Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã vĩnh thành, huyện yên thành, ...

Tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã vĩnh thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an

.PDF
6
500
51

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Vĩnh thành. - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của các hộ nông dân - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã.  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng một số thông tin dữ liệu theo yêu cầu của bài làm. Về phần số liệu tổng quát được trích từ niên giám thống kê của huyện Yên Thành năm 2010, niên giám thống kê của Tổng cục thống kê. Ngoài ra tôi còn tham khảo các tài liệu liên quan tại văn phòng, phòng địa chính, phòng thống kê tại UBND xã Vĩnh Thành, các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Vĩnh Thành giai đoạn 2006 – 2010. Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã, tôi tiến hành điều tra 60 hộ thuộc 3 thôn đại diện cho 3 vùng sản xuất lúa đó là thôn Phì Bắc, Phì Nam và Đông Tháp.  Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp sơ đồ  Kết quả nghiên cứu: Về sản xuất: - Xã Vĩnh Thành là một xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa nông nghiệp là chính mà cây lúa đóng vai trò là cây trồng chính. Trong những năm gần đây có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng mạnh mẽ. Người dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa nhiều loại giống mới có năng suất cao, phù hợp với địa phương vào sản xuất. Bên cạnh đó thì sự quan tâm, chỉ đạo sát với thực tế của chính quyền xã. Vì vậy mà năng suất lúa trên địa bàn xã không ngừng tăng lên, đời sống người dân từng bước ổn định và ngày càng được nâng cao. - Qua điều tra tại địa phương thì tôi nhận thấy vụ đông xuân thì người dân chủ yếu sử dụng các loại giống lúa dài ngày mà trong đó cây lúa lai là chính. Vụ hè thu thì giống lúa ngắn ngày như khang dân được ưa thích hơn. Nếu thời tiết thuận lợi, đầu tư thâm canh tốt thì năng suất vụ đông xuân có thể đạt 3 – 3,5 tạ/sào, vụ hè thu thì thấp hơn. - Hơn 80% diện tích đất trồng lúa là đất thịt nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp mà đặc biệt là cây lúa. Bên cạnh đó thì hệ thống thủy lợi được đầu tư tốt, nạo vét thường xuyên và nguồn nước đảm bảo cho cây lúa phát triển. Đây cũng là một trong những nhân tố thuận lợi giúp cho cây lúa phát triển tốt. - Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sản xuất lúa trên địa bàn xã còn tồn tại những hạn chế sau: + Việc tập huấn kỹ thuật cho người dân còn nhiều hạn chế, các loại giống có chất lượng gạo tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường được trồng với diện tích còn hạn chế. Trình trạng người dân lạm dụng phân bón vô cơ rất phổ biến làm ảnh hưởng tới độ phì nhiêu của đất. + Sâu bệnh phá hoại mùa màng ngày càng diễn biến phức tạp và phát triển rất nhanh thành những ổ dịch lớn làm ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lúa. Bên cạnh đó thì lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân địa phương. + Vài năm trở lại đây, giá phân bón liên tục tăng cao làm ảnh hưởng tới mức đầu tư của các hộ trồng lúa vì vậy năng suất lúa chưa tương xứng với tiêm năng của xã. Về tiêu thụ: - Qua phân tích chuỗi cung sản phẩm lúa thì chúng ta thấy kênh tiêu thụ lúa trên địa bàn xã diễn ra khá thuận lợi và giá lúa năm 2010 là khá cao. Thời điểm người dân bán với số lượng nhiều nhất là ngay sau khi thu hoạch xong để trang trải các khoản chi phí trong gia đình, giá lúa lúc này là 5000đ/kg. Đến tháng 2, 3 thì giá lúa rất cao lên tới 6 – 6.500đ/kg thì người dân không còn lúa để bán. Phần lớn lượng lúa bán ra của các hộ nông dân trên địa bàn xã chủ yếu được thực hiện bởi các lái buôn, có 70% sản lượng lúa tiêu thụ được thực hiện bởi các lái buôn huyện Diễn Châu, còn lại là được thực hiện bởi thu gom lớn ở các thôn. - Các lái buôn đóng vai trò quan trọng trong kênh tiêu thụ. Họ đến tận nhà để thu mua và các hộ nông dân không phải chịu chi phí vận chuyển, hình thức thanh toán nhanh gọn. Do người dân thiếu thong tin thị trường nên thường bị các lái buôn ép giá, chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dung là khá lớn PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình CNH – HĐH, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế cao, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Bên cạnh đó trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được nhà nước hết sức quan tâm và đầu tư đúng mức. Chính vì vậy mà nền nông nghiệp Việt Nam có những bước chuyển biến rõ rệt trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất theo hướng hàng hóa. Nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có, phát huy lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng. Chúng ta không phủ nhận vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nhà nước luôn đặt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong nước trước tình hình dân số ngày càng tăng lên hàng đầu. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Diện tích ngày càng được mở rộng, năng suất và sản lượng liên tục tăng. Hiện nay cả nước có khoảng 7,4 triệu ha trồng lúa và năng suất bình quân cả nước là 5,2 tấn/ha, sản lượng đạt 38.899,1 nghìn tấn, tập trung chủ yếu ở hai vựa lúa chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước, lượng dữ trữ gạo lớn sẵn sàng cứu trợ người dân khi gặp thiên tai mà Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình là một nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Năm 2010 là một năm thành công rực rỡ của Việt Nam trong xuất khẩu lúa gạo đạt 6,75 triệu tấn thu về 3,2 tỷ đô la, cao nhất từ trước tới nay. Có được những thành tựu đó bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước thì người dân biết áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất, đưa nhiều loại giống mới có năng suất cao, chất lượng gạo tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Huyện Yên Thành nổi tiếng là vựa lúa chính của tỉnh Nghệ An với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, đất đai màu mỡ, người dân cần cù chịu khó. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Yên Thành có những lợi thế nhất định trong phát triển nông nghiệp mà đặc biệt là phát triển cây lúa. Những năm gần đây nhờ đầu tư thâm canh tốt, đưa nhiều loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất trên diện rộng. Vì vậy mà năng suất trên địa bàn huyện luôn cao nhất tỉnh, điển hình là năm 2009 năng suất đạt 59,9 tạ/ha, sản lượng là 155.994,8 tấn. Vĩnh Thành là một xã phía nam của huyện, phần lớn diện tích là đồng bằng, có hơn 80% diện tích đất sản xuất là đất thịt. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy tạo điều kiện cho Vĩnh Thành phát triển nông nghiệp mà cây lúa là cây trồng chính. Là một xã mà có trên 95% các hộ gia đình sống chủ yếu bằng nghề nông là chính. Sản xuất lúa trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh sản xuất đến việc đưa giống mới vào sản xuất. Vì vậy mà năng suất và sản lượng tăng qua các năm, đời sống người dân đi vào ổn định và ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong công tác sản xuất và tiêu thụ lúa trên dịa bàn xã còn nhiều hạn chế: Giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng cao gây khó khăn cho người dân trong đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó thì thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Mặt khác việc tiêu thụ lúa trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, người dân thường bị ép giá. Xuất phát từ thực trạng trên và qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa phương, tôi đã chọn đề tài “Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Vĩnh thành. Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của các hộ nông dân Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biến chứng: Làm cơ sở phương pháp luận của đề tài, trên cơ sở đó xem xét sự vật hiện tượng, sự biến đông qua lại lẫn nhau. - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. + Số liệu thứ cấp: Phòng thống kê tại UBND huyện yên Thành. Phòng địa chính, phòng thống kê, văn phòng tại UBND xã Vĩnh Thành. + Số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra phỏng vấn, chọn mẫu ngẫu nhiên của 60 hộ thuộc 3 thôn đại diện cho 3 vùng sản xuất lúa điển hình. Thôn Phì Bắc, Phì Nam là hai thôn mà loại đất chủ yếu là đất thịt, Thôn Đông Tháp có 80% là đất thịt còn lại là đất pha cát. - Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng bảng biểu, tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp và phân tổ thống kê. - Phương pháp sơ đồ: Dùng để phân tích kênh phân phối các yếu tố đầu vào cũng như kênh tiêu thụ sản phẩm lúa. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Xã Vĩnh Thành - huyện Yên Thành - Tỉnh Nghệ An. Tập trung ở 3 thôn Phì Bắc, Phì Nam, Đông Tháp. - Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trong năm 2010.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69