Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn nguyễn khuyến...

Tài liệu Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn nguyễn khuyến

.PDF
85
260
116

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN  NGUYỄN LỆ XUÂN TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cần Thơ, 5/ 2014 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khép dòng văn học trung đại lại mỗi trái tim của những ai yêu mến văn chương đều có một cảm xúc riêng biệt. Bởi văn học trung đại là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc và nhân loại bên cạnh văn học cổ đại và hiện đại. Văn học trung đại có những đặc trưng tiêu biểu làm nên giá trị trong suốt giai đoạn lịch sử. Tính quy phạm và bất quy phạm trong việc thể hiện tác phẩm văn học là đặc trưng nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam. Tính quy phạm và bất quy phạm được tuân thủ một cách chặt chẽ qua sáng tác của một số nhà thơ như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bà huyện Thanh Quan…Trong sáng tác của họ thường tuân thủ rất chặt chẽ những quy tắc về vần, nhịp thơ, giọng điệu, đề tài ,chủ đề…. vì đây là dòng văn chương chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn họcTrung Quốc. Mặc dù chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nhưng qua thực tế cho thấy các sáng tác của văn học trung đại đã vượt khỏi khuôn khổ quy phạm đem đến cho văn học một nội dung mới cả về nội dung lẫn hình thức. Họ đã sáng tạo nên những tác phẩm mang âm hưởng, tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam.Và Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ xuất sắc ấy. Nguyễn Khuyến là một nhà Nho hấp thụ những nhựa sống từ trong lòng chế độ phong kiến với những sáng tác rập khuôn theo những công thức định sẵn. Tuy nhiên bên cạnh đó, ông cũng có những bức phá bức thành đồng kiên cố của niêm luật để tạo nên những vần thơ mộc mạc, dân quê, gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam và ông được Xuân Diệu mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và là nhà thơ của ân tình. Không phải chỉ tới Nguyễn Khuyến mới có những vần thơ vượt qua khuôn khổ mà trước đó có các thi nhân đã tuyên phong mở đường như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…Họ đã ý thức vượt lên trên để khẳng định giá trị của bản thân mình. Những điều này người viết cũng đã được tìm hiểu trong quá trình học tập những học phần có liên quan cũng như trong quá trình tự nghiên cứu nhưng sự tìm tòi, học hỏi đó chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và hạn hẹp. Bên cạnh đó, ở chương trình học trong trường phổ thông giáo viên cần phải dạy một số tác giả, tác phẩm liên quan đến đặc trưng về tính quy phạm và bất quy phạm mà thời gian học cho một tiết rất hạn hẹp không thể truyền thụ hết những kiến thức quan trọng. Ngay cả giáo viên và học sinh phải chạy đua với thời gian nên không thể bàn sâu hơn, đây là một trong những lỗ hõng kiến thức cho các bạn học sinh ở trường phổ thong khi tìm hiểu về đặc trưng này trong giai đoạn văn học trung đại. Do dó, để có cái nhìn toàn diện hơn về 1 đặc điểm của văn học trung đại cũng như muốn tìm hiểu về hồn thơ vừa mang tính uyên bác vừa chứa đựng những vần thơ gần gũi với đời sống con người nên người viết chọn đề tài tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn của Nguyễn Khuyến để có một cái nhìn toàn diện hơn. Nhìn nhận để học hỏi, để trân trọng những gì ông cha ta đã sáng tạo nên sự phong phú trong văn học cũng như để lắp những lỗ hỏng kiến thức mà người viết còn thiếu sót. Đây cũng là cơ hội để người viết trang bị một số kiến thức để đủ tự tin khi đứng lớp sau này, bên cạnh đó cũng mong muốn trong quá trình tự nghiên cứu sẽ kiến giải được một số khúc mắc mà bấy lâu còn dang dở. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khuyến là một trong những tác gia lớn có sức ảnh hưởng trong dòng văn học trung đại Việt Nam. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông để lại cho hậu thế nhiều giá trị hữu ích. Vì vậy có rất nhiều nhà lí luận đã khai thác mọi vấn đề liên quan đến ông để có một cái nhìn toàn diện hơn.Và trong đó không quên kể tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn ông cũng đã được rất nhiều cây bút khai thác, cụ thể: Công trình Thơ văn Nguyễn Khuyến [4], Xuân Diệu đã nhận định thơ văn Nguyễn Khuyến đã có sự phá cách làm nên những nét mới mà không hề có một ước lệ, tượng trưng nào. Ông dẫn ra ba bài thơ thu và phân tích, so sánh nó với các bài thơ trước để làm rõ sự khác biệt trong cách miêu tả và thể hiện của Nguyễn Khuyến. Cảnh trong thơ Nguyễn Khuyến là cảnh thật, cảnh thu miền Bắc nước ta chớ không phải ở đâu xa xôi, không hề có hình ảnh ước lệ nào cả. Qua đó tác giả khẳng định Nguyễn Khuyến có những nét cách tân mới, đưa chất liệu đời thường vào trong thơ. Đây là đóng góp đáng kể của Xuân Diệu trong quá trình nghiên cứu tính bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Công trình Đến với thơ Nguyễn Khuyến [11] tập hợp nhiều bài viết có liên quan đến đề tài, trong đó có bài viết của Văn Tân Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến tác giả đã đưa ra tám đặc điểm về thơ văn Nguyến Khuyến trong đó có đặc điểm cách dùng điển tích để nêu dụng ý [11, tr 791] đây là tính quy phạm trong thơ ông. Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng thơ Nguyễn Khuyến còn mang tính bất quy phạm ở chỗ: Thơ văn ông, bên cạnh những câu có những chữ đối chữ chan chát, lại có những câu mà chữ với chữ không cần đối chọi nhau cho lắm và ông thường nghiêng về nội dung hơn là nghiêng về nghệ thuật. [11, tr 789-791] Cũng trong quyển này, ở bài Nghệ thuật tả cảnh thôn quê của nguyễn Khuyến, Minh Văn- Xuân Tước đã nhận định: lời thơ của Cụ Nguyễn Khuyến là những rung cảm chân thành của tâm hồn dân quê, lắm khi nhẹ nhàng, mộc mạc như lời ca dao [11, tr 763]. Nhận định này cho thấy, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến không còn 2 cao xa, quý phái, trang nhã mà chơn chất như lời nói hằng ngày của con người. Đó là tính bất quy phạm. Bài viết Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Khuyến và ảnh hưởng của Đường thi, Lam Giang-Vũ Kỳ đưa ra hai lề lối chịu ảnh hưởng của Đường thi: thứ nhất ảnh hưởng hình thức về từ ngữ, cú điệu, cú pháp, còn ảnh hưởng thứ hai là về tinh thần: chịu ảnh hưởng của Đường thi nhưng thoát li được lề lối chịu ảnh hưởng theo cách thứ nhất [11, tr775] có nghĩa là thoát li khỏi những ngôn từ sáo rỗng, để đem đến một sinh khí mới trong thơ. Sinh khí mới đó ta có thể bắt gặp ở mỗi tác phẩm của ông sau khi về Yên Đỗ, ông đã đem cái tài, cái tình của mình gắn vào cảnh vật khiến chúng trở nên sinh động, đầy màu sắc nhưng không hời hợt như việc lắp đặt ngôn từ. Công trình Nguyễn Khuyến tác phẩm [10] đưa ra nhận xét về tình hình văn bản tác phẩm và giới thiệu Nguyễn Khuyến về cuộc đời, tâm hồn, tài năng và quê hương của nhà thơ. Ở mỗi phần nhỏ, tác giả đưa ra những đặc trưng về nội dung cũng như về nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến và cho ta thấy được sự khác biệt trong thơ ông đối với những giai đoạn trước. Cuối cùng tác giả nhận định: Nguyễn Khuyến có những đóng góp trong việc đưa thơ ca Việt Nam trên đường tìm một cách diễn đạt khoáng đạt, thích nghi với hoàn cảnh mới [9, tr 97]. Đây là bài tiểu luận sâu sắc, tìm ra những nét đặc trưng, cơ bản của thơ văn Nguyễn Khuyến. Công trình Văn học Việt Nam- Văn học trung đại, những công trình nghiên cứu [29] đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các tác giả về văn học trung đại, trong đó có bài viết của Đào Thản về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến ở Tài chơi chữ của ông. Ở bài viết này, tác giả nghiên cứu cách đối trong thơ văn Nguyễn Khuyến và đưa ra ví dụ cho thấy rằng trong thơ văn Nguyễn Khuyến cũng quy định chặt chẽ về đối ngẫu không còn nghiêm ngặt nữa. Như trong câu đối Vợ thợ nhuộm khóc chồng và ông cho rằng câu đối này là một sáng tác độc đáo trong cách chơi chữ. Tác giả đã huy động cả một trường từ vựng phong phú gồm hầu hết các đơn vị biểu thị màu sắc của tiếng Việt để tập trung cho một chủ đề [29, tr 351]. Tuy rằng câu đối này không thật chỉnh nhưng tác giả khẳng định rằng: chúng ta tâm đắc với nhà thơ rằng, đối chẳng qua chỉ là hình thức (…) cái quan tâm đạt tới là nội dung [29, tr 352]. Đây là phát hiện hết sức mới mẻ của tác giả bởi điều này suy ra, trong thơ văn Nguyễn Khuyến đã có sự đột phá mới mẻ, những quy định của văn chương khoa cử không bó buộc được ông và đây cũng tạo thành tính bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Công trình Địa vị Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học Việt Nam [10] bàn về tính bất quy phạm trong thơ Nguyễn Khuyến có viết: Thơ đề vịnh cảnh Nguyễn Khuyến đã vượt qua được những sáo mòn “ tuyết nguyệt phong hoa”, của thi ca cổ để tả những cảnh thực, tình thực, những hình ảnh cụ thể, hiện thực của cảnh sắc Việt 3 Nam: ao cá, bờ tre, ngõ trúc, vườn cà, vườn cải…Điều đặc biệt ở đây là Nguyễn Khuyến đã phát hiện, khám phá và truyền cho người đọc cái thú vị, kì thú của những sự việc bình thường, vẫn diễn ra trong cuộc sống ngày thường quanh ta [10, tr 160]. Đây là bài viết có giá trị nói lên tính bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến đã thoát khỏi những công thức, những quy định cũ đưa vào thơ văn những cái bình thường mà thú vị của cuộc sống. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần kiến giải được một số vấn đề xoay quanh tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Đây là những tư liệu quý báo để người viết tiếp cận vấn đề một cách có cơ sở hơn. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu của một số tác giả còn tập trung nhiều về một khía cạnh trong khi đó các khía cạnh về quan niệm, ý thức nghệ thuật, về thể thơ hay nhịp điệu vẫn còn ít công trình đề cập đến. Đây cũng chính là một trong những khó khăn cho người viết trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu Góp phần tìm hiểu về tính quy phạm và bất quy phạm của văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ văn Nguyễn Khuyến nói riêng. Qua đề tài này người viết còn mong muốn được lĩnh hội sâu sắc hơn một đặc trưng văn học trung đại Việt Nam và tìm hiểu về sự vận dụng tính quy phạm và bất quy phạm trong một tác giả cụ thể. Góp phần tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến đặc trưng này trong văn học trung đại cũng như trong sáng tác của Nguyễn Khuyến. Bên cạnh đó chỉ ra được sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Khuyến trong mối tương quan với các tác giả văn học trung đại Việt Nam Góp phần giải quyết được yêu cầu về nội dung, hình thức, phương pháp và những vấn đề quan tâm nghiên cứu. Là một giáo viên trong tương lai nên việc tìm hiểu về tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến là một điều rất cần thiết và sẽ là một tài liệu quý báu giúp người viết rất nhiều trong công tác giảng dạy sau này. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài người viết mong muốn trang bị kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học, tập làm quen với việc nghiên cứu để hổ trợ cho việc nghiên cứu đề tài khác ở cấp độ cao hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn quy định của đề tài, người viết sẽ nghiên cứu tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến xét về quan niệm ý thức nghệ thuật và xét về phương thức sáng tác. Để bám xác vào đề tài, người 4 viết khảo sát thơ chữ Hán, chữ Nôm và cả câu đối....trong sáng tác của Nguyễn Khuyến. Về phạm vi tư liệu: Người viết dựa vào những tư liệu đã chọn lọc liên quan đến đề tài nghiên cứu và chủ yếu là các quyển: - Nguyễn Khuyến tác phẩm [11] - Thi hào Nguyễn Khuyến thơ và đời [2] - Thơ văn Nguyễn Khuyến [3] Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêm một số tác giả và tác phẩm trong giai đoạn văn học trung đại như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…..để đối chiếu, nhận định làm nổi rõ vấn đề khi thực hiện đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu đề tài, khảo sát và chọn lọc tư liệu tiêu biểu từ các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến, người viết tiến hành những phương pháp sau để giải quyết vấn đề: Phương pháp thống kê: nhằm phân loại, sắp xếp tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài giúp cho việc minh họa, dẫn chứng dễ dàng. Phương pháp phân tích và chứng minh: để người đọc thấy được luận điểm, nhận định của người viết đưa ra hoàn toàn là hợp lí với đề tài. Phương pháp so sánh: So sánh thơ của Nguyễn Khuyến với tác phẩm của các nhà thơ trung đại để thấy thơ ông có sự kế thừa và sáng tạo rất riêng. Phương pháp tổng hợp: là phương pháp tập hợp, chọn lọc, tổng hợp tài liệu để giải quyết vấn đề . PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG Trong dòng chảy của văn học dân tộc từ trung đại cho đến hiện đại thì văn học trung đại chiếm giữ một ví trí rất quan trọng. Bản thân văn học trung đại có những đặc trưng tiêu biểu, dễ nhận diện và phân biệt với các văn học trước nó hoặc sau nó. Chính sự khác biệt đó làm nên giá trị cho văn học trung đại Việt Nam suốt một giai đoạn lịch sử. Một trong những đặc trưng tiêu biểu làm nên diện mạo cho sự thành công của văn học trung đại không thể không kể đến tính quy phạm và bất quy phạm trong việc thể hiện tác phẩm văn học ở phương diện nội dung và nghệ thuật. 5 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm quy phạm Về khái niệm quy phạm có nhiều quan điểm khác nhau: 150 thuật ngữ văn học [1] của Lại Nguyên Ân: Quy phạm nghệ thuật là khái niệm chỉ hệ thống những biểu trưng và ngữ nghĩa nghệ thuật được quy chuẩn, cố định hóa. Ông còn cho rằng quy phạm nghệ thuật có vai trò to lớn đối với những thời đại văn hóa được tổ chức nghiêm ngặt chủ yếu là văn học cổ đại và trung đại trước chủ nghĩa lãng mạn. [1, tr 277] Đại từ điển Tiếng Việt thì có cách định nghĩa ngắn gọn hơn: quy phạm là điều quy định chặt chẽ, đòi hỏi phải tuân thủ [28, tr 457] Sách văn học lớp 10 [13] trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X-hết thế kỉ XIX, mục III- Mấy yếu tố lớn về hình thức có viết: Tính quy phạm thể hiện ở quan niệm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở tập quán và tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Về mặt hình thức, tính quy phạm đó được thể hiện ở việc sử dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất. Ở cách sử dụng văn liệu, thi liệu đã thành mô-tip quen thuộc (…), tính quy phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ mang đặc điểm riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật. [15, tr 208] Sách giáo khoa lớp 10 [19] trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX phần IV- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có viết: Tính quy phạm, đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm văn học : coi trọng mục đích giáo huấn, thi dĩ ngôn chí ( thơ nói chí), văn dĩ tải đạo ( văn để chở đạo); ở tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức; ở thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu; ở cách sử dụng thi liệu: dẫn nhiều điển tích, điển cố, dùng nhiều văn liệu quen thuộc. Do tính quy phạm văn học trung đại thiên về ước lệ tượng trưng [19, tr110] Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [23] cho quy phạm là sáo ngữ, công thức trong trần thuật ,miêu tả, định danh; sử dụng chất liệu ngôn ngữ cao quý, đầy hoán dụ, ví von, định nghĩa nghệ thuật làm cho lời văn mĩ lệ và tính nghi thức đòi hỏi miêu tả từng loại nhân vật phải tuân theo yêu cầu của nhân vật ấy. [18, tr 61]. Ông còn nêu ra một số tiêu chí trong cách miêu tả nhân vật trong văn chương trung đại như miêu tả vua, chúa, Phật phải như thế nào, nông dân, phu sĩ như thế nào nhất nhất đều có quy tắt nhất định. 6 Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [27] cho rằng quy phạm là những quy định bảo đảm một nơi nào đó hoạt động có tổ chức, nề nếp, đạt hiệu quả cao. Nó là một biểu hiện của văn minh, văn hóa của mỗi người, ở mỗi cộng đồng, ở cả một xã hội. Dùng thuật ngữ thời xưa thì nó là biểu hiện của chữ lễ. [27, tr 227] Tóm lại, tính quy phạm trong văn học trung đại đó là công thức, một khuôn mẫu bắt buộc những nhà thơ, những người sáng tác văn học phải tuân theo một cách nghiêm ngặt. Tính quy phạm đó quy định về nội dung, hình thức thể hiện một cách cụ thể cho từng thể loại văn học là đối với những thể loại dùng trong thi cử mà các sĩ tử cần phải học thuộc. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo văn học, ông cha ta đã không tuân thủ theo những quy định đó một cách rập khuôn, cứng nhắc mà có sự sáng tạo bằng cách dần dần phá vỡ tính quy phạm tạo nên một đặc điểm mới đi song song với tính quy phạm là bất quy phạm trong văn học. 1.1.2.Khái niệm bất quy phạm Bất quy phạm là cái ngược lại với tính quy phạm. Nếu quy phạm là sự bắt buộc tuân theo một quan niệm, một cấu trúc truyền thống thì tính bất quy phạm là cái vượt lên trên những yếu tố đó. Bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam được hình thành qua quá trình tiếp nhận văn học Trung Quốc. Tuy vậy, ông cha ta không di thực toàn bộ nền văn học Trung Quốc mà qua quá trình sáng tác văn học đã để cho hồn thơ, hồn văn của mình được tự do bay bổng. Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [27] viết về tính bất quy phạm trong thơ, ông đã dẫn ra thể loại thơ Đường khi đã được đưa vào thi cử, nó càng trở nên có tính chất quan phương (…). Nói quy phạm triệt để là số câu, số chữ, cân đối thanh điệu, cân đối trong đối ngẫu, ở lời, ở ý, đến kết cấu chặt chẽ, phá thừa, thực, luận, kết nhất nhất có nhiệm vụ, nội dung riêng, luôn tới đề tài, lập ý, cấu tứ, chọn lời, tránh những thứ khiếm nhã, những khuyết tật phong yêu, hạc tất…tất cả đều theo những quy tắc cứng rắn, tuyệt đối không được vi phạm (…). Văn học nước ta khi tiếp nhận thể thơ luật này tất nhiên không bỏ chút gì về mọi quy phạm trong đó. Tuy nhiên, ông cho rằng đó chỉ mới là về hình thức, mặt cạn của thi pháp. Vì ông đã chứng minh được ông cha ta, trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học đã có sự thay đổi.Ví dụ thơ Nguyễn Trãi quy phạm về thanh điệu, về đối ngẫu, về số chữ trong câu không luôn luôn được tuân thủ. Đến thời : Lê Thánh Tông, những sự bất quy phạm càng tăng, câu thơ sáu chữ xen kẻ vào giữa bài thơ thất luật trở nên bình thường [27, tr 234-235] 7 Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [23] đã dẫn ra những quan niệm văn chương của người xưa và những biến đổi về quan niệm đó cho thấy được tính quy phạm và bất quy phạm trong đó. Quan niệm cũ về văn chương: Văn là gì? Văn là vẻ đẹp; Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời của ta rực rỡ, bóng bẩy tựa như ta có vẻ đẹp, vẻ sáng nên gọi là văn chương [23, tr 81].Vậy văn chương là lời đẹp đẽ, bóng bẩy. Nhưng càng về sau, quan niệm này bị đổi khác. Lời trong ngôn ngữ văn chương không còn là lời văn óng ả, câu văn mượt mà nữa mà có khối lượng những lời nói thường ngày, lời nôm na, mách qué được đưa vào tác phẩm văn chương chính là tính bất quy phạm. Trần Đình Sử còn cho rằng người trung đại thích noi theo, vay mượn các chất liệu truyền thống cốt truyện, điển cố..) nhưng chính họ cũng thích đổi mới: xem tên các tác phẩm truyện Nôm có chữ tân càng thấy rõ đều này : Bướm hoa tân truyện, Đoạn trường tân thanh…Với chữ tân trong nhan đề, tác giả khẳng định và thông báo cho người đọc tính sáng tạo của mình. [23, tr 91] Lí luận văn học [20] có nói văn nghệ có tính dân tộc, các tác giả cho rằng: Tính dân tộc cũng biểu hiện ở hình thức tác phẩm. Mỗi nền văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là ngôn ngữ dân tộc thể hiện tư duy, thị hiếu và tâm hồn dân tộc mình. [20, tr 106]. Từ đó suy ra, ông cha trong quá trình sáng tác văn chương mặc dù hình thức, ngôn ngữ đã được vay mượn từ nước ngoài nhưng ở mỗi tác phẩm, mỗi quan niệm đều đứng trên tiêu chí , trên cái nhìn, cái nghĩ của con người dân tộc mình để nhận xét, đánh giá. Ví dụ Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lấy cốt truyện từ Trung Quốc của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng ông dùng quan niệm, ngôn ngữ của dân tộc để sáng tạo tác phẩm mới, phù họp với cái nhìn, cái nghĩ của người Việt Nam. Đồng thời tạo nên những tác phẩm vừa quy phạm vừa bất quy phạm. 1.1.3. Tính quy phạm và bất quy phạm – đặc trưng thi pháp của văn học trung đại 1.1.3.1 .Thi pháp Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [23] định nghĩa: Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài mà nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật. Ông còn nhấn mạnh: Nó ( chỉ thi pháp) là mỹ học nội tại của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hóa nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nghệ thuật nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật [23, tr6]. 8 150 thuật ngữ văn học [1] nói: Thi pháp là ngành học thuật nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện trong các tác phẩm văn học(…), nghiên cứu đặc trưng của loại hình, loại thể văn học, các trào lưu và khuynh hướng, các phong cách và phương pháp, nghiên cứu các quy luật liên hệ và quan hệ nội tại giữa các cấp độ khác nhau của chỉnh thể nghệ thuật ông cho rằng ngôn từ là cái mà thi pháp nghiên cứu [1, tr295]. Lí luận văn học [5] trong phần Thi pháp học, nhóm tác giả đưa ra quan niệm về thi pháp: nếu thi pháp chỉ coi là nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật tỏ ra rất mâu thuẫn với bản thân đối tượng nghiên cứu. Ngay cả khi chỉ đề cập đến vấn đề thuần túy đến phương diện của tác phẩm nghệ thuật vẫn không thể bỏ qua những quan niệm của nhà văn về thế giới và con người, những định hướng làm cơ sở cho hành vi sáng tạo cũng như quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ về mối tương quan và khả năng chuyển hóa giữa cuộc sống và nghệ thuật, giữa chất liệu và hình tượng [5, tr 302]. Từ đó, nhóm tác giả cho rằng: Thi pháp học là khoa học về hình thức nghệ thuật. Ngay trong luận điểm xuất phát đó đã chứa một đặc trưng rất cơ bản của cách tiếp cận đối tượng trong bộ môn này. Thi pháp học cần phát hiện ra những quy luật chi phối thế giới hết sức đa dạng và phong phú các hiện tượng nghệ thuật [5,tr 303]. Các tác giả còn cho rằng: Thi pháp học không chỉ có nhiệm vụ thống kê và mô tả đơn thuần các phương diện, các thành tố cụ thể hiện tồn của hình thức nghệ thuật. Nó còn phải nghiên cứu hình thức đó trong chức năng tổ chức và thể hiện nội dung. Đồng thời, nó cần phải đi ngược lên phát hiện ra những cơ sở và ảnh hưởng vô cùng phức tạp đã quy định sự lựa chọn của nghệ sĩ, đã định hướng, dẫn dắt anh ta rốt cục đến những giải pháp hình thức cụ thể trong số vô vàn khả năng có thể có. Thi pháp học đồng thời là một kiểu triết luận về hình thức nghệ thuật [5, tr 315] Thi pháp thơ Đường [7] khi định nghĩa về thi pháp tác giả đã dẫn ra định nghĩa về thi pháp. Một là ở trong Từ điển Bách khoa Xô Viết và hai là Từ điển thuật ngữ văn học. Từ đó tác giả rút ra định nghĩa về thi pháp: Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Hệ thống đó có thể chia thành các phương diện (yếu tố); thể loại; kết cấu; phương pháp; không gian; thời gian; ngôn ngữ..[7, tr 7-8] Từ điển thuật ngữ văn học [8] định nghĩa: Thi pháp tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật , ấn tượng thẩm mỹ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật. [8, tr 304]. 9 Đại từ điển tiếng Việt [28] định nghĩa thi pháp là phương pháp quy tắc làm thơ nói chung. [28, tr 1560] Nói chung thi pháp là phương tiện, quy tắc dùng trong sáng tác văn chương. 1.1.3.2. Khái quát về đặc trưng thi pháp của văn học trung đại Đặc trung văn học trung đại Việt Nam [27] của Lê Trí Viễn nghiên cứu về cảm thức thế giới của con người trung đại, đôi nét thẩm mỹ Việt Nam và quan trọng hơn ông đưa ra ba đặc trưng cơ bản của văn học trung đại: - Cao nhã - Vô ngã và hữu ngã - Quy phạm và bất quy phạm Trong đó, cao nhã là muốn nói cao quý, thanh nhã ở quan niệm về văn chương, quan niệm sáng tác, ở người sáng tác, ở hạn hẹp của sự phổ biến, ở trong điều kiện lịch sử cụ thể thời trung đại [27, tr 137]. Điểm qua các tác phẩm thời trung đại, ông cho rằng văn học trung đại có sự chuyển biến từ vô ngã sang hữu ngã, từ con người công dân đổi sang con người cá nhân [27, tr 224]. Ban đầu theo quan niệm Nho giáo con người trung đại phải sống theo những gò bó đủ mặt về vật chất, tinh thần nhưng trải qua biến cố lịch sử, con người cá nhân hình thành, được đưa vào văn chương đó là sự biến đổi lớn nhưng cũng là tất yếu của lịch sử. Điểm cuối cùng trong quan niệm của ông về văn chương là quy phạm và bất quy phạm. Trong đó, ông đưa ra các tác phẩm thơ, phú, văn xuôi, truyện thơ, tuồng chèo để phân tích tính quy phạm và bất quy phạm của chúng về đề tài, quá trình hình thành tác phẩm, về hình tượng nghệ thuật, kết cấu, ngôn ngữ, tính hàm súc…để cuối cùng ông kết luận: Tuy nền văn học nước ta tiếp thu từ nước ngoài và phải chịu nhiều gò bó, những quy luật khắt khe nhưng không phải ai cũng giam mình trong quy phạm ấy, nhất là các bậc tài hoa. Ông cho rằng đó lá sự tiếp biến văn hóa nước ngoài từ xưa và nhờ đó mà nền văn chương dân tộc như đã có [27, tr 270]. Tóm lại, đặc trưng thi pháp văn học trung đại có ba yếu tố chính đó là: cao nhã, vô ngã và hữu ngã, cuối cùng là quy phạm và bất quy phạm. Trong đó, tính quy phạm và bất quy phạm là yếu tố quan trọng, nó đã chứng minh rằng, ông cha ta trong con đường sáng tạo văn học đã có những phá cách mới mẻ làm nên hồn thơ dân tộc. Bên cạnh phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về nội dung, về hình thức thơ: nội dung phải trang nhã, trong sáng, phải phục vụ cho mục đích răn dạy, giáo huấn người đời; câu văn phải cao quý, thoát tục; hình thức thể hiện phải rõ ràng, khúc chiết, đầy đủ niêm luật, tuân thủ phép đối trong thơ mà thơ văn trung đại còn miêu tả 10 những việc tầm thường, những con người bình thường đúng nghĩa với chính nó. Tuy nhiên, sự bất quy phạm này cũng nằm trong khuôn khổ quy phạm. 1.2. Biểu hiện của tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại Đối với văn học trung đại Việt Nam, tính quy phạm và bất quy phạm thể hiện ở nhiều phương diên. Dưới đây là các phương diện cơ bản: 1.2.1. Sự tuân thủ và phá vỡ những khuôn mẫu có sẵn của quan niệm nghệ thuật trung đại Trong văn học trung đại, về phương thức tư duy, ông cha ta mà đại diện là các thi nhân, trong sáng tác văn học họ thường tuân thủ những nguyên tắc, những khuôn mẫu định sẵn.Với họ, đó là thước đo đánh giá sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ. Những nguyên tắc ấy được xem như chuẩn mực, các thi nhân phải tuân theo. Xét về quan niệm ý thức nghệ thuật văn chương thời trung đại có những khuôn mẫu đã trở thành nguyên tắc, bất di bất dịch như: Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí, văn chương cao nhã, hậu cổ bạc kim, thuật nhi bất tác… Trước tiên, quan niệm thi dĩ ngôn chí và văn dĩ tải đạo.Theo các nhà văn trung đại thì văn chương là cái để nói lên chí, hoài bão của đấng nam nhi, nói lên quan niệm của nhà Nho, thể hiện cách hành xử của con người trước cuộc đời. Ngôn chí cũng là một hành vi lập ngôn của người quân tử. Khí thế làm trai ngùn ngụt ngất trời ấy được Phạm Ngũ Lão kí thác vào bài Thuật hoài vang dậy một thời: Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu Qua bài thơ, tác giả cho người đọc thấy được hình ảnh của một tráng sĩ hùng mạnh, hiên ngang nơi trận mạt. Đây cũng là niềm tự hào của cả dân tộc trước sức mạnh của đấng nam nhi, sức mạnh ngùn ngụt thể hiện Hào Khí Đông A đang vun về phía trước. Nhưng ẩn đằng sau đó là nỗi niềm sâu lắng của tác giả về cái chí làm trai, về công danh còn vương nợ, chưa trả hết, các chàng trai thời Trần cảm thấy hổ thẹn, không dám ngẫng mặt lên nhìn đời, thẹn trước những chiến công mà các bậc tiền bối đi trước đã lập được. Ngoài ra, ta còn bắt gặp những vần thơ nói về ngôn chí trong bài Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ: Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả, trả vay 11 Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể Với ông, làm trai là phải ngang dọc, đầu đội trời, chân đạp đất, phải vẫy vùng trong thiên hạ, làm nên nghiệp lớn. Trong bốn bể người anh hùng phải được lưu danh. Không nhất thiết như Kinh Kha người nước Vệ hiên ngang liều mình đi giết Tần Thủy Hoàng thì ít nhất chí nam nhi phải vẫy vùng trong bốn bể để trả nợ tang bồng. Đối với Nguyễn Trãi, cái chí đó là nỗi lòng yêu nước thương dân vô cùng thống thiết: Bui một tất lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước Triều Đông (Thuật hứng V-Nguyễn Trãi) Nước Triều Đông cuộn lên những dòng thác dữ dội hay chính là sự quặn thắt trong chính lòng ông bởi những cơn sóng xé lòng đau đớn. Yêu nước thương dân, lương tâm của một nhà Nho luôn canh cánh bên lòng nỗi đau dân tộc, nỗi đau như xé nát tâm can của nhà thơ khi màn đêm buông xuống lạnh ngắt bên ánh đèn. Đối với quan niệm Văn dĩ tải đạo nó đã có nguồn gốc sâu xa từ đời Hán Dũ Trung Quốc với tư tưởng văn dĩ minh đạo. Theo Hán Dũ văn có góp phần làm sáng tỏ đạo, vua Tự Đức thường nói văn của thánh nhân là để chở đạo, văn của văn nhân dùng để bàn về đạo. Trong lịch sử văn học Việt Nam, tập II NXBGD Hà Nội 1963 trang 46 có ghi lời của Phạm Văn Sĩ, khẳng định quan niệm văn dĩ tải đạo một đặc điểm của văn chương trung đại: Các tác gia phong kiến cho rằng văn chương không dùng để giải trí mà là để truyền thụ đạo lý thánh hiền (văn dĩ tải đạo) đó là tuyên ngôn của nhà Nho đối với nhiệm vụ và mục đích của văn học. Bài viết Thành Duy về tính dân tộc trong văn học, NXB KHXH 1982, mở rộng thêm: Từ quan niệm văn dĩ tải đạo cha ông ta biết tiếp thu mặt tích cực của nó. Đây là một điều đáng ghi nhận. Bỡi lẽ ta có thể nhận ra niềm yêu mến và tự hào đối với nền văn hoá văn học của dân tộc qua thơ của Tự Đức - một vị vua triều Nguyễn. Bài thơ có sự tự hào như ý thơ gần với thơ cuả Nguyễn Trãi: Nhớ nước Nam ta là nhớ văn hiến Xưa nay một mực tính thuần Từ Đinh Lý đến Trần Lê Văn phong đã rạng rỡ (Tự Đức có dư tự tính thi) Đạo đến thời của Nguyễn Đình Chiểu không còn dừng lại ở đạo lý của Nho giáo mà đạo đó là cứu nước thương nòi nói chung, xa lạ với công thức tải đạo thường lấy trong văn chương trung đại. Đạo với ông là yêu nước thương dân, không làm 12 những chuyện bán nước cầu vinh, ham mê phú quý, xem thường những con người tay lắm chân bùn. Đạo là lấy điều cốt yếu nhân nghĩa đặt lên vị trí hàng đầu: Mến nghĩa sao đành làm hại nước Có nhân nào nỡ phụ tình nhà (Đạo nghĩa-Nguyễn Đình Chiểu) Ngoài ra, đối với Nguyễn Đình Chiểu đạo ở đây còn là vũ khí để trừ gian, diệt tà: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Than đạo-Nguyễn Đình Chiểu) Điều dễ nhận thấy của văn học phong kiến là người sáng tác rất coi trọng chức năng xã hội của văn chương. Bên cạnh sứ mệnh trước tiên của tác phẩm là gởi thông điệp về chí tu thân của nhà Nho, tác giả trung đại chủ trương bộc lộ cái chí trị quốc, bình thiên hạ của họ. Ngoài công thức văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí văn chương trung đại còn quy phạm ở quan niệm văn chương phải cao quý và sang trọng về mục đích, cách thức, biện pháp thể hiện. Công thức đó gọi là cao nhã. Nói về vẻ đẹp của con người nhà Nho diễn đạt mỹ miều như: mặt hoa, lệ hoa, gót hoa… Nói về cái chết rất tao nhã gãy cành thiên hương, ngậm cười chín suối. Khi viết về tài năng của người tài giỏi văn thơ, Nguyễn Du đã dùng những mĩ từ khen ngợi: Khen tài nhả ngọc phun châu Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu Vẻ đẹp tao nhã, thánh thiện của Thúy Kiều được ông tập trung miêu tả sánh ngang với vẻ đẹp của thiên nhiên đến nỗi hoa phải ghen, mây, tuyết phải nhường. Chân dung Kiều hiện ra như một nàng tiên là nhờ vào tài năng sử dụng ngôn từ trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Du Làn thu thủy nét xuân sơn Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Xuất phát từ quan điểm thời trung đại thường hướng về cái cao cả, trang trọng, tao nhã, mỹ lệ, do vậy mà văn học thường có cách diễn đạt có khoảng cách với cái bình dị, mộc mạc. Cao nhã là công thức quy phạm đặc trưng của văn học trung đại, tuy nhiên cũng thấy một xu hướng trái chiều có xảy ra ở thời kỳ văn học này. Đó là văn học trung đại càng ngày càng có xu hưóng gần với đời sống hiện thực.Thơ Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương biểu hiện rõ xu hướng thoát ly dần công thức cao nhã của văn học Hán Nôm. Hồ Xuân Hương đã dần phá vỡ công thức đó khi đưa hàng loạt những ngôn ngữ bình dị, đời thường vào trong thơ của mình. Những từ ngữ thông tục được sử dụng trong đời sống hằng ngày được bà khai thác triệt để: 13 Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lung (Kiếp chồng chung-Hồ Xuân Hương) Hay Tú Xương với ngồn ngộn những khẩu ngữ được đưa vào trong thơ: Văn chương nào phải đâu đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu (Ông cử Nhu-Tú Xương) Những thứ cặn bã của xã hội với những phép tắt bị đảo ngược, cũng được ông phơi bày không thương tiếc: con có thể chưởi mắng, khinh rẻ bố mẹ, vợ chồng sống với nhau không vì nghĩa mà toàn hạ bệ nhau, chưởi rủa nhau. Những vết nhơ nhan nhãn trong cuộc sống được Tú Xương khai khác bằng ngôn từ hết sức đời thường, dễ hiểu: Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chưởi chồng. (Tấn tuồng đời-Tú Xương) Ngoài ra ở văn chương từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có một công thức mang tính bắt buộc trong sáng tác đó là công thức hậu cổ bạc kim với ý thức nghệ thuật trọng cái cổ (xưa), cái chân lý được sáng lập từ xưa, từ trước được trân trọng và ca ngợi. Cái cổ (xưa) là cái đã được khẳng định, đã vượt qua được sự sàng lọc của thời gian nên văn học trung đại hay sử dụng điển cố, điển tích. Sử dụng cái có sẵn của tiền nhân, điển tích, điển cố càng nhiều càng thành thạo thì càng chứng tỏ sự điêu luyện hiểu biết của nhà văn. Muốn vậy nhà văn phải đọc nhiều nhớ nhiều và ngoài việc phục vụ thi cử giáo dục người đọc sách còn phục vụ cho việc sáng tạo của họ. Thực ra văn chương xưa hướng đến mục đích thi cử trường quy. Mà yêu cầu trước tiên của văn chương cử tử là khuôn phép. Ai vi phạm coi như công đèn sách ba năm trở thành vô nghĩa. Cần ghi nhận một thực tế sử dụng điển tích điển cố là một ưu thế của văn học phong kiến bởi có quy luật tích cực do sử dụng điển cố. Tiết kiệm ngôn ngữ, lời ít ý nhiều và gợi cảm. Trong văn chương trung đại sử dụng điển cố là một vẻ đẹp của nghệ thuật. Vậy nên dễ thấy trong sáng tác của Nguyễn Du ông đã khai thác những điển cố để miêu tả tâm trạng Kim Trọng khi quay lại tìm không thấy bóng Thúy Kiều: Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông Nguyễn Du đã vận dụng điển tích kể về Thôi Hiệu trong lần hội Đạp Thanh ghé vào một xóm trồng hoa hồng xin chén nước và gặp một cô gái xinh đẹp. Nhưng rồi đèn sách và mộng công hầu không xoá mờ hình bóng giai nhân. Xóm hoa đào và con người đẹp vẫn gợi lên một hình ảnh đầm ấm trong trí não, khiến nhà thơ lãng mạn 14 chan chứa biết bao tình cảm lưu luyến mặn nồng. Rồi năm sau, ngày hội du xuân đến, Thôi Hộ tìm đến xóm hoa đào. Cảnh cũ còn đó nhưng người xưa lại vắng bóng. Cửa đóng then cài chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ, phe phẩy theo gió xuân như mỉm cười chào đón khách du xuân. ngẩn ngơ, thờ thẩn trước cảnh cũ quạnh hiu, Thôi Hộ ngậm ngùi: Hay là nàng đã về nhà chồng? Từng bước một chàng quay gót trở ra. Lòng cảm xúc vô hạn, rồi muốn ghi lại mấy dòng tâm tư của mình, Thôi Hộ lấy bút mực trong bị ra, đề mấy câu thơ trên cửa cổng.Chiều đến, nàng thiếu nữ họ Ðào cùng thân phụ viếng người thân trở về. Nàng theo sau cha,chợt nhìn trên cổng thấy bốn câu thơ: Khứ niên kim nhựt thử môn trung Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ Ðào hoa y cựu tiếu đông phong (Đề Đô thành Nam trang-Thôi Hộ) Nguyễn Du đã vận dụng một cách khá thành công khi đưa điển tích đó vào trong câu thơ miêu tả tâm trạng nhân vật của mình. Một công thức khác nữa dù không hẳn là ưu thế tích cực của văn học trung đại lại được sử dụng như một nguyên tắc bắt buộc trong văn chương thuật nhi bất tác nghĩa là thuật lại mô phỏng sử dụng cái cũ để tạo ra tác phẩm mới của mình. Cuốn truyện thơ Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du- một kiệt tác văn học quen gọi là truyện Kiều cũng đã vay mượn cốt truyện của Kim Vân Kiều (tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân - người Trung Quốc) để sáng tạo và thành công đến thế. 1.2.2. Sự tuân thủ và phá vỡ những khuôn mẫu có sẵn trong phương thức sáng tác của văn học trung đại Phương thức sáng tác là nói đến những kĩ thuật, những thao tác cũng như cách thức để sáng tạo văn học. Ở mỗi thời kì văn học có những phương thức sáng tác khác nhau. Và phương thức sáng tác của văn chương từ TK X đến hết TK XIX đó là những đặc trưng về tính quy phạm. Khách văn chương xem đó như một công thức, một quy tắc định sẵn và không dám đi trượt khuôn khổ. Tuy nhiên, trong số nhà Nho tuân thủ một cách nghiêm ngặt những phương thức sáng tạo, vẫn có một số ít không chấp nhận bó mình vào những chuẩn chung mà họ tự bức phá ra vòng cương tỏ, tự khẳng định cái tài năng của mình như: Hồ Xuân Hương, Cao Ba Quát, Nguyễn Công Trứ… Về phương diện đề tài - chủ đề thơ văn trung đại chỉ xoay quanh một số đề tài định sẵn. Những đề tài thường được những bậc thi nhân xưa sử dụng đó chính là ngâm, vịnh, điếu, phú, hát nói… Nhà nghiên cứu văn học GS.TS Lê Trí Viễn đã đưa ra một kết luận khoa học từ phương pháp thống kê: Giở hợp tuyển thơ văn Việt Nam Nxb văn học 1976, tính từ Chiếu dời đô cho đến Cảm hoài, từ đầu đời Lý đến cuối đời 15 Trần, ngoài các bài văn xuôi, phú có 80 bài thơ dùng đầu đề trên đây, và 7 bài loại thị tịch, kệ. Một số lượng đậm đặc như vậy có ý nghĩa yêu cầu thời trung đại trong phạm vi một thể loại thơ. Và ngay trong bản thân của mỗi đề tài hay chủ đề cũng được làm theo những quy định sẵn về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Và công việc của thi nhân là làm sao tìm ra cách diễn đạt, truyền tải nội dung (nghĩa là tìm ngôn từ lắp vào những khung có sẵn) sao cho không đi ra ngoài khuôn phép, nếu không thì đó là loại văn chương không có giá trị, phạm húy hay được xem là thứ nôm na mách qué, văn chương hàng cãi, vô giá trị.. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng đề tài của văn học trung đại chủ yếu là vay mượn. Một số tác giả vay mượn đề tài từ văn học dân gian như: hành hiệp trượng nghĩa, ra tay anh hào..Lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm có thể có bình phong là truyện Thạch Sanh và các đề tài chinh phu - chinh phụ trong thơ văn trung đại thường vay mượn từ đề tài của văn chương cổ Trung Quốc. Xét về mô hình cấu trúc, các nhà văn chương thời trung đại phải làm theo một mô hình cấu trúc được đúc sẵn. Mỗi loại hình văn chương phải phù hợp với đối tượng nói đến cũng như phải phù hợp với hoàn cảnh sử dụng. Chẳng hạn, cáo chỉ dùng cho vua khi thông báo chuyện đại sự cho nhân dân hay văn tế viết chỉ để phúng viếng người đã khuất. Về thể loại tính quy phạm biểu hiện ở việc các thi nhân sử dụng các thể loại thơ có niêm luật khá chặt chẽ. Và những thể thơ đó có được là do vay mượn từ Trung Quốc như: Thất ngôn bát cú Đường luật, tứ tuyệt, ngũ ngôn… Tiêu biểu cho quy phạm thể loại là sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật tất yếu có 8 câu mỗi câu 7 tiếng với quy luật niêm bắt buộc ở các cặp câu sau phải dùng thanh bằng hay thanh trắc 1- 8, 2-3, 4-5, 6-7,. Mỗi bài lại có hai cặp câu đối thanh đối ý ở vị trí câu 3-4 và 5-6. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu, ông cha ta không ngừng sáng tạo nhằm khẳng định giá trị văn chương nước nhà thông qua thể thơ như lục bát, song thất lục bát và truyện Kiều của Nguyễn Du là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo tài hoa của đại thi hào. Xét về ngôn từ văn chương trung đại yêu cầu khá nguyên tắc về sử dụng ngôn ngữ. Nghĩa là, trong quá trình sáng tạo, các thi nhân phải lựa chọn ngôn từ hàm súc, lựa chọn những chữ thật đắt, thật kiêu một phần để thể hiện độ sang trọng của thơ, một phần để chứng tỏ tài học uyên bác và khả năng sính chữ . Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thời trung đại đó chính là chữ Hán. Chữ Hán cũng chính là văn tự dùng trong thi cử thời phong kiến. Do đó, ngay từ thuở nhỏ, các sĩ tử đã được rèn luyện, trau dồi kinh sử tứ thư ngũ kinh thông qua chữ Hán. Nguyên tắc sử dụng ngôn từ của văn học Hán là hàm súc lời ít ý nhiều. Và để đạt hiệu quả đó, thi nhân xưa phải thông thạo trong 16 việc sử dụng các mẹo luật, các phép tắt từ đặc biệt phép đối là một thủ pháp đặc trưng và phổ biến của thơ ca cổ điển. Bởi lẽ, phép đối được vận dụng phù hợp sẽ nhấn mạnh được nội dung ý nghĩa, khả năng gợi liên tưởng cũng như tạo nhịp điệu cho thi phẩm. Cái độc đáo khi tác giả vận dụng sáng tạo phép đối dễ nhận ra nếu khảo sát thơ Bà huyện Thanh Quan. Đọc thơ của Bà huyện Thanh Quan ta nhận thấy cái nhịp nhàng đăng đối vững vàng của từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu một phần được kiến tạo từ phép đối, kiểu như : Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương, hay Lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà. Cũng ngay trong khuôn khổ của phép đối rất quy phạm chỉnh chu của thơ Đường, Hồ Xuân Hương đã tạo ra những câu thơ có sử dụng phép đối lại làm nghiên ngã câu thơ thất ngôn quen thuộc: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, đâm toạt chân mây đá mấy hòn (Tự tình II). Bên cạnh việc sử dụng phép đối, nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng mang lại hiệu quả diễn đạt hướng đến tiêu chí quy phạm về ngôn từ. Chẳng hạn, các phép tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ….Tất cả các phép tu từ kể trên là những nguyên tắc có tính chất bắt buộc đối với người sáng tác. Nhà văn chỉ cần chọn lựa, vận dụng chứ không thể vượt ra khỏi các khuôn phép này. Sau đây là một ví dụ vận dụng phép điệp của cổ nhân, tạo ấn tượng mượn cảnh ngụ tình, diễn đạt được tâm trạng cô đơn vô hạn của người phụ nữ : Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ( Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn ) Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng chữ Hán một cách trang trọng, trong quá trình sáng tạo, ông cha ta cũng có những sự phá cách, đưa vào trong thơ ngôn ngữ Nôm rất bình dị và dân dã. Những từ ngữ của cuộc sống đời thường được khai thác và đưa vào trong thơ mang lại giá trị biểu đạt rất cao. Và mặt dù bị xem là nôm na mách qué nhưng trong sự vận động và phát triển, văn học viết bằng chữ Nôm ngày càng có ưu thế và tạo ra một bộ mặt hết sức sinh động của văn chương phong kiến, thậm chí tác phẩm văn học kiệt xuất của dân tộc là được viết bằng chữ Nôm, đó là truyện Kiều của Nguyễn Du đã làm vinh danh nền văn học Việt Nam. Về hình tượng nghệ thuật văn học trung đại có những công thức quen thuộc. Chẳng hạn hình tượng nghệ thuật để nói về quân tử thì có tùng, cúc, trúc, mai. Về thiên nhiên thì có phong, hoa, tuyết, nguyệt. Hồ Chí Minh từng nhận xét: Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông. Về tứ thú thì có ngư, tiều, canh, mục. 17 Tuy nhiên bên cạnh các nhà Nho tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu quy phạm của văn học phong kiến, mặt khác các nghệ sĩ văn chương thời kỳ này đã vượt khỏi khuôn khổ của quy phạm văn chương. Chẳng hạn, bên cạnh đặc điểm cao nhã nhiều cây bút tài năng đã đưa hình ảnh bình dị đời thường vào thơ ca. Bên cạnh tính quy phạm, nhiều nhà Nho trong sáng tác đã phá vỡ tính quy phạm. Đó có thể xem là sự sáng tạo độc đáo của các nghệ sĩ trung đại làm cho văn học nước ta ngày càng được dân tộc hóa và hiện đại hóa. 1.3. Cơ sở hình thành tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại 1.3.1.Ảnh hưởng của môi trường văn hóa, văn chương trung đại Lịch sử Việt Nam luôn tràn ngập trong cuộc chiến tranh và kiếp sống nô lệ. Hơn 1000 năm đô hộ của giặc Tàu, đều đó ảnh hưởng rất sâu sắc đến nền văn minh văn hóa của một đất nước nông nghiệp. Các bậc cha ông sinh ra trong thời kì đất nước phải gánh chịu những luật lệ nghiêm ngặt của lễ giáo.Những quy định của Nho gia ấy đã trở thành nếp nghĩ, và trở thành nguyên tắc trị nước.Trên tất cả các lĩnh vực người Việt Nam đều bị đồng hóa theo và những tên hôn quân cũng dựa vào đó làm lí luận cho thuyết cương thường danh giáo, hay như khuynh hướng phục cổ thủ cựu.Và theo triết học Nho gia ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc đã phú cho văn học nghệ thuật truyền thống ta một tính cách cơ bản với tinh thần đạo đức và chủ nghĩa tự nhiên. Đó là nghệ thuật vị nhân sinh, coi trọng sự gia công của bàn tay con người, có quy phạm chặt chẽ. Môi trường văn hóa của ta ảnh hưởng của Trung Quốc và từ đó nó đẻ ra những luật lệ hết sức nghiêm ngặt. Từ quan niệm sống trung quân ái quốc, đến những phép tắc, định kiến buộc con người phải tuân thủ. Thơ văn cũng không ngoại lệ, từ hình thức đến nội dung phải tuân thủ, không được vượt ra những quy định sẵn có. Ví như đề tài phải viết về những con người trung, hiếu, tiết, nghĩa, những anh hùng khí phách, xông pha trận mạc.Viết về người phụ nữ là phải giữ đạo cương thường, tiết hạnh khả phong, thủy chung son sắt, bị trói buộc trong vòng vây của lễ giáo với tam cương ngũ thường, công, dung, ngôn, hạnh cũng không được lên tiếng kêu than. Bởi lẽ, đây là những luật lệ chung bắt buộc phải tuân theo.Văn chương buộc phải viết theo những quy định sẵn, những công thức khô khan.Cũng chính vì vậy các nhà văn không dám vượt ra những gì gọi là chuẩn mực bởi đôi khi nói sai sót là bị quy kết vào tội phạm húy nên họ cũng rất dè dặt. Môi trường văn hóa trung đại không chấp nhận cái khác lạ, nó phải theo những công thức định sẵn, những luật lệ cổ hủ để khẳng định sự uyên bác cũng như nhằm mục đích sính chữ. Đối với họ văn chương phải cao quý để phục vụ những người có chức vụ, họ xem thường đối tượng thưởng thức là nông dân. 18 Ngay từ nhỏ, khi đến tuổi đi học, họ được ông bà, cha mẹ truyền thụ những tư tưởng ăn sâu vào máu, vào tim óc. Làm trai phải vẫy vùng, phải lập nên nợ công danh, thi cử hiển vinh do đó phải chuyên tâm học hành nên ngay từ nhỏ họ đã quen với những nếp nghĩ cũ, làm theo những gì định sẵn. Thế nhưng khi đất nước có những bước chuyển mình, và sống trong xã hội ngột ngạt với đủ mọi đều theo khuôn phép, có những nhà văn, nhà thơ đã bức phá và đứng lên để khẳng định lại chính bản thân mình. Họ nhận ra rằng nếu cứ theo những quy định sẵn thì họ sẽ bị thui chột về tài năng và tự do bị hủy diệt (Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…) Tóm lại hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc là không thể tránh khỏi được.Trong rất nhiều năm, văn tự nước ta là chữ Hán và đến khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc như truyện thơ, lục bát, song thất lục bát…và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt. 1.3.2.Ảnh hưởng của nguyên tắc thi cử, giáo dục của chế độ phong kiến Khoa cử nước ta bắt đầu có từ thời Lý, đến thời Trần thì đã có thường lệ, đời Hậu Lê thì đặt thêm các điều vinh dự để hậu đãi người có khoa mục. Và nguyên tắc thi cử của chế độ phong kiến rất hà khắc với những luật lệ rất nghiêm ngặt. Chính vì vậy chế độ khoa cử ấy mà hình thành trong ý thức của các sĩ tử lối học từ chương, thói chuộng hư văn một ngày một tệ, theo một công thức định sẵn. Đối với sĩ tử, công ba năm đèn sách dùi mài kinh sử là phải thao thao bất tiệt tứ thư ngũ kinh từ thưở nhỏ, phải nghiêm chỉnh chấp hành những luật lệ trong thi cử để tránh phạm húy, nếu không sẽ bị đánh trượt hoặc bị xem là thư văn tầm thường không được coi trọng. Tuy nhiên trong lịch sử văn học vẫn có một số nhà thơ đã vượt ra khuôn khổ trong kì thi và bị đánh trượt (Bản thân là người thông minh, học giỏi, bản lĩnh ngay thưở nhỏ, nhưng Cao bá Quát vẫn bị đánh trượt trong các kì thi.Và chắc rằng không phải vì bất tài không thi đỗ mà vì ông vốn là người tự do, phóng túng nên không chịu viết văn theo khuôn phép của trường thi). Kéo dài hơn 10 thế kỉ, nền giáo dục phong kiến đã chi phối hình thức phát triển của thơ văn. Đây cũng là cơ sở cho việc hình thành nên tính quy phạm trong thơ văn trung đại. Do sự vận động theo hướng đi lên của lịch sử, dần dần có những cá nhân đã khẳng định tài năng của bản thân bằng cách phá vỡ những khuôn mẫu định sẵn, sáng tạo những vần thơ có ý nghĩa và dạt dào giá trị nhân văn. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan