Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức các hoạt động tham quan của bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ...

Tài liệu Tổ chức các hoạt động tham quan của bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh phú yên

.PDF
119
89
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN CẨM DÂN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN CỦA BẢO TÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN CẨM DÂN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN CỦA BẢO TÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ LỆ HOA HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Cẩm Dân LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Quý Thầy, Cô trong Khoa Tâm lý - Giáo dục học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Vũ Lệ Hoa, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cán bộ, công chức, viên chức của Bảo tàng Phú Yên; Cán bộ, công chức, viên chức các Ban, Ngành, Đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa và những người dân tại địa phương đã cung cấp những tài liệu, những hiểu biết và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong suốt thời gian tìm hiểu thực trạng tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè những người thân, đã luôn quan tâm ủng hộ và giúp đỡ trong suốt khóa học vừa qua cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình. Hà Nội, tháng 6, năm 2017 Tác giả Trần Cẩm Dân DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của cán bộ Bảo tàng và các lực lượng liên quan về chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng đối với công tác giáo dục cộng đồng .........................................................................................................45 Bảng 2.2: Nhận thức về ý nghĩa các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng công tác giáo dục cộng đồng ......................................................... 46 Bảng 2.3: Nhận thức về mục tiêu tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ............................................ 48 Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện nội dung tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng .................................... 50 Bảng 2.5: Thực trạng về quy trình tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ............................................ 52 Bảng 2.6: Thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ............................................ 54 Bảng 2.7: Thực trạng đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức Bảo tàng về cách thức kiểm tra kết quả tổ chức các hoạt động tham quan đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng .................................................................. 57 Bảng 2.8: Thực trạng phối hợp Bảo tàng và lực lượng có liên quan trong công tác tổ chức hoạt động tham quan đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng .................................................................................... 58 Bảng 2.9: Đánh giá về kết quả tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên.............................. 59 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp ............. 89 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 7 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN CỦA BẢO TÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG .................................................................................................. 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 8 1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới............................................ 8 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................. 9 1.2. Bảo tàng với công tác giáo dục cộng đồng ............................................. 11 1.2.1. Các cơ quan, đơn vị cộng đồng có liên quan đến công tác giáo dục của Bảo tàng .......................................................................................................... 11 1.2.2 Vai trò của Bảo tàng đối với công tác giáo dục cộng đồng .................. 12 1.2.3. Các hoạt động tham quan của Bảo tàng thực hiện công tác giáo dục cộng đồng ........................................................................................................ 18 1.2.4. Các chủ thể tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng thực hiện công tác giáo dục cộng đồng .......................................................................... 20 1.2.5. Các yêu cầu tổ chức hoạt động tham quan của Bảo tàng thực hiện công tác giáo dục cộng đồng ................................................................................... 21 1.3. Tổ chức hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng công tác giáo dục cộng đồng ........................................................................................................ 26 1.3.1. Mục tiêu tổ chức hoạt động tham quan của Bảo tàng .......................... 26 1.3.2. Nội dung tổ chức hoạt động tham quan của Bảo tàng ......................... 27 1.3.3. Quy trình tổ chức hoạt động tham quan của Bảo tàng ......................... 29 1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động tham quan của Bảo tàng ........................ 31 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động tham quan ............................................. 32 1.3.6. Công tác phối hợp giữa Bảo tàng và cộng đồng .................................. 32 1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng công tác giáo dục cộng đồng...................................... 34 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN CỦA BẢO TÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TỈNH PHÚ YÊN ............................................................................... 40 2.1. Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát ................................................. 40 2.1.1. Mục tiêu khảo sát .................................................................................. 40 2.1.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 40 2.1.3. Nội dung khảo sát.................................................................................. 40 2.1.4. Phương pháp khảo sát........................................................................... 40 2.1.5. Thời gian khảo sát ................................................................................. 40 2.1.6. Địa bàn và khách thể nghiên cứu.......................................................... 40 2.1.7. Xử lý kết quả khảo sát ........................................................................... 44 2.2. Thực trạng nhận thức về tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên ........................................ 44 2.2.1. Thực trạng nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng đối với công tác giáo dục cộng đồng của cán bộ Bảo tàng và các lực lượng liên quan .................... 44 2.2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng công tác giáo dục cộng đồng .................................................... 46 2.2.3. Thực trạng nhận thức về mục tiêu tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng .............................................. 48 2.3. Thực trạng tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên............................................................. 49 2.3.1. Thực trạng về nội dung tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ............................................................. 49 2.3.2. Thực trạng về quy trình tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ............................................................. 52 2.3.3. Thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ............................................................. 54 2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra kết quả tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ....................................... 57 2.3.5. Thực trạng phối hợp Bảo tàng và lực lượng có liên quan trong công tác tổ chức hoạt động tham quan quan đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng.................. 58 2.3.6. Kết quả tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên............................................................. 59 2.4. Đánh giá chung về thực trạng và phân tích nguyên nhân ........................ 60 2.4.1. Thành tựu .............................................................................................. 60 2.4.2. Hạn chế ................................................................................................ 61 2.4.3. Nguyên nhân.......................................................................................... 62 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 65 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN CỦA BẢO TÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TỈNH PHÚ YÊN ............................................................................... 66 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ........................................................ 66 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục của Bảo tàng.......................... 66 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................ 66 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 67 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................ 67 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Bảo tàng và cộng đồng trong công tác giáo dục................................................................................... 67 3.2 Các biện pháp tổ chức các hoạt động tham quan đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng của Bảo tàng Phú Yên ................................................................... 69 3.2.1. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Bảo tàng về tổ chức các hoạt động tham quan đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ......................................................................................... 69 3.2.2. Xây dựng quy trình tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng..................................................................... 71 3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng...................................................... 73 3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng...................................................... 79 3.2.5. Phối hợp chặt chẽ với Bảo tàng và các lực lượng cộng đồng cho các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng .............. 83 3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng ........................................ 85 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 87 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................... 87 3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm ...................................................................... 87 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm............................................................................. 88 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Bảo tàng là cơ quan khoa học, cơ quan giáo dục cộng đồng thuộc hệ thống giáo dục văn hóa ngoài nhà trường có trách nhiệm bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa quý báu, truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, đồng thời giáo dục tuyên truyền góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Vai trò, chức năng giáo dục tuyên truyền của Bảo tàng được Tổ chức Bảo tàng quốc tế (ICOM) ghi nhận trong Hội nghị toàn thể lần thứ 15 “Công nhận sự đóng góp của các Bảo tàng trong công tác giáo dục là to lớn”. Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định vai trò, chức năng giáo dục của bảo tàng trong đời sống xã hội, đồng thời khẳng định nhiệm vụ của bảo tàng phải “Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của toàn xã hội” (Điều 47 – 48, tr.32). Lúc sinh thời, V.I.Lênin đã chỉ rõ “Bảo tàng phải thực hiện chức năng của Nhà nước là giáo dục”, cũng như mọi cơ quan giáo dục khác, bảo tàng phải làm công tác giáo dục – tuyên truyền với những nội dung, hình thức và đặc điểm riêng của mình. Nhà nghiên cứu Phạm Mai Hùng trong công trình nghiên cứu “Gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc” đã khẳng định: “Ngày nay, bảo tàng đang được quan niệm như là một trung tâm thông tin có lượng thông tin nguyên gốc chính xác, phong phú, dễ tiếp cận, là thứ học đường đặc biệt hướng vào thế hệ trẻ”. Như vậy, tất cả các bảo tàng nói chung đều phải thực hiện chức năng giáo dục bằng các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình đáp ứng các nhu cầu của xã hội, làm giàu cuộc sống văn hóa tinh thần, hưởng thụ giá trị văn hóa của nhân dân; đồng thời, Bảo tàng cần phải tổ chức các hình thức 1 hoạt động văn hóa để lôi cuốn thu hút cộng đồng đến bảo tàng học tập, tham quan, giải trí, thưởng thức... Trong xu thế phát triển, hội nhập và hợp tác quốc tế cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật - công nghệ - tin học và phát triển nền kinh tế tri thức đã đặt ra cho các bảo tàng nhiều thời cơ và thách thức mới. Điều đó đòi hỏi các bảo tàng có nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy vai trò giáo dục của mình, trao truyền các nền văn hóa trong quá khứ và hiện tại cho các thế hệ tương lai, giúp cho việc hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ cho con người phát triển toàn diện. Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm gìn giữ những di tích lịch sử tự nhiên và xã hội, lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đồng thời, phát huy tác dụng của những di tích ấy, Bảo tàng đã góp phần rất lớn cho việc phổ biến kiến thức khoa học và giáo dục truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, tinh thần cần cù sáng tạo và tinh thần quốc tế vô sản, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước chúng ta. Tham quan là hình thức cơ bản trong công tác giáo dục - tuyên truyền của Bảo tàng. Chỉ có tham quan mới có thể tạo điều kiện cho người xem hiểu rõ phần trưng bày của Bảo tàng một cách rõ ràng, đồng thời hiểu biết cụ thể những di vật lịch sử, văn hóa, nhận thức đầy đủ nội dung phần trưng bày. 1.2 Bảo tàng tỉnh Phú Yên cũng giống như các bảo tàng khác chứa đựng trong nó những chức năng cơ bản như: Lưu giữ, bảo quản, trưng bày…và đặc biệt là chức năng giáo dục. Nhận thức của cộng đồng về hoạt động giáo dục của bảo tàng hiện nay cũng đã có những chuyển biến đáng ghi nhận, đó không còn là tuyên truyền – truyền bá một chiều những nội dung được chuẩn bị trước của bảo tàng tới công chúng. Khái niệm “tuyên truyền” dần được thay 2 thế bằng khái niệm “giáo dục”, tức là thay đổi phương pháp tiếp cận để bảo tàng có thể có nhiều hoạt động mang tính giáo dục đa dạng và chất lượng cao hơn nhằm thu hút khách đến với mình và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Tuy nhiên, cho dù đã có những thay đổi tích cực từ nhận thức về vai trò giáo dục của bảo tàng thì nhìn chung hiện nay khái niệm giáo dục của bảo tàng vẫn còn nhiều người hiểu chưa chính xác, sâu sắc về bản chất của hai từ “giáo dục”. Nhiều người vẫn nghĩ rằng công tác giáo dục của bảo tàng chỉ đơn thuần là đón khách tham quan, thuyết minh giới thiệu nội dung trưng bày, nhưng thực tế khái niệm “giáo dục” của bảo tàng có nội hàm sâu hơn, phạm vi hoạt động rộng hơn và các hình thức phong phú hơn. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa mở rộng, sự giao lưu, hội nhập ngày càng sâu đậm, nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Tình trạng phổ biến hiện nay là thanh thiếu niên ít nhớ sự kiện lịch sử cơ bản của dân tộc, hoặc nhớ sai, hoặc lẫn lộn. Trước tình hình đó, vai trò của bảo tàng lại càng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục kiến thức lịch sử, truyền thống dân tộc, nâng cao nhận thức hiện thực lịch sử và sự hiểu biết các giá trị văn hóa cho cộng đồng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Bảo tàng có trách nhiệm giáo dục các tầng lớp nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của Đảng và nhân dân ta. Từ đó, hình thành ở cộng đồng và thế hệ trẻ về thế giới quan khoa học, góp phần giáo dục nhân cách, xây dựng con người mới. Thực tế cho thấy, trong tất cả các hình thức công tác giáo dục của bảo tàng - tham quan là hình thức đặc biệt quan trọng, là hình thức cơ bản vì nó có mục đích rõ ràng về mặt chính trị, có dẫn chứng xác đáng về mặt khoa học. 3 Tham quan trước hết là sự cảm thụ các hiện vật bảo tàng qua các giác quan chủ yếu bằng mắt thấy và tai nghe. Thuyết minh viên giảng giải sinh động, rõ ràng, kết hợp với người xem quan sát các hiện vật bảo tàng, sẽ giúp cho họ nhận thức đầy đủ nội dung phần trưng bày. Vì vậy, công tác tổ chức các hoạt động tham quan góp phần rất lớn vào việc giáo dục nâng cao nhận thức người dân trong cộng đồng. 1.3 Là một cán bộ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, qua quá trình nghiên cứu công tác giáo dục của bảo tàng, tôi nhận thấy những điểm mạnh, tiềm năng về giáo dục. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy tính thiết yếu về tổ chức các hoạt động giáo dục cộng đồng tại Bảo tàng Phú Yên. Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của bảo tàng trong đời sống xã hội, để bảo tàng thật sự hấp dẫn, thu hút ngày một đông hơn khách tham quan, chúng tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “Tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên” làm khóa luận tốt nghiệp. Qua nghiên cứu, chúng tôi sẽ thu thập và hệ thống được những nhận thức mới về giáo dục tại bảo tàng và góp phần đề xuất các hoạt động giáo dục cộng đồng mới lạ, hấp dẫn, phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của bảo tàng nói chung và công tác giáo dục của Bảo tàng tỉnh Phú Yên nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp tổ chức các hoạt động của bảo tàng đáp ứng công tác giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức các hoạt động của bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú yên hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Các hoạt động giáo dục của Bảo tàng với sự phát triển cộng đồng 4 3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Biện pháp tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên. 4. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Phú Yên đã tổ chức rất nhiều hoạt động phục vụ công tác giáo dục của cộng đồng và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này tại Bảo tàng còn nhiều hạn chế: chưa đáp ứng được yêu cấu đa dạng của công tác giáo dục cộng đồng, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện… chưa sinh động, đa dạng; sự phối hợp giữa bảo tàng và cộng đồng chưa chặt chẽ... Nếu phân tích rõ cơ sở lý luận, những hạn chế trong công tác tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên và đề xuất được các biện pháp tổ chức các hoạt động này tại Bảo tàng phù hợp, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng của tỉnh Phú Yên 5.3. Đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn địa bàn Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 5 6.2. Nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng của tỉnh Phú Yên và đề ra các biện pháp tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên. 6.3. Khách thể khảo sát - Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức Bảo tàng Phú Yên: 28 người. - Nhóm 2: Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên, các trường học và cơ quan thông tấn báo chí: 237 người. 6.4. Thời gian Từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi + Phương pháp quan sát + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ Trên cơ sở những kết quả số liệu đã thu được từ phương pháp điều tra, sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để lượng hóa những thông tin đã thu được. 6 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng Chương 2: Thực trạng tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng của tỉnh Phú Yên Chương 3: Biện pháp tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng tỉnh Phú Yên 7 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN CỦA BẢO TÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới Từ thế kỷ XIX, do sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình bảo tàng và sự nghiệp bảo tàng ở Châu Âu cho nên đã có rất nhiều công trình, tạp chí nghiên cứu về vai trò, tác dụng của sưu tập hiện vật bảo tàng, về vấn đề giáo dục của bảo tàng, về vấn đề bảo quản các sưu tập và kỹ thuật bảo quản hiện vật trong bảo tàng... Ở Anh năm 1900 tạp chí Museum New ra đời với nội dung thông tim chủ yếu về kỹ thuật bảo quản sưu tập, thông tin hoạt động của bảo tàng. Ở Đức năm 1905, tạp chí Museum Skunder được ra đời với người sáng lập kiêm chủ biên tập tạp chí này là ông Carkétsen; ở Bỉ năm 1926, phát hành tạp chí bảo tàng mang tên “Muzeon”. Tạp chí Muzeon phát hành đều đặn 3 tháng 1 số. Nội dung các bài nghiên cứu đề cập đến việc bảo quản, phục chế những di tích lịch sử, những tác phẩm nghệ thuật tranh, điêu khắc, đúc rút và phổ biến những kinh nghiệm để trao đổi. Nhưng khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra thì tạp chí Muzeon dừng xuất bản. Cùng với các tạp chí bảo tàng được phát hành, còn phải kể đến một số cuốn sách đầu tiên được xuất bản của Trung tâm Quốc tế bảo tàng ở Giơnevơ, năm 1934 đã xuất bản hai tập sách với tên gọi “Myzeographia” với sự tham gia của 19 nhà khoa học trên thế giới chủ yếu là Mỹ và Liên Xô (cũ); trong hai tập sách này đã phân tích và tổng kết những kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tàng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm 1946 Liên Hiệp Quốc thành lập cơ quan UNESCO (Tổ chức Giáo dục Khoa học – Văn hóa của Liên Hiệp 8 Quốc) ở Pari năm 1946. Trong lời mở đầu của tuyên ngôn có đoạn viết “Các cuộc chiến tranh nảy sinh trong đầu óc của con người” vì vậy phải “giáo dục họ về những công cuộc hòa bình”. Tại điều 1 Luật của UNESCO còn nhấn mạnh phải “bằng mọi cách chăm lo bảo tồn và bảo vệ di sản văn hóa trên toàn thế giới như sách, tác phẩm nghệ thuật, các công trình kiến trúc khác có ý nghĩa lịch sử hoặc khoa học, bằng cách đề nghị với các dân tộc hữu quan, những công ước quốc tế nhằm mục đích ấy” (Luật của UNESCO năm 1946). Trong UNESCO có tổ chức Hội đồng Bảo tàng quốc tế (viết tắt là ICOM). ICOM ra tạp chí Muzeum bằng tiếng Anh, Pháp, có phần tóm tắt bằng tiếng Nga, nội dung đăng tải những bài nghiên cứu kỹ thuật của Viện bảo tàng. Đáng chú ý là công trình “Phân tích bảo tàng” của Catherine Ballé viết vào tháng 8 năm 1996. Theo Catherine Ballé:“Công chúng là cứ liệu bị ẩn giấu, bị bỏ qua của bảo tàng trong vòng gần hai thế kỷ. Vào những năm 70, đó là một chủ đề để vận động, để hành động và đổi mới trong tiến trình phát triển văn hóa. Hai mươi năm sau, giá trị của công chúng đã được biết đến bằng một sự nhìn nhận bất ngờ nhất: từ chỗ chỉ là những dự báo nó đã trở thành điều cần thiết. Từ nay, công chúng là sự sống còn cơ bản của các bảo tàng đương đại”. Như vậy, bà Catherine Ballé đã nhấn mạnh vai trò của công chúng chúng, xem công chúng là sự sống còn của các bảo tàng đương đại. Tuy không trực tiếp đề cập chức năng giáo dục của bảo tàng nhưng qua đó có thể thấy được vị trí, vai trò, chức năng của bảo tàng như là những ngôi nhà cất giữ những báu vật của loài người; lưu giữ ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa, những ước mơ và hy vọng của con người. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta không có công trình khoa học chuyên nghiên cứu về bảo tàng. Sau cách mạng tháng Tám thành 9 công, ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65 – SL về “Bảo tồn cổ tích ở Việt Nam”. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên cho ngành bảo tồn bảo tàng Việt Nam hình thành và có cơ sở để hoạt động. Các công trình nghiên cứu về bảo tàng học đã được nghiên cứu và công bố. Năm 1967 trên cơ sở những kiến thức về bảo tàng học đầu tiên của Bảo tàng học Xô Viết (Liên Xô cũ) do Bảo tàng cách mạng Việt Nam xuất bản, có thể coi đây là công trình đầu tiên về lý luận bảo tàng học Việt Nam. Tiếp sau đó là các công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận và thực tiễn, mở ra một kênh mới để tiếp nhận và vận dụng kiến thức nghiệp vụ bảo tàng cho đội ngũ cán bộ bảo tàng trên phạm vi cả nước. Đó là các công trình: - “Đổi mới các hoạt động bảo tàng”, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, năm 1989. - “Sưu tập hiện vật bảo tàng”, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, năm 1994. - “50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bảo tồn di sản văn hóa dân tộc”, năm 1995. - “Sự nghiệp bảo tàng – những vấn đề cấp thiết”. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Nxb Hà Nội, T1,2,3. Năm 1996 – 1997. - “Bảo tàng với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Nxb Hà Nội, năm 1998. - “Bảo tàng góp phần hoàn thiện nhân cách con người”, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội tháng 12 năm 2014. - “Hoạt động bảo tàng trong sự nghiệp đổi mới đất nước”. Cục Di sản văn hóa – Bảo tàng Cách mạng Việt Nam – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hà Nội, tháng 10 năm 2004. - “Bàn về chức năng giáo dục của bảo tàng trong thời kỳ đổi mới”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngành. Hà Nội năm 2005. v.v... 10 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên có giá trị về lý luận và thực tiễn song chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tổ chức hoạt động tham quan của bảo tàng như là một công tác giáo dục khoa học và là hình thức cơ bản trong công tác quần chúng của bảo tàng. Đáng chú ý là “Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” tập 1, 2. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1999 – 2001. Cuốn sách tập hợp hơn 30 bài nghiên cứu đã gợi mở nhiều vấn đề mang tính định hướng chung không chỉ có ý nghĩa cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà còn cho cả ngành Khoa học xã hội nhân văn nói chung, ngành Dân tộc học, Bảo tàng học ở nước ta nói riêng. Ngoài ra, có một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp về nghiên cứu thực trạng và giải pháp công tác giáo dục của bảo tàng: Công tác giáo dục của Bảo tàng tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp của tác giả Phạm Kim Yến (trường Đại học Văn hóa Hà Nội); Tác giả Nguyễn Thị Ninh (trường Đại học Văn hóa Hà Nội) với đề tài Công tác giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Công Huy Quang (trường Đại học Văn hóa Hà Nội) với đề tài Công tác giáo dục của Bảo tàng Nhân học, thực trạng và giải pháp... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên có nội dung liên quan đến chức năng giáo dục của bảo tàng và vai trò của cộng đồng khá nhiều. Mặc dù vậy vẫn chưa thấy ai đi sâu quan tâm đến vấn đề Tổ chức các hoạt động tham quan của Bảo tàng đáp ứng yêu cầu giáo dục cộng đồng một cách bài bản và có hệ thống. Tất cả những nghiên cứu trên sẽ là tài liệu hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. 1.2. Bảo tàng với công tác giáo dục cộng đồng 1.2.1. Các cơ quan, đơn vị cộng đồng có liên quan đến công tác giáo dục của Bảo tàng Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi ích, cùng làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong một 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan