Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam Luận văn ThS 2015...

Tài liệu Tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam Luận văn ThS 2015

.PDF
113
628
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------oOo---------- NGUYỄN THU HIỀN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 Hà Nội - Năm 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------oOo---------- NGUYỄN THU HIỀN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... ii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ODA, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NHẬT BẢN ...... 1 1.1 Cơ sở lý luận về nguồn vốn ODA. .............................................................. 1 1.1. 1. Khái niệm ODA: .................................................................................... 1 1.1.2. Đặc điểm ODA ........................................................................................ 1 1.1.3 Phân loại ODA ......................................................................................... 5 1.1.4. Tác động của ODA đối với nƣớc tiếp cận .............................................. 6 1.2. Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản. ............................................. 12 1.2.1. Các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện cung cấp ODA tại Nhật Bản ......................................................................................................................... 12 1.2.2. Các loại hình ODA Nhật Bản ............................................................... 13 1.2.3 Tổng quan về viện trợ phát triển của Nhật Bản. .................................... 18 1.3 Bài học đối với Việt Nam trong thu hút nguồn vốn ODA: ....................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM .................................................................................. 27 2.1. Quy trình, chính sách ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam ..................... 27 2.1.1. Quy trình của việc thực hiện ODA Nhật Bản tại Việt Nam ................. 27 2.1.2 Vị trí, chính sách ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam .......................... 32 2.2. Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam. ......... 34 2.2.1. Động thái chung về tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1992 đến nay. ............................................................................. 34 2.2.2. Thực trạng thu hút vốn ODA của Nhật Bản theo ngành, vùng. ........... 47 2.2.3 Thực trạng thu hút vốn ODA của Nhật Bản theo hình thức, cơ cấu, loại hình viện trợ. ................................................................................................... 62 2.3 Đánh giá thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam: ................... 73 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 73 2.3.2 Hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu: .................................................. 76 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. .................................................................. 79 3.1 Dự báo ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới. ...................... 79 3.2 Quan điểm và định hƣớng của chính phủ trong thu hút các nguồn vốn nƣớc ngoài trong thời gian tới ......................................................................... 83 3.2.1 Quan điểm của chính phủ trong thu hút các nguồn vốn nƣớc ngoài trong thời gian tới ..................................................................................................... 83 3.2.2 Định hƣớng thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam ............................... 85 3.3 Kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực thu hút nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới. ............................................................ 86 3.3.1 Nhóm giải pháp về chính sách và thể chế .............................................. 86 3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cƣờng năng lực thu hút và sử dụng ODA ........... 90 3.3.3 Nhóm giải pháp tăng cƣờng quan hệ đối tác với nhà tài trợ .................. 97 3.3.4. Một số kiến nghị khác ........................................................................... 98 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 Ký hiệu ADB Nguyên nghĩa Ngân hàng phát triển Châu Á 2 AFD Cơ quan phát triển Pháp 3 CG Hội nghị nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 4 DAC Uỷ ban hỗ trợ phát triển 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 GNP Tổng sản phẩm quốc gia 7 GMS Tiểu vùng Mekong Mở rộng 8 JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản 9 JEXIM Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Nhật Bản 10 JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 11 KH&ĐT 12 ODA Kế hoạch và Đầu tƣ Viện trợ phát triển chính thức 13 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 14 OECF 15 VJCC 16 WB Quỹ hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản Ngân hàng thế giới 17 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời ký 1993 - 2014 ........... 35 Bảng 2.2: Tình hình viện trợ phát triển Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2014 ..... 38 Bảng 2.3 Thu hút vốn ODA Nhật Bản theo ngành, lĩnh vực từ năm 1992 đến năm 2014 ......................................................................................................... 61 Bảng 2.4: Thu hút vốn ODA Nhật Bản theo vùng lãnh thổ từ năm 1992 đến năm 2014. ........................................................................................................ 62 Bảng 2.5: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam ................... 63 Bảng 2.6: Hợp tác về vốn ................................................................................ 64 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các loại hình ODA Nhật Bản ........................................................ 13 ii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, chúng ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc với nền kinh tế xuất phát điểm ở trình độ và quy mô thấp: nền sản xuất dựa vào nông nghiệp là chính, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thu nhập quốc dân (GDP) bình quân đầu ngƣời thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế gần nhƣ không đáng kể. Với tình hình đó, một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nƣớc ta là vấn đề đảm bảo vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế. Vốn đầu tƣ đƣợc huy động từ hai nguồn là vốn trong nƣớc và vốn ngoài nƣớc. Với một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, tích luỹ nội bộ thấp nên nguồn vốn trong nƣớc không thể đảm bảo đủ cho nhu cầu vốn đầu tƣ. Do đó việc huy động vốn nƣớc ngoài là rất quan trọng. Nguồn vốn nƣớc ngoài có hai loại: vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong đó nguồn vốn ODA là khoản tài chính do các tổ chức quốc tế, các chính phủ viện trợ dƣới dạng viện trợ không hoàn lại và cho vay ƣu đãi để giúp các nƣớc đang phát triển khôi phục và phát triển kinh tế. Nguồn vốn ODA có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nƣớc đang phát triển. Nó góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện thể chế, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trƣởng, xoá đói giảm nghèo… Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn ODA trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nƣớc ta có nhiều biện pháp để khai thông và tăng cƣờng thu hút nguồn vốn này. Đặc biệt là nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã góp phần bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo, ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con ngƣời ở Việt Nam. Do vậy việc thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản là rất cần thiết. Với lý do đó mà tác giả chọn đề tài “Tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam '' 1 2. Tình hình nghiên cứu - ODA không đơn thuần chỉ là nguồn vốn mà ODA chính là sự thể hiện chính sách của các quốc gia trong quan hệ quốc tế, là lợi ích của các quốc gia, các nhà kinh doanh. Nói cách khác, ODA không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an ninh chính trị. Chính vì vậy, ODA là chủ đề đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong nƣớc và trên phạm vi quốc tế. Trong nƣớc, có một số công trình nhƣ: "Quan hệ Nhật Bản - ASEAN: Chính sách và tài trợ" của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (1999). Trong đó, các tác giả tập trung đề cập chính sách ODA của Nhật thời kỳ chiến tranh lạnh là chính, đồng thời mô tả nguồn gốc vốn ODA của Nhật Bản cho từng nƣớc ASEAN. Bài viết "Điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản" của tác giả Vũ Văn Hà và Võ Hải Thanh trong Tạp chí nghiên cứu Kinh tế thế giới, số tháng 10/2004 đã phân tích các lý do và xu hƣớng điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản những năm gần đây. Ngoài ra còn có các bài báo đề cập đến từng khía cạnh hoặc phân tích quan hệ của Nhật Bản với từng nƣớc Đông Nam Á thông qua nguồn vốn ODA. Mặt khác, các bài nghiên cứu trong nƣớc thƣờng chỉ đi sâu vào việc thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam là chủ yếu và chƣa đƣợc xem xét nhiều trên góc độ quan hệ quốc tế. Ở ngoài nƣớc có thể nêu một số công trình đề cập đến ODA của Nhật Bản cho các nƣớc Đông Nam Á nhƣ: "Japan's ODA in the 21 st Century" của tác giả Atsushi Kusano (2000). Tác giả đã đề cập đến xu hƣớng của ODA và những vấn đề đặt ra trong cung cấp ODA của Nhật Bản cho thế giới, trong đó có khối ASEAN. Liên quan đến nguồn vốn ODA , đã có nhiều đề tài nghiên cứu dƣới các góc độ, các ngành nghề khác nhau . Tuy nhiên , các đề tài , nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu tổng quát về sử dụng nguồn vốn ODA Nhât ̣ Bả n tại Việ t Nam và trong lĩnh lực khác chứ không phải lĩnh vực giáo dục . Trong lĩnh vực thu hú t và sƣ̉ du ̣ ng ODA nói chung cũng đã có môt ̣ số bà i nghiên cƣ́ u nhƣ nghiêm ̣ thu hút và sƣ̉ du ̣g vố ODA cho phá triể kế cấ ha tầ g” Kinh tế và Dƣ̣ báo của tác giả Phạm Thị Tuý 2 : “Môt ̣ số kinh , đăng trên Tap ̣ chí (năm 2006); “Khai thác và s ƣ du ̣g nguồ vố ODA trong sƣ̣ nghiêp ̣ công nghiêp ̣ hoá – hiên ̣ đai ̣ hoá ở Viêt ̣ Nam” - Luân ̣ án tiế n si ̃ kinh tế củ a Nguyên ̃ Thi ̣ Huyề n (2008). Ngoài ra còn một số đề tài luận văn thạc sỹ có liên quan nhƣ : “Hỗ trợ phá triể chính thức (ODA) của Liên minh Châu Âu (EU) đố i với phá triể kinh tê - xã hội Việt Nam” – Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Thanh huyền (2010); “Vai trò của hỗ trợ phá triể của Nhật Bản đố với qua trình phá triể kinh tê chính thức (ODA) - xã hội của Việt Nam” - Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Hiếu (2007); … Tuy nhiên, cho đến nay, có thể thấy phần lớn các công trình tập trung vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Những năm 1990 đến nay, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, nhất là sự nổi lên của Trung Quốc trên mọi mặt trong đó có việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn ODA. Bản thân Nhật Bản cũng có điều chỉnh trong chính sách ODA của mình. Do vậy, rất cần có công trình nghiên cứu có tính hệ thống, nhìn nhận vấn đề ODA trong quan hệ Nhật Bản – Việt Nam gắn với bối cảnh liên kết hội nhập khu vực đang đƣợc gia tăng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích tình hình thu hút nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực thu hút nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Trong phần trình bày đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, các số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tƣ và một vài dữ liệu sơ cấp, thứ cấp khác. 6. Những đóng góp của luận văn 3 - Đƣa ra cái nhìn tổng quan và đầy đủ về tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam, những mặt hạn chế, những mặt tích cực, đóng góp của ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. - Đƣa ra một số giải pháp nâng cao và tăng cƣờng năng lực thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n và tài liê ̣u tham k hảo, đề tài đƣơ ̣c kế t cấ u thành 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ODA, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NHẬT BẢN 1.1 Cơ sở lý luận về nguồn vốn ODA 1.1. 1. Khái niệm ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA-Official Development Assistance) là nguồn vốn mà các nƣớc phát triển trích ra từ GNP của mình để tài trợ cho các nƣớc đang phát triển nhằm phát triển kinh tế cũng nhƣ tăng phúc lợi xã hội Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các viện trợ không hoàn lại, các khoản viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng ƣu đãi (cho vay dài hạn, lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài..) của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế gọi chung là các đối tác viện trợ nƣớc ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nƣớc nhận viện trợ. Viện trợ bởi vì các khoản tiền này các khoản cho vay với lãi suất thấp ( đôi khi là khoản tiền cho không), thời gian trả nợ lâu (thƣờng từ 20 – 40 năm ) và có thời gian ân hạn dài ( thƣờng là 8 - 10 năm ). Viện trợ phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của ODA là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội ở các nƣớc nhận viện trợ. Viện trợ phát triển chính thức vì thƣờng là cho Chính phủ ( Nhà nƣớc ) vay * Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD thì ODA là một giao dịch chính thức đƣợc thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nƣớc đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ƣu đãi và thành tố viên trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% tổng số vốn viện trợ * Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Việt Nam thì “Hỗ trợ phát triển chính thức ( gọi tắt là ODA ) đƣợc hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nƣớc hoặc Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nƣớc ngoài, các tổ chức tài trợ song phƣơng và các tổ chức liên Quốc gia hoặc liên Chính phủ. 1.1.2. Đặc điểm ODA 1 1.1.2.1 ODA mang tính chất ưu đãi ODA có thời gian cho vay dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chƣa trả nợ gốc). Đây chính là một sự ƣu đãi dành cho nƣớc vay. Thông thƣờng, trong ODA, có một phần nguồn vốn là viện trợ không hoàn lại. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thƣơng mại. Phần vốn cho không đƣợc xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thƣơng mại. Sự ƣu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thƣơng mại trong tập quán quốc tế. Vốn ODA là nguồn vốn chỉ đƣợc dành riêng cho các nƣớc đang và chậm phát triển vì mục tiêu phát triển. Có 2 điều kiện cơ bản nhất để các nƣớc đang và chậm phát triển có thể nhận đƣợc ODA là: Thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội – GDP bình quân đầu ngƣời thấp. Những nƣớc nào có GDP/ngƣời càng thấp thấp thì tỷ lệ ODA không hoàn lại càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ƣu đãi càng lớn. Khi các nƣớc này đạt trình độ phát triển nhất định qua ngƣỡng đói nghèo thì những ƣu đãi sẽ giảm đi. Thứ hai: Mục tiêu sử dụng ODA của các nƣớc tiếp nhận phải phù hợp với chính sách và phƣơng hƣớng ƣu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và nhận ODA Thông thƣờng, các nƣớc cung cấp ODA đều có những chính sách và ƣu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tƣ vấn. Đồng thời, đối tƣợng ƣu tiên của các nƣớc cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm đƣợc những hƣớng ƣu tiên và tiềm năng của các nƣớc, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết Về thực chất thì ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong những điều kiện nhất định một phần GNP của các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển. Chính vì vậy mà ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dƣ luận xã hội từ phía nƣớc tài trợ cũng nhƣ từ nƣớc tiếp nhận ODA 1.1.2.2 Vốn ODA gắn liền với yếu tố chính trị 2 ODA có thể ràng buộc nƣớc tiếp nhận về địa điểm chi tiêu cũng nhƣ là lĩnh vực đầu tƣ. Ngoài ra, một nƣớc cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nƣớc tiếp nhận. Chẳng hạn nhƣ Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều đƣợc thực hiện bằng đồng Yên (¥). Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng bên trong nó là tính ƣu đãi cho nƣớc tiếp nhận và lợi ích của nƣớc viện trợ. Nói cách khác, vốn ODA mang trong mình yếu tố chính trị. Các nƣớc viện trợ nói chung đều không quên dành đƣợc những lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hƣởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tƣ vấn vào nƣớc tiếp nhận viện trợ. Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nƣớc mình…Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ yêu cầu 1,7%....Nhìn chung 22% viện trợ của DAC phải đƣợc sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Kể từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trƣởng bền vững và giảm nghèo ở những nƣớc đang phát triển. Bản thân các nƣớc phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nƣớc đang phát triển để mở mang thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và thị trƣờng đầu tƣ. Viện trợ thƣờng gắn với các điều kiện về kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế tại các nƣớc nhận viện trợ phát triển. Mối quan tâm mang tính cá nhân này đƣợc kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu nhƣ sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trƣờng sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các xung đột vũ sắc tộc, tôn giáo….đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cộng đồng quốc tế, không phân biệt nƣớc giàu, nƣớc nghèo. Mục tiêu thứ hai là tăng cƣờng vị thế chính trị của các nƣớc tài trợ. Các nƣớc phát triển sử dụng ODA nhƣ một công cụ chính trị: xác định vị trí và ảnh hƣởng của mình tại các nƣớc và khu vực tiếp nhận ODA. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia dùng ODA làm công cụ để thực hiện chính sách “gây ảnh hƣởng chính trị trong một thời gian ngắn”. Nhật Bản hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử 3 dụng ODA nhƣ là một công cụ đa năng về chính trị và kinh tế. ODA của Nhật Bản không chỉ đƣa lại lợi ích cho nƣớc nhận mà còn mang lại lợi ích tốt nhất cho Nhật Bản. Viện trợ của các nƣớc phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho nƣớc tài trợ. Những nƣớc cấp viện trợ đòi hỏi các nƣớc tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Khi nhận viện trợ, các nƣớc nhận viện trợ cần phải cân nhắc kỹ lƣỡng những điều kiện của các nhà tài trợ. Không vì lợi ích trƣớc mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. 1.1.2.3 Vốn ODA gắn với điều kiện kinh tế Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ƣu đãi nên gánh nặng nợ thƣờng chƣa xuất hiện. Một số nƣớc do sử dụng không hiệu quả ODA, có thể tạo nên sự tăng trƣởng nhất thời, nhƣng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ nguồn vốn ODA không có khả năng đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu, trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn để tăng cƣờng sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu để đảm bảo khả năng trả nợ. 1.1.2.4 Vốn ODA gắn liền với các nhân tố xã hội ODA là một phần đƣợc trích ra từ GNP của các nƣớc tài trợ nên rất nhạy cảm với dƣ luận xã hội ở các nƣớc tài trợ. Nhìn chung, ngƣời dân các nƣớc OECD luôn ủng hộ sự giúp đỡ đối với những ngƣời cần đƣợc giúp đỡ, 80% ngƣời dân Châu Âu cho rằng cần tăng ngân sách phát triển của EU. Ở các nƣớc cung cấp ODA tỉ lệ dƣới 0.7 GNP, hơn 70% ngƣời dân cho rằng Chính phủ nên tăng ngân sách viện trợ phát triển của nƣớc mình. Bên cạnh số lƣợng viện trợ, ngƣời dân ở các nƣớc viện trợ còn quan tâm đến chất lƣợng viện trợ. Ở nhiều nƣớc, dân chúng yêu cầu Chính phủ cắt giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn trong 4 nƣớc và tỏ ra lo ngại trƣớc một số vấn đề trong việc cung cấp viện trợ nhƣ: tiếp thu chậm dự án, hiệu quả dự án thấp, bên nhận không thực hiện đúng cam kết, có dấu hiệu tham nhũng viện trợ của các quan chức... Ngƣợc lại, ở các nƣớc nhận viên trợ, dân chúng cũng tỏ ra dè dặt trong việc tiếp nhận viện trợ, e ngại những ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc. 1.1.3 Phân loại ODA 1.1.3.1.Theo nguồn vốn cung cấp - ODA song phương: Là hình thức mà một nƣớc phát triển viện trợ cho một nƣớc đang và kém phát triển thông qua hiệp định đƣợc ký kết giữa hai chính phủ. - ODA đa phương: Là nhiều nƣớc phát triển hình thành nên một quỹ, tổ chức để viện trợ, tài trợ cho một nƣớc. 1.1.3.2. Theo tính chất - Viện trợ không hoàn lại: Đây là khoản viện trợ do bên nƣớc ngoài cung cấp và bên nƣớc tiếp nhận không phải hoàn trả. Khoản viện trợ không hoàn lại đƣợc sử dụng để thực hiện các chƣơng trình dự án theo sự thỏa thuận giữa các bên. - Viện trợ có hoàn lại( tín dụng ƣu đãi): Đây là các khoản cho vay với điều kiện ƣu đãi, còn gọi là các khoản vay mềm có yếu tố không hoàn lại tối thiểu là 25%. Các khoản vay này thƣờng có thời gian dài và lãi suất thấp đáng kể so với các khoản vay thƣơng mại thông thƣờng. - Viện trợ hỗn hợp: Là các khoản ODA bao gồm kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng ƣu đãi theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển. 1.1.3.3. Theo mục đích - Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực đƣợc cung cấp để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Đây thƣờng là những khoản cho vay ƣu đãi hoặc viện trợ hỗn hợp. - Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tƣ phát 5 triển thể chế, chính sách và nguồn nhân lực…loại ODA này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 1.1.3.4. Theo điều kiện của nước viện trợ - ODA không ràng buộc: Là việc sử dụng ODA mà nƣớc tiếp nhận không bị ràng buộc về lĩnh vực đầu tƣ cũng nhƣ các cam kết với nƣớc tài trợ. - ODA có ràng buộc: + Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA này chỉ giới hạn cho một số công ty do nƣớc tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phƣơng) và các công ty của các nƣớc thành viên (đối với viện trợ đa phƣơng). + Bởi mục đích sử dụng: Nƣớc tài trợ yêu cầu nƣớc tiếp nhận ODA chỉ đƣợc đầu tƣ nguồn vốn này vào một số lĩnh vực nhất định hoặc một vài dự án cụ thể. 1.1.3.5. Theo đối tượng sử dụng - Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ƣu đãi. - Hỗ trợ phi dự án: + Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thƣờng là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa đƣợc chuyển giao qua hình thức này có thể đƣợc sử dụng để hỗ trợ ngân sách của nƣớc tiếp nhận. + Hỗ trợ trả nợ: Là hình thức mà tùy thuộc vào tình hình của nƣớc tiếp nhận viện trợ mà quyết định. Nƣớc tài trợ có thể ân hạn lâu hơn hoặc giảm tỷ lệ trả vốn vay xuống cho nƣớc tiếp nhận nhằm giúp các nƣớc này có khả năng trả nợ. +Viện trợ chƣơng trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, chỉ quan tâm tới kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình khi đƣợc ODA đầu tƣ. 1.1.4. Tác động của ODA đối với nƣớc tiếp cận 1.1.4.1 Vai trò của ODA đối với nước đi tài trợ 6 Các nhà tài trợ nói chung khi cung cấp ODA đều nhằm lợi ích nhất định (thƣờng là các lợi ích về mặt kinh tế và mặt chính trị). ODA đƣợc các nhà tài trợ sử dụng nhƣ một công cụ buộc các nƣớc tiếp nhận thay đổi chính sách kinh tế, xã hội và đối ngoại cho phù hợp với lợi ích bên tài trợ. Xét về mặt lợi ích kinh tế thuần túy, bên ngoài có vẻ các nƣớc tài trợ bị thiệt vì họ là nƣớc đi cho (đối với viện trợ không hoàn lại) hoặc cho vay ƣu đãi với lãi suất ƣu đãi và trong thời gian dài. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các nhà tài trợ đều gắn lợi ích thƣơng mại với các khoản viện trợ, buộc các nƣớc tiếp nhận tài trợ phải nhập thiết bị, hàng hóa, nguyên liệu từ nƣớc tài trợ hoặc nơi nƣớc tài trợ yêu cầu. Khoảng một phần năm viện trợ song phƣơng của DAC buộc phải mua hàng hoá và dịch vụ từ nƣớc tài trợ. Thông thƣờng, các lợi ích về kinh tế chỉ là gián tiếp và phải trải qua một thời gian sau mới phát huy tác dụng. Với mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội của các nƣớc đang phát triển, các nƣớc tài trợ đặc biệt ƣu tiên cung cấp ODA cho các dự án thuộc lĩnh vực đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng mặc dù đầu tƣ vào lĩnh vực này xem nhƣ hoàn toàn không có lãi. Nhƣng Chính phủ các nƣớc, các tổ chức quốc tế vẫn đầu tƣ vào lĩnh vực này, thậm chí nhiều nƣớc mặc dù phải đi vay nhƣng vẫn cung cấp tài trợ cho nƣớc khác bởi vì việc giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng các nƣớc đang phát triển là biện pháp gián tiếp dọn đƣờng để chuẩn bị cho đầu tƣ nƣớc ngoài, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa và giành đƣợc sự cung cấp những vật tƣ chiến lƣợc chủ yếu của các nƣớc tài trợ. Mục đích chính trị của hoạt động cho vay và tài trợ thƣờng đƣợc thể hiện trực tiếp bằng cách nêu ra các điều kiện để nhận đƣợc khoản viện trợ. Mục tiêu chính trị có thể thấy rõ trong chiến tranh lạnh để lôi kéo đồng minh. Các nƣớc phƣơng Tây nêu điều kiện chính trị kèm theo các khoản viện trợ kinh tế nhƣ cải cách mở cửa kiểu tƣ bản; mở cửa một cách toàn diện kinh tế thị trƣờng; ra sức đẩy nhanh tƣ hữu hóa; đòi các nƣớc nhận viên trợ thừa nhận một số chuẩn mực nào đó nhƣ tƣ tƣởng tự do, nhân quyền tƣ sản, lối sống phƣơng Tây... Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 là ví dụ về mục đích 7 chính trị của hoạt động tài trợ. Để nhận đƣợc các khoản cứu trợ kinh tế của IMF, ADB... Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônesia phải chấp nhận điều chỉnh kinh tế, đặc biệt Inđônesia còn phải chịu các sức ép chính trị trong đó có vấn đề Đông Timo. Trƣờng hợp Nhật Bản, ODA từ trƣớc đến nay luôn là công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại. Sau chiến tranh Thế giới thứ II, hình ảnh một nƣớc Nhật phát-xít và tội ác mà quân đội Nhật đã gây ra ở những nƣớc bị chiếm đóng để lại ấn tƣợng xấu về Nhật Bản. Bởi vậy, khi đã đạt đƣợc một số thành tích trong khôi phục và phát triển kinh tế, Nhật Bản quyết định áp dụng chính sách viện trợ và bồi thƣờng chiến tranh cho những nƣớc bị họ chiếm đóng theo điều 14 Bản Hiệp định Hòa bình San Francisco nhƣ: tháng 11 năm 1954, Nhật Bản ký Hiệp định bồi thƣờng chiến tranh với Miến Điện; tháng 5 năm 1956 với Philipin; tháng 1 năm 1958 với Inđônêxia; và với Việt Nam vào tháng 5 năm 1959. Lào và Campuchia đã bỏ quyền đòi bồi thƣờng chiến tranh nhƣng thay vào đó, Nhật Bản đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế và kỹ thuật tƣơng ứng vào tháng 3 và tháng 10 năm 1959. Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ tinh thần để chứng tỏ sự hối lỗi về những gì mà họ đã gây ra cho các nƣớc mà họ chiếm đóng, Chính phủ Nhật Bản còn muốn lợi dụng việc bồi thƣờng chiến tranh và viện trợ là cơ hội để mở rộng ảnh hƣởng kinh tế đối với các nƣớc láng giềng. Chính phủ Nhật thấy rõ bồi thƣờng chiến tranh và viện trợ sẽ đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc nhƣ giúp thiết lập lại những mối quan hệ thân thiện, giúp các doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập vào thị trƣờng của các nƣớc đó... Sau này, ODA của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực nhƣ hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, quan tâm bảo vệ môi trƣờng... ODA Nhật Bản đã, đang và sẽ tạo nên một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản, tạo nên các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và các nƣớc nhận viện trợ mà các nƣớc nhận viện trợ này bao giờ cũng ở vị thế yếu hơn. Tóm lại, ODA đã góp phần mở rộng quan hệ hiểu biết giữa các nƣớc với Nhật Bản và 8 tăng cƣờng vai trò của Nhật Bản ở khu vực và trên thế giới cả về chính trị và kinh tế. 1.1.4.2 Tác động của nguồn vốn ODA đối với nước tiếp nhận. 1.1.4.2.1 Tác động tích cực: Thứ nhất: ODA bổ sung nguồn vốn cho quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế đối với các nƣớc đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo thì nguồn vốn ODA đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đó. Hơn nữa nguồn vốn ODA còn có ý nghĩa đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia. Việc huy động vốn đúng thời điểm sẽ giảm đƣợc tình trạng căng thẳng về nguồn vốn đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn. Thứ hai: Góp phần hỗ trợ cho các nƣớc tiếp nhận ODA tiếp thu công nghệ tiên tiến, học hỏi đƣợc kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nƣớc ngoài. Do trình độ phát triển kinh tế xã hội và giáo dục khoa học của các nƣớc đang phát triển rất thấp cho nên các nƣớc này ít có khả năng phát triển công nghệ mới. Ngoài ra khả năng nhập khẩu công nghệ, chi thức quản lý của các nƣớc này rất thấp kém. Trong điều kiện đó, các nguồn công nghệ hiện đại đƣợc đƣa vào thông qua Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng. Khi cung cấp các khoản vay này các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm và đầu tƣ vào phát triển nguồn nhân lực. Các nguồn nhân lực này là nền tảng để tạo ra các nguồn công nghệ mới tạo điều kiện để các nƣớc tiến kịp với tốc độ phát triển công nghệ của thế giới. Thứ ba: Việc thu hút ODA làm tăng sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc, góp phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tƣ phát triển kinh tế ở các nƣớc đang phát triển. Phần lớn các nguồn vốn ODA đƣợc đầu tƣ để xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế của các nƣớc đi vay, tăng cƣờng năng lực quản lý, do đó góp phần làm tăng mức độ hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ ở nƣớc tiếp nhận ODA. Đối với các nƣớc đang phát triển, do tỷ lệ tích lũy ở trong nƣớc thấp cho nên nguồn vốn sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản, hoàn thiện khung pháp lý chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ bên 9 ngoài. Thứ tư: Việc tiếp nhận ODA còn là một yếu tố góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đƣa nền kinh tế tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Một phần của nguồn vốn ODA (tín dụng ƣu đãi ) thƣờng đƣợc tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế đặc biệt là việc phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành cần vốn đầu tƣ lớn, hình thành nền tảng cho việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh và có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo sau. Hơn nữa đối với các nƣớc đang phát triển, tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán là rất lớn, việc vay vốn nƣớc ngoài thƣờng đƣợc sử dụng vào việc bù đắp vào sự thâm hụt trong cán cân này nhằm bảo đảm cân bằng đối ngoại của quốc gia. Thứ năm: Nguồn vốn ODA góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác và ràng buộc chặt chẽ giữa các quốc gia với nhau. Trƣớc hết là các quan hệ ràng buộc về mặt pháp lý giữa các quốc gia. Không phải quốc gia nào cũng có thể dễ dàng vay nợ nƣớc ngoài. Việc vay nợ, đặc biệt là các khoản tín dụng ƣu đãi thƣờng kèm theo những cam kết chặt chẽ về mặt chính sách hoặc các ràng buộc mà những cam kết này thƣờng dẫn các nƣớc đi vay rơi vào tình trạng phụ thuộc vào các nƣớc cho vay. Điều này đòi hỏi các nƣớc đi vay phải có chiến lƣợc đi vay hợp lý. Đồng thời, các nƣớc này cũng cần điều chỉnh chính sách một cách hợp lý để phục vụ có hiệu quả cho việc vay trả nợ nƣớc ngoài. Đây là quá trình gắn bó có hiệu quả các quan hệ kinh tế trong nƣớc với các quan hệ kinh tế bên ngoài, thúc đẩy việc phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng quá trình hội nhập kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. 1.1.4.2. Tác động tiêu cực: Việc vay nợ nƣớc ngoài nói chung và tiếp nhận ODA nói riêng thƣờng dẫn đến những tác động tiêu cực sau đây: Thứ nhất: Nguồn vốn ODA có thể làm tăng gánh nợ nần cho đất nƣớc trong tƣơng lai. Một phần kinh tế phát triển hƣớng ngoại đến mức phụ thuộc quá nhiều 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất