Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tình huống ucp phần 1

.DOCX
19
451
128

Mô tả:

***Lưu ý:  Đối với các câu tình huống có chọn đáp án, các nhóm chọn đáp án đúng nhất và giải thích tại sao.  Các tình huống được sắp xếp không theo thứ tự các điều khoản trong UCP (Đây là yêu cầu của Cô). MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC BẠN CHO BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM. CÁM ƠN RẤT NHIỀU ^^! Tình huống 1: Công ty thương mại Toàn Thắng ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị văn phòng từ Công ty MLS, Mỹ. Công ty Toàn Thắng yêu cầu Ngân hàng VCB Bình Tân mở một L/C với điều khoản thanh toán 20 ngày sau ngày giao hàng và đã cam kết trả sau. Đây là trường hợp thanh toán đúng hạn đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Tình huống 2: Trong LC quy định: -Người mở LC: Công ty Toyota -NH phát hành: Phương Đông Bank -NH được chỉ định: CitiBank -Người thụ hưởng: Công ty AMC a. AMC xuất trình bộ chứng từ cho CitiBank trong đó có 1 hóa đơn thương mại bị thiếu chữ kí vì thế CitiBank từ chối thanh toán. Quyết định của ngân hàng như vậy là: A. Đúng B. Sai (Theo điểm iv, khoản a, điều 18) b. Giả sử trong LC quy định số tiền phải thanh toán là 300.000USD nhưng trong hóa đơn lại ghi 6.300.000.000 VND vì vậy CitiBank từ chối thanh toán. Ngân hàng làm vậy là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai (khoản b, điều 18) Tình huống 3: Công ty thương mại Đại Phát ký kết hợp đồng nhập khẩu lô văn phòng phẩm từ công ty TNHH ATX, Mỹ. Công ty Đại Phát yêu cầu Ngân hàng Sacombank Quận 10, TPHCM mở một L/C cho giao dịch thương mại này. L/C được thông báo đến đơn vị xuất hàng thông qua Ngân hàng Citibank, New York. L/C quy định Sacombank sẽ thanh toán theo cam kết trả sau vào ngày 2/5/2011. Tuy nhiên do ngày 30/4 và 1/5/2011 trùng với Thứ bảy và Chủ nhật nên Sacombank được nghỉ bù vào ngày 2/5/2011. Như vậy đến ngày 3/5/2011 Sacombank mới thanh toán cho bên xuất khẩu. Hỏi việc làm trên có tuân thủ nguyên tắc thời gian thanh toán đúng hạn hay không? A. Có B. Không Tình huống 4: Trong một L/C quy định: “AVAILABLE WITH ANY BANK BY NEGOTIATION”. Nhà XK đem xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng MB. Hỏi ngân hàng MB có phải ngân hàng đc chỉ định hay không? A Có B Không Tình huống 5: Đối tượng nào sau đây là người xuất trình chứng từ? A. Ngân hàng xác nhận B. Ngân hàng phát hành C. Người thụ hưởng D. Người mở L/C Tình huống 6: Xuất trình chứng từ hợp lệ là việc xuất trình chứng từ phù hợp với: A. UCP 600, ISBP 681 (điều 2) B. URC 522, ISBP 681 C. URR 725, ULB 1930 D. Tất cả đều sai Tình huống 7: Chọn câu Đúng: A. Một L/C có thể dùng từ “Competent” để chỉ người thụ hưởng B. Chỉ có chữ ký tay mới có giá trị trong L/C C. Yêu cầu chứng từ được hợp pháp hóa sẽ được thỏa mãn bằng con dấu của cơ quan có thẩm quyền D. Tất cả đều sai Tình huống 8: Ngân hàng phát hành có được phép hủy ngang việc thanh toán cho L/C mà nó đã phát hành không? A. Có B. Không (khoản b, điều 7) Tình huống 9: Ta có dữ liệu sau: Ngày 08/11/2012 (Thứ năm), người thụ hưởng là công ty X xuất trình bộ chứng từ đến NH Sacombank, yêu cầu Sacombank thanh toán cho bộ chứng từ đó. Vậy thời gian nào là ngày mà Sacombank ra thông báo xác định chứng từ là hợp lệ (giả sử NH Sacombank không làm việc thứ 7 và chủ nhật): A. B. C. D. 06/11/2012 15/11/2012 (khoản b, điều 14) 18/11/2012 24/11/2012 Tình huống 10: Các chứng từ hợp lệ được xuất trình tại ngân hàng được chỉ định thì ngân hàng phát hành phải thanh toán trong trường hợp nào? A. Thư tín dụng có giá trị bằng trả ngay tại ngân hàng được chỉ định và ngân hàng này thanh toán. B. Trả sau tại ngân hàng được chỉ định và ngân hàng này không cam kết trả sau hoặc cam kết nhưng không trả vào ngày đáo hạn (khoản a, điều 7) C. Chấp nhận tại ngân hàng được chỉ định D. Chiết khấu tại một ngân hàng được chỉ định Tình huống 11: Trong một L/C có thông tin: Beneficary: HONGHA COMPANY, LE THIEN, AN DUONG, HAI PHONG, VIETNAM TEL/FAX: 84.31.850651/549 Thông tin trong hóa đơn thương mại do công ty HONGHA phát hành lại ghi địa chỉ khác: THONGNHAT, GO VAP, TPHCM, VIET NAM Vậy chứng từ trên có được coi là hợp lệ không? A. Có (khoản j, điều 14) B. Không C. Tùy ngân hàng phát hành quyết định Tình huống 12: Công ty Susu nhận được một L/C có ghi ngày phát hành là 20/6/2008, ngày giao hàng quy định trong L/C là 1/7/2008 Sau khi giao hàng, công ty Susu xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành đúng hạn. Nhưng ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ mâu thuẫn với điều kiện L/C trên. Cụ thể ngân hàng nêu ra các chứng từ sau đây ký trước ngày giao hàng quy định trog L/C: -Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) ký ngày 15/6/2008 thậm chí trước cả ngày mở L/C (khoản i, điều 14) -Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Original) ký ngày 28/6/2008 (khoản i, điều 14) Ngân hàng từ chối thanh toán với lý do như vậy là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Tình huống 13: Công ty Vinamilk, Việt Nam có một hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu với công ty MAMA tại Mỹ. Theo yêu cầu của công ty Vinamilk, ngân hàng BIDV mở một L/C có giá trị trả sau tại ngân hàng được chỉ định là HSBC tại Mỹ, ngân hàng này đã cam kết trả sau. Ngân hàng xác nhận là M&T Bank. Đến ngày đáo hạn, công ty MAMA đem chứng từ hợp lệ đến ngân hàng HSBC để yêu cầu thanh toán, nhưng ngân hàng này không thanh toán. Vậy công ty này có thể nhận được thanh toán ở ngân hàng nào? A. BIDV B. M&T Bank C. Cả 2 (khoản a, điều 7 và điều 8) Tình huống 14: Trong L/C có nội dung: Shipment date: About August 11th, 2011 Vậy ngày giao hàng là: A. 11/08/2011 B. 12/08/2011 C. 6-16/08/2011 (điều 3) D. Tất cả đều sai Tình huống 15: Công ty Thành Công nhập khẩu linh kiện ô tô từ công ty Honda ở Nhật Bản. Công ty Thành Công đã yêu cầu Ngân hàng Vietcombank ( VCB ) mở L/C và đã được VCB chấp nhận mở L/C. Công ty Honda đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, cũng như xuất trình Bộ chứng từ hợp lệ và yêu cầu Ngân hàng VCB thanh toán theo như L/C.Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày xuất trình, VCB hay tin công ty Thành Công đã bị phá sản không thể thanh toán cho bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa là hợp đồng thương mại đã không thể tiếp tục vì một bên tham gia trong hợp đồng đã không thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Với lý do người mở bị phá sản và hợp đồng thương mại không thể tiếp tục, VCB từ chối thanh toán cho công ty Honda. Theo bạn, VCB làm vậy có đúng không? A. Có B. Không (Theo điều 2, khoản b điều 7, khoản a điều 15) Tình huống 16: Công ty DAINAM có một hợp đồng xuất khẩu cho công ty Won Bin ở Hàn Quốc. Công ty Won Bin đã yêu cầu ngân hàng Shinhan mở một L/C có giá trị chiết khấu tại ngân hàng được chỉ định là ngân hàng. Ngân hàng xác nhận là ngân hàng SinWa. Trước ngày đáo hạn, công ty DAINAM mang bộ chứng từ hợp lệ đến ngân hàng Bank of Korea xin chiết khấu nhưng bị từ chối. Sau đó, công ty mang bộ chứng từ đến xuất trình ở ngân hàng SinWa và yêu cầu chiết khấu miễn truy đòi. Ngân hàng SinWa có buộc phải thực hiện không? Theo điểm ii, khoản a, điều 8 và khoản b, điều 8  NH SW buộc phải thực hiện nếu L/C có giá trị chiết khấu tại nó Tình huống 17: L/C quy định: ngày hết hạn xuất trình chứng từ là ngày 12/3/200X. Vậy người thụ hưởng phải xuất trình chứng từ vào ngày nào thì hợp lệ? A. B. C. D. Trước ngày 12/3/200X (khoản e, điều 6) Vào ngày 12/3/200X Chậm nhất là ngày 13/3/200X Tất cả đều được Tình huống 18: Một L/C có thể quy định là có giá trị thanh toán bằng hối phiếu ký phát cho người mở không? A. Không (khoản c, điều 6) B. Có Tình huống 19: Công ty Pomina ký hợp đồng xuất khẩu với công ty Yusawa tại Nhật Bản. L/C do ngân hàng Mizuho tại Nhật Bản phát hành có giá trị trả chậm tại Ngân hàng được chỉ định là Vietcombank. Ngày hết hiệu lực của L/C là ngày 13/4/2014 và đây cũng là ngày hết hạn xuất trình chứng từ. Ngày 10/4/2014, công ty Pomina đã mang bộ chứng từ hợp lệ đến ngân hàng Vietcombank để yêu cầu thanh toán sau 30 ngày theo như trong L/C quy định, tức là ngày 10/5/2014. Và ngân hàng Vietcombank đã cam kết trả sau. Nhưng đến hết ngày 10/5/2014, Pomina kiểm tra tài khoản thì thấy tiền vẫn chưa được chuyển vào tài khoản, tức là ngân hàng Vietcombank đã không thực hiện như cam kết. hỏi trong trường hợp này Vietcombank làm vậy có vi phạm cam kết không? Công ty Pomina có thể đòi tiền ở đâu? Tình huống 20: Công ty Tấn Tài là người thụ hưởng của L/C do ngân hàng ABC phát hành theo yêu cầu của công ty GOLD. Đến hạn xuất trình chứng từ, công ty Tấn Tài xuất trình bộ chứng từ về cho NH ABC nhưng bộ chứng từ bất hợp lệ. Được biết Công ty GOLD là một khách hàng thân thiết của ngân hàng ABC, lợi dụng mối quan hệ này, Công ty Tấn Tài đã liên hệ với công ty GOLD thỏa thuận: công ty GOLD sẽ nói với NH ABC chấp nhận bất hợp lệ, đổi lại lần giao hàng sau công ty GOLD sẽ được hưởng chiết khấu 2% giá trị lô hàng. Theo bạn, việc làm của Công ty Tấn Tài là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Tình huống 21: Ngân hàng Vietcombank mở một L/C theo yêu cầu của công ty Vinamilk để thanh toán cho một hợp đồng nhập khẩu mà nó đã ký với công ty CoLy tại Mỹ. L/C có giá trị chiết khấu tại ngân hàng Citibank tại Mỹ. Ngày hết hiệu lực của L/C là ngày 30/4/2014. Nhưng ngày 20/4/2014 công ty CoLy đã đem bộ chứng từ hợp lệ đến Citibank và ngân hàng này đã chiết khấu bộ chứng từ cho công ty này. Ngay lập tức, ngân hàng Citibank đã gửi bộ chứng từ này cho ngân hàng Vietcombank và yêu cầu hoàn trả ngay cho Citibank. Hỏi Citibank làm như vậy là đúng hay sai? Vietcombank sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Tình huống 22: Một L/C do NH ABC phát hành, người thụ hưởng là công ty H; chứng từ được yêu cầu có bao gồm 1 giấy chứng nhận xuất xứ - Certificate of Original (C/O). Công ty H đã mang bộ chứng từ đi xuất trình tại NH XYZ (NH được chỉ định). NH này sau khi kiểm tra, quyết định chiết khấu miễn truy đòi, xuất trình đòi tiền NH ABC. NH ABC sau khi kiểm tra, gửi thông báo từ chối thanh toán cho NH XYZ với lý do: NH không chấp nhận C/O do phòng thương mại của VN cấp Việc từ chối của NH ABC là đúng hay sai? a. Đúng b. Sai (Theo khoản f, điều 14 ) Tình huống 23: Tháng 3/2011 Công ty may Việt Hưng ký hợp đồng nhập một lô hàng nguyên liệu vải may mặc của một Công ty Panchat ở Thái Lan. Trong HĐ quy định: Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang, trả ngay. Công ty may Việt Hưng đã mở L/C tại VCB theo đúng quy định của HĐ, công ty Panchat giao hàng. Sau khi người bán giao hàng xong, lập bộ chứng từ và gửi qua DHL một vận đơn gốc cho Công ty May Việt Hưng còn 2/3 B/L gốc gửi cho NH cùng bộ chứng từ để thanh toán theo L/C . Hàng về tới cảng Hải Phòng trước khi VCB nhận được bộ chứng từ. Công ty May Việt Hưng đến cảng nhận hàng và mời 1 công ty giám định chất lượng lô hàng. Biên bản giám định kết luận hàng kém phẩm chất. Công ty May Việt Hưng gửi đơn cùng biên bản cho VCB yêu cầu NH ngừng thanh toán cho Công ty Panchat. Đồng thời công ty may Việt Hưng điện khiếu nại Công ty Panchat về việc giao hàng kém chất lượng và yêu cầu hoặc là giao lại hàng hoá thay thế, hoặc giảm giá lô hàng rồi mới chỉ thị cho VCB trả tiền. Sau khi VCB nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của L/C, song để bảo vệ quyền lợi của khách hàng mình, VCB đã gửi fax tuyên bố ngừng trả tiền công ty Panchat với nội dung “chúng tôi ngừng trả tiền quý ngài bởi vì người mở L/C đã tuyên bố ngừng trả tiền với lý do hàng hoá kém phẩm chất tại cảng đến”. Theo bạn, VCB tuyên bố ngừng thanh toán cho công ty của Thái lan là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Tình huống 24: Khi một ngân hàng thông báo được ngân hàng phát hành ủy quyền hay yêu cầu xác nhận một thư tín dụng thì ngân hàng này có được phép từ chối hay không? A. B. C. D. Có (Khoản d, điều 8) Không Tùy quy định của L/C Tùy ngân hàng phát hành quyết định Tình huống 25: Một L/C quy định “shipment to be made from June 9, 2013 to June 14, 2013” ngày giao hàng là: A. B. C. D. 10/6 đến 13/6/2013 9/6 đến 14/6/2013 (Điều 3) 9/6 đến 15/6/2013 Tất cả đều sai Tình huống 26: Công ty SNSD (Việt Nam) xuất khẩu xe ô tô cho công ty 2NE1 (Hàn Quốc). Công ty yêu cầu HSBC tại Hàn Quốc mở một L/C, trong L/C có các nội dung sau: Date of expiry: 100818 Latest date of shipment: 100808 Period for presentation: Document presented within 20 days from the date of shipment Công ty X giao hàng vào ngày 01/08/2010. Và đến ngày 19/08/2010 thì xuất trình bộ chứng từ cho 1 ngân hàng được chỉ định ở Việt Nam nhưng ngân hàng này từ chối thanh toán. Việc từ chối này là đúng hay sai? Tình huống 27: Công ty Abbot tại Mỹ sau khi ký hợp đồng nhập khẩu với công ty Vinamilk tại Việt Nam đã làm đơn yêu cầu mở L/C gửi đến ngân hàng HSBC. Sau khi xem HSBC đã chấp nhận, tiến hành mở L/C và nhờ Citibank-ngân hàng đại lý của mình ở Việt Nam thông báo.Nhưng Citibank lại không phải là ngân hàng phục vụ cho công ty Vinamilk nên Citibank đã nhờ ngân hàng Vietcombank thông báo cho công ty Vinamilk.Sau khi xác định được tính chân thật bề ngoài của thông báo, Vietcombank đã tiến hành thông báo cho công ty Vinamilk a. Ngân hàng chịu trách nhiệm về thông báo tính chân thật bề ngoài của L/C này đến Vinamilk là: A. HSBC B. Citibank C. Vietcombank b. HSBC phát hành tu chỉnh, gửi đến Citibank, Citibank không gửi tu chỉnh cho Vietcombank mà gửi tu chỉnh cho HD Bank (một ngân hàng khác cũng phục vụ cho Vinamilk), nhận xét hành động của Citibank? A. Đúng B. Sai Tình huống 28: LC có giá trị 200.000$, sau đó ngân hàng phát hành tu chỉnh L/C lên 300.000$ theo yêu cầu nhà nhập khẩu, tuy nhiên người thụ hưởng không thông báo gì sau khi ngân hàng thông báo chuyển tu chỉnh cho người thụ hưởng Nếu trong thời hạn xuất trình mà người thụ hưởng xuất trình hối phiếu 300.000$ thì thế nào? A. Tu chỉnh L/C không có hiệu lực, ngân hàng trả 200.000$ cho người thụ hưởng B. Tu chỉnh L/C có hiệu lực, ngân hàng trả 300.000$ cho người thụ hưởng (Theo khoản c, điều 10) C. Tu chỉnh L/C không có hiệu lực, ngân hàng không thanh toán cho người thụ hưởng D. Tất cả đều sai Tình huống 29: Theo yêu cầu của Cty Hòa Phát tại Việt Nam, Ngân hàng Eximbank đã mở một L/C có giá trị 500.000 gửi đến Cty Simson-Mỹ thông qua ngân hàng thông báo là ngân hàng Eximbank tại Mỹ. L/C đã được xác nhận của ngân hàng HSBC tại Mỹ và có giá trị thanh toán tại ngân hàng chấp nhận. Sau đó(còn trong thời gian hiệu lực của L/C), hai cty, ngân hàng Eximbank đã thỏa thuận và đồng ý tu chỉnh giá trị L/C thành 550.000$. Tu chỉnh này được gửi đến các bên, cả ngân hàng phát hành Eximbank, ngân hàng xác nhận HSBC và người thụ hưởng công ty Simson đều đồng ý với tu chỉnh, nhưng ngân hàng HSBC không xác nhận số tiền tăng thêm của tu chỉnh. Ngân hàng HSBC có được phép làm vậy không? A. Có B. Không Tình huống 30: Ngân hàng gửi tu chỉnh đến người thụ hưởng, tu chỉnh quy định rằng trong thời hạn 1 tuần kể từ ngày chuyển giao tu chỉnh đến người thụ hưởng, người thụ hưởng không từ chối thì tu chỉnh sẽ có hiệu lực. Điều này: A. Đúng ( Khoản f, điều 10) B. Sai Tình huống 31: Một L/C đã đc thanh tóan sau đó người NK nhận hàng phát hiện hàng hóa bị thiếu. Họ khiếu nại yêu cầu NH phát hành hòan trả lại số tiền của hàng hóa bị thiếu. Nhận xét của anh chị về khiếu nại này A. Sai ( điều 5 + điêu 34 ) B. Đúng C. Tùy NH quyết định D. Tùy người vận chuyển quyết định Tình huống 32: Một ngân hàng thông báo mà không phải ngân hàng xác nhận thông báo thư tín dụng và tu chỉnh có nghĩa vụ gì với L/C đó: A. thanh toán B. chiết khấu C. A,B đúng D. A,B sai (khoản a, điều 9) Tình huống 33: Một L/C do NH VCB phát hành quy định: “ AVAILABLE WITH HSBC BANK BY PAYMENT”. Hỏi L/C có giá trị thanh toán tại ngân hàng nào? A. B. C. D. NH HSBC NH VCB Bất cứ ngân hàng nào có tên trong L/C NH HSBC và NH VCB Tình huống 34: Trong L/C có quy định: “Hàng hóa phải được chuyên chở từ cảng West European tới cảng Mombasa”. Tuy nhiên, trong vận đơn người thụ hưởng xuất trình, cảng dỡ hàng (Port of discharge) lại ghi là Sombama. Vậy vận đơn này có được coi là hợp lệ không? A. Có B. Không Tình huống 35: Ngân hàng ACB là ngân hàng được chỉ định (ACB không phải là NH xác nhận), ACB tiến hành kiểm tra bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình và kết luận bộ chứng từ phù hợp với qui định trong L/C, sau đó chuyển bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành kiểm tra tìm thấy sự sai biệt với qui định trong L/C và trả lại chứng từ. Khi ngân hàng ACB nhận lại chứng từ thì L/C đã hết hạn.Người thụ hưởng khiếu nại với ngân hàng ACB và yêu cầu thanh toán vì chính ngân hàng này trước đây đã xác định bộ chứng từ là phù hợp.Hỏi ngân hàng được chỉ định có trách nhiệm phải thanh toán hay không? Tình huống 36: Thông qua việc thông báo thư tín dụng hay sửa đổi, ngân hàng thông báo cho thấy rằng nó đã: A. xác định tính chân thật bề ngoài của L/C (khoản b, điều 9) B. đồng ý thanh toán và chiết khấu L/C cho người thụ hưởng C. L/C hay sửa đổi được người thụ hưởng chấp nhận D. tất cả đều sai Tình huống 37: Field 48 của L/C ghi: Documents presented at the end of February, 2012 Hỏi thời hạn xuất trình chứng từ là: A. B. C. D. 21/2/2012 – 29/2/2012 (điều 3) 29/2/2012 20/2/2012 – 28/2/2012 28/2/2012 Tình huống 38: Ngân hàng phát hành HSBC sử dụng dịch vụ thông báo của ngân hàng BIDV và yêu cầu BIDV thông báo tu chỉnh đến người thụ hưởng. ngân hàng BIDV không xác minh được tính chân thật bề ngoài của tu chỉnh, Ngân hàng BIDV cần làm gì? A. thông báo không chậm trễ đến ngân hàng HSBC vể việc từ chối tu chỉnh B. thông báo cho người thụ hưởng, đồng thời thông báo BIDV không xác minh được tính chân thật của tu chỉnh C. A, B đúng (khoản f, điều 9) D. A, B sai Tình huống 39: Một L/C không ghi rõ nó có giá trị thanh toán bằng phương thức nào thì L/C này có coi là hợp lệ không? A. Có B. Không (khoản b, điều 6) Tình huống 40: L/C quy định như sau: “A draft is drawn at 23days from shipment date”, shipment date: August 3, 2014. Hỏi ngày thanh toán hối phiếu là ngày nào? A. B. C. D. 25/8/2014 26/8/2014 27/8/2014 Tất cả đều sai Tình huống 41: Một vận đơn hợp lệ phải được cấp bởi: A. B. C. D. Hãng tàu Chủ hàng Thuyền trưởng hay người thuê tàu Có thể là a hoặc b hoặc c hoặc bất cứ bên nào (khoản l, điều 14) Tình huống 42: Nếu LC quy định phải xuất trình 3 bản của bộ chứng từ thì trường hợp nào sau đây là không hợp lệ A. 1 bản gốc và 2 bản sao B. 1 bản sao và 2 bản gốc C. 3 bản gốc D. 3 bản sao (khoản a, điều 17) Tình huống 43: Công ty xuất khẩu KimBum xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Kim Tan, yêu cầu Ngân hàng Kim Tan chiết khấu. Nhưng Ngân hàng Kim Tan xác định được bộ chứng từ này có điều bất hợp lệ nên đã gửi thông báo bằng điện trong ngày làm viêc thứ 5 sau ngày xuất trình chứng từ cho Cty KimBum về việc này. Với nội dung gồm điểm bất hợp lệ trong bộ chứng từ mà theo đó ngân hàng từ chối chiết khấu và ngân hàng từ chối chiết khấu. Việc từ chối của ngân hàng Kim Tan là đúng hay sai. Và quy trình từ chối đúng hay chưa? Tình huống 44: Một bộ chứng từ hợp lệ xuất trình đến ngân hàng xác nhận thì ngân hàng xác nhận buộc phải: A. Thanh toán hoặc chiết khấu miễn truy đòi và chuyển chứng từ về ngân hàng phát hành B. Thanh toán hoặc chiết khấu có truy đòi và chuyển chứng từ về ngân hàng phát hành C. Thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển chứng từ về ngân hàng phát hành D. Tất cả đều sai Tình huống 45: Khi ngân hàng phát hành phát hiện bộ chứng từ xuất trình bất hợp lệ thì ngân hàng có thể: A. Từ chối thanh toán và chiết khấu B. Tiếp xúc với người mở L/C để chấp nhận bất hợp lệ nhưng không được kéo dài hơn thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày xuất trình. C. 2 đáp án đều đúng (khoản a,b điều 16) D. 2 đáp án đều sai. Tình huống 46: Trong L/C chứa đựng 1 điều khoản quy định rằng hàng hóa phải có xuất xứ từ Đức nhưng không có điều khoản yêu cầu phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin). Vậy khi kiểm tra chứng từ, NH sẽ xử lý điều khoản này thế nào? A. Vẫn yêu cầu người thụ hưởng xuất trình C/O để xác nhận xuất xứ B. Không yêu cầu người thụ hưởng xuất trình C/O nhưng phải có một giấy tờ nào đó chứng minh được hàng hóa có xuất xứ từ Đức C. Bỏ qua luôn điều khoản trên, không quan tâm xuất xứ hàng hóa (khoản h, điều 14) Tình huống 47: Ngày 5/5/2014, công ty xuất khẩu Bình Minh tiến hành xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành VCB. Đến ngày 13/5/2014 thì Ngân hàng thông báo rằng bộ chứng từ không hợp lệ theo đúng khoản c, điều 16. Nhưng công ty xuất khẩu yêu cầu ngân hàng thanh toán cho mình vì ngân hàng đã thông báo quá hạn. Việc yêu cầu này của công ty Bình Minh đúng hay sai. A. Đúng (khoản b, điều 14 và khoản d, điều 16) B. Sai Tình huống 48: Ngày 11/4/2014, công ty xuất khẩu Yoona tiền hành xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng được chỉ định, thì ngày cuối cùng ngân hàng thông báo bộ chứng từ không hợp lệ là: A. B. C. D. Ngày 16/4/2014 (khoản b, điều 14) Ngày 17/4/2014 Ngày 18/4/2014 Ngày 19/4/2014 Tình huống 49: Ngân hàng nào chịu trách nhiệm thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ: A. B. C. D. NH chiết khấu, NH đòi tiền, NH chuyển nhượng NH xác nhận, NH thông báo, NH phát hành NH phát hành, Nh đc chỉ định, NH hoàn trả NH phát hành, NH xác nhận, NH đc chỉ định Tình huống 50: Một L/C có quy định người thụ hưởng là công ty Cám. Tuy nhiên, vận đơn xuất trình lại ghi tên người gửi hàng là công ty Tấm chứ không phải công ty Cám. Vậy vận đơn trên có được coi là hợp lệ hay không? A. Có B. Không
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan