Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc bệnh, kiến thức, thực hành phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ...

Tài liệu Tình hình mắc bệnh, kiến thức, thực hành phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã minh trí, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (2017)

.PDF
66
244
122

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== BÙI THỊ QUỲNH NGA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH, KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CHO TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ MINH TRÍ, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em Người hướng dẫn khoa học TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG LIÊN HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Trần Thị Phương Liên, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài “Tình hìnhmắc bệnh, kiến thức, thực hành phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Phương Liên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; chính quyền địa phương xã Minh Trí, các cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn và nhân dân các thôn Thắng Trí, Thắng Hữu, Lập Trí, Vụ Bản đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này ! Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Bùi Thị Quỳnh Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực. Đề tài của tôi chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Bùi Thị Quỳnh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì? ....................................................... 3 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu............................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em ............................................................ 4 1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHCT ...................... 5 1.1.4. Đánh giá và phân loại NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi..................... 6 1.1.5. Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi ............... 7 1.1.6. Các biện pháp phòng bệnh. ............................................................. 8 1.2.Tình hình NKHHC ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam. ....................... 10 1.2.1 Tình hình NKHHCT ở trẻ em trên thế giới. .................................... 10 1.2.2 Tình hình NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. ..................... 11 1.3.Khái quát về xã Minh Trí ....................................................................... 12 1.3.1. Vị trí, địa lí ...................................................................................... 12 1.3.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 12 1.3.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường: ......................... 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16 2.1.Đối tượng,địa diểm, thời gian nghiên cứu ............................................. 16 2.2.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16 2.2.1.Phương pháp chọn mẫu ................................................................... 16 2.2.2.Chỉ số nghiên cứu ............................................................................ 16 2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu ............................................. 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 18 3.1. Tình hình mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn (Thắng Trí, Thắng Hữu, Vụ Bản, Lập Trí) tại xã Minh Trí trong năm 2015.................. 18 3.2. Phân bố tỉ lệ NKHHCT theo các yếu tố liên quan. .... Error! Bookmark not defined. 3.3 Bàn luận ................................................................................................. 32 KẾT LUẬN ............................................................................................... 36 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức NKHH : Nhiễm khuẩn hô hấp NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NC: Nghiên cứu UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc VHO: Tổ chức Y tế Thế giới SDD: Suy dinh dưỡng VTM D: Vitamin D DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tình hình mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí năm 2015 Bảng 2. Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí theo giới tính Bảng 3. Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí theo nhóm tuổi Bảng 4. Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí theo tuổi của mẹ Bảng 5. Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí theo nghề nghiệp của mẹ Bảng 6. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo tình trạng vệ sin nhà ở Bảng 7. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo tình hình suy dinh dưỡng của trẻ Bảng 8. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo tình hình còi xương do thiếu vitamin D Bảng 9. Hiểu biết của bà mẹ về yếu tố nguy cơ của bệnh về đường hô hấp ở trẻ Bảng 10. Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu của bệnh NKHHCT Bảng 11. Cách xử trí của bà mẹ khi trẻ mắc NKHHCT Bảng 12. Hiểu biết của bà mẹ trong việc chăm sóc, vệ sinh khi trẻ ốm Bảng 13. Hiểu biết của bà mẹ về cách cho trẻ ăn uống khi bị NKHHCT Bảng 14. Hiểu biết của bà mẹ về cách sử dụng thuốc ho khi trẻ bị ốm Bảng 15. Hiểu biết của bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ Bảng 16. Tình hình tiêm chủng của trẻ Bảng 17. Hiểu biết của bà mẹ về những biến chứng của bệnh NKHHCT Bảng 18. Hiểu biết của bà mẹ về các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.Tình hình mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí năm 2015 Biểu đồ 2. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí năm 2015 Biểu đồ 3. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí theo giới tính Biểu đồ 4. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí theo nhóm tuổi Biểu đồ 5. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của 4 thôn tại xã Minh Trí theo nghề nghiệp của mẹ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội. Sức khỏe của trẻ quyết định đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được tốt đòi hỏi giáo viên mầm non,các bậc phụ huynh cần có hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ qua các thời kì phát triển, cần được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết về bệnh củatrẻ, từ đó đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các công tác phòng bệnh, phòng chống tai nạn, phát hiện sớm bệnh để có những bước xử trí ban đầu góp phần chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em hiện nay không những có tỷ lệ mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong 1 năm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết, trong đó có 5 triệu trẻ em chết vì NKHHC, tính ra cứ 8 giây có một trẻ em chết vì NKHHC tính, chủ yếu là ở các nước đang phát triển.Trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em thì NKHHCT chiếm hàng đầu (37,6%), tiếp theo đến là tiêu hóa (26,4%), bệnh máu (4,3%), tim mạch (4,2%), thận (1,7 %) và số còn lại là nguyên nhân khác. Hiện nay ở Việt Nam phòng, chống NKHHCTcũng là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng nói chung và của trẻ em nói riêng, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ em. NKHHCT là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, trẻ có thể mắc nhiều lần trên một năm (3-5 lần) do đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ đồng thời làm giảm ngày công lao động của người mẹ (có con ốm, mẹ nghỉ). Nguyên nhân gây NKHHCT chủ yếu là do virus, ngoài ra do tác động của các yếu tố nguy cơ như trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, ô nhiễm 1 môi trường, ô nhiễm không khí (khói thuốc lá), nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp…là những yếu tố nguy cơ gây NKHHCT ở trẻ. Minh Trí là một xã thuộc khu vực nông thôn, trình độ dân trí còn thấp.Minh Trí bao gồm có 8 thôn, mật độ dân số đông, điều kiên kinh tế- xã hội còn chưa phát triển.Do đó công tác bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em còn gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến học tập, vui chơi và phát triển thể chất của trẻ. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Tình hình mắc bệnh, kiến thức, thực hành phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Minh Trí-huyện Sóc Sơn-TP Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình mắc bệnh, kiến thức, thực hành phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội. - Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi ở xã Minh Trí Tìm hiểu sự hiểu biết và cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ ở xã Minh Trí 3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các dữ liệu về nhiễm khuẩn hô hấp cáp tính cảu trẻ dưới 5 tuổi tại khu vực nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của người học tập và nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần thúc đẩy các bà mẹ ở gia đình và cộng đồng thực hiện tốt công tác phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ để từng bước giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa phương. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì? Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của đường thở nghĩa là từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản), cho đến phổi. Bệnh thường có biểu hiện ho không quá 30 ngày. Đây là bệnh phổ biến nhất, nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Ước tính một em bé dưới 5 tuổi có thể bị NKHHCT 5-8 lần mỗi năm [6] Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, khoảng 20-25% trẻ bị NKHHCT sẽ diễn tiến thành viêm phổi, cần điều trị kháng sinh thích hợp để tránh biến chứng và tử vong. Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển: ước tính có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi mỗi ngày, cứ mỗi 20 giây sẽ có một trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới và 90% là ở các nước đang phát triển [6] 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Trần Thị Nhị Hà, Hoàng Đức Hạnh và Quách Thị Cần được tiến hành tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2015 với mục tiêu đánh giá tình hình nhiễm khuẩn đường hô hấp trên của trẻ em đi học mẫu giáo từ 1 đến 5 tuổi. Tất cả trẻ em từ 1-5 tuổi (2150 trẻ) đang học tại các trường mẫu giáo tại 6 xã của huyện Chương Mỹ, Hà Nội được khám sàng lọc và khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để phân loại tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính của trẻ là 30,6%, trong đó trẻ em nam chiếm 31,0% và trẻ em nữ mắc bệnh chiếm 30,1%. Nhóm tuổi mắc NKHHCT cao nhất từ 49-60 tháng (9,43 %) và nhóm tuổi dưới 1 tuổi ít mắc hơn (chiếm 2,32%). Nhóm tuổi 49-60 tháng có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính cao nhất như viêm mũi họng cấp (31%), viêm họng cấp (32,2%) và viêm amidan cấp (28,1%). Nghiên cứu chỉ rõ 3 các triệu chứng ho, chảy nước mũi, sốt, viêm tai có liên quan chặt chẽ đến nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính (p<0,01) [14]. Nguyễn Thị Thuận (2014) đã tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Kỳ - Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Kỳ chiếm 66,9%, NKHH trên cấp tính là 56,6%, NKHH dưới cấp tính là 10,3%. Nhóm trẻ trong độ tuổi 12 – 36 tháng tuổi mắc NKHHCT chung chiếm tỷ lệ cao nhất 77,6% và cũng là nhóm trẻ có tỉ lệ NKHH trên cấp tính cao nhất 67,5%. Nhóm trẻ từ 2 -< 12 tháng có tỷ lệ mắc NKHH dưới cấp tính cao nhất 17,9% trên địa bàn xã Hồng Kỳ - Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội [12] Nguyễn Thị Thơm (2012) qua tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình - Huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình chiếm 63,5%, NKHH trên cấp tính là 51,3%, NKHH dưới cấp tính là 12,2%. Nhóm trẻ trong độ tuổi 12 – 35 tháng mắc NKHHC chiếm tỷ lệ cao nhất (76,0%) và cũng là nhóm trẻ có tỷ lệ mắc NKHH trên cấp tính cao nhất (63,2%), nhóm trẻ từ 2 -< 12 tháng có tỷ lệ mắc NKHH dưới cấp tính cao nhất (15,8%) [11] Qua nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn cho thấy tỷ lệ NKHHC của trẻ trước thời điểm can thiệp là 43,9%, NKHH trên cấp tính là 36,1%, NKHH dưới cấp tính là 7,8% [4] 1.1.2. Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em Đường hô hấp trẻ em kể từ mũi đến phế nang, chia làm 2 phần: đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, được giới hạn bởi nắp thanh quản [9] Về sinh lí, hệ hô hấp có chức năng giúp cơ thể hít thở khí trời để hấp thụ O2 và thải CO2. Hô hấp trên chuẩn bị điều kiện để phần hô hấp dưới hoàn thành 4 tốt chức năng: mũi và các ống mũi có tổ chức cương, tự động điều chỉnh diện tích tiếp xúc với khí thở vào, nên không khí vào phổi đã ấm bằng thân nhiệt cho dù không khí ngoài trời ở nhiệt độ nào. Cũng nhờ hệ mạch và tổ chức cương ở mũi, không khí vào phổi đã được bão hòa hơi nước, tạo điều kiện cho đường thở loại bỏ được vi khuẩn, virus, bụi ra khỏi phổi. Mỗi khi uống nước hay có vật gì chạm vào thanh quản thì hình thành phản xạ ho bật ra làm cho dị vật không rơi vào khí quản và phổi được [9] Ở họng có hệ thống lymphô bao gồm các amidan (VA), vòi nhĩ, đáy lưỡi, khẩu cái (amidan) và nhiều tổ chức limphô rải rác niêm mạc họng, đó là hệ thống miễn dịch, có vai trò làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể mỗi khi “va chạm” với virus và vi khuẩn, biểu hiện bằng các đợt viêm mũi họng cấp tính tái diễn nhiều lần ở trẻ. Đường thở trên ngoài chức năng hô hấp còn có chức năng ngửi, nghe, nói, khi bị rối loạn cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người [9] 1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHCT 1.1.3.1. Nguyên nhân Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do virus và vi khuẩn, nhưng phần lớn là do virus vì đa số virus có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây lan của virus dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao, khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn. Các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial virus), virus cúm(Influenzae virus), virus sởi : Andenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus…[2],[9] Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. Các vi khuẩn thường gặp: Liên cầu(streptococcus pyogenes),tụcầu (Staphylococcus), phế cầu ((Streptococus pneumoniae) …Đặc biệt là liên cầu β tan huyết nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân là do các vi khuẩn phổ biến gây viêm đường hô hấp như: Haemophylus influenzea, Moraxellacatarrhalis, Klebsiella pneumonia…Các vi khuẩn và virus sống ở mũi, họng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh [9] 5 1.1.3.2. Các yếu tố thuận lợi Do dinh dưỡng không tốt dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiễm trùng lại là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng. Do đódinh dưỡng không tốt và nhiễm khuẩn là một vòng khép kín làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ. Yếu tố tuổi và cân nặng: Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh. Trẻ đẻ non, đẻ thiếu cân có nhiều nguy cơ mắc bệnh và khi mắc thường rất nặng, dễ đưa đến tử vong. Ô nhiễm không khí: Không khí có nhiều bụi dễ gây bệnh. Ở các vùng đông dân cư, các vùng đô thị, trường học, nhà trẻ là những nơi dễ lây lan bệnh. Trong các hộ gia đình, khói bếp củi, bếp than, khói thuốc lá cũng là nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhà ở chật chội, tối tăm, điều kiện vệ sinh kém. Thời tiết, khí hậu lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột làm mất nhiệt trên da gây phản ứng co mạch, lần lượt là bàn chân, bàn tay, mặt, toàn thân. Ở trẻ em, diện tích da so với cơ thể lớn hơn ở người lớn, cho nên trẻ em dễ bị nhiễm lạnh hơn, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.[9] 1.1.4. Đánh giá và phân loại NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi 1.1.4.1. Phân loại theo tác nhân gây bệnh[8] NKHHCT do virus: Có tiên lượng khả quan, ngoại trừ một số bệnh nặng như viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi do adenovirus ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong, đa số các trường hợp này không cần đến kháng sinh. NKHHCT do vi khuẩn: Phần lớn đều nguy hiểm và cần đến kháng sinh. Đặc biệt nguy hiểm là viêm phổi do tụ cầu vàng, viêm nắp thanh quản do H.influenza. 1.1.4.2 .Phân loại theo vị trí giải phẫu ( Vị trí tổn thương)[8] - Nhiễm khuẩn hô hấp trên : Bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm trên thanh quản: 6 + Viêm mũi họng cấp + Viêm họng cấp và viêm họng – amidan cấp + Viêm xoang cấp + Viêm tai giữa - Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm từ thanh quản trở xuống: + Viêm thanh quản do virus hoặc bạch cầu + Viêm nắp thanh quản do H. influenza + Viêm thanh khí phế quản cấp + Viêm phế quản cấp + Viêm phổi các loại + Viêm tiểu phế quản 1.1.4.3. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ [2] - Nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ: Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. - Nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh không rút lõm lồng ngực. - Nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng và rất nặng: + Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. + Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau: Không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng nặng. Ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ nhiệt, thở khò khè. 1.1.5. Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi - Thể bệnh nhẹ: ho, sốt dưới 38,5 độ C, trẻ vẫn ăn , chơi bình thường [9] + Không cần dùng kháng sinh + Chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng. Cụ thể: Để trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ cho cơ thể không bị lạnh và gió lùa, quấn tã hoặc mặc quần áo rộng để trẻ dễ thở. + Bú mẹ và ăn đủ chất 7 + Uống đủ nước (nước sôi để nguội hoặc nước quả) + Thông thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở (lau chùi mũi, nhỏ argyrols 1% vào mũi ngày 2-3 lần) + Giảm ho bằng mật ong, quất, thuốc ho bổ phế hoặc thuốc nam. - Thể bệnh vừa và nặng: Ho, sốt cao trên 38,5 độ C, nhịp thở nhanh, co rút lồng ngực, tím tái, cần chuyển ngay đến cơ sở y tế [9] 1.1.6. Các biện pháp phòng bệnh. 1.1.6.1. Đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Sữa mẹ có đầy đủ tất cả lượng carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hiệu quả để phòng chống suy dinh dưỡng vì điều này có tác động lớn đến sức khỏe của trẻ, làm giảm 13% tử vong trẻ dưới 5 tuổi nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và kéo dài đến 18 – 24 tháng tuổi sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa, ít mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy và phòng được thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin A[13] 1.1.6.2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong thời kì ăn dặm Cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc (thời gian tập cho ăn bột loãng chỉ từ 2-3 ngày, sau đó cho ăn đặc), từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới [17] - Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị cho trẻ. - Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương. - Bát bột, bát cháo của trẻ ngoài bột, cháo ra còn cần thêm nhiều loại thực phẩm khác, tạo nên màu sắc thơm ngon, hấp dẫn và đủ chất. - Khi chế biến, đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. 8 - Tăng thêm năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách cho thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn. - Đảm bảo vệ sinh ăn uống, chế biến thực phẩm cho trẻ để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. - Cho trẻ bú càng nhiều càng tốt. - Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm. Cho trẻ ăn uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao. - Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, gây ức chế tiết dịch vị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi.Khi cho trẻ ăn cần kiên nhẫn, luôn khuyến khích động viên để trẻ ăn tốt hơn . 1.1.6.3. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ Giữ gìn vệ sinh nhà ở, nhà trẻ và lớp mẫu giáo, đảm bảo không khí thoáng mát có ánh sáng. Không đun nấu trong nhà hoặc không để trẻ hít thở khói thuốc lá, bụi bặm… Luôn giữ ấm cho trẻ về mùa đông và lưu ý khi thay đổi thời tiết: Mùa hè cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh ra nhiều mồ hôi.Phải thường xuyên giữ ấm đường thở cho trẻ; không cho trẻ ra ngoài môi trường lạnh, mặc đủ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết hay khi phải đưa trẻ ra ngoài, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, ngực và hai bàn chân. 1.1.6.4. Đảm bảo lịch tiêm chủng đầy đủ Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh đường hô hấp gây nên. 1.1.6.5. Tuyên truyền giáo dục 9 Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi bị NKHHCT. 1.2.Tình hình NKHHC ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Tình hình NKHHCT ở trẻ em trên thế giới Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Thật thế, dù ở nước giàu hay nước nghèo, mỗi năm một trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc NKHHCT từ 5 – 8 lần. Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi nhưng trong khoảng ¼ trường hợp bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi [7] Dù tử vong do viêm phổi đã giảm 58% nhờ những cố gắng lớn trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn 1990-2013, nhưng đến nay viêm phổi vẫn còn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong năm 2013, 14% tử vong trẻ em trên toàn thế giới là do viêm phổi, 99% tử vong này xảy ra ở các nước có mức thu nhập trung bình và thấp. Theo báo cáo của UNICEF và TCYTTG (2013), viêm phổi đã giết khoảng 935.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm, nhiều hơn tử vong của HIV/AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 2.500 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới, nghĩa là cứ 35 giây lại có một trẻ chết vì viêm phổi! Chưa có bệnh lý nào làm trẻ em tử vong nhiều đến như vậy! [7] Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lê tử vong cao, đặc biệt là viêm phổi. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triêu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% ở các nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Đây là 1 trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [6] Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lê mắc bệnh cao, chiếm 30 - 35% tổng số các bệnh. Theo số liệu của Wajula (1991) tỷ lệ đến khám vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Etiopia là 25,5%, ở Batda - Irak là 39,3%, ở Sao Palo - Brazin là 41,8%, ở London - Anh là 30,5%, ở Herston - Australia là 34% [2] 10 Số trẻ vào bệnh viện điều trị vì NKHHCT ở Daka – Bangladest là 35,8%, ở Rangun – Mianma 31,5%, ở Ixlamabat – Pakistan là 33.6% và ở Nadola – Zambia là 34% [2] NKHHCT không những có tỉ lệ mắc cao mà còn mắc nhiều lần trong 1 năm. Tại hội nghị Washington (1991) những số liệu sau đây đã được thông báo là số lần viêm phổi mỗi năm trong 100 trẻ ở Gadchiroli là 13,0, ở Basse – Gambia 17,0, ở Magagua – Kenia 18,0, ở Bangkok – Thái Lan là 7,0. Trong khi đó ở Chapel Hill – Hoa Kỳ là 3,6 và tại Seattle – Hoa Kỳ là 3,0[2] 1.2.2 Tình hình NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam Ở Việt Nam nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Tại bệnh viên Nhi Đồng I thành phố Hồ Chí Minh (1981 - 1983) số trẻ vào điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 23,3%, số tử vong là 15,9% (so với tử vong chung). Tại bệnh viện Phú Xuyên (Hà Tây) trong 2 năm 1981 - 1982 số trẻ vào viện điều trị vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 46%, số tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 42,3% so với tử vong chung. Một điều tra tiến hành ở 5 tỉnh phía Nam cho biết số trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 46%, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 40,8% so với tử vong chung. Tại 18 xã vùng đồng bằng Sông Hồng qua điều tra của viện Lao và bệnh phổi cho thấy tử vong do NKHHCT chiếm 38,5% so với tử vong chung (đứng hàng đầu).[2] Theo thống kê gần đây của TCYTTG, Việt Nam có số trường hợp viêm phổi trẻ em nhiều thứ 9 trên thế giới, với khoảng 2,9 trường hợp viêm phổi ở trẻ em hàng năm. Hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi, chiếm 12% tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi.[7] Như vậy, qua một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tình hình mắc và tử vong do NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng còn cao. Tuy thế, hiện nay nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về căn bệnh nguy hiểm này. Mặc dù viêm phổi có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng vẫn không được quan tâm đầy 11 đủ.Thậm chí, TCYTTG và UNICEF đã phải ví von viêm phổi như một “sát thủ bị lãng quên đối với trẻ em”[7]. Đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực nông thôn. Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. 1.3. Khái quát về xã Minh Trí Xã Minh Trí là xã thuộc huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.435,37 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 405,99 ha, chiếm 16,7% diện tích đất tự nhiên. Tổng số hộ là 3.608 hộ. Minh trí bao gồm 6 thôn và 2 khu hành chính, đó là: Thắng Trí, Thắng Hữu, Lập Trí, Thái Lai, Vụ Bản, Minh Tân và 2 khu hành chính Gò Gạo và chợ Hội. 1.3.1. Vị trí, địa lí Xã có địa giới như sau: - Phía Bắc giáp với Bắc Sơn và Tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp với xã Tân Dân - Phía Tây giáp với Phường Xuân Hòa ( Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) - Phía Đông giáp với xã Minh Phú và Nam Sơn 1.3.2. Đặc điểm khí hậu Minh Trí mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa, độ ẩm và lượng mưa khá lớn. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan