Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố mẹ đi xuất khẩu lao động h...

Tài liệu Tình hình chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố mẹ đi xuất khẩu lao động hiện trạng và giải pháp [tt]

.PDF
27
199
53

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGHIÊM THỊ THỦY TÌNH HÌNH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH CÓ BỐ MẸ ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG NGUYÊN ANH HÀ NỘI – 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Nguyên Anh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Đình Tấn Phản biện 2: GS.TS. Hoàng Bá Thịnh Phản biện 3: PGS.TS. Mai Văn Hai Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vào ……………, Ngày …….tháng ……..năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Xã hội học - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với quá trình CNH-HĐH, TCH và HNQT, di cư là một hiện tượng rất tự nhiên, đặc biệt là di cư quốc tế đang là xu thế chung ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Ngày nay, với sự phát triển của mạng lưới giao thông, con người càng dễ có những cơ hội khám phá những vùng đất mới để tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất cho mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Bình quân mỗi năm, Việt Nam đưa được 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm mỗi năm. Lao động nữ chiếm khoảng 1/3 tổng số LĐXK hàng năm, đạt tỷ lệ cao nhất vào năm 2011 là 36,3% (Cục Quản lý lao động Ngoài nước,số liệu từ 19902014). Nhưng, bên cạnh mặt tích cực, XKLĐ còn tồn tại những bất cập, kể cả những điều có thể nhận thấy (như việc tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục trước khi đi), cũng như những điều không thể nhìn thấy rõ (như quá trình làm việc tại nước ngoài người lao động phải sống xa gia đình, do đó con cái thiếu đi bàn tay chăm sóc của bố mẹ... Có thể nói, XKLĐ là một hiện tượng xã hội có tác động nhiều mặt đến cá nhân, gia đình, xã hội, kinh tế và văn hóa cả nơi đi và nơi đến, trong đó có các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần, tình cảm và hạnh phúc của chính người di cư cũng như những thân nhân ở lại quê nhà (Carballo, M, J. J Divino, and D Zeric. 1998). Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác trẻ em ở lại quê nhà khi mà bố/ mẹ của chúng di cư tìm kiếm việc làm nhưng ước tính trên thế giới vẫn có hàng chục triệu trẻ em có bố mẹ di cư (Lin, Nan. 2008). Trong khi đó, trên bình diện khoa học, việc nghiên cứu về XKLĐ cho đến nay còn khá phiến diện. Chúng ta có không ít các nghiên cứu về tác động của XKLĐ tới phát triển kinh tế, song lại thiếu vắng các công trình có cái nhìn đa chiều, nhất là chiều tác động của XKLĐ đối với sự phát triển của trẻ khi bố mẹ vắng nhà. Ở Việt Nam, tính tới thời điểm hiện nay có rất ít các nghiên cứu theo hướng này. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tình hình chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố mẹ đi xuất khẩu lao động: hiện trạng và giải pháp”, với hy vọng góp phần khỏa lấp dần khoảng trống giữa khoa học và đời sống thực tiễn, nhất là thực tiễn đưa người đi XKLĐ hiện nay. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đó là góp phần tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ em trong các gia đình có bố mẹ đi XKLĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, kể cả trên hai phương diện tích cực và tiêu cực của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực cho trẻ khi bố mẹ đi XKLĐ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, người viết có nhiệm vụ làm tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trước, để kế thừa thành tựu và các bài học kinh nghiệm ở họ. Tiếp đó là xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, trong đó có định nghĩa các khái niệm liên quan, thao tác hóa các khái niệm “Chăm sóc trẻ em trong gia đình” và lựa chọn các lý thuyết, các quan điểm lý luận giúp cho việc giải thích và phân tích các vấn đề nghiên cứu. Ở phần nội dung nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu thực tế khi bố/mẹ đi lao động ở nước ngoài ảnh hưởng tới việc chăm sóc trẻ em ở các chiều cạnh như mặt tình cảm, sức khỏe và sự phát triển tri thức của trẻ em. Những thông tin mà cuộc nghiên cứu cần tìm hiểu sẽ được người chăm sóc, các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và chính các em cung cấp. Sau cùng, qua tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ trong gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ và từ kết quả nghiên cứu thu được, luận án sẽ đưa ra những đề xuất định hướng và giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong việc chăm sóc trẻ em. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện luận án này chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Có sự khác biệt trong việc chăm sóc (kể cả về sức khỏe, tình cảm, tri thức) giữa trẻ em có bố/ mẹ đi XKLĐ và trẻ em có cả bố và mẹ ở nhà, không đi làm ăn xa không? Câu hỏi 2: Nếu có sự khác biệt thì sự khác biệt đó được biểu hiện cụ thể ra sao, tích cực hay tiêu cực, và điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại và tương lai của các em? Câu hỏi 3: Liệu có khía cạnh xã hội nào mà chưa được nhận thức đầy đủ trước thực trạng chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ hay không? 2 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Tương ứng với ba câu hỏi đã nêu, là ba giả thuyết nghiên cứu sau: - Giả thuyết 1: Gia đình và bố mẹ là nhân tố quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục và xã hội hóa trẻ em, khi bố/ mẹ đi XKLĐ sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trong đời sống gia đình. Và như vậy, việc chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình này và hộ gia đình có bố mẹ ở nhà chăm sóc sẽ rất khác nhau; - Giả thuyết 2: Nhóm trẻ em có bố/ mẹ đi xuất khẩu lao động ít được quan tâm, chăm sóc về tình cảm, sức khỏe, học tập so với nhóm trẻ mà bố mẹ không đi xuất khẩu lao động. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của các em ở các hộ có bố mẹ đi XKLĐ; Giả thuyết 3: Chính sách của nhà nước còn chưa đầy đủ và đồng bộ, các đoàn thể, các tổ chức xã hội cũng chưa ý thức đầy đủ về vấn đề xã hội đặt ra trong việc chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ. 2.5. Khung phân tích 1. Gia đình - Bố/mẹ đi XKLĐ - Bố mẹ ở nhà 2. Nhà trường 3. Nhà nước - Chủ trương XKLĐ - Chính sách XKLĐ - Chính sách đối với người ở lại quê nhà 4. Các đoàn thể và tổ chức XH (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học…) 5. Truyền thống văn hóa và phong tục địa phương 6. Khác… Chăm sóc trẻ em (với sự tương đồng và khác biệt giữa các nhóm): - Bố mẹ ở nhà - Bố/ mẹ đi XKLĐ: + Bố đi XKLĐ + Mẹ đi XKLĐ - Người hỗ trợ/ giúp đỡ - Trẻ em: + Trẻ em trai + Trẻ em gái - Khác… 3 - Những ảnh hưởng của bố/ mẹ đi XKLĐ: + Tình cảm, đạo lý + Sức khỏe + Tri thức (học tập) - Những vấn đề đặt ra - Gợi ý giải pháp và chính sách 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là việc chăm sóc trẻ em trong gia đình có bố mẹ đi XKLĐ. Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu ở đây là việc chăm sóc, xã hội hóa trẻ em trong một hoàn cảnh đặc thù là bố mẹ đi XKLĐ. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nhóm 1: Nhóm có bố/mẹ đi lao động ở nước ngoài, bao gồm: 1) Người đại diện cho hộ gia đình, hiểu biết về tình hình kinh tế trong gia đình; 2) Người chăm sóc trẻ hay còn gọi là người bảo hộ cho trẻ; 3) Trẻ em trong độ tuổi 911 (bao gồm cả trẻ trai và trẻ gái). Nhóm 2: Nhóm gia đình có bố mẹ đang ở nhà chăm sóc trẻ em (không đi XKLĐ và không di cư). Nhóm này bao gồm: 1) Người đại diện cho hộ gia đình, hiểu biết về tình hình kinh tế trong gia đình; 2) Người chăm sóc trẻ hay còn gọi là người bảo hộ cho trẻ; 3) Trẻ em trong độ tuổi 9-11 (trẻ trai và trẻ gái). Đây là nhóm đối chứng để thấy được sự giống và khác nhau giữa nhóm trẻ em có bố/mẹ đi lao động ở nước ngoài với nhóm trẻ có bố mẹ ở nhà chăm sóc. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Về không gian: Không gian được lựa chọn nghiên cứu là 2 tỉnh Hải Dương và Thái Bình, thuộc vùng châu thổ sông Hồng. 3.3.2. Về thời gian: Luận án này sử dụng số liệu trong khảo sát: “Tác động của di cư lao động đến sức khỏe trẻ em ở Việt Nam” (CHAMPSEA). Thời gian của cuộc nghiên cứu CHAMPSEA diễn ra từ năm 2008-2009 và năm 2010 tiến hành nhập và xử lý số liệu. Ngoài ra, trong thời gian làm luận án từ năm 2011 đến 2016, tác giả còn trở lại địa bàn nghiên cứu nhiều lần để bổ sung thêm tài liệu nhằm đưa ra kết quả khoa học có tính thuyết phục hơn. 3.3.3. Về vấn đề nghiên cứu: Các vấn đề nghiên cứu đặt ra khá rộng, song luận án chỉ tập trung vào một một độ tuổi nhất định của trẻ (9-11 tuổi), cho nên không thể suy rộng hay bao quát cho tất cả các hộ gia đình có bố/mẹ đi XKLĐ để con cái của họ ở lại quê nhà. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tiến hành phân tích số liệu của cuộc khảo sát riêng cho Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp định lượng - Phương pháp chọn mẫu: Kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất có chủ đích, quả tuyết lăn (Snowball – Network sampling), được sử dụng nhằm đáp ứng 4 được dung lượng mẫu và đảm bảo có cả trẻ em trai và trẻ em gái, có bố/mẹ đi XKLĐ và nhóm trẻ em có bố mẹ ở nhà chăm sóc. - Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc với đại diện hộ gia đình, người chăm sóc trẻ và bảng hỏi đơn giản dành cho trẻ. Phương pháp xử lý thông tin: - Các kết quả nghiên cứu đều được giám sát viên làm sạch tại thực địa để tránh những thông tin bị bỏ sót; - Từ tháng 9/2008 đến tháng 1/2009, số liệu khảo sát được nhập 2 lần bằng phần mền MS Access; 4.2. Phương pháp định tính Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân với khoảng 50 người chăm sóc trẻ dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng mà nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra. Ngoài ra, còn có các thông tin qua trao đổi với trưởng thôn, đại diện phụ nữ thôn, giáo viên. Ngoài ra, để triển khai luận án tác giả còn sử dụng thêm các phương pháp sau: Phương pháp phỏng vấn hồi cố: Khảo sát Champsea cần khôi phục lại những thông tin và sự kiện diễn ra trước và sau thời điểm bố mẹ chia tay trẻ để đi lao động ở nước ngoài. Phương pháp tổng quan tài liệu: Tác giả đã sưu tầm, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan theo chủ đề: i) Lao động nước ngoài và sự thay đổi kinh tế gia đình; ii) Tác động của lao động nước ngoài đến tình cảm và sức khỏe trẻ em; iii) lao động nước ngoài và việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em. 4.3. Số liệu khảo sát Champsea và sự lựa chọn để phân tích trong luận án Khảo sát Champsea nhằm tìm hiểu tác động của việc bố/mẹ di cư đối với sức khỏe và hạnh phúc của trẻ nhỏ dưới 12 tuổi tại 4 quốc gia: Indonexia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Tại mỗi quốc gia thực hiện khảo sát đều được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức nghiên cứu tại các quốc gia. Nghiên cứu ở Việt Nam đã được Hội đồng đạo đức nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng cấp phép. Hai tỉnh Thái Bình và Hải Dương được lựa chọn vì đây là hai tỉnh có đông lao động đi làm việc ở nước ngoài. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Bằng những phỏng vấn đa dạng các đối tượng có liên quan như người đại diện cho gia đình, người chăm sóc chính cho trẻ và trẻ trong độ tuổi 9-11, cũng như phân tích đa chiều cả người ở nhà chăm sóc trẻ và bản thân trẻ, đã mang lại sự hiểu biết tương đối toàn diện về ảnh hưởng của bố/ mẹ đi XKLĐ tới gia đình họ, đặc biệt là của người mẹ đi XKLĐ tới chăm sóc trẻ em trong gia đình. Luận án đã góp phần làm phong phú thêm cho nhận thức của chúng ta về những ảnh hưởng xã hội của người đi XKLĐ ở cả hai đầu đi và đến. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Tác giả đã định nghĩa và thao tác hóa khái niệm “Chăm sóc trẻ em”,qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn nội hàm và ngoại diên của các khái niệm này, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam ở những thập niên đầu thế kỷ 21. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết Cấu trúc – Chức năng, lý thuyết Vốn xã hội và lý thuyết Xã hội hóa để giải thích các vấn đề nghiên cứu đặt ra trên thực địa. Các nguồn tư liệu mới thu được từ thực địa góp phần kiểm chứng mức độ chính xác cũng như tính phổ biến của các lý thuyết này trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một tài liệu tham khảo tốt chẳng những cho các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội, mà còn cho cả những ông bố/ bà mẹ có kế hoạch để con cái ở lại quê nhà để đi XKLĐ. Từ kết quả nghiên cứu này, người đọc có thể rút ra các bài học kinh nghiệm hoặc lựa chọn cho mình cách ứng xử cho phù hợp. 6.3. Một số khó khăn, hạn chế - Đây một nghiên cứu trường hợp, kết quả nghiên cứu không thể khái quát hóa cho toàn bộ đất nước Việt Nam; - Nghiên cứu này của chúng tôi chỉ tập trung phân tích nhóm trẻ mục tiêu trong độ tuổi từ 9-11, cho nên kết quả phân tích và những nhận xét của luận án đưa ra không mang tính đại diện cho trẻ ở các nhóm tuổi khác; - Số liệu phân tích trong luận án chỉ được thu thập một lần duy nhất, cho nên những thông tin về sức khỏe, giáo dục tri thức của trẻ trước khi bố/ mẹ đi XKLĐ không được đề cập. Hạn chế này không cho phép chúng tôi tiến hành so sánh tác động trước và sau khi bố/ mẹ đi XKLĐ; 6 - Nhiều khía cạnh liên quan khác như điều kiện vật chất của trẻ trong gia đình có bố/mẹ đi xuất khẩu và gia đình của trẻ có bố mẹ ở nhà, việc đầu tư cho vui chơi giải trí và đầu tư cho giáo dục của trẻ như thế nào vẫn chưa được phân tích kỹ trong luận án. Cũng vì vậy, chủ đề này, theo chúng tôi, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai gần. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận án đã được cân nhắc để chia thành 4 chương. Trong đó: Chương 1: Dành cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu, với mục đích là kế thừa thành tựu và kinh nghiệm của các tác giả đi trước, đồng thời xác định hướng nghiên cứu của luận án; Chương 2: Xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận và cơ sở thực tiễn của chủ đề nghiên cứu. Đó là việc định nghĩa và thao tác hóa khái niệm làm việc, lựa chọn các cách tiếp cận lý thuyết, phân tích hệ thống chính sách và kinh nghiệm đưa người đi lao động ở nước ngoài của nhiều nước khác nhau; Chương 3: Trình bày đặc điểm gia đình, đặc điểm nhân khẩu học của những thành viên có liên quan, nhất là các ông bố/bà mẹ đi XKLĐ và mối quan tâm của họ đối với con cái ở nhà; Chương 4: Phân tích tình hình chăm sóc trẻ trong các hộ gia đình có bố/mẹ đi XKLĐ và trẻ có bố mẹ ở nhà trên các phương diện tình cảm, đạo lý, sức khỏe, chăm lo giáo dục tri thức, qua đó chỉ ra những hệ quả của nó đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của trẻ. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lao động nước ngoài và sự thay đổi kinh tế gia đình Các báo cáo và công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2005, 2006); Kapur, D. and J. McHale (2003) đều đưa ra nhận xét, nguồn tiền của lao động ở nước ngoài gửi về quê hương làm tăng ngân sách cho gia đình người di cư, tạo điều kiện cho các gia đình ở các nước đang phát triển đầu tư cho y tế, cho vốn con người làm giảm lao động trẻ em và tăng đầu tư cho giáo dục của trẻ, cũng như giúp tăng ngoại hối cho đất nước họ. Nhìn chung, quá trình di cư của bố mẹ làm nâng cao phúc lợi, kinh tế của cả người đi và người ở lại (Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội. 2010; Acosta, P. 2003; Chant, S., & Radcliffe, 7 S. 1992; Kahn, K. và các tác giả. 2003; Stark, O., và Taylor, J. E. 1991). Như vậy, kiều hối không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập của gia đình nhận tiền mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phi kinh tế khác. 1.2. Lao động nước ngoài và chăm sóc sức khỏe trẻ em trong gia đình Một vài nghiên cứu cho thấy, những hộ gia đình có người di cư có sức khỏe tốt hơn so với những hộ gia đình không có người di cư (Gulati, L. 1993; Hadi, A. 1999; Kuhn, R. 2003). Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra cụ thể là trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa có chiều cao cao hơn (Mansuri, G. 2007; Scalabrini Migration Center. 2004), và cân nặng hơn (McKenzie, D. J. 2006; Mansuri, G. 2007), so với những đứa trẻ không có bố mẹ đi làm ăn xa. Mặt khác, một số tác giả đã đề cập đến những hậu quả tiêu cực của việc di cư của bố mẹ đối với sức khỏe tinh thần của trẻ em ở lại quê nhà (Gao, Y. và các tác giả. 2010; Jones, A., Sharpe, J., & Sogren, M. 2004; Pottinger, A. M. 2005; Save the Children Sri Lanka.2006), trong khi một số người khác lại nhận thấy tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất (Konseiga, A. và các tác giả. 2009; Salah, M. A. 2008; Shen, M. và các tác giả. 2009). Tỷ lệ thương tật hàng năm ở trẻ em trong những gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa cao gấp hai lần so với trẻ em sống chung với bố mẹ (Shen, M. và các tác giả. 2009). Thậm chí, trẻ có mẹ di cư dễ bị bệnh như: cảm lạnh, ho, đau bụng, đau đầu và có cảm giác không ngon miệng hơn trẻ có mẹ ở nhà chăm sóc (Konseiga, A và các tác giả. 2009). Vì vậy, việc nghiên cứu về chủ đề mối quan hệ giữa di cư đặc biệt là di cư quốc tế của bố mẹ tới sức khỏe của trẻ em trong gia đình là điều cần thiết. 1.3. Lao động nước ngoài và việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em trong gia đình Khi nhắc đến di cư lao động quốc tế các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các tác động và mối quan hệ của di cư "quốc tế" và “kiều hối”, cụ thể nguồn kiều hối gửi nhà về sẽ góp phần nâng cao các khoản đầu tư cho giáo dục của trẻ (Parreñas, R. 2005a). Đầu tư cho trẻ em chính là chìa khóa phát triển đất nước trong tương lai (Acosta, P., và các tác giả. 2006). Hai nhà nghiên cứu của Việt Nam là Nguyễn Hữu Minh và Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) đã tìm thấy tác động của nguồn kiều hối do người đi lao động ở nước ngoài gửi về nước (cụ thể là của người mẹ) đã đóng góp vào kinh tế gia đình làm tăng cơ hội học hành cho con cái, thúc đẩy tính tự lập và trách nhiệm của trẻ ở khu vực nông thôn. Thành tích học tập của trẻ được phản ánh qua mô hình đầu tư cho giáo dục của bố mẹ di cư cho con cái của họ. 8 Phần lớn những đứa trẻ trong gia đình di cư đều học tại trường tư thục và có kết quả học tập tốt hơn những trẻ em trong gia đình bố mẹ không di cư (Asis. 2006, Kuhn. 2006. Bryant. 2005). Sự vắng mặt của bố, mẹ có thể dẫn đến một sự thiếu giám sát, các vấn đề tâm lý tiêu cực phát sinh, hoặc trẻ em phải đảm nhận công việc phụ giúp trong gia đình nhiều hơn. Hàng loạt vấn đề có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục của trẻ em trong các hộ gia đình có bố/ mẹ di cư (Hadi, A. 1999; McKenzie, D. J. 2006). Tóm lại, các tài liệu trên đều chỉ ra kiều hối có hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực, chúng có tác động đến đời sống trẻ em nói chung và giáo dục của trẻ em nói riêng. 1.4. Nhận xét sơ bộ và định hướng nghiên cứu 1.4.1. Việc chăm sóc, giáo dục và xã hội hóa trẻ em ở các gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ đã, đang được đông đảo các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Chủ đề XKLĐ và những ảnh hưởng kéo theo của nó vừa mang tính thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với việc phát triển con người và xã hội. 1.4.2. Trong nghiên cứu về XKLĐ, các nhà nghiên cứu đã và đang tập trung vào các khía cạnh kinh tế nhiều hơn là các khía cạnh xã hội. Trong khi đó, những khía cạnh xã hội liên quan như vấn đề chăm sóc, giáo dục và xã hội hóa đối với trẻ em có bố/ mẹ đi XKLĐ cho đến nay vẫn còn thiếu vắng. 1.4.3. Về phương pháp nghiên cứu: các công trình về XKLĐ và những ảnh hưởng của nó tới đời sống của các hộ gia đình đều sử dụng cả hai nguồn số liệu định tính và định lượng để mô tả và phân tích các vấn đề nghiên cứu. Ở Việt Nam, những thông tin mang tính chính thống thường được các báo cáo và các nhà nghiên cứu trích dẫn từ Website của Bộ LĐ-TBXH, hoặc từ Cục Quản lý lao động Ngoài nước, hay lấy nguồn thu thập số liệu về tiền gửi về của các cuộc khảo sát mức sống dân cư, chứ không có nhiều nghiên cứu trực tiếp thu thập số liệu định lượng và các thông tin định tính từ thực địa. 1.4.4. Xuất phát từ thực tế vừa nêu, luận án này tập trung vào 3 khía cạnh chính là: 1) Chăm sóc sức khỏe và điều kiện vật chất chi trẻ trong các hộ gia đình có bố/mẹ đi XKLĐ và trẻ có bố mẹ ở nhà; 2) Chăm sóc tình cảm, tâm lý và tri thức của trẻ trong các hộ gia đình có bố/mẹ đi XKLĐ và trẻ có bố mẹ ở nhà; và 3) Rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cho trẻ có có bố/mẹ đi XKLĐ có sự phát triển ổn định giống như những đứa trẻ có bố mẹ ở nhà. 9 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Định nghĩa các khái niệm làm việc 2.1.1. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Khái niệm XKLĐ trong nghiên cứu này có quan hệ cả về nội hàm và ngoại diên với các khái niệm Di cư lao động quốc tế và Lao động ở nước ngoài. Chẳng hạn, Điều 11 của Công ước số 49 ban hành năm 1949 và Công ước số 143 về di trú lao động quốc tế ban hành năm 1975 của ILO quy định rằng Di cư quốc tế lao động có nghĩa là một cá nhân di chuyển từ một quốc gia này sang một quốc gia khác để tìm kiếm công ăn việc làm. Như vậy, Thuật ngữ “lao động ở nước ngoài” hay “lao động di cư quốc tế” có thể hiểu là người lao động đi ra nước ngoài với mục đích làm việc. Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), khái niệm “lao động di cư quốc tế” chính là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích làm việc (Tổ chức Di cư quốc tế. 2011). Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Phạm Công Trứ cũng cho rằng, thuật ngữ “XKLĐ hay Lao động ở nước ngoài” được sử dụng nhằm chỉ “hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang một quốc gia khác”(Phạm Công Trứ. 2003). 2.1.2. Trẻ em và chăm sóc trẻ em Trẻ em: Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Còn theo Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004) thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi (Điều 1). Điều 4 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) quy định “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của bố mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật” Chăm sóc trẻ em: Chăm sóc với tư cách là một nhiệm vụ, là hệ thống chức năng của gia đình nhằm chăm sóc tình cảm – đạo lý, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc về giáo dục…) (Schaefer, Richard. 2005). Vì vậy, luận án này cũng xem xét chăm sóc trẻ em ở các góc độ: chăm sóc về tình cảm- đạo lý, chăm sóc về sức khỏe và chăm sóc về giáo dục tri thức của gia đình, nhà 10 trường cộng đồng, và xã hội giúp cho trẻ có sự phát triển lành mạnh trong hiện tại cũng như trong tương lai. 2.2. Thao tác hóa khái niệm Khái niệm cần đƣợc thao tác trong nghiên cứu này là “Chăm sóc trẻ em trong gia đình” (Xem lược đồ) Chăm sóc trẻ em Sức khỏe Tình cảm – Đạo lý Thái độ, hành vi Bổn phận, trách nhiệm Thể chất Tri thức Tinh thần Thời gian học tập Sách vởphương tiện Tham gia học thêm 2.3. Các cách tiếp cận lý thuyết Trong luận án này, tác giả đã lựa chọn ba cách tiếp cận lý thuyết- đó là lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết xã hội hóa và lý thuyết vốn xã hội, trong đó mỗi lý thuyết góp phần soi sáng cho một khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, dựa vào lý thuyết cấu trúc – chức năng chúng ta dễ dàng hiểu được khi cấu trúc gia đình vắng thiếu đi người bố hay người mẹ thì chức năng chăm sóc, giáo dục trẻ trong gia đình sẽ thiếu hụt và trẻ em sẽ phải chịu thiệt thòi. Trong khi đó, lý thuyết xã hội hóa lại chỉ ra rằng việc giáo dục, xã hội hóa ở lứa tuổi trẻ thơ (gọi là xã hội hóa sơ cấp) là đặc biệt quan trọng, bởi vì nó hình thành nên nhân cách của con người, có ý nghĩa quyết định cho việc xã hội hóa ở các giai đoạn tiếp theo. Việc xã hội hóa ở giai đoạn này được thể hiện trên nhiều phương diện: tình cảm, đạo lý, sức khỏe thể chất – tinh thần và nhất là sự phát triển tri thức của các em. Sau cùng, lý thuyết vốn xã hội đã giúp cho việc lý giải cho vấn đề nghiên cứu đặt ra trên 11 thực địa. Đó là các hộ gia đình đã huy động mạng lưới xã hội để bù đắp vào việc chăm sóc trẻ em khi người bố/ người mẹ đi XKLĐ đã diễn ra như thế nào. 2.4. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề XKLĐ và chăm sóc trẻ em ở một số nƣớc trong khu vực Kinh nghiệm của Sri Lanka: Theo báo cáo của Save the Children (2006), hầu như không có một chính sách cụ thể nào cho trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa để lại trẻ em ở quê nhà. Tuy nhiên, người dân tại những khu vực này lại nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính thức ở cấp cộng đồng, họ giúp đỡ chăm sóc trẻ em và giải quyết các vấn đề phát sinh trong gia đình có người đi làm ăn xa (Save the Children Sri Lanka, 2006). Vì vậy, Văn phòng Lao động nước ngoài đã đưa ra một số đề xuất để hỗ trợ cho người chăm sóc trẻ và cho trẻ có bố mẹ đi làm việc ở nước ngoài. Kinh nghiệm của Philipine: Những chính sách liên quan tới chăm sóc trẻ em bị để lại quê nhà khi bố mẹ đi lao động ở nước ngoài vẫn chưa được đề cập nhiều. Với sự phát triển lao động đi làm việc ở nước ngoài thì các tổ chức dân sự đã ra đời nhằm mục đích hỗ trợ và giúp đỡ cho gia đình của họ, đặc biệt là hỗ trợ trẻ em. Vào năm 2002, có 25 Văn phòng Phúc lợi gia đình được thành lập và thiết kế mô hình hoạt động can thiệp, tư vấn cho những lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như các thành viên trong gia đình họ (CBCP, SMC, 2004; International Organization for Migration, 2003). Kinh nghiệm của Indonexia: Chính phủ nước này ban hành rất nhiều chính sách và văn bản pháp luật nhằm hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, các chính sách cho trẻ em có bố mẹ đi XKLĐ cũng không được đề cập tới. Do vậy, những người ở lại quê nhà mong muốn các trung tâm hay chương trình để cung cấp những kiến thức để chăm sóc trẻ em. Kinh nghiệm của Thái Lan: Cũng giống như Sri Lanka, Việt Nam và Indonexia, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ của Thái Lan chưa có các chương trình cụ thể nào đưa ra để phục vụ cho các gia đình có các thành viên đi lao động ở nước ngoài, mà chỉ tập trung vào chính bản thân người lao động. 2.5. Chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam về XKLĐ và chăm sóc trẻ em Cho đến nay, ở Việt Nam đã hình thành một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm ngoài nước, xây dựng các chương trình trọn gói từ truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo, cho vay vốn để hỗ trợ người lao động đi làm việc 12 ở nước ngoài và khi về nước, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo (Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội. 2010). Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.” (Chỉ thị 20/CT-TW- Bộ Chính trị). Nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù các chính sách cho người đi làm việc ở nước ngoài ngày càng hoàn thiện và bổ sung để đảm bảo cho quyền lợi của người lao động, nhưng chưa có chính sách nào đề cập hay bàn tới đối tượng trẻ em trong gia đình có bố mẹ đi XKLĐ. CHƢƠNG 3. BỐ/ MẸ ĐI XKLĐ VÀ SỰ QUAN TÂM CỦA HỌ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ CON CÁI Ở NHÀ 3.1. Sự tương đồng và khác biệt giữa hộ gia đình có bố mẹ ở nhà và hộ có bố/ mẹ đi XKLĐ Phần này tập trung vào các chỉ báo cơ bản là quy mô, số con của hộ gia đình, độ tuổi và trình độ học vấn của bố mẹ. Theo kết quả khảo sát, hộ gia đình có số thành viên từ 3-5 người chiếm tỷ lệ cao nhất so với hộ gia đình có dưới 2 và trên 5 người. Hộ gia đình có từ 1-5 con, trong đó trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con chiếm tỷ lệ cao nhất. Độ tuổi trung bình của người bố đi XKLĐ là 36 tuổi và của mẹ trung bình trên 31 tuổi. Nhìn chung, ở cả ba loại hộ gia thì phần lớn bố, mẹ đều trong độ tuổi 35-44, đây là độ tuổi lao động và có con nhỏ trong độ tuổi đến trường. Vì vậy, nhu cầu làm việc và có thu nhập để đầu tư cho con cái là điều cấp thiết trong gia đình ở giai đoạn này. Tiếp đến là trình độ học vấn. Kết quả khảo sát cho biết, học vấn của những ông bố, bà mẹ này tập trung ở trình độ trung học cơ sở (bố: 63,3% và mẹ 68,7% ), rất ít người có trình trung học phổ thông và trung cấp. Qua trình độ học vấn của họ, có thể hiểu trình độ tay nghề của người đi lao động di cư là không cao, nhất là họ lại chưa qua các chương trình đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. 13 3.2. Động cơ và sự chấp nhận hy sinh của người đi XKLĐ Vào thời điểm khảo sát, thời gian đi XKLĐ của người bố trung bình là 2,1 năm và của người mẹ là 2,7 năm. Việc bố/ mẹ đi XKLĐ là một sự hy sinh, bởi họ phải sống xa gia đình, xa con cái, xa quê hương của mình, nhưng bù lại số tiền họ gửi về không chỉ giúp kinh tế gia đình tốt hơn mà còn giúp cho trẻ được đầu tư nhiều hơn trong việc học hành, chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. XKLĐ là một cách để gia đình vượt qua được khó khăn, có tiền để đầu tư giáo dục cho con cái và chăm lo cho gia đình. Đối với người đi XKLĐ, theo tâm sự của người chăm sóc trẻ thì tương lai của con cái là quan trọng hơn cả. 3.3. Việc làm, nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình Nghề nghiệp chính của bố mẹ kể từ khi trẻ ra đời cho đến thời điểm khảo sát không có sự khác biệt nhiều. Ở tất cả các gia đình tại thời điểm khảo sát, nghề nghiệp của bố phần lớn là lao động phổ thông (53,6%), lao động có tay nghề chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong mẫu nghiên cứu (5,8%). Tỷ lệ những ông bố đi XKLĐ làm trong ngành dịch vụ cao hơn những ông bố hiện đang ở nhà chăm sóc con (41,4% so với 20%). Ngoài ra, có trên 20% người bố là nông dân và 1,5% không làm việc tại thời điểm khảo sát. Đối với người mẹ, có khoảng 60% người mẹ làm công việc lao động phổ thông, trong đó có 66,3% người mẹ đi XKLĐ, 59,8% người mẹ ở nhà. Có 19,8% người mẹ làm trong lĩnh vực dịch vụ và không có sự khác biệt giữa người mẹ đi LĐNN hay người mẹ ở nhà chăm sóc con. Ngoài ra, có 19% người mẹ không đi XKLĐ và chỉ có 8,2% người mẹ đi XKLĐ làm nghề nông lâm - ngư - nghiệp. Nghề nghiệp và trình độ tay nghề như vừa nêu có ảnh hưởng như thế nào đến điều kiện kinh tế trong gia đình họ? Kết quả khảo sát cho thấy, không có sự khác biệt nhiều về tài sản như tivi, nồi cơm điện/ bếp ga, xe máy, đất đai…giữa hộ gia đình có bố/mẹ đi lao động ở nước ngoài với hộ gia đình có bố mẹ ở nhà. Tuy nhiên, gần 2/3 số trẻ cho biết, gia đình chúng có kinh tế khấm khá hơn so với trước khi bố mẹ chúng chưa đi lao động ở nước ngoài. Tương tự vậy, những hộ có mẹ đi XKLĐ tích lũy được nhiều hơn so với những hộ gia đình khác. 14 3.4. Những mối quan tâm của người đi XKLĐ với con cái ở nhà 3.4.1. Người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khi bố/mẹ đi XKLĐ Có 5 nhóm người chăm sóc chính cho trẻ, đó là mẹ (52,6%), bố (32,7%), và bà nội (8,5%), nhưng vẫn có khoảng 6% các thành viên khác trong gia đình như: bà ngoại, anh/chị/em của bố mẹ, anh/ chị/em của trẻ… Như vậy, trong nhóm hộ gia đình có trẻ em ở độ tuổi 9 - 11 và mẹ đi lao động xuất khẩu thì bố, hoặc bà nội là những người chăm sóc chính, và khi bố đi vắng thì mẹ luôn là người chăm sóc chính của trẻ. 3.4.2. Bố/mẹ đi XKLĐ giao tiếp với gia đình và con cái Ngày nay công nghệ thông tin đã trở thành kênh quan trọng nhất gắn kết và liên kết các thành viên trong gia đình di cư (Hoang, L. A. and B. Yeoh. 2012; Dreby, J. 2006; Parreñas, R. S. 2001; Schmalzbauer, L. 2004). Công nghệ thông tin cho phép bố mẹ đi làm ăn xa liên hệ với con của họ để trao đổi thông tin và khẳng định ý nghĩa xã hội của mối quan hệ lâu dài (Lan Anh Hoang và các tác giả. 2015). Có ba phương tiện liên lạc phổ biến nhất giữa bố/ mẹ với con cái trong gia đình là điện thoại cố định, điện thoại di động và thư qua bưu điện. Việc sử dụng phương tiện liên lạc giữa bố và mẹ đi XKLĐ với con cái ở nhà cũng khác nhau. Với nhóm trẻ có mẹ đi XKLĐ, người mẹ liên hệ nhiều nhất là điện thoại cố định (77,8%), tiếp đến là điện thoại di động (43,9%), và sau đó là thư gửi qua đường bưu điện (37,9%). Ở nhóm hộ có bố đi XKLĐ, việc liên lạc qua điện thoại cố định và thư ít hơn so với bà mẹ, trong khi người bố liên lạc qua điện thoại di động lại cao hơn. Nhờ các phương tiện liên lạc hiện đại này mà mối quan hệ giữa trẻ em và bố/ mẹ đi XKLĐ có cảm giác gần gũi hơn và được quan tâm hơn. 3.4.3. Tần suất và nội dung bố/mẹ giao tiếp với con cái Tần suất và nội dung giao tiếp thể hiện sự quan tâm và tình cảm giữa bố/ mẹ với con cái cũng như giữa con cái với bố/ mẹ. Việc giao tiếp đó rất quan trọng. Theo lời người chăm sóc thì mặc dù bố/ mẹ đi xa nhưng chỉ cần thỉnh thoảng được sự hỏi thăm thì trẻ cảm thấy được quan tâm hơn, tình cảm giữa bố/ mẹ và con cái gần gũi hơn và trẻ bớt nhớ bố/ mẹ hơn. Vậy nội dung mỗi lần giao tiếp đó là gì? Có ba nội dung chính bố/ mẹ thường trao đổi trong mỗi lần giao tiếp với trẻ là việc học hành của trẻ, sức khỏe của các thành viên và tình hình chung trong gia đình. Trong ba nội dung đó, thì tình hình học tập của trẻ được bố/ mẹ quan tâm hơn cả, (có 79,1% ông bố và 74,1% các bà mẹ hỏi chuyện học hành của con). Theo cách nhìn của xã 15 hội hiện nay, nếu học tập không tốt, trẻ sẽ có kết quả học kém; kết quả học kém sẽ không học được cao; không học được cao sẽ không tìm được việc làm tốt; không tìm được việc làm tốt trẻ phải làm việc đơn giản và có cuộc sống như bố mẹ của chúng. Và ngược lại nếu được học hành tốt, trẻ sẽ có tương lai tốt hơn bố/ mẹ của chúng bây giờ. Vì vậy, việc học hành của trẻ rất được bố/ mẹ chúng quan tâm và chiếm tỷ lệ cao trong các lần giao tiếp giữa bố mẹ và trẻ. Thứ đến, trên 70% ông bố/ bà mẹ và trẻ trao đổi về tình hình sức khỏe của trẻ và của bố/ mẹ đang ở nước ngoài. Quá trình tương tác giữa bố/ mẹ đi làm ăn xa với trẻ ở lại quê nhà có vai trò rất quan trọng, nó thể hiện là sự quan tâm và thể hiện tình cảm của bố/ mẹ tới cuộc sống của trẻ. Ngoài sự tương tác giữa bố/ mẹ đi làm ăn xa với trẻ qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại thì bố/ mẹ trẻ cũng tranh thủ thời gian hết một năm làm việc hoặc gia hạn hợp đồng để trở về thăm gia đình. Về thời gian gần nhất mà trẻ được gặp bố/ mẹ, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ trẻ em gặp bố trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm cao hơn trẻ gặp mẹ (39,1%; 31,6% và 27,3%; 19,4%), và tỷ lệ trẻ gặp mẹ trong thời gian trên 2 năm cao hơn bố (25,5%; 21,4%). Vậy bố/ mẹ đi vắng có ảnh hưởng gì đến hành vi và thái độ của trẻ không? Nội dung này sẽ được phân tích ở chương 4 dưới đây. CHƢƠNG 4. VIỆC CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH CÓ BỐ/MẸ ĐI XKLĐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 4.1. Đôi nét về nhóm trẻ trong mẫu khảo sát Vận dụng lý thuyết xã hội hóa, nhất là xã hội hóa sơ cấp, trong nghiên cứu này chúng tôi đã tập trung vào trẻ em ở nhóm tuổi từ 9-11 tuổi. Kết quả khảo sát cho biết, trẻ 9 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (41%), tiếp đó là 10 tuổi (31,7%) và trẻ 11 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất (27,3%). Về giới tính của trẻ, trẻ em gái có tỷ lệ cao hơn so với trẻ em trai (53,4%; 46,6%). Như vậy, xét về độ tuổi và giới tính của trẻ thì sự phân bố mẫu không giống nhau do phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không có chủ đích. 16 4.2. Chăm sóc về tình cảm đạo lý 4.2.1. Về thái độ hành vi của trẻ Thông thường người ta hay nghĩ rằng nếu thiếu sự chăm sóc của bố/ mẹ hoặc của cả hai bố mẹ thì sự phát triển của trẻ sẽ không tốt. Hay là, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố/ mẹ thì trẻ sẽ hư, hoặc ít tự lập, ít chăm ngoan hơn. Theo đánh giá của người chăm sóc, trẻ có bố đi XKLĐ ngoan hơn so với trẻ có mẹ đi XKLĐ và trẻ có bố mẹ ở nhà chăm sóc (24,1%; 20,7%; 17,7%). So sánh giữa hai nhóm bố đi XKLĐ và mẹ đi XKLĐ, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy bố đi XKLĐ có tác động tích cực đến trẻ (p=0,056 so với p<0,1), “bố đi XKLĐ làm trẻ ngoan hơn”. Như vậy, có thể khẳng định trẻ được mẹ ở nhà chăm sóc và bố đi XKLĐ ngoan hơn so với trẻ có mẹ đi XKLĐ. Những yếu tố địa bàn nghiên cứu, người chăm sóc, tuổi và giới tính của trẻ không có ý nghĩa thống kê đến hành vi và thái độ của trẻ. Xét về mặt tình cảm, tâm lý, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng, bố đi XKLĐ không có tác động tới cảm giác vui/ buồn của trẻ (p=0,357>0,1), nhưng lại thấy mẹ đi XKLĐ có tác động tới cảm giác vui hay buồn của trẻ (p=0,059<0,1). Mô hình hồi quy cho thấy xu hướng “mẹ đi XKLĐ làm trẻ buồn”, đủ để khẳng định tác động tiêu cực của mẹ đi XKLĐ đến trẻ em ở nhà. Kết quả các cuộc phỏng vấn định tính cũng chỉ ra rằng trẻ em có bố đi XKLĐ được đánh giá là ngoan hơn so với trẻ khác, nhưng ngược lại trẻ có mẹ đi XKLĐ lại có cảm giác không vui bằng trẻ có mẹ ở nhà chăm sóc. Ngoài ra, trẻ cũng khẳng định rằng lý do chúng vui chính là cả gia đình được ở bên nhau, đặc biệt là trẻ có mẹ đi XKLĐ (32,8%), và lý do khiến cho trẻ buồn vì mẹ chúng đi vắng (36,4%). Điều này cho thấy, vai trò của người mẹ trong gia đình rất quan trọng, họ không chỉ là “nội tướng trong gia đình” mà còn là chỗ dựa về mặt tâm lý và tình cảm, nhất là cho con cái khi tuổi còn ấu thơ. 4.2.2. Về bổn phận và trách nhiệm của trẻ Cùng với việc đặt ra quy tắc ứng xử cho trẻ ở trường học, cộng đồng nơi sinh sống, trong đời sống hàng ngày trẻ còn được hướng dẫn tham gia các công việc nhẹ như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn... Tuy nhiên một số em gái là con đầu có xu hướng thay thế bố mẹ mình để gánh vác công việc nhà và chăm sóc những thành viên khác trong gia đình. Một số trẻ, đặc biệt là trẻ em trong gia đình nghèo ít có khả năng được đi học hay tiếp cận giáo dục, chất lượng cuộc sống bị giảm sút khi mà mẹ của chúng đi vắng, mặc dù người mẹ đi vắng sẽ có thể khiến cho trẻ em độc lập hơn và có thêm những kỹ năng mới (Parreñas, R. 17 2005a). Kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 87% trẻ giúp gia đình lau chùi, quét dọn nhà cửa và tỷ lệ trẻ có mẹ đi XKLĐ tham gia làm việc này nhiều hơn, kết quả học tập kém hơn so với trẻ trong hai loại gia đình còn lại. 4.3. Chăm sóc về sức khỏe 4.3.1. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần Sức khỏe thể chất của trẻ được thể hiện bằng cân nặng và chiều cao. Trong quá trình khảo sát chúng tôi tiến hành cân và đo chiều cao của trẻ để biết được thể trạng của trẻ có phát triển bình thường, hay thuộc diện suy dinh dưỡng hoặc thừa cân. Về chiều cao, có khoảng 40% trẻ có chiều cao thấp dưới tiêu chuẩn và 60% trẻ có chiều cao đạt chuẩn. Trong đó trẻ ở tuổi 9 và 11 có tỷ lệ chiều cao thấp dưới chuẩn cao hơn trẻ ở 10 tuổi (41% và 36,6%). Về cân nặng, có 61,4% trẻ có cân nặng dưới tiêu chuẩn và chỉ có 38,6% trẻ có cân nặng đạt chuẩn. Vậy, bố/ mẹ đi XKLĐ có ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ hay không? Kết quả mô hình hồi quy logistic với R2 điều chỉnh cân nặng của trẻ: 102%; F=10,716; p=0, và R2 điều chỉnh chiều cao của trẻ: 85%; F=8,984; p=0 cho thấy, bố đi XKLĐ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên với mẹ đi XKLĐ lại thấy có tác động đến sức khỏe của trẻ, cụ thể ở đây chính là chiều cao của trẻ (p=0,095<0,1). Ngoài ra, biến số người chăm sóc cũng tác động có ý nghĩa thống kê đến chiều cao của trẻ (p=0,097<0,1), đặc biệt biến số tuổi tác động đến cả chiều cao và cân nặng của trẻ (p=0,000<0,001). Như vậy, mô hình hồi quy cho thấy xu hướng “mẹ đi XKLĐ, người chăm sóc làm cho chiều cao của trẻ không đạt chuẩn” và “tuổi của trẻ ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ”. Sức khỏe tinh thần được thể hiện qua tinh thần hòa đồng, sự quan tâm của trẻ với những người khác, sự cáu gắt, giận dữ, hành vi ăn cắp, đánh nhau với trẻ khác… Kết quả hồi quy chỉ ra rằng, bố/mẹ đi XKLĐ có tác động đến hành vi bồn chồn lo lắng của trẻ em gái mà không thấy tác động đến trẻ em trai. Tác động của mẹ đi XKLĐ tới trẻ em gái mạnh hơn (p=0,001<0,01) là tác động của bố đi XKLĐ (p=0,018<0,05). Có thể đưa ra nhận xét ở đây là mô hình hồi quy bố/ mẹ đi XKLĐ có tác động đến tinh thần của trẻ. Sự bồn chồn lo lắng có thể coi là tiêu cực, vậy có dấu hiệu nào thể hiện đến tính tích cực về sức khỏe tinh thần của trẻ không? Kết quả mô hình hồi quy phân tích mức độ hòa đồng của trẻ với người lớn, phân tích tác động của các yếu tố đến trẻ nói chung (chưa bàn đến giới tính của trẻ) 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan