Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN TỪ 2011...

Tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN TỪ 2011-2016

.PDF
22
161
92

Mô tả:

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN TỪ 2011-2016
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 243/BC-UBND Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 12 năm 2016 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 Phần I TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN TỪ 2011-2016 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Khái quát tình hình an toàn thực phẩm của tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi, diện tích tự nhiên 1.231,8 2 km , dân số 1.056.000 người; tỉnh có 9 huyện, thành phố, thị xã và 137 xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua, kinh tế của Vĩnh Phúc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội và sự hưởng ứng của người dân; công tác quản lý nhà nước về ATTP đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tình hình ATTP được cải thiện đáng kể, việc sử dụng chất cấm, hoá chất ngoài danh mục trong nuôi, trồng, chế biến từng bước được kiểm soát; số vụ ngộ độc thực phẩm đông người giảm dần; các sự kiện văn hoá, chính trị, các ngày lễ hội được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, công tác quản lý ATTP của tỉnh cũng như trong cả nước đang phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố không thuận lợi: tình hình mất ATTP trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực; tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hóa tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường; các chất cấm, hoá chất độc hại trong nuôi, trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm còn tương đối phổ biến trên thị trường; thực phẩm không an toàn, nhập lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp; nguồn lực để đảm bảo cho công tác quản lý ATTP còn hạn chế. Trên địa bàn tỉnh có 7.150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm thuộc diện quản lý của các sở, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Trong đó: 1.482 cơ sở chăn nuôi có quy mô trang trại; 729 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản có quy mô từ 1ha trở lên; 96 cơ sở trồng rau tập trung; 62 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm; 374 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 02 siêu thị có kinh doanh thực phẩm, 59 chợ có hoạt động kinh doanh thực phẩm; hơn 100 tụ điểm bán thực phẩm tươi sống; 1.394 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 1720 cơ sở dịch vụ ăn uống; trên 600 bếp ăn tập thể trong các khu, cụm công nghiệp và trường học. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ do cấp xã quản lý bao gồm: 840 hộ kinh doanh thức ăn đường phố; 970 điểm bán hàng ăn sáng; trên 7000 hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ, tụ điểm; 939 hộ gia đình có hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; hơn 70 ngàn hộ trồng rau, quả có diện tích lớn tới 4,0 ha (thuê ruộng), hộ nhỏ nhất hơn 01 sào Bắc bộ; số hộ chăn nuôi lợn là gần 70 ngàn, trong đó quy mô nhỏ dưới 10 con chiếm trên 70%; có khoảng 180 ngàn hộ chăn nuôi gia cầm, trong đó quy mô nuôi dưới 50 con chiếm trên 70%; gần 10 nghìn hộ nuôi thủy sản quy mô nhỏ. Từ số liệu trên cho thấy, có trên 95% các cơ sở thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thời vụ, do cấp xã quản lý theo quy định; việc buông lỏng quản lý của một số cấp ủy, chính quyền cấp xã cùng với việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, gây khó khăn trong quản lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và phát triển bền vững của tỉnh. 2. Những thuận lợi và khó khăn a) Thuân lợi: - Đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về ATTP của Chính phủ, các bộ, ngành đã tương đối đầy đủ. Về cơ bản, các văn bản không còn chồng chéo, nhiệm vụ của các ngành, các cấp được phân công rõ ràng. - Công tác ATTP luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. - Cơ quan Thường trực và các ngành được giao nhiệm vụ quản lý đã chủ động, tích cực trong tham mưu, đề xuất để Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành đầy đủ các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATTP của tỉnh. b) Khó khăn: - Phần lớn cấp Uỷ, chính quyền cấp xã chưa vào cuộc thật sự đối với công tác ATTP, do đó việc lãnh đao, quản lý và đầu tư cho công tác này trong thời gian qua ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế. - Trên 95% cơ sở thực phẩm trong tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, thời vụ, phân tán khó kiểm soát; ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; hoá chất độc hại, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại,... diễn biến phức tạp. - Tổ chức bộ máy, nhân lực, kinh phí, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý ATTP ở các cấp chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. II. VIỆC TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về an toàn thực phẩm - Tỉnh uỷ: Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 19/3/2012 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong tình hình mới”. - HĐND tỉnh: + Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 về Cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015; 2 + Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 về cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt, sản xuất hàng hoá tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015; + Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020; + Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020; + Nghị quyết số 202/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 về các chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020; + Kế hoạch số 43/KH-HĐND ngày 13/11/2015 về việc giám sát tại kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khoá XV về công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2014 đến tháng 10 năm 2015; + Kết luận số 24/KL-HĐND ngày 22/12/2015 về Giám sát tại kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khoá XV về công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2014 đến tháng 10 năm 2015 trên địa bàn tỉnh. - UBND tỉnh: + Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 13/11/2015 về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi; + Chỉ thị số 03/2016/CT-UBND ngày 15/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới; + Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2020; + Quyết định số 24/2013QĐ-UBND ngày 10/10/2013 quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020 theo Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh; + Quyết định số 3309/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; + Quyết định số 3310/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 phê duyệt quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; + Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh; + Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 về việc phân cấp quản lý ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương; + Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 quy định quản lý đối với các cơ sở ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT; + Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; + Quyết định số 117/QĐ-CT ngày 14/01/2016 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh Vĩnh Phúc. + Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 quy định hướng dẫn các nội dung hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông 3 nghiệp, thuỷ sản và hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; + Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020; + Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; + Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 02/6/2016 phân công, phân cấp quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương; + Quyết định số 3752/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh. - Các văn bản chỉ đạo, triển khai khác: + Đề án 3116/2013/ĐA-UBND ngày 17/6/2013 của UBND tỉnh về việc phát triển chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020; + Kế hoạch số 1100/KH-UBND ngày 04/4/2012 của UBND tỉnh triển khai thực hiện chiến lược Quốc gia về ATTP giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030; + Kế hoạch số 4242/KH-UBND ngày 20/10/2011 của UBND tỉnh về kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản xuất nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh theo Thông tư 14/2011/TTBNNPTNT; + Kế hoạch số 2334/KH-UBND ngày 25/4/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Năm vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; + Kế hoạch số 7985/KH-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh triển khai đợt cao điểm hành động Năm vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; + Kế hoạch số 8338/KH-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh về triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016 trên địa bàn tỉnh. + Kế hoạch số 2871/KH-BCĐ ngày 11/5/2016 của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP tỉnh về việc Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-CT ngày 15/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. + Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và UBND cấp huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ và văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh hàng năm đã xây dựng, ban hành các văn bản cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác ATTP thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công. Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, công tác chỉ đạo, điều hành thực thi pháp luật về ATTP giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai quyết liệt, trách nhiệm và thường xuyên thông qua việc ban hành đầy đủ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh. 4 2. Tổ cức bộ máy, năng lực về thực thi pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh ATTP 2.1. Tổ chức bộ máy Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo thành lập các đơn vị: - Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp. - Các Sở được giao nhiệm vụ quản lý về ATTP đã thành lập các Chi cục theo hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành TW: Sở Y tế: + Tuyến tỉnh có Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập năm 2008; hiện Chi cục có 12 biên chế, 03 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP; + Trung tâm Y tế tuyến huyện có Khoa An toàn thực phẩm, có từ 3-5 cán bộ; + Tuyến xã có 01 cán bộ Y tế thôn bản kiêm cộng tác viên ATTP. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: + Cấp tỉnh: có 06 Chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản gồm: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Thú y; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Thủy sản; Thủy lợi; Kiểm lâm; + Cấp huyện: 09 Trạm Thú y, 09 Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 04 Trạm vùng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (chưa có biên chế) là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Chi cục có nhiệm vụ phục vụ chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các dịch vụ công của các Chi cục, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo ATTP nông, lâm, thủy sản. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản và muối. + Cấp xã: Chưa có. Sở Công thương: + Phòng Quản lý thương mại: thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP do ngành Công thương quản lý; + Chi cục Quản lý Thị trường được thành lập năm 1997, được giao thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ATTP của Ngành Công thương; Chi cục có 39 biên chế, với 11 đội; trong đó, 09 đội quản lý địa bàn các huyện, thành phố, thị xã; + Phòng Công thương/kinh tế huyện, thành phố, thị xã được giao quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. 2.2. Về hệ thống tổ chức kiểm nghiệm, trang thiết bị kiểm nghiệm - Sở Y tế có Labo kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh có chức năng kiểm nghiệm ATTP. Hiện tại, Trung tâm đang xây dựng và đề nghị công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025; - Sở Nông nghiệp và PTNT có 01 Phòng thí nghiệm phân tích đất, kiểm nghiệm phân bón, giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn ISO/IEC 17025 năm 2011. 5 2.3. Về tổ chức thực hiện QLNN về ATTP theo chức năng, nhiệm vụ Theo quy đinh của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương; Quyết định số 33/QĐUBND ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: - Ngành Y tế: Quản lý các cơ sở sản xuất, chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; điều kiện ATTP các cơ sở dịch vụ ăn uống. - Ngành Nông nghiệp: Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản xuất ban đầu nông, lâm, thuỷ sản, muối; quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm từ rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. - Ngành Công thương: Quản lý các sở sở sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. - UBND tuyến huyện, xã: Được giao nhiệm vụ quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn (cơ sở, hộ nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh có hơn 70 ngàn; 180 ngàn hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; gần 10 ngàn hộ nuôi thủy sản quy mô nhỏ lẻ; trên 1.500 hàng quán, thức ăn đường phố). Việc quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh được phân công, phân cấp rõ ràng, không có sự chồng chéo. 2.4. Việc triển khai phối hợp liên ngành trong quản lý ATTP - UBND Vĩnh phúc đã ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở để các ngành, các cấp trong tỉnh phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý ATTP và các hoạt động về chuyên môn luôn có sự phối hợp và không bị chồng chéo. - Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ATTP được tổ chức chặt chẽ và thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh. Để lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATTP, cấp tỉnh có Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, Đồng 6 chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, phó Ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực Y tế; cơ quan Thường trực là Sở Y tế; các thành viên là Giám đốc các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; cấp huyện và xã đều có Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP, được thành lập theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Hàng năm, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp được củng cố, kiện toàn, ban hành quy chế hoạt động; phân công thành viên theo dõi giám sát các hoạt động về ATTP của các sở, ngành và địa phương. Hoạt động của Ban Chỉ đạo đã giúp UBND các cấp chỉ đạo, điều phối công tác quản lý ATTP của các ngành, đoàn thể, địa phương trong toàn tỉnh; điều phối các hoạt động chuyên môn: truyền thông giáo dục, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và xử lý các vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý ATTP tại các đơn vị và địa phương. Ban Chỉ đạo liên ngành các cấp, các sở, ngành được giao nhiệm vụ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, thường xuyên xây dựng các chuyên mục, phóng sự, cập nhật đăng tải kịp thời thông tin tuyên truyền về công tác ATTP; phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật về ATTP đến từng địa phương, người dân, đặc biệt là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các đợt cao điểm trong năm: Tháng hành động vì chất lượng ATTP, Têt Nguyên đán, Tết Trung thu,... Các sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Công an tỉnh hàng năm phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên và các nhóm đối tượng trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý, tập huấn kiến thức về ATTP cho người tiêu dùng thực phẩm. Sự phối hợp trong tổ chức các hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã giúp cho công tác quản lý ATTP của tỉnh ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. 2.5. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý ATTP (Bao gồm kinh phí TW, kinh phí đối ứng và kinh phí sự nghiệp) TT I 1 2 II 1 2 III 1 2 Chỉ tiêu Ngành Y tế TỔNG SỐ KINH PHÍ Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Ngành Nông nghiệp TỔNG SỐ KINH PHÍ Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Ngành Công thương TỔNG SỐ KINH PHÍ Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương TỔNG SỐ Tổng số Thực hiện kế hoạch qua các năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 11.611 6.436 5.175 1.939 1.524 415 2.952 1.977 975 2.341 1.517 824 1.074 504 570 1.157 576 581 2.148 338 1.851 9.771,853 1.345 1.700 868,39 2.732,51 1.472,803 1.653,15 1.639 8.132,853 270 1.075 531 1.169 531 337,39 167 2.565,51 1.332,803 443,9 163,9 280 21.826,753 7 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 140 1.653,15 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH 1. Quản lý ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống 1.1. Trong sản xuất, kinh doanh rau, quả tươi sống - Về địa điểm, vùng sản xuất rau, củ, quả: Theo quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2020, diện tích quy hoạch sản xuất rau an toàn là 3.127 ha, trong đó diện tích tập trung 2.951 ha, diện tích phân tán 176 ha, diện tích chuyên canh 832 ha và diện tích luân canh với các cây trồng khác chủ yếu là cây lúa 2.295 ha. Hình thành 9 vùng sản xuất rau an toàn, tập trung gồm: xã Vân Hội, An Hòa, Duy Phiên, Kim Long thuộc huyện Tam Dương; thị trấn Thổ Tang, xã Đại Đồng thuộc huyện Vĩnh Tường; xã Đại Tự thuộc huyện Yên Lạc; xã Tiền Châu thuộc thị xã Phúc Yên và xã Hồ Sơn thuộc huyện Tam Đảo. Số cơ sở, hộ nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh có hơn 70 ngàn hộ có diện tích lớn tới 4,0 ha (thuê ruộng), hộ nhỏ nhất hơn 01 sào Bắc bộ, diện tích rau lớn nhất vào vụ Đông. - Tổng diện tích sản xuất rau, củ, quả tăng từ 7.324,1 ha (năm 2011) lên 9.017 ha (năm 2016); năng suất trung bình tăng từ 170,7 tạ/ha (năm 2011) lên 199,79 tạ/ha (năm 2016); sản lượng tăng từ 125.014,3 tấn (năm 2011) lên 180.147 tấn năm 2016. - Đã xây dựng được thương hiệu một số sản phẩm rau, quả đặc trưng của địa phương như: rau Su Su Tam Đảo, Thanh long ruột đỏ Lập Thạch,… Thị trường tiêu thụ rau của Vĩnh Phúc chủ yếu là nội tỉnh, thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, kênh tiêu thụ chủ yếu thông qua hệ thống thương lái. - Về điều kiện nguồn đất, nước: Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật, kim loại nặng của 1.700 mẫu (1400 mẫu đất, 300 mẫu nước) tại các vùng rau được quy hoạch 100% mẫu đạt yêu cầu quy định. - Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho 114 cơ sở với diện tích 877ha, chứng nhận sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP đối với 56 cơ sở, tổ hợp tác, hợp tác xã với tổng diện tích 568,19 ha (năm 2012 chứng nhận 25 cơ sở với diện tích 225,687 ha; năm 2013- 2014 chứng nhận 10 cơ sở với diện tích 231,68 ha; năm 2015- 2016 chứng nhận 21 cơ sở với diện tích 110,83 ha). - Về đảm bảo ATTP đối với sản phẩm rau, củ, quả tươi sống: + Giám sát việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón trên rau: Kiểm tra tại 388 hộ sản xuất rau, kết quả: Nông dân sử dụng thuốc theo hướng dẫn 342/388 (88,1%); sử dụng thuốc ngoài danh mục, cấm (0%); 46/388 (11,9%) sử dụng thuốc ngoài danh mục trên rau nhưng trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT; sử dụng sai nồng độ, liều lượng là 145/388 (37,37%); 388/388 (100%) hộ sử dụng phân bón đúng quy định. Thực hiện giám sát chỉ tiêu ATTP đối với 3542 mẫu rau tại các vùng trồng rau tập trung, chợ; trong đó Test về dư lượng thuốc BVTV 2762 mẫu, kết quả có 140 mẫu (5,07%) không đạt yêu cầu; kiểm nghiệm các chỉ tiêu kim loại nặng, vi sinh vật, thuốc BVTV, NO3- đối với 780 mẫu, kết quả có 74 mẫu (9,48%) không đạt yêu cầu. + Ban hành 39 quy trình sản xuất rau an toàn gieo trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức 967 lớp tập huấn sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP cho 48.540 hộ nông dân; 8 + Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát chỉ tiêu ATTP (tập trung giám sát dư lượng thuốc BVTV) tại các vùng rau tập trung, chuyên canh. Đã lấy giám sát 542 mẫu rau (các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, vi sinh vật) đều dưới ngưỡng cho phép, có 14 mẫu có dư lượng N03- vượt ngưỡng cho phép (chiếm 2,6%). (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). 1.2. Trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật - Về quy mô, sản lượng chăn nuôi: Trong thời gian qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh về cả chất và lượng, đang từng bước khẳng định là ngành sản xuất chính, đem lại thu nhập cao cho người dân trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 1.482 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chăn nuôi trang trại, còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm hơn 70% số hộ chăn nuôi. Chăn nuôi lợn, gia cầm là thế mạnh của tỉnh và phát triển mạnh theo hướng công nghiệp, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tổng đàn lợn hàng năm tăng từ 480,10 nghìn con (năm 2012) lên 488,60 nghìn con năm 2013; 509,52 nghìn con năm 2014; 547,74 nghìn con năm 2015 và 688,324 nghìn con năm 2016. Tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng theo đó cũng tăng từ 64.134,8 tấn/năm lên 85.961 tấn năm 2016. Tổng số hộ chăn nuôi lợn là gần 70 ngàn, trong đó quy mô nhỏ dưới 10 con chiếm trên 60%; Tổng đàn gia cầm tăng từ 8.463,6 nghìn con năm 2011 lên 9.751 nghìn con năm 2016, trong đó đàn gà là chủ yếu. Tổng sản lượng thịt gia cầm tăng từ 20.826,2 tấn năm 2011 lên 24.064,0 tấn năm 2015; sản lượng trứng gia cầm tăng từ 307.469 nghìn quả năm 2011 lên 376.961 nghìn quả năm 2015. Các hộ, cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung nhiều ở 03 huyện: Tam Dương, Lập Thạch và Tam Đảo; Trên địa bàn tỉnh có khoảng 180 ngàn hộ chăn nuôi gia cầm, trong đó quy mô nuôi dưới 50 con chiếm trên 70%. - Về áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP): Đã hỗ trợ, chứng nhận VietGAP cho 21 cơ sở chăn nuôi và đang tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 07 cơ sở; - Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn: Năm 2014-2015 đã xây dựng được 03 mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ thịt lợn, thịt gà, trứng gà an toàn gồm: Chuỗi thịt lợn (sản lượng 1300 tấn/năm); Chuỗi trứng gà (sản lượng 2.887.000 quả/năm); Chuỗi thịt gà (sản lượng 81 tấn/năm); có 02 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn của chuỗi. - Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 939 cơ sở/điểm giết mổ gia súc, gia cầm. Hầu hết các điểm giết mổ nằm trong khu dân cư, có diện tích chật hẹp, trang, thiết bị, dụng cụ phục vụ giết mổ thô sơ, chất thải chưa được thu gom, xử lý triệt để, lao động chưa được tập huấn kiến thức về đảm bảo ATTP, không có hợp đồng hoặc sổ sách ghi chép, theo dõi nguồn gốc gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ,... - Công tác giám sát chất lượng, ATTP sản phẩm thịt tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt: Lấy 501 mẫu thịt lợn, thịt gà gồm: 309 mẫu thịt lợn test kiểm tra nhanh chất cấm, kết quả 309/309 mẫu không phát hiện; 192 mẫu thịt lợn, thịt gà phân tích 9 các chỉ tiêu vi sinh, chất cấm, tồn dư kháng sinh, kết quả: 09/192 mẫu (4,7%) có chỉ tiêu vi sinh vượt ngưỡng cho phép, 183 mẫu đảm bảo quy định (phụ lục kèm theo). Lấy 876 mẫu thức ăn chăn nuôi, nước tiểu lợn (386 mẫu TĂCN, 490 mẫu nước tiểu lợn) để kiểm tra, phân tích chất lượng, dư lượng chất cấm Salbutamol, kết quả có 52 mẫu TĂCN có vi phạm ít nhất 01 chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm (13,4%), 04 mẫu nước tiểu phát hiện có dư lượng chất cấm Salbutamol (0,8%), đã thực hiện xử lý vi phạm theo quy định. - Về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật: Từ năm 2011-2016, kiểm dịch đối với 82.390.403 gia súc, gia cầm, cụ thể: 333.903 con trâu, bò, ngựa; 2.344.626 con lợn; 55.396.039 gia cầm giống; 21.319.811 gia cầm thịt; 3.285.245 cá giống và 10.779 con thỏ. Kiểm dịch 513.934 kg thịt gà; 788.846 kg thịt lợn, bò; 2.395 kg thịt chó; 285.041.784 quả trứng gia cầm; 284.235.496 quả trứng cút; 48.325.403 kg phủ tạng; 32.631 kg da trâu. Kiểm soát giết mổ 6.496 con lợn, 110.421 con gia cầm thịt. - Về kiểm tra vệ sinh thú y: Đã kiểm tra cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho 165 cơ sở. 1.3. Trong nuôi trồng, chế biến thủy sản tươi sống Sản xuất thủy sản những năm qua luôn giữ được ổn định và phát triển. Trên địa bàn tỉnh có 729 cơ sở nuôi trồng thủy sản chuyên canh và gần 10 ngàn hộ nuôi thủy sản quy mô nhỏ, với diện tích 7,0 nghìn ha. Sản lượng thủy sản nuôi hàng năm đạt 17.000 tấn. Đối tượng và hình thức nuôi trồng ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa, từ hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến, nuôi ghép với đối tượng nuôi là cá truyền thống đến nay đã chuyển sang nuôi trồng theo hình thức bán thâm canh, thâm canh với nhiều giống cá cho năng suất cao như rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp, cá chép lai, cá chim trắng, trắm, trôi,… Điều kiện đảm bảo ATTP trong nuôi trồng thủy sản: Hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình, điều kiện ao nuôi, cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất phù hợp, sử dụng các loại giống đã được kiểm soát chất lượng. Về tuân thủ yêu cầu của quá trình sản xuất, kinh doanh thủy sản: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tuân thủ tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở, hộ nuôi trồng sử dụng thức ăn thủy sản đảm bảo chất lượng, thức ăn không chứa kháng sinh cấm sử dụng; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng trong danh mục được phép lưu hành. Về giám sát ATTP đối với sản phẩm thủy sản: Lấy 24 mẫu thủy sản nước ngọt phân tích dư lượng kháng sinh, kim loại nặng, kết quả 100% mẫu đạt yêu cầu. Về đảm bảo ATTP đối với sản phẩm thủy sản tươi sống: Thủy sản tươi sống sau khi thu hoạch được các thương lái thu mua ngay tại nơi sản xuất và đưa ra thị trường bán trực tiếp. Việc quản lý đối với kinh doanh thủy sản tươi sống đang có nhiều bất cập vì các thương lái chủ yếu là bán tại nhỏ lẻ tại các chợ (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). 2. Quản lý ATTP trong xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm 2.1. Trong xuất khẩu thực phẩm: Trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm. 10 2.2. Trong nhập khẩu: Trên địa bàn tỉnh không có cửa khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm. 3. Quản lý ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm 3.1. Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất,chế biến, kinh doanh thực phẩm Giai đoạn 2011-2015 đã cấp 2139 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biên, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho 114 cơ sở với diện tích 877ha, chứng nhận sản xuất rau an toàn VietGAP đối với 56 cơ sở, tổ hợp tác, hợp tác xã với tổng diện tích 568,19 ha (năm 2012 chứng nhận 25 cơ sở với diện tích 225,687 ha; năm 20132014 chứng nhận 10 cơ sở với diện tích 231,68 ha; năm 2015-2016 chứng nhận 21 cơ sở diện tích 110,83 ha); chứng nhận VietGAP cho 21 cơ sở chăn nuôi lợn, gà, bò sữa và 02 cơ sở nuôi trồng thủy sản; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho 165 cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). 3.2. Cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm từ 2011- 2016 Số liệu về quản lý công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định về ATTP và quảng cáo thực phẩm từ năm 2011 đến hết tháng 12/2016: - Cấp giấy tiếp nhận công bố hợp quy cho 127 sản phẩm; - Cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP cho 188 sản phẩm. Việc cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về ATTP được thực hiện theo đúng quy định. 3.3. Việc quản lý ATTP đối với các cơ sở thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP - Đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Các cơ quan quản lý theo phân cấp đã tổ chức ký cam kết đảm bảo ATTP và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP. + Ngành Y tế đã tổ chức ký cam kết bảo đảm ATTP cho 57 bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp và các trường học; + Ngành Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT được 14.232 hộ (12.807 hộ trồng rau, 1.425 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm). Ký cam kết không kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với 1.116 cơ sở kinh doanh TĂCN, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh. + UBND tuyến huyện và xã, đã tổ chức ký cam kết bảo đảm ATTP cho 294 hộ kinh doanh thức ăn đường phố; 85 bếp ăn tập thể tại các trường tiểu học, mầm non. - Đối với thực phẩm chế biến thủ công: Trên địa bàn tỉnh, các sản phẩm thực phẩm sản xuất thủ công chủ yếu tại các hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ. Bên cạnh những cơ sở đã chấp hành tốt các quy định pháp luật về ATTP vẫn còn một số cở sở thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình chế biến thủ công chưa chấp hành đúng các quy định như điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo vệ sinh, dụng cụ sản xuất thô sơ, người sản xuất kinh doanh chưa được khám sức khỏe định kỳ,… 11 - Đối với thực phẩm chế biến công nghiệp: 90% các cơ sở thực phẩm chế biến quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo ISO 2200 (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). 3.4. Đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm Tỉnh không có cơ sở sản xuất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Việc kinh doanh phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được thực hiện tại một số đại lý và chủ yếu ở các quầy nhỏ, với số lượng nhỏ trong các chợ, do đó việc quản lý gặp không ít khó khăn. 3.5. Đối với nước uống đóng chai và nước khoáng thiên nhiên Trên địa bàn tỉnh có 60 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đá sạch, với quy mô nhỏ (từ 50-100 bình/ngày); các cơ sở đều đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và sản phẩm công bố hợp quy; trong quá trình thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, phần lớn cơ sở đều có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người đảm bảo; tuy nhiên trong quá trình thanh, kiểm tra còn phát hiện một số cơ sở ghi nhãn sản phẩm chưa đúng theo quy định; trang thiết bị, nhà xưởng bị xuống cấp. 3.6. Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng Trên địa bàn tỉnh có 05 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN). Trong đó có 04 cơ sở có quy mô công nghiệp tham gia sản xuất; 01 cơ sở nhỏ, chủ yếu là gia công sản phẩm. Các cơ sở sản xuất TPCN quy mô công nghiệp đều được Cục ATTP cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, các sản phẩm công bố phù hợp quy định đầy đủ; 01 cơ sở nhỏ Chi cục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Việc kinh doanh TPCN chủ yếu thực hiện tại hơn 300 nhà thuốc với nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn có nguồn gốc, tem nhãn đầy đủ. Hằng năm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, lấy mẫu xét nghiệm sản phẩm. Kết quả kiểm nghiệm còn có một số sản phẩm có các chỉ tiêu xét nghiệm không đúng tiêu chuẩn công bố. Đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: Trên địa bàn có nhiều loại sữa bổ sung vi chất dành cho trẻ em và người cao tuổi, được bán ở các đại lý, siêu thị; ngoài những mặt hàng sữa sản xuất trong nước còn có nhiều loại sữa nhập khẩu. Trong quá trình thanh, kiểm tra đa số các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tem nhãn đầy đủ theo quy định. Hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong giai đoạn 2011-2016, Chi cục đã tiếp nhận nội dung quảng cáo 115 sản phẩm. Việc tổ chức quảng cáo thực phẩm chức năng của các đơn vị quảng cáo được Chi cục, UBND cấp huyện và UBND cấp xã giám sát thường xuyên, không để xảy ra tình trạng quảng cáo quá mức và bán hàng theo hình thức đa cấp. 3.7. Đối với rượu, bia, nước giải khát - Toàn tỉnh có 26 cơ sở sản xuất rượu, bia. Trong đó có 05 doanh nghiệp rượu công nghiệp; 03 cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. 12 - Có 238 cơ sở bán lẻ rượu đã được Phòng Công thương/Kinh tế tuyến huyện cấp phép; 10 cơ sở bán buôn đã được Sở Công thương cấp phép. - Nhiều hộ gia đình tham gia nấu rượu truyền thống, không đăng ký kinh doanh, do đó việc quản lý và kiểm soát chất lượng gặp nhiều khó khăn. 3.8. Đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống; thức ăn đường phố - Vĩnh Phúc có trên 1720 cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống; trong đó có trên 600 bếp ăn trong khu công nghiệp và các trường học. Trên 91% số cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận ATTP do tỉnh và huyện quản lý được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Nhìn chung, các bếp ăn tập thể tại trường học, khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu chế biến có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng bảo đảm ATTP. Trong nhiều năm qua, không có các vụ ngộ độc thực phẩm tại các trường học, cơ sở khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số bếp ăn tập thể ngoài khu công nghiệp, một số nhà hàng điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, đầu tư chưa đúng quy mô. - Đối với thức ăn đường phố: Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 840 hộ kinh doanh tức ăn đường phố; chủ yếu tập trung ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và khu du lịch Tây Thiên – Tam Đảo núi. Phần lớn người kinh doanh thức ăn đường phố đều được tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP; có khoảng 40% người kinh doanh thức ăn đường phố ký cam kết bảo đảm ATTP với chính quyền địa phương. Song vẫn còn tình trạng kinh doanh không đúng nơi quy định; dụng cụ trang thiết bị không đủ quy cách; sử dụng thực phẩm, phụ gia không rõ nguồn gốc. Việc quản lý thức ăn đường phố còn gặp nhiều khó khăn, do người kinh doanh phần lớn có thu nhập thấp; nhiều người từ nơi khác đến, không thuộc đối tượng quản lý nhân khẩu của xã, phường. 3.9. Đối với các chợ, các siêu thị; các cơ sở vừa kinh doanh vừa sản xuất thực phẩm Tính đến nay, cả tỉnh có 59 chợ, 23 chợ cóc, trên 100 điểm bày bán thực phẩm, 02 siêu thị. Các siêu thị chấp hành tốt các quy định về ATTP; hàng hoá thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng. Các chợ hạng 3, chợ cóc, điểm bán thực phẩm tại các khu dân cư, khu công nghiệp và ở nông thôn việc quản lý gặp nhiều khó khăn do người dân buôn bán nhỏ lẻ; thực phẩm phần lớn không chứng minh được nguồn gốc, đặc biệt là với hoa quả, nội tạng động vật,... 3.10. Đối với vật liệu bao gói, bao bì chứa đựng thực phẩm Vĩnh phúc không có cơ sở sản xuất; việc kinh doanh bao gói, bao bì chứa đựng thực phẩm được thực hiện tại các chợ và siêu thị. Hàng năm, các cơ sở kinh doanh được các cơ quan chức năng kiểm tra qua các đợt thanh, kiểm tra. 4. Kiểm soát thực phẩm biến đổi gen: Vĩnh Phúc chưa triển khai sản xuất thực phẩm biến đổi gen và không có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thực phẩm biến đổi gen. 13 5. Việc kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP 5.1. Về kiểm nghiệm thực phẩm - Sở Y tế có Labo kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh có chức năng kiểm nghiệm ATTP; hiện tại, Trung tâm đang xây dựng và đề nghị công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025. - Sở Nông nghiệp và PTNT có 01 Phòng thí nghiệm phân tích đất, kiểm nghiệm phân bón, giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn ISO/IEC 17025 năm 2011. Cả 02 Labo chưa xét nghiệm được hết các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, một số hàm lượng các kim loại nặng, chưa định lượng được hàm lượng Phoocmon và Methanol trong thực phẩm. Do vậy phần lớn các mẫu xét nghiệm phải gửi lên trung tâm kiểm nghiệm tuyến trên. 5.2. Về phân tích nguy cơ đối với ATTP Để kiểm soát chất lượng thực phẩm, phân tích mối nguy đối với ATTP trong suốt quá trình từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, các Sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương và tuyến huyện đã chủ động chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức lấy mẫu thực phẩm làm xét nghiệm chất lượng ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường, đặc biệt việc lấy mẫu được tăng cường trong các đợt cao điểm nhằm phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm tới các đối tượng quản lý và người tiêu dùng, đồng thời đề ra các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ mất ATTP. Giai đoạn 2011- 2016, tổng số mẫu thực phẩm được lấy phân tích 26.869 mẫu. Tỷ lệ mẫu đạt năm 2011 là 58,5%; không đạt 41,5%. Năm 2016, tỷ lệ mẫu đạt 92,6%; không đạt 7,4%. So với năm 2011, tỷ lệ mẫu thực phẩm đảm bảo an toàn tăng 34,1%. Như vậy, chất lượng thực phẩm của tỉnh đã cơ bản được kiểm soát và cải thiện. (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). 5.3. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm Theo cảnh báo của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã truy xuất nguyên nhân 01 lô hàng Chè xanh của Công ty TNHH HOZONG (Thôn Mộ Đạo, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) xuất khẩu sang Đài Loan bị cảnh báo tồn dư thuốc BVTV (Fipronil), nguyên nhân được xác định có 900 kg chè thành phẩm trong lô có ướp hoa nhài tồn dư thuốc BVTV. Đã yêu cầu và phối hợp tiêu hủy theo quy định. 5.4. Việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đẩm bảo ATTP Thực hiện tiêu hủy 1900kg sản phẩm động vật gồm thịt lợn, bì lợn, giò chả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP phát hiện trong thanh tra, kiểm tra; 900 kg chè có dư lượng thuốc BVTV vượt quy định; 193 cửa hàng bị tiêu huỷ hàng hoá không rõ nguồn gốc, quá hạn, biến chất (tiêu huỷ tại chỗ vì số lượng ít). 6. Tình hình ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, việc khắc phục sự cố thực phẩm - Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 07 vụ ngộ độc thực phẩm với 49 người mắc, không có tử vong; 02 vụ do hóa chất bảo vệ thực vật, 05 vụ do vi sinh vật. 14 - Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm, tổng số ca mắc là 59 người, không có từ vong. Nguyên nhân: 02 vụ do thực phẩm nhiễm độc tố Tụ cầu vàng, 01 vụ do thực phẩm nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật. - Năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ NĐTP với 64 người mắc, số đi viện 14 người, không có tử vong. Nguyên nhân cả 02 vụ đều do bánh dầy nhiễm sallmonela. - Năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, 62 người mắc, 36 người đi viện, không có tử vong. - Năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 06 vụ ngộ độc thực phẩm, tổng số mắc 117 người, đi viện 117 người, không có tử vong. 6/6 vụ ngộ độc đều xác định được bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân; có 02/06 vụ xác định được căn nguyên do bánh dầy nhiễm vi khuẩn staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng) và Bún chả mọc nhiễm Ecoli. - Năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm. Tổng số 193 người mắc và nhập viện, không có tử vong; 02 vụ do vi sinh vật, 01 vụ do hóa chất bảo vệ thực vật. Khi xảy ra NĐTP, Chi cục ATVSTP đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức can thiệp, điều trị kịp thời, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây NĐTP theo đúng quy trình, quy định. Do vậy, đã giảm thiểu được tác hại của ngộ độc thực phẩm đối với ca bệnh và cộng đồng (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). 7. Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý ATTP Các Sở, ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Công an tỉnh và UBND cấp huyện, xã đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về ATTP cho các nhóm đối tượng; hoạt động truyền thông được tiến hành thường xuyên trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, được đẩy mạnh trong các đợt cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì chất lượng ATTP, Tết Trung thu. Nội dung truyền thông tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP tới chính quyền các cấp, các nhà quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn, người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về ATTP trên địa bàn tỉnh được quan tâm chú trọng và duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; từng bước làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và các đối tượng sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Giai đoạn 2011-2016, Công tác truyền thông, giáo dục về ATTP đươc tăng cường và đẩy mạnh. Toàn tỉnh đã tổ chức được 329 lớp tập huấn cho 19511 lượt cán bộ và các nhóm đối tượng; tổ chức 84 hội nghị, hội thảo với 3584 người tham gia; phát tin bài trên hệ thống loa truyền thanh 72449 lượt; 231 chuyên mục, phóng sự, tin bài trên Truyền hình tỉnh; 183 bài trên Báo Vĩnh Phúc; in sao 6000 đĩa hình, đĩa tiếng tuyên truyền; cấp phát 371200 tờ gấp, tranh, áp phích,... Hàng năm, các địa phương đều tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP. Hoạt động truyền thông trong thời gian qua được đẩy mạnh, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ATTP. 15 Kiến thức, nhận thức của các nhóm đối tượng được nâng lên đáng kể, cụ thể: nhận thức của người lãnh đạo, quản lý từ 80% năm 2011, tăng lên 99% năm 2016; người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, từ 75% lên 80%; người tiêu dùng từ dưới 60% lên 75% năm 2016 (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). 8. Quản lý hoạt động thông tin, quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn về quảng cáo, các sở, ngành đã triển khai cấp giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm và thanh tra, kiểm tra các quy định về quảng cáo. Từ năm 2011-2016 đã tiếp nhận 115 hồ sơ xin cấp giấy tiếp nhận quảng cáo sản phẩm thực phẩm. Trong quá trình triển khai, các sở, ngành, UBND cấp huyện và xã đã tổ chức giám sát, thanh, kiểm tra các quy định về quảng cáo, đã phát hiện và xử lý 01 trường hợp vi phạm. 9. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP Thực hiện hướng dẫn của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, hàng năm Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP các cấp của tỉnh đã tổ chức 03 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành vào các dịp: Tết Nguyên đán - Lễ hội Xuân; Tháng hành động vì chất lượng ATTP; Tết Trung thu. Các sở, ngành được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về ATTP thành lập các đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành; tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên theo lĩnh vực được phân công 12/12 tháng trong năm. Giai đoạn 2011-2016, cấp tỉnh, huyện và cấp xã đã thành lập được 865 lượt đoàn thanh tra liên ngành, 510 lượt đoàn kiểm tra chuyên ngành. Đã tổ chức thanh, kiểm tra được 38.734 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm; đã phạt tiền 676 cơ sở, với số tiền 1.560.451.000 đồng; 193 cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm; đóng cửa 63 cơ sở; cảnh cáo 1342 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn điều kiện ATTP qua thanh kiểm tra từ 69,3% năm 2011, tăng lên 83,1% năm 2016 (tăng 13,8%). Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua được triển khai đồng bộ, từ tỉnh đến cơ sở, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể; đã phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, bước đầu đã ngăn chặn được việc sử dụng chất cấm Salbutamol, vàng O trong chăn nuôi; tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hoá chất BVTV đã giảm đáng kể, từng bước thay đổi ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tình hình ATTP trên địa bàn tỉnh đang có những chuyển biến tích cực (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). IV. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011-2016 1. Kết quả đạt được Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cấp uỷ, chính quyền địa phương, giai đoạn 2011-2016, tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành tốt việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh. - Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động, kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2011-2016 đã ban hành 29 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATTP; trong đó có 16 04 Nghị quyết của HĐND tỉnh; 07 văn bản quy phạm pháp luật; 07 quyết định, 09 đề án, kế hoạch và nhiều văn bản khác để chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức, triển khai thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được UBND tỉnh và các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện quyết liệt. - Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, các ngành, các cấp được giao nhiệm vụ đã bám sát các văn bản của cấp trên và của tỉnh để phối hợp xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả. - Công tác truyền thông, giáo dục về ATTP được triển khai đồng bộ trên các kênh truyền thông và các tuyến; các cơ quan truyền thông và các đơn vị được giao nhiệm vụ đã tích cực vào cuộc. Nhận thức của người lãnh đạo quản lý và cán bộ công chức, viên chức được nâng cao; nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng đã có sự chuyển biến tích cực. - Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua được tăng cường và đẩy mạnh, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể; giai đoạn 2011-2016, cấp tỉnh, huyện và cấp xã đã thành lập được 865 lượt đoàn thanh tra liên ngành, 510 lượt đoàn kiểm tra chuyên ngành. Đã tổ chức thanh, kiểm tra được 38.734 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm; đã phạt tiền 756 cơ sở với số tiền 1.560.451.000 đồng; 193 cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm; đóng cửa 63 cơ sở; cảnh cáo 1342 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn điều kiện ATTP qua thanh tra từ 69,3% năm 2011, tăng lên 83,1% năm 2016. - Hoạt động giám sát ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm được chỉ đạo triển khai quyết liệt; nhiều vùng, mô hình sản xuất nông sản, hàng hoá tập trung được kiểm soát về ATTP. Đã phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; bước đầu đã ngăn chặn được việc sử dụng chất cấm Salbutamol, vàng O trong chăn nuôi; tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hoá chất BVTV đã giảm đáng kể; ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước được thay đổi; tình hình ATTP trên địa bàn tỉnh đang có những chuyển biến tích cực. 2. Những tồn tại, hạn chế - Việc xây dựng, ban hành văn bản tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP của một số cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là cấp xã còn chậm, chưa đầy đủ, kịp thời. - Hoạt động quản lý ATTP ở cấp xã, phường chưa thật sự được quan tâm; đặc biệt là quản lý sử dụng hoá chất bị cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm ở các đối tượng sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố và ATTP tại các chợ, vệ sinh thú y trong giết mổ; chưa kiểm soát, ngăn chặn triệt để các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn. - Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm; việc nêu gương người tốt việc tốt, biểu dương các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật và phê phán, nêu tên tổ chức, các nhân vi phạm các quy định của pháp luật còn hạn chế. - Đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP các cấp còn yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng; đặc biệt tại tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách làm, chỉ có 01 cộng tác viên kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác. 17 - Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong giám sát, tuyên truyền, vận động và phát hiện, tố giác các vi phạm ATTP còn hạn chế. 3. Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan - Cấp Uỷ, chính quyền địa phương không có bộ phận chuyên trách có chuyên môn để tham mưu, giúp việc, do đó việc xây dựng, ban hành văn bản và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP trên địa bàn chưa kịp thời, đầy đủ, chỉ đạo thiếu quyết liệt; chậm phát hiện vụ việc và xử lý vi phạm chưa kịp thời. - Việc kiểm soát, giám sát ô nhiễm thực phẩm từ khâu nuôi, trồng đến vận chuyển, chế biến mới chỉ được thực hiện ở các cơ sở có quy mô tập trung; các cơ sở nhỏ lẻ (chiếm trên 95%) chưa được được kiểm soát thường xuyên do lực lượng mỏng và thiếu phương tiện. - Công tác thanh tra, kiểm tra mới chỉ được được đẩy mạnh ở tuyến tỉnh và huyện; tập trung chủ yếu ở các cơ sở có đăng ký ngành nghề kinh doanh. Do đó chưa ngăn chặn triệt để việc sử dụng các hóa chất độc hại, chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm đối với loại hình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; một số địa phương do quản lý yếu kém, nên để xảy ra tình trạng giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn. - Hoạt động truyền thông giáo dục chưa có nhiều thay đổi về nội dung và hình thức để phù hợp với từng nhóm đối tượng; đặc biệt là việc giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chưa mạnh dạn đăng tải trên các phương tiện truyền thông các tổ chức, cá nhân vi phạm, các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn. - Nguồn lực (biên chế, phương tiện, kinh phí) để thực hiện công tác quản lý ATTP của các đơn vị được giao nhiệm vụ còn quá mỏng, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP, trong khi hầu hết các hoạt động sản xuất, chế biến, vận chuyên thực phẩm diễn ra ở cơ sở. b) Nguyên nhân khách quan - Những tác động không thuận lợi của thực phẩm không an toàn trên thế giới và các nước trong khu vực; thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. - Trên 95% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong tỉnh là nhỏ lẻ, hộ gia đình, thường xuyên thay đổi, do đó rất khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm. Ý thức chấp hành pháp luật về ATTP của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn chưa đầy đủ, phần lớn vì lợi nhuận nên thiếu trách nhiệm trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Còn tồn tại tập quán ăn uống không hợp vệ sinh ở nhiều địa phương và do thu nhập của một bộ phận người dân còn thấp, nên vẫn còn tình trạng người tiêu dùng mua, sử dụng thực phẩm giá rẻ, không bảo đảm an toàn. Vì vậy rủi ro do sử dụng thực phẩm là rất khó tránh, ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ. 18 Phần II NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI I. Bối cảnh quốc tế Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Đối với các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em. Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng. Nước Mỹ hiện tại mỗi năm vẫn có 76 triệu ca NĐTP với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết. Trung bình cứ 1.000 dân có 175 người bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.531 đôla Mỹ (US-FDA 2006). Nước Úc mỗi năm vẫn có khoảng 4,2 triệu ca bị NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, trung bình mỗi ngày có 11.500 ca mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.679 đôla Úc. Ở Anh cứ 1.000 dân có 190 ca bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 789 bảng Anh. Tại Nhật Bản, vụ NĐTP do sữa tươi giảm béo bị ô nhiễm tụ cầu trùng vàng tháng 7/2000 đã làm cho 14.000 người ở 6 tỉnh bị NĐTP. Tại Trung Quốc, ngày 7/4/2006 đã xẩy ra vụ NĐTP ở trường học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh bị ngộ độc, ngày 19/9/2006 vụ NĐTP ở Thượng Hải với 336 người bị do ăn phải thịt lợn bị tồn dư hormone Clenbutanol. Tại Nga, mỗi năm trung bình có 42.000 người chết do ngộ độc rượu. Tại Hàn Quốc, tháng 6 năm 2006 có 3.000 học sinh ở 36 trường học bị ngộ độc thực phẩm. Ngày 6/8/2007 có 117 sinh viên ở miền bắc Malaysia đã phải cấp cứu bệnh viện do ngộ độc thực phẩm. Ngày 16/7/2013 tại trường tiểu học ở làng Dahrmasati Gandawan thuộc huyện Saran, bang Bihar - Ấn độ đã xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm làm 47 học sinh bị ngộ độc và đã có 22 trẻ tử vong,... Xu hướng ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xẩy ra ở quy mô rộng nhiều quốc gia càng trở nên phổ biến, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này càng ngày càng khó khăn với mỗi quốc gia và nó trở thành một thách thức lớn của toàn nhân loại. II. Bối cảnh trong nước Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm ở nước ta và ở tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là nhỏ lẻ, mùa vụ, thủ công. Một bộ phận người dân đời sống kinh tế còn thấp, nên họ không có điều kiện để mua và sử dụng thực phẩm chất lượng cao mà vẫn chấp nhận sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, giá rẻ; trong nhân dân còn tồn tại nhiều tập quán sử dụng thực phẩm không an toàn (ăn tiết canh, gỏi cá, ăn tái,…). Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thiếu kiểm soát, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng, tác động tiêu cực đến sản xuất, chế biến thực phẩm. Hàng năm, nước ta có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, đặc biệt là ngộ độc tập thể, rơi nhiều vào đối tượng công nhân (khi ăn, uống tại các bếp ăn tập thể không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm không đảm bảo an toàn). Theo một thống kê, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 250-500 ca ngộ độc thực phẩm, với 7.000-10.000 nạn nhân và 100200 ca tử vong. 19 Sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền một số địa phương, sự tham gia của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác ATTP còn hạn chế. Nguồn lực (biên chế, phương tiện, kinh phí) để thực hiện công tác quản lý ATTP của các đơn vị được giao nhiệm vụ còn quá mỏng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP, trong khi hầu hết các hoạt động lại diễn ra chủ yếu ở cơ sở. III. Những yêu cầu đối với công tác quản lý ATTP của tỉnh trong tình hình mới Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định quản lý ATTP là nhiệm vụ cấp thiết, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Các cấp, các ngành phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, tham gia quản lý về ATTP. Cấp uỷ Đảng, chính quyền và người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cấp Uỷ, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về ATTP của cơ quan, tổ chức, đoàn thể cấp dưới. Các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác ATTP phải được đưa vào nghị quyết lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương. Để quản lý hiệu quả công tác ATTP, cần xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất tập trung, phát triển vùng nguyên liệu thực phẩm an toàn; hình thành các chuỗi cung cấp thực phẩm có kiểm soát đến xã, phường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, thanh tra, kiểm tra, giám sát ô nhiễm thực phẩm và xử lý vi phạm. Phần III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ I. CÁC GIẢI PHÁP 1. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 1.1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong tình hình mới; Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý ATTP; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 15/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. 1.2. Chủ động tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh nhằm huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác quản lý ATTP; xây dựng Chương trình công tác ATTP của tỉnh giai đoạn 2016-2020 trình HĐND tỉnh ban hành trong năm 2017. 1.3. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức khoa học về ATTP, nâng cao đạo đức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan