Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)...

Tài liệu Tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)

.PDF
139
931
85

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử địa phương là một bộ phận rất quan trọng của lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần làm cho lịch sử dân tộc phong phú hơn, sinh động hơn. Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang có vai trò, vị trí quan trọng.Tại Tân Trào – Thủ đô Khu giải phóng đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với vận mệnh dân tộc: Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định chủ trương lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc; Quốc dân Đại hội họp tại đìnhTân Trào thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Suốt chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang luôn làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng: Xây dựng, bảo vệ An toàn khu (ATK); bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận cùng nhiều bộ, ban, ngành Trung ương; bảo vệ cơ quan đầu não của cách mạng Lào. Tìm hiểu, nghiên cứu về “Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” sẽ là cơ sở dựng lại bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, đồng thời cũng làm nổi bật được vai trò, vị trí, những đóng góp của nhân dân Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, trong đó Tuyên Quang được coi là một trong những địa bàn thuộc trung tâm An toàn khu Trung ương. Với niềm tự hào người con tỉnh Tuyên Quang nơi “ nghĩa địa khổng lồ ... chôn vùi quân Pháp xâm lược”,thông qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn hiểu biết rõ hơn về lịch sử truyền thống yêu nước – cách mạng của quê hương, đồng thời làm cơ sở cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông và giúp cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học sau này. Vì những lí do trên chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề “Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp” đã được đề cập đến trong một số tác phẩm với các góc độ khác nhau. Trong các tác phẩm viết về lịch sử dân tộc: Cuốn “Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam”- Nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội - đã trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, trong đó đã nhắc đến Tuyên Quang với một số trận đánh lớn; cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự xuất bản năm 1994 cũng đã trình bày khá đầy đủ về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta trên các mặt, phong trào đấu tranh ở Tuyên Quang cũng được nhắc tới với những chiến dịch lớn và những hoạt động nổi bật trong cuộc kháng chiến; cuốn “Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 – 1975)” của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự xuất bản năm 1995 đã đề cập đến nhiều lĩnh vực hoạt động quân sự trong cuộc kháng chiến và cũng có khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn nhiều tư liệu liên quan đến đề tài; các cuốn giáo trình lịch sử Việt Nam viết về giai đoạn 1945-1954 dù ở góc độ khác nhau song đều có đề cập đến vai trò của Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong các tác phẩm lịch sử địa phương: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang 1945-1975” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xuất bản năm 2000 đã đề cập đến vai trò của Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, tuy nhiên cuốn sách mới chỉ đi sâu vào qúa trình xây dựng Đảng, còn chính quyền và các tổ chức mặt trận, đoàn thể chỉ đề cập sơ lược; cuốn “Tuyên Quang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954 “(sơ thảo) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang xuất bản năm 1994, đã trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tuyên Quang, tuy nhiên chưa đề cập toàn diện đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thiên về hoạt động quân sự; các cuốn lịch sử Đảng bộ các huyện, thị như thị xã Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang cũng đã cung cấp nhiều tư liệu quý về cuộc kháng chiến chống Pháp, song các sự kiện trên mới chỉ phản ánh cuộc chiến đấu ở từng địa phương, chưa khái quát được diễn biến chung trên tất cả các mặt trận; cuốn “Tuyên Quang nơi ngọn nguồn chiến thắng sông Lô” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang xuất bản năm 1997 đã đề cập đến các chiến thắng Sông Lô, Km7, Cầu Cả, Khe Lau...; cuốn “Chiến thắng sông Lô Thu – Đông 1947” của Bộ Tư lệnh Quân khu II – Tỉnh ủy Phú Thọ xuất bản năm 1997 là tập hợp những bài viết, hồi kí của các cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch. Trong đó đã nêu bật đóng góp to lớn của Tuyên Quang trong chiến dịch phản công Thu – Đông 1947 và bài hát "Trường ca Sông Lô" của cố nhạc sĩ Văn Cao đã ra đời từ trong chiến dịch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngoài ra còn có các tác phẩm viết dưới dạng hồi kí, bút kí, kỉ yếu... khắc họa khá trung thực, sinh động về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Tuyên Quang. Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Tuy nhiên, những công trình đã được công bố nói trên là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tỉnh Tuyên Quang trong mối quan hệ với cách mạng cả nước. Về thời gian: Giới hạn trong thời gian 1945 – 1954. Để làm sáng tỏ yêu cầu chủ yếu của đề tài, một số vấn đề có liên quan thuộc các thời kì trước 1945 cũng được đề cập đến trong Luận văn. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Làm rõ vị trí chiến lược của Tuyên Quang trong căn cứ địa Việt Bắc. - Dựng lại bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp (19451954) của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. - Những đóng góp của nhân dân Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược. - Xác định vị trí, vai trò của Tuyên Quang trong căn cứ địa Việt Bắc. 4. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.1. Nguồn tƣ liệu: Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau: - Các văn kiện Đảng, Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn vai trò của Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954. - Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Khu ủy Khu 10, Tỉnh ủy Tuyên Quang và Thị ủy Tuyên Quang, Huyện ủy các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Bình được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bộ phận Lưu trữ Thông tin; Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, Bảo tàng Tân Trào... - Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch sử Đảng bộ các huyện, thị: Thị xã Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Bình. - Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra điền dã - nghiên cứu các trận địa cũ, các hầm hào, nhà kho, công xưởng, các địa danh nơi ăn ở hoạt động của các cơ quan, các nhà lãnh đạo cách mạng, các khu di tích lịch sử, các bia chiến thắng, bia di tích. Các tư liệu truyền miệng, bút kí, hồi kí, lời kể của các vị lãnh đạo cách mạng, cán bộ lão thành cách mạng, tướng lĩnh quân đội... cũng được chúng tôi quan tâm. - Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch sử, các kỉ yếu hội thảo khoa học đã được công bố. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn Để thực hiện yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, khảo sát điền dã... để thu thập xử lí thông tin và đảm bảo tính chính xác 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Là công trình đầu tiên trình bày hệ thống và toàn diện tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần giải thích một cách khoa học, vì sao Tuyên Quang lại được Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm một trong trung tâm của An toàn khu Trung ương. Luận văn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông, bổ sung và làm phong phú nguồn tư liệu cho lịch sử dân tộc. 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm bốn chương: Chƣơng 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống yêu nƣớc và cách ạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyen Quang Chƣơng 2: Quân ,dân Tuyên Quang xây dựng và củng cố chính quyền cách mạnh - tích cực chuẩn bị chiến đấu (1947-1949) Chƣơng 3: Quân, dân Tuyên Quang trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hƣơng và An toàn khu Trung ƣơng (1947-1949) Chƣơng 4: Tuyên Quang xây dựng hậu phƣơng vững mạnh, chi viện tiền tuyến (1949-1954) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TỈNH TUYÊN QUANG 1.1 Điều kiện tự nhiên Thời các vua Hùng, Tuyên Quang (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ Định. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lí, Trần, Lê Sơ, Tuyên Quang thuộc châu Tuyên Quang, phủ Tuyên Hóa, trấn Minh Quang. Ngày 31-5-1884, thực dân Pháp chiếm đóng Tuyên Quang. Đầu thế kỉ XX, chúng chia Tuyên Quang thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tuyên Quang gồm 6 châu: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, với 194 xã. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lí từ 21029’ đến 22042’ vĩ Bắc và 104050’ đến 105036’ kinh Đông; phía bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía đông giáp các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía đông bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây giáp tỉnh Yên Bái. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5820 km2, trong đó rừng núi chiếm 4/5. Khu vực phía bắc có nhiều ngọn núi cao trên 1000m: Chàm Chu, Pia Phương, Pia Héc, Khuổi Ma, Khuổi Phầy, Thanh Tương...thuộc các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên. Phía nam là những dãy đồi xen kẽ núi đá có vách đứng bao quanh, tạo thành những thung lũng hiểm trở, thuận lợi cho việc xây dựng kho tàng, giữ gìn lực lượng, phát triển chiến tranh du kích. Trong lòng núi có nhiều hang động, có hang chứa được hàng trăm người, khi cần thiết có thể dùng làm kho tàng hoặc nơi trú quân. Trong lịch sử dân tộc, Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía Bắc. Tấm bia đá trên núi Thổ Sơn còn ghi: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn “An biên viễn hải ưu kim bạc “Tuyên thành vạn cổ án Thăng Long” [43, tr. 13]. Dịch nghĩa: Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long Nằm trên vòng cung Ngân Sơn, Tuyên Quang có nhiều sông suối, lớn nhất là sông Lô và sông Gâm. Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), sau khi xuyên dọc địa phận Hà Giang, sông Lô chảy qua Tuyên Quang, xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng tại Việt Trì. Đây là đường thủy duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Cao Bằng, Hà Giang rồi đổ vào Na Hang, Chiêm Hóa. Bên cạnh đó có các sông nhỏ: sông Phó Đáy (Sơn Dương), sông Năng (Na Hang), cùng hàng trăm ngòi lạch: ngòi Bắc Nhụng, ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi Quẵng...tạo thành một mạng lưới dày đặc. Đây cũng là nguồn thủy sinh không thể thiếu trong đời sống nhân dân các dân tộc. Ngoài giá trị kinh tế, trong kháng chiến, sông ngòi ở Tuyên Quang có vai trò quan trọng trên lĩnh vực quân sự và giao thông vận tải. Địa hình Tuyên Quang đa dạng và phức tạp. Núi cao, vực sâu, rừng rậm nối tiếp nhau tạo thành những hành lang bao bọc lấy nội địa. Nhìn tổng thể, địa thế đó tạo cho Tuyên Quang ưu thế riêng. Về quân sự, Tuyên Quang hội tụ các yếu tố cần thiết của một căn cứ chiến lược. Đồng thời, Tuyên Quang có khả năng xây dựng một nền kinh tế tự cấp tự túc, đảm bảo cung cấp một phần về hậu cần cho kháng chiến. Tuyên Quang có hệ thống đường bộ khá phát triển: Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang; Đường 13A (Quốc lộ 37), từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, dài 63 km; Quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên - Sơn Dương - Thị xã Tuyên Quang, dài 91 km; Quốc lộ 279 qua địa bàn huyện Chiêm Hoá và Na Hang, dài 96 km. Trong kháng chiến, hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ không những đảm bảo giao thông, phục vụ sản xuất, mà còn có tác dụng cơ động chiến đấu, chi viện chiến trường. Ngoài ra, trong nội địa có một hệ thống giao thông đường mòn xuyên rừng, chằng chịt, dọc ngang nối liền các huyện, xã, thôn bản với nhau. Theo những con đường mòn ấy, từ Tuyên Quang đi lên hướng bắc đến Bắc Kạn, Cao Bằng, hoặc tạt sang các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang), ra biên giới Việt – Trung thuận tiện. Phía đông, vượt các dãy núi Khao Niều, Bản Lá, Khau Nhì, núi Hồng, Khau Lán tới các huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên) và xuôi về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Từ Tuyên Quang xuống phía nam dọc theo chân núi Hồng, Tam Đảo về Lập Thạch (Vĩnh Phúc), sang Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy (Phú Thọ), xuống Sơn Tây hoặc ngược lên Hòa Bình và về các tỉnh đồng bằng thuận lợi. Theo hướng tây, từ Tuyên Quang có thể sang Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc dễ dàng. Tuyên Quang là địa bàn chiến lược cơ động. Từ đây có thể thông thương với các địa phương trong căn cứ địa Việt Bắc, với các tỉnh miền xuôi và cả nước. Sơn Dương, Yên Sơn cùng với các huyện Định Hóa, Chợ Đồn tạo thành thế chân kiềng với nhiều lợi thế. Từ Sơn Dương, theo Quốc lộ 13A vượt qua đèo Khế tới Huyện Đại Từ (Thái Nguyên), hoặc ngược lên thị xã Tuyên Quang sang Yên Bái, đi Cò Nòi (Sơn La). Từ trung tâm huyện lị Sơn Dương, theo Quốc lộ 2C, vượt qua đèo Khuôn Do về Lập Thạch, gặp Quốc lộ 2 ở thị xã Vĩnh Yên. Từ Sơn Dương có thể vượt đèo De sang An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên). Đèo Khế, đèo De, đèo Khuôn Do là những bước trường thành thiên nhiên hiểm trở, che chắn cho huyện Sơn Dương và ATK Tân Trào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ Tây Nam của tỉnh Tuyên Quang. Phía bắc giáp hai huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa, phía nam và đông nam giáp huyện Sơn Dương và hai tỉnh Yên Bái, Phú Thọ. Phía đông giáp tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Tuyên Quang nằm trong lòng huyện Yên Sơn và có gắn bó chặt chẽ về địa lí, hành chính, lịch sử. Với vị trí hết sức cơ động đó, từ Yên Sơn có thể xuôi về Hà Nội, theo Quốc lộ 2 ngược lên Hà Giang, sang Thái Nguyên và Yên Bái theo Quốc lộ 13A. Chính điều kiện địa lí tự nhiên như vậy đã tạo thành thế “thiên hiểm” ngăn cản sự tiến công và đóng giữ của địch, hạn chế tới mức tối đa uy lực vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của kẻ thù. Ngược lại, Tuyên Quang lại là địa bàn có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành An toàn khu của Trung ương. Huyện Sơn Dương, Yên Sơn với địa thế hiểm yếu, là nơi “dễ phòng thủ, khó tấn công”. Khi bị tấn công, lực lượng cách mạng có thể chốt giữ, tổ chức những cuộc chiến đấu chặn đánh để bảo toàn lực lượng; hoặc có thể nhanh chóng di chuyển lực lượng, kho tàng, cơ quan ra các vùng xung quanh. Từ Sơn Dương, Yên Sơn có thể xuất phát tiến công địch ở những nơi khác, khi thắng có thể tiến về châu thổ sông Hồng, khi lui, lại về dựa vào địa thế rừng núi đứng chân an toàn. Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình lớn, độ ẩm cao. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 280C; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16 0C, có khi xuống dưới 100C. Điều kiện khí hậu trên là một thuận lợi cho các loại thực vật phát triển rất phong phú. Trong kháng chiến, rừng Tuyên Quang với các loại gỗ, tre, nứa... có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời việc xây dựng nhà ở, lán, trại cho các cơ quan và đơn vị bộ đội đóng quân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn Lòng đất Tuyên Quang chứa nhiều khoáng sản: vàng, thiếc, kẽm, barit, pisit, ăngtimoan, mănggan, cao lanh..., thiên nhiên có sẵn các loại cát, sỏi, đá vôi, đất chịu lửa... Đó là nguồn khoáng sản quý giá giúp cho ngành khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh phát triển, đồng thời đóng góp quan trọng cho nền công nghiệp trong kháng chiến, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng. 1.2. Điều kiện xã hội, truyền thống yêu nƣớc và cách mạng 1.2.1. Điều kiện xã hội Là mảnh đất có lịch sử lâu đời, Tuyên Quang từ xa xưa đã có sự tồn tại của con người. Tại nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di vật của con người nguyên thuỷ như: Rìu đá, mũi giáo, xương trâu bò hoá thạch… thuộc thời kì đá mới. Bên cạnh đó còn tìm thấy các công cụ bằng đồng. Qua các di vật tìm thấy có thể khẳng định rằng cách đây hàng vạn năm, các bộ tộc người cổ đại đã từng cư trú dọc theo triền sông Lô, sông Chảy. Tuyên Quang, trước Cách mạng tháng Tám có khoảng 120.000 dân, thuộc 22 thành phần dân tộc anh em. Trong đó, đông nhất là dân tộc Việt sống tập trung ở thị xã, thị trấn; dân tộc Tày, Nùng sống ở vùng núi thấp và các thung lũng. Còn các dân tộc khác như Cao Lan, Sán Dìu, Cờ Lao, Pà Thẻn, Dao... sống ở triền núi cao hoặc xen kẽ với các dân tộc khác tạo thành từng bản, làng, nơi có nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc đáo, phong tục tập quán, tiếng nói riêng... nhưng nét nổi bật chung là truyền thống yêu nước, đoàn kết và đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Đặc thù của địa hình và sự phân bố dân cư đã gây khó khăn cho thực dân Pháp khó kiểm soát hoặc mở các cuộc càn quét lớn, đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng và cơ sở cách mạng, bảo toàn thực lực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn Dưới thời Pháp thuộc, nhân dân tỉnh Tuyên Quang chịu nhiều đắng cay, khổ cực dưới ách cai trị của bọn đế quốc, phong kiến. Chúng tự ý đặt ra nhiều thứ thuế, phu phen lao dịch nặng nề, bắt người dân trong tỉnh phải cung phụng, phục dịch. Cả tỉnh chỉ có một trường tiểu học, một số châu lị, xã có trường sơ học, nhưng số học sinh chủ yếu là con nhà giàu, con của các chức dịch. Vì vậy, 99% số dân trong tỉnh không biết chữ. Về y tế, cả tỉnh chỉ có một bệnh viện ở gần thị xã Tuyên Quang gọi là “nhà thương làm phúc”, với 30 giường bệnh. Những người dân lao động, người nghèo khổ luôn bị khinh miệt, ốm đau không được chăm sóc, cứu chữa. Tình trạng chết vì bệnh sốt rét khá phổ biến. Tình trạng “hữu sinh, vô dưỡng” trở thành nỗi tuyệt vọng, ám ảnh từng gia đình. Theo số liệu thống kê, từ năm 1928 đến 1931, toàn tỉnh có 5286 người chết, trong khi số người sinh ra là 5025 người [1, tr. 34]. Chính sách cai trị, bóc lột, khai thác thuộc địa của thực dân pháp làm cho xã hội Tuyên Quang biến động sâu sắc, xuất hiện những giai cấp mới. Trong đó, đáng chú ý nhất là giai cấp công nhân. Công nhân Tuyên Quang hình thành cùng với sự ra đời của các hầm mỏ, cơ sở kinh doanh của thực dân Pháp và giai cấp tư sản địa phương. Thành phần xuất thân của Công nhân Tuyên Quang phần lớn là nông dân các tỉnh miền xuôi, do bị cướp ruộng, bần cùng hóa, nên phải rời bỏ quê hương lên Tuyên Quang vào làm thuê trong các hầm mỏ (mỏ kẽm Tràng Đà, Đầm Hồng, mỏ than Tuyên Quang và các công ti, hãng buôn...). Số còn lại do công nhân mỏ than Vàng Danh (Quảng Ninh) chuyển đến và một số là người dân địa phương. Công nhân Tuyên Quang có mối liên hệ sâu sắc, trực tiếp với làng quê, gắn bó chặt chẽ với nông dân. Họ sống tập trung ở các cơ sở kinh doanh, hầm mỏ, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Trong lao động, công nhân Tuyên Quang đã bước đầu được tiếp xúc với một số máy móc. Vì thế, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn công nhân Tuyên Quang đã nhanh chóng hình thành tính chất vô sản trong mỗi người. Ở nông thôn, họ bị địa chủ bóc lột, tại các khu mỏ, nhà máy, họ phải bán sức lao động với giá rẻ mạt. Giai cấp vô sản Tuyên Quang sớm nhận rõ bộ mặt bóc lột của giai cấp thống trị và đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Giai cấp công nhân Tuyên Quang thực sự là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương. Với điều kiện địa lí tự nhiên, xã hội như vậy, Tuyên Quang thực sự là một vùng đất “địa lợi”, “nhân hòa”, là căn cứ địa vững chắc trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 1.2.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng Trải qua các thời kì lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Tuyên Quang luôn sát cánh với nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lược phương Bắc, bảo vệ Tổ quốc. Vào thế kỉ XI, dưới sự lãnh đạo của Lí Thường Kiệt, nghĩa quân châu Vị Long (Chiêm Hóa) do tù trưởng họ Hà chỉ huy đã tham gia vây đánh và phá tan thành Ung Châu, tiêu diệt quân Tống, giữ yên bờ cõi đất Việt. Chiến công đó còn được ghi lại trên tấm bia đá “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi” (nghĩa là bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc) thuộc xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa. Ngoài phần đạo lí của nhà Phật, nội dung chính của bia nói về gia thế, công lao của dòng họ Hà có 15 đời làm Châu mục coi giữ châu Vị Long. Văn bia ghi rõ công trạng của vị thủ lĩnh họ Hà: “Thân phụ Thái Phó (chỉ cha của Hà Hưng Tông) chỉnh đốn vương sư đánh sang ải Bắc, vây thành Ung cho bõ giận. Bắt tướng võ, dâng tù binh, do đó được nhà vua ban chức “Hữu đại liên ban đoàn huyện xứ”. Đoạn kết văn bia ghi: “Người giỏi ra đời Đạo thì thống nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn Công đức tạo bia Như non khôn mất” [1, tr.22]. (Theo bản dịch của Đỗ Văn Hỉ) Đến thế kỉ XIII, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), nhân dân Tuyên Quang đã cùng nghĩa quân Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chặn đánh quân giặc từ Vân Nam xuống, gây cho chúng nỗi kinh hoàng. Đời Lê - Mạc, hai anh em Vũ Công Uyên và Vũ Công Mật tập hợp nông dân đứng lên chống phong kiến ở xã Khổng Tuyền (hiện nay thuộc Sơn Dương), Khuôn Bầu xã Đại Đồng (Yên Bình), có lúc kiểm soát được cả đất Tuyên Quang, các huyện Lâm Thao, Đoan Hùng. Năm 1789, các thủ lĩnh họ Ma (dân tộc Tày), tập hợp nghĩa quân châu Vị Long (Chiêm Hóa) phối hợp với nghĩa quân Tây Sơn chặn đánh một cánh quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, trên đường chúng tháo chạy qua Chiêm Hóa, Nà Hang, Bảo Lộc, tiêu diệt gần 3000 tên. Số sống sót tháo chạy thục mạng, luồn rừng, vượt biên giới trốn về nước. Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta. Sau khi đánh chiếm một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, năm 1884, thực dân Pháp mở cuộc hành quân chiếm vùng thượng du Bắc Kì. Ngày 31-5-1884, thực dân Pháp chính thức đánh chiếm Tuyên Quang. Tuy nhiên, vừa mới đặt chân đến nơi đây, chúng đã đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của nhân dân Tuyên Quang. Quân dân trong tỉnh đã triệt để thực hiện vườn không nhà trống, chặn đánh quân địch ở mọi nơi. Với lực lượng mạnh, sau khi chiếm được tỉnh lị, quân Pháp tập trung đóng tại thành Tuyên Quang. Đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan... suốt một vùng quanh thị xã đã tập hợp lực lượng cùng với đạo quân của Lưu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn Vĩnh Phúc vây đánh quân địch trong thành. Lực lượng nghĩa quân vây thành ròng rã nhiều tháng với những trận chiến đấu quyết liệt, tiêu diệt khoảng 200 tên địch, buộc chúng phải cầu cứu quân tiếp viện. Trận đánh lớn nhất diễn ra tại cánh đồng Hòa Mục thuộc xã Thái Long, huyện Yên Sơn đã tiêu diệt 100 tên Pháp, 800 tên bị thương trong đó có 26 sĩ quan. Quân Pháp phải công nhận đây là “trận gay go nhất từ trước tới nay ở Bắc Kì” [40, tr.66]. Từ năm 1885 đến năm 1898, nhân dân các dân tộc Tày, Dao (Yên Bình) tích cực tham gia phong trào khởi nghĩa vũ trang do Tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích và Bố chánh Nguyễn Văn Giáp chỉ huy. Cuối thế kỉ XIX, nhiều thanh niên ở huyện Sơn Dương, Yên Sơn đã cầm vũ khí chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Tháng 3 – 1913, 235 công nhân làm đất ở Nà Đồn, Đài Thị (Chiêm Hóa) đứng lên đấu tranh đòi tên chủ Đétsôven phải trả đủ lương tháng, không được bớt xén. Trong hai năm 1913 – 1914, đồng bào Yên Bình tham gia phong trào Giáp Dần và cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của hai thủ lĩnh người Dao là Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc. Cùng với nhân dân cả nước, học sinh và tầng lớp trí thức Tuyên Quang hưởng ứng mạnh mẽ phong trào yêu nước đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926). Tiếp sau đó, những đảng viên Quốc dân Đảng cũng đã đến Tuyên Quang hoạt động dưới sự ủng hộ, che chở của nhân dân tỉnh nhà. Trong những năm 20 thế kỉ XX, nhân dân các xã Lâm Xuyên, Hào Phú, Hồng Lạc, Tân Trào (Sơn Dương) liên tiếp nổi dậy chống chế độ bóc lột dã man của thực dân Pháp và tay sai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn Các cuộc đấu tranh trên nổ ra còn lẻ tẻ, manh động và hầu hết bị đàn áp, song nó thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Truyền thống đấu tranh anh dũng chống lại ách áp bức bóc lột thực dân của nhân dân Tuyên Quang càng được nhân lên gấp bội khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. Tháng 6-1937, đồng chí Hoàng Văn Lịch1 được điều về hoạt động tại Tuyên Quang, chịu trách nhiệm trước Đảng về việc bắt mối, xây dựng cơ sở, tổ chức của Đảng tại Tuyên Quang. Với tên gọi là Hai Cao, đồng chí Hoàng Văn Lịch vào làm việc ở mỏ than thị xã Tuyên Quang để được gần gũi anh em công nhân. Chỉ sau một thời gian ngắn cùng sống và làm việc với công nhân, đồng chí đã giác ngộ cho họ tinh thần yêu nước, yêu giai cấp cần lao, lòng căm thù đế quốc, phong kiến, chống lại sự áp bức của chủ mỏ. Khi những cơ sở quần chúng đầu tiên được xây dựng ở mỏ than Tuyên Quang, cũng là thời điểm Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (sau là Mặt trận Dân chủ Đông Dương) phát huy mạnh mẽ vai trò tập hợp lực lượng chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. 1. Đồng chí Hoàng Văn Lịch, quê ở xã Xuân Phách, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ngay từ những năm 1927-1928, sau khi học xong lớp nhất (tương đương lớp 4 hiện nay), đồng chí Lịch được giác ngộ về tư tưởng yêu nước, tham gia tổ chức cách mạng của địa phương. Năm 1931, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương tại chi bộ Hải ngoại. Tháng 6 – 1937, đồng chí được điều về Tuyên Quang gây dựng phong trào. Khoảng tháng 5 – 1838, đồng chí lại trở về Cao Bằng hoạt động. Tháng 6 – 1941, đồng chí bị bắt ngay tại nhà ở Nà Cung, Gia Cung, Cao Bằng. Tháng 4 – 1943, đồng chí bị địch tra tấn đến chết tại Hỏa Lò – Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn Phương châm hoạt động do Đảng đề ra là tận dụng mọi khả năng công khai, hợp pháp, kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, bất hợp pháp. Tại Tuyên Quang, nắm vững chủ trương của Đảng, đồng chí Hai Cao đã hướng cho anh em công nhân mỏ vào các hoạt động hưởng ứng phong trào dân chủ đang dâng lên mạnh mẽ trong toàn quốc. Đầu năm 1938, tổ chức Đoàn Thanh niên dân chủ gồm một số thanh niên ưu tú được thành lập, làm nòng cốt cho phong trào thanh niên ở thị xã. Tiếp đó, đồng chí Hai Cao về Hà Nội liên lạc với các nhà xuất bản, lấy sách báo về phát hành ở Tuyên Quang 1. Nhờ có sự lưu hành rộng rãi sách báo của Đảng, của Mặt trận Dân chủ và sự vận động tích cực, khéo léo của đồng chí Hai Cao, nhân dân lao động thị xã Tuyên Quang, nhất là công nhân mỏ than đã bước đầu giác ngộ quyền lợi giai cấp, dân tộc. Hội ái hữu thợ thuyền được thành lập, đặt trụ sở tại khu Xuân Hòa – thị xã Tuyên Quang. Giữa năm 1938, đồng chí Hoàng Văn Lịch trở về Cao Bằng hoạt động, đồng chí Vũ Mùi được Xứ ủy Bắc Kì phân công lên phụ trách phong trào cách mạng ở Tuyên Quang, tiếp tục tuyên truyền, vận động công nhân và nhân dân tham gia những hình thức đấu tranh cao hơn. Từ đây, phong trào liên tiếp nổ ra, mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Rayđơba, cuộc đình công của công nhân mỏ than đòi tăng lương, giảm giờ làm, buộc bọn chủ phải nhượng bộ. Thắng lợi này có tác dụng cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang; uy tín, ảnh hưởng của Đảng không ngừng được nâng cao. Bên cạnh phong trào đấu tranh của công nhân, phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc chống lại bọn địa chủ, thổ ti đòi giảm thuế, chống lao dịch diễn ra ở hầu khắp các huyện, mạnh nhất là ở Sơn Dương, Chiêm Hóa. 1. Một số sách, báo được phát hành ở Tuyên Quang: Thời thế, Bạn dân, Tin tức, Đời nay... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong sự phát triển mạnh mẽ của phong trào, ngày 20-3-1940 chi bộ Cộng sản đầu tiên của Tuyên Quang được thành lập tại mỏ than, gồm 7 đồng chí, do đồng chí Vũ Mùi làm Bí thư. Tiếp đó, tháng 10-1940, Ban cán sự Đảng tỉnh Tuyên Quang ra đời, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Ngay từ khi ra đời, Ban cán sự chủ trương củng cố những cơ sở đã có, phát triển các cơ sở mới, vận động đấu tranh để rèn luyện và tập hợp quần chúng. Các đường dây liên lạc được thiết lập trong tầng lớp tiểu thương, công nhân đoàn thuyền sắt, thuyền gỗ, xà lan...nông dân ấp Đồng Cả, xóm Nhà Thờ - xã Tân Long, xã Hùng Lợi, đồng bào Cao Lan xã Phú Lâm...(huyện Yên Sơn) và trong cả binh lính khố xanh, khố đỏ. Ngày 23-9-1940, thực dân Pháp kí hiệp định cho phát xít Nhật vào Đông Dương mà thực chất là quỳ gối dâng Đông Dương cho Nhật. Nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” nô lệ. Chung số phận người dân mất nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang phải cung cấp nhân lực, vật lực cho đế quốc Pháp – Nhật, đời sống nhân dân ngày càng khốn cùng. Dưới ách thống trị của đế quốc, phát xít Pháp – Nhật, nhân dân cả nước đã vùng dậy đấu tranh để giành độc lập tự do. Trong hơn 3 tháng (từ tháng 91940 đến đầu năm 1941) liên tiếp nổ ra 3 cuộc khởi nghĩa: Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương, đánh dấu một thời kì mới của cách mạng – thời kì Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Tại Tuyên Quang, Ban cán sự Đảng tỉnh và Chi bộ Mỏ than đã phát động nhiều đợt đấu tranh, bí mật củng cố, phát triển cơ sở bên ngoài phạm vi thị xã. Năm 1941, tại công trường Km 5 (đường Tuyên Quang đi Bình Ca), nơi xây dựng sân bay cho Pháp – Nhật, đã 4 lần xuất hiện truyền đơn kêu gọi nhân dân chống đi phu, đi lính, ủng hộ khởi nghĩa Bắc Sơn. Cũng trong năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1941, nhiều truyền đơn, áp phích được dán ở trại lính, công sở, đường phố, nơi đông người...Thực dân Pháp tức tối, mở nhiều đợt truy lùng hòng bắt được cán bộ cách mạng. Ngày 21-1-1941, địch bắt một số công nhân mỏ than (trong đó có 2 đảng viên) đưa vào trại lính khố xanh giam giữ, sau đó chúng đưa 4 người đi Hà Nội, số còn lại đưa vào dinh Tuần phủ để hỏi cung. Thấy tình hình căng thẳng, Chi bộ Mỏ than họp bất thường để giải quyết vấn đề củng cố Đảng và bàn biện pháp đấu tranh đánh lạc hướng địch, buộc chúng thả những người bị bắt. Thực hiện chủ trương của Chi bộ Mỏ than, ngày 28-1-1941, cờ đỏ búa liềm được treo trên đỉnh núi Dùm. Thực dân Pháp hoang mang, lúng túng, không xác định được cơ sở cách mạng. Do không tìm được chứng cớ buộc tội, địch phải trả tự do cho những người bị bắt, song vẫn ráo riết theo dõi, dò la các hoạt động của ta. Ngày 12-4-1941, truyền đơn được rải ở trung tâm thị xã phản đối đế quốc Pháp tử hình anh em binh sĩ tham gia cuộc binh biến Đô Lương. Đêm 30-4-1941, truyền đơn, áp phích được rải và dán ở nhiều nơi trong thị xã đòi tự do lập nghiệp đoàn. Thực dân Pháp điên cuồng cho sục sạo, khám xét khắp nơi ở mỏ than, thị xã và vùng lân cận: Ỷ La, Trung Môn, Tân Tiến..., song không phát hiện được cơ sở cách mạng và tổ chức Đảng của ta. Phong trào cách mạng tại thị xã Tuyên Quang được giữ vững và phát triển. Trong khi đó phong trào cách mạng trên phạm vi cả nước cũng ngày càng lan rộng. Vấn đề đấu tranh giành độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết. Vì vậy, ngay sau khi về nước, trên cơ sở kết quả công tác thí điểm Mặt trận Việt Minh tại Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (10-19/5/1941). Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Hội nghị cũng nêu khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Đông Dương. Ở Việt Nam, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh) với sứ mạng tổ chức, đoàn kết, tập hợp đông đảo, rộng rãi nhất các lực lượng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ trọng đại “Phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp – Nhật” [72, tr.195]. Căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương, được sự chỉ đạo của Xứ ủy, Ban cán sự Đảng tỉnh và Chi bộ Mỏ than thành lập các tổ chức Cứu quốc trong các giai cấp, tầng lớp nông dân, thanh niên, phụ nữ, phụ lão v.v... Chỉ trong thời gian ngắn, tổ chức Nông dân Cứu quốc phát triển tới các xã: Phúc Ninh, Thắng Quân, Tân Tiến, Chiêu Yên, Cường Đạt (Yên Sơn), Hùng Đức (Hàm Yên). Ban cán sự và Chi bộ Mỏ than tích cực giác ngộ, rèn luyện quần chúng thông qua phong trào đấu tranh. Ngày 1-11-1941, trong khu mỏ xuất hiện truyền đơn chào mừng kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, vạch mặt bọn thực dân gây hằn thù, xung đột giữa lính khố xanh và lính khố đỏ. Cuối năm 1941, Chi bộ Mỏ than tổ chức 2 cuộc mít tinh lớn tại ấp Đồng Cả nhằm phát huy lòng yêu nước trong nhân dân và vận động quần chúng đấu tranh chống thuế, chống nộp thóc đầu mẫu, chống quyết định nhổ ngô trồng thầu dầu... Đồng bào xung quanh ấp Đồng Cả tổ chức biểu tình chống sưu cao, thuế nặng, buộc tên Tri phủ Yên Sơn phải nhượng bộ một phần yêu sách của bà con nông dân. Phong trào Việt Minh ở Tuyên Quang phát triển khá mạnh mẽ. Cuối năm 1942, cơ sở Việt Minh được xây dựng tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa. Cứu quốc quân II mở các lớp huấn luyện cấp tốc cho cán bộ cơ sở về kinh nghiệm tổ chức quần chúng, huấn luyện tự vệ, công tác binh vận... phong trào Việt Minh nhờ đó phát triển nhanh chóng. Ở nhiều nơi nổ ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất