Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình yêu làng quê việt nam trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám 1945...

Tài liệu Tình yêu làng quê việt nam trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám 1945

.PDF
139
705
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN -------------------- NGUYỄN THU PHƯƠNG MSSV: 6075444 TÌNH YÊU LÀNG QUÊ VIỆT NAM TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn k33 Cán bộ hướng dẫn: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH Cần Thơ, Tháng 5/2011 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ CA VIỆT NAM 1.1. Trong văn học dân gian 1.2. Trong thơ ca trung đại 1.3. Trong thơ ca hiện đại CHƯƠNG 2: LÀNG QUÊ VIỆT NAM TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 2.1. Những nét chấm phá đầy ấn tượng về làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính 2.1.1. Những nét rất quen thuộc của làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính 2.1.1.1. Nét quen thuộc về cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Bính 2.1.1.2. Nét quen thuộc về con người làng quê trong thơ Nguyễn Bính 2.1.1.3. Những nét văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính 2.1.2. Cảnh sắc của làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính hiện lên rất đẹp 2.1.3. Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính hiện lên rất mực gần gũi, thân thương, hiền hòa 2.2. Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính thắm đượm mối quan hệ yêu thương 2 2.2.1. Cảnh làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính làm nền cho mọi mối quan hệ yêu thương 2.2.1.1. Tình yêu quê hương 2.2.1.2. Tình yêu thương cha mẹ 2.2.1.3. Tình cảm chị em 2.2.1.4. Tình nghĩa vợ chồng 2.2.1.5. Tình cảm bạn bè 2.2.1.6. Tình yêu đôi lứa 2.2.2. Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính luôn gắn bó với con người CHƯƠNG 3: TÌNH YÊU LÀNG QUÊ LÀ MỘT ÂM HƯỞNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TẠO NÊN TÍNH DÂN TỘC ĐỘC ĐÁO 3.1. Làng quê Việt Nam là đề tài lớn trong thơ Nguyễn Bính 3.2. Cách thể hiện đề tài làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính 3.2.1. Thể thơ 3.2.2. Hình ảnh 3.2.3. Ngôn ngữ 3.2.4. Giọng điệu PHẦN KẾT LUẬN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Thơ mới là trào lưu thi ca công khai phát triển rộng rãi trên văn đàn trong những năm 1932 - 1945. Phong trào Thơ mới ra đời khi mà xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến lớn về mọi mặt trong cuộc sống, bên cạnh những tên tuổi như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh … Nguyễn Bính nổi lên như một phong cách riêng độc đáo đem đến cho làng thơ Việt Nam những hương vị mới. Thơ mới ra đời ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây thì Nguyễn Bính lại mang vào phong trào Thơ mới một phong vị mộc mạc, chân quê, một lối ví von đậm đà màu sắc ca dao, dân dã độc đáo. Nhắc đến Nguyễn Bính thì đa số người đọc đều nghĩ ngay đến nhà thơ của cuộc sống làng quê. Thật đơn giản vì thơ Nguyễn Bính thể hiện những điều rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, mỗi người dân Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mịn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, chân chất, mộc mạc, chân thành, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì thế người viết đã chọn đề tài: “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Trước tiên với bản thân người viết xuất phát từ niềm yêu thương, say mê và sự ngưỡng mộ thơ của ông. Bên cạnh, nghiên cứu đề tài này, còn giúp cho người viết thấy được những cái hay, cái đẹp trong hồn thơ Nguyễn Bính. Đồng thời, chúng ta có thể thấy được những sáng tạo độc đáo về nội dung lẫn nghệ thuật của thơ ông. Qua đó, chúng ta đánh giá được chính xác hơn đóng góp và vai trò của Nguyễn Bính trong nền thơ ca nước nhà. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người viết có điều kiện tìm hiểu sâu sắc hơn ở tất cả các phương diện tác phẩm của ông mà đặc biệt là tình yêu làng quê trong thơ Nguyễn Bính. 2. Lịch sử vấn đề: Qua khảo sát và tìm hiểu, người viết đã nhận thấy vấn đề chưa được nghiên cứu một cách trực tiếp và toàn diện, mà chỉ có những công trình nghiên cứu cùng những ý kiến có liên quan. Cụ thể như sau: 4 Trước hết phải kể đến quyển “Thi nhân Việt Nam” (1932-1945), Hoài Thanh đã có sự so sánh khá tinh tế giữa các nhà thơ viết về làng quê: “Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê, Anh Thơ không nhà quê một tí nào. Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê, Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê, nhưng hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ, hiểu hơn vì mến hơn” [23;Tr.175], không dừng lại ở đó mà nhà phê bình Hoài Thanh còn viết: “Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên cứu”.[23;Tr.371] Hoài Thanh đã đề cập đến “chất quê” trong thơ Nguyễn Bính. “Chất quê” ấy được thể hiện qua những cảnh vật của làng quê. Hình ảnh của một thôn quê hiện lên rất mực gần gũi, thân thương, hiền hòa. Đọc thơ Nguyễn Bính ta không chỉ hình dung ra một làng quê với bao cảnh mộc mạc, giản dị, mà ta còn cảm nhận được biết bao hương vị của quê hương. Cùng với nhận xét của Hoài Thanh thì Đoàn Thị Đặng Hương trong quyển “Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca” đã có nhận xét khá cụ thể hơn: “Những “dậu mùng tơi”, “giăng sáng”, “vườn chè”, “trống chèo”, “hoa xoan”, “hoa bưởi”, “ hoa cam”, “cánh buồm nâu”, “vườn dâu”, “vườn cam” … tất cả đã đi vào thơ Nguyễn Bính một cách trữ tình, duyên dáng của ca dao. Chắc chắn ở thế kỉ này chưa có nhà thơ nào dám dùng mã hiện thực như: ao bèo, con lợn, giàn giầu không, giếng thơi… để mà diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát của tình quê, trong tâm hồn con người Việt Nam hiện đại” [5;Tr.33]. Qua hàng loạt hình ảnh, sự vật, hiện tượng, được biểu hiện ta có thể nhận thấy chiều sâu tình cảm của Nguyễn Bính đã gởi gắm vào trong thơ ông, mỗi một hình ảnh của làng quê mà Nguyễn Bính khắc họa là bấy nhiêu cung bậc tình cảm được biểu hiện tạo nên thơ Nguyễn Bính luôn mang đậm nét “chân quê”. Với nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính, tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học đã nhấn mạnh: “Nói Nguyễn Bính “chân quê” là để khu biệt ông với các nhà thơ khác. Quả thật dày đặc trong thơ Nguyễn Bính những yếu tố quen thuộc để làm “xuất lộ hồn 5 quê”: con sông, bờ giậu, thôi đê, đám hát, hội làng … Ngay cả khi Nguyễn Bính viết về phố xá thì dường như ở đây vẫn có một làng quê giữa lòng thành thị”.[25;Tr.375] Nguyễn Bính được xem là nhà thơ “chân quê” nhưng chân tài. Viết về làng quê, ông đã miêu tả được cái văn hóa làng quê, cảnh quê, tình quê, hồn quê. Vương Trí Nhàn trong “Thi sĩ của hồn quê” cũng cho rằng: “Ở Việt Nam, mấy chục năm nay, quá trình phát triển công nghiệp mới phôi thai; cả với người dân ở các đô thị, nếp sống làng xóm không phải là cái gì xa lạ. Dù vậy, những hình bóng đường nét gợi phong vị sinh hoạt xưa, những giếng nước, cây đa, vườn dâu, khung cửi, một đêm hội chèo, những phiên chợ quê … Nếu được miêu tả chân thật vẫn có sức gợi cảm mạnh mẽ. Tình yêu dai dẳng của mọi người với thơ Nguyễn Bính chứng nhận điều đó”,[14;Tr.17] với nhận định này ta càng thấy nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính càng được khẳng định hơn. Mã Giang Lân nhận xét: “Thiên nhiên cảnh vật làng quê Việt Nam chỉ là cái nền để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, những mối tình trai gái, những cuộc đời mộc mạc nhớ thương dang dở”[9;Tr.430]. Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Bính đã mượn cảnh để bộc lộ tình cảm. Hoài Việt trong “Nhà văn trong nhà trường” xem nhà thơ Nguyễn Bính như là “thi sĩ yêu thương”. Nguyễn Bính không chỉ ca ngợi cảnh quê mà cảm thông với những kiếp người bất hạnh. Thơ ông không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa. Bởi đối với mọi người: “Tâm hồn Nguyễn Bính thoáng một chút là rung lên. Nhưng đây là những thoáng quê hương, những thoáng gió thổi từ đồng nội tới vì thế mà thơ anh đậm đà tính dân tộc rõ nét nhất”.[28;Tr.62] Bàn về “tình yêu làng quê” trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học số 10 tác giả Hoàng Anh đã viết: “Tình quê trong thơ Nguyễn Bính nói rộng ra là tình cảm hướng về cái đẹp, cái thiện, khao khát trở về cội nguồn, hồn cốt thiêng liêng của đời sống dân tộc. Điều quan trọng là Nguyễn Bính đã biết cách cụ thể hóa cái gọi là hồn quê trừu tượng kia bằng những biểu hiện của tình yêu chân thực đằm thắm, cũng như nét tâm lý điển hình gợi lên dáng dấp sinh hoạt của một thời. Một người mẹ nghèo khổ tiễn con gái về nhà chồng, một cô thôn nữ e thẹn trong đêm hát chèo, một anh trai làng lo sợ và ghen bóng ghen gió khi đón người yêu đi tỉnh về, những rạo rực say mê khi mùa xuân đến, nỗi cô đơn của người hàng xóm, giấc mơ anh quan trạng huy hoàng ăn sâu vào tiềm thức từ gã thư sinh đến anh lái đò … và bao nỗi tâm tình chân chất, 6 giản dị không khỏi làm người ta xúc động đến nỗi nao lòng”.[19;Tr.15] Điều mà ta cảm nhận được trong thơ Nguyễn Bính không chỉ đơn giản là tình cảm của tác giả đối với quê hương qua những cảnh vật, những nét “chân quê” mà còn là tình cảm của ông trong sự thông cảm những nỗi buồn, nỗi đau của người dân quê. Cảm nhận thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức trong quyển “Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca” đã dành khá nhiều trang viết để nhận định về hình ảnh quê hương, cảnh vật và con người trong thơ Nguyễn Bính. Qua tìm hiểu, ông có nhận xét: “Nguyễn Bính có những chất liệu thi ca riêng, Nguyễn Bính đã tạo nên khuôn mặt làng quê của riêng mình”.[5;Tr.186] Vì “thơ Nguyễn Bính không có nhiều những bức tranh quê cụ thể như Anh Thơ, hoặc tỉ mỉ với cảnh, với người như Đoàn Văn Cừ nhưng lại khơi gợi thế giới nội tâm ở tình đời, tình người”.[5;Tr.188] Hay ông cũng đã khẳng định chính nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính cũng tạo nên vẻ đẹp trong thơ ông: “Cái đẹp trong thơ Nguyễn Bính nghiêng về cái đẹp truyền thống, đậm đà chất dân dã, đồng quê “hương đồng gió nội”: bầu trời xanh trong, nắng hoe vàng, hoa nở và ngào ngạt hương bay, cánh bướm trắng, rồi những cô gái với thắt lưng xanh, yếm thắm, má ửng hồng, …”.[5;Tr.108] Đó là vẻ đẹp bình dị, sáng trong và dân dã của đồng quê, vừa chân thực, vừa lãng mạn. Ông không dừng sự cảm nhận của mình ở nét “chân quê” mà từ nét “chân quê” để nhận diện ra “tình quê” trong thơ Nguyễn Bính. Lại Nguyên Ân trong bài viết: “Sự có mặt của Nguyễn Bính” ông có nhận xét: “Nhưng có phải cái giọng quê, lời quê, tình quê ấy ở Nguyễn Bính cứ nhạt dần theo năm tháng tha hương? Có thể có chuyện nhạt dần, nhưng do tha hương thì chưa chắc. Có lẽ, chính trong cảnh tha hương, Nguyễn Bính mới cất lên tiếng hát tình quê thiết tha làm mê đắm lòng người đến vậy. Giữa chốn thị thành, giữa chốn quê người, Nguyễn Bính đem lời quê ra kể chuyện quê, ai mà chẳng có một quê, và người ta lắng nghe”.[1;Tr.99] Hay Vũ Quần Phương trong bài viết “Đóng góp của thơ Nguyễn Bính” ông cũng có lời nhận xét: “Đọc thơ Nguyễn Bính, vì vậy chúng ta được nhập vào hồn quê hơn là cảnh quê. Nói về cảnh thì Anh thơ, Đoàn Văn Cừ có nhiều chi tiết đặc sắc hơn, nhưng dựng được cái hồn của quê thì chưa ai bằng Nguyễn Bính”. [21;Tr.231] Qua đó cho thấy, tâm hồn Nguyễn Bính là một tâm hồn đằm thắm, bắt rễ từ những hoa đồng cỏ nội, những ao muốn vạt cần, những mồ hôi và nước mắt, những 7 lam lũ thường nhật của quê hương gắn bó suốt cuộc đời mình dù có lúc ông phải lênh đênh khắp xứ người. Thảo Linh với công trình: “Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê” đã tuyển chọn những ý kiến, lời bình có thể xem là tiêu biểu của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về thế giới nghệ thuật thơ của Nguyễn Bính. Cụ thể: Vương Trí Nhàn cho rằng: “Nguyễn Bính là thi sĩ của hồn quê. Nguyễn Bính vốn là tài năng bậc nhất, hơn nữa một tài năng tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào vừa độc đáo”.[10;Tr.20] Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, sách nghiên cứu đề cập đến thơ Nguyễn Bính như: Nguyễn Bính và tôi – Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Bính – thơ và đời – Hoàng Xuân, tuyển tập Nguyễn Bính của nhóm tác giả Vũ Quốc Ái, Quang Huy, Đỗ Đình Thọ, Kim Ngọc Diệu – Thơ tình Nguyễn Bính, … điều đó cho chúng ta thấy, Nguyễn Bính đã có nhiều đóng góp phần lớn cho thơ ca lãng mạn Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng. Những ý kiến vừa nêu trên chỉ tập trung vào thể hiện những khía cạnh có liên quan đến “tình yêu làng quê” trong thơ Nguyễn Bính, nhưng ở đây chúng ta điều nhận thấy những bài viết được đưa ra hầu hết đều đề cập đến nét “chân quê”, và nét “chân quê” ấy cũng là một khía cạnh để làm nên “tình yêu làng quê” đằm thắm sâu sắc. Những bài viết về thơ Nguyễn Bính khi đề cập đến vấn đề “tình yêu làng quê” trong thơ ông thì chưa có bài viết nào hoàn chỉnh các vấn đề. Vì vậy, người viết chọn đề tài: “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Với đề tài này, người viết sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu, khám phá, làm rõ vấn đề và đưa vấn đề trở thành một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, trọn vẹn, có hệ thống. 3. Mục đích yêu cầu: Với đề tài này, mục đích đầu tiên mà người viết hướng tới đó là có thể khám phá, đánh giá và làm sáng tỏ được nét nổi bật, độc đáo trong thơ Nguyễn Bính. Hay nói cách khác là tìm hiểu về một khía cạnh cụ thể, tìm hiểu “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Và từ đây có thể cảm nhận trọn vẹn hơn, sâu sắc hơn hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đồng thời cũng để hiểu thêm thái độ, tâm tư, tình cảm của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu đề tài này còn giúp người viết vun bồi kiến thức cho bản thân và làm hành trang cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này. 8 4. Phạm vi đề tài: Đây là đề tài nghiên cứu “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Do vậy, phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung ở phần “tình yêu làng quê” và đi sâu nghiên cứu một số tác phẩm của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945. Cụ thể ở những nguồn tư liệu tập trung vào các tập thơ: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân, Người con gái lầu hoa, Mười hai bến nước, Một nghìn cửa sổ, Mây tần, Đêm sao sáng, Bức thư nhà. Để luận văn hoàn chỉnh và phong phú hơn về nội dung, người viết còn đi vào nghiên cứu một số tài liệu có liên quan đến Nguyễn Bính để làm nổi bật “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Tình yêu làng quê ấy được thể hiện trong tình cảm của ông đối với hình ảnh làng quê và con người làng quê. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này người viết cần phải kết hợp rất nhiều thao tác khác nhau. Trước tiên người viết đã tập hợp và chọn lọc những tài liệu có liên quan đến đề tài này. Bên cạnh đó, phải chọn lọc một số tác phẩm tiêu biểu nhất trong các tập thơ để phân tích làm nổi bật được phương diện “tình yêu làng quê” trong thơ của Nguyễn Bính. Đồng thời, người viết đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm khác cùng giai đoạn để làm nổi bật được điểm khác biệt và cái hay trong thơ Nguyễn Bính. Ngoài ra, để người đọc dễ cảm nhận và tiếp thu được cái hay trong thơ của ông, người viết không thể bỏ qua việc bình giảng, phân tích, chứng minh để diễn giải và khái quát vấn đề cùng nhiều phương pháp nghiên cứu thích hợp khác. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ CA VIỆT NAM 1.1. Trong văn học dân gian Từ bao đời nay, làng quê đã trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ văn Việt Nam. Hình ảnh làng quê hiện lên dưới ngòi bút của các thi sĩ dân gian hay các nhà văn nhà thơ trung đại, hiện đại cũng đều gợi được những nét gần gũi, thân quen, hiền hòa, bình dị. Trong văn học dân gian, ca dao dân ca là tiếng nói trực tiếp của người dân lao động. Có không biết bao nhiêu câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của những người dân lao động. Nhiều cảnh làng quê thanh bình, yên ả đã đi vào lòng độc giả thuộc nhiều thế hệ. Bởi nó đã diễn tả đầy đủ tình cảm, tâm tư của con người Việt Nam đối với quê hương đất nước. Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng miêu tả vẻ đẹp quê hương đất nước tươi đẹp và hùng vĩ. Đó là bức tranh thiên nhiên vùng ngoại thành Hà Nội xưa hiện lên rất đẹp qua bàn tay kiến tạo của các nghệ nhân: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gầy dựng nên non nước này?” Bài ca dao trên ca ngợi nhiều hơn tả và chỉ tả bằng cách nhắc đến các địa danh: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, Tháp Bút,... những cảnh trí tiêu biểu nhất của Hồ Hoàn Kiếm. Cảnh phong phú đa dạng gợi vẻ đẹp thơ mộng, thiêng liêng, gợi tình yêu, niềm tự hào của quê hương, đất nước, con người với những tình cảm chân thành, thiết tha, sâu lắng, nồng nàn. Câu cuối “Hỏi ai gầy dựng nên non nước này?” câu hỏi tự nhiên như lời nhắn nhủ, tâm tình làm xúc động người đọc, người nghe. “Rủ nhau” là một môtíp thường gặp trong ca dao. Thể hiện tình yêu thương, đoàn kết và gắn bó giữa con người với nhau. “Rủ nhau xuống bể mò cua…, Rủ nhau đi cấy đi cày….” Ngoại thành Hà Nội xưa đẹp vì có Hồ Gươm trong xanh, còn đẹp hơn vì có những cảnh thơ mộng, dịu dàng: 10 “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” Đây là một bài ca dao tả cảnh, rất thực. Vào sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Làng mạc, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù; huyền ảo và thơ mộng. Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả tuyệt đẹp: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làng gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” – một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng. Hình ảnh cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cảnh sắc của làng quê thể hiện sự gần gũi, gắn bó giữa con người và cảnh vật. Sau khi tả cành trúc, tác giả dân gian nói về âm thanh gần, xa: tiếng chuông, canh gà. Chính tiếng chuông ngân lên trong sương sớm như ru hồn con người hòa vào mộng ảo của cảnh vật, để ta thêm yêu quê hương; tiếng gà sang canh lại làm ta tỉnh mộng, song lại trở về nhịp sống đời thường, dân dã. Tiếng gà gáy, tiếng chày giã đó đã diễn tả nhịp sống lao động cần mẫn của nhân dân ta. Qua âm thanh ấy, ta cảm nhận một ngày mới đang bắt đầu của nhân dân ta thanh bình, no ấm và yên vui. Những câu ca dao này gợi nên trên nét đẹp thân thương của một vùng quê ngoại thành Hà Nội xưa. Không gian yên bình lắng đọng, tác giả dân gian đã dùng “động” để tả “tĩnh”, phải là một người có cái nhìn tinh tế mới có thể cảm nhận được nét tinh túy của cảnh vật. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu quê hương đất nước. Những câu ca dao viết về làng quê Việt Nam cũng thường đề cập đến đặc sản của các làng quê. Món ăn nói lên những đặc sắc của mỗi địa phương mang ít nhiều vết tích của một tập quán, lễ nghi. Cao hơn nữa, các món ăn còn thể hiện một phần tình yêu quê hương, nghĩa đồng bào. Chẳng những thế mà có người phải bùi ngùi tấc dạ khi tha hương cầu thực gởi niềm thèm được ăn những món ăn thô sơ của nơi chôn nhau cắt rốn. Con người sinh ra ai cũng có một quê hương, một đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng cao quý, được thể hiện mọi lúc mọi nơi. Đối với 11 những người đi xa luôn chạnh lòng nhớ về làng xưa. Và lúc ấy, những điều họ nhớ không phải là cái gì đó cao xa, lớn lao mà thường là những món ăn rất dân dã: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” “Bồng em đi dạo vườn cà Cà non chấm mắm cà già làm dưa Làm dưa ba bữa dưa chua Chị kia xách dĩa lại mua ba tiền” Món canh rau muống, cà dầm tương cùng với món cà non chấm mắm hay cà già làm dưa cũng đã giữ trong lòng người dân niềm lưu luyến đối với làng xóm. Những món ăn ấy không phải là sơn hào hải vị mà chỉ là món ăn rất đời thường, dân dã. Vậy mà, khi đi xa điều mà anh nhớ trước tiên về quê nhà lại là: “canh rau muống, cà dầm tương”. Hình ảnh “dãi nắng dầm sương” nghĩa là người dân lao động cực nhọc vất vả. Bài ca dao trên, đọc qua ta nghe âm điệu dung dị, hòa nhã mà cũng không kém sâu sắc, ta cảm thấy nao nao như đồng cảm với người ra đi, nỗi nhớ ấy như in hằn trong tâm trí, nỗi nhớ gắn liền với sự thương cảm, tình yêu thương. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước ấy đã được thể hiện qua những món ăn, bằng lời ru của bà, của mẹ: “Mẹ ơi rau đắng cá đồng, Bát canh mẹ nấu ấm hoài lòng con” “Tình yêu quê hương đất nước còn là sự thương nhớ thèm thuồng món ăn mà do mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi” [6;Tr.556]. Chỉ có canh rau đắng, cá đồng thôi mà sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Câu ca dao ấy là nỗi nhớ về món ăn đặc sản của miền quê và cũng là tình cảm người con đối với công lao của cha mẹ. Tình yêu quê hương còn gắn liền với những sản vật cảnh đẹp của quê hương được thể hiện qua lời nói đầy tự hào của nhân dân. Đó là những món ăn hết sức bình dị, dân dã và mang màu sắc địa phương: “Nhật Tân đào nở tưng bừng, Làng Quảng bánh mật, bánh chưng giãi đầy, Tây Hồ xách bị cả ngày, 12 Nghi Tàm chặt rễ được ngay quan tiền. Yên phụ buôn trán dưới thuyền, Xuống đò phố mới bán than quạt trà. Làng Võng bán lợn bán gà, Làng Thụy nấu rượu la cà cả đêm”. “Bánh mật, bánh chưng” của làng Quảng “rượu” của làng Thụy là những thứ tưởng chừng như rất bình thường trong cuộc sống của người dân nhưng đã tạo nên nét đặc trưng độc đáo cho làng nghề ở Hà Nội xưa. Hầu như mỗi người dân Việt Nam, ai ai cũng vậy, mỗi khi đặt chân đến một nơi nào đó, câu đầu tiên của miệng sẽ là “Đặc sản ở đây là gì?” Rõ ràng nếp sống truyền thống đã len lỏi vào tận ngõ ngách trong tâm hồn họ. Ca dao điễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam – ca ngợi tổ quốc thân yêu bằng những lời thơ bình dị, dễ đi vào lòng người. Ra đời trong xã hội cũ ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ những cuộc đời mộc mạc, bình dị, chân chất nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình…đã rất quen thuộc, gần gũi với người lao động. Từ xưa trong tình yêu thương luôn gắn liền với hình ảnh cây đa, mái đình,….Tình yêu được tô đậm hơn qua khung cảnh lao động. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng. Cuộc sống làng quê diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Đó cũng là điều kiện để để người dân trao đổi và bộc lộ tình cảm với nhau: “Cây đa cũ bến đò xưa Người thương có nghĩa nắng mưa cũng chờ” “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu" Cùng chung mảnh đất của quê hương, nhân dân ta gắn bó, chia sẻ với nhau trong mối quan hệ tình làng nghĩa xóm. Lòng yêu quê hương xóm làng, tình cảm thiết tha gắn bó với cảnh vật nơi sinh ra và lớn lên là nguồn vô tận cho sáng tác dân gian. Dòng sông, ngọn núi, mái đình, ngôi chùa, giếng nước, bờ tre, cánh đồng,…đã trở thành hiện tượng quen thuộc của ca dao, dân ca. 13 “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân êm như chẹn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.” Bài ca dao chia làm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau: hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong cảnh bình minh; hai câu sau tả dáng hình cô thôn nữ như những chẹn lúa đòng. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng, câu thứ ba không phải sáu tiếng mà là bảy tiếng, chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần giống lục bát. Sự độc đáo này khiến giọng điệu câu ca phóng túng, linh hoạt, ngôn ngữ như cũng được mở rộng theo đối tượng miêu tả, cảnh và người hòa hợp, gắn bó đậm chất đồng quê. Đây là lời của cô thôn nữ trước đồng ruộng mênh mông, vừa ca ngợi vẻ đẹp cánh đồng, vừa ý thức được vẻ đẹp của chính mình. Hình ảnh “chẹn lúa đòng đòng” đầy sức sống, “chẹn” là nhánh của bông lúa, lúa tốt bông dài chẹn, “đòng” là bông lúa non chưa đứt màng. Người phụ nữ ví mình như những bông lúa non phất phơ dưới ánh nắng của buổi bình minh. Hình ảnh “chẹn lúa đòng đòng” kết hợp với ánh nắng ban mai rất đẹp và hài hòa thiên nhiên đầy sức sống. Hình ảnh con trâu đối với người nông dân là nguồn sống,“người bạn” thân thiện, gắn bó. Ca dao xưa vốn đã nói nhiều đến con vật quý này: “Trâu ơi ta bảo trâu này!, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công”. Người nông dân quý con trâu như người bạn gắn bó thân thiết, luôn trân trọng, chăm sóc trâu như người trong nhà. Hơn nữa, chúng ta còn bắt gặp người nông dân trò chuyện cùng con trâu như bộc lộ tình cảm với người bạn thân hữu. Đây là những bài ca dao ngợi ca cảnh đẹp quê hương đất nước, những sản vật của từng vùng quê. Hình ảnh quê hương đất nước trong thơ ca dân gian được biểu hiện qua những câu ca dao, dân ca ngợi ca những cảnh đẹp, những sản vật, những nét thơ mộng của từng vùng, từng miền. Cảnh đẹp đó hết sức đa dạng, phong phú được thi vị hóa nhằm mục đích giới thiệu, mời gọi. Đồng thời qua đó các tác giả dân gian cũng gởi gắm tình cảm và thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước mình. 14 “Có nơi nào đẹp tuyệt vời Như sông như núi, như người Việt Nam” Niềm tự hào về non sông đất nước Việt Nam tươi đẹp đã đi vào thơ ca không chỉ ở vẻ đẹp của vườn cây trĩu quả, đồng ruộng xanh ngào ngạt mà còn là vẻ đẹp của những địa danh gắn liền với những cuộc chiến tranh của dân tộc chống giặc ngoại xâm. Những địa danh ấy qua thời gian vẫn còn tồn tại để rồi mỗi lần nhắc đến những tên gọi ấy con người Việt Nam lại tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc. Tình cảm của người dân phong phú: Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi,…của người dân tất cả được đưa vào ca dao phản ánh một cách linh hoạt bằng những từ ngữ, hình ảnh dân dã đồng quê. Tuy không có giá trị thẩm mĩ cao nhưng thể hiện được sự gần gũi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. 1.2. Trong thơ ca trung đại Cũng giống như văn học dân gian, văn học trung đại cũng đầy ắp những hình ảnh tươi đẹp về quê hương đất nước. Văn học dân gian có tác dụng khơi nguồn để văn học trung đại hoàn thiện hơn. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ hình ảnh làng quê được thể hiện với những sắc thái khác nhau. Tác giả phải kể đến đầu tiên đó là Nguyễn Trãi, ông là một tác gia lớn trong nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Thơ văn của ông cũng có một phần nói về hình ảnh làng quê. Đối với Nguyễn Trãi quê hương chính là nơi xuất phát những tình cảm cao đẹp. Thơ ông nói rất nhiều về quê hương đất nước bằng một tình cảm thiết tha sâu lắng. Đó là những hồi ức đẹp của thời thơ ấu: “Quê cũ nhà ta thiếu của nào Rau trong nội, cá trong ao” (Ngôn chí 13) Nhắc đến Nguyễn Trãi chúng ta như bị ám ảnh bởi cái hay của áng “thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo” và tài thao lược của ông đã giúp Lê Lợi giành thắng lợi vẻ vang trước quân Minh. Nhưng chúng ta không quên một điều ông cũng là nhà thơ trữ tình nên ông cũng mở rộng tâm hồn đón lấy vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên, tạo vật và vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Hình ảnh làng quê trong thơ Nguyễn Trãi là cảnh mùa xuân tươi mát, mơn mởn nơi làng quê nông thôn có cỏ xanh, có mưa xuân, đường đồng quạnh quẽ, con đò gối bãi vắng lặng. Làng quê hiện lên một cách buồn tẻ nhưng thơ mộng: 15 “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”. (Bến đò ngày xuân) Đối với Nguyễn Trãi, quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp, thơ ông nói rất nhiều về quê hương bằng một tình cảm thiết tha, lắng đọng. Làng quê trong thơ Nguyễn Trãi còn là bức tranh mùa hè đậm sắc màu âm thanh. Bức tranh mùa hè có sắc đỏ của thạch lựu, màu xanh lục của hòe, màu hồng của sen, có âm thanh lao xao của chợ cá, tiếng cầm ve dắng dỏi, một bức tranh được cảm nhận bằng nhiều giác quan cho thấy sự tinh tế của Nguyễn Trãi cũng như sự yêu đời, yêu cuộc sống ở tâm hồn nhà thơ: “Rỗi bóng mát thuở ngày hè Hòe lục đùn đùn tán rợp trương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịch mùa hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Vẽ có Ngưu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương”. (Bảo kính cảnh giới 43) Không những thế mà tình cảm thân thiết của tác giả đối với quê cũ, ngày trở về ở ẩn ông không hề thấy xa lạ trước cuộc sống bình thường, nghèo khó mà trái lại ông vui sướng và rất yêu quê hương mình. Phong cảnh làng quê mộc mạc của những năm ở ẩn ở Côn Sơn đã đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách bình dị, thơ mộng, đầy sắc màu. Bức tranh đó đã diễn tả khá đầy đủ cảnh vật, con người, cuộc sống nơi làng quê thanh bần mà ông đã từng sống. Thông qua đó ông bày tỏ tình cảm thiết tha nồng nàn với quê hương đất nước, nơi đã gắn bó thân thiết với ông vào những ngày cuối đời: “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm” (Côn Sơn ca) 16 Những năm sống ẩn dật ở Côn Sơn là những năm tháng thanh bần nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Cảnh vật thiên nhiên nơi làng quê đối với nhà thơ như: thầy trò, bạn bè, con cái. Ông như say sưa trong vòng tay dịu hiền của thiên nhiên cảnh vật: “Láng giềng một áng mây bạc Khách khứa hai hàng núi xanh ………………………………. Cò nằm, hạc lặn trên bầy bạn Ấp ủ cùng ta làm cái con” (Ngôn chí 20) Hình ảnh áng mây, dãy núi, con cò, con hạc đều là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Côn Sơn, ngày nào cũng được nhìn thấy nó, ngắm nghía nó nhưng đối với Nguyễn Trãi chúng là những người bạn láng giềng thân thiết nhất luôn quấn quýt, vui đùa cùng nhà thơ. Không chỉ có mây, có núi làm bạn cùng nhà thơ mà ngay cả trúc, mai, chim, bướm, hoa lá cũng bầu bạn cùng nhà thơ: “Gối dãi mây, đầu trúc mưa Cầm mưa gió, mặc thông đàn” Hay “Am gộp chim kêu hoa sẽ động Song âm hương tiễn khói sơ tàn” (Ngôn chí 16) Có khi là nỗi nhớ day dứt trong những năm tháng xa quê tìm đường cứu dân cứu nước: “Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền” Dịch thơ “Quê cũ đêm rồi vương mộng nhẹ Bình Than trăng ngọc rượu khoang đầy” (Mạn hứng) Cảnh đẹp làng quê trong thơ Nguyễn Trãi có khi là bức tranh làng quê bình dị: “Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi Hầu chất so le dưới khóm hoa” 17 Hình ảnh làng quê có khi còn là bức tranh chớm hè thơ mộng với màu sắc của sen, tiếng chim hót ríu rít trên những cành tre: “Sen nõn bên ao đêm trước hè Song mai đã thoắt chớm hè sang Lưng trời gió vút đều ngân vẳng Khắp chốn cành cao chim vang” (Đầu mùa hạ) Hình ảnh làng quê trong thơ Nguyễn Trãi tuy bình dị, giản đơn nhưng thơ mộng, phóng khoáng, thoát tục, ẩn chứa một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn rộng mở với đời, với tạo vật. Nguyễn Trãi đã có cảm xúc thật mãnh liệt trước những hình tượng thiên nhiên nguyên sơ của tạo vật như ánh sáng tà dương hay bầu trời, mặt nước. “Tà dương bóng ngủ thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu” (Ngôn chí 13) “Trời nghi ngút nước mênh mông Hai ấy cũng xem một thức cùng” (Nước trời một sắc) Hình ảnh bầu trời mặt nước hay bóng tà dương ấy là cảnh vật quen thuộc của làng quê. Cảnh đó nơi đâu cũng có nhưng chỉ ở làng quê vẻ đẹp nó mới hiện lên rõ nhất. Đến thơ Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh quê hương trong thơ ông không phải là cuộc sống bình dị, thanh bình vốn có của chốn làng quê mà quê hương trong thơ ông là hình ảnh cả một vùng sông nước bỗng mịt mờ khói lửa, câu thơ mang sức nặng của bối cảnh không gian và thời gian của quê hương Việt Nam thời Pháp thuộc: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây, Một bàn cờ thế phút sa tay, Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy. Mất tổ đàn chim giáo giác bay, Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”. (Chạy giặc) 18 Vẽ lên khung cảnh quê hương vang dậy tiếng súng giặc, nhà thơ cảm nhận nỗi đau của quê hương mình. Nhà thơ đau đớn khi nhìn thấy từng mảnh đất quê hương lần lượt rơi vào tay giặc. Trong nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học trung đại nói riêng, thơ bà Huyện Thanh Quan là một văn học quý báu trong kho tàng văn học nước ta. Thơ bà mang đậm màu sắc hoài cổ. Nhưng hoài cổ thì đâu chỉ có riêng nhà thơ. Hoài cổ là cảm hứng chung của nền văn học trung đại, khi mà tư tưởng thẫm mĩ là hướng về quá khứ, hướng về khuôn mẫu của tiền nhân với quan niệm của thời đã qua. Trong quyển thơ Nôm đường luật, Lã Nhâm Thìn đã từng nhận xét: “Cái làm nên sức hấp dẫn, làm nên nét riêng của thơ Huyện Thanh Quan là hoài cổ mà không quên hiện tại và hoài cổ trong nỗi niềm hoài hương” [3;Tr.419]. Hình ảnh làng quê trong thơ bà Huyện Thanh Quan thường là những bức tranh đượm buồn. Điều đó xuất phát từ cái buồn của thời đại, cái buồn trong tâm hồn nhà thơ. Ánh sáng trong làng quê của bà thường mờ nhạt “bóng tà dương”, “bảng lảng bóng hoàng hôn”, còn con người thì nhỏ nhoi cô độc trước cái lớn lao, bao la của không gian cảnh vật. Đó là cảnh đèo Ngang vào một buổi chiều tà, cây cối rậm rạp hoang vu và cảnh vật con người nhỏ nhoi, lẻ loi, cô độc: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. (Qua đèo Ngang) Cũng như bức tranh trong bài “Qua đèo Ngang”, bức tranh làng quê trong bài “Chiều hôm nhớ nhà” cũng vào một buổi chiều “bảng lảng” với những âm thanh xa vắng của “tiếng ốc”, “trống dồn”. Con người ở đây gần như tĩnh tại, thanh thản: “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn” (Chiều hôm nhớ nhà) Bức tranh quê còn là cảnh chiều mưa gợi lên sự tiêu sơ mang cái hồn xa vắng: 19 “Thánh thoát tàu tiêu máy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa tràng giang phẳng lặng lờ”. (Tức cảnh chiều thu) Miêu tả bức tranh quê thì không thể nào bỏ qua Nguyễn Khuyến. Bức tranh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến hết sức sinh động phong phú nhưng chân chất bình dị gắn liền với cuộc sống con người cũng như cảnh vật thiên nhiên nông thôn Việt Nam. Làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến có cảnh núi non, chùa chiền hiện lên một cách hoang vắng nhưng nên thơ: “Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá Sư cụ nằm chung với khói mây Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy Thuyền ai khách đợi bến đâu đây Chuông chùa văng vẳng tiếng người không biết Trâu thả sườn non ngủ gốc cây”. (Nhớ cảnh chùa đọi) Bức tranh nông thôn trong thơ Nguyên Khuyến còn có phiên chợ ngày tết của năm đói kém cơ cực. Một cái tết buồn bã, đìu hiu của một miền quê nghèo: “Tháng chạp hai mươi bốn chợ đồng Năm nay họp chợ có đông không? Dở trời mưa bụi còn hơi rét Nếm rượu Tường Đình được mấy ông?” (Chợ đồng) Bên cạnh những cảnh cơ cực, lo toan, bức tranh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến còn có cái vui ríu rít trong những ngày giáp tết được mùa, mọi người nhộn nhịp quây quần bên nồi bánh chưng đón tết: “Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt”. (Cảnh tết) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng