Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số 2 huyện hướng hóa và dakrong, tỉnh quảng trị năm 2010

.PDF
95
180
57

Mô tả:

bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o bé y tÕ tr−êng ®¹i häc y hμ néi Vò PH¦¥NG Hμ T×NH TR¹NG DINH D−ìng vμ mét sè yÕu tè liªn quan cña trÎ em d−íi 2 tuæi vïng d©n téc thiÓu sè 2 huyÖn h−íng hãavμ dakrong, tØnh qu¶ng trÞ n¨m 2010 luËn v¨n th¹c sü y häc dù phßng Ng−êi h−íng dÉn: TS. L£ THÞ H¦¥NG Hµ Néi, th¸ng 11 n¨m 2010 bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o bé y tÕ tr−êng ®¹i häc y hμ néi Vò PH¦¥NG Hμ T×nh tr¹ng dinh d−ìng vμ c¸c yÕu tè liªn quan cña trÎ em d−íi 2 tuæi vïng d©n téc thiÓu sè 2 huyÖn h−íng hãa vμ dakrong, tØnh qu¶ng trÞ n¨m 2010 luËn v¨n th¹c sü y häc dù phßng Chuyªn ngµnh : Y häc dù phßng M· sè : 60.72.73 H−íng dÉn khoa häc TS. L£ THÞ H¦¥NG Hµ Néi - 2010 Lêi c¶m ¬n Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, cơ quan, gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa YTCC, Thư viện và các phòng ban Trường Đại học Y Hà Nội. - Ban Giám đốc, Trung tâm Đào tạo Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Ban Giám đốc, Phòng KHTH Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tháii Nguyên Đã dành những điều kiện tốt cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Tiến sỹ Lê Thị Hương người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Với tất cả tấm lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Các thầy cô đã cho tôi nhiều chỉ dẫn quý báu và đầy kinh nghiệm để đề tài đi tới đích. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 Vũ Phương Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tự bản thân tôi thực hiện. Các số liệu trong bản luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Vũ Phương Hà MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Lịch sử phát triển của khoa học dinh dưỡng: ......................................... 4 1.2. Các thời kỳ phát triển của trẻ em, đặc điểm sinh học cơ bản và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi....................................................................... 6 1.2.1. Cách phân chia các thời kỳ: ............................................................. 6 1.2.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ dưới 24 tháng tuổi...................... 7 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi ................................................. 7 1.4. Tình hình SDD Protein năng lượng ở trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng . 8 1.4.1 Tình hình SDD Protein năng lượng trên Thế giới. ........................... 8 1.4.2 Tình hình SDD Protein năng lượng tại Việt Nam............................. 8 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em................. 9 1.5. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em ........................... 16 1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em. ........................ 9 1.5.2. Cách phân loại suy dinh dưỡng...................................................... 17 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20 2.1. Địa điểm nghiên cứu:............................................................................ 20 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 20 2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn. ....................................................................... 21 2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ. ........................................................................ 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 21 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................ 21 2.3.3. Thu thập thông tin: ......................................................................... 23 2.3.4. Biến số và Chỉ số nghiên cứu......................................................... 24 2.4. Sai số và khống chế sai số .................................................................... 26 2.5. Xử lý số liệu.......................................................................................... 27 2.6. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 27 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................... 27 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 28 3.1.1. Đặc điểm cơ bản hộ gia đình của đối tượng điều tra ..................... 28 3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ........................................................ 30 3.2. Kiến thức, thực hành về chăm sóc bà mẹ mang thai......................... 33 3.3.Kiến thức, thực hành về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ........................... 36 3.3.1. Kiến thức NCBSM và cho ABS.................................................... 36 3.3.2. Thực hành NCBSM........................................................................ 37 3.3.3. Thực hành ABS .............................................................................. 42 3.3.4. Thực hành chăm sóc sức khoẻ trẻ ................................................. 44 3.4. Một số yếu tố liên quan ........................................................................ 47 Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 52 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ. ............................................................. 52 4.2. Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ. ................................................... 54 4.2.1. Kiến thức của mẹ về NCBSM và ABS .......................................... 54 4.2.2. Thực hành NCBSM và cho ABS ................................................... 56 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số tại 2 huyện Hướng Hóa và Dakrong tỉnh Quảng Trị.... 58 4.3.1. Liên quan giữa kinh tế hộ gia đình và TTDD. ............................... 58 4.3.2. Liên quan giữa chăm sóc thai, chăm sóc SS với TTDD con ........ 59 4.3.3. Liên quan giữa NCBSM và ABS với TTDD trẻ............................ 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC CHỮ VIẾT TẮT ABS : Ăn bổ sung BYT : Bộ Y tế CS : Cộng sự CSSK : Chăm sóc sức khỏe NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ NKHH : Nhiễm khuẩn hô hấp SDD : Suy dinh dưỡng TTDD : Tình trạng dinh dưỡng VDD : Viện Dinh Dưỡng UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc WHO : Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm cơ bản bà mẹ và hộ gia đình ...................................28 Bảng 3.2. Phân bố tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu theo giới................30 Bảng 3.3. Chiều cao, cân nặng, WAZ, HAZ và WHZ trung bình của trẻ theo nhóm giới tính.................................................................30 Bảng 3.4. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai ................................................................................33 Bảng 3.5. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc thai nghén .........................35 Bảng 3.6. Kiến thức của các mẹ về việc cho con bú và ăn bổ sung ........36 Bảng 3.7. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ...........................................37 Bảng 3.8. Thời gian cho con bú sữa mẹ và thời gian cai sữa trung bình.41 Bảng 3.9. Thời gian bắt đầu ABS, loại thức ăn đầu tiên .........................42 Bảng 3.10. Nhóm thực phẩm tiêu thụ bởi trẻ em trong vùng điều tra ngày hôm qua ..................................................................................43 Bảng 3.11. Theo dõi cân nặng của trẻ.......................................................44 Bảng 3.12. Tình trạng mắc tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ.......45 Bảng 3.13. Liên quan giữa kinh tế hộ gia đình, học vấn mẹ với TTDD theo chỉ tiêu CN/T ..........................................................................47 Bảng 3.14. Liên quan giữa một số yếu tố chăm sóc thai kỳ, chăm sóc sơ sinh với Tình trạng dinh dưỡng............................................................................48 Bảng 3.15. Liên quan giữa thực hành của bà mẹ về NCBSM với tình trạng dinh dưỡng ............................................................................................49 Bảng 3.16. Liên quan giữa thực hành ABS với Tình trạng dinh dưỡng ...............50 Bảng 3.17. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn với TTDD.............................51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố dân tộc của bà mẹ .................................................... 29 Biểu đồ 3.2. Phân loại Suy dinh dưỡng theo các thể ................................. 31 Biểu đồ 3.3. Suy dinh dưỡng theo các nhóm tuổi khác nhau ................... 32 Biểu đồ 3.4. Số tháng uống viên sắt của bà mẹ khi mang thai .................. 34 Biểu đồ 3.5. Lý do mẹ cho trẻ bú muộn hơn 1h sau sinh .......................... 38 Biểu đồ 3.6. Lý do mẹ vắt bỏ sữa non ....................................................... 39 Biểu đồ 3.7. Thời gian nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của các bà mẹ ở Hướng Hóa và Đakrông ........................................................ 40 Biểu đồ 3.8. Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ................... 41 Biểu đồ 3.9. Giải pháp của bà mẹ khi con bị tiêu chảy và NKHH ............ 45 Biểu đồ 3.10. Cho bú khi trẻ bị tiêu chảy .................................................... 46 29,31,32,34,38,39,40,41,45,46 1-28,30,33,35-37,42-44,47-69 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ là hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Trong điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm còn diễn ra phổ biến, hoàn cảnh môi trường sống kém, các bà mẹ còn thiếu kiến thức nuôi con sẽ là những yếu tố tác động trực tiếp tới sức khỏe trẻ em nước ta. Trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu tác động của tình trạng nghèo đói và môi trường sống kém chất lượng mà hậu quả của nó là suy dinh dưỡng (SDD) và bệnh tật [8],[15],[16]. Có thể nói, lứa tuổi từ lúc sơ sinh cho tới 24 tháng tuổi là thời kỳ phát triển quan trọng của cuộc đời, đây là thời kỳ tăng trọng lượng nhanh nhất trong cuộc đời trẻ, nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể được hoàn chỉnh đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương và hệ vận động của trẻ. Do vậy việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề hết sức quan trọng và nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này cũng là cao nhất [8],[15],[16]. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội [8]. Hiện nay, SDD Protein - năng lượng vẫn là vấn đề sức khỏe trẻ em toàn cầu với tỷ lệ mắc cao và rất cao ở hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [15],[36]. Các cuộc điều tra tại các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam đều cho thấy tỷ lệ SDD Protein - năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi là rất cao [17],[36],[60]. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng từ năm 2000 tới năm 2007, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ rệt, nếu như năm 2000 tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi là 33,8% (theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi) thì tới năm 2007 đã giảm chỉ còn 21,2% [39]. Tuy nhiên, theo điều tra theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em các tỉnh năm 2007 của VDD cho thấy có sự 2 khác nhau nhiều về tỷ lệ SDD trẻ em giữa các vùng sinh thái trên cả nước. Trong đó tỷ lệ SDD khu vực miền núi luôn cao hơn ở đồng bằng, nông thôn cao hơn thành thị, những vùng bị hạn hán, lũ lụt có tỷ lệ SDD cao hơn các vùng khác. Trong khi một số tỉnh đồng bằng tỷ lệ SDD đã giảm xuống mức thấp như thành phố HCM (7,8%), Hà Nội (9,7%),... thì nhiều khu vực miền núi tỷ lệ SDD vẫn ở mức rất cao như Đắc Nông (31,9%), Kon Tum (31,5%), Quảng Bình (30,6%), Lai Châu (30,0%)...[39]. Sự chênh lệch ở mức từ 2-4 lần giữa miền xuôi và miền núi cho thấy mức độ trầm trọng của SDD trẻ em khu vực miền núi. SDD không chỉ phân bố không đồng đều ở cấp độ quốc gia mà ngay trong từng địa phương tỷ lệ SDD cũng có sự khác biệt giữa các khu vực, giữa trẻ em dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh. Tác giả Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp khi phân tích tỷ lệ SDD theo 3 khu vực hành chính tỉnh Lào Cai đã cho thấy ở khu vực 3 nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao và Hmông thì tỷ lệ SDD cao hơn khu vực 1 nơi người Kinh cư trú là chính. Tỷ lệ SDD khu vực 3 là rất cao: 50% thể nhẹ cân, 67,7% thấp còi và 14,9% gày còm [2]. Như vậy, tỷ lệ SDD của các tỉnh miền núi còn cao là do có sự chi phối về thành phần cư trú của các dân tộc trong tỉnh. Trẻ em miền núi, dân tộc ít người chịu nhiều thiệt thòi trong chăm sóc dinh dưỡng và khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK, do đó tỷ lệ SDD cao hơn so với các vùng miền khác trong cả nước. Đánh giá tình trạng SDD dựa trên chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, Nguyễn Ngọc Diệp đã tiến hành nghiên cứu ở 40 xã thuộc Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ và huyện Sóc Sơn- Hà Nội. Kết quả cho thấy, trẻ em người dân tộc thiểu số (gồm nhiều dân tộc: Tày, Nùng, Hmông, Dao, Sán Chay, Sán Dìu) có nguy cơ SDD cao gấp 1,68 lần so với trẻ em người dân tộc Kinh, tỷ lệ SDD ở trẻ em dân tộc thiểu số chiếm 39,6% trong khi đó ở trẻ em dân tộc Kinh là 28,05% [5]. 3 Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng SDD trẻ em và các vấn đề liên quan. Các nghiên cứu này đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người chưa có nhiều. Hướng Hoá và Dakrong là 2 huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là nơi có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống trong đó chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều và PaKo (theo số liệu cục thống kê tỉnh Quảng Trị huyện Dakrong có 82%, và huyện Hướng Hóa có 45,9% dân số là người dân tộc Vân Kiều và Pako). Đây là khu vực có tỷ lệ SDD cao của tỉnh Quảng trị, tỷ lệ SDD tới tháng 12/2008 của Hướng Hóa là: 39,16% và Dakrong là: 36,6% [27]. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và kiến thức, thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ dân tộc thiểu số còn rất ít, vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số tại 2 huyện Hướng Hóa và Dakrong tỉnh Quảng Trị ; 2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ vùng dân tộc thiểu số tại 2 huyện Hướng Hóa và Dakrong tỉnh Quảng Trị. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử phát triển của khoa học dinh dưỡng Vấn đề ăn đã được đặt ra từ khi có loài người, lúc đầu chỉ nhằm giải quyết chống lại cảm giác đói và sau đó người ta thấy ngoài việc thoả mãn nhu cầu hàng ngày bữa ăn còn đem lại cho người ta niềm vui. Ngày nay vấn đề ăn còn liên quan đến sự phát triển và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển cộng đồng, khu vực và cho cả một đất nước. Đi đầu trong nghiên cứu vấn đề ăn uống và sức khoẻ là các thầy thuốc. Qua quan sát và nghiên cứu đã chứng minh nhiều yếu tố ăn uống liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật. Từ trước công nguyên các nhà y học đã nói tới ăn uống và cho ăn uống là một phương tiện để chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ. Hypocrat (460 – 377) trước công nguyên đã chỉ ra vai trò của ăn uống trong bảo vệ sức khoẻ và khuyên phải chú ý tuỳ theo tuổi tác, thời tiết, công việc mà nên ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay ăn ra nhiều lần. Hypocrat nhấn mạnh về vai trò ăn trong điều trị, ông viết: “Mong cho thức ăn của anh là thuốc và loại thuốc duy nhất của anh là thức ăn” [32]. Sindengai người Anh có thể coi là người kế thừa những ý tưởng của Hypocrat. Ông đã cho rằng: “Để nhằm mục đích điều trị cũng như phòng bệnh, trong nhiều bệnh chỉ cần cho ăn những chế độ ăn thích hợp và sống một đời sống có tổ chức hợp lý”. Với sự hỗ trợ của các ngành khoa học cơ bản, thế kỷ XVII-XVIII đã có rất nhiều những nghiên cứu nổi tiếng đưa khoa học dinh dưỡng bước những bước tiến vượt bậc, có thể kể đến như: Nghiên cứu về vai trò sinh năng lượng của thức ăn của Lavoidie (17431794), nghiên cứu chứng minh trong thức ăn có những chất sinh năng lượng là protein, lipid và glucid của Licbig (1803-1873), Prubner (1859-1932) chứng minh định luật bảo toàn năng lượng cho cơ thể sống…. 5 Từ cuối thế kỷ XIX tới nay, Khoa học dinh dưỡng ngày càng làm sáng tỏ vai trò của dinh dưỡng đối với tăng trưởng và phát triển. Năm 1906 Hopkins nhận ra rằng thực phẩm không chỉ gồm 3 chất Glucid, Lipid, và Protid mà còn có các chất dinh dưỡng khác. Những nghiên cứu về vai trò của các Axit amin, vitamin, các axit béo không no, các vi lượng dinh dưỡng ở phạm vi tế bào, tổ chức và toàn cơ thể. Cùng với những nghiên cứu về suy dinh dưỡng protein năng lượng của nhiều tác giả như Gomez 1956, Jellisse 1959, Welcome 1970, Waterlow 1973. Những năm 50 và 60, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến sự phổ biến của suy dinh dưỡng - protein năng lượng ở các nước châu Phi, châu Á, thường xảy ra ở tầng lớp xã hội nghèo. những nghiên cứu về thiếu vi chất như thiếu vitamin A và bệnh khô mắt (Bitot 1863, Block 1920), thiếu máu, thiếu sắt… đã góp phần hình thành, phát triển và đưa ngành dinh dưỡng lên thành một môn học. Ở Việt Nam vấn đề dinh dưỡng được quan tâm từ rất sớm. Đại danh y Việt Nam, Tuệ Tĩnh từ thế kỷ XIV trong sách “Nam Dược Thần Hiệu” đã đề cập nhiều đến tính chất chữa bệnh của thức ăn và có những lời khuyên ăn uống trong một số bệnh và ông đã chia thức ăn ra các loại hàn, nhiệt và ông cũng từng viết: “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”. Với người nghèo ông không chỉ thăm bệnh mà còn cho thuốc không lấy tiền, trợ giúp cả gạo và thực phẩm cần thiết cho người bệnh [32]. Cùng với sự phát triển của khoa học dinh dưỡng, năm 1980 Viện Dinh Dưỡng quốc gia được thành lập, từ đó đến nay rất nhiều công trình nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng đã góp phần đáng kể cho việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam. Lịch sử nghiên cứu khoa học dinh dưỡng ở nước ta sau khi đất nước độc lập đã có những bước tiến quan trọng và đã góp phần đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và các bệnh lý do thiếu dinh dưỡng khác, con số của tỷ 6 lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam liên tục giảm. Năm 1985 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân (CN/T) là 51%, năm 1995 là 40%, năm 1999 là 36,7%, năm 2005 là 25,2% [39] và năm 2009 là 18,9% [41]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) và UNICEF đã đánh giá Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực đạt mức giảm suy dinh dưỡng xấp xỉ mức đề ra để tiến tới mục tiêu thiên niên kỷ (2%/năm) [38]. 1.2. C¸c thời kỳ ph¸t triÓn cña trÎ em, đặc điểm sinh học cơ bản vµ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi 1.2.1. Cách phân chia các thời kỳ Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật tiến hóa chung của sinh vật, đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình phát triển này không phải quá trình tuần tiễn mà có những bước nhảy vọt, có sự khác nhau về chất chứ không đơn thuần về mặt số lượng. Vì vậy khi nói đến trẻ em không thể nói chung mà mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh học riêng chi phối đến quá trình phát triển bình thường cũng như quá trình bệnh lý của trẻ. Sự phân chia các thời kỳ (giai đoạn) của trẻ em là một thực tế khách quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng và có sự khác biệt đối với từng đứa trẻ, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau. Các cách chia này đều dựa vào những đặc điểm cơ bản về sinh học của trẻ, nhưng cách gọi tên mỗi thời kỳ cũng như phân đoạn thời gian cũng khác nhau tùy theo từng trường phái. Theo WHO trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi, cụ thể như sau [33]: - Sơ sinh (Newborn): từ lúc sinh đến 1 tháng - Trẻ bú mẹ (Infant): 1 đến 23 tháng - Trẻ tiền học đường (Preschool child): 2 đến 5 tuổi - Trẻ em nhi đồng (Child): 6 đến 12 tuổi - Trẻ vị thành niên (Adolescent): 13 đến 18 tuổi 7 1.2.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ dưới 24 tháng tuổi - Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu do đó nhu cầu dinh dưỡng cao, quá trình đồng hóa mạnh hơn quá trình dị hóa. - Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện đặc biệt là chức năng tiêu hóa, tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền sang giảm nhanh trong khi khả năng tạo Globulin miễn dịch còn yếu). - Về đặc điểm bệnh lý thời kỳ này hay gặp là các bệnh dinh dưỡng và chuyển hóa (suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương, tiêu chảy cấp) và các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải (viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm màng não mủ) [33]. 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi Trong năm đầu tiên trẻ phát triển nhanh, sau sinh 6 tháng trung bình cân nặng trẻ tăng lên gấp đôi, đến 12 tháng cân nặng của trẻ tăng lên gấp 3 so với cân nặng lúc sinh, để đáp ứng tốc độ phát triển trong năm đầu của trẻ nhu cầu các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng đều cao [32]. Nhu cầu năng lượng của trẻ ở thời kỳ này là rất cao. Nhu cầu năng lượng theo bảng khuyến nghị của Việt Nam trẻ từ 3-6 tháng là 620 kcal, từ 6-12 tháng là 820 kcal, trong đó 50% đáp ứng cho chuyển hóa cơ bản [32]. Nhu cầu Protein của trẻ dưới 1 tuổi cao do tốc độ phát triển của xương, cơ và các mô. Nhu cầu protein hàng ngày là 2,2g/kg cân nặng của trẻ, đến tháng thứ 4 trở đi nhu cầu là 1,4g/kg/ngày[32]. Nhu cầu lipit ở trẻ đảm bảo cho nhu cầu về năng lượng và các acid béo cần thiết và hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K). Nhu cầu glucid của trẻ bú mẹ hoàn toàn được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, 8% trong sữa mẹ là lactose, cứ 100ml sữa mẹ cung cấp 7g glucid [32]. 8 1.4. Tình hình SDD Protein năng lượng ở trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng 1.4.1 Tình hình SDD Protein năng lượng trên Thế giới Theo báo cáo của UNICEF (2006), hơn ¼ trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển ở tình trạng SDD thể nhẹ cân. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến hơn một nửa số trường hợp tử vong trẻ em với 5,6 triệu trẻ tử vong mỗi năm có liên quan đến SDD [28]. Giảm tỷ lệ SDD là một trong những chỉ tiêu quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [51]. Thế nhưng từ 1990 tỷ lệ trẻ em SDD dưới 5 tuổi giảm không đáng kể và chỉ có 2 khu vực trên thế giới đáp ứng mục tiêu giảm ½ số trẻ em SDD là Châu Mỹ La tinh và Đông Á Thái Bình Dương với tỷ lệ SDD là 7% và 15%. Tuy nhiên ở đây có sự chênh lệch giữa các cộng đồng dân cư, trẻ SDD chủ yếu ở các cộng đồng nghèo và ở nhóm dân tộc thiểu số [56]. Tại các quốc gia đang phát triển trung bình chỉ giảm 5% trong 15 năm qua. Gần ¾ trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó ở 3 nước: Băngladesh (48%), Ấn độ (47%), Pakixtan (38%) [57]. Đối với khu vực Đông Nam Á, các nước có tỷ lệ SDD cao và không có khả năng đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ bao gồm: Lào(40%), Campuchia (36%), Myanmar (32%) và Đông Timor (46%). Các nước đã đạt được tiến bộ trong giảm SDD cấp độ quốc gia song một bộ phận dân cư vẫn phải đối mặt với điều kiện CSSK và dinh dưỡng kém là Indonesia(28%), Phillippine (28%) và Việt Nam (21%) [58]. 1.4.2. Tình hình SDD Protein năng lượng tại Việt Nam Tại Việt Nam, vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ suy dinh dưỡng là trên 50 %, năm 1995 là 44,9 % [32]. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng từ năm 2000 tới năm 2008, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ rệt, nếu 9 như năm 2000 tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi là 33,8% (theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi) thì tới năm 2007 đã giảm chỉ còn 21,2%, mức giảm 1,5 - 2 %/năm [40] là mức giảm nhanh so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, phân bố SDD ở Việt Nam không đồng đều, khu vực miền núi, Tây Nguyên, miền Trung tỷ lệ cao hơn hẳn so với các vùng khác, nông thôn cao hơn thành thị, miền núi cao hơn đồng bằng, dân tộc thiểu số cao hơn các dân tộc khác, đặc biệt là các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt... Theo điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 [41] cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở vùng núi như Tây Nguyên 28,5%, khu vực phía Bắc miền Trung 22,9%, miền núi Tây Bắc 24,6%, đồng bằng sông Hồng 16,7%, đồng bằng sông Cửu Long 18,7% và thấp nhất ở Đông Nam Bộ 16,4%. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng gồm rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân trực tiếp là thiếu ăn cả về số lượng, chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nguyên nhân tiềm tàng của suy dinh dưỡng là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh. Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là tình trạng đói nghèo, lạc hậu. 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến như: tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng giàu nghèo,chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai,…Được đề cập đến nhiều nhất chính là sự thiếu kiến thức và thực hành của bà mẹ trong nuôi dưỡng trẻ. Trong nghiªn cøu nµy chóng t«i chØ cã thÓ quan t©m tíi mét sè yÕu tè chÝnh t¸c ®éng ®Õn t×nh tr¹ng dinh d−ìng trÎ em. 1.4.3.1. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai và cho con bú Khi mang thai, dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ mang thai, cho sự phát triển và 10 lớn lên của thai nhi. Nhiều nghiên cứu thấy rằng các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp trước tiên là tình trạng dinh dưỡng kém của người mẹ trước khi có thai và chế độ ăn không cân đối, không đủ năng lượng, không đủ chất dinh dưỡng khi mang thai. Những bà mẹ trong khi mang thai lao động nặng nhọc, không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh. 1.4.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ * Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) sau khi sinh, đứa trẻ cần được cho bú mẹ càng sớm càng tốt thậm chí ngay trong nửa giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn cho tới tận 6 tháng [52], vì bú sớm có lợi ích cho cả mẹ và con: + Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non, là loại sữa tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt của trẻ. + Bú sớm sẽ kích thích sữa mẹ tiết sớm hơn và nhiều hơn qua cung phản xạ prolactin. + Bú sớm cũng giúp cho sự co hồi tử cung tốt hơn ngay sau đẻ, hạn chế mất máu. + Bú sớm ngay sau đẻ tạo sự bền chặt tình cảm mẹ con trong suốt cuộc đời sau này [45],[52],[54]. + Trong vòng 6 tháng đầu cuộc đời, đặc biệt trong 4 tháng đầu trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không ăn thêm thức ăn gì khác kể cả nước uống vì người mẹ bình thường, bản thân người mẹ có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà đứa trẻ cần, mọi thức ăn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan