Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn oda ở việt nam - thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn oda ở việt nam - thực trạng và giải pháp

.PDF
48
652
131

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 6%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó, bên cạnh khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong đó, viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế có ý nghĩa hết sức to lớn. Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước. ODA đã giúp chúng ta tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là ODA. Với mong muốn có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu là đi sâu, làm rõ thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam, qua đó tìm hiểu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn ODA. Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về ODA Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong thời gian qua Chuyên đề tốt nghiệp 2 Chương III: Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 3 NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận chung về nguồn vốn ODA I. Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn ODA 1. Khái niệm ODA (Official Development Assistance) có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%” [2, 5]. Tại Điều 1, Nghị định số 131/ 2006/ NĐ – CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức có nêu khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế ” [3,2]. Phương thức cơ bản cung cấp ODA bao gồm: 1) Hỗ trợ Ngân sách nhà nước 2) Hỗ trợ theo chương trình 3) Hỗ trợ ngành 4) Hỗ trợ theo dự án Tại Điều 2, Nghị định số 131/ 2006/ NĐ – CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức có nêu Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 4 2. Đặc điểm Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi Vốn ODA có thời gian cho vay, hoàn trả vốn dài (từ 10-20 năm), có thời gian ân hạn dài (từ 10-12 năm).Chẳng hạn như vốn ODA của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… có thời gian hoàn trả là 40 năm, thời gian ân hạn là 10 năm. Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển.Có 2 điều kiện cơ bản để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là: Một là, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp, đặc biệt là các nước có GDP bình quân đầu người dưới 220 USD/người/năm. Hai là, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc ODA có thể ràng buộc hoặc không ràng buộc hay ràng buộc một phần nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra, các nước viện trợ cũng có những ràng buộc khác và nhiều khi ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.Ví dụ Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. ODA mang yếu tố chính trị: các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Kể từ khi ra đời tới nay viện trợ luôn chứa đựng 2 mục tiêu cùng tồn tại song song: Một là, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Hai là, tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị xác định vị thế ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 5 Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại bằng ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. Thứ tư, ODA là một giao dịch quốc tế Điều này thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao dịch không cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các tổ chức phi Chính phủ. Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hay môi trường. Thứ năm, ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh đa phương Kênh song phương: quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho Chính phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương: các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ khoản đóng góp của nhiều thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp. Thứ sáu, ODA là một giao dịch chính thức Tính chính thức của nó được thể hiện ở chỗ giá trị nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp thuận và phê chuẩn của Chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được thể hiện bằng văn bản hiệp định, hiệp ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ. Thứ bảy, ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng Mục đích của việc cung cấp ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc, ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh khó khăn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được nhận viện trợ ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những toan tính khác. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 6 ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là hiện vật. II. Vai trò của vốn ODA đối với Việt Nam 1. Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Malayxia… và từ tình hình thực tế trong nước, trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế với xu hướng mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mục tiêu chính trong chiến lược này là thu hút ODA cho phát triển kinh tế. Vai trò của ODA được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, ODA mang lại nguồn lực cho đất nước. Các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA sẽ có thêm nguồn vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài, thường là 1030 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy, Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. Nhờ có sự tiếp nhận nguồn vốn ODA mà các nước đang và kém phát triển đã có điều kiện tạo lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Do những đặc điểm mang tính chất ưu đãi, nguồn vốn ODA được các nước nhận sử dụng vào các mục đích như: + Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo, năng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước. + Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, môi trường sinh thái, dinh dưỡng. ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 7 lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. + Bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế (do nhập siêu) để chính phủ có đủ thời gian để quản lý tốt hơn ngân sách trong giai đoạn cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế (viện trợ để điều chỉnh cơ cấu). ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lại cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. + Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ Chính phủ hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế - xã hội các ngành, các vùng. ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI. + ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 8 Thứ hai, theo các nhà kinh tế việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển ODA tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. Thứ ba, nhờ có nguồn vốn ODA mà đã khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trực tiếp nước ngoài FDI. Một trong các khó khăn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước khi có nhu cầu đầu tư vào các nước đang phát triển là cơ sở hạ tầng còn yếu kém khiến cho chi phí bán hàng cao hơn dự tính, giảm tính sinh lãi và tính khả thi của việc đầu tư. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn phải tự xây dựng nguồn cung cấp điện cho mình, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng luôn lo lắng tới tính ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý…Các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ nhiều nước cung cấp ODA cho nhiều nước với khối lượng cam kết cho vay lớn thể hiện sự tin tưởng của các bên, kéo theo lòng tin của một loạt các nhà đầu tư. Việc hình thành và thực hiện các chương trình, các dự án có vốn ODA đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các công ty, các nhà sản xuất trong Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 9 và ngoài nước, đó là tạo ra nhu cầu lớn về các loại dịch vụ và hàng hoá đủ loại. Các nhu cầu này được đảm bảo tương đối chắc chắn về khả năng thanh toán như các chương trình có vốn ODA đã từng được thực hiện trên thế giới và các nước xung quanh Việt Nam. Đối với nước ta, nhu cầu về vốn để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá rất lớn.Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ mọi nguồn vốn, trong đó có cả nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Trong những năm trước đây, nguồn viện trợ chủ yếu là từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và nguồn ODA từ các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế. Gần đây việc Nhật Bản đã tăng nguồn vốn ODA cho các nước đang phát triển đã thúc đẩy lượng vốn ODA tăng mạnh. Thứ tư, nguồn vốn ODA đã góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân. Mục tiêu chủ yếu của các dự án hay chương trình sử dụng nguồn vốn ODA đều nhằm cải thiện đời sống cho người dân, tăng phúc lợi công cộng và cải thiện điều kiện môi trường. Nhờ có nguồn vốn ODA, điều kiện về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục và môi trường đã được nâng lên, nên đời sống của người dân Việt Nam cũng dần được cải thiện. Theo một cuộc điều tra của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Ngân hàng thế giới (WB) cùng phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện cho thấy vào năm 19921993, 58,1% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo đói, nhưng đến năm 1998 thì thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình tăng lên 39% và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm gần một nửa xuống 37,4%, năm 2002 tỷ lệ này chỉ còn 28,9% và năm 2008 còn 12,1%. Thêm vào đó, nguồn vốn ODA cũng đã làm cho một số chỉ tiêu kinh tế xã hội trở nên tốt hơn như: số trẻ sơ sinh tử vong giảm xuống, số người chết do bệnh có thể phòng ngừa cũng thấp hơn nhiều…do hệ thống chăm sóc y tế cho người dân được cải thiện, người dân được hưởng cuộc sống đầy đủ hơn. 2. Mô hình định lượng tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế nội sinh và nguồn vốn hỗ trợ phát triển, mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được ước lượng thông qua hàm sau: GDP = f (ODA; X; G) Trong đó: Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 10 GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ODA: Lượng vốn ODA giải ngân X: giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu G: Tiêu dùng của chính phủ Do đặc tính chuỗi số liệu về GDP là thay đổi tần suất mẫu nên lấy logarit các biến trong mô hình trên để làm mượt các chuỗi số liệu, tránh việc che giấu những đặc tính khác của chuỗi số liệu. Đặt: gdp = log(GDP) oda = log(ODA) x = log(X) g = log(G) Ta có mô hình ước lượng mới về mối quan hệ giữa ODA và GDP như sau: gdp = f(oda,x,g) Số liệu thu thập và xử lý từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính giai đoạn 1993-2008 đưa vào mô hình trên, chạy trên chương trình EViews cho kết quả ở bảng dưới đây: Bảng 1: Kết quả chạy mô hình tác động ODA đến GDP của Việt Nam giai đoạn 1993-2008 Dependent Variable: gdp Method: Least Squares Date: 05/10/10 Time: 05:12 Sample: 1993 2008 Included observations: 16 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. oda g x c 0.111803 0.223852 0.116980 3.253610 0.041308 0.128462 0.116302 0.400064 2.706571 5.634744 0.146000 8.132715 0.0191 0.0001 0.8863 0.0000 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood Durbin-Watson stat 0.998485 0.998106 0.029112 0.010170 36.18400 1.866218 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) 13.05106 0.668989 -4.023000 -3.829853 2636.324 0.000000 Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên phần mềm EViews Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 11 Kết quả ở bảng 1 cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê. Mô hình thực nghiệm phản ánh tác động của ODA đến GDP như sau: gdp = 0.111803*oda + 0.223852*g +0.116980*x + 3.253610 Với kết quả mô hình thực nghiệm trên có thể giải thích như sau: khi các yếu tố khác không đổi, nguồn vốn ODA giải ngân tăng lên 1% sẽ làm GDP tăng lên 0.111803 %. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng tới GDP còn có xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và chi tiêu chính phủ. Kết quả phân tích trên cho thấy nguồn vốn ODA là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển của Việt Nam. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 12 Chương II Thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong thời gian qua I. Thực trạng thu hút ODA 1. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân Theo tập quán tài trợ quốc tế, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hội nghị viện trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam, sau Hội nghị bàn tròn về viện trợ phát triển dành cho Việt Nam diễn ra lần đầu tiên vào năm 1993, các hội nghị viện trợ tiếp theo được đổi tên thành Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG) và Việt Nam từ vị thế là khách mời đã trở thành đồng chủ trì Hội nghị CG cùng với Ngân hàng thế giới. Địa điểm tổ chức Hội nghị CG cũng thay đổi từ việc tổ chức tại nước tài trợ như tại Pháp, Nhật Bản... sang về tổ chức tại Việt Nam. Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức OECD-DAC, còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc... Kết quả của quá trình huy động vốn ODA thể hiện tại bảng và biểu đồ dưới đây: Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 13 Bảng 2: Tình hình huy động vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 1993-2009 Đơn vị: triệu USD Năm Cam kết Ký kết Giải ngân 1993 1.860,8 816,68 413 1994 1.958,7 2.597,86 725 1995 2.311,5 1.443,53 737 1996 2.430,9 1.597,42 900 1997 2.377,1 1.686,01 1.000 1998 2.192 2.444,3 1.242 1999 2.146 1.507,15 1.350 2000 2.400,5 1.773,12 1.650 2001 2.399,1 2.433,17 1.500 2002 2.462 1.813,56 1.528 2003 2.839,4 1.785,89 1.422 2004 3440,7 2.594,85 1.650 2005 3.748 2.610,29 1.787 2006 4.445,6 2.989,07 1,785 2007 5.426,6 3.831,73 2.176 2008 5.914,67 4.330,79 2.253 2009 8.063,87 6.144,38 3.600 Tổng số 56.417,44 42.399,80 25.718 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 14 Biểu 1: Tình hình huy động vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 1993-2009 9,000.00 8,000.00 7,000.00 6,000.00 5,000.00 4,000.00 3,000.00 2,000.00 1,000.00 0.00 Cam kết Ký kết 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 Giải ngân 1993 Triệu USD Tình hình huy động vốn ODA từ 1993 - 2009 Năm Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Các chương trình, dự án quan trọng và quy mô lớn trong những năm gần đây là: xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội (245.27 triệu USD), cải thiện môi trường nước thành phố Huế (182.48 triệu USD), xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam (Đoạn TP Hồ chí Minh - Dầu Giây với tổng số vốn là 145.43 triệu USD) do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ, đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (250 triệu USD) do ADB, Ôxtrâylia và Hàn Quốc đồng tài trợ, phát triển cơ sở hạ tầng các đô thị vừa và nhỏ ở miền Trung (53.2 triệu USD) do ADB tài trợ, phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung (91.3 triệu USD) do ADB và Pháp đồng tài trợ… Tổng số vốn ODA đã giải ngân tính đến cuối năm 2009 là 25,718 tỷ USD bằng 60,66% tổng giá trị các hiệp định đã ký và chiếm khoảng 45,6% so với tổng số vốn đã cam kết. Tính chất của các khoản giải ngân ODA phản ánh sự gia tăng liên tục về mức độ thực hiện các chương trình, dự án. Tổng mức giải ngân ODA không kể các khoản cho vay giải ngân nhanh với mục tiêu chung, cũng không ngừng tăng từ 413 triệu USD năm 1993 lên 1650 triệu USD năm 2000 và năm 2009 là 3600 triệu Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 15 USD.Các khoản giải ngân nhanh để giải quyết vấn đề cán cân thanh toán và điều chỉnh cơ cấu đã góp phần tăng mức giải ngân, đặc biệt là các khoản vay bằng tiền từ Quỹ điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình tín dụng điều chỉnh cơ cấu (SAC) của Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình nông nghiệp của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Tín dụng hàng hóa từ Quỹ Miyaza của Nhật Bản. Các dự án đầu tư xây dựng thường có tốc độ giải ngân chậm hơn các dự án hỗ trợ kỹ thuật, do bị chi phối bởi một số nhân tố như thời gian chuẩn bị dự án dài, đặc tính phức tạp về kỹ thuật, địa bàn đầu tư trải rộng, vướng mắc ban đầu về giải phóng mặt bằng… Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên các dự án loại này thường có tỷ trọng chi phí chuyên gia rất lớn (tới 60 – 70% giá trị dự án), hơn nữa chi phí này thường phát sinh ở ngoài Việt Nam. Kết quả này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì xét theo mức độ tập trung và phân tán, các dự án rút vốn nhanh thường là các dự án tập trung ở một địa phương hoặc một cấp quản lý. Trong khi các dự án rút vốn chậm là các dự án có nhiều hoạt động, nhiều cấp, nhiều ngành vì vậy cơ chế tổ chức dự án thường nhiều ban bệ và thủ tục quản lý nội bộ của dự án cũng khá rườm rà. Tổng số vốn cam kết, ký kết và giải ngân theo các Hiệp định vay nợ, viện trợ liên tục tăng lên hàng năm, thể hiện sự ủng hộ của các nhà tài trợ đối với những nỗ lực cải cách của Việt Nam cũng như những kỳ vọng của họ về những bước cải cách tiếp theo, công tác tiếp nhận và quản lý các chương trình dự án của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Điều kiện cung cấp ODA ngày càng đa dạng. Có thể nói mỗi nhà tài trợ khi cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam đều đưa ra các điều kiện tài trợ riêng của mình theo tình hình cụ thể các chương trình, dự án do phía Việt Nam đề xuất và chính sách ưu tiên của các nhà tài trợ. Phần lớn các Hiệp định vay ưu đãi đều có thời hạn vay dài (trên 30 năm) có thời hạn ân hạn (thời gian ân hạn dài nhất có thể lên tới 12 năm), mức lãi suất ưu đãi (dưới 1%/ năm), tập trung vào các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, ADB, WB. Còn lại là các khoản vay có thời hạn vay và thời gian ân hạn ngắn mức lãi suất bình quân từ 1,5-3,5%/năm. Điều đó có nghĩa là nghĩa vụ trả nợ gốc của các khoản vay này đã và đến hạn nhanh với khối lượng ngày càng tăng. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 16 2. Các nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam 2.1. Các nhà tài trợ song phương và đa phương Các nhà tài trợ song phương Các nhà tài trợ song phương gồm có: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-nađa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc và Xin-ga-po. Các nhà tài trợ đa phương + Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ gồm có: Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait. + Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ gồm có: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tình hình cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu dành cho Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 17 Biểu 2: Tình hình cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu giành cho Việt Nam Triệu USD Vốn cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu từ 1993-2009 anh ñy ban Ch©u ¢u (EC) C¸c Tæ chøc phi CHLB §øc hµn quèc ph¸p Liªn hîp quèc ADB WB nhËt B¶n 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư 2.2. Một số nhà tài trợ tiêu biểu 2.2.1. Nhật Bản Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản. Chính sách mới của phía Nhật Bản về cung cấp ODA cho Việt Nam trong các năm tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau: - Thúc đẩy tăng trưởng bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân; Giao thông; Năng lượng điện; Viễn thông; Phát triển nguồn nhân lực; Cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp Nhà nước. - Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội bao gồm các lĩnh vực: Giáo dục; Y tế; Phát triển nông thôn; Phát triển đô thị; Môi trường; Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội. - Tăng cường thể chế bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện hệ thống Luật pháp và Cải cách hành chính. Viện trợ không hoàn lại Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 18 Từ khi nối lại viện trợ phát triển năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều loại hình viện trợ không hoàn lại khác nhau cho Việt Nam như: Viện trợ không hoàn lại chung; Hợp tác kỹ thuật dạng dự án; Nghiên cứu phát triển; Cử chuyên gia; Đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản; Cung cấp trang thiết bị; Viện trợ phi dự án... với tổng trị giá khoảng hơn 1.4 tỷ USD. Ngoài ra, thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các qui hoạch tổng thể phát triển các ngành như điện, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường..., đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, người tình nguyện sang Việt Nam làm việc... Tín dụng ưu đãi Từ khi Chính phủ Nhật Bản chính thức nối lại việc cung cấp ODA cho Việt Nam tháng 11/1992 cho đến hết tài khoá 2009 (tháng 3/2010), hai Chính phủ đã ký tất cả 126 hiệp định vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Tổng số tín dụng, bao gồm cả tín dụng ưu đãi thường niên và tín dụng đặc biệt đồng Yên, tín dụng Miyazawa mà phía Nhật Bản đã cam kết cho đến nay là 1318.6 tỷ Yên (tương đương 12 tỷ USD) để triển khai thực hiện các công trình và chương trình phát triển kinh tế lớn của nước ta trong các lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa... Nhiều dự án nói trên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam như đường số 5, các cầu trên quốc lộ 1, hệ thống thông tin cứu hộ ven biển, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường 10, 18, cảng Cái Lân, Dự án đại lộ Đông - Tây TP.HCM và hầm Thủ Thiêm theo tiến độ sẽ hoàn thành vào quí 1-2010 với tổng mức đầu tư 9800 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản về việc Chính phủ Nhật Bản xem xét tài trợ cho 3 dự án ưu tiên của Việt Nam là dự án Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam và xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đó phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai một số công tác chuẩn bị như sau. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 19 Dự án Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu tháng 3/2007 JICA đó cử đoàn vào thực hiện việc cập nhật Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc. Báo cáo giữa kỳ đã hoàn thành và đến tháng 10/2007 sẽ đưa ra báo cáo cuối kỳ. Báo cáo giữa kỳ đó xác định một số dự án hạ tầng ưu tiên cần tiến hành đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và ODA. Phía Nhật Bản đề nghị sớm xác định các dự án nào sẽ sử dụng ODA của Chính phủ Nhật Bản, trên cơ sở đó tiến hành lập báo cáo khả thi để Chính phủ Nhật Bản xem xét tài trợ vốn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phía Nhật Bản đó có đề xuất ý tưởng xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc trở thành trung tâm đặc biệt có sức lan toả trong phạm vi cả nước và bao gồm các chức năng đào tạo, nghiên cứu, sản xuất ứng dụng và tuyên truyền giáo dục. Phía Việt Nam hoan nghênh đề xuất của phía Nhật Bản đồng thời nhấn mạnh việc xác định chức năng của Khu công nghệ cao Hoà Lạc cần tham khảo thêm mô hình của các nước khác trên Thế giới. Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, JBIC đó đồng ý xem xét tài trợ cho dự án xây dựng đường vành đai 3 (đoạn nối từ đầu đường cao tốc Láng Hòa Lạc đến cầu Thanh Trì) nhằm mục đích phục vụ cho việc phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hiện nay các công ty của Nhật Bản rất quan tâm đầu tư vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc và đề nghị áp dụng quy chế Tối huệ (Most Favour Park) khi đầu tư vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc bao gồm ưu đãi về thuế, về lao động, đơn giản hóa các thủ tục... Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam Hiện nay cơ quan JICA của Nhật bản đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông Việt Nam bao gồm cả việc xây dựng báo cáo tiền khả thi cho các đoạn có ưu tiên cao thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ngày 25/4/2007, JBIC và Bộ Giao thông vận tải đó ký Biên bản về việc JBIC cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hình thành dự án (SAPROF) cho việc xây dựng thiết kế chi tiết cho việc xây dựng đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn T.P. Hồ Chí Minh Long Thành - Dầu Giây). Hiện nay đã đưa vào sử dụng. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Chuyên đề tốt nghiệp 20 Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam Hiện nay cơ quan JICA của Nhật Bản đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông Việt Nam bao gồm cả việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Việc nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông Việt Nam sẽ tập trung xem xét quan hệ giữa các loại hình giao thông (đường bộ, đường sắt, đường hàng không), so sánh giữa kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt hiện có với kế hoạch xây dựng tuyến đường mới. 2.2.2. Ngân hàng thế giới Ngân hàng thế giới (WB) đã nối lại quan hệ với Việt Nam từ tháng 10 năm 1993. Hiện nay có 36 dự án vốn vay ODA với tổng trị giá 3850.6 triệu USD đang được thực hiện. Các dự án của WB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: năng lượng (25%), nông nghiệp (23%), nâng cấp đô thị (15%), giao thông (14%), quản lý kinh tế (8%), giáo dục (7%), y tế (6%), công nghệ thông tin (2%)... Về tiến độ giải ngân, mặc dù một số dự án đã có những cải thiện nhưng nhìn chung tỷ lệ giải ngân còn thấp so với với khu vực. Tính trong tổng số hơn 6 tỷ USD tổng cam kết tài trợ của WB từ trước tới nay, Việt Nam hiện mới chỉ giải ngân được hơn 3 tỷ USD. Về hiệu quả thực hiện, theo đánh giá của WB, các dự án thực hiện nhìn chung có hiệu quả. Sự hỗ trợ của WB cho Việt Nam đã mang lại những hiệu quả rất tích cực, một số dự án sử dụng vốn vay ODA sau khi hoàn thành đã bắt đầu phát huy hiệu quả như dự án Phục hồi và phát triển ngành điện, dự án phục hồi Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Vinh và TP. HCM - Cần Thơ, Hiện đại hoá hệ thống thanh toán Ngân hàng, Chương trình tín dụng giảm nghèo (PRSC),... Về hoạt động hỗ trợ của WB trong giai đoạn 2007 – 2010, Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) đã được chuyển thành Chiến lược đối tác quốc gia giai đoạn 20072011 (CPS 2007-2011) thể hiện sự hướng tới một tầm cao mới trong quan hệ hợp tác giữa WB và Việt Nam. Nội dung của Chiến lược nhìn chung gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển Kinh tế – xã hội 2006-2010 với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của mình, đưa Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2010. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan