Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ thành ph...

Tài liệu Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên

.PDF
143
62
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----&---- PHẠM THỊ YÊN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ THÀNH PHỐ TUY HÒA - TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----&---- PHẠM THỊ YÊN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ THÀNH PHỐ TUY HÒA - TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Giáo dục cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Lệ Thu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND Tp Tuy Hòa, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, các đoàn thể chính trị-xã hội Tp Tuy Hòa; UBND Phường 4, UBND xã Bình Ngọc đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Tuy Hòa, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Yên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................4 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.........................................................................4 4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ ...............7 1.1. Sơ lược những nghiên cứu về nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ .................................................................................................................................7 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực phát triển cộng đồng và tổ chức nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ ................................................................................10 1.2.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................10 1.2.2. Các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ ........17 1.2.3. Tổ chức hoạt động nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ .........................25 1.2.4. Các hình thức tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ.............................................................................................................34 1.2.5. Các phương pháp tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ....................................................................................................38 1.2.6. Nguồn nhân lực và điều kiện tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ ..................................................................................40 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ .................................................................................................................44 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của phụ nữ .......................................................................44 1.3.2. Độ tuổi ảnh hưởng ......................................................................................45 1.3.3. Nghề nghiệp ................................................................................................47 1.3.4. Hoàn cảnh gia đình.....................................................................................51 1.3.5. Cơ chế/chính sách .......................................................................................52 1.3.6. Tính cộng đồng ...........................................................................................53 1.3.7. Nguồn nhân lực ...........................................................................................54 1.3.8. Cơ sở vật chất .............................................................................................55 Kết luận chương 1 .....................................................................................................55 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ ..........................................................................................................58 2.1. Tổ chức và phương pháp nhiên cứu ...................................................................58 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Tp Tuy Hoà ................................................58 2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu .....................................................................62 2.1.3. Mô tả các giai đọan nghiên cứu .................................................................64 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tp Tuy Hòa ..........................................................................................................65 2.2.1 Nhận thức của phụ nữ về mục tiêu, vai trò, ý nghĩa PTCĐ .........................65 2.2.2. Thực trạng mục tiêu, nội dung và hình tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tp Tuy Hòa ................................................71 2.2.3. Thực trạng tham gia của Phụ nữ trong phát triển cộng đồng tại địa phương ..84 2.3. Thưc trạng nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tp Tuy Hòa ..........................................................................88 2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ ở Tp Tuy Hòa tỉnh Phú Yên .................................................89 2.4.1. Những mặt đã làm được .............................................................................89 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................92 Kết luận chương 2 .....................................................................................................94 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC PTCĐ CHO PHỤ NỮ TP TUY HÒA........................................96 3.1. Các nguyên tắc đề xuất tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tp Tuy Hòa tỉnh Phú Yên .............................................................96 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và sự đồng tình ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội ...............................................................................................................................96 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ các biện pháp .......................97 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn phù hợp với các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ và kinh tế xã hội tại địa phương ......................98 3.1.4. Đảm bảo dựa vào các kết quả khảo sát thực trạng tại địa phương ...........98 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích........................................98 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..........................................99 3.1.7. Nguyên tắc đáp ứng nhu cầu học tập ngay tại địa phương ........................99 3.2. Các giải pháp tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tp Tuy Hòa tỉnh Phú Yên ..................................................................................100 Kết luận chương 3 ...................................................................................................115 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................117 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa là Chủ viết tắt CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa Hội LHPN Hội liên hiệp phụ nữ CLB Câu lạc bộ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa PN Phụ nữ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông PTCĐ Phát triển cộng đồng TP Thành phố NQ-BCHTW Nghị quyết – Ban chấp hành Trung ương NVCTXH Nhân viên công tác xã hội WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Cơ cấu lao động (%) ................................................................................47 Bảng 1.2: Lực lượng lao động chia theo thành phần kinh tế (%) ...............................48 Bảng 1.3: Lực lượng lao động chia theo vị thế công việc (%)....................................49 Bảng 1.4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân tích theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn .........................................................................49 Bảng 1.7: Tỷ lệ thất nghiệp phân theo giới tính. .......................................................51 Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của Tp Tuy Hòa ..................................................59 Bảng 2.2: Nhận thức về tầm quan trọng của PTCĐ .................................................66 Bảng 2.3: Thực trạng mức độ hiểu biết chung về năng lực và PTCĐ cho phụ nữ ..........67 Bảng 2.4: Các loại hoạt động nâng cao năng lực PTCĐ theo thăm dò cán bộ ........73 Bảng 2.5: Các loại hoạt động nâng cao năng lực PTCĐ theo thăm dò phụ nữ........74 Bảng 2.6: Các hình thức tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ ................................................................................................81 Bảng 2.7: Tự đánh giá năng lực PTCĐ của cán bộ quản lý, phụ nữ ........................84 Bảng 2.8: Một số nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực PTCĐ .......................88 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Hình 1.1: Các mô hình nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ ..................................34 Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính Tp tuy hòa ...................................................58 Hình 2.1: Một góc đường Tp Tuy Hòa tỉnh Phú Yên ...................................................60 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Chu trình 4 bước tổ chức hoạt động nâng cao năng lực PTCĐ ...............24 Sơ đồ 1.2: Tiến trình phát triển cộng đồng ...............................................................38 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân trong cả nước cùng vào cuộc. Do đó việc nâng cao năng lực vai trò của con người nói chung và của phụ nữ trong phát triển cộng đồng nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết vì phát triển cộng đồng là một đặc trưng của phát triển xã hội giúp tăng trưởng kinh tế, xã hội và cũng là nơi hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ…Trong những năm qua, các tầng lớp phụ nữ nước ta tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đã đoàn kết, đổi mới sáng tạo trong lao động, công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, làm đẹp thêm những phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam “Yêu nước, thông minh, cần cù, nhẫn nại, nhân hậu…”. Hiện nay phụ nữ tham gia và đóng vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Trong hoạt động sản xuất, công việc gia đình và nuôi dạy con cái, phụ nữ luôn đóng vai trò chính. Từ phải đảm đương vai trò “đối nội” trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn phải đảm đương các trọng trách “đối ngoại” là một sự nghiệp không chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ phải khẳng định giá trị của bản thân, khát vọng với sự nghiệp để thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình, nâng cao vị thế, phát huy cao nhất tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội LHPN Việt Nam vững mạnh, có những đóng góp đáng kể cho sự tiến bộ của xã hội. Thực trạng hiện nay ở nước ta có gần 80% dân số sống ở nông thôn, phụ nữ chiếm gần 51% dân số và lực lượng lao động xã hội. Song phụ nữ Việt Nam chiếm số đông trong những người thất học, đói nghèo, bệnh tật, bạo lực, tệ nạn xã hội đe doạ, tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Họ ít có các cơ hội điều kiện để vui chơi, học hành và hưởng thụ các thành quả lao động của chính họ. Đó chính là những thiệt thòi trong xã hội, những thua thiệt trong cuộc sống, những tổn thương 1 trong xã hội mà người phụ nữ phải gánh chịu đầu tiên. Đây chính là những rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của phụ nữ, phụ nữ không có cơ hội được học tập và tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, sự phát triển xã hội, mục tiêu phát triển con người, các công trình nghiên cứu đã bắt đầu đề cập đến vấn đề này trên các phương diện khác nhau, ở các nhóm xã hội khác nhau, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ tâm lý học về nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ. Việc nghiên cứu tiến tới sự hoàn thiện hơn về mặt lý luận, phương pháp, cũng như việc nhận diện các đặc trưng về giá trị sống của con người Việt Nam hiện nay. Từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng và nhà nước ta vận dụng quan điểm giải phóng phụ nữ của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Vì vậy, phải xem giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu. Từ đó Đảng, nhà nước ta tạo điều kiện về cơ chế, chủ trương để phụ nữ Việt Nam nổ lực phấn đấu để đáp ứng với sự phát triển, sự tiến bộ xã hội, tiến tới công bằng, bình đẳng giới. Nhưng hiện nay, trên mọi miền đất nước Việt Nam phụ nữ chưa được hoàn toàn bình đẳng với nam giới bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ trong sinh hoạt cộng đồng làng – xã. Một bộ phận đáng kể phụ nữ không có hoặc không đủ việc làm, thu nhập thấp, nhiều chị em còn phải làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại, mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ thấp. Phụ nữ còn bị phân biệt 2 đối xử dưới mọi hình thức, nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín, dị đoan. Chị em còn tự ti chưa mạnh dạn, nhẫn nhịn, cam chịu thiệt thòi, luôn hy sinh cho chồng con, còn có tính ích kỷ, hẹp hòi, an phận không muốn vươn lên...Những khó khăn trên đây đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ thế hệ tương lai, còn là một thách thức to lớn, mỗi phụ nữ nói chung và phụ nữ cộng đồng nông thôn nói riêng cần có điều kiện và cơ hội phát huy vai trò làm chủ và tính tích cực thực hiện vai trò người công dân trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trên địa bàn Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và đào tạo đã có bước tiến đáng kể. Điều đó thể hiện rõ qua đời sống của người dân, phụ nữ cũng được quan tâm và phát triển tham gia nhiều hoạt động cộng đồng ở địa phương, nhiều tổ chức ra đời để thu hút phụ nữ. Song vẫn còn chị em, phụ nữ chỉ chú trọng đến bản thân, gia đình, lo làm ăn phát triển kinh tế gia đình, chăm lo sự nghiệp của bản thân, ít quan tâm đến những sự việc xảy ra xung quanh mình, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cộng đồng. Mặc dù, hiện nay trên địa bàn Tp Tuy Ḥòa đã có Hội Liên hiệp phụ nữ cấp xã, phường, thành phố hoạt động nhưng chưa thu hút được hội viên tham gia vào Hội, để tuyên truyền, vận động, định hướng và phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tập huấn giáo dục các kỹ năng để trở thành phụ nữ đạt 4 chuẩn mực trong thời kỳ mới “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương. Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài nghiên cứu chuyên sâu về “Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”. Trước hết là khơi dậy sự tham gia và quyền tự quyết của phụ nữ, tin vào khả năng của phụ nữ và phát huy nội lực của chính cộng đồng phụ nữ, khẳng định vai trò của phụ nữ là nhân tố quyết định tới sự thành công trong phát triển cộng đồng. Thứ hai là phụ nữ trong cộng đồng chuyển dịch dần từ hướng tham gia thụ động, tham gia thông qua việc cung cấp thông tin sang tham gia như nhà tư vấn, tham gia trong việc thực hiện, tham gia trong quá trình ra quyết định và tham gia tự nguyện. Thứ ba là đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới nói riêng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ nói chung và đồng 3 thời góp phần phát triển chuyên ngành giáo dục và phát triển cộng đồng về giới ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thực trạng, nguyên nhân của thực trạng bất bình đẳng giới trong phát triển cộng đồng, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ. Từ đó cung cấp nguồn hội viên có chất lượng cho Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Phú Yên, một tổ chức chính trị đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ, góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và mô tả thực trạng tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại Tp Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ trong phát triển cộng đồng. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ. - Khách thể khảo sát: + 200 cán bộ, hội viên, phụ nữ (Trong đó: 100 phụ nữ xã Bình Ngọc, 100 phụ nữ Phường 4) Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. + 100 cán bộ lãnh đạo (bí thư, chủ tịch), đảng viên, các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên (Trong đó: 50 người thuộc xã Bình Ngọc, 50 người thuộc phường 4, Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ. 4. Giả thuyết khoa học Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng tại Tp Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên chưa phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Công tác tổ chức hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại Tp Tuy Hoà còn nhiều hạn chế, chủ yếu do tác động của các yếu tố: Đặc điểm tâm lý của phụ nữ, đặc điểm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, cơ chế quản lý/lãnh đạo, chính sách và tính cộng đồng/tập thể. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Tổng hợp và hệ thống cơ sở lý luận, các nguồn tư liệu về thực trạng liên 4 quan đến phụ nữ trong phát triển cộng đồng. 5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động nâng cao năng lực PTCĐ của phụ nữ Tp Tuy Hòa. 5.3 Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ một cách phù hợp và hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn hiện nay. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung, phạm vi nghiên cứu Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu này tập trung tới nhóm chủ thể tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ ở Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bao gồm: Các cán bộ quản lý/lãnh đạo Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Tp Tuy Hòa, Phường 4 và xã Bình Ngọc; Ban chấp hành Hội LHPN Thành phố, Ban chấp hành Hội LHPN Phường 4 và Ban chấp hành Hội LHPN xã Bình Ngọc; Một số ngành liên quan, tổ chức cá nhân hỗ trợ nguồn lực. Nhóm chủ thể được nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ là cán bộ Hội cơ sở, nhân viên công tác xã hội, phụ nữ trong cộng đồng tham gia. Huy động sự tham gia đông đảo cộng đồng dân cư. 6.2. Địa bàn nghiên cứu Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại xã Bình Ngọc, Phường 4, Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Lý do chọn 02 địa bàn nghiên cứu: Phường 4 là khu trung tâm Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Phụ nữ chiếm ½ dân số, nghề nghiệp chính phần lớn là buôn bán, làm dịch vụ, làm cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty tư nhân nên ít có thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng và cho đây là những hoạt động không liên quan đến họ. Xã Bình Ngọc là một xã nằm trên dải đất phù sa vùng cửa sông Đà Rằng được bồi đắp từ lâu đời. Bình Ngọc là vùng trồng rau, hoa lớn của tỉnh Phú yên, cung cấp 5 cho Tp Tuy Hòa và vùng lân cận.. Phụ nữ chiếm ½ dân số, nghề chính phần lớn là làm nông trồng các loại rau, trồng hoa, trồng lúa, làm các nghề tiểu thủ nông nghiệp, số còn lại đi làm thuê mướn, làm các loại dịch vụ khu vực Tp Tuy Hòa. Trình độ dân trí thấp, mãi làm kinh tế ít tham gia các hoạt động cộng đồng tại xã Bình Ngọc, cho đây là việc của đàn ông chứ không phải của phụ nữ nên không quan tâm. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp lý luận - Áp dụng các lý luận về nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ. - Hệ thống hóa những nội dung, những luận điểm cơ bản về nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ tại xã Bình Ngọc và Phường 4, Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 7.2. Phương pháp điều tra Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin về nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 7.3. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra về nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 7.4. Phương pháp thống kế toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra, phương pháp kiểm định giả thuyết. Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ 1.1. Sơ lược những nghiên cứu về nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ Tổ chúc các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ là một trong những nội dung được đề cập trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong 3 khâu đột phá quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó chỉ đạo các chỉ tiêu về cán bộ nữ cần đạt được vào năm 2020. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu 1 về “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị” và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, trong đó có dự án 3 về “Nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch”. Những văn bản chỉ đạo nêu trên cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, trong đó có mục tiêu về tăng tỷ lệ cán bộ nữ, nữ tham gia các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, hoạt động cộng đồng. Như vậy, có thể nói, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó bao gồm phát triển nguồn nhân lực nữ, lực lượng hiện chiếm hơn 50% dân số và khoảng 48% lực lượng lao động xã hội là nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới đã đặt ra. Kết quả thực hiện bình đẳng giới của nước ta được xếp hạng cao hơn so với nhiều quốc gia có cùng 7 trình độ phát triển và thu nhập. Việt Nam được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới, trong đó có nỗ lực tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, từng bước xóa bỏ khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và hoạt động cộng đồng. Tổ chúc các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ là đề tài hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: - Đề tài: Phát triển cộng đồng ở Việt Nam, thực trạng và định hướng các tiếp cận trong bối cảnh mới do Tiến sỹ Trịnh Văn Tùng và Nguyễn Thị Thu Trang, Khoa xã hội học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đề tài: Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng (Nghiên cứu các trường hợp tại xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Thành phố hà Nội) của tác giả Nguyễn Hồng Linh. - Đề tài: Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên của tác giả Nguyễn Công Huy. - Đề tài: Nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới trong công tác phòng chống Bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Trường Giang – Lục Nam – Bắc Giang của tác giả Nguyễn Thị Ngân. - Dự án: Nâng cao năng lực cho nhân viên xã hội cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Bài: Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của tác giả Nguyễn Thanh Hòa – Thứ trưởng Bộ Lao độngThương binh và Xã hội. - Đè tài: Phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam của CIEM Trung tâm Thông tin - Tư liệu. - Bài: Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn xã Vũ Chánh, thành phố Thái Bình 8 của tác giả Nguyễn Thiện Thoại. - Bài: Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa. - Bài: Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, tạo cơ hội bình đẳng trong công việc của tác giả Mạnh Hùng. - Bài: Nâng cao nhận thức “ Vì cộng đồng an toàn” tại Tây Bắc của La Croix- Rouge du Việt Nam. - Bài: Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc của Anh Thơ. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên bước đầu đưa ra những đánh giá, góp phần làm rõ hơn những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đối với việc nâng cao năng lực cho phụ nữ phát triển cộng đồng. Những công trình trên là nguồn tài liệu quý giá, giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, so sánh và đưa ra những đánh giá sát thực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về "Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên". Như vậy đề tài: “Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên" độc lập và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước. Đề tài khảo sát thực trạng các hoạt động nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ tại Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong những năm qua, công tác này đã và đang được coi trọng, đề cao và thu được nhiều kết quả. Song trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nếu xác định rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng thì sẽ đề xuất được những biện pháp để nâng cao năng lực phát triển cộng đồng cho phụ nữ, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, tiến tới vì sự tiến bộ phụ nữ. Đây là một luận điểm lý thuyết bổ sung việc đánh giá chính xác vị trí, vai trò của phụ nữ trong tiến trình lịch sử cách mạng của Hồ Chí Minh kết luận: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” góp phần vào quá trình đi 9 tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí minh đã đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc trong đó có giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh thường nhắc lại câu nói của Mác về vai trò của phụ nữ: “Nói phụ nữ là nói phần nữa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nữa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nữa” Do đó cần tìm và đưa vào các nghiên cứu chung về năng lực, về cộng đồng, về phát triển cộng đồng, về nâng cao năng lực cộng đồng cho phụ nữ. Đây là một trong những hoạt động mà Hội LHPN Việt Nam đặt ra là: Lấy phụ nữ làm trung tâm, vận động xã hội tham gia giải quyết các vấn đề của phụ nữ, để cụ thể hóa nội dung “Đa dạng hoá nội dung hoạt động nhằm đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ. Hướng mạnh hoạt động về cơ sở, khu dân cư; cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm từng thời kỳ, tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo hiệu quả rõ rệt, tránh hình thức, phô trương, hành chính hoá trong hoạt động của Hội. Lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ làm mục tiêu; lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội” mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII. 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực phát triển cộng đồng và tổ chức nâng cao năng lực PTCĐ cho phụ nữ 1.2.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài - Khái niệm phụ nữ Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường. Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặc trưng của loài người. Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái. Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "nữ giới", đều chỉ một 10 nhóm đối tượng thuộc nữ giới nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái...Cách hiểu những từ này còn rất khác nhau, do đó, cần phải chuẩn hóa chúng để tránh những thành kiến, những hiểu lầm hay những sai sót trong việc sử dụng. Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này. Theo quyển từ điển Tiếng việt do nhà xuất bản thời đại in năm 2004 thì phụ nữ được dịch là đàn bà, con gái. Phụ nữ là người lao động, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai” (Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12-7-1993). Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “Phụ nữ phải là người thắp lửa cho mỗi nhà", không chỉ chăm lo gia đình mà còn cần biết thắp lên niềm tin, ước mơ và hy vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. Nêu cao lòng nhân ái, khoan dung, đức tính dịu hiền, tình đoàn kết, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn; lên án những hành vi vô đạo đức, vô trách nhiệm trong quan hệ gia đình”. - Khái niệm cộng đồng: Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” (Theo Trung tâm Nghiên cứu và tập huấn phát triển cộng đồng) Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”, “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan