Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí...

Tài liệu Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí

.PDF
90
1159
135

Mô tả:

( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN HUỲNH THẢO GIANG MSSV: 6095771 TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NGỮ VĂN Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ Tháng 3 Năm 2013 -1- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com -2- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com LỜI CẢM ƠN …….@&?…… Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Sư Phạm, khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này! Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư – bộ môn Ngữ Văn, khoa Sư Phạm đã đồng ý cho em tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí và đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian qua; cảm ơn thầy đã tạo cơ hội cho em tiếp xúc nhiều hơn với báo chí và trực tiếp làm việc trên những ngữ liệu ngôn ngữ sinh động của nhiều tờ báo khác nhau ở trong nước cũng như rút ra được nhiều thông tin và kinh nghiệm bổ ích đối với việc sử dụng ngôn ngữ báo chí nói chung và việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ báo chí nói riêng! Bên cạnh đó, em còn nhận được sự động viên, hỗ trợ của những bạn cùng lớp trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn! Cần Thơ, tháng 4 năm 2013 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thảo Giang -3- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com Đề Cương Tổng Quát A. Phần Mở Đầu I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử nghiên cứu đề tài III. Mục đích, yêu cầu của đề tài IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phạm vi nghiên cứu V. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu B. Phần Nội Dung Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ báo chí và tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí I. Vài nét khái quát về ngôn ngữ báo chí 1. Tính chính xác 2. Tính cụ thể 3. Tính đại chúng 4. Tính ngắn gọn 5. Tính định lượng 6. Tính bình giá 7. Tính khuôn mẫu 8. Tính biểu cảm (về tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí, luận văn sẽ dành một mục riêng để nói về vấn đề này) II. Thế nào là tính biều cảm của ngôn ngữ báo chí -4- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com III. Những thể loại báo chí thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm Chương 2: Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí I. Vai trò, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí II. Các biện pháp nghệ thuật thường được sự dụng nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí 1. Dùng từ hội thoại 2. Sử dụng chất liệu văn học 1.Mượn cốt truyện hoặc tình tiết từ tác phẩm văn học 2.Mượn hình ảnh từ các tác phẩm văn học 3.Mượn từ ngữ, lối nói từ các tác phẩm văn học 3. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn và các biến thể của chúng 1.Giữ nguyên dạng thành ngữ tục ngữ, danh ngôn 2. Không giữ nguyên dạng 4. Chơi chữ 4.1. Bóc tách các thành tố của từ nguyên khối (thường là từ hai âm tiết) thành những từ độc lập 2 . Dùng các cấu trúc đối nhau về ý nghĩa 3 . Sử dụng phép đồng âm giữa các từ 5. Dùng ẩn dụ 6. Dùng so sánh 7. Dùng dấu câu 7.1. Dấu ngoặc kép 7.2. Dấu chấm lửng 8. Nói dựa, trích dẫn 9. Dùng từ ngữ địa phương 10. Dùng từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài III. Một số nhận xét, so sánh sau khi khảo sát các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm trên các trang báo -5- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com IV. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí C. Phần Kết Luận A. Phần Mở Đầu I. Lý do chọn đề tài Trong vài thập niên gần đây, ngôn ngữ báo chí mới được các nhà nghiên cứu quan tâm, do đó những thành tựu về lĩnh vực này là chưa nhiều. Trong khi phải thấy rằng, ngay từ buổi đầu hình thành ( kể từ Gia Định báo, 1865), báo chí đã có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước [8; tr.18]. Ngôn ngữ báo chí đã thực hiện tốt chức năng thông tin, đồng thời cũng góp phần không nhỏ trong việc truyền bá chữ quốc ngữ, xây dựng một nền văn học, hình thành và phát triển một hệ thống các phong cách chức năng tiếng Việt. Cho đến nay, qua hơn một thế kỷ, ở nước ta các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng, đang có bước phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phổ biến quan điểm, đường lối chính trị, xã hội góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với công chúng. Với mục đích giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ, tuổi tác, giới tính,…) báo chí đã sử dụng kênh ngôn ngữ như một phương tiện đa chức năng không chỉ để mang thông tin đến cho người đọc mà còn nhằm tác động đến mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực. Để đạt được mục đích này, ngôn ngữ trên báo luôn chứa đựng những thông tin mới lạ, hấp dẫn, được tổ chức ngắn gọn, rõ ràng, -6- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com dễ hiểu. Mặt khác, báo chí là một phương thức giao tiếp khá đặc biệt, nhất là báo viết. Ở đó, người tạo ngôn tức tác giả và người thụ ngôn tức độc giả không đồng thời có mặt. Mọi thông tin - hay nói cách khác là hoạt động giao tiếp - chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Vì thế, muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo được sự hài hòa giữa tính chuẩn mực và tính biểu cảm. Có như thế, những thông tin mà báo chí mang lại cho độc giả không rơi vào sự khô khan, khuôn mẫu cứng nhắc, đơn điệu và tẻ nhạt. Khảo sát thực tế trên các phương tiện truyền thông nói chung và báo viết (báo in) nói riêng cho thấy các tác giả đã có dụng công đưa các yếu tố nhằm tăng cường tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu và lâu bền trong việc tạo nên hiệu quả giao tiếp. Hầu hết những người viết báo đều có ý thức trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhằm tạo ra giá trị biểu cảm cho tác phẩm của mình. Hiệu quả của sự tìm tòi và dụng công của các tác giả là điều có thể dễ dàng nhận ra. Độc giả có thể không chỉ đơn thuần là “đọc” báo mà còn là “thưởng thức” và trải nghiệm những bài báo vừa mang tính thời sự vừa mang hương vị văn chương. Có thể thấy, cùng với sư phát triển của báo chí hiện nay thì việc khảo sát cách sử dụng ngôn ngữ báo chí là một việc làm hợp lý nhằm tìm ra những quy tắc chung trong việc sử dụng ngôn ngữ và những phá cách độc đáo của các tác giả. Qua đó góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, một trong những niềm tự hào của dân tộc. Với những lý do đó, người viết đã quyết định chọn đề tài “Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí” để nghiên cứu. Qua đó, trong chừng mực nhất định, luận văn sẽ trình bày những đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhằm tăng cường tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. II. Lịch sử nghiên cứu đề tài Có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí đã được công bố. Tuy nhiên, các công trình ấy chủ yếu là khảo sát, nghiên cứu về những đặc điểm, tính chất của ngôn ngữ báo chí nói chung như tính chính xác, tính cụ thể, tính bình giá,… cũng như là những đặc tính riêng của từng thể loại báo chí như phóng sự, ký sự, bình luận báo chí,… Qua đó, người đọc có thể có cái nhìn toàn vẹn, đa chiều về ngôn ngữ báo chí – một trong những phong cách chức năng của ngôn ngữ, có tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng đối với mọi người. -7- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com Quyển sách Ngôn ngữ báo chí (xuất bản năm 2001) của Vũ Quang Hào đề cập đến rất nhiều vấn đề của ngôn ngữ báo chí. Đó là vấn đề chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí; các phong cách ngôn ngữ thường được sử dụng trên tác phẩm báo chí; ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí, ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, chữ viết tắt, ngôn ngữ tít báo; ngôn ngữ của sách tra cứu báo chí học; ngôn ngữ của báo chí học: hệ thuật ngữ báo chí; ngôn ngữ thông tin phi văn tự và ngôn ngữ ma-két của báo chí. Có thể thấy vấn đề ngôn ngữ báo chí được Vũ Quang Hào tập trung khai thác khá đa dạng, nó mang đến cho chúng ta cái nhìn đa chiều về ngôn ngữ báo chí. Đối với vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt và chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí, tác giả cho rằng chuẩn mực ngôn ngữ phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác, chuẩn phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của từng giai đoạn lịch sử. Tóm lại tính chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí là phải thỏa mãn được những đòi hỏi có cấu trúc nội tại của ngôn ngữ và phải phù hợp với truyền thống được mọi thành viên trong cùng một cộng đồng (trong những điều kiện tương đối thống nhất) hiểu đúng như nhau. Cái đúng là yêu cầu bắt buộc trong việc sử dụng ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ và ở mỗi cấp độ ấy lại có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng. Điều đó có nghĩa, trong chuẩn ngôn ngữ thì cái đúng là nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm cho quá trình giao tiếp [6; tr. 21]. Tuy nhiên, chuẩn không có nghĩa là một khuôn mẫu cứng nhắc mang ra áp dụng cho tất cả các trường hợp, nếu chuẩn mà không phù hợp thì thông tin sẽ kém hiệu quả hoặc có khi phản tác dụng. Có thể dễ dàng minh chứng cho điều này ít nhất ở hai phạm trù thông qua cứ liệu ngôn ngữ báo chí: thứ nhất là tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí, thứ hai là phạm trù thuật ngữ khoa học trên báo chí. Về phạm trù thứ nhất, như ta đã biết, trình độ văn hóa, học vấn của công chúng ở Việt Nam rất khác nhau, việc nắm bắt ngoại ngữ của các đối tượng cũng khác nhau, trong khi đó, tên nước ngoài lại được sử dụng trên báo chí thiếu nhất quán. Còn khi những tên này được đăng ở dạng nguyên gốc để đảm bảo độ chuẩn xác nhưng lại không phù hợp với trình độ tiếp nhận của người đọc thì cũng không thể gọi là chuẩn mực. Về phạm trù thứ hai, do nhu cầu tuyên truyền cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, báo chí ngày càng đề cập nhiều đến các chủ đề mang tính khoa học và công nghệ, tất nhiên sẽ dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những thuật ngữ khoa học. Tuy nhiên, hiệu quả mà các thuật ngữ này mang lại chưa thật sự như -8- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com mong muốn bởi lẽ trình độ công chúng báo chí chưa thật cao mà tần số xuất hiện của chúng lại quá lớn, chưa kể nhiều thuật ngữ lại được dùng thiếu nhất quán tạo nhiều biến thể rất khó tiếp nhận, cũng có không ít thuật ngữ thuộc các chuyên ngành vượt quá tầm hiểu biết của nhiều người. Như vậy, sự xuất hiện của các thuật ngữ như thế tưởng đã chuẩn nhưng hóa ra lại không phù hợp [6; tr. 25]. Cũng trong tác phẩm Ngôn ngữ báo chí, Vũ Quang Hào đã phân tích vấn đề chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí. Tác giả xem chệch chuẩn là một sự sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của người cầm bút và có sức hấp dẫn đối với công chúng, là hiện tượng có tính lâm thời, mang sắc thái khoa trương và vừa cho phép người ta nhận ra phong cách tác giả vừa là cái chế định cái phong cách đó [6; tr. 33]. Cũng là vấn đề chuẩn ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Trọng Báu có nêu ra vấn đề chuẩn tiếng Việt, chuẩn ngôn ngữ và việc vận dụng chuẩn mực ngôn ngữ vào công việc biện tập sách báo trong cuốn Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí (2002). Trong tác phẩm này, người đọc được hiểu rõ hơn về những đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt và cách sử dụng ngôn ngữ hợp lý. Nói đến báo chí, chúng ta không thể bỏ qua một thể loại tiêu biểu của báo chí là phóng sự. Trong phóng sự, người viết có thể sử dụng ngôn ngữ ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung, đó là các lớp từ ngữ địa phương, từ cổ, các thuật ngữ khoa học. Trong quyển Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật (2004) tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng để đạt được hiệu quả giao tiếp, người viết phóng sự cần phải lưu ý: - Thứ nhất người viết phải am tường về lĩnh vực mình đang thể hiện (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…) qua cuộc sống thực tế tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm để biểu hiện sao cho công chúng hiểu được sự thật, đồng thời cảm thụ sâu sắc tính tư tưởng của tác phẩm phóng sự. - Thứ hai, mục đích của phóng sự là cung cấp thông tin cho công chúng một cách đầy đủ, chính xác, phong phú để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng và làm theo. Do đó, người viết phóng sự cần biết sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm của nhân vật để nâng tầng cao của tác phẩm. -9- ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com - Thứ ba là khai thác tính hình tượng và tính chính luận của ngôn ngữ. Tính hình tượng của ngôn ngữ rất dồi dào, nó giúp cho người đọc cảm nhận được bức tranh sinh động của cuộc sống và hình dung được hoàn cảnh như chính họ chứng kiến [13; tr. 60]. Tác phẩm Các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật của Dương Xuân Sơn còn đề cập đến các thể loại báo chí khác ngoài phóng sự như chân dung, ký chính luận, ghi nhanh. Bên cạnh đó là những đặc điểm cũng như cách viết các bài báo ở những thể loại này. Trong cuốn “Những kỹ năng về việc sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng” (2003), Hoàng Anh tập hợp những bài viết của các tác giả đã được công bố trên các hội thảo khoa học chuyên ngành. Trong đó có vấn đề về trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt [1; tr. 169]. Ngoài ra tác giả còn đề cập tới vấn đề tăng tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí bằng các biện pháp thông dụng như sử dụng từ hội thoại, thành ngữ, tục ngữ, từ địa phương, từ vay mượn tiếng nước ngoài,… Tác giả chỉ ra được tính hiệu quả trong giao tiếp của ngôn nhữ báo chí qua các biện pháp tạo giá trị biểu cảm: “mạnh vì gạo nhà nước, bạo vì tiền … nhân dân” [1; tr. 11]; “ hóa đơn đỏ trên thị trường đen” [1; tr. 12], v.v.. Trong quyển sách Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ báo chí được đăng tải trên trang web Slideshare, Hoàng Anh còn đề cập đến vấn đề sự đan xen giữa khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí. Tác giả đã minh họa: Dưới đây là những dòng chữ được ghi trong một giấy chứng nhận sáng chế: “Chiếc đèn nháy điện tử có tên gọi là “Electron” do nhà máy điện quang Washington sản xuất là một dụng cụ có trọng lượng 250 g, có khả năng phát sáng với công suất 20 j và làm việc nhờ hệ thống ắc qui”. Song, vẫn thông tin nói trên, khi được đưa trên một tờ báo, lại có dạng thức như sau: “Một trong những nhà máy điện quang của Washington đã tạo nên một sự bất ngờ thú vị cho những người yêu thích chụp ảnh. Ngọn đèn nháy điện tử “Electron” nặng chỉ vẻn vẹn có 250 g. Tia chớp xinh xắn này làm việc nhờ hệ thống ắc qui có thể nạp được điện từ những ổ cắm thông thường”. - 10 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com Dễ dàng nhận thấy là thông tin trên báo sinh động và hấp dẫn hơn nhiều so với những gì được ghi trên giấy chứng nhận sáng chế. Nguyên nhân thật đơn giản: Trong ngôn ngữ báo chí, người ta đã đan xen một cách hài hoà các thành tố khuôn mẫu với các thành tố biểu cảm; còn trong ngôn ngữ có tính chất kê khai của một giấy chứng nhận sáng chế, người ta chỉ dùng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi [15; tr. 16]. Từ những công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí đã được quan tâm và đầu tư hơn, nhất là trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ về ngôn ngữ báo chí nói chung chứ chưa có nhiều sự chuyên sâu về tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí cũng như hiệu quả giao tiếp mà nó mang lại. Kế thừa những thành tựu về phong cách ngôn ngữ báo chí và những hướng tiếp cận mà các công trình trước đã đặt ra, luận văn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí với mong muốn có được sự nhìn nhận đầy đủ hơn về tầm quan trọng của vấn đề và góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp của ngôn ngữ báo chí. III. Mục đích và yêu cầu của đề tài Vấn đề đặt ra là phải chứng minh được sự cần thiết của các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí. Tất nhiên, hiệu quả và sức ảnh hưởng của một bài báo đến đâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm là một trong những yếu tố đó. Chúng có một sức ảnh hưởng riêng biệt, một âm hưởng độc đáo so với các yếu tố khác. Vì vậy, mục đích của luận văn là phải chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật có vai trò quan trọng như thế nào đối với ngôn ngữ báo chí và quan trọng hơn là giúp cho chúng ta, cũng như các nhà báo nắm bắt được tầm quan trọng ấy và từ đó học hỏi, nâng cao khả năng sử dụng và áp dụng chúng vào những bài báo của mình. Yêu cầu của đề tài là nêu lên được các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí và quan trọng hơn hết là đi vào phân tích hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật trong những ví dụ minh chứng cụ thể. Điều đó có nghĩa là luận văn sẽ đi vào khảo sát các cứ liệu ngôn ngữ trên các trang báo hàng ngày và tìm ra những chi - 11 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com tiết, những đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá, so sánh để chứng minh được tính hiệu quả của chúng đối với ngôn ngữ báo chí. Tóm lại yêu cầu đặt ra chính là phục vụ cho mục đích thực hiện luận văn này. IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ được dùng trong phong cách báo chí tồn tại đa dạng, từ báo nói (phát thanh), báo viết (báo in), đến báo hình (truyền hình), và báo mạng điện tử. Với lợi thế có thể đọc, lưu trữ dễ dàng cùng với việc có được cái nhìn bao quát cũng như có được sự đa dạng cứ liệu ngôn ngữ, luận văn sẽ đi vào tìm hiểu và phân tích các cứ liệu ngôn ngữ trên các trang báo in được nhiều đọc giả biết đến như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn giải phóng, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong, báo Lao Động, báo Bóng Đá,... 2. Phạm vi nghiên cứu Có nhiều vấn đề cần nói về việc sử dụng ngôn ngữ trên báo hiện nay. Trong hầu hết các thể loại báo chí, các tác giả luôn có ý thức thông tin, truyền đạt tư tưởng một cách có cảm xúc nhằm lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên trong phạm vi có thể, luận văn chủ yếu nghiên cứu đặc điểm của các yếu tố biểu cảm và hiệu quả của chúng trên văn bản một số thể loại như phóng sự, ký, tin tức, bình luận,… được đăng trên các trang báo in trong nước trong khoảng hơn 100 số phát hành đối với mỗi tờ báo. Đối với thể loại quảng cáo, dù chiếm một số trang đáng kể trên các báo hiện nay nhưng vì nó có những đặc thù riêng (về đối tượng, về mục đích) nên người viết không đi vào khảo sát như các thể loại kia. V. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu Phần đầu luận văn tập trung trình bày những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí. Đây là những quan điểm đã được công bố trong các công trình nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt, trong các tài liệu hội thảo khoa học những năm gần đây. Trên cơ sở lý luận chung này, luận văn tiến hành khảo sát tính biểu cảm của ngôn ngữ trên một số trang báo in . Như đã nói, ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ giao - 12 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com tiếp khá đặc biệt. Trong thời đại thông tin, phong cách báo chí là phong cách của ngôn ngữ sự kiện, cho nên văn bản trên báo phải được tổ chức sao cho trong một thời lượng, một số lượng tối thiểu các phương tiện biểu đạt phải chứa lượng thông tin tối đa. Tuy nhiên như đã trình bày, ngoài đặc điểm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu thì ngôn ngữ báo chí cần phải đảm bảo được tính biểu cảm để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Những nội dung này phần sau của luận văn sẽ trình bày cụ thể nhằm chỉ ra được sự phong phú trong cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí, đồng thời góp phần nâng cao ý thức sử dụng ngôn ngữ báo chí chuẩn mực và hiệu quả hơn. 2. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trong phạm vi nói trên là công việc đòi hỏi áp dụng nhiều phương pháp. Ngoài những thủ pháp quen thuộc như quan sát, sưu tập, phân tích, miêu tả, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê các đối tượng (từ ngữ, câu, văn bản các thể loại,…) và phân loại theo chủ điểm nghiên cứu, từ đó tìm ra các quy luật, các mối liên hệ giữa các đối tượng. - Phương pháp đối chiếu, so sánh: so sánh đối chiếu giữa các biện pháp nghệ thuật với nhau để thấy được tần số xuất hiện của chúng cũng như thấy được tính phổ biến và giá trị của các biện pháp nghệ thuật này. - Phương pháp cú pháp – ngữ nghĩa: là phương pháp đặc trưng để nghiên cứu ngữ nghĩa, chức năng, cấu trúc của các đối tượng đã thống kê (các yếu tố được đặt trong hệ thống và trên nhiều bình diện). Trong quá trình nghiên cứu các thủ pháp, các biện pháp được vận dụng kết hợp, có khi tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử dụng chủ yếu một phương pháp thích hợp. - 13 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com B. Phần Nội Dung Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ báo chí và tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí I. Khái quát về ngôn ngữ báo chí Hiện nay ngôn ngữ báo chí được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng “phong cách là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu”, người ta đã tìm ra những luận cứ, với các mức độ thuyết phục khác nhau để khẳng định là ngôn ngữ báo chí có - 14 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com những nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận [15; tr.8]. Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản, có vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện, không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện. Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt các tính chất cụ thể sau: 1. Tính chính xác Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm trung quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung”. Rõ ràng, từ “với” ở đây là không thể chấp nhận được (vì cụm từ “chia tay với...” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong” [15; tr. 9]. Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất hai yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc, và không ngừng được trau dồi; thành thạo về ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn ngữ có thể “kêu” nhưng rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người khác hoặc xã hội. Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng - 15 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com Việt. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chí đông tới mức không xác định được và họ (nhất là trẻ em) lại luôn xem các cơ quan báo chí là “ngọn đèn chỉ dẫn” trong việc dùng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển [15; tr. 10]. 2. Tính cụ thể Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình. Đoạn trích sau đây miêu tả con đường dẫn đến thác Bản Giốc cùng với cảnh đẹp kỳ vĩ nơi đây làm người đọc không khỏi xao xuyến về một nơi sơn thủy hữu tình: Đường dẫn tới thác Bản Giốc cũng quanh co, uốn lượn quanh các sườn núi và có nhiều khúc cua hẹp. Trên đường đi, bạn sẽ được tận hưởng luồng không khí trong lành và đã mắt với màu xanh ngút ngàn, mỡ màng của những nương ngô hai bên đường. Khi xe dừng lại đến gần chân thác, từ xa bạn đã nghe thấy tiếng nước thác chảy rào rào. Những cột nước trắng xóa cứ tuôn trào từ trên đỉnh xuống, một màu xanh của núi, một màu trắng của nước hòa quyện đẹp lung linh. Bước đến gần mặt hồ, bạn sẽ thấy da mình mát rượi. Phóng tầm mắt, ánh nắng mặt trời chiếu vào dòng thác càng thấy rõ bọt nước trắng tỏa mờ như sương bao phủ cả một vùng trời. (Thác Bản Giốc, báo Thanh Niên, 21/12/2012). Một bức tranh chân thực và sống động về chuyến hành trình thăm thác Bản Giốc. Bức tranh vẽ ra trước mắt người đọc một phong cảnh đẹp tựa bồng lai. Những tính từ chỉ màu sắc xanh ngút ngàn, trắng xóa được sử dụng nhiều lần nhằm làm nổi bật vẻ đẹp lung linh, tràn đầy sức sống của dòng thác kỳ vĩ. Người đọc có thể nghe được cả tiếng suối chảy bên tai, thấy được cả dòng nước khổng lồ trắng xóa đổ xuống ào ào, và bao quát cả một khung trời đẹp như mơ vào tầm mắt. Đó là nhờ tác giả đã miêu tả một cách chân thực và sống động cảnh vật thiên nhiên của vùng đất kỳ thú này. Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ thể). Đây là cội - 16 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “ vào khoảng”, “hình như”, v. v... [15; tr. 11]. 3. Tính đại chúng Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V. G. Kostomarov: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”. Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài [15; tr. 11]. 4. Tính ngắn gọn Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô ích cho cả hai bên: cho người viết, vì anh ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; cho người đọc (người nghe), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt. Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ (thực tế khảo sát của chúng tôi cho thấy một tỉ lệ khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các tác phẩm báo chí có liên quan tới việc nhà báo quá ham mở rộng các thành phần phụ mà quên mất các thành phần chính của câu). - 17 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com Câu nói nổi tiếng của đại văn hào Nga A. P. Chekhov có lẽ chính xác hơn cả với phong cách ngôn ngữ báo chí: “Ngắn gọn là chị của thành công” [15; tr. 12]. 5. Tính định lượng Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định. Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh được đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về không gian và thời gian. Hiện tại, không ít báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài không được phép vượt quá một lượng chữ nhất định. Đối với những bài “không đặt trước” biên tập viên buộc phải chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với việc công bố. Rồi ngay trong số các cơ sở đào tạo nhà báo cũng có không ít nơi, khi tuyển sinh, đòi hỏi đối tượng dự thi phải thử nghiệm khả năng định lượng của mình thông qua việc viết một hay một số văn bản với độ dài cho sẵn. Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được thói quen chủ động trong việc sáng tạo tác phẩm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời gian cũng như không gian được dành cho việc công bố chúng [15; tr. 12]. 6. Tính bình giá Các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các sự kiện, mà còn phải thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua sự bình giá (có lẽ trong các thể loại báo chí chỉ có tin vắn, tin ngắn là không có tính bình giá, tức là tác giả thể hiên sắc thái biểu cảm trung tính). Sự bình giá này có thể là tích cực mà cũng có thể là tiêu cực, song trong bất kỳ tình huống nào nó cũng được biểu đạt trực tiếp qua ngôn từ [15; tr. 12]. Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của tác giả ngay từ tiêu đề như: “Thủy điện Việt Nam đi ngược chiều thế giới”; “Thủy điện Sơn La, bản hùng ca chinh phục sông Đà”; “Đầu tư sai, EVN bắt dân gánh?”; “Trung Quốc tưởng tượng ra đường lưỡi bò?”,... Còn trong các phần khác (cả mở đầu, triển khai lẫn kết thúc) những câu văn mang sắc thái đánh giá của người viết còn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận, xã luận, phóng sự, ghi chép, ký... 7. Tính khuôn mẫu - 18 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm “khuôn mẫu”. Đó là những công thức ngôn từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hoá quy trình thông tin, làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ. Chẳng hạn trong văn phong báo chí, khi viết các mẩu tin, người ta thường dùng các khuôn mẫu như: - Theo AFP, ngày...tại...trong cuộc gặp gỡ...Tổng Bí thư...đã kêu gọi... - TTXVN, ngày...người phát ngôn Bộ Ngoại giao... cho biết... Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời. Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học, khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Chẳng hạn, một thông tin trên báo về nguyên tắc phải thoả mãn 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? Nhưng thứ tự trả lời cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác nhau tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí lại luôn kết hợp hài hoà với các thành tố biểu cảm cho nên ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn chứ không khô khan như ngôn ngữ trong văn bản khoa học và văn bản hành chính, là nơi người ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi [15; tr. 13]. 8. Tính biểu cảm (Về tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí, luận văn dành một mục riêng để nói về đặc điểm này). Trên đây là một số tính chất cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Với những tính chất đặc thù như vậy, ngôn ngữ báo chí hoàn toàn có đủ tư cách để được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ. II. Thế nào là tính biểu cảm ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ vốn là tài sản vô giá của con người, nó là phương tiện để con người có thể giao tiếp với nhau và hiểu biết lẫn nhau, đồng thời làm cho cộng đồng người nói như chủ tịch Hồ Chí Minh thì “ngôn ngữ là tài sản rất lâu đời và quý báu của dân tộc”. không có ngôn ngữ thì không có cộng đồng người và ngược lại không có cộng đồng người thì không có ngôn ngữ. Trong giao tiếp cùng một lúc ngôn ngữ thực hiện hai - 19 - ( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com chức năng, đó là truyền đạt thông tin và nhận thức. Để việc truyền đạt thông tin và nhận thức có hiệu quả thì không chỉ phải sử dụng ngôn ngữ đúng mà còn phải hay, tức là phải có sức biểu cảm, bởi sự biểu cảm trong ngôn ngữ làm tăng giá trị thông tin lên rất nhiều từ đó tác động tích cực đến đối tượng được truyền đạt thông tin. Biểu cảm là tính năng thuộc các thành tố ngôn ngữ đối lập với các khuôn mẫu (ở đây khuôn mẫu là những công thức ngôn ngữ có sẵn được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hóa quy trình thông tin làm cho nó trở nên nhah chóng thuận tiện hơn). Giá trị biểu cảm được tạo lập là nhờ việc sử dụng các thành tố ngôn ngữ mới lạ, giàu hình ảnh vì thế sinh động, hấp dẫn đối với người nghe, người đọc. Như vậy, có thể hiểu biểu cảm trong ngôn ngữ là sự sử dụng các biện pháp nghệ thuật về ngôn ngữ, câu từ, ngữ điệu,…nhằm tạo ra các giá trị cảm xúc thẩm mỹ ở tâm lý của chính người sử dụng. Như chúng ta đều biết, chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Nhưng nếu trong ngôn ngữ báo chí người viết chỉ dùng các từ ngữ, cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu để phản ánh các sự việc, hiện tượng, vấn đề,... thì thông tin khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt. Để khắc phục các nhược điểm này, các tác giả đã sử dụng khá nhiều những thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm khác nhau; và nhờ đó, thông tin của họ trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ đọc và dễ tiếp thu hơn đối với độc giả [15; tr. 21]. Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả. Ví dụ: Hình như chỉ mỗi cây chuối là suốt đời không rụng lá. Loại lá thiếu tự trọng từ lúc mọc tới khi thối nẫu cũng không chịu rời bỏ thân cây. Và cũng vì thế, khi chuối đã ra buồng là không còn chiếc lá non nào được sinh ra nữa. Xin đừng biến cơ quan công quyền thành nơi dưỡng lão. Xin đừng tạo cơ hội cho những kẻ ăn bám, lợi dụng chính sách này để chui lủi dưới “ngọn cờ lá chuối”, thực hiện phương châm “bám trụ kiên cường”. (Hội chứng… lá chuối, Báo Dân Trí, 21/02/2013). Schalker : “ Bom nổ chậm Huntelaar”. (báo Bóng Đá, 22/09/2012). Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn các - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng