Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh tỉnh Đồng N...

Tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh tỉnh Đồng Nai, công suất 5000m3 ngày đêm

.PDF
132
390
65

Mô tả:

Ketnooi.com Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ i DANH MỤC CÁ TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................vii MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Nội dung đề tài ................................................................................................................ 2 5. Phương pháp thực hiện ...................................................................................................... 2 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................... 3 6.1 Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3 7. Cấu trúc của đồ án ........................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP BẢO VINH VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NÓ .................................................................................................... 4 1.1 Giới thiệu chung về khu công nghiệp .......................................................................... 4 1.1.1 Vị trí địa lí ............................................................................................................ 4 1.1.2 Điều kiện tự nhiên của khu công nghiệp .............................................................. 4 1.1.2.1 Điều kiện về địa lý, địa chất ........................................................................... 4 1.1.2.2 Điều kiện về khí tượng, thủy văn ................................................................. 5 1.2 Các vấn đề môi trường khi khu công nghiệp hoạt động ........................................... 7 1.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí ............................................................................. 7 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM i SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm 1.2.2 Nguồn phát sinh nước thải .................................................................................... 9 1.2.3 Nguồn phát sinh chất thải ................................................................................... 15 1.2.4 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .......................................... 17 1.2.5 Tác động về mặt kinh tế xã hội khu vực của dự án............................................ 17 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................ 19 2.1 Các phương pháp xử lý nước thải ............................................................................ 19 2.1.1 Phương pháp xử lý cơ học................................................................................... 19 2.1.1.1 Song chắn rác ............................................................................................... 20 2.1.1.2 Bể lắng cát .................................................................................................... 22 2.1.1.3 Bể lắng nước thải ......................................................................................... 23 2.1.1.4 Tuyển nổi....................................................................................................... 25 2.1.1.5 Bể vớt dầu ..................................................................................................... 26 2.1.1.6 Lọc ................................................................................................................. 27 2.1.1.7 Bể điều hòa ................................................................................................... 28 2.1.2 Phương pháp xử lý hóa lý ................................................................................... 28 2.1.2.1 Trung hòa ...................................................................................................... 29 2.1.2.2 Oxy hóa khử .................................................................................................. 30 2.1.2.3 Keo tụ tạo bông ............................................................................................ 30 2.1.2.4 Hấp phụ......................................................................................................... 31 2.1.3 Phương pháp sinh học ......................................................................................... 31 2.1.3.1 Sinh học kị khí .............................................................................................. 33 2.1.3.2 Sinh học hiếu khí .......................................................................................... 35 2.1.3.2 Hồ sinh vật ..................................................................................................... 41 2.2 Một số sơ đồ công nghệ XLNT của các KCN đã triển khai thực tế ....................... 42 2.2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCX Việt Nam-Singapore ............................ 42 2.2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCX Linh Trung 1 ........................................ 44 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM ii SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHÙ HỢP CHO KCN BẢO VINH ............................................................................ 50 3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ .......................................................................................... 50 3.2 Thành phần tính chất nước thải KCN Bảo Vinh....................................................... 50 3.2.1 Nước thải công nghiệp ........................................................................................ 50 3.2.2 Nước thải sinh hoạt.............................................................................................. 50 3.3 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý phù hợp.............................................................. 53 3.3.1 Phương án 1 .................................................................................................... 54 3.3.2 Phương án 2 ..................................................................................................... 55 3.3.3 So sánh 2 phương án xử lý .............................................................................. 56 3.3.4 Thuyết minh quy trình công nghệ lựa chọn.................................................... 57 CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ..................... 60 4.1. Mức độ cần thiết xử lý và thông số tính toán ........................................................... 60 4.1.1. Mức độ cần thiết xử lý ........................................................................................ 60 4.1.2. Xác định các thông số tính toán......................................................................... 60 4.2. Tính toán các công trình đơn vị ................................................................................. 61 4.2.1. Bể thu gom .......................................................................................................... 61 4.2.2. Lưới lọc tinh ........................................................................................................ 63 4.2.3. Bể điều hòa .......................................................................................................... 64 4.2.4. Bể keo tụ.............................................................................................................. 69 4.2.5. Bể tạo bông ......................................................................................................... 71 4.2.6. Bể lắng I .............................................................................................................. 75 4.2.7. Bể Aerotank ........................................................................................................ 81 4.2.8. Bể lắng II ............................................................................................................. 91 4.2.9. Bể khử trùng..................................................................................................... 102 4.2.10. Bể nén bùn....................................................................................................... 104 4.2.11. Máy ép bùn ...................................................................................................... 108 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM iii SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm 4.2.12. Tính toán hóa chất .......................................................................................... 109 CHƯƠNG 5 DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG 111 5.1. Dự toán kinh phí xây dựng ...................................................................................... 111 5.2. Tính toán chi phí vận hành hệ thống ....................................................................... 116 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................................... 121 6.1 Kết luận ..................................................................................................................... 121 6.2 Kiến nghị................................................................................................................... 121 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM iv SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa COD: Nhu cầu oxy hóa học PP: Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp SS: Chất rắn lơ lửng QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: Tiêu chuẩn vệ sinh TCN: Tiêu chuẩn ngành HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải HTXL: Hệ thống xử lý STT: Số thứ tự GVHD: TS. THÁI VĂN NAM v SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ phân loại các phương pháp xử lý cơ học............................................... 19 Hình 2.2: Sơ đồ phân loại song chắn rác ......................................................................... 20 Hình 2.3: Các loại song chắn rác tự động........................................................................ 21 Hình 2.4: Các dạng bể lắng cát ......................................................................................... 22 Hình 2.5: Bể lắng ly tâm .................................................................................................... 23 Hình 2.6: Bể tuyển nổi khí hòa tan DAF........................................................................... 25 Hình 2.7: Bể vớt dầu .......................................................................................................... 25 Hình 2.8 :Sơ đồ các phương pháp xử lý hóa lý ................................................................ 27 Hình 2.9: Sơ đồ phân loại các phương pháp xử lý sinh học ............................................ 31 Hình 2.10.: Sơ đồ hoạt động của hệ thống SBR ............................................................... 35 Hình 2.11: Bể bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng bám dính. ................................ 36 Hình 2.12 :Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt. ................................................................... 37 Hình 2.13: Sơ đồ đĩa quay sinh học tiếp xúc .................................................................... 38 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 1............................................................ 51 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 2 .......................................................... 52 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM vi SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đặc trưng thành phần nước thải hấp thụ bụi sơn ....................................... 11 Bảng 1.2: Đặc trưng thành phần nước thải công nghiệp sản xuất phân bón ............. 11 Bảng 1.3: Đặc trưng thành phần nước thải chế biến nông sản................................... 12 Bảng 1.4: Đặc trưng thành phần nước thải điện gia dụng .......................................... 12 Bảng 1.5: Đặc trưng thành phần nước thải chế biến hàng tiêu dùng ......................... 13 Bảng 1.6: Đặc trưng thành phần nước thải ngành sản xuất phi kim loại .................. 13 Bảng 1.7: Nguồn phát sinh CTRCN nguy hại ............................................................ 15 Bảng 3.1: Các thông số dự kiến đầu vào và ra của nước thải tại KCN Bảo Vinh.......... 49 Bảng 4.1: Tổng hợp tính toán bể thu gom ........................................................................ 59 Bảng 4.2: Tổng hợp tính toán bể điều hoà ........................................................................ 64 Bảng 4.3: Tổng hợp tính toán bể keo tụ ............................................................................ 66 Bảng 4.4: Tổng hợp tính toán bể tạo bông........................................................................ 70 Bảng 4.6: Tổng hợp tính toán bể lắng I............................................................................. 70 Bảng 4.7: Tổng hợp tính toán bể Aerotank ....................................................................... 75 Bảng 4.8: Thông số cơ bản thiết kế bể lắng đợt II ........................................................... 83 Bảng 4.9: Tổng hợp tính toán bể lắng đợt II ..................................................................... 84 Bảng 4.10 Kích thước vật liệu lọc ..................................................................................... 87 Bảng 4.11 Tốc độ rửa ngược bằng nước và khí đối với bể lọc cát một lớp và lọc Anthracite ............................................................................................................................ 91 Bảng 4.12 Các thông số thiết kế bể lọc áp lực .................................................................. 93 Bảng 4.13: Tổng hợp tính toán bể tiếp xúc ....................................................................... 95 Bảng 4.14: Tổng hợp tính toán bể nén bùn ....................................................................... 98 Bảng 5.1 : Bảng chi phí xây dựng ................................................................................... 102 Bảng 5.2 : Bảng chi phí thiết bị ....................................................................................... 103 Bảng 5.3: Bảng tiêu thụ điện ........................................................................................... 108 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM vii SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm GVHD: TS. THÁI VĂN NAM viii SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tỉnh Đồng Nai nằm trong những vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trong thời gian qua luôn là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư chỉ tập trung vào các khu công nghiệp (KCN) ờ phía nam của tỉnh. Hiện tại, nhu cầu thuê đất còn rất lớn nên dẫn đến quỹ đất công nghiệp cho thuê còn rất ít và chưa tận dụng được tiềm lực của tỉnh hiện hữu. Do vậy, chủ trương của tỉnh là đẩy mạnh hướng phát triển các KCN về các vùng nằm phía Bắc của tỉnh nơi cộng đồng dân cư còn khó khăn thiếu thốn. Sự ra đời của KCN Bảo Vinh thu hút hàng vạn lao động trực tiếp trong nhà máy và tạo thêm công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trên công trường xây dựng và lao động gián tiếp cho các dịch vụ khác. Trong tương lai, KCN Bảo Vinh sẽ không ngừng lớn mạnh kéo theo sự gia tăng các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, cũng như tất cả các KCN khác, các vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động của KCN đang là nỗi bức xúc của chính quyền và người dân nên cần được giải quyết. Hoạt động của KCN sẽ phát sinh một khối lượng chất thải rắn lớn và một lượng nước thải với nồng độ các chất ô nhiễm tương đối cao Do đó, việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN Bảo Vinh để đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào hệ thống kênh, rạch thoát nước tự nhiên là một điều cấp thiết và phải tiến hành đồng thời với quá trình hình thành và hoạt động của KCN nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho KCN trong tương lai và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Chính vì lý do đó em đã chọn và tiến hành thực hiện đề tài “ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 1 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm đêm” với mong muốn tìm hiểu quá trình tính toán thiết kế cho một công trình xử lý nước thải cụ thể. 2. Mục tiêu đề tài Dựa vào thành phần, tính chất của nước thải, luận văn đã lựa chọn công nghệ, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho KCN Bảo Vinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra, đạt quy chuẩn QCVN 24 - 2009 cột A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe công đồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công nghệ xử lý nước thải cho KCN Bảo Vinh 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Khu Công Nghiệp Bảo Vinh. Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất của các cơ sở sản xuất thuộc Khu Công Nghiệp Bảo Vinh. 4. Nội dung đề tài Tổng quan về ô nhiễm môi trường do nước thải khu công nghiệp. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp. Lựa chọn công nghệ, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Bảo Vinh với công suất 5000m3/ngàyđêm. Tính toán kinh tế cho công trình. 5. Phương pháp thực hiện Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành. Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 2 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý. Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học Luận văn được thực hiện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế về đặc điểm, thành phần, tính chất nước thải của các KCN. So sánh các phương pháp xử lý nước thải thông thường từ đó đề xuất công nghệ, thiết kế các công trình đơn vị phù hợp với nước thải của KCN. Do vậy, kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa khoa học và phù hợp với tình hình thực tế, số liệu đủ độ tin cậy. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Giải quyết được ô nhiễm môi trường do nước thải tập trung KCN Bảo Vinh và có thể áp dụng cho các khu công nghiệp khác có thành phần, tính chất nước thải tương tự. 7. Cấu trúc của đồ án Cấu trúc của đồ án được chia thành 6 chương gồm: Phần mở đầu Chương 1 Tổng quan và tác động của Khu Công Nghiệp Bảo Vinh đến môi trường. Chương 2 Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp. Chương 3 Phân tích lựa chọn và đề xuất công nghệ xử lý phù hợp cho KCN Bảo Vinh. Chương 4 Tính toán thiết kế cá công trình đơn vị. Chương 5 Dự toán kinh phí xây dựng và vận hành hệ thống. Chương 6 Kết luận – kiến nghị. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 3 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP BẢO VINH VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NÓ 1.1 Giới thiệu chung về khu công nghiệp 1.1.1 Vị trí địa lí Khu đất dự án có diện tích 97,13ha thuộc xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có phạm vi giới hạn như sau: - Phía Bắc giáp đất lô cao su. - Phía Đông giáp đất lô cao su. - Phía Tây giáp đường Cua Heo – Bình Lộc và cụm công nghiệp Suối Tre 1 & 2. - Phía Nam giáp khu tái định cư xã Bảo Vinh 1.1.2 Điều kiện tự nhiên của khu công nghiệp 1.1.2.1 Điều kiện về địa lý, địa chất  Địa hình Khu vực dự án có địa hình dốc thoải theo hướng Đông Bắc, một số vị trí tạo thành khe và đổ ra hướng quốc lộ 1A. Địa hình khu đất có độ dốc thay đổi cục bộ từ 2% đến 8%, cao độ cao nhất 179,96(m) và cao độ thấp nhất 156,45(m).  Địa chất Từ các quan sát thực địa và qua kết quả khoan địa chất tại khu vực dự án, tính đến độ sâu 12m nền đất tại khu vực có cấu tạo 2 lớp: ­ Lớp 1: Sét màu nâu đỏ sậm, nâu vàng, nâu xám, trạng thái nửa cứng: là lớp trên cùng của khu vực, chiều dày lớp từ 6,0m đến 12,0m, đất có sức chịu tải trung bình-cao, chú ý độ lún của đất phong hóa từ Bazan lớn do đất rất xốp. Kết quả cụ thể như sau:  Dung trọng TN : w = 1,637 g/cm3 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 4 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm  Độ sệt : B= + 0,07  Góc ma sát trong :  = 17014 ’  Lực dính : C = 0,268 kg/cm2  Hệ số rỗng : o = 1,453  Hệ số nén : a(1-2) = 0,067 cm2/kg  Sức chịu tải quy ước : Rtc = 1,80 kg/cm2 ­ Lớp 2: Nền đá cứng, Bazan lỗ rỗng màu xám xanh, xám tro, phong hóa nhẹ, nứt nẻ, đá cứng chắc: nằm dưới lớp 1 và đây cũng là lớp cuối cùng khảo sát được. Chiều dày lớp chưa xác định hết. Phần đá tiếp xúc với lớp 1 nứt nẻ mạnh thành cục, tảng. Càng xuống sâu đá giảm độ nứt nẻ và nguyên khối cứng chắc dần. Kết quả phân tích cho thấy:  Dung trọng TN : w = 1,637 g/cm3  Sức kháng nén 1 trục : Rn = 286 kg/cm2 1.1.2.2 Điều kiện về khí tượng, thủy văn  Điều kiện khí tượng Khu vực dự án nằm trên địa bàn xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai nên mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng Đông Nam Bộ. Khí hậu miền Đông Nam Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm (mùa mưa và mùa nắng). Kết quả quan trắc các điều kiện về khí hậu của trạm khí tượng thủy văn Long Khánh (trung tâm tỉnh Đồng Nai) năm 2008  Nhiệt độ Nhiệt độ thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng không lớn lắm (dao động từ 1 - 30C). Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 25,90C, cao nhất 36,80C, thấp nhất 16,5 0C.  Nắng Các tháng mùa khô có số giờ nắng khá cao, chiếm trên 60% số giờ nắng trong năm.  Tổng số giờ nắng trong năm GVHD: TS. THÁI VĂN NAM : 2.285 giờ 5 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm  Số giờ nắng trung bình mỗi tháng : 190 giờ  Số giờ nắng cao nhất (Tháng 7) : 233 giờ  Số giờ nắng thấp nhất (Tháng 11) : 152 giờ  Mưa Theo số liệu thống kê lượng mưa từ năm 1999 – 2007 tại trạm khí tượng Trảng Bom đặt tại huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai, mùa mưa kéop dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa năm, lượng mưa cao nhất tập tập trung vào tháng 10 hàng năm. Trong mùa khô (mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) cũng có những cơn mưa rải rác nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 11, tháng 12, tháng 3 và tháng 4. Tháng 1 và tháng 2 hầu như không mưa. Lượng mưa trong mùa khô chiếm 20% lượng mưa năm.  Độ ẩm Nhìn chung, độ ẩm các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao, các tháng mùa khô có độ ẩm thấp hơn. Theo số liệu đo được tại trạm Long Khánh năm 2008 thì độ ẩm các tháng mùa mưa dao động từ 81-88%, mùa khô từ 71-75%, độ ẩm trung bình cả năm là 81,5%. Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo hai mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng Tây Nam. Về mùa khô, gió thịnh hành theo hướng Ðông Bắc. Chuyển tiếp giữa 2 mùa còn có gió Ðông và Ðông Nam. Đây là loại gió địa phương, thường gọi là gió chướng. Tốc độ gió trung bình đạt 2,5 m/s, lớn nhất 8 -10 m/s. Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió bão, tuy nhiên giông giật và lũ quét là hiện tượng thường xảy ra.  Lượng bay hơi Lượng bay hơi tương đối cao và thay đổi theo mùa, mùa nắng lượng bay hơi cao hơn mùa khô:  Lượng bay hơi trung bình ngày : 2,7mm  Lượng bay hơi ngày cao nhất : 4,2mm  Lượng bay hơi ngày thấp nhất : 1, 7mm GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 6 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm 1.2 Các vấn đề môi trường khi khu công nghiệp hoạt động 1.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí a) Khí thải, bụi, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động giao thông trong KCN Việc hình thành KCN sẽ kéo theo việc gia tăng mật độ giao thông trong khu vực một cách đáng kể vì các hoạt động vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm, các hoạt động đưa rước công nhân và nhân viên trong KCN,… Mức độ ô nhiễm do giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường, mật độ xe, lượng nhiên liệu tiêu thụ. Các phương tiện giao thông trong KCN sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx, CxHy,… Các thành phần này tùy theo đặc tính, nồng độ của mỗi loại mà tác động lên môi trường và sức khỏe của con người theo mỗi cách khác nhau. Ngoài ra, các phương tiện này khi vận chuyển trong KCN còn phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến những người làm việc trong KCN và khu vực xung quanh. Tuy nhiên, đây là nguồn ô nhiễm phân bố rải rác nên khó có thể khống chế một cách chặt chẽ được. Mặc dù, các phương tiện giao thông phát sinh các chất thải với tải lượng rất nhỏ nhưng nếu vào giờ cao điểm, tất cả xe của các nhà máy lưu thông cùng lúc thì hiện tượng các chất ô nhiễm phát thải cùng một thời điểm sẽ xảy ra. Khi đó, chất lượng môi trường không khí sẽ bị tác động. Những chất gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông bao gồm bụi, CO, CxHy, NOx, SO2. Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện giao thông trong giai đoạn vận hành KCN được ước tính như sau: - Diện tích đất công nghiệp: 45,8ha, theo thuyết minh “Dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bảo Vinh” do Công ty Sonadezi An Bình lập thì một lô đất có diện tích khoảng 0,8-1,3 ha, như vậy tạm tính số nhà máy đầu tư vào KCN Bảo Vinh khoảng 25 nhà máy. - Nếu vào giờ cao điểm, mỗi nhà máy đều có khoảng 4-5 xe chạy trong 1 giờ, tổng số xe lưu hành nhiều nhất trong KCN trong 1 giờ sẽ là 125 xe/h. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 7 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm Mức độ ô nhiễm do giao thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường giao thông, chất lượng phương tiện giao thông, lưu lượng xe, khả năng tiêu thụ nhiên liệu,… Tuy nhiên, hoạt động của các xe vận tải lưu hành trong KCN là không liên tục, mật độ chỉ tăng cao vào giờ cao điểm là buổi sáng và chiều khi tan sở. Từ kết quả trên cho thấy, nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông trong KCN cũng như KCN là nguồn ô nhiễm không đáng kể, tuy nhiên chủ đầu tư đã có kế hoạch bố trí cây xanh tập trung ở khu vực cổng ra vào, các tuyến đường nội bộ và xung quanh ranh giới khu đất dự án nhằm hạn chế nguồn ô nhiễm này ảnh hưởng đến những người trực tiếp làm việc trong KCN và khu vực xung quanh. b) Khí thải từ quá trình hoạt động của các nhà máy Bụi: có kích thước từ vài micromet đến hàng trăm micromet Bụi sương: các chất lỏng ngưng tụ có chứa các chất ô nhiễm có kích thước từ 20 500 µm Khói: từ quá trình đốt nhiên liệu có hàm lượng cặn cao và quá trình đốt xảy ra không hoàn toàn Căn cứ vào các ngành nghề thu hút đầu tư vào dự án có thể xác định được các loại ô nhiễm không khí dạng khí bao gồm: Các hợp chất chứa lưu huỳnh: gồm các khí sulfua (SO2, SO3) và sulfua hydro (H2S), mercaptan,… Những loại khí này phát sinh đối với loại hình chế biến sản phẩm lâm nông nghiệp. Các hợp chất nitơ (NO, NO2,…): sinh ra từ loại hình sản xuất hàng tiêu dùng. Các hợp chất hữu cơ và dẫn xuất của hydrocarbon, hơi dung môi phát sinh từ quá trình sản xuất các sản phẩm gỗ. Các hóa chất, phụ gia, các nguyên vật liệu thất thoát, rơi vãi trong quá trình sản xuất (ở dạng khí, hơi, lỏng) bay hơi và khuếch tán vào không khí Các nguyên vật liệu, dung môi dễ bay hơi ở điều kiện bình thường trong quá trình lưu trữ tồn kho. Khí phân rã từ các nguyên liệu thất thoát, chất thải công nghiệp. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 8 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm Khí thải từ quá trình đốt các loại nhiên liệu như gỗ, than củi, dầu DO, FO,…cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất của các nhà máy và chạy máy phát điện dự phòng. 1.2.2 Nguồn phát sinh nước thải Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là: ­ Nước mưa thu gom trên khu vực dự án; ­ Nước thải công nghiệp: bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các nhà máy. a) Nước mưa Tại khu vực dự án, nước mưa được thu gom bằng hệ thống thoát nước riêng. Hệ thống này gồm các mương hở xây đá hộc kết hợp cống bêtông cốt thép, nước mưa sau khi được thu gom sẽ thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực (suối Chồn). Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án được ước tính theo công thức sau: Q= xqxS Trong đó: S: diện tích khu vực dự án 97,13 ha  : hệ số che phủ bề mặt = 0,95 q : là cường độ mưa = 166,7 x i, với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ - 1996). Theo số liệu thủy văn tại trạm Trảng Bom từ năm 1999 đến 2007 lượng mưa lớn nhất trong tháng là 512,9mm (tháng 10/2003). Giả sử công trình thi công vào những tháng mưa nhiều nhất, tháng mưa nhiều nhất có 15 ngày mưa và mỗi ngày mưa là 5 giờ, suy ra i = 0,11 mm/phút.  q= 166,7 x 0,11 = 16,67lít/s.ha. Tổng lưu lượng nước mưa trong tháng mưa lớn từ khu vực dự án: Q = 0,95 x 16,67/1.000 x 97,13 = 0,74 m3/s. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 9 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm Nước mưa được tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực dự án, trong quá trình chảy tràn có thể lôi kéo theo một số chất bẩn, bụi. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải ô nhiễm nhẹ (qui ước sạch) nên có thể thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không cần xử lý. b) Nước thải công nghiệp KCN Bảo Vinh được thành lập với tiêu chí là tập trung thu hút các ngành sản xuất không phát sinh nhiều nước thải, không có công nghiệp gây ô nhiễm lớn cho môi trường. Trong đó, có một số ngành nghề phát sinh nước thải sản xuất như chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác như gốm sứ, vật liệu xây dựng; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị);… Các ngành sản xuất còn lại hầu như chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt. Tính chất nước thải của một số ngành công nghiệp đặc trưng của KCN Bảo Vinh được tham khảo từ các doanh nghiệp có loại hình sản xuất tương tự trong các KCN Long Thành, Gò Dầu, Biên Hòa I&II (Nguồn tham khảo: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm do Công ty Phát triển KCN Biên Hòa, Công ty CP Sonadezi Long Thành thực hiện) như sau:  Ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm từ gỗ Nước thải sản xuất từ ngành này chủ yếu là nước thải hấp thụ bụi sơn và nước thải là dung dịch hấp thu khí lò hơi. Nước thải từ khâu hấp thụ bụi sơn: đối với các nhà máy sản xuất các sản phẩm từ gỗ thường có khâu sơn trong quy trình sản xuất. Nhu cầu sử dụng nước để hấp thụ bụi sơn và hơi dung môi thường dao động trong khoảng từ 0,1-0,2 m3/tấn gỗ. Thành phần nước thải hấp thụ bụi sơn trước xử lý: pH=5.9-7.8; SS=36-114; COD=341-1352mg/l; BOD5=138-354mg/l; Nitơ tổng=0,9-4,9mg/l; Phospho tổng = 0,06-146mg/l; Bảng 1.1 - Đặc trưng thành phần nước thải hấp thụ bụi sơn STT 1 Thông số Đơn vị Giá trị pH - 5,9 – 7,8 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 10 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm 2 SS mg/l 36 –114 3 BOD5 mg/l 138 – 354 4 COD mg/l 341 – 1352 5 Tổng Nitơ mg/l 0,9 – 4,9 6 Tổng phosphor mg/l 0,06 – 146  Ngành công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất Nước thải ngành công nghiệp sản xuất phân bón chủ yếu ô nhiễm Nitơ, phốt pho, kali…, và các thông số ô nhiễm đặc. Nước thải ngành hóa chất: ngoài các thông số ô nhiễm cơ bản như pH, SS, COD nước thải có thể chứa một số các hóa chất ô nhiễm đặc trưng của từng loại hình sản xuất. Bảng 1.2: Đặc trưng thành phần nước thải công nghiệp sản xuất phân bón STT Thông số Đơn vị Giá trị 1 pH - 6–8 2 SS mg/l 50 –100 3 COD mg/l 14 – 617 4 Tổng Nitơ mg/l 0,3 – 272 5 Tổng phosphor mg/l 0,12 – 126 (Nguồn: kết quả phân tích chất lượng nước thải Công ty TNHH AK Vina, NM Phân bón Việt Nhật, Công ty TNHH UIC,… - Báo cáo giám sát chất lượng môi trường KCN Gò Dầu năm 2006, 2007, đợt 1/2008).  Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hầu hết các công đoạn sản xuất của ngành chế biến nông sản thực phẩm từ khâu nguyên liệu thô cho đến thành phẩm đều có sử dụng nước, kết quả là trong nước thải có thải chứa các thành phần hữu cơ ở dạng hòa tan hay dạng keo với nhiều nồng độ khác nhau. Nguồn thải do việc tiếp xúc của nước với nguyên liệu thô hay sản phẩm, nước rửa làm sạch thiết bị, nước làm nguội… GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 11 SVTH: LÊ THANH HẢI Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Vinh – Đồng Nai, công suất 5000m3/ngày.đêm Nước thải ngành sơ chế nông sản chủ yếu ô nhiễm SS, COD, ngoài ra nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp này còn nhiễm coliform, N-NH3 khá cao (do lượng nước thải sinh hoạt phát sinh nhiều). Kết quả phân tích nước thải của một số nhà máy: pH=6,9-8,3; SS=14-840mg/l; COD=96-5.996mg/l; Ntổng=0,8 – 148mg/l; N-NH3 = 0,27 – 89,04mg/l; coliform = 900-1,6*109MNP/100ml Bảng 1.3: Đặc trưng thành phần nước thải chế biến nông sản STT Thông số Đơn vị Giá trị 1 pH - 6,9 – 8,3 2 SS mg/l 14 –840 3 Coliform MNP/100ml 900 – 1,6*109 4 COD mg/l 96 – 5996 5 Tổng Nitơ mg/l 0,8 – 148 6 N-NH3 mg/l 0,27 – 89,04  Nước thải từ ngành điện tử gia dụng, máy móc thiết bị Tính chất nước thải của ngành công nghiệp điện tử gia dụng chỉ đơn thuần là lắp ráp các linh kiện điện tử nên nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân. Bảng 1.4: Đặc trưng thành phần nước thải điện gia dụng STT Thông số Đơn vị Giá trị 1 pH - 6,6 – 8,0 2 SS mg/l 15 –86 3 COD mg/l 44 – 336  Nước thải từ ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng Loại hình công nghiệp phổ biến đối với ngành này là may mặc, sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản xuất các sản phẩm nhựa và cao su. Trừ nước thải sản xuất các sản phẩm nhựa từ phế liệu nhựa có đặc thù riêng (do phải rửa nguyên liệu trước khi tái chế, GVHD: TS. THÁI VĂN NAM 12 SVTH: LÊ THANH HẢI
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng