Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm dế mèn phiêu lưu ký của tô hoài...

Tài liệu Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm dế mèn phiêu lưu ký của tô hoài

.PDF
78
856
55

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN ĐẶNG PHI YẾN MSSV: 6106297 TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cần Thơ, Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN ĐẶNG PHI YẾN MSSV: 6106297 TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ, Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ em đã được học hỏi và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích của quý thầy cô Khoa Sư phạm Ngữ Văn. Nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế, tác phẩm. Chính vì vậy mà sau khi học xong phần lý thuyết về chuyên nghành, Ban lãnh đạo nhà trường và quý thầy cô đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em thâm nhập vào thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào những tác phẩm cụ thể, với sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô nay em đã hoàn thành đề tài của mình. Và em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô bỏ qua và em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt khóa luận của mình. Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung, thầy cô khoa sư phạm nói riêng và thầy Nguyễn Văn Tư lời chúc sức khỏe, luôn thành công trong cuộc sống và công việc trồng người. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đặng Phi Yến ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Sơ lược về từ loại tính từ 1.1. Khái quát về từ loại tính từ 1.1.1. Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ 1.1.2. Khái niệm 1.1.3. Đặc trưng của từ loại tính từ 1.1.3.1. Chức năng cú pháp 1.1.3.2. Khả năng kết hợp 1.1.4. Phân loại 1.1.4.1. Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ 1.1.4.2. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ 1.2.Tính từ chỉ màu sắc 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Đặc trưng của tính từ chỉ màu sắc 1.2.2.1. Chức năng cú pháp 1.2.2.2. Khả năng kết hợp 1.3. Phân loại   1 1.3.1. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ 1.3.2. Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ CHƯƠNG 2. Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài 2.1. Vài nét về nhà văn Tô Hoài 2.1.1. Cuộc đời 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác 2.2. Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài 2.2.1. Thống kê 2.2.2. Phân loại tính từ chỉ màu sắc trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài 2.2.3. Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài 2.2.3.1. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ 2.2.3.2. Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ 2.3. Nhận xét về việc sử dụng tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC   2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống thực từ nói riêng và từ loại nói chung của tiếng Việt, tính từ luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc miêu tả về tính chất, đặt trưng của những sự vật, hiện tượng. Trong đó, tính từ chỉ màu sắc đã để lại cho người viết nhiều ấn tượng và suy nghĩ, nó luôn gợi nên sự liên tưởng cao và gây hứng thú cho người tiếp nhận. Với ý muốn được tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về từ loại tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt nên người viết đã chọn và nghiên cứu về lớp từ này. Đồng thời, người viết muốn làm rõ hơn về khía cạnh tính từ chỉ màu sắc khi đặt nó vào trong ngữ cảnh, văn cảnh cụ thể là tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Tô Hoài là một tác giả lớn trong nền văn chương Việt Nam và có những thành công vượt trội. Khi đến với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của ông người viết nhận thấy ở tác giả có lối văn miêu tả hết sức độc đáo và ông rất khéo léo trong việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm này. Ngoài ra, người viết mong muốn sẽ có được những kiến thức cơ bản khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và làm việc sau này. Người viết mong sẽ khám phá thêm được những cá hay, cái đẹp về tính từ chỉ màu sắc thông qua việc khảo sát về ý nghĩa cũng như tìm hiểu, đánh giá về việc sử dụng lớp từ này trong sáng tác của Tô Hoài. Vì những lí do trên mà người viết đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài”   3 2. Lịch sử vấn đề Như đã nhận định, tính từ là từ loại quan trọng trong hệ thống thực từ. Chính vì vậy đã có không ít công trình nghiên cứu về từ loại này. Trong “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo dục năm 1997, Nguyễn Kim Thản đã nêu lên hai đặc điểm ngữ pháp của tính từ: “Có thể trực tiếp làm vị ngữ không cần hệ từ “là” làm môi giới; tính từ không kết hợp được với từ “hãy””[8;206]. Bên cạnh đó thì ông còn so sánh tính từ trong tiếng Việt với tính từ trong ngôn ngữ Ấn-Âu để chỉ ra sự khác biệt và nêu lên cách phân loại tính từ. Còn đối với lớp tính từ chỉ màu sắc thì tác giả không đề cập đến. Còn trong quyển “Ngữ pháp tiếng Việt” của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội năm 2003 thì các tác giả đã đưa ra rất nhiều những khái niệm, phân loại của tính từ nhưng về tính từ chỉ màu sắc thì các tác giả vẫn chưa đề cập đến. Trong “Cú pháp tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội năm 1992 thì Hồ Lê chủ yếu nghiên cứu khả năng kết hợp của tính từ và chỉ ra ranh giới giữa tính từ và động từ. Còn đối với lớp tính từ chỉ màu sắc thì tác giả hầu như không đề cập đến. Bùi Tất Tươm trong “Giáo trình tiếng Việt”, NXB Giáo dục năm 1995 thì tác giả đã nghiên cứu về tính từ trong mối tương quan với các từ loại khác. Tác giả cho rằng: “Tính từ là loại từ cơ bản. Tính từ có vị trí quan trọng sau danh từ và động từ.[9;139]. Đặc điểm cú pháp, cách phân loại tính từ được ông nêu lên một cách đầy đủ. Tuy nhiên, tính từ chỉ màu sắc chỉ được tác giả nói sơ qua trong phần phân loại . “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo dục năm 1999, Đỗ Thị Kim Liên cũng đã nêu lên ý nghĩa, khả năng kết hợp của tính từ, chỉ ra những đặc diểm của tính từ khác với động từ và phân chia tính từ thành các tiểu nhóm. Nói về tiểu nhóm tính từ chỉ màu sắc tác giả cũng chỉ sơ lược về ý nghĩa, khả năng kết hợp của chúng chứ không đi sâu.   4 Trong “Ngữ pháp tiếng Việt thực hành”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2004, Nguyễn Chí Hòa cũng đã trình bày khả năng đầy đủ về đặc điểm và phân loại tính từ. Nhưng lớp tính từ chỉ màu sắc chỉ được tác giả nhắc đến trong phần phân loại như một nhóm nhỏ của nhóm tính từ miêu tả dặc điểm sự vật. Nguyễn Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXB từ điển bách khoa năm 2007 đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của tính từ. Tác giả chia tính từ thành nhiều nhóm nhỏ: nhóm tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật, nhóm tính từ chỉ đặc điểm bên trong của sự vật và nhóm tính từ miêu tả. Các từ chỉ màu sắc như xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, tím,…thì được tác giả xếp vào nhóm tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật. Còn các từ chỉ màu sắc như trắng phau, đen thui, xanh xanh, hồng nhạt, vàng chanh,… thì lại được xếp vào nhóm tính từ miêu tả. Nhưng về đặc điểm cũng như giá trị biểu đạt của những tính từ này thì tác giả không nhắc đến nhiều. Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu về từ loại tính từ, người viết nhận thấy tính từ tiếng Việt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đi vào tìm hiểu sâu sắc.Tuy nhiên, lớp tính từ chỉ màu sắc thì chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát tỉ mĩ và đầy đủ mà chủ yếu được nhắc sơ qua ở dạng tiểu loại của tính từ, còn khái niệm đặc trưng riêng và cách phân loại thì chưa được nêu lên. Về nhà văn Tô Hoài, ông được nhiều người biết đến từ khi tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký ra đời nhưng đến nay đã trên sáu thập kỷ trôi qua nhưng ông vẫn là một ngôi sao sáng của nền văn học Việt Nam. Ông là một cây bút thân thiết với làng quê Việt Nam và ông luôn mở rộng trang viết của mình khi đất nước “chuyển động” từ những ngày chống Pháp, chống Mỹ và đến lúc đất nước phát triển trong thời bình. Tô Hoài là một trong số ít nhà văn cho ra đời những tác phẩm thiếu nhi xuất sắc, “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm tiêu biểu, nó không chỉ dành cho thiếu nhi mà nó còn mang đậm tính giáo dục cho con người. “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã được nhà dịch thuật M.Tcatsep ở Liên Xô dịch lại một cách thật sắc sảo, sau đó đó thì tác phẩm này còn được dịch sang bằng tiếng Mari, Môđavi, Lituyani và nhiều thứ tiếng dân tộc khác của   5 Liên Xô. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này. Tuy nhiên, về vấn đề “Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài” người viết chưa thấy có công trình nghiên cứu nào bàn đến. 3. Mục đích nghiên cứu Đến với đề tài này thì người viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về lớp tính từ chỉ màu sắc thông qua “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài, góp phần làm sáng tỏ hơn về từ loại tính từ. Đồng thời chỉ ra những giá trị, tác dụng và chức năng của lớp tính từ chỉ màu sắc làm nổi bật hiệu quả nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của nó trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu người viết sẽ tích lũy được những vốn kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Tong đề tài này, người viết sẽ đi sâu vào ngiên cứu về tính từ chỉ màu sắc trong từ loại của tiếng Việt nói chung và tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài nói riêng. Người viết sẽ tiến hành thu thập và khảo sát những tài liệu về từ loại tiếng Việt và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài trên, người viết đã tiến hành thống kê, phân loại lớp từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Sau đó, người viết phân tích, miêu tả và chứng minh giá trị biểu đạt của lớp từ này thông qua những văn cảnh cụ thể trong tác phẩm, làm cho người đọc, người nghe hiểu sâu sắc hơn về tính từ chỉ màu sắc. Cuối cùng, người viết sẽ tổng hợp lại và đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.   6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ 1.1. Khái quát về loại tính từ 1.1.1. Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ Tính từ là một trong những từ loại quan trọng của thực từ. Khái niệm của tính từ đã được rất nhiều tác giả nhắc đến trong những công trình nghiên cứu của mình, nhưng đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về từ loại này. Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” tập 1, NXB Giáo dục, 1998, Diệp Quang Ban và Hồ Văn Thung cho rằng: “Lớp từ chỉ nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình) là tính từ”.[1;173] Lê Biên thì lại cho rằng: “Tính từ là loại từ cơ bản như danh từ, động từ, là một loại cần thiết miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt”.[2;165]. Theo Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp tiếng Việt” NXB Giáo dục năm 1999 thì tính từ là “từ tính chất, màu sắc”.[6;55] Nguyễn Hữu Quỳnh định nghĩa: “Tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng”.[7;132] Còn theo Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt từ loại” cũng đưa ra định nghĩa “Tính từ tiếng Việt là từ loại chỉ ra được đăc trưng của tất cả những gì được biểu đạt bằng danh từ và động từ”.[3;147] Các khái niệm trên về từ loại tính từ rất đa dạng và không hoàn toàn giống nhau. Nhưng nhìn chung thì các khái niệm trên đã nêu lên được ý nghĩa và đăc trưng của từ loại này và cho ta thấy được vị trí và giá trị của tính từ trong tiếng Việt.   7 1.1.2. Khái niệm Qua các khái niệm về tính từ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên ta có thể rút ra khái niệm của tính từ như sau: Tính từ là những từ dùng để chỉ tính chất, trạng thái, đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước. Trong đó, đặc trưng của tính từ có thể hiểu là đặc trưng cho chủ thể. Nó chỉ ra những thuộc tính về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước và về phẩm chất. Tính từ là những thuộc tính có sẵn, là dấu hiệu gắn với những sự vật, thực thể, hoạt động chứ không trừu tượng, xã xôi. Mặt khác, nó cũng đi liền với cách nhận thức, đánh giá chủ quan của con người đối với thực tại. VD: Ngôi trường Cần Thơ rất đẹp. Khái niệm “đặc trưng” thể hiện ở tính từ là sự thống nhất cao giữa các yếu tố từ vựng và ngữ pháp. Với yếu tố từ vựng, ý nghĩa tính từ có liên hệ trực tiếp với nội dung phản ánh thực tại. Còn trên bậc ngữ pháp, khái niệm đặc trưng có tính chất quan hệ thể hiện mối liên kết giữa các khái niệm. VD: Danh từ: Nam Bộ có thể trở thành khái niệm đặc trưng tính từ nếu thêm phó từ chỉ mức độ rất: Rất Nam Bộ. 1.1.3. Đặc trưng của từ loại tính từ 1.1.3.1. Chức năng cú pháp Cũng giống như danh từ và động từ, tính từ cũng có chức năng cú pháp của một từ loại thực từ: Có thể làm thành phần chính, thành phần phụ trong câu. Làm vị ngữ và định ngữ trong câu là hai chức năng chính của từ loại tính từ trong tiếng Việt. + Chức năng vị ngữ Chức năng vị ngữ của tính từ có nét giống với động từ, tính từ cũng có thể làm vị ngữ trực tiếp trong câu.   8 VD: Bầu trời xám xịt. Bên cạnh đó, tính từ trong tiếng Việt còn có thể đảm nhiệm một số chức năng khác như: * Làm bổ tố VD: Hà rất đẹp. * Làm chủ ngữ VD: Xấu đã xấu rồi. + Chức năng định ngữ Chức năng định ngữ là một chức năng thường trực của từ loại tính từ. Trong hệ thống ngôn ngữ Ấn –Âu, khái niện đặc trưng trong quan hệ với từ loại thường được chia thành hai kiểu ngữ pháp khác nhau:  Biểu đạt ý nghĩa đặc trưng cho các khái niệm phạm trù thực thể (danh từ).  Trạng từ biểu đạt ý nghĩa đặc trưng cho các khái niệm phạm trù vận động (động từ). Còn trong tiếng Việt thì không có sự vận động, phân chia thành hai hình thức ngữ pháp như trên mà tính từ tiếng Việt kiêm cả chức năng ngữ pháp của trạng từ. Chức năng định ngữ của tính từ thường được mở rộng, tính từ hạn định cho cả danh từ và động từ. VD: Nhà cao, cửa đẹp. 1.1.3.2. Khả năng kết hợp Tính từ là từ loại thực từ nên nó có thể kết hợp với những từ phụ từ để tạo thành đoãn ngữ. Động từ và tính từ có sự dị biệt về bản chất ý nghĩa nhưng cũng có sự tương đồng về đặc điểm cú pháp. Vì vậy, trong khuôn khổ của cấu trúc ngữ tính từ, các thành phần phụ của động từ đồng thời cũng là thành phần phụ của tính từ. Ngoài ra, tính từ còn có thành phần phụ chuyên dùng của nó:   9 -Tính từ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang… VD: Bầu trời đã đen kịt. -Tính từ có thể kết hợp với các phó từ: vẫn, còn, cứ,… VD: Bạn Lan vẫn đẹp. -Tính từ có thể kết hợp với các phó từ: lại, ra, đi,… VD: Bão lớn lại về. -Tính từ còn kết hợp được với các phó từ: hãy, chớ, đừng,… VD: Đừng buồn nữa. Các phụ từ chuyên dùng của tính từ: So với động từ, thì tính từ kết hợp phổ biến với các phụ từ chỉ mức độ như: rất, lắm, quá,vô cùng, tuyệt đối, tuyệt,… VD: Đẹp vô cùng, cao quá, đẹp tuyệt,… Chính các từ này chỉ nên mức độ khác nhau của đặc trưng với những sắc thái khác nhau trong phát ngôn có thể là để so sánh, khẳng định hoặc dùng để nhấn mạnh. Đặc điểm này của tính từ góp phần giúp ta phân biệt giữa tính từ với động từ. Nói chung, đa số các tính từ đều kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ. Nhưng chỉ có những tính từ chỉ mức độ tuyệt đối như: trắng tinh, trẻ măng, vàng khè, đỏ lòm,… thì không kết hợp được vì chính bản thân nó đã mang ý nghĩa tình thái, mức độ. Và các tính từ biểu thị bản chất như: trống, mái, đực, cái cũng không kết hợp được với các phó từ chỉ mức độ. Còn một số tính từ chỉ mức độ thấp như: xa xa, xanh xanh, cao cao, đỏ đỏ,…thì vẫn có thể kết hợp được với phụ từ tình thái chỉ mức độ thấp hơn như hơi, hơi hơi. VD: Hơi xa xa. Ngoài ra, tính từ còn có thể kết hợp với các thành tố phụ là thực từ (chủ yếu là danh từ). + Tính từ kết hợp với danh từ có xu hướng cố định. VD: Tốt bụng, lớn họng, ấm đầu,… +Tính từ kết hợp với danh từ không có xu hướng cố định: VD: Lúa đầy bồ, tiền đầy nhà, thùng rỗng đáy,…   10 1.1.4. Phân loại Việc phân loại tính từ đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Đến với những công trình nghiên cứu đã khảo sát, người viết thấy mỗi tác giả đều dựa trên những phương diện khác nhau và đưa ra những cách phân loại tính từ khác nhau. Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” tập 1, NXB Giáo dục, Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã chia tính từ thành hai nhóm: lớp tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ. Nguyễn Chí Hòa trong “Ngữ pháp tiếng Việt thực hành”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội chia tính từ thành ba nhóm: nhóm tính từ chỉ miêu tả trạng thái, nhóm tính từ miêu tả đặc điểm của sự vật và nhóm miêu tả về mức độ. Ngoài ra, Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo dục năm 1999 lại chia tính từ thành bốn nhóm: nhóm tính từ chỉ tính chất phẩm chất, nhóm tính từ chỉ trạng thái, nhóm tính từ kích tước và nhóm tính từ chỉ màu sắc. Dựa vào cách phân loại tính từ của các tác giả như trên, người viết nhận thấy cách phân loại của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung là đơn giản nhất và có tính bao quát cao, đảm bảo được những tiêu chí cơ bản về ý nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ. Do vậy, người viết chọn cách phân chia tính từ thành hai lớp: lớp tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ. 1.1.4.1. Tính từ chỉ đặc trưng không xác dịnh thang độ. Đây là lớp tính từ chỉ đặc trưng không biểu thị ý nghĩa thang độ tự thân. Những từ này thường kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ như: rất, quá,lắm,… Chúng còn có thể tạo nên những cấu trúc so sánh biểu thị ý nghĩa đặc trưng như một chuẩn. VD: Trắng như tuyết Đẹp như tiên. +Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ gồm:   11 - Những tính từ chỉ phẩm chất: tốt, đẹp, xấu, hèn nhát,… - Những tính từ chỉ đặc trưng về lượng: ít, nhiều, ngắn, dài,… - Những tính từ chỉ đặc trưng cường độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh,… - Những tính từ chỉ đặc trưng hình thể: cao, gầy, mập, ốm,… - Những tính từ chỉ đặc trưng màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng,… - Những tính từ chỉ đặc trưng âm thanh: im lặng, ồn ào, lao xao, rì rào,… - Những tính từ chỉ đặc trưng mùi vị: mặn, ngọt, thơm, thối,… - Những tính từ chỉ trạng thái tâm lí: vui, buồn, chán,đau khổ,… 1.1.4.2. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ Đây là lớp tính từ mà bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩa, mức độ về đặc trưng thường là ở mức độ tuyệt đối. Chính vì vậy mà lớp tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ không kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ như: rất, quá, lắm,…và chúng cũng không đòi hỏi có phụ từ đi kèm. Lớp từ này có thể chia thành các nhóm sau: - Nhóm chỉ đặc trưng tuyệt đối làm thành cặp đối lập riêng, chung, công,… Chúng thường đi kèm và bổ nghĩa cho danh từ, động từ. - Nhóm chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập. Các từ này thường là từ láy hoặc từ ghép: xanh xanh, tím tím, đen xì, xanh ngắt,… - Nhóm từ chỉ đặc trưng mô phỏng: Nhóm từ này được hình thành dựa trên sự mô phỏng trực tiếp âm thanh hoặc mô phỏng gián tiếp hình thể, sự vật, tính chất: lênh khênh, réo rắt, xì xào, ào ào,…Nhóm từ này có thể kết hợp hạn chế với phụ từ: hơi, hơi hơi.   12 1.2. Tính từ chỉ màu sắc 1.2.1. Khái niệm Tính từ chỉ màu sắc là lớp từ biểu thị tính chất, đặc trưng về màu sắc của sự vật, hiện tượng. 1.2.2. Đặc trưng của tính từ chỉ màu sắc 1.2.2.1. Chức năng cú pháp -Làm định ngữ cho danh từ VD: Bầu trời đen kịnh lại - Làm vị ngữ trong câu VD: Đôi mắt đỏ hoe - Làm trung tâm của cụm tính từ VD: Lan trắng lắm - Tính từ chỉ màu sắc không kết hợp được với động từ vì vậy không có chức năng bổ ngữ. 1.2.2.2. Khả năng kết hợp Tính từ chỉ màu sắc là một tiểu loại nhỏ của từ loại tính từ nên nó mang đầy đủ những đặc điểm về khả năng kết hợp của từ loại tính từ (Đã nêu trong phần đặc trưng của từ loại tính từ). Ngoài ra, tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối về màu sắc không tạo nên những cặp đối lập. 1.3. Phân loại Dựa vào khả năng kết hợp, ta có thể chia tính từ chỉ màu sắc thành hai loại: tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ và tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ.   13 1.3.1. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ Lớp từ này gồm có các tính từ như xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, đen, trắng,… Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ mang ý nghĩa tương đối về đặc trưng của màu sắc. Những từ này có thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ như: rất, quá, lắm, cực kì, vô cùng,…Khi chúng kết hợp với những phụ từ chỉ mức độ thì ý nghĩa đặc trưng của tính từ chỉ màu sắc được tuyệt đối hóa. VD: Cô ấy có mái tóc đen vô cùng. Bên cạnh đó, lớp từ này còn kết hợp được với danh từ và những từ so sánh để tạo thành cấu trúc so sánh. VD: Bạc như vôi, vàng như nghệ, trắng như tuyết,… 1.3.2. Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ Đây là lớp từ chỉ đặc trưng về màu sắc của sự vật, hiện tượng mà bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩa mức độ về đặc trưng. Lớp từ này gồm có: +Trăng trắng, trắng tinh, trắng ngần, trắng sữa, trắng đục, trắng hồng, trắng muốt, trắng phếch,… + Đen đen, đen thui, đen nhánh, đen huyền, đen sì, đen bóng, đen mun, đen sạm,… + Vàng vàng, vàng cam, vàng hực, vàng khè, vàng nghệ, vàng chóe, vàng ửng,… + Đỏ đỏ, đỏ lòm, đỏ hực, đỏ ngầu, đỏ gắt, đỏ au, đỏ chót, đỏ trầu,… + Xanh xanh, xanh lè, xanh lơ, xanh đọt chuối, xanh lá mạ, xanh rêu, xanh thẳm, xanh nhạt,… + Nâu nâu, nâu đỏ, nâu đen, nâu sồng, nâu đất,… + Xám xám, xám đen, xám trắng, xám đục, xám tro,…   14 + Hồng hồng, hồng phấn, hồng đậm, hng nhạt, hồng rực, hồng tươi,… + Tim tím, tím sen, tím ngắt, tím rịm, tím bầm, tím than,… + Bạc trắng, bạc phếch, bạc nhờ,… Những lớp tính từ này được hình thành theo cơ chế láy hoặc ghép và thông qua đó biểu thị hai trường hợp ý nghĩa: - Biểu thị ý nghĩa giảm mức độ màu sắc của thực thể: trăng trắng, tim tím, xanh lơ, trắng hồng,… - Biểu thị ý nghĩa tăng mức độ màu sắc của thực thể: đỏ rực, trắng tinh, đen thui, xanh lơ, nâu hồng,… * Ý nghĩa của lớp từ chỉ màu sắc xác định thang độ Lớp tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ nhằm chỉ ra đặc trưng về màu sắc của sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, khi tiếp cận với lớp tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ ta còn thấy được ý nghĩa tạo hình, giá trị biểu cảm và bộc lộ thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói, người viết. Chính những tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ góp phần làm cho câu văn có giá trị thẩm mĩ cao. VD: 1/ “Một vùng cỏ mọc xanh rì Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu” (truyện Kiều-Nguyễn Du). 2/ Lan có làn da trắng hồng.   15 CHƯƠNG 2 TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TÁC PHẨM DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ CỦA TÔ HOÀI 2.1. Vài nét về nhà văn Tô Hoài. 2.1.1. Cuộc đời Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, ông có một số bút danh khác như: Mặt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa (dùng cho viết báo). Tô Hoài sinh ngày 27/09/1920, quê nội của ông ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay. Bút danh Tô Hoài của ông gắn liền với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công: dệt lụa. Học hết bậc Tiểu học, sau đó vừa tự học, vừa đi làm để kiếm sống, ông làm các nghề như: thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… Vào cuối những năm 30 của TK XX, những sáng tác đầu tiên của ông đã được đăng trên “Hà Nội tân văn” và “Tiểu thuyết thứ bảy”. Trong thời kỳ Mặt Trận Dân Chủ năm 1938, Tô Hoài đã tham gia phong trào ái hữu thợ dệt và làm thư ký ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông. Ông còn tham gia phong trào thanh niên phản đế. Gia nhập tổ văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1943. Sau cách mạng tháng tám, Tô Hoài tham gia phong trào Nam Tiến rồi lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc. Ông làm chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút tạp chí Cứu quốc và ông về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam từ năm 1951.   16 Sau ngày hòa bình lập lại, trong Đại hội nhà văn lần thứ nhất, 1957 ông được bầu làm Tổng thư ký của hội. Từ năm 1958 đến 1980 ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành rồi phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông giữ chức Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội từ năm 1966 đến năm 1996. Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội khác nhau như: đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á-Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Ấn, Ủy viên ban chấp hành Hội hữu nghị Việt-Xô. 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác Tô Hoài bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình vào những năm 30 của thế kỉ XX. Ông được đông đảo quần chúng trong nước và ngoài nước biết đến qua tác phẩm nổi tiếng là “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Tô Hoài là một cây bút chuyên viết về văn xuôi, ký (bút ký, hồi ký, chân dung), truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông đã viết trên 150 tác phẩm, trong đó có hơn 60 tác phẩm viết cho thiếu nhi. Tô Hoài chuyên viết và có đóng góp đặc sắc trên bốn mảng đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội hiện tại và lịch sử, miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, sáng tác cho thiếu nhi, chân dung và hồi ức. Trên từng thể loại, Tô Hoài luôn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc với những màu sắc rất riêng và trên từng đề tài ông luôn có những tác phẩm xuất sắc. *Truyện ký + Trước năm 1945 có những tác phẩm như: - O chuột (tập truyện-1942), Nhà nghèo (tập truyện-1942), Xóm giếng (truyện dài-1942), Cỏ dại (Hồi ức-1944). - Sau năm 1945 + Núi Cứu quốc (tập truyện-1948), Ngược sông Thao (Phóng sự-1949), Chính phủ tạm vay (tập truyện-1951), Xuống làng (tập truyện-1951), Truện Tây Bắc (tập truyện-1953),   17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng