Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tỉnh đảng bộ phú yên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (1991 2009)...

Tài liệu Tỉnh đảng bộ phú yên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (1991 2009)

.PDF
202
1
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - BÙI ANH THƯ TỈNH ĐẢNG BỘ PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO P H ÁT T RI Ể N K I NH T Ế CÔ N G NG H I Ệ P (2001 – 2009) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - BÙI ANH THƯ TỈNH ĐẢNG BỘ PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO P H ÁT T RI Ể N K I NH T Ế CÔ N G NG H I Ệ P (2001 – 2009) Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM M ã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu do riêng tôi thực hiện. Các số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực. Học viên thực hiện Bùi Anh Thư DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á APEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Diễn đàn Hợp tác Á – Âu EU : Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế NGO : Nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN 1.1 Cơ sở lý luận về công nghiệp 1.2 Khái quát về lịch sử địa phương, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 – 2009 1.1.1 Khái quát về lịch sử địa phương 1.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.3 Tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh giai đoạn 1989 – 2009 1.3 Những tiềm năng, lợi thế của Phú Yên tác động đến quá trình phát triển kinh tế công nghiệp Tỉnh 1.4 Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tác động đến quá trình phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Phú Yên Kết luận cuối chương CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH ĐẢNG BỘ PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2001 – 2009 2.1 Đường lối, chính sách phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 – 2000 2.3 Tỉnh Đảng bộ Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2009 2.3.1 Đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên trước năm 2001 2.3.2 Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế công nghiệp của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên giai đoạn 2001 - 2009 2.4 Quá trình triển khai đường lối phát triển các ngành kinh tế công nghiệp trọng điểm của Tỉnh Đảng bộ từ năm 2001 đến năm 2009 2.4.1 Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản 2.4.2 Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xâydựng 2 2.4.3 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước 2.4.4 Công nghiệp lọc hoá dầu, hoá dược, hoá chất phân bón 2.4.5 Công nghiệp may mặc, giày dép Kết luận cuối chương CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH ĐẢNG BỘ PHÚ YÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2009 3.1 Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 3.1.1 Thành tựu 3.1.2 Hạn chế 3.1.3 Nguyên nhân 3.2 Một số kinh nghiệm 3.2.1 Tỉnh Đảng bộ vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp Phú Yên 3.2.2 Phát huy mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp 3.2.3 Phát triển công nghiệp phải gắn liền với lợi ích của địa phương, nhà đầu tư, người dân và người lao động 3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Yên trong thời gian tới Kết luận cuối chương KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã có được những thành công to lớn nhờ có chính sách phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn, mà một trong những yếu tố cơ bản là có được chính sách phát triển công nghiệp phù hợp, vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chính sách công nghiệp là chính sách quan trọng hàng đầu, vì đây là động lực để phát triển nông nghiệp, dịch vụ và là cốt lõi của chiến lược công nghiệp hóa. Công cuộc công nghiệp hóa của một nước chỉ có thể thực hiện thành công khi có một nền công nghiệp phát triển, dựa trên những chính sách phát triển công nghiệp hợp lí. Chính sách công nghiệp phù hợp sẽ giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ngay từ những năm 60, Việt Nam đã xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong những năm đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển công nghiệp đã được Đảng và Nhà nước đề ra, nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng và phát triển kinh tế, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Nhận thức rõ những biến đổi của xu thế kinh tế thế giới và tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), số 07-NQ/HNTW, ngày 30/4/1994, đã khẳng định vai trò của công nghiệp trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đồng thời đã định hướng phát triển cho ngành công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nền tảng lý luận đầu tiên mang tính đột phá và cụ thể về kinh tế công nghiệp, tạo cơ sở và động lực cho Đảng bộ và chính quyền ở các địa phương trong cả nước hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp. Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải trong địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng – Quy Nhơn – Nha Trang). Sau ngày tái lập tỉnh 4 (01/07/1989), Phú Yên phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Do đó, trong hơn 10 năm đầu (1989 – 2000), Tỉnh tập trung giải quyết các vấn đề quan trọng trước mắt như ổn định tình hình chính trị-xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm… để tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Tận dụng những ưu thế sẵn có của tự nhiên, nắm vững đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đoàn kết, nhất trí của toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân Phú Yên, sau hơn 10 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, tình hình kinh tế-xã hội Phú Yên đã có bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân dần được cải thiện. Đây là nền tảng quan trọng để Đại hội Tỉnh Đảng bộ Phú Yên lần thứ XIII (12/2000) đề ra mục tiêu phấn đấu: “Đẩy mạnh kinh tế-xã hội phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”[23,40], với tư tưởng chỉ đạo “coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm” [23, 41], trong đó nhấn mạnh đến phát triển kinh tế công nghiệp, xem đây là mấu chốt để thu hẹp khoảng cách kinh tế của Tỉnh với các địa phương khác trên cả nước. Cho đến nay, với hơn 20 năm kinh nghiệm lãnh đạo, Tỉnh Đảng bộ Phú Yên đã đưa nền kinh tế tỉnh nhà đạt được không ít thành tựu. Trong đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh diễn ra tích cực trong 10 năm trở lại đây là một minh chứng quan trọng. Đặc biệt, trong Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư ngày 20/11/2009 diễn ra tại Hà Nội, Phú Yên nằm trong top 5 tỉnh, thành thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2009, với nhiều dự án công nghiệp có số vốn đầu tư khổng lồ như Dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô công suất 4 triệu tấn/năm (đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư) do Tập đoàn Technostar Management (Anh) và Tập đoàn dầu khí Telloil (Nga) làm chủ đầu tư, tổng số vốn 1,7 tỷ USD, Dự án thành phố sáng tạo với dự kiến tổng mức đầu tư thực hiện dự án khoảng 1,68 tỉ USD của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam… 5 Những đột phá trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp Tỉnh nói riêng đã phản ánh sự thành công bước đầu của đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh Đảng bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, kinh tế công nghiệp Phú Yên đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Tỉnh, phát triển thiếu bền vững, thiếu sự đồng bộ… Là một người con của đất Phú Yên, tác giả rất mong muốn góp thêm cơ sở cho những giải pháp phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh nhà. Với việc tiếp thu một cách sáng tạo, có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, tác giả chọn đề tài “Tỉnh Đảng bộ Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (2001 – 2009)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phú Yên là một tỉnh có lịch sử phát triển khá trầm lặng và một nền kinh tế tương đối hạn chế so với các địa phương khác trong cả nước. Vì thế những công trình nghiên cứu về Phú Yên nói chung và kinh tế Tỉnh nói riêng không nhiều. Trong đó phải kể đến những công trình tiêu biểu sau đây: Tìm hiểu về lịch sử, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội và con người của Tỉnh phải kể đến các tác phẩm Phú Yên tiềm năng và triển vọng, do Ủy ban kế hoạch tỉnh Phú Yên nghiên cứu và xuất bản vào năm 1994, Phú Yên miền đất ước vọng của Trần Huyền Ân do Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004 và Phú Yên – Thế và lực trong thế kỷ XXI của Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2006. Ba công trình này đã cung cấp một cái nhìn bao quát cho những ai muốn tìm hiểu về vùng đất “núi Nhạn – sông Đà”. Tác giả đã khai thác vấn đề tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đề cập trong các tác phẩm để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Sự phát triển nền kinh tế của Tỉnh chịu sự tác động, chi phối bởi bối cảnh kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước. Đề cập đến vấn đề này, phải kể đến các công trình tiêu biểu như Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của PGs. Ts Nguyễn Xuân Thắng 6 do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007, Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam của Kenichi và Nguyễn Văn Thường do Nxb Lý luận chính trị xuất bản năm 2005, Dự báo tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam: Lý thuyết, triển vọng và giải pháp của Nguyễn Công Như (chủ biên) do Nxb Thống kê xuất bản năm 2004… Các công trình này đã phân tích rất chặt chẽ bối cảnh kinh tế thế giới và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có kinh tế công nghiệp. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn hoạch định chiến lược phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài của Việt Nam. Đây là những cơ sở dữ liệu vô cùng cần thiết để tác giả liên hệ với tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh, để từ đó nhận thức được những thời cơ và thách thức đối với sự phát triển kinh tế Tỉnh nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng. Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên, nghiên cứu về kinh tế của Tỉnh không thể đặt ngoài mối liên hệ đối với nền kinh tế vùng và các tỉnh lân cận. Mảng đề tài kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên có một số công trình tiêu biểu như Tiềm năng kinh tế duyên hải miền Trung của Trần Hoàng Kim do Nxb Thống kê xuất bản năm 1995, Tiềm năng kinh tế Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung của Nxb Thống kê xuất bản năm 1998 … Những công trình này cung cấp cho tác giả những dữ liệu quan trọng trong việc đánh giá ưu thế, hạn chế và vị trí của Phú Yên trong vùng. Đây là điều rất quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh. Nghiên cứu về kinh tế công nghiệp Phú Yên có một nguồn tư liệu rất quan trọng, đó là những đề án quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, có thể kể đến những công trình sau: - “Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Phú Yên giai đoạn 1995 – 2000” của Ủy ban kế hoạch tỉnh Phú Yên vào năm 1993. - “Quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020 – Tỉnh Phú Yên” của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Yên – Sở Thủy sản vào năm 2005. 7 - “Quy hoạch phát triển công nghiệp Tỉnh Phú Yên (giai đoạn 2000 và 2010)” của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Yên – Sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào năm 1996. - “Quy hoạch kinh tế xã hội Tỉnh Phú Yên (giai đoạn 2000 – 2020)” của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Yên – Sở kế hoạch đầu tư vào năm 2000. - “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020” của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Yên – Sở kế hoạch đầu tư vào năm 2000. Những công trình này mang lại cái nhìn toàn cục về thực trạng phát triển các ngành kinh tế công nghiệp trọng điểm và định hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra có những công trình nghiên cứu tỉ mĩ chính sách kinh tế của Đảng như: - “Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam”, do Võ Đại Lược (chủ biên) vào năm 1994 cùa Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tuy hầu hết vấn đề tác giả đề cập không còn tính mới mẻ như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu quản lý kinh tế… nhưng đây là nguồn tư liệu quan trọng để có sự so sánh, đối chiếu chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước giữa các giai đoạn. - “Đổi mới – vài nét lớn trong một chính sách kinh tế Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Oánh do Nxb Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2001. Tác phẩm đề cập đến những ảnh hưởng do bối cảnh thế giới và trong nước tác động đến chính sách kinh tế Việt Nam và những thay đổi kịp thời của Đảng và Nhà nước trong điều chỉnh chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình mới. - “Đảng lãnh đạo kinh tế và đảng viên làm kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, của Đoàn Duy Thanh của Nxb Chính trị quốc gia năm 2002, đề cập đến chính sách và quá trình lãnh đạo kinh tế của Đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 8 Bên cạnh những công trình nghiên cứu đề cập đến phát triển kinh tế công nghiệp chung chung thì có những tác phẩm đi vào từng ngành cụ thể. Có thể kể đến những tác phẩm như: - “Công nghiệp lạnh thủy sản”, của Trần Đức Ba và Nguyễn Văn Tài, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2004. - “Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam: thực trạng và phương hướng phát triển” của Nxb Chính trị quốc gia, ấn hành vào năm 1998. - “Công nghiệp dầu khí và nguồn nhân lưc, của Nxb Thanh niên, năm 2001. - “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, của Phùng Ngọc Đỉnh, phát hành năm 1998, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - “Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam” do Nguyễn Hồng Thao chủ biên, phát hành năm 2008, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - “Đánh giá kinh tế khoáng sản” của Đỗ Hữu Tùng, Nxb Giao thông vận tải ấn hành năm 2005. - “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam”, của Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2006. Những công trình nghiên cứu trên tập trung đi sâu vào thực trạng phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, tiềm năng, thế mạnh của từng ngành và xu hướng phát triển trong thời gian tới. Ngoài những tài liệu tham khảo trên đây, một nguồn tư liệu vô cùng quan trọng mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu đề tài đó là các văn kiện, nghị quyết… của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tỉnh Đảng bộ Phú Yên. Đây là tư liệu không thể thiếu khi nghiên cứu đề tài này, tạo cơ sở vững chắc cho tác giả đưa ra được những nhận định của mình. Ngoài ra, tác giả còn thu thập một cách có chọn lọc những tư liệu trên các trang web, các tập san, tạp chí của cả nước và địa phương… Nhìn chung, tất cả các tư liệu tham khảo tác giả đề cập trên đây đều có liên quan đến phát triển kinh tế công nghiệp từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu quá trình lãnh đạo phát triển kinh 9 tế công nghiệp của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên. Vì vậy, trên cơ sở chắt lọc các tư liệu tham khảo, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Tỉnh Đảng bộ Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (2001 – 2009)”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài “Tỉnh Đảng bộ Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (2001 – 2009)” được tác giả nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2009. Phân tích rõ vai trò quan trọng của Tỉnh Đảng bộ trong việc định hướng phát triển kinh tế công nghiệp, dựa trên nền tảng đường lối lãnh đạo của Đảng. Từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm để Đảng bộ tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của mình trong tương lai. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài giải quyết những vấn đề sau: Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế công nghiệp của Tỉnh. Phân tích các chủ trương, chính sách của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên về phát triển công nghiệp, trên cơ sở vận dụng những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đề ra đường lối phát triển cụ thể và triển khai đường lối đó trong ngành công nghiệp của Tỉnh, giai đoạn 2001 – 2009. Đánh giá thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp của Tỉnh Đảng bộ. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong giai đoạn sau. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận tư liệu Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội. Phương pháp nghiên cứu 10 Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích tài liệu để làm rõ những vấn đề đặt ra. Để đạt mục đích nghiên cứu, cũng như giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế để có được cái nhìn toàn diện và những đánh giá mang tính thực tiễn, phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu đề tài. Hướng tiếp cận tư liệu Nguồn tư liệu chủ yếu của đề tài bao gồm: Các văn bản của chính phủ chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp. Các văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội X. Nghị quyết các Hội nghị Trung ương Đảng qua các kỳ Đại hội. Các văn kiện của Đại hội Tỉnh Đảng bộ Phú Yên khóa XII, XIII,XIV. Báo cáo tổng kết của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Thủy sản, Sở Tài nguyên môi trường… Kế thừa và sử dụng những tư liệu, số liệu, nhận xét đánh giá của một số công trình khoa học có liên quan. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên trong việc phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 2001 – 2009, thông qua những chủ trương, chính sách mà Đảng bộ ban hành để phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, trong đó tập trung đi sâu vào một số ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước… Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: kinh tế công nghiệp là một khái niệm rộng, là một chiến lược phát triển lâu dài của Đảng ta bao gồm các ngành kinh tế công nghiệp, các khu công nghiệp, các vùng kinh tế công nghiệp trọng điểm, các trung tâm kinh tế công nghiệp… Với giới hạn của một luận văn tốt nghiệp Cao học, tác giả chỉ chọn nghiên 11 cứu về quá trình lãnh đạo kinh tế công nghiệp của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên, tập trung ở một số ngành công nghiệp chủ chốt của Tỉnh như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất, phân bón, công nghiệp may mặc… Về mặt thời gian: một số ngành kinh tế công nghiệp của Tỉnh đã phát triển từ lâu đời như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất và phân phối điện… Song đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2009 là thời gian bắt đầu thực thi những nghị quyết có tính chất chiến lược về phát triển kinh tế công nghiệp của Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII. Đây cũng là mốc đánh dấu sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Yên, trong đó công nghiệp được ưu tiên hàng đầu. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Đề tài làm rõ vai trò lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ Phú Yên trong phát triển kinh tế công nghiệp, giai đoạn 2001 - 2009. Từ những thành tựu và hạn chế rút ra trong quá trình lãnh đạo và công tác chỉ đạo của Đảng bộ và Chính quyền, đề tài mong muốn góp thêm cơ sở cho giải pháp phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh nhà. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp những tư liệu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp của địa phương. Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm đề tài rút ra có thể làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh lân cận trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp. Làm tài liệu cho những sinh viên, học viên và những người muốn nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp. Làm tư liệu phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử Đảng, lịch sử địa phương. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia thành 3 chương, 11 mục, 16 tiết. 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN 1.1 Cơ sở lý luận về công nghiệp Khái niệm chung về công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Thứ nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy. Thứ hai là sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội. Thứ ba là khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Từ khái niệm trên, có thể thấy, công nghiệp là một ngành kinh tế lớn, thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hóa hẹp, mỗi ngành đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau. Trình độ phát triển công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Vai trò chủ đạo của công nghiệp chính là sự ảnh hưởng quyết định của công nghiệp đến sự phát triển lực lượng sản xuất của các ngành kinh tế. Đồng thời, công nghiệp có khả năng tạo ra những hình mẫu để các ngành kinh tế khác phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa, vì công nghiệp có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tiên tiến hơn các ngành kinh tế khác. Trong sản xuất công nghiệp, con người sử dụng các công cụ lao động chủ yếu là máy móc, thiết bị, còn nông nghiệp chỉ sử dụng công cụ lao động thô sơ. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được 13 bắt nguồn từ chỗ nó tập hợp và không ngừng phát triển giai cấp công nhân – đội quân tiên phong trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế và xã hội. Do đó, công nghiệp có quan hệ sản xuất luôn được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Công nhân trong công nghiệp có trình độ cao hơn trong sản xuất nông nghiệp. Đối tượng lao động sản xuất của công nghiệp cũng rất phong phú và đa dạng, cả tự nhiên và nhân tạo. Mặt khác, sản xuất công nghiệp là sản xuất chuyên môn hóa phân công lao động và hợp tác lao động chặt chẽ. Hình thức sở hữu là hình thức toàn dân, còn phân phối theo hình thức tiền lương. Đây là hình thức phân phối tối ưu nhất và hình thức tổ chức quản lý ở trình độ cao nên hình thành các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp. Trong cách mạng quan hệ sản xuất, công nghiệp quyết định sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân chủ yếu trên sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa. Công nghiệp là ngành duy nhất trang bị công cụ lao động cho tất cả các ngành kinh tế khác. Vì vậy, tốc độ và sự phát triển các ngành kinh tế công nghiệp quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Đồng thời nó cũng tác động tới quá trình phân công lao động. Như vậy, công nghiệp không chỉ có vai trò củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong bản thân công nghiệp mà còn có tác dụng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vai trò đó thể hiện chủ yếu ở việc đem lại thành quả của công nghệ, áp dụng vào các ngành kinh tế quốc dân bằng cách trang bị kỹ thuật cho nó, làm cho các ngành đó có những bước tiến mới về cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh quá trình cách mạng khoa học kỹ thuật của mình. Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, công nghiệp là tiền đề vật chất để thay đổi tận gốc các tư tưởng và văn hóa cũ, xây dựng tư tưởng và văn hóa mới, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, góp phần bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đồng đều giữa các vùng miền núi – đồng bằng, thành thị - nông thôn… tạo ra sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. 14 Đặc điểm của sản xuất công nghiệp Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định, thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Thứ nhất, sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn. Đó là, giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu như khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ… và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng như sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm… Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thứ hai, sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (ngoại trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm. Thứ ba, sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác than, dầu mỏ, điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm thì sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm là công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B). 15 Cơ cấu ngành công nghiệp Cơ cấu ngành công nghiệp là số lượng ngành công nghiệp chuyên môn hóa và mối liên hệ kinh tế sản xuất giữa các ngành đó với nhau. Cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện trình độ phát triển công nghiệp của đất nước, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tự chủ của nền kinh tế, cũng như trình độ tăng năng suất lao động xã hội và mức độ hiệu quả của sản xuất. Cơ cấu ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát huy vị trí chủ đạo của công nghiệp. Do đó, kế hoạch cơ cấu ngành công nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong kế hoạch hóa công nghiệp. Vì vậy, để kế hoạch hóa kinh tế ngành công nghiệp cần phải có sự nhận thức đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp. Nhân tố ảnh hưởng quyết định là tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhân tố này làm xuất hiện các ngành sản xuất công cụ lao động mới, hiện đại như chế tạo công cụ, sản xuất phương tiện tự động hóa, sản xuất máy vô tuyến, sản xuất vật liệu cao cấp… Cơ cấu ngành công nghiệp phụ thuộc vào tình hình tài nguyên thiên nhiên của địa phương hay quốc gia. Nhân tố này tạo điều kiện tiên quyết trong việc hình thành các ngành công nghiệp. Trên cơ sở đó, xây dựng một cơ cấu công nghiệp phong phú, đồng thời thể hiện được tính riêng biệt, tính mũi nhọn của công nghiệp địa phương. Điều kiện lịch sử kinh tế-xã hội cũng để lại những đặc điểm riêng về cơ cấu công nghiệp mỗi nước, đồng thời cũng tạo ra những thay đổi cơ cấu công nghiệp trong từng thời kỳ. Phong tục, tập quán, truyền thống sản xuất công nghiệp ở mỗi nước cũng tác động đến cơ cấu ngành công nghiệp qua nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán của dân cư. Các nhân tố trên tạo thành một hệ thống phức tạp có quan hệ mật thiết với nhau và cùng ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp. Quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp nước ta cũng là quá trình cải tiến cơ cấu công nghiệp. 16 1.2 Khái quát về lịch sử địa phương, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 – 2009 1.2.1 Khái quát về lịch sử địa phương Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng mở xứ Đàng Trong, lập riêng bộ máy cai trị. Con cháu kế tiếp nối ngôi Chúa, kéo dài 219 năm trong lịch sử Việt Nam. Năm 1578, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan. Lương Văn Chánh đem quân đánh quân Chiêm Thành ở Tuy Hòa (Thành Hồ), chiêu tập lưu dân vùng Thuận Quảng vào khẩn hoang, lập ấp từ Cù Mông đến đèo Cả. Năm 1611, nhân sự quấy phá của Chiêm Thành, Nguyễn Hoàng cử chủ sự Văn Phong đánh vào, chiếm đất, đặt thành phủ Phú Yên, lập hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Tên Phú Yên có từ đó. Năm 1653, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Chiêm Thành là Bà Tấm đem quân xâm lấn Phú Yên, chúa sai cai cơ Hùng Lộc làm thống binh đem 3.000 quân đi đánh, quân chúa Nguyễn tiến thẳng đến sông Phan Rang, Bà Tấm xin hàng. Chúa Nguyễn lấy đất mới lập ra phủ Thái Khang (Diên Khánh và Ninh Hòa ngày nay), từ đây Phú Yên hết vai trò trấn biên. Chúa Nguyễn đã cho tổ chức các “thuộc”; phủ Phú Yên có 38 thuộc; đốc thu các thuế thường tân, sai dư, cước mễ, tiết liệu trong dân, nhanh chóng xác lập chủ quyền trên miền đất mới (sai dư: thuế thân, tiền cước mễ: tiền gạo nước, tiền thường tân: tiền cơm mới, tiền tiết liệu: tiền lễ tết). Năm 1771, anh em Tây Sơn khởi nghiệp ở vùng Tây Sơn thượng đạo, sau đó mở rộng vùng làm chủ ra Quảng Nam, Phú Yên, Thái Khang… Từ năm 1773 đến 1801, quân Tây Sơn và quân Chúa Nguyễn nhiều lần giao tranh trên đất Phú Yên. Từ năm 1801 quân Nguyễn Ánh làm chủ Phú Yên. Nguyễn Ánh đã đặt dinh Phú Yên, lập công đường và cử quan cai trị. Từ năm 1808 đến 1826, dinh Phú Yên đổi thành trấn Phú Yên. Suốt hai năm, 1815-1816, toàn trấn Phú Yên đo đạc xong ruộng đất và lập địa bạ cho từng thôn ấp. Trấn Phú Yên có hai huyện là Đồng Xuân, Tuy Hòa và thuộc Hà Bạc. Huyện Tuy Hòa cai quản 80 xã,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan