Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình phát triển công nghệ cao của một số nước trên thế giới...

Tài liệu Tình hình phát triển công nghệ cao của một số nước trên thế giới

.PDF
44
285
146

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ cao hiện diện ở khắp mọi nơi, lan tỏa trực tiếp và gián tiếp tới mọi ngành trong nền kinh tế, làm chuyển hóa các hoạt động kinh tế ra khỏi các nguồn lực truyền thống như hàng tiêu dùng lâu bền hay đầu tư vào kết cấu, trong khi cùng lúc làm tăng thêm mức độ tổng đầu ra. Bản thân những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ cao đã tạo nên các ngành công nghiệp tăng trưởng hoàn toàn mới, được gọi là các ngành công nghiệp công nghệ cao, được đặc trưng bằng sự đổi mới liên tục về công nghệ và sản phẩm. Các ngành này cho thấy có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với nền kinh tế nói chung và chiếm một tỷ lệ ngày càng tăng trong thương mại nội địa và quốc tế, là phần đóng góp quan trọng và trực tiếp cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin là một hướng đi mà hầu hết các nước trên thế giới đều tuân theo để nhằm tạo ra một động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong n ước, cũng như để tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thương mại quốc tế. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia xin giới thiệu Tổng quan “TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ” để giúp bạn đọc có thêm thông tin khi tìm hiểu sâu về các lĩnh vực công nghệ cao. TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 1 I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆP CÔNG NGHỆ CAO, KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ PHÂN LOẠI CÁC LĨNH VỰC VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1. Công nghệ cao Công nghệ cao (CNC) là những công nghệ cho phép sản xuất với năng suất cao và sản phẩm có chất lượng cao, nghĩa là có thể mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn từ cùng một nguồn vốn và lao động. Bản thân công nghệ cao đã bao hàm “3 cao”: hiệu quả cao, giá trị gia tăng cao và độ thâm nhập cao. CNC còn có khả năng mở rộng phạm vi, hiệu quả của các loại hình công nghệ khác nhờ tích hợp các thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) tiên tiến. Mức độ CNC có thể được đo bằng độ ngắn của chu kỳ sống sản phẩm. Hiện nay, đối với ngành công nghiệp máy tính, chu kỳ sống của sản phẩm là dưới hai năm. Sản phẩm CNC là sản phẩm được tạo ra nhờ CNC thông qua quá trình thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm. CNC thường phải có các đặc điểm sau đây: (i) Chứa đựng nỗ lực quan trọng về nghiên cứu-phát triển (NCPT); (ii) Có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia; (iii) Sản phẩm được đổi mới nhanh chóng; (iv) Đầu tư lớn, độ rủi ro cao, nhưng khi thành công sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ; (v) Thúc đẩy năng lực cạnh tranh và hợp tác trong NCPT, sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mô toàn cầu. Tiêu chí quan trọng nhất để xác định một CNC là hàm lượng NCPT cao (High R&D Intensity) trong sản phẩm. Các đặc điểm và tiêu chí trên đây về CNC được chấp nhận một cách rộng rãi, song việc xác định các ngành CNC lại phụ thuộc khá nhiều vào quan niệm của từng quốc gia, từng nhóm quốc gia về ý nghĩa chiến lược của các ngành cụ thể đối với mỗi nước trong từng thời kỳ xác định. 2. Công nghiệp công nghệ cao Công nghiệp CNC là ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm CNC. Công nghiệp CNC được đặc trưng bởi sự đổi mới liên tục về công nghệ, sản phẩm. Như vậy, doanh nghiệp CNC thường dành nhiều nguồn lực cho cải tiến, sáng tạo công nghệ và sản phẩm. Ngành công nghiệp CNC có những đặc điểm chủ yếu sau: (i) Đặc điểm nổi bật là sự tích hợp các thành tựu KH&CN. Do vậy, trong lĩnh vực CNC, các ngành công nghiệp gắn liền với nhau và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực vật liệu mới liên quan nhiều đến điện tử, tin học, cơ-điện tử, sinh học và năng lượng mới. (ii) Năng suất lao động tương đối cao do sử dụng hàm lượng trí tuệ, kỹ thuật, kỹ năng và thông tin, cao hơn hẳn các ngành công nghiệp thông thường. 2 (iii) Cấu trúc sản phẩm khá phức tạp và đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành công nghiệp nhằm đáp ứng tính đa dạng của công nghệ và sản phẩm đầu vào. Các ngành công nghiệp hỗ trợ không chỉ bao hàm việc sản xuất hàng hóa, mà còn cả những dịch vụ khác nhau như thiết kế, kỹ thuật, tư vấn, sản xuất thử, thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ. (iv) Tiềm năng thị trường lớn. Thị trường của sản phẩm CNC được mở rộng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, cạnh tranh toàn cầu để xuất khẩu các sản phẩm CNC là điều rất quan trọng. (v) Quá trình sản xuất công nghiệp CNC và sản phẩm của nó thường sử dụng rất ít nguyên liệu, năng lượng, bởi lẽ chúng được phát triển với mục tiêu hạn chế chi phí các nguồn nguyên liệu và năng lượng không tái tạo, cũng như nhằm bảo vệ môi trường. Cũng vì vậy, phần lớn sản xuất công nghiệp CNC đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Hơn nữa, những sản phẩm công nghiệp CNC thường không cồng kềnh, mà “sáng, mỏng, nhỏ và nhẹ”. (vi) Về mặt quản lý kinh doanh, công nghiệp CNC là kinh doanh "mạo hiểm cao và được bù đắp cao". Việc đổi mới các hoạt động NCPT liên tục cũng như việc thường xuyên tìm kiếm các thị trường mới là rất tốn kém và mạo hiểm. Vì vậy, đòi hỏi một sự cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên lợi nhuận cao sẽ là phần bù đắp thỏa đáng cho những hoạt động kinh doanh có độ mạo hiểm cao này. 3. Khu công nghệ cao Sự hình thành và phát triển các khu công nghệ (Technology Park) là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu để thúc đẩy nhanh sự ra đời các công nghệ mới. Từ khu công nghệ đầu tiên và cũng rất tiêu biểu cho thế hệ khu công nghệ thứ 1 (thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX) là Khu Thung Lũng Silicon (Mỹ) đến các khu CNC xuất hiện gần đây trong bối cảnh toàn cầu hóa (Thế hệ thứ 3), đã có nhiều thuật ngữ khác nhau, như: công viên khoa học, công viên công nghệ, trung tâm công nghệ, trung tâm đổi mới công nghệ, công viên KH&CN, trung tâm CNC, song về bản chất đều có một số điểm chung. Thuật ngữ “Khu CNC” được dùng chỉ một trung tâm, một khu vực riêng biệt, thuộc quyền quản lý và sở hữu của các công ty, trường đại học, viện nghiên cứu, của địa phương, quốc gia hoặc của nhiều thành phần khác nhau. Hoạt động của các khu này nhằm mục đích trao đổi, sáng tạo, phát triển, ươm tạo các công nghệ mới, thúc đẩy hình thành nền công nghiệp CNC và góp phần quan trọng cho việc xây dựng năng lực công nghệ của quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, có thể quan niệm một cách khái quát: Khu CNC là nơi tiếp thu CNC của thế giới, là cửa ngõ nhập khẩu các CNC của các công ty đa/xuyên quốc gia có CNC hàng đầu thế giới, là nơi làm việc có đủ điều kiện để sáng tạo của các nhà khoa học quốc tế và trong nước. Nơi đây, trong giai đoạn đầu sẽ tiếp thu chuyển giao công nghệ và sau đó là sáng tạo các CNC. Trong vai trò cửa khẩu trên 3 siêu xa lộ thông tin, với môi trường thuận lợi cho việc đầu tư CNC, quá trình chuyển giao thực hiện tại chính khu vực sản xuất, hoặc NCPT, đào tạo, giúp cho việc tiếp thu và sử dụng CNC có hiệu quả. Khu CNC thường được quy hoạch giới hạn trong một vùng lãnh thổ có quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng phải là địa điểm có môi trường tốt nhất để: - Đầu tư công nghiệp CNC; - Sản xuất các sản phẩm CNC; - Chuyển giao, thích nghi CNC; - Dịch vụ-thương mại các sản phẩm CNC; - Nghiên cứu, ươm tạo và phát triển các CNC; - Tăng cường năng lực công nghệ nội sinh của đất nước; - Đào tạo, huấn luyện kỹ năng CNC; 4. Các lĩnh vực công nghệ cao Đến nay, trên thế giới đã cơ bản thống nhất với nhau có 6 lĩnh vực công nghệ cao sau đây để nghiên cứu phát triển trong thế kỷ XXI: 1. Công nghệ thông tin - CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo đó, CNTT là hệ thống các tri thức khoa học, các kỹ thuật và phương tiện hiện đại để thu thập, xử lý, lưu trữ, sản xuất và truyền thông tin nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Công nghệ thông tin chính là lực lượng nòng cốt và xung kích của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, dẫn dắt nhân loại bước vào kỷ nguyên trí tuệ. 2. Công nghệ sinh học - CNSH là một tập hợp các ngành khoa học (sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của các vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật. Sản phẩm đặc trưng là giống cây, con, vi sinh vật có chất lượng cao và các sản phẩm chưa từng có dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế... Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới), CNSH sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ trong thế kỷ XXI. 3. Công nghệ vật liệu mới dựa trên khoa học vật liệu, khoa học về cấu trúc các hệ đông đặc, khoa học mô phỏng hệ nguyên tử v.v.. Sản phẩm chủ yếu của nó là các vật liệu chức năng (ví dụ: vật liệu bán dẫn, siêu dẫn, laze...), vật liệu siêu bền, siêu cứng, siêu chịu nhiệt, vật liệu compozit, vật liệu nanô v.v.. Với công nghệ nanô, con người có khả năng thao tác vật liệu ở mức phân tử hay nguyên tử, mở ra khả năng điều khiển cấu trúc vật liệu. Nó cho phép chế tạo những vật liệu có các chức năng rất đặc thù như thăm dò môi sinh và xử lý thông tin. Vật liệu 4 được thao tác ở cấp nanô sẽ có tiềm năng rất lớn do có các tính chất hoàn toàn khác với những vật liệu chế tạo trước đó. 4. Công nghệ năng lượng mới bao gồm năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng hải dương v.v., trong đó đặc biệt là lợi dụng sự phát triển của năng lượng hạt nhân và năng lượng mặt trời, nhằm thoát khỏi sự ràng buộc vào loại năng lượng hóa thạch (dầu mỏ và than đá), mở ra một thời đại năng lượng mới. Song, đến nay hầu hết các nước trên thế giới rất coi trọng công nghệ năng lượng hạt nhân. Công nghệ này dựa trên vật lý học hạt nhân, năng lượng học, v.v.. Sản phẩm chủ yếu là nhà máy nhiệt, nhà máy điện hạt nhân, các phương tiện giao thông vận tải dùng năng lượng hạt nhân, các thiết bị y tế dùng năng lượng hạt nhân v.v.. 5. Công nghệ hàng không vũ trụ dựa trên các thành tựu hiện đại của khoa học về Vũ trụ, về vật lý địa cầu, vật lý khí quyển và vùng lân cận trái đất, vật lý thiên văn của Thái dương hệ v.v.. Các sản phẩm điển hình: vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tàu con thoi v.v.. Công nghệ hàng không vũ trụ tạo ra một loạt các sản phẩm, dịch vụ chưa từng có: thông tin viễn thám, thông tin liên lạc toàn cầu, thông tin địa lý toàn cầu v.v... 6. Công nghệ hải dương bao gồm việc sử dụng, khai thác tài nguyên sinh vật, khoáng vật, hoá học, động lực v.v.. trong lòng các đại dương. 5. Các ngành công nghiệp công nghệ cao Công nghiệp công nghệ cao được đặc trưng bởi sự đổi mới liên tục các công nghệ, sản phẩm. Doanh nghiệp công nghệ cao thường dành nhiều nguồn lực cho việc cải tiến, sáng tạo công nghệ và sản phẩm. Tại các nước công nghiệp hoá, các ngành công nghệ cao là những nguồn sáng tạo việc làm và thuê mướn nhân công có năng lực, được trả lương cao hơn so với mức trung bình. Các ngành này có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với nền kinh tế nói chung và chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong thương mại nội địa và quốc tế, là phần đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu hàng công nghiệp ở hầu hết các nước. Ngoài ra, các ngành này còn có hàm lượng vốn, NCPT cao và rất có hiệu quả trong việc sáng tạo ra tri thức và công nghệ mới. Chúng hoạt động dựa trên một tốc độ phát triển NCPT rất nhanh, thường xuyên tung ra thị trường các hàng hoá và dịch vụ mới. Công nghiệp công nghệ cao còn được gọi là công nghiệp dựa trên khoa học và công nghệ ở đó, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, năng suất lao động rất cao. Theo UNESCO, hạng mục “Công nghệ” được xác định dưới hình thức “Hàm lượng NCPT” ở các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực chế tạo, trong đó chi phí NCPT được tính theo tỷ lệ phần trăm của một biến số kinh tế khác, thường là giá trị sản phẩm (doanh thu) của ngành đó. Hiện nay đang nghiên cứu xem xét một ngành tương đối mới mẻ, đang ngày càng trở thành “Công nghệ cao”, đó là ngành dịch vụ. Hàm lượng NCPT cao (High-Tech) tương ứng với tỷ số chi phí NCPT/doanh thu  4%; hàm lượng NCPT trung bình (Medium-Tech) có chi phí NCPT/doanh thu = 1-4%; và hàm lượng NCPT thấp (Low-Tech) khi chi phí NCPT/doanh thu 1%. 5 Định nghĩa công nghiệp CNC như thế nào phụ thuộc vào quyết định dùng phương pháp nào trong hai phương pháp tiếp cận chủ yếu: a) Phương pháp sử dụng tỷ lệ phần trăm số nhân lực NCPT trong một ngành công nghiệp cụ thể so với tất cả các ngành công nghiệp hoặc b) Tính theo phần trăm chi phí NCPT trong tổng doanh thu, như là một đại lượng về hàm lượng NCPT. Hiện nay, 10 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao nhất là: hoá chất y học và sản phẩm thực vật; sản phẩm sinh học, ngoại trừ sản phẩm dùng cho chẩn đoán; phần mềm bao gói sẵn; sản phẩm chẩn đoán in vitro và in vivo; điện thoại và thiết bị truyền thông; dược phẩm; nghiên cứu thương mại; thiết bị điện dùng trong y học; thiết bị truyền thông máy tính và các dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm. Mặc dù 10 ngành công nghiệp này là các ngành có hàm lượng khoa học cao, nhưng không nhất thiết tất cả chúng đều có tác động lớn đến nền kinh tế. Một số ít ngành, được coi là các ngành công nghiệp công nghệ siêu cao, đứng hàng đầu các ngành công nghiệp CNC: dược phẩm; điện thoại và thiết bị truyền thông, sản phẩm sinh học, ngoại trừ sản phẩm dùng cho chẩn đoán; thiết bị bán dẫn và thiết bị có liên quan và phần mềm bao gói sẵn. Các ngành này có cường độ nghiên cứu cao, chi phí NCPT lớn và có tăng trưởng doanh thu cao hơn tăng trưởng doanh thu bình quân. Phân loại các ngành công nghiệp chế tạo theo hàm lượng công nghệ toàn cầu: Công nghiệp công nghệ cao Hàng không vũ trụ. Máy tính, máy văn phòng. Điện tử - viễn thông. Dược phẩm. Công nghiệp công nghệ trung bình cao Thiết bị khoa học. Ô-tô. Máy điện. Hóa chất. Các thiết bị vận tải khác. Máy không dùng điện. Công nghiệp công nghệ trung bình thấp Sản phẩm cao su và chất dẻo. Đóng tàu. Các ngành chế tạo khác. Luyện kim màu. Sản phẩm khoáng phi kim loại. Các sản phẩm kim loại chế tạo. 6 Lọc dầu. Luyện kim đen. Công nghiệp công nghệ thấp In ấn, giấy. Dệt, may. Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá. Gỗ và đồ gỗ. Các nhóm sản phẩm công nghệ cao: Thiết bị hàng không vũ trụ. Máy tính và thiết bị văn phòng. Điện tử - viễn thông. Dược phẩm. Thiết bị khoa học. Điện máy. Hoá chất. Máy công cụ và dụng cụ đo lường. Vũ khí. II. MÔ HÌNH CÁC KHU CÔNG NGHỆ CAO TRÊN THẾ GIỚI 1. Các đặc khu công nghiệp và khu công nghệ cao Có thể phân biệt các đặc khu và khu CNC theo chức năng của chúng như sau: a) Khu công nghiệp (Industrial Zone, Industrial Park): là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng đất có thuận lợi về các yếu tố địa lý tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, về xã hội và nhân văn để thu hút đầu tư và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh. b) Khu chế xuất (Export Processing Zone): là một đặc khu công nghiệp và dịch vụ đặt trên một diện tích được khép kín, thường ở trong cảng hoặc gần cảng để nhập các nguyên liệu miễn thuế, chế biến các nguyên liệu này nhằm mục đích xuất khẩu. Khu chế xuất nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện những hoạt động sản xuất và dịch vụ xuất khẩu, được hưởng những ưu đãi nhất định của Nhà nước (thuế, điều kiện thương mại) liên quan đến tận dụng các nguồn lực trong nước để tiến hành các hoạt động sản xuất và dịch vụ xuất khẩu. c) Khu công nghiệp công nghệ cao (Hi-Tech Industrial Zone): là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về các sản phẩm có sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao. Mục đích của khu này là sử dụng tối ưu các cơ sở hạ tầng và các điều kiện tốt của môi trường, mà nếu để rải rác sẽ phải đầu tư quá lớn, để có thể tạo ra các sản phẩm của một số lĩnh vực công nghệ cao. 7 d) Công viên khoa học (Science Park): là một khu vực tập trung các phòng thí nghiệm, nơi thử nghiệm, kiểm chứng các ý tưởng khoa học. e) Khu công nghệ cao (Hi-Tech Park): là khu vực tập trung các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các phòng thí nghiệm, các tổ chức đào tạo, các xí nghiệp công nghệ cao và các tổ chức dịch vụ nội bộ khu và các đối tượng nằm ngoài khu. Khu công nghệ cao là trung tâm ươm tạo công nghệ, gắn KH&CN hiện đại với sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Khu công nghệ cao định hướng hoạt động của mình vào việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước để tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu nhằm phát triển các công nghệ cao, không chỉ nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu, mà chủ yếu nhằm tạo ra năng lực công nghệ trong nước, biến đổi cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong nước. Do vậy, khu công nghệ cao phải có một môi trường thuận lợi để sáng tạo ra công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, luôn luôn được đổi mới bằng những thành tựu KH&CN tiên tiến nhất. 2. Các loại hình khu công nghệ cao trên thế giới Tuỳ thuộc trình độ KH&CN của vùng và do các mục tiêu khác nhau mà mô hình khu CNC của một số nước trên thế giới cũng rất khác nhau và đa dạng. Khu CNC có thể được phân loại theo mức độ hoạt động NCPT, hoặc theo mô hình. 2.1. Theo trình độ hoạt động nghiên cứu và phát triển (NCPT) (i) Công viên khoa học truyền thống (Traditional Science Park) - Tỷ trọng NCPT rất cao, chủ yếu thúc đẩy quá trình NCPT và thương mại hóa các kết quả NCPT; - Thường do các trường đại học thành lập hoặc liên kết - gắn chặt với các trường đại học. Thí dụ: Đại học Stanford (Mỹ), Đại học Cambridge (Anh). (ii) Thành phố khoa học (Science City hoặc Technopolis) - Kết hợp chặt chẽ hoạt động NCPT với sản xuất; - Thường kết hợp tạo vùng công nghiệp mới; Thí dụ: Khu Tsukuba (Nhật Bản), Sophia Antipolis (Pháp). (iii) Công viên đổi mới công nghệ (Technology Innovation Park) - Kết hợp sản xuất hàng hóa có trình độ CNC với phát triển NCPT; - Chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp lớn và thu hút đầu tư từ bên ngoài, có liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học. Thí dụ: Khu Tân Trúc (Hsinchu) của Đài Loan, các Khu CNC ở Hà Lan, Đức, Áo, Singapo. (iv) Trung tâm Công nghệ/Vườn ươm (Technology Centre/Incubator) - Giúp các doanh nghiệp nhỏ (mới thành lập) phát triển công nghiệp (nhờ trung tâm ươm tạo doanh nghiệp); 8 - Liên kết với Viện nghiên cứu/Đại học và có thể đứng độc lập (thường nhỏ hơn 10 ha trong thành phố) hoặc nằm trong khu công nghệ. Thí dụ: nhiều khu ở Hồng Kông, Trung Quốc, Philipin, Nigeria. (v) Khu khoa học chuyên biệt (Special Science Park) - Là Công viên khoa học nhưng tập trung vào một số lĩnh vực, một thị trường sản phẩm nhất định. Thí dụ: Khu y học (Singapo), Khu công nghệ phần mềm (Ấn Độ). 2.2. Theo mô hình chức năng - Mô hình công viên khoa học thường được xây dựng ở các nước có công nghệ tiên tiến, nhẤn mạnh phát triển nghiên cứu, thương mại hóa các kết quả NCPT, gắn liền với các trường đại học,... như ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... - Mô hình "Trung tâm đổi mới công nghệ" (Technology Innovation Center) như ở Đức, Hà Lan, Đài Loan, Singapor và các nước Bắc Âu. Trong các khu này, hoạt động NCPT ở các viện nghiên cứu nhà nước, trường đại học được tổ chức gắn với các doanh nghiệp để thương mại hoá các kết quả, chú trọng tạo việc làm và có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Mô hình hoạt động của các khu này tại Singapo và Malaixia gần đây có những nét khá điển hình: chủ yếu là vai trò hỗ trợ rất quan trọng của Nhà nước (vốn và chính sách công nghệ). - Mô hình “Vườn ươm doanh nghiệp” (Incubator), chú trọng phát triển kinh doanh và tạo việc làm, hoạt động NCPT là thứ yếu, như một số ở Trung Quốc, Philipin, Trinidad và Tobago, Nigeria,... - Nhiều khu công nghệ trên thực tế thường pha trộn giữa các mô hình trên đây. 3. Một số khu công nghệ cao đặc trưng trên thế giới 3.1. Khu Thung lũng Silicon (Silicon Valley) Được thành lập năm 1951 tại Palo Alto (Tây Nam San Francisco, Mỹ), rộng gần 1.000 km2 chủ yếu phát triển CNTT. Năm 2000 có 330.000 lao động kỹ thuật cao (chiếm 73% tổng lực lượng lao động), có 6.000 tiến sĩ khoa học, hơn 8.000 doanh nghiệp, có hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử - tin học, doanh thu xấp xỉ 200 tỷ USD/năm. Là nơi tập trung các công ty điện tử - tin học, được phát triển xung quanh một trường đại học có hoạt động nghiên cứu cao cấp: Đại học Stanford (Mỹ). Một trong những yếu tố thành công của Khu này là cơ cấu quản lý linh hoạt, nhạy bén và con người ở đây trẻ, sẵn sàng chịu rủi ro và mạnh dạn đối với những cách tiếp cận mới. Khu này có sự đóng góp nhân lực khá lớn (khoảng 10.000 người) của người Việt Nam định cư ở Mỹ, nhưng chủ yếu là kỹ thuật viên và kỹ sư. Quá trình hình thành và phát triển Silicon Valley được tóm tắt theo các giai đoạn như sau: - Các hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ điện tử thế giới bắt đầu tại trường Đại học Stanford. Công ty sản xuất thiết bị điện tử đầu tiên được thành lập là Federal Telegraph Company of Palo Alto. 9 - Năm 1950, Khu CNC này được thành lập dựa trên hạt nhân là Khu công nghệ Stanford với sự tham gia của nhiều công ty điện tử trong đó có HP. Trường Đại học Stanford đóng vai trò lớn trong việc hình thành Khu CNC này. - Những năm 1960, được sự hỗ trợ của các chương trình điện tử quốc phòng Mỹ, các công ty mới tách ra từ các hãng ban đầu, sản xuất tới 95% sản lượng “chip” trên thế giới. - Thời kỳ 1970-1980, các hãng sản xuất vật liệu bán dẫn, cùng với sự ra đời máy tính cá nhân, được thành lập và trở thành những công ty điều khiển cuộc cách mạng CNC. - Từ năm 1980, chuyển hướng sang các lĩnh vực sáng tạo siêu xa lộ thông tin. Ngoài các công ty ở Mỹ, các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước cũng đã tham gia các hoạt động đầu tư ở Khu này. Khu này đặc trưng cho mô hình khu Công viên khoa học truyền thống, phát triển từ một khu công nghệ làm lõi và dựa vào hoạt động NCPT của trường đại học. 3.2. Khu Sophia Antipolis của Pháp Sophia Antipolis nằm ở phía Nam nước Pháp, được thành lập vào năm 1972, là một tập hợp các viện nghiên cứu và đào tạo, các doanh nghiệp phát triển và các trung tâm nghiên cứu và sản xuất cũng như những tổ chức cá nhân và xã hội khác. Khu này được xây dựng như một thành phố trí tuệ KH&CN mang tính quốc tế, có diện tích khoảng 2.350 ha. Khu Sophia Antipolis được xây dựng với mục đích hình thành và phát triển một trung tâm kinh tế chú trọng vào CNC để biến một vùng lớn Provence-Alpes-Cote d’Azur của Pháp trở thành một trong những trung tâm phát triển kinh tế ở Nam châu Âu. Những công ty quốc tế, chủ yếu từ Bắc Mỹ đã sử dụng Sophia Antipolis như một đầu mối cho việc mở rộng các hoạt động của họ ở thị trường châu Âu. Khu CNC này được phát triển bằng cách tập trung các trung tâm đổi mới nổi tiếng và những trung tâm đang phát triển trong vùng. Các doanh nghiệp và các tổ chức nhận được những ưu đãi về thuế, và trợ giúp về kỹ thuật từ chính quyền nhà nước và địa phương. Trọng tâm hoạt động được đặt vào những thương vụ có giá trị gia tăng cao, NCPT và hoạt động bổ sung cần thiết. Tình hình hoạt động của Khu CNC Sophia Antipolis phát triển đều và khá ổn định, với phần lớn là các công ty quy mô nhỏ, hoạt động năng động và có hiệu quả tương đối cao. Tới ngày 1/1/1998, đã có 1.103 doanh nghiệp tham gia Khu, tạo ra 18.536 việc làm. Các công ty có vốn nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong Khu CNC này. Hiện nay, 105 doanh nghiệp cóự vốn nước ngoài (chiếm 10% tổng số các doanh nghiệp trong Khu) đã thuê 24% tổng số nhân viên hoạt động trong Khu (4.301 người). Ngày càng có nhiều công ty nước ngoài hoạt động trong Khu, làm tăng số việc làm. Các doanh nghiệp và các tổ chức trong Khu hoạt động ở các lĩnh vực: CNTT; ytế; hóa cao cấp; công nghệ sinh học; năng lượng và môi trường; nghiên cứu và đào tạo cao cấp; sản xuất; dịch vụ, thương mại và các hoạt động hiệp hội khác. Trong đó, 10 CNTT với những công nghệ mới, cao cấp, về viễn thông và các hoạt động dịch vụ, sản xuất và phân phối là các lĩnh vực được phát triển mạnh. Tổ chức quản lý của Khu CNC Sophia Antipolis đãừ thay đổi nhiều theo thời gian. Hiện nay, đơn vị quản lý Khu CNC này là một công ty cổ phần, liên kết giữa tư nhân và Nhà nước. 3.3. Thành phố khoa học Tsukuba (Tsukuba Science City), Nhật Bản Thành phố khoa học Tsukuba của Nhật Bản là một dự án quốc gia được thực hiện trên một khu vực rộng 28.560 ha. Nó được phát triển thành một thành phố khoa học có quy hoạch cẩn thận bao gồm các khu nhà ở lân cận, các cơ sở giáo dục và thương mại, các văn phòng, các viện thử nghiệm và nghiên cứu quốc gia. Ngoài ra, để có được sự cân bằng, người ta còn phát triển khu vực ngoại vi thành phố. Thành phố khoa học Tsukuba được thành lập từ năm 1970, nhằm thúc đẩy KH&CN và đào tạo, đồng thời có mục đích tiếp nhận một phần dân cư từ Tokyo. Đến năm 1980 Thành phố khoa học Tsukuba có 45 viện nghiên cứu và đào tạo (chiếm 30% tổng số trung tâm của cả nước). Từ năm 1980, hợp tác giữa khu vực công cộng và tư nhân bắt đầu phát triển, đến 4/1992, có 4 khu công nghiệp và 160 hãng tư nhân tham gia, thu hút hơn 10.000 cán bộ nghiên cứu. Thành phố khoa học này được chia thành 2 vùng, một vùng nghiên cứu hàn lâm và một vùng phát triển ngoại vi. Vùng nghiên cứu hàn lâm (với diện tích 2.700 ha) có 47 cơ quan thử nghiệm, nghiên cứu quốc gia và các cơ sở có tính chất hàn lâm, như các trường đại học, cùng các phương tiện thương mại và kinh doanh, kể cả các khách sạn, tòa nhà trung tâm với phòng đợi công cộng, các cửa hàng trung tâm, một bến xe buýt, khu nhà ở. Ngoài ra có một số ít trung tâm giải trí, nghỉ ngơi khác. Đây là một thiếu sót trong quy hoạch vì những người sống ở đây ít được thư giãn và tham gia các hoạt động xã hội. Vùng ngoại vi là vùng công nghiệp, nghiên cứu và nhà ở với 115 công ty và 9 tổ chức được chia thành 6 khu với diện tích 25.860 ha. Từ năm 2001, đã hình thành một cơ chế tự quản của Trung tâm quốc gia về CNC trong Khu, có mối quan hệ chặt chẽ (nhưng không trực thuộc) với Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản và có mạng lưới liên kết với các trung tâm khoa học và các trường đại học trong cả nước. 3.4. Khu CNC Tân Trúc (Hsinchu, Đài Loan) Khu CNC Tân túc được thành lập năm 1980, nằm trong khu vực rộng 2.100 ha cách Đài Bắc 80 km do Uỷ ban Khoa học Đài Loan chuẩn bị và tổ chức triển khai. Diện tích xây dựng của Khu là 650 ha, phát triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn I: 270 ha; giai đoạn 2: mở rộng thêm 110 ha, và giai đoạn 3: phát triển thêm 170 ha. Đến nay, Khu CNC Tân Trúc có diện tích 743 ha. Khu CNC này được xây dựng nhằm thu hút đầu tư vào các công ty CNC của Đài Loan và hỗ trợ phát triển công nghiệp CNC tại Đài Loan, dựa trên một nguyên tắc chiến lược căn bản là xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty CNC và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với đòi hỏi của các lĩnh vực CNC. Trong Quy hoạch tổng thể của Khu, giành 10% đất cho nhà ở, 30% đất cho công xưởng CNC, còn 60% đất giành cho cây xanh. Là nơi thực hiện sự hợp 11 tác tay ba: giữa trung tâm nghiên cứu khoa học; các trường đại học; và các hãng CNC, với sự quản lý của Nhà nước. Đến năm 2001, có 312 công ty gia nhập Khu, với 96.293 người với cơ cấu lao động là: 1207 tiến sĩ (1,25%); 16.736 thạc sĩ (17,4%); 20.337 kỹ sư và cử nhân (21,11%), số còn lại là kỹ thuật viên và lao động có kỹ năng và phổ thông. Như vậy, có khoảng 40% lao động có trình độ đại học và trên đại học. Doanh thu là 29,8 tỷ USD/năm, trong đó doanh thu từ hoạt động NCPT là 1.239 triệu USD. Hàng năm trung bình có 300 bằng sáng chế và đào tạo cho 6.000 lượt người. Quy mô của các công ty không lớn (bình quân 235 người). Sản phẩm công nghiệp CNC của Khu CNC Tân Trúc chuyên về mạch vi điện tử và thiết bị ngoại vi với 165 công ty (chiếm 54% số công ty trong Khu). Có thể nhận thấy rằng: Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và phát triển Khu CNC Tân Trúc, mà ở đây là Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Trong giai đoạn hình thành Khu, Nhà nước tiến hành hàng loạt các hoạt động đầu tư với vốn “gây mầm” là 500 triệu USD nhằm xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng sẵn nhà xưởng cho thuê, cung cấp nhà ở cho chuyên gia, hoặc Hoa kiều về nước, xây dựng trường học, xây dựng khu giải trí,... Từ khi thành lập (năm 1980) đến nay, Nhà nước đã đầu tư 912 triệu USD vào hạ tầng cơ sở. Ngoài ra hàng năm còn hỗ trợ 30 triệu USD cho các hoạt động NCPT ở trong Khu. Cục quản lý Khu được hình thành để quản lý và hỗ trợ các công ty hoạt động đúng mục tiêu và định hướng đã đề ra. Nhà nước cũng đã ban hành điều lệ thành lập và quản lý Khu, các tiêu chuẩn gia nhập Khu CNC, các chính sách khuyến khích về tài chính; về nguồn nhân lực và môi trường thể chế cho phát triển công nghệ; về quy hoạch và về vốn đầu tư. Trong Khu CNC Tân Trúc, việc sản xuất hàng hóa có trình độ CNC được phối hợp với sự phát triển các hoạt động NCPT. Đây là một kiểu đặc trưng cho mô hình Công viên đổi mới công nghệ. 3.5. Khu công nghệ cao Kulim - Malaixia Đây là khu CNC đầu tiên của Malaixia được hình thành với sự tư vẤn nghiên cứu khả thi, quy hoạch của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) từ sáng kiến của Thủ tướng Malaixia Mohathir Mohamad. Khu được thành lập từ năm 1992 và chính thức hoạt động từ năm 1993 với các chức năng ban đầu là thu hút FDI về công nghiệp CNC, NCPT CNC và hướng đến hình thành một đô thị khoa học với đầy đủ các tiện nghi, ưu đãi cho các nhà khoa học và công nghệ, các công ty sản xuất trên cơ sở CNC. Diện tích Khu hiện đã lên đến 1.450 ha. Khu Kulim (Kulim Hi-Tech Park - KHTP) do Công ty Kulim Technology Park Corporation Sdn Bhd trực thuộc Nhà nước điều hành (sở hữu chính là Công ty Kedah State Development). Hiện Khu Kulim đang tập trung thu hút các tập đoàn sản xuất công nghiệp CNC, xây dựng nâng cấp thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực và ươm tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ CNC. Vào năm 2002, Khu đã đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Trong Khu công nghiệp CNC của Kulim đã có mặt các công ty, tập đoàn đầu tư hàng đầu thế giới như: Intel, Advanced Disk, Entergis, BCM, 12 3.6. Khu Trung Quan Thôn (Zhong guan cun) Trung Quốc Khu Trung Quan Thôn là một khu CNC thuộc dạng tạo vùng đô thị khoa học và công nghệ rất lớn của thành phố Bắc Kinh, bao gồm 5 vùng khoa học công nghệ và sản xuất CNC: Haidan, Fengtai, Changping, vùng Điện tử, Yizhuang (mỗi vùng tương đương với một quận nội thành). Khu Trung Quan Thôn có 39 Viện, Trường từ Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Trong Khu còn có hoạt động của 213 Viện nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc. Hiện nay Khu Trung Quan Thôn đã thu hút được khoảng 1.500 trung tâm NCPT và các công ty sản xuất CNC, trong đó có các công ty nổi tiếng như IBM, Microsoft, Mitsubishi… Khu Trung Quan Thôn được điều hành bởi Ban Quản lý đứng đầu là Thị trưởng thành phố Bắc Kinh. Vào đầu năm 2001, Khu Trung Quan Thôn đã cho công bố chính sách ưu đãi, được coi là tiến bộ nhất ở Trung Quốc, với các mô hình tổ chức hoạt động khác nhau được phép thực hiện. Cũng trong năm 2001, trong Khu có 361.000 người làm việc và tạo ra hơn 70.000 việc làm mới. Cơ cấu Khu hiện như sau: 74,4% dành cho khu sản xuất công nghiệp điện tử; 6,9% dành cho cơ khí, quang học, điện khí; 7% là năng lượng mới, vật liệu mới; 4,1% dành cho sinh học và dược; 7,75% cho các lĩnh vực khác. Trong Khu khuyến khích các hoạt động của các định chế tài chính tiên tiến nhất hỗ trợ doanh nghiệp CNC như ngân hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm. Ngoài ra, vườn ươm doanh nghiệp và các dịch vụ xã hội ăn, ở, giải trí cũng được phép hoạt động mạnh. Có thể thấy đây là mô hình mềm dẻo nhất của Thành phố Bắc Kinh phát triển khoa học và công nghệ và sản xuất CNC, hiện đang trên đường phát triển mạnh mẽ. III. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1. Xếp hạng các nước theo chỉ số thành tựu công nghệ Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là CNTT là một hướng đi mà hầu hết các nước trên thế giới đều tuân theo để nhằm tạo ra một động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước, cũng như để tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thương mại quốc tế. Trong khi các nước phát triển chú ý đầu tư nhiều cho các ngành công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, vật liệu mới và đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông, thì hầu hết các nước đang phát triển lại cố gắng tập trung các nguồn vốn ít ỏi của mình cho các công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Trong Báo cáo Phát triển Con người năm 2001, UNDP có đưa ra Chỉ số Thành tựu Công nghệ (Technology Achievement Index - TAI), với mục đích đánh giá thành tựu của một nước trong việc sáng tạo, truyền bá công nghệ và xây dựng cơ sở kỹ năng con người. Chỉ số này phản ánh năng lực của một nước tham gia vào đổi mới công nghệ trong kỷ nguyên nối mạng. Chỉ số tổng hợp này đánh giá các thành tích, chứ không phải tiềm năng, nỗ lực hay đầu vào của các nước. Chỉ số này không chú trọng đến việc nước đó có dẫn đầu về phát triển công nghệ toàn cầu hay không, mà chỉ chú trọng tìm 13 hiểu xem nước đó đã thực hiện tốt như thế nào việc sáng tạo và sử dụng công nghệ về tổng thể. TAI là một chỉ số tổng hợp được đưa ra để nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các chiến lược công nghệ trong một kỷ nguyên nối mạng hiện nay. Chỉ số này cho phép các nước nhận thức rõ được vị trí tương đối của mình như thế nào so với các nước khác và định hướng cho các nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn mới về thành tựu công nghệ của nước mình để hoạch định cho tương lai. TAI tập trung vào 4 khía cạnh phản ánh năng lực công nghệ của một nước, đóng vai trò quan trọng trong việc gặt hái được những lợi ích trong kỷ nguyên nối mạng, cụ thể như sau: 1) Sáng tạo công nghệ. Không phải tất cả các nước đều có vị trí dẫn đầu trong sự nghiệp phát triển công nghệ toàn cầu, nhưng năng lực đổi mới liên quan đến tất cả các nước và cấu thành ở mức cao nhất năng lực công nghệ. Nền kinh tế toàn cầu đã mang lại những phần thưởng lớn cho các nước đi đầu và nước tạo ra đổi mới công nghệ. Tất cả các nước đều cần phải có năng lực đổi mới, bởi vì khả năng đổi mới trong sử dụng công nghệ không thể phát triển đầy đủ được nếu không có khả năng sáng tạo, đặc biệt là trong việc làm thích nghi các sản phẩm và quy trình mới với các điều kiện địa phương. 2) Phổ biến công nghệ hiện đại. Tất cả các nước đều phải áp dụng công nghệ hiện đại để nắm bắt được những ích lợi từ các cơ hội trong kỷ nguyên nối mạng. Điều này được đánh giá bằng sự phổ biến của mạng Internet và bằng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và trung trong tổng sản lượng xuất khẩu. 3) Phổ biến công nghệ cũ. Việc tham gia vào kỷ nguyên nối mạng cần có sự truyền bá nhiều đổi mới đã thực hiện trước đây. Mặc dù đôi khi có thể tạo được bước nhảy vọt, nhưng sự tiến bộ công nghệ là một quá trình tích luỹ và sự truyền bá các công nghệ cũ rất là cần thiết cho việc áp dụng các công nghệ hiện đại. ở đây sử dụng hai chỉ số đặc biệt quan trọng, đó là điện và điện thoại. Đây là hai yếu tố cần để sử dụng các công nghệ mới hơn và cũng là đầu vào liên quan đến đa số các hoạt động của con người. 4) Kỹ năng con người. Một tập hợp tới hạn các kỹ năng không thể thiếu đối với tính năng động công nghệ. Cả hai phía - người sáng tạo và người sử dụng công nghệ đều cần có kỹ năng. Các công nghệ ngày nay đòi hỏi khả năng thích nghi, tức là các kỹ năng làm chủ được luồng đổi mới liên tục xảy ra. Cơ sở của kỹ năng đó là trình độ giáo dục cơ bản để phát triển các kỹ năng nhận thức và các kỹ năng về khoa học và toán học. Bảng xếp hạng theo chỉ số TAI đã xem xét 72 quốc gia có các dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy. Đối với các nước còn lại, có thể vì thiếu số liệu hoặc số liệu không đáp ứng được nên TAI không thể đánh giá. Các quốc gia trong bảng xếp hạng được chia ra thành bốn nhóm với giá trị TAI biến thiên từ mức cao nhất 0,744 (Phần Lan) đến mức thấp nhất 0,066 (Mozambique). Bốn nhóm bao gồm (Bảng 1): 14 1) Các nước dẫn đầu (Leaders) với giá trị TAI cao hơn 0,5. Đứng đầu là các nước Phần Lan, Mỹ, Thuỵ Điển và Nhật Bản. Nhóm các nước này chiếm vị trí dẫn đầu về sáng tạo, phổ biến công nghệ và xây dựng kỹ năng; 2) Các nước có tiềm năng dẫn đầu (Potential Leaders) với giá trị TAI từ 0,35 đến 0,49. Hầu hết các nước thuộc nhóm này đều đã đầu tư vào kỹ năng con người ở mức cao và phổ biến các công nghệ cũ một cách rộng rãi, nhưng ít sáng tạo. Trình độ kỹ năng của nhóm các nước này có thể so sánh được với nhóm các nước dẫn đầu; 3) Các nước thích nghi năng động (Dynamic Adapters) với giá trị TAI từ 0,20 đến 0,34. Các nước này rất năng động trong việc sử dụng các công nghệ mới. Nhóm này chủ yếu là các nước đang phát triển có trình độ kỹ năng con người cao hơn đáng kể so với nhóm thứ tư. Đáng chú ý là các nước Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nam Phi và Tuynidi. Nhiều trong số các nước này có các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng và các trung tâm công nghệ, nhưng sự truyền bá công nghệ cũ vẫn còn chậm và không hoàn chỉnh. 4) Các nước chậm thích nghi (Marginalized) với TAI thấp hơn 0,20. Sự truyền bá công nghệ và xây dựng kỹ năng tiến triển chậm chạp ở các nước này. Phần lớn dân số đều không được hưởng các lợi ích từ sự truyền bá công nghệ cũ. Bảng 1. Bảng xếp hạng các nước TT Tên nước TAI TT Tên nước TAI Các nước dẫn đầu 1 Phần Lan 0,744 10 Singapo 0,585 2 Mỹ 0,733 11 Đức 0,583 3 Thuỵ Điển 0,703 12 Nauy 0,579 4 Nhật Bản 0,698 13 Ailen 0,566 5 Hàn Quốc 0,666 14 Bỉ 0,553 6 Hà Lan 0,630 15 Niu Zilân 0,548 7 Anh 0,606 16 Áo 0,544 8 Canada 0,589 17 Pháp 0,535 9 Ôxtrâylia 0,587 18 Israel 0,514 Các nước có tiềm năng dẫn đầu 19 Tây Ban Nha 0,481 29 Ba Lan 0,407 20 Italia 0,471 30 Malaixia 0,396 21 Cộng hoà Séc 0,465 31 Croatia 0,391 22 Hungary 0,464 32 Mêhicô 0,389 15 23 Cộng hoà Slovenia 0,458 33 Síp 0,386 24 Hồng Kông 0,455 34 Achentina 0,381 25 Hy Lạp 0,437 35 Rumania 0,371 26 Bồ Đào Nha 0,419 36 Costa Rica 0,358 28 Bungaria 0,411 37 Chilê 0,357 Các nước thích nghi năng động 38 Uruguay 0,343 51 Tuynidi 0,255 39 Nam Phi 0,340 52 Pagaguay 0,254 40 Thái Lan 0,337 53 Ecuađor 0,253 41 Trinidad và Tobago 0,328 54 El Salvador 0,253 42 Panama 0,321 55 Cộng hoà Dominican 0,244 43 Braxin 0,311 56 Syri 0,240 44 Philipin 0,300 57 Egypt 0,236 45 Trung Quốc 0,299 58 Algeria 0,221 46 Bolivia 0,277 59 Zimbabwe 0,220 47 Colombia 0,274 60 Inđônêxia 0,211 48 Pêru 0,271 61 Honduras 0,208 49 Jamaica 0,261 62 Srilanka 0,203 50 Iran 0,260 63 Ấn Độ 0,201 Các nước chậm thích nghi 64 Nicaragua 0,185 69 Nêpan 0,081 65 Pakistan 0,167 70 Tanzania 0,080 66 Sênêgan 0,158 71 Sudan 0,071 67 Ghana 0,139 72 Mozambique 0,066 68 Kênya 0,129 2. Xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao của một số nước và vùng lãnh thổ Các ngành công nghệ cao có có một ảnh hưởng tích cực đáng kể đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, nhờ tính chất đổi mới cao của chúng. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong các nước OECD tăng 117%. Ngày nay, việc các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật... vẫn tiếp tục dành những nguồn lực của minh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) đã cho thấy tầm quan trọng của các 16 ngành công nghiệp công nghệ cao. Mặc dù mức đầu tư cho R&D trên tổng thể mỗi nền kinh tế gần nganh nhau ở các nước phát triển trên, nhưng Mỹ vẫn có thị phần lớn nhất trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Việc duy trì và phát triển và các ngành công nghiệp nghệ cao sẽ giúp các nước phát triển duy trì làn sóng công nghệ, trình độ công nghệ, việc làm và tăng trưởng kinh tế (Bảng 2, 3, và 4)). Bảng 2. Xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong các nước OECD và các nước và vùng lãnh thổ khác trong các năm từ 2002 đến 2004. 2002 Nước Xuất Nhập € bn Phần Lan 2003 2004 Xuất Nhập € bn Xuất/ Nhập € bn € bn Xuất/ Xuất Nhập € bn 9.7 5.7 1.71 9.3 5.3 1.74 Thuỵ Điển 11.6 9.9 1.16 12.1 10.1 Đan Mạch 8.8 8.9 0.99 7.7 Đức 98.9 89.1 1.11 Áo 10.7 10.4 Hà Lan 36.0 Bỉ Nhập € bn Xuất/ Nhập 8.5 5.6 1.51 1.19 14.0 11.5 1.21 6.6 1.16 . . . 92.9 84.2 1.10 107.7 94.6 1.14 1.03 10.2 10.9 0.93 11.9 12.3 0.96 33.7 1.07 44.1 41.5 1.06 . . . 16.0 17.4 0.92 15.8 17.3 0.91 16.2 17.5 0.92 Luxembour g 1.1 2.0 0.57 0.9 1.3 0.68 0.8 1.5 0.56 Pháp 56.7 48.3 1.17 50.7 43.7 1.16 53.4 47.8 1.12 Anh 76.9 72.6 1.06 58.2 64.7 0.90 . . . Ai Len 33.6 21.0 1.60 24.6 14.2 1.73 24.5 14.7 1.66 Tây Ban Nha 7.6 16.5 0.46 8.1 17.7 0.46 . . . Bồ Đào Nha 1.7 4.3 0.40 2.1 4.6 0.45 2.1 4.9 0.43 Italia 21.9 30.5 0.72 19.0 28.9 0.66 19.8 31.1 0.64 Hy Lạp 0.8 2.8 0.27 0.9 3.8 0.23 0.9 4.6 0.19 EU-15 392.1 373.2 1.05 356.4 355.0 1.00 . . . 17 Na Uy 3.1 5.1 0.60 2.4 4.2 0.57 2.2 4.6 0.49 Thuỵ Sỹ 20.2 15.7 1.28 19.9 15.1 1.32 20.9 14.9 1.40 Ba Lan 1.1 6.3 0.17 1.3 6.0 0.21 . . . CH Séc 5.1 6.8 0.74 5.3 7.0 0.75 . . . Slovakia 0.4 1.6 0.27 0.7 1.8 0.36 . . . Hungary 7.9 8.1 0.98 8.6 8.5 1.01 . . . Canada 24.2 33.7 0.72 2.5 13.1 0.19 2.5 14.0 0.18 Mỹ 205.3 216.5 0.95 0.6 2.3 0.25 . . . Hàn Quốc 49.2 36.4 1.35 86.5 61.3 1.41 . . . Nhật 93.8 66.0 1.42 20.4 27.4 0.74 . . . Trung Quốc 72.5 84.5 0.86 172.4 188.5 0.91 175.8 194.3 0.90 Đài Loan 56.5 41.9 1.35 50.4 36.1 1.39 60.8 39.0 1.56 Hong Kong 54.7 63.1 0.87 93.6 105.3 0.89 . . . Ôxtrâylia 3.1 13.4 0.23 55.4 62.5 0.89 . . . New Zealand 0.4 2.1 0.20 51.1 36.7 1.39 . . . Bảng 3. Xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong các nhóm nước năm 2004 (tỷ USD) 2004 Nhóm nước Xuất khẩu Nhập khẩu % % EU 38.4 44.3 1.33 Phần còn lại của châu Âu 19.6 2.5 11.88 NAFTA 5.5 13.4 0.63 Các nước châu Á 29.0 39.0 1.14 Các nước khác 7.5 0.8 14.18 Xuất/Nhập 18 Bảng 4. Tỷ lệ (%) của xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong tổng xuất nhập khẩu của các nước OECD và các nước, vùng lãnh thổ trong các năm 2002, 2003, 2004. 2002 Nước 2003 2004 Exports Imports Exports Imports Exports Imports % % % % % % Phần Lan 20.6 16.1 20.1 14.7 17.5 14.0 Thuỵ Điển 13.5 14.1 13.3 13.6 14.1 14.2 Đan Mạch 14.9 17.1 13.4 13.3 . . Đức 15.1 17.1 14.0 15.8 14.7 16.4 Áo 14.1 13.7 12.9 13.5 13.3 13.8 Hà Lan 19.4 19.4 21.9 22.4 . . Bỉ 7.0 8.3 7.0 8.3 6.6 7.6 Luxembourg 12.6 16.4 9.7 10.5 8.4 10.8 Pháp 17.5 15.0 16.0 13.6 16.0 13.7 Anh 25.1 19.5 20.5 18.3 . . Ai Len 35.9 37.9 29.9 29.6 29.1 29.3 Tây Ban Nha 5.7 9.3 5.8 9.5 . . Bồ Đào Nha 6.2 10.1 7.4 11.1 7.4 11.1 Italia 8.2 11.8 7.2 11.0 7.1 11.0 Hy Lạp 6.6 8.0 7.3 9.7 7.0 10.9 EU-15 15.6 15.5 14.3 14.6 . . Na Uy 4.8 13.7 3.9 11.8 3.4 12.0 Thuỵ Sỹ 21.6 17.7 22.3 17.7 22.2 16.9 Ba Lan 2.4 10.8 2.7 10.0 . . CH Séc 12.4 15.7 12.3 15.5 . . Slovakia 2.9 9.2 3.4 9.2 . . 19 Hungary 21.7 20.2 22.5 20.1 . . Canada 9.0 14.3 8.6 13.1 . . Mỹ 27.9 17.6 26.9 16.3 26.7 15.8 Hàn Quốc 28.5 22.6 20.7 18.1 . . Nhật 21.2 18.4 29.4 22.8 29.8 21.6 Trung Quốc 21.0 27.0 24.1 28.8 . . Đài Loan 41.4 35.6 27.4 30.3 . . Hong Kong 25.5 28.6 40.2 33.0 . . Ôxtrâylia 4.5 18.1 4.0 13.9 . . New Zealand 2.8 13.1 4.0 17.5 3.7 16.8 Nguồn: OECD 3. Tình hình phát triển công nghệ cao của một số nước trên thế giới Do nhận thức khác nhau về vai trò của các ngành khoa học và công nghệ và cũng do đặc điểm lợi thế khác nhau của từng nước, mà các nước đều tìm cho mình một sách lược riêng để có thể vững bước đưa đất nước mình tiến vào thế kỷ 21. Dưới đây là ví dụ về chính sách công nghệ cao của một số nước đã và đang thành công trong việc phát triển các ngành này. 3.1. Israel Hiện nay ngành công nghệ cao ở Israel đang là một nguồn đóng góp chính về việc làm, nơi sáng tạo ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), là ngành dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu và cuối cùng đó chính là động lực thúc đẩy kinh tế của Israel. Nếu trong năm 1991, các sản phẩm công nghệ cao đã đóng góp khoảng 22% trong tổng trị giá 7,7 tỷ USD xuất khẩu của Israel, thì đến năm 2001 các mặt hàng công nghệ cao đã chiếm đến 36% trong tổng trị giá 18,7 tỷ USD xuất khẩu của nước này. Israel đạt được một thành tích to lớn như vậy chính là do Chính phủ nước này đã sớm nhận thức rõ được tầm quan trọng của ngành công nghệ cao đối với sự phát triển tổng thể của đất nước, do đó đã đầu tư vào các quỹ mạo hiểm nhằm cung cấp vốn ban đầu để khởi sự các công ty công nghệ cao. Bằng những biện pháp kích thích của mình, Chính phủ đã sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước như một nguồn vốn cốt lõi, chia sẻ những rủi ro về tài chính với khu vực tư nhân và đã sớm nhận thức rõ rằng các công ty tư nhân sẽ thu được phần tăng lên về tài chính nếu họ hoạt động có hiệu quả. Từ những năm 1960, các công ty công nghệ cao đầu tiên của Israel đã được ngành công nghiệp quốc phòng thành lập với sự trợ giúp của Chính phủ. Từ lúc khởi sự đó, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69