Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa của cán bộ viên chức và một số yếu tố liên q...

Tài liệu Tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa của cán bộ viên chức và một số yếu tố liên quan tại trường đại học y hà nội

.PDF
79
200
128

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng được cải thiện. Khi mức sống được cải thiện, thực phẩm ngày càng sẵn có và đa dạng sẽ dẫn tới sự chuyển đổi mô hình ăn uống. Thay cho chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng trước đây là chế độ ăn “dư thừa” nhưng không cân đối. Một bộ phận dân cư đã tiêu thụ thức ăn theo hướng tăng sử dụng nhiều chất béo và đồ ngọt. Mặt khác, do điều kiện sống và làm việc thay đổi, hoạt động thể lực cũng thay đổi nghiêng về lối sống ít vận động thể lực hơn. Hậu quả là hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng “gánh nặng kép” về dinh dưỡng, đó là sự thiếu dinh dưỡng vẫn tồn tại trong khi sự thừa dinh dưỡng có chiều hướng tăng lên [1]. Điều quan trọng là các ảnh hưởng xấu của “gánh nặng kép” còn biểu hiện tiềm tàng với hội chứng rối loạn về chuyển hoá ở các mức độ khác nhau, trong đó đóng góp vai trò quan trọng của yếu tố dinh dưỡng [2]. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường. Những rối loạn này bao gồm: rối loạn lipid máu, béo bụng, yếu tố huyết áp, rối loạn glucose máu khi đói [3],[4]. HCCH xuất hiện cùng với những biến chứng nguy hiểm của nó là mối đe dọa đối với sức khỏe và tuổi thọ con người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng HCCH có liên quan chặt chẽ tới bệnh béo phì và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh không lây nhiễm [5],[6],[7]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì hiện đang ngày càng phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển có tốc độ đô thị hóa nhanh [8],[9],[10],[11]. Bên cạnh đó, sự gia tăng đáng kể của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh tim 2 mạch và đái tháo đường cũng đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng [12]. Trên thế giới có khá nhiều những nghiên cứu về HCCH như ở Malaysia tỷ lệ HCCH trên cả nước theo định nghĩa NCEP – ATP III là 34,3% [13]. Còn trên đối tượng là cán bộ nhân viên trong trường đại học Putra Maylaysia thì tỷ lệ HCCH cũng theo NCEP – ATP III là 33,5% [14]. Ở Ấn Độ, tỷ lệ mắc HCCH của cư dân thành thị theo NCEP là 41,1% [15]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Văn Huy ở Khánh Hòa cho tỷ lệ HCCH là 15,7% [16]. Một nghiên cứu của Nguyễn Viết Quỳnh Thư trên nhân viên y tế thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ HCCH là 13% [17]. Như vậy, việc nghiên cứu về HCCH đang là một vấn đề thời sự rất cần được quan tâm cùng với nghiên cứu dịch tễ học thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm nhằm góp phần đưa ra chiến lược dự phòng, kiểm soát các rối loạn này trong tương lai. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trong cộng đồng nhưng những nghiên cứu về HCCH còn ít, nhất là ở các thành phố lớn, nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh. Câu hỏi đặt ra là cán bộ viên chức trường Đại học Y Hà Nội có tỷ lệ mắc HCCH như thế nào, tập trung vào những đối tượng có đặc điểm như thế nào, yếu tố nguy cơ ra sao. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “tình trạng mắc Hội chứng chuyển hóa của cán bộ viên chức và một số yếu tố liên quan tại trường Đại học Y Hà Nội.” Mục tiêu của đề tài: 1. Mô tả tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của cán bộ viên chức trường Đại học Y Hà Nội năm 2014. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới hội chứng chuyển hóa của cán bộ viên chức trường Đại học Y Hà Nội. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về dinh dưỡng người trưởng thành. 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng. Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì các sai lầm về dinh dưỡng trong giai đoạn ấu thơ có khi gây những hậu quả nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài đến suốt đời. Dinh dưỡng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, mạng lưới phân phối, mạng lưới y tế, mạng lưới truyền thông... Trong y khoa, dinh dưỡng là một yếu tố liên quan đến hầu hết các chuyên khoa, giữ vai trò quan trọng không thể bỏ qua, vì tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân cũng như các chế độ ăn phù hợp với các bệnh lý khác nhau đóng góp một phần đáng kể, đôi khi là phần chính yếu đến kết quả điều trị. Dinh dưỡng hợp lý còn có vai trò phòng ngừa bệnh và phục hồi sau bệnh. 4 1.1.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ được hình thành và tích lũy trong những bộ phận nhất định của cơ thể động vật và thực vật, nó cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể người và cơ thể động vật khác. 1.1.2.1. Protein Protein là hợp chất hữu cơ có chứa nitơ. Đơn vị cấu thành protein là các acid amin. Trong tự nhiên có hàng trăm acid amin nhưng chỉ có 22 loại acid amin hay gặp trong thức ăn, trong đó có 8 loại acid amin cần thiết đối với người lớn: Tryptophan, Lysin, Methionin, Phenylalanin, Leucin, Isoleucin, Valin, Treonin. Protein là thành phần có tỷ lệ lớn nhất trong cơ thể sau nước. Vai trò của protein bao gồm: - Tạo hình - Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng và kích thích ngon miệng - Điều hoà hoạt đông của cơ thể - Vai trò bảo vệ và khử độc của protein - Cung cấp năng lượng 1.1.2.2. Glucid. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phẩn của con người, phần lớn nguời dân ở các châu lục có năng lượng từ trong khẩu phần trên 50%, nhiều vùng của các nước đang phát triển còn có tỷ lệ cao hơn từ 60-80%. Glucid là hợp chất hữu cơ không có nitơ, có vai trò quan trọng nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Căn cứ vào số lượng các phân tử đường, người ta phân glucid thành đường đơn (monosaccarid) ví dụ như glucose, fructose, galactose, đường đôi (disaccarid) ví dụ saccarose, lactose, maltose và đường đa phân tử (polysaccarid) ví dụ glycogen, tinh 5 bột, chất xơ. Ngoài các glucid kể trên, trong cơ thể glucid còn tồn tại dưới dạng kết hợp như mucopolysaccarid, glucopolysaccarid là thành phẩn cấu tạo các mô nâng đỡ, mô liên kết, màng tế bào, dịch nhày... có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vai trò của glucid bao gồm: - Cung cấp năng lượng - Tạo hình - Điều hoà hoạt đông của cơ thể - Cung cấp chất xơ Các chất Propectin và Pectin có vài trò ức chế các vi khuẩn gây thối trong ruột, điều hòa hệ vi khuẩn ruột, vai trò tăng đào thải các chất độc do tiếp xúc nghề nghiệp nhất là chì. 1.1.2.3. Lipid Lipid là hợp chất hữu cơ không có nitơ, thành phần chính là triglycerid (este của glycerol và các acid béo). Căn cứ vào các mạch nối đôi trong phân tử acid béo mà người ta phân acid béo thành các acid béo no hoặc acid béo không no. Lipid có các chức năng sau: - Cung cấp năng lượng - Tạo hình - Điều hoà hoạt đông của cơ thể Các thành phần lipid trong máu: - Các acid béo tự do: có 2 loại là acid béo no và acid béo không no. - Triglycerid - Cholesterol - Phospholipid 6 - Các lipoprotein: là một phức hợp gắn kết lipid với một số protein hoặc peptid đặc hiệu là apoprotein. Bằng phương pháp siêu ly tâm huyết tương ta có thể tách được các lipid huyết tương ra các thành phần chính: + Các lipoprotein tỷ trọng rất thấp (Very low density lipoprotein VLDL) có tỷ trọng <1,006. + Các lipoprotein tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein - LDL) có tỷ trọng 1,019 - 1,063. + Các lipoprotein tỷ trọng cao (High density lipoprotein – HDL) có tỷ trọng 1,063 - 1,210 mang apoprotein A1 có nhiệm vụ vận chuyển Cholesterol dư thừa từ tổ chức về gan. + Có thể thấy một lượng nhỏ lipoprotein trung gian có tỷ trọng 1,006 - 1,019 (Intermediate density lipoprotein - IDL). + Ngoài ra có thể tách được Chylomicron có tỷ trọng < 1,006, chylomicron và VLDL có nhiệm vụ chuyên trở triglycerid, LDL và HDL chuyên trở cholesterol 1.1.2.4. Vitamin. Vitamin được chia làm 3 nhóm lớn: - Các vitamin hòa tan trong lipid: vitamin A, D, E, K. - Các vitamin hòa tan trong nước: vitamin B1, B2, B6, B12, C, acid nicotinic, acid folic, acid pantonthenic và biotin. - Các nhóm chất có tác dụng vitamin (vitaminoid): vitamin B13, B15, BH, U, acid paraaminobenzoic, acid lipoic, acid béo nhiều liên kết đôi... Vitamin rất cần thiết cho cơ thể, là yếu tố không thể tự tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào cơ thể. 7 1.1.2.5. Nước và các chất khoáng Nước chiếm 60 - 70% trọng lượng cơ thể. Nước và các chất khoáng giữ vai trò quan trọng trong quá trình sống. Chúng không cung cấp năng lượng như mọi chuyển hóa, nhưng trong cơ thể sống trao đổi nước và các chất khoáng có mặt ở tất cả các tế bào và tham gia vào cấu tạo tế bào. Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng của tế bào, cần cho quá trình bài tiết các chất thải bã ra khỏi cơ thể. Nước giúp điều hòa thân nhiệt, làm giảm độ quánh của máu. Các chất khoáng cùng với nước tạo áp suất thẩm thấu cho các dịch sinh học. Áp suất thẩm thấu có ý nghĩa quan trọng, nó có tác dụng duy trì hình dạng của tế bào và tham gia vào quá trình trao đổi và phân bố nước...Chất khoáng là thành phần quan trọng của tổ chức xương, có nhiều tác dụng trong các chức phận sinh lý và chuyển hóa của cơ thể. Thiếu chất khoáng trong khẩu phần ăn hàng ngày gây nhiều bệnh: thiếu iod gây bướu cổ; thiếu fluor gây hà răng; thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, tới chức phận tạo huyết và đông máu, gây còi xương ở trẻ em, gây xốp xương ở người lớn và người già. 1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình trên cơ sở các thông tin số liệu đó. Tình hình dinh dưỡng của một cộng đồng, một địa phương cũng như trên phạm vi cả nước là một trong các nguồn dẫn liệu rất quan trọng để xây dựng và đánh giá các dự án về sức khoẻ và phát triển kinh tế xã hội. Có thể khai thác đánh giá được các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ và xác định mức độ suy dinh dưỡng thông qua các phương pháp bao gồm: 8 - Phương pháp nhân trắc học. - Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống. - Phương pháp lâm sàng: các thăm khám thực thể và dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng. - Các xét nghiệm cận lâm sàng (sinh hóa, huyết học, sinh lý). - Các thống kê y tế (điều tra bệnh tật, tử vong). - Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Gần đây một số phương pháp định tính cũng đã được sử dụng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Phương pháp nhân trắc học có ưu điểm là đơn giản, an toàn, có thể thực hiện trên một mẫu lớn, trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển và dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp nhân trắc học cũng có những nhược điểm như không đánh giá được sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng trong một giai đoạn ngắn hoặc không đánh giá được các thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu. Các nhóm kích thước nhân trắc bao gồm - Khối lượng cơ thể được xác định bằng cân nặng. - Kích thước về độ dài đặc hiệu bằng chiều cao. - Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua lớp mỡ dưới da và cơ. Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: 9 - Chỉ số khối cơ thể BMI: Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) được tính bằng tỷ lệ cân nặng (CN) tính theo kg chia cho chiều cao (CC) bình phương tính theo mét: CN (kg) BMI = CC2 (m) Hiện nay, tổ chức y tế thế giới khuyên dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá phân loại tình trạng dinh dưỡng. BMI thường được sử dụng để phân loại tình trạng thiếu cân hay thừa cân, béo phì ở người lớn. BMI phụ thuộc vào khối cơ, khối chất béo và tổng lượng nước chứa trong cơ thể. Khi đánh giá BMI nên lưu ý rằng ở những người trẻ tuổi hoặc những vận động viên thì cân nặng của họ chủ yếu do khối cơ bắp, còn ở những người lớn tuổi hoặc ít vận động thì cân nặng chủ yếu do khối lượng mỡ. Tuy nhiên, BMI kém hữu dụng cho việc đánh giá dinh dưỡng ở trẻ đang lớn, thanh thiếu niên, người lớn tuổi và được sử dụng tốt nhất cho đối tượng có độ tuổi từ 20 đến 65 tuổi không phù. BMI có ưu điểm là phương pháp theo dõi trọng lượng dễ thực hiện với dụng cụ đơn giản, kết quả thu được nhanh chóng, là phép đo tình trạng béo phì lẫn nhẹ cân được sử dụng thông dụng nhất. BMI còn được xem là chỉ số tiên lượng kết quả bệnh tật trên lâm sàng (BMI quá thấp hoặc quá cao đều có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật cũng như tỷ lệ tử vong). Song BMI cũng có nhược điểm là phương pháp theo dõi trọng lượng có độ nhạy kém nhất là khi chỉ sử dụng độc lập (vì bị ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền hay những tình trạng bệnh lý như tiêu chảy hoặc phù). BMI chỉ liên quan đến sự phân bố rộng khắp của phần trăm chất béo trong cơ thể chứ không mô tả về kích cỡ thân hình nên không thể phân biệt được giữa 10 những người nặng cân vì chất béo và những người nặng cân vì khối cơ bắp. Cụ thể phân loại gầy hay CED (Chronic Energy Deficiency – Thiếu năng lượng trường diễn) được Jame WP, Ferro – Luzzi A và Waterlow JC đã đề nghị năm 1988 dựa vào BMI như sau [19],[20]: BMI từ 17 đến 18,49 CED độ 1 BMI từ 16,0 đến 16,9 CED độ 2 BMI dưới 16 CED độ 3 Khi BMI trên 25kg/m2 được xác định là có biểu hiện thừa cân, WHO phân loại theo các mức béo của người trưởng thành như sau [19],[20],[21]: BMI từ 25 đến 29,9 Tiền béo phì BMI từ 30,0 đến 34,9 Béo phì độ 1 BMI từ 35,0 đến 39,9 Béo phì độ 2 BMI ≥ 40 Béo phì độ 3 Theo tiểu ban phân loại béo phì của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và Hội Đái tháo đường Châu Á đề nghị thang phân loại cho các nước Châu Á như sau [19],[20],[21]: BMI < 18,5 Thiếu cân (gầy) BMI từ 18,5 đến 22,99 Bình thường BMI ≥ 23 Thừa cân (béo) BMI từ 23 đến 24,9 Tiền béo phì BMI từ 25 đến 29,9 Béo phì độ 1 BMI từ 30 đến 34,9 Béo phì độ 2 11 BMI ≥ 35 Béo phì độ 3 Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương khuyến nghị áp dụng ngưỡng BMI ≥ 23 cho người châu Á dựa trên đặc điểm phân bố mỡ và các nguy cơ sức khỏe, mắc bệnh tăng ở người Châu Á tính từ điểm ngưỡng này. Để đánh giá mức độ phổ biến CED ở cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các ngưỡng sau đây với người trưởng thành: + Tỷ lệ thấp: 5 – 9% quần thể có BMI < 18,5 + Tỷ lệ vừa: 10 – 19% quần thể có BMI < 18,5 + Tỷ lệ cao: 20 – 29% quần thể có BMI < 18,5 + Tỷ lệ rất cao: ≥ 40% quần thể có BMI <18,5 - Cân nặng: Cùng với chiều cao, cân nặng có trong hầu hết các điều tra cơ bản, trong các nghiên cứu hình thái. Cân nặng một người bao gồm hai phần: phần cố định và phần thay đổi. Tuy nhiên, cân nặng còn phụ thuộc vào chiều cao, giữa cân nặng và chiều cao của người Việt Nam có mối tương quan khá chặt chẽ (OR = 0,60 ÷ 0,65). Vì vậy, trong các chỉ số thể lực phần nhiều có cả cân nặng và chiều cao [22]. - Chiều cao đứng: Chiều cao đứng bằng tổng chiều cao đầu, chiều cao cổ, chiều cao thân và chiều cao chi dưới. chiều cao đứng cũng là một trong những đặc điểm hình thái quan trọng. Nó được nói đến ở hầu hết các nghiên cứu nhân trắc hình thái. Chiều cao đứng có liên quan mật thiết đến thể lực. Những người có thể lực tốt thường có chiều cao đứng gần bằng chiều cao trung 12 bình. Chiều cao đứng có ý nghĩa thể lực khá rõ ràng nhưng nếu chỉ riêng một chiều cao đứng thì không đủ thông tin để đánh giá thể lực con người. - Tỷ số vòng eo/vòng mông: Tỷ số vòng eo/vòng mông là chỉ số đơn giản để đánh giá mức phân bố tổ chức mỡ dưới da và mỡ trong ổ bụng. Người ta thấy chỉ số này tăng theo tuổi và thừa cân. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng béo bụng (tỷ số vòng eo/vòng mông > 0,8) là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Gần đây, nhiều khuyến nghị cho rằng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính tăng lên khi tỷ số này > 0,90 ở nam và > 0,80 ở nữ. Nhiều tác giả cho rằng kích thước vòng eo cũng có giá trị đánh giá nguy cơ của bệnh tật. WHO cho rằng vòng eo > 102 cm ở nam và > 88 cm ở nữ là có nguy cơ cao và > 90 cm ở nam và > 80 cm ở nữ là có nguy cơ. Khi tỷ số vòng eo/ vòng mông > 0,9 ở nam và > 0,8 ở nữ hoặc vòng eo > 90 cm ở nam và > 80 cm ở nữ được đánh giá là tình trạng “béo bụng” [23]. - Phần trăm khối mỡ cơ thể: Khối mỡ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Phần lớn mỡ của cơ thể được dự trữ dưới da và bề mặt nếp gấp da ở một số vị trí phản ánh lượng mỡ có ở trong cơ thể. Những vị trí được cho rằng có nhiều giá trị trong việc phản ánh lượng mỡ trong cơ thể thường được sử dụng là: điểm giữa cơ tam đầu, điểm giữa cơ nhị đầu, điểm dưới xương bả vai và trên mào chậu. Trong nghiên cứu Durin và Womersley cho thấy tỷ lệ phần trăm mỡ của cơ thể liên quan tới tổng số của bề dày nếp gấp da. Phân loại béo phì theo ngưỡng khối mỡ > 25% ở nam và > 30% ở nữ là béo [24]. Sự phân bố của mỡ trong cơ thể có ý nghĩa quan trọng để đánh giá nguy cơ các bệnh mạn tính. 13 1.3. Hội chứng chuyển hóa. Khái niệm về HCCH bắt đầu được đề cập đến từ những năm 20 của thế kỷ 20. Đầu tiên năm 1923, Kyllin đã lần đầu tiên mô tả HCCH là một tập hợp những rối loạn bao gồm tăng huyết áp, tăng glucose máu và bệnh gout [25]. Sau đó, Vague đã nhấn mạnh sự phối hợp giữa béo phì nhất là dạng kiểu nam (béo bụng) với rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch và đái tháo đường [26]. Những nghiên cứu dịch tễ học về đái tháo đường và béo phì sau đó cũng thấy có sự tăng lên về nguy cơ của bệnh tim mạch và đái tháo đường ở những bệnh nhân mắc HCCH. Tuy nhiên hơn 2 thập kỷ các tác giả vẫn tranh cãi về HCCH và các tiêu chuẩn chẩn đoán. Đến thập kỷ 80 thế kỷ 20 người ta mới thừa nhận khái niệm về HCCH. Tác giả Gerald Reaven, năm 1988 đặt tên là “ Hội chứng X chuyển hóa” đã đưa ra giả thuyết về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ gắn liền với sự kháng Insulin và làm tăng bệnh tim mạch [27]. Nhiều tác giả nghiên cứu đã gọi hội chứng này với các tên khác nhau: - Hội chứng Reaven (Reaven syndrome). - Hội chứng đề kháng insulin (insulin resistance syndrome). - Hội chứng rối loạn chuyển hóa (dysmetabolism syndrome). - Tăng HA kèm rối loạn lipid máu (dyslipiedemic hypertension). - Tứ chứng chết người (deadly quarter). - Hội chứng X chuyển hóa. Lemieux và cộng sự lại gợi ý về sự quan trọng của béo bụng và rối loạn triglycerid như là một yếu tố trung tâm của HCCH [28]. Đến năm 1998, Tổ chức Y tế Thế giới đã tổng kết hội thảo của chuyên gia thế giới và thống nhất gọi hội chứng này là Hội chứng chuyển hóa (Metabolism syndrom) và đề nghị HCCH như một công cụ cho đánh 14 giá thực hành lâm sàng và nghiên cứu. HCCH được định nghĩa là một nhóm các rối loạn liên quan đến chuyển hóa bao gồm rối loạn lipid máu, béo trung tâm, tăng huyết áp, rối loạn glucose máu khi đói [29]. Ngày nay đã có khá nhiều tổ chức đưa ra các tiêu chuẩn riêng để chẩn đoán hội chứng này. 1.3.1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa Theo WHO thì HCCH được xác định khi có tăng glucose máu khi đói (glucose máu ≥ 6,1 mmol/l) hoặc insulin tăng cao trong máu hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường cộng với ít nhất 2 trong các yếu tố sau: - Béo phì (BMI ≥ 30 hoặc tỷ số VE/VM > 0,9 đối với nam và > 0,85 đối với nữ). - Rối loạn lipid máu: triglyceride ≥ 1,7 mmol/l hoặc HDL – C <0,9 mmol/l đối với nam và < 1,0 mmol/l đối với nữ. - Huyết áp ≥ 140/90 mmHg hoặc đã được chẩn đoán tăng huyết áp. - Microalbumin niệu: tốc độ bài tiết ≥ 20 µg/phút [29] Hội chứng chuyển hóa được xác định theo tiêu chuẩn của chương trình giáo dục cholesterol quốc gia Mỹ, kênh điều trị cho người lớn (NCEP ATP III - National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III) khi có từ 3 trong 5 yếu tố: - Rối loạn Glucose máu khi đói (Glucose máu ≥ 5,6 mmol/l). - Béo bụng (vòng eo >102 đối với nam và > 88 cm đối với nữ). - Triglycerid máu cao (≥ 1,7 mmol/l). - HDL - C thấp (< 1mmol/l ở nam và < 1,3 mmol/l ở nữ). - Huyết áp ≥ 130/85 mmHg [30]. 15 Nhóm nghiên cứu về kháng insulin của Châu Âu đặt tiêu chuẩn bắt buộc là phải có tăng insulin máu cộng thêm với ít nhất 2 trong số các yếu tố: - Tăng Glucose máu: Glucose máu khi đói ≥ 6,1 mmol/l. - Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg; hoặc đã điều trị thuốc hạ huyết áp. - Rối loạn Lipid khi triglycerid máu > 2,0 mmol/l hoặc HDL - C < 1,0 mmol/l hoặc đã điều trị rối loạn chuyển hóa lipid. - Béo bụng khi vòng eo ≥ 94cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ [4]. Các nhà Nội tiết học lâm sàng Mỹ cũng đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH như sau: - Thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25). - Triglycerid > 1,7 mmol/l. - HDL – C thấp (< 1,04 mmol/l ở nam và < 1,2 mmol/l ở nữ). - Huyết áp ≥ 130/85 mmHg. - Nồng độ Glucose máu 2 giờ sai khi dùng nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống > 7,8 mmol/l. - Glucose máu lúc đói từ 6,1 đến 7,0 mmol/l. - Các yếu tố nguy cơ khác cũng được tham khảo như tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, có hội chứng buồng trứng đa nang; hoặc lối sống tĩnh tại, tuổi cao; hoặc trong nhóm người này có nguy cơ cao giống như người mắc đái tháo đường [31]. 16 Ngoài ra, một số tổ chức khác như phân loại quốc tế về bệnh tật theo phiên bản 9 (ICD – 9: International Classification of Diseases – Ninth Revision), Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA: American Heart Association), Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA: American Diabetes Association), Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF: International Diabetes Federation) năm 2000 cũng đưa ra những tiêu chuẩn riêng để chẩn đoán HCCH nhưng điều xác định kháng Insulin là yếu tố chính [4],[7],[32]. Trong các tiêu chuẩn trên thì định nghĩa của WHO rất tốt trong việc xác định rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên tiêu chuẩn này khó áp dụng do đòi hỏi làm nghiệm pháp tăng đường huyết và các test kháng insulin đặc biệt là nghiên cứu triển khai ở cộng đồng. Bảng tiêu chuẩn NCEP - ATP III được cho là đơn giản hơn, dễ áp dụng và rất hữu ích trong đánh giá lâm sàng. Do đó cả Âu và Mỹ đều chấp nhận tiêu chuẩn của NCEP trong chẩn đoán HCCH và có sự điều chỉnh về tiêu chuẩn xác định béo phì đối với người Châu Á [15],[33]. Hiện nay, Tổ chức y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương khuyến nghị áp dụng ngưỡng BMI ≥ 23 kg/m2 cho người dân Châu Á dựa trên đặc điểm phân bố lớp mỡ và nguy cơ sức khỏe, mắc bệnh tăng ở người dân Châu Á từ điểm ngưỡng này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người Châu Á có BMI giới hạn 23 – 25 kg/m2 thì nguy cơ mắc đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu tương đương người da trắng có chỉ số khối cơ thể 25 – 29 kg/m2 [11],[33],[34]. Tiêu chuẩn xác định béo bụng cho vùng này cũng được WHO khu vực Thái Bình Dương đưa ra khi vòng eo ≥ 90 cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ. Sự điều chỉnh này là cần thiết cho sự xác định chính xác tỷ lệ mắc HCCH để có chiến lược dự phòng thực tế hơn [35]. 17 Để giải quyết vấn đề bất cập này, 5/2004, một nhóm các nhà nghiên cứu của IDF đã kết hợp với một số tổ chức khác để cố gắng đưa ra một định nghĩa chung về HCCH. Dựa trên nền tảng là tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP, có sự tính toán đến tiêu chuẩn béo phì trong các quần thể dân cư khác nhau, IDF đã đưa ra một tiêu chuẩn về HCCH trong đó điều kiện tiên quyết là béo bụng cộng với từ 2 yếu tố trở lên trong 4 yếu tố: - Glucose máu khi đói cao (5,6 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2 trước đó. - Triglycerid máu cao (1,7 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán, điều trị các rối loạn lipid bằng thuốc. - HDL-C thấp (<1mmol/l ở nam và <1,3 mmol/l ở nữ); hoặc đã điều trị các rối loạn lipid máu bằng thuốc. - Huyết áp 130/85 mmHg hoặc đã được chẩn đoán cao huyết áp [36] Bảng: Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF Nhóm các quốc gia Châu Âu Các nước Nam Á và Trung Quốc Nhật Bản Nam Nữ Số đo xác định là béo bụng (cm)  94 80 Nam  90 Nữ 80 Nam Nữ  85 90 Người Nam Trung Mỹ Giống tiêu chuẩn Nam Á Người Phi khu vực Sahara Giống tiêu chuẩn châu Âu Vùng Trung Đông và Địa Trung Giống tiêu chuẩn châu Âu Hải 18 Như vậy, ngưỡng để xác định Glucose máu khi đói của IDF năm 2004 thấp hơn so với ngưỡng xác định của WHO và NCEP ATP III. Mặt khác, tiêu chuẩn xác định béo bụng của IDF dựa vòng eo và thay đổi tuỳ theo khu vực, chủng tộc. Hơn nữa, tiêu chuẩn của IDF có chú ý đến tiền sử mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch và đái tháo đường của đối tượng. Tuy nhiên, hiện nay định nghĩa này vẫn chưa được chính thức công nhận làm định nghĩa chung trên toàn thế giới vì vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế bệnh sinh của HCCH. 1.3.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ của Hội chứng chuyển hóa Nguyên nhân Mặc dù cơ chế chính xác của hội chứng chuyển hóa vẫn chưa được khám phá hết, nhưng sự gây hại cho các hoạt động của tế bào bởi insulin được cho là nguyên nhân chính yếu. Insulin là một hormone do tụy sản xuất ra có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Bình thường thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucosse). Glucose này được máu mang tới các tổ chức của cơ thể, ở đó các tế bào sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Glucose này vào được trong tế bào là nhờ insulin. Ở người có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một cách dễ dàng. Cơ thể phản ứng bằng cách sản suất nhiều hơn các insulin (thường là loại kém phẩm chất) để giúp glucose vào tế bào. Kết quả là nồng độ insulin tăng cao trong máu. Tình trạng này đôi khi dẫn đến tiểu đường khi tuyến tụy không có khả năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường. Ngay cả khi mức glucose trong máu chưa đủ cao tới mức được coi là tiểu đường thì nồng độ glucose máu tăng lên vẫn có thể có hại. Trong thực tế, các bác sĩ gọi đây là tình trạng “tiền tiểu đường”. Nồng độ insulin máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerrid máu và các chất béo khác. Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng tới thận và làm cho huyết áp cao hơn lên. Tất cả các tác 19 hại do hiện tượng kháng insulin gây ra trên đây gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy, tiểu đường và các bệnh khác. Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin. Có thể do gen và do một số yếu tố từ môi trường gây ra, đặc biệt là tình trạng thừa cân và lối sống tĩnh tại thiếu vận động. Không phải tất cả các chuyên gia đều nhất trí định nghĩa về HCCH hoặc thậm chí coi đó là tình trạng bệnh lý riêng biệt. Các nhà y học đã nói về hội chứng này từ nhiều năm nay với nhiều tên gọi như hội chứng X, hội chứng đề kháng insulin [37]. Ngoài ra HCCH có nhiều các yếu tố đan xen, liên quan lẫn nhau như: béo phì, rối loạn hoạt động mô mỡ, kháng insulin lại vừa có những yếu tố độc lập như bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm, sự thay đổi nồng độ hormon.... đều ảnh hưởng đến sự phát triển của HCCH. Một số yếu tố nguy cơ - Tuổi: Nguy cơ mắc HCCH tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước HCCH có thể thấy ở tuổi niên thiếu. - Chủng tộc: Tây ban nha, Bồ đào nha và các nước nói tiếng Tây ban nha, người châu Á dường như hay có nguy cơ mắc HCCH hơn các chủng tộc khác. - Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) – là số đo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI ≥ 23, tình trạng béo bụng với dáng người dạng quả táo (không phải dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc HCCH. 20 - Tiền sử tiểu đường: Nguy cơ mắc HCCH cao hơn ở người có tiền sử gia đình có người bị tiểu đường type 2 hoặc bản thân có tiền sử bị tiểu đường khi mang thai. - Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc HCCH. Tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ [37]. 1.3.3. Tình hình mắc hội chứng chuyển hóa trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới Tổ chức y tế Thế giới coi béo phì là đợt sóng đầu tiên của một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa ở các nước đã và đang phát triển. Người ta gọi đó là “Hội chứng thế giới mới” (New world syndrome) gây nên các gánh nặng về kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe ở các nước nghèo [38]. Theo Popkin và cộng sự, hiện nay ở Châu Á trong khi suy dinh dưỡng còn là vấn đề sức khỏe quan trọng thì tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng nhanh chóng [39]. Đi liền với thừa cân, béo phì là các bệnh mạn tính khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Đó là biểu hiện của HCCH ở các mức độ, trong đó có vai trò đóng góp quan trọng của yếu tố dinh dưỡng. Các bệnh mạn tính được ước tính rằng tới năm 2020 sẽ chiến gần 3/4 số ca tử vong trên thế giới, 75% ca tử vong do đột quỵ, 71% do nhồi máu cơ tim và 70% do đái tháo đường sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển [35]. Hội chứng chuyển hóa như là một vấn đề thời sự được quan tâm do sự gia tăng về tần suất hội chứng chuyển hóa trong dân số chung cũng như ở một số đối tượng nguy cơ cao như tăng huyết áp, béo phì, phụ nữ mãn kinh, đái tháo đường. Sự hiện diện của hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch và đái tháo đường [40].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan