông tin mà kế toán quản trị phải cung cấp và tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường. - Đề tài góp phần vào việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai một cách khoa học, có sự liên kết giữa các bộ phận phòng ban, khoa nhằm giúp cho Ban giám hiệu đưa ra những hoạch định, chiến lược, quyết định đúng đắn nhằm thực hiện mục tiêu chung của nhà trường một cách hiệu quả. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: 5 - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập - Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai - Chương 3: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trường Đại học Đồng Nai Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 1.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị 1.1.1 Định nghĩa về kế toán quản trị Hầu hết những cá nhân không thuộc lĩnh vực kinh tế khi nghe nói đến từ kế toán thì trong đầu chỉ nghĩ rằng đó là công việc đơn điệu của việc ghi chép lại những nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Ngày nay kế toán được xem như là một công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Như vậy khi nói đến một hệ thống kế toán đầy đủ sẽ gồm hai bộ phận chính là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Các định nghĩa về kế toán quản trị được chia thành hai góc độ nghiên cứu khoa học và thực hành tuy nhiên các định nghĩa dưới góc độ thực hành do các tổ chức nghề nghiệp đưa ra hiện có tính phổ biến và ngày càng gần với các định nghĩa dưới góc độ nghiên cứu. Do đó tác giả có thể nêu một số định nghĩa phổ biến trong nghiên cứu và thực hành kế toán quản trị như sau: Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa kỳ: “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để thiết lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó”. Theo từ điển thuật ngữ kế toán của R.H parker (1992): “Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán, liên quan đến việc cung cấp các báo cáo nội bộ cho nhà quản trị doanh nghiệp. Nó nhấn mạnh đến việc kiểm soát và ra quyết định hơn là phục vụ cho khía cạnh về kế toán. Nó không chịu sư chi phối bởi các chuẩn mực kế toán và thông lệ. Nó có thể là tương phản với kế toán tài chính”. Theo tác giả cuốn “Advanced Managemant Accounting” ông Robert S.Kaplan và Anthony A. Atkinson (1998): “Kế toán quản trị được định nghĩa như
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan