Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình kế tóan tại xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu...

Tài liệu Tình hình kế tóan tại xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu

.PDF
20
82
93

Mô tả:

LUẬN VĂN: Tình hình kế tóan tại xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu Phần I : Đặc điểm chung của xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I (XNVTCBHXK I ) tiền thân là một bộ phận của phòng Ong thuộc Bộ Nông Nghiệp được thành lập năm 1967. Ngày 27/10/1980,Bộ Nông Nghiệp ra quyết định thành lập Trạm vật tư thiết bị chuyên dùng ngành ong đặt địa điểm taị Phương Mai- Kim Liên- Hà Nội. Trạm vật tư thiết bị chuyên dùng ngành onglà đơn vị quản lý kinh doanh vật tư kỹ thuật nuôi ong thực hiện chế độ hạch toán kế toán báo sổ và mở tài khoản tại Ngân hàng Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội. Ngày 04/03/1986, theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp đổi tên trạm vật tư chuyên dùng ngành ong thành Trạm vật tư chế biến xuất khẩu I với trụ sở đặt tại số 6 Láng trung - Đống Đa -Hà Nội. Theo quyết định số 388 của Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ về việc thành lập lại doanh nghiệp, xí nghiệp vật tư chế biến xuất khẩu I được giao nhận vốn và đổi tên thành Xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I. Trên cơ sở đó xí nghiệp đã cải tiến, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo uy tín đối với khác hàng gắn liền với tiêu thụ. Theo quyết định số 1218 ngày 22/09/1994 của Bộ Nông Nghiệp và CNTP ( nay là Bộ Nông Nghiệp và PTNT) sát nhập các đơn vị thuộc ngành ong thành một doanh nghiệp có tên là công ty ong trung ương. Công ty gồm có 7 thành viên là: - Văn phòng công ty Ong trung ương. - Xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I. - Xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu II. - Xí nghiệp Ong khu 4. - Xí nghiệp Ong Lương Sơn. - Xí nghiệp Ong Bảo Lộc. - Xí nghiệp Ong Gia Lai. Như vậy, xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I là một đơn vị trong công ty ong Trung ương. Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành cùng với bước chuyển mới của nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I đã có nhiều cố gắng, tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nhiều mặt hàng khác nhau với mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các loại rượu xuất khẩu, rượu nội địa, mật ong, các loại nước giải khát, vật tư chuyên dùng ong và các loại nông sản chế biến khác. Với ý thức vươn lên xí nghiệp luôn nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo uy tín với khách hàng, gắn liền với tiêu thụ nên tổng giá trị sản lượng không ngừng được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước. Theo bảng cân đối kế toán đến 30/9/2000: - TSLĐ và ĐTNH 2.694.157.807 Đ - TSCĐ và ĐTDH 902.041.137 Đ - Tổng TS - Nợ phải trả 3.596.198.944 Đ 845.044.105 Đ - Nguồn vốn chủ sở hữu 2.751.154.839 Đ - Tổng cộng nguồn vốn 3.596.198.944 Đ - Nợ ngân hàng - Vốn trong khâu tiêu thụ 52.834.000 Đ 143.231.000 Đ Quỹ lương năm 2000 thu nhập bình quân: 900.000 đ/tháng/người. Số lao động bình quân: 45 người/tháng. II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 1. Quy trình công nghệ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh. Chức năng chính của xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I là sản xuất và kinh doanh. Cụ thể là: - Hoạt động sản xuất: Xí nghiệp hiện có 4 quy trình công nghệ chế biến sau: - Quy trình công nghệ sản xuất rượu. - Quy trình công nghệ sản xuất nước ngọt. - Quy trình công nghệ sản xuất bia hơi. - Quy trình công nghệ lọc mật. Trong đó quy trình công nghệ sản xuất nước ngọt và quy trình công nghệ sản xuất bia hơi theo thời vụ, còn quy trình công nghệ sản xuất rượu và quy trình lọc mật sản xuất quanh năm.  Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phân xưởng (bộ phận sản xuất) Bộ phận sản xuất Phân xưởng 1 (Sản xuất rượu và mật) Phân xưởng 2 (Sản xuất bia, nước ngọt) Quản đốc phân xưởng Nhân viên 1 Nhân viên 2 Quản đốc phân xưởng Nhân viên .... Nhân viên 1 Nhân viên 2 NV... Hoạt động kinh doanh: Xí nghiệp tổ chức mở các quầy hàng, đại lý ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng. Ngoài ra sản phẩm của xí nghiệp còn được xuất khẩu sang các nước bạn. 2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I có tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 50 người được bố trí theo các phòng ban như sau: Giám đốc xí nghiệp là người trực tiếp điều hành công việc, có quyền lực cao nhất và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý này đảm bảo sự gọn nhẹ, xử lý nhanh các thông tin, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo một cách nhanh chóng kịp thời và đầy đủ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và có chỉ định sát sao phù hợp với thực tế. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp. Giám đốc xí nghiệp Phòng kế hoạch tổng QTCNSX rượu Phòng kế toán QTCN lọc mật Phòng kinh QTCNSX nước ngọt Phòn g QTCNSX bia hơi Việc quản lý sản xuất tại xí nghiệp được điều hành từ trên xuống, căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch đã đặt ra. Các phòng được phân đều ra đảm nhận chức năng nhất định và phối hợp với nhau về cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ thành phẩm và do có sự đảm nhiệm của phòng kinh doanh kết hợp với phòng kế toán tài vụ trong việc xác định giá bán của sản phẩm hay số lượng cần đưa ra thị trường sơ đồ bộ máy kế toán xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán viên Kế toán viên tổng hợp Thủ quỹ * Chức năng và nhiệm vụ của mỗi thành viên: - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung cho công tác kế toán của Xí nghiệp, đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình trích và nộp khấu hao. - Kế toán viên tổng hợp: thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, tình hình nhậpxuất-tồn kho thành phẩm tiêu thụ thanh toán với khách hàng, tính lương, hàng tháng có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán. - Kế toán viên: làm nhiệm vụ lập chứng từ, thu nhận chứng từ. Kiểm tra, xử lý sơ bộ hạch toán ban đầu và hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi và bảo quản tiền mặt của xí nghiệp. + đặc điểm lao động của xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu 1 so với những doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại khác, xí nghiệp chế biến vật tư hàng xuất khẩu 1 có quy mô gọn nhẹ. Ta có thể xem xét số liệu lao động của xí nghiệp năm 1999 và năm 2000 qua tài liệu sau: Bảng 1: Chỉ tiêu Thực hiện 1999 Đơn vị tính : người Thực hiện 2000 So sánh 20/99 Số tuyệt % Số tuyệt đối % đối _ % + Tổng số lao động 27 100 29 100 2 7,4 1. Lao động quản lý 10 37,04 9 31,04 -1 -10 Trong đó:ĐH, CĐ, TC 8 80 9 100 1 12,5 1. LĐ trực tiếp SX 17 62,96 20 68,96 3 17,64 Trong đó: công nhân 13 76,47 15 75 2 15,38 Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động năm 2000 của xí nghiệp là 29 người tăng 7,4 % so với năm 1999. Trong đó lao động quản lý năm 2000 so với năm 1999 giảm 10% từ 37,04% năm 1999 xuống 31,04 % năm 2000. Trong đó cán bộ quản lý có trình độ cao năm 2000/ 1999 lại tăng 12,5% và tỷ trọng tăng từ 80% năm 1999 lên 100% năm 2000. Lao động quản lý chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ lao động trực tiếp sản xuất như trên là điều không bình thường. Lao động trực tiếp sản xuất năm 2000 tăng 17,64% so với năm 1999 về tỷ lệ, mặc dù tỷ trọng công nhân giảm từ 76,47% năm 1999xuống 75% năm 2000. Nhưng số lượng công nhân lại tăng lên năm 2000/1999 là 15,38%. 3. Hình thức sổ kế toán xí nghiệp sử dụng Hiện nay, xí nghiệp đang áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép theo trình tự thời gian vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Kế toán chi tiết ở xí nghiệp sử dùng phương pháp ghi thẻ song song để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Xí nghiệp sử dụng các loại sổ, thẻ chi tiết sau: - Sổ TSCĐ. - Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. - Thẻ kho. - Sổ CPSXKD. - SCT thanh toán với người mua, người bán, với ngân sách Nhà nước. - SCT tiêu thụ. - SCT nguồn vốn kinh doanh. - Bảng kê gồm: Bảng kê tiền mặt, bảng kê TGNH, bảng kê nhập, xuất Thành phẩm. Sơ đồ hạch toán Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ quỹ Bảng kê định khoản Sổ, thẻ kế toán chi Sổ đăng ký chứng từ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi : Ghi hàng ngày : Đối chiếu kiểm tra. : Ghi cuối tháng. phần ii Qua hệ thống tổ chức bộ máy kế toán, ta thấy còn khá lớn trong khi đó xí nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán máy. Để phù hợp với kinh tế thị tình hình tài chính của xí nghiệp Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế: Chỉ tiêu 1. Tổng doanh thu Đvị Thực hiện Thực hiện tính 1999 2000 Triệu So sánh 2000/1999 ± % 10.438.745 33.490.056 23.051.311 đồng 2. Doanh thu thuần - 10.438.745 33.490.056 23.051.311 3. Giá vốn hàng bán - 10.331.857 33.176.453 22.844.596 4. Lợi tức gộp - 106.888 313.603 206.715 5. Lợi tức thuần từ HĐ - 235 886 651 750.000 822.000 72.000 SX – KD 6. Thu nhập bình quân/ đồng người/ tháng 1. Tình hình vốn và sử dụng vốn của xí nghiệp vốn sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu 1 bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó mỗi loại vốn có vai trò và đặc điểm chu chuyển riêng, để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại vốn. Kết cấu vốn của xí nghiệp được thể hiện qua một số năm ở bảng sau: 1. Về kết cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp: Bảng 3: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Trị Trị Trị % giá 2.63 Tổng số vốn % giá 100 4 2.24 % giá 100 5 2.23 98/97 Trị 99/98 % giá Trị % giá 100 -389 -14,8 -6 0,3 1.63 73,0 -334 -17,4 48 3 6 6 602 26,9 -55 7,8 -55 -8,4 9 KD Vốn LĐ Vốn CĐ 1.92 72,9 1.58 2 6 8 712 27,0 657 70,7 29,3 4 4 Qua bảng trên ta thấy năm 1998 tống số vốn kinh doanh là 2245 triệu đồng giảm so với năm 1997 là 14,8%. đến năm 1999 tổng số vốn kinh doanh tiếp tục giảm xuống là 2239 triệu đồng và giảm so với năm 1998 là 0,3 %. Trong tổng số vốn kinh doanh của xí nghiệp thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 70%) điều này cũng dễ hiểu bởi vì hoạt động chính của xí nghiệp là hoạt động thương mại. Trong năm 1998 vốn lưu động của xí nghiệp là 1588 triệu đồng, chiếm 70,7% trong tổng số vốn, nhưng so với năm 1997 lại giảm 17,4% tương ứng là 334 triệu đồng. Đến năm 1999 do việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nên số vốn lưu động đã tăng lên 1636 triêụ đồng, so với năm 1998 tăng 3% tương ứng là 48 triệu đồng. Hoạt động sản xuất của xí nghiệp chỉ mang tính bổ trợ nên vốn cố định của xí nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số vốn kinh doanh ( dưới 30%). So với năm 1997, năm 1998 vốn cố định của xí nghiệp có tăng lên nhưng về mặt giá trị lại giảm 7,8% tương ứng là 55 triệu đồng. đến năm 1999 vốn cố định giảm 603 triệu đồng, giảm so với năm 1998 là 8,4 % tương ứng là 55 triệu đồng. Qua đó ta thấy năm 1998 và 1999 tổng số vốn của xí nghiệp giảm xuống đặc biệt là vốn lưu động. Do trong thời gian đó có nhiều biến động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, làm cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của xí nghiệp giảm xuống, giá cả thị trường giảm liên tục gây lỗ lớn đối với hàng hoá tôn kho. Việc chêng lệch tỷ giá, vay ngân hàng nhiều nên lãi suất phải trả cao do đó đã ảnh hưỡng lớn đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, xí nghiệp cần phải đề ra kế hoạch quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý nhằm tránh rủi ro thất thoát về vốn. Kế hoạch này được lập dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh , kế hoạch tiêu thụ hàng hoá sản phẩm từ đó xí nghiệp xác định được kết quả kinh doanh gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2.Cơ cấu nguồn vốn của xí nghiệp Qua xem xét về cơ cấu nguồn vốn của xí nghiệp cho ta thấy vốn đầu tư vào sản suất kinh doanh của xí nghiệp được hình thành từ hai nguồn chủ yếu sau: - Nguồn vốn chủ sở hữu - -Nợ phải trả Cơ cấu nguồn vốn nói trên của xí nghiệp thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: cơ cấu nguồn vốn của xí nghiệp. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Số tiền Năm 1999 % Số tiền 99/98 % ± % Tổng số vốn 2.245 100 2.239 100 -6 -0,003 1. Vốn chủ sở hữu 1.514 67,43 1.494 66,72 -20 -0,013 Ngân sách cấp 1.250 82,56 1.265 84,67 15 1,2 Tự bổ sung 264 14,44 22 15,33 -35 0,133 731 35,54 745 33,28 14 1,9 638 87,27 652 87,51 14 2,1 93 12,73 93 12,49 0 1 2. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ khác Qua bảng trên ta thấy khả năng tự tài trợ của xí nghiệp năm 1999 là 66,72 % thấp hơn so với năm 1998 là 0,013% nghĩa là năm 1999 phần tài sản được tài trợ bằng vốn vay lớn hơn phần tài sản bằng vốn tự có. nguyên nhân là do vốn chủ sở hửu năm 1999 so với năm 1998 giảm 20 triệu đồng. Mức tài trợ trung bình của nghành là 50%. So với mức trung bình của nghành thì khả năng tự tài trợ vốn của xí nghiệp lớn. đây là một biểu hiện tốt vì nó cho thấy khả ngưng tự tài trợ vốn của xí nghiệp cao, do đó xí nghiệp không cần phải đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách thực tế là việc vay vốn hiện nay khá phổ biến ở các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Bởi vì nếu doanh nghiệp không chủ động đi tìm nguồn vốn kinh doanh, mà chỉ dựa vào vốn chủ sở hửu thì sẻ không đảm bảo đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay lượng vốn cấp bổ sung cho các doanh nghiệp tuy có tăng lên nhưng so với nhu cầu vốn cho kinh doanh thì còn rất hạn hẹp. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp lại thích dùng nợ để kinh doanh hơn vốn tự có vì nguồn vốn này thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu qủa hơn. Song xí nghiệp cần tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên bằng cách nần cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi chỉ có thế xí nghiệp mới có được lợi nhuận sau thuế để bổ sung, tích tụ vốn cho kinh doanh . Nợ phải trả của xí nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ( dưới50%) trong tổng nguồn vốn. Năm 1999 là 745 chiếm 33,28% tổng nguồn vốn, tăng hơn so với năm 1998 là 14 triệu đồng tương ứng tăng 1,9 % . Sở dĩ nợ phải trả của xí nghiệp năm 1999 cao hơn năm 1998 là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn, dài hạn và nợ khác , trong đó số tăng lớn nhất là nợ ngắn hạn tăng 14 triệu đồng. Qua đó ta có thể thấy được chủ nợ phải gáng chịu nhiều hơn rủi ro trong kinh doanh của xí nghiệp. việc tăng thêm nợ có thể được coi như là một chính sách để gia tăng lợi nhuận cho xí nghiệp, nhưng với tình hình kinh doanh như hiện nay thì đây sẽ là gánh nặng không nhỏ bởi hàng năm xí nghiệp phải trả một khoản lãi vay lớn. Bảng 5: vốn và nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu 1 năm 1999 ĐVT: triệu đồng Vốn kinh doanh TT Nội dung Số tiền Nguồn vốn kinh doanh % TT Nội dung Số tiền % I TSLĐ và ĐTNH 1.637 I Nợ phải trả 745 32,27 1 Vốn bằng tiền 219 1 Nợ ngắn hạn 652 29,12 2 Các khoản phải thu 298 2 Nợ dài hạn 3 Hàng tồn kho 1.004 3 Nợ khác 93 4,15 4 TSLĐ khác 114 TSCĐ & ĐTDH 602 II Nguồn vốn CSH 1.508 67,35 TSCĐ hữu hình 602 1 Nguồn vốn tự BS 229 10,22 II 1 a Nguyên giá 1.148 b Giá trị HM luỹ kế -546 2 Các khoản ĐTDH 3 CFX DCB D D Tổng cộng 2.239 Tổng cộng 2.239 Về vốn lưu động: Năm 1999 tổng sô vốn lưu động bình quân của xí nghiệp là 1613 triệu đồng. Số vòng quay vốn lưu động là 5 vòng / năm, số ngày luân chuyển bình quân là 360/5=72 ngày. như vậy hiệu quả sử dụngvốn lưu động của xí nghiệp là tương đối cao. đây là biểu hiện tốt của xí nghiệp và xí nghiệp phải có biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sủ dụng vốn lưu động. Năm1999 là năm thứ 4 xí nghiệp bước vào sản xuất kinh doanh tự chủ. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xí nghiệp gặp nhiều kho khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, so với năm trước khối lượng sản phẩm tăng nhưng không đáng kể còn có sản phẩm tiêu thụ giảm hơn điều nay phản ánh vốn có định của xí nghiệp là chưa thực sự tốt. Thể hiện ở khía cạnh: - Xác định nhu cầu vốn lưu động Năm 1999 do nhu cầu sản xuất kinh doanh có nhiều thay đổi nhung xí nghiệp đã xác định nhu cầu của vốn lưu động bình quân là 1613 triệu đồng. Tuy nhiên trong năm có nhiều biến động, nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng, cho nên xí nghiệp đã phải vay thêm vốn lưu động ngoài kế hoạch để mua vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, đây là nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất tăng lên. về công tác quản lý vốn lưu động trong các khầu của xí nghiệp năm 1999, ở khâu tiêu thụ sản phẩm số lượng sản phẩm tồn kho chưa tiêu thụ đượclà 1004 triệu đồng chiếm 44,84% tổng số vốn lưu động trong năm. do nguyên nhân là xí nghiệp xác định mức nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm chưa chính xác dẫn đến vật liệu tồn kho nhiều. Tuy nhiên hàng hoá sản xuất và hàng đi gửi bán tính đến năm 1999 là hoàn toàn tiêu thụ hết, đây là yếu tố quyết định đến số vòng quay vốn lưu động của xí nghiệp. Về thanh toán: Trong năm 1999 xí nghiệp đã mở rộng thị trường mặc dù thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nhưng việc xuất khẩu vẫn được tiến hành với số lượng còn ít, đồng thời xí nghiệp còn đến tận nơi giao hàng cho khách nhưng không tránh khỏi nhiều khách hàng còn dây dưa không chịu trả hoặc trả chậm. Tính đến cuối năm 1999 thì số tiền của khách hàng là 298 triệu đồng. để tránh và hạn chế tình trạng này xí nghiệp đã có biện pháp để thanh toán nhanh gọn : khách hàng trả trước tiền hàng thì có thể chiết khấu theo tỷ lệ % nhất định trên tổng giá bán, không trả đúng thời hạn chịu phạt theo tỷ lệ % trong tổng số dư nợ. Do đó xí nghiệp đã phần nào giảm được nợ dài ngày. Về hiện thực nợ của xí nghiệp là: Hệ số nợ : theo bảng 5 thì hệ số nợ của xí nghiệp là: 731143720 -------------------* 100 = 32,64% 2239683450 Qua số liệu trên ta thấy hệ số nợ của xí nghiệp là tương đối thấp, chứng tỏ xí nghiệp không mắc nợ nhiều. Tuy nhiên xí nghiệp có thể huy động thê vốn vay để tiếp tục mở rông sản xuất đầu tư vào các lĩnh vực khác nhằm tạo ra nguồn lợi nhuận tăng lên. 3. Phân tích hiệu quả sủ dụng vốn của xí nghiệp: Để phân tích , đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp, xí nghiệp thường tiến hành phân tích và đánh giá các chỉ tiêu như tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của vốn. Sau đây ta đi phân tích một số chỉ tiêu cơ bản mà xí nghiệp thường sử dụng để đánh giá khái quát tình hình hoạt động của mình trong những năm qua. Dựa vào số liệu bảng 5 ta có kết quả như sau: a. Tỷ suất đầu tư ( TSĐT) TSCĐ và đầu tư dài hạn * 100 TSĐT = ----------------------------------Tổng tài sản 657 Tỷ suất đầu tư đầu năm = ---------------*100 = 29,34 % 2239 602 Tỷ suất đầu tư cuối năm = ----------------*100 = 26, 88% 2239 nhìn vào tỷ suất đầu tư đầu năm và cuối năm của xí nghiệp ta thấy giảm từ 29, 34% (đầu năm ) xuống còn 26,88% ( cuối năm) điều này là không tốt vì xí nghiệp có xu hướng bị giảm nguồn năng lực sản xuất kinh doanh. b. Tỷ suất tự tài trợ: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = ------------------------------- * 100 Tổng nguồn vốn 1508 Tỷ suất tự tài trợ đầu năm = -------------- *100 = 67,35% 2239 1551 Tỷ suất tự tài trợ cuối năm = ------------ *100 = 67,48% 2239 Nhìn vào 2 chỉ tiêu trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của xí nghiệp cả đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 50%, điều đó có thể nói là rất tốt vì tất cả các khoản công nợ của xí nghiệp đều có thể trang trải bằng vốn chủ sở hữu và xí nghiệp chủ động trong thanh toán. c. Phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp + Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: Giá trị tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tạm thời = ------------------------------------------Nợ ngắn hạn 1588 Số đầu năm = ----------- = 2,17 (lần) 731 1636 Số cuối năm = ----------- = 2,19 (lần) 745 Trong thực tế hệ số khả năng thanh toán hiện thời trong khoảng 1 – 2,5% lần là tốt nhất, căn cứ vào chỉ số của xí nghiệp ta thấy khả năng thanh toán của xí nghiệp là tốt. Mặt khác ta thấy chỉ số này có tăng lên so với đầu năm là do giá trị hàng tồn kho của xí nghiệp vào thời điểm cuối năm giảm đi nhiều, chứng tỏ uy tín của xí nghiệp ngày càng đảm bảo. + Hệ số khả năng thanh toán: Vốn bằng tiền Hệ số khả năng thanh toán nhanh = -------------------------------Tổng số nợ ngắn hạn 199 Số đầu năm = ------------ = 0,31 (lần) 638 219 Số cuối năm = ------------ = 0,33 (lần) 652 Như vậy, ở đầu năm và cuối năm hệ số này đều nhỏ hơn 1, trên thực tế số khả năng thanh toán nhanh  1 được coi là tốt. Điều này thể hiện doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán công nợ nhiều khi cần xí nghiệp sẽ bán tài sản với giá thấp để trả nợ. Vì vậy, xí nghiệp phải xem xét cân đối lại giữa các khoản phải trả và nợ phải thu cho kịp thời và hợp lý nhất. Qua quá trình phân tích ở trên ta thấy các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp tương đối tốt, nhưng xí nghiệp cần phải có những biện pháp tài chính khác nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. 2. Nguyên nhân Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng vốn của xí nghiệp, nhưng dưới đây tôi chỉ xin nêu một số nhân tố chủ yếu: - Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, làm cho giá cả trên thị trường thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động làm cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm xuống. - Hàng hoá tồn kho, mặc dù có giảm xuống qua các năm, nhưng vẫn ở con số cao. Năm 1998 là 1093 triệu đồng, năm 1999 là 1004 triệu đồng đã làm tăng ứ đọng vốn kinh doanh, mặt khác phải trả lãi suất lớn nên đã làm tăng chi phí lưu thông. - Việc thay đổi từ thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng của Nhà nước, bên cạnh những mặt tốt thì nó cũng gây cho xí nghiệp những khó khăn nhất định. - Quan hệ cung cầu trên thị trường: Những năm gần đây có rất nhiều doanh nghiệp khác có cùng mặt hàng như xí nghiệp đã làm cho quan hệ cung cầu thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho xí nghiệp. Nếu trước đây mặt hàng này còn khan hiếm hiện nay thì ngược lại, cung lớn hơn cầu đã làm cho cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức kinh doanh ngày càng trở nên sôi động hơn. Phần III: Kết luận – kiến nghị Xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I là xí nghiệp chuyên kinh doanh mặt hàng mật ong. Trong cơ chế thị trường việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn, đòi hỏi xí nghiệp phải cố gắng rất nhiều trong việc thiết lập các mối quan hệ để mở rộng thị trường, tìm kiếm loại hàng mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên, đề nghị xí nghiệp: + Tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong xí nghiệp, giảm chi phí sử dụng vốn bằng cách triển lãm, quảng cáo, hạ giá thành để tiêu thụ tài sản. Không cần sử dụng hàng hoá tồn kho ứ đọng hoặc dự trữ quá lớn. + Xác định nhu cầu vốn lưu động tối thiểu, tìm mọi biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. + Trước khi quyết định đầu tư cho sản xuất kinh doanh, xí nghiệp nên cân nhắc lựa chọn dự án đầu tư, dự án đầu tư, xác định nguồn vốn đầu tư, cung cấp guyên liệu. + Quan tâm hơn đến công tác thanh toán công nợ, có biện pháp mạnh mẽ để thu hồi nợ của khách hàng, hạn chế tối đa vốn bị chiếm dụng, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn vốn bù đắp khi bị thiếu hụt rủi ro. + Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu thị trường sản xuất sản phẩm gì và kinh doanh mặt hàng gì và kinh doanh mặt hàng nào? Số lượng bao nhiêu? tiêu thụ bao nhiêu? tiêu thụ ở đâu, giá cả? để đem lại nhiều lợi nhuận.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan