Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính bền vững của dự án “nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại ...

Tài liệu Tính bền vững của dự án “nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện ứng hòa hà nội”

.DOCX
113
393
141

Mô tả:

Luận văn đánh giá tính bền vững của dự án môi trường về phát triển cộng đồng
LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thấy cô trong Khoa Xã hội học, đặc biệt là những Thầy, cô lớp Công tác xã hội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các cô chú, anh chị cán bộ tại phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ứng Hòa - Hà nội đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để có thể hoàn thành khóa luận . Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự cố gắng và nhiệt tình, tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để khóa luận này có thể hoàn thiện hơn. Sau cùng, xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa–thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Hà nội, ngày 25 / 5 / 2015. Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn......................................................................5 3.Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu.........................................................................5 5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................6 6. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................6 7. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................6 8. Phương pháp tiếp cận...............................................................................................6 9. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8 NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................14 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn........................................................................14 1.Một số khái niệm liên quan.....................................................................................14 1.1.Cộng đồng.............................................................................................................14 1.2.Phát triển...............................................................................................................14 1.3.Phát triển cộng đồng.............................................................................................14 1.4.Phát triển bền vững...............................................................................................15 1.4.Dự án.....................................................................................................................16 1.5.Dự án phát triển cộng đồng..................................................................................18 1.6.Môi trường............................................................................................................18 2.Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.....................................................................18 2.1.Lý thuyết phát triển cộng đồng............................................................................18 2.2.Lý thuyết trị liệu nhận thức - hành vi...................................................................22 2.3.Lý thuyết hệ thống sinh thái.................................................................................23 3.Tổng quan nghiên cứu.............................................................................................24 4. Khung tiêu chuẩn đánh giá phát triển bền vững....................................................34 5. Khái quát địa bàn nghiên cứu.................................................................................37 Tiểu kết chương 1.......................................................................................................39 Chương 2: Đánh giá sơ lược về dự án.......................................................................40 2.1.Thực trạng ô nhiễm môi trường huyện Ứng Hòa................................................40 2.2. Thông tin chung về DA.......................................................................................42 2.4.Đánh giá của đối tượng hưởng lợi về dự án........................................................45 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................47 Chương 3: Tính bền vững của dự án..........................................................................48 3.1.Tính bền vững trong nghiên cứu tiền khả thi.......................................................48 3.2.Tiếp cân cộng đồng..............................................................................................50 3.3.Đánh giá nhu cầu..................................................................................................53 3.4.Đánh giá nguồn lực..............................................................................................57 3.5. Lên kế hoạch........................................................................................................63 3.6.Thực hiện..............................................................................................................64 3.7.Lượng giá và chuyển giao....................................................................................69 3.8.Tính bền vững của DA sau 2 năm chuyển giao...................................................71 3.9.Bài học kinh nghiệm.............................................................................................73 Tiểu kết chương 3.......................................................................................................74 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................76 PHỤ LỤC............................................................................................................... 78 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn bảng hỏi tại thôn Vân Đình. Bảng 2: Thông tin chung về DA. Bảng 3: Đánh giá chung của CĐ về DA Bảng 4 : Tóm tắt hoạt động DA năm 2013 Biểu đồ 1: Cơ cấu giới tính (trong số mẫu bảng hỏi tại thôn Vân Đình.) Biểu đồ 2: Cơ cấu trình độ văn hóa (trong số mẫu bảng hỏi thôn Vân Đình). Biểu đồ 3: Nhu cầu của người dân về vấn đề trong thôn (trước năm 2013 ) Biểu đồ 4: Đánh giá về thành phần tham gia vào DA. Biểu đồ 5: Mức độ hài lòng của người dân đối với quá trình thực hiện DA. Biểu đồ 6: Đánh giá của người dân về mức độ tác động của DA. Biểu đồ 7: Đánh giá chung về tính bền vững DA sau 2 năm thực hiện. KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt CĐ DA PTCĐ CTXH TVCĐ PTBV PTCĐ MT Nội dung Cộng đồng. Dự án Phát triển cộng đồng Công tác xã hội Tác viên cộng đồng. Phát triển bền vững. Phát Triển cộng đồng Môi trường PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi tiến hành khảo sát tại 1.600 thành phố của 91 quốc gia trên thế giới, chất lượng không khí ngày càng xuống cấp và châu Á là nơi có chỉ số ô nhiễm môi trường cao nhất, tiếp đến là Nam Mỹ và châu Phi. Kết quả khảo sát cho thấy gần 90% người dân tại các trung tâm thành phố đang phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, ngột ngạt; khoảng một nửa số dân phải đối mặt với lượng không khí ô nhiễm gấp 2,5 lần so với khuyến cáo đưa ra trước đó. Viện Hàn lâm Khoa học (PNAS) mới đây cũng chỉ ra rằng ô nhiễm không khí ở châu Á đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình bão Thái Bình Dương, và có thể đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thời tiết bất thường tại khu vực vĩ độ trung bình của Bán cầu Bắc, bao gồm cả Mỹ và Canada. Theo Tạp chí y khoa Lancet, mỗi năm ở châu Á có 2,1 triệu người chết sớm vì không khí ô nhiễm. Trong đó, 1,2 triệu trường hợp ở Đông Á và Trung Quốc, còn lại ở khu vực Nam Á. Theo số liệu thống kê của WHO, mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á có 700.000 người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Tình hình ô nhiễm môi trường ở các nước châu Á thực sự đã trở thành vấn đề nghiêm trọng với nhiều diễn biến xấu trong những năm gần đây. Tại thành phố lớn của các nước như: New Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), các chuyên gia phát hiện ra mức độ ô nhiễm không khí đều ở mức báo động nguy hiểm đối với cuộc sống của con người. Sau 25 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện quốc gia này đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải về môi trường như gia tăng ô nhiễm (trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước, quản lý rác thải rắn); đa dạng sinh học đang bị suy giảm với tốc độ đáng báo động; vấn đề khí hậu thay đổi - dự báo đến năm 2100, nhiệt độ tại quốc gia này sẽ tăng thêm 2-3 độ C và nước biển sẽ dâng cao thêm 1 mét. 1 Các làng nghề thủ công tại Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng góp phần giảm đói nghèo, giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn. Kể từ thời kỳ Đối mới, các làng nghề này càng được mở rộng và hiện đại hóa. Tuy nhiên, song hành cùng sự phát triển này là vấn đề gia tăng ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Đình Trung, Susan MacKay và Sango Mahanty từ Đại học ANU, mức độ ô nhiễm tăng đáng kể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, nền sản xuất nông nghiệp và nguồn sinh kế của họ. Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. Có thể thấy, trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng nhất mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Các vấn đề ô nhiễm đã khiến người dân trên khắp trái đất phải đương đầu với nhiều bệnh dịch có sức tàn phá khủng khiếp. Tình trạng ô nhiễm không khí có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ,… Và cả Việt nam, để có thể ngăn chặn và hạn chế những hiểm họa đó, cần sự nỗ lực, chung 2 tay góp sức của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trước thực trạng, không chỉ Nhà nước và các tổ chức khác, trong đó có các tỏ chức nước ngoài cũng đã có đưa ra những nghiên cứu và giải pháp thông qua các DA PTBV. Tuy nhiên việc giám sát và đánh giá quá trình PTBV còn chưa mang lại hiệu quả cao. Một ví dụ về Đánh giá môi trường chiến lược về thuỷ điện dòng chính song Mekong do Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM) cung cấp năm 2010 cũng nêu lên kiến nghị về việc phải có sự đánh giá DA sau 3 năm thực hiện để thấy được hiệu quả và tính bền vững của DA,… Phát triển cộng đồng là một trong những phương pháp tiếp cận cộng đồng hiệu quả nhất đối với giải quyết các vấn đề trong cộng đồng cũng như nâng cao chất lương cộng đồng đó và có tác động không hề nhỏ đến an sinh xã hội, chính sách xã hội và đời sống của một đất nước. Phát triển cộng đồng thường được thực hiện thông qua những chương trình, dự án hướng đến những cộng đồng yếu thế và gặp nhiều khó khăn trong phát triển, không chỉ trong kinh tế mà còn cả trong văn hóa, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, phát triển cộng đồng cũng là một ngành khoa học còn khá mới mẻ (gần 80 năm hình thành và phát triển), đặc biệt là ở Việt Nam. Cũng đã có một số tài liệu chuyên sâu về phát triển cộng đồng trong công tác xã hội nhưng số đó còn khá ít ỏi so với những ngành khoa học khác, đặc biệt là những nghiên cứu về nguyên lý phát triển bền vững trong phát triển bền vững lại càng hiếm hoi hơn nữa. Phát triển bền vững là một trong 07 nguyên lý quan trọng phải đáp ứng và không thể thiếu khi làm phát triển cộng đồng. 1 Nó thể hiện tính khả thi, tiềm năng cũng như sự tác động, tầm ảnh hưởng sâu rộng của dự án. Trong dự án nói chung, tính bền vững luôn là yếu tố quan trọng để quyết định xem bản đề xuất dự án có được hiện thực hóa hay không. Tuy nhiên, khi nhìn lại quá trìnhphát triển cộng đồng ở Việt Nam, đặc biệt là khi thực hiện các dự án, yếu tố bền vững chưa được quan tâm và chú trọng đúng tầm. Chẳng hạn như trong khi thực thi một dự án, có thể dự án đó đã được tính toán khoa học, là đáp ứng nhu cầu của cả cộng đồng, khả thi trong thực hiện, nhưng dự án lại hoàn toàn dừng lại ở giai đoạn lượng giá và kết 1 BS.TS Trần Tuấn, RTCCD- Training workshop on community development to CIDSE/CDC, July 23-24, 2005. 3 thúc, công tác kiểm tra, đánh giá lại sau một khoảng thời gian trao lại cho người dân lại không được đề cập đến và hầu như không được tính toán trong dự án và cũng không có khả năng thực hiện khâu quan trọng này. Đây là thực tế còn tồn tại trong phát triển cộn đồng ở Việt Nam. Trong số các dự án, chương trình phát triển cộng đồng tại Việt nam nổi lên mấy vấn đề như môi trường, giáo dục, sinh kế,..hiện đang rất được quan tâm. Cũng chính bởi môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. Nếu môi trường sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt. Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với môi trường: Môi trường tạo không gian sinh sống cho con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa các chất thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người. Tuy vậy, quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn, đã và đang làm cho thế giới ngày càng biến đổi: Đó là sự ô nhiễm của môi trường, sự cạn kiệt của tài nguyên, sự mất đi của rừng, sự biến đổi của khí hậu, sự biến mất hay tuyệt chủng của nhiều loài,… Thực trạng môi trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người, do nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân. Vậy nên những dự án về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng đóng vai trò rất qua trọng. Tuy nhiên cũng cần đến quá trình lượng giá của việc triển khai nó để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện. Đồng thời cũng khẳng định tính bền vững trong mỗi dự án phát triển cộng đồng tại Việt nam. Cũng chính vì thế mà cá nhân tôi chọn : Tính bền vững của dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Ứng Hòa- Hà nội” ( Thực hiện bởi phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ứng Hòa). Nó không chỉ giúp những người làm phát triển cộng đồng thấy được những mặt tích cực và hạn chế mà còn 4 rút kinh nghiệm khi tiến hành triển khai các chương trình tại cộng đồng. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai vấn đề chính là liệu rằng quá trình DA “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân huyện Ứng Hòa- Hà nội” triển khai có đúng như những gì đã lên kế hoạch hay không ? Và tính bền vững DA ra sao? Qua đây, không chỉ giúp những người thực hiện nhìn nhận lại quá trình thực hiện mà còn có bài học thiết thực hơn khi thực hiện DA PTBV. 2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Ở đề tài này, dước góc độ tiếp cận các lý thuyết xã hội học và phát triển cộng đồng, bằng nhiều biện pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những kiến thức, lý thuyết về xã hội học, về công tác xã hội, về phát triển cộng đồng đã được ứng dụng trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu, có thể kiểm nghiệm được tính thực tế của những lý thuyết này trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nguyên lý phát triển bền vững có ý nghĩa thực tiễn cao. Thông qua nghiên cứu này, những nhân viên công tác xã hội, nhà phát triển cộng đồng, những tổ chức hoạt động vì cộng đồng có thể rút ra những nhận định, kết luận, bài học kinh nghiệm quan trọng về tính bền vững khi triển khai dự án từ việc đánh giá khả năng đáp ứng nguyên lý phát triển bền vững của dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Ứng Hòa-Hà nội” 3.Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tính bền vững của dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Ứng Hòa-Hà nội” Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả thực trạng dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Ứng Hòa-Hà nội” Đánh giá tính bền vững của dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Ứng Hòa-Hà nội” 4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng: Tính bền vững trong phát triển cộng đồng của dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Ứng Hòa- Hà nội” 5 Khách thể: Người dân thôn Vân Đình tại huyện Ứng Hòa, Hà nội. Ngoài ra có chính quyền xã, huyện và các xã, huyện lân cận. 5. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Tháng 11/2014- 4/ 2015. Không gian: huyện Ứng Hòa Về nội dung: Mô tả thực trạng dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Úng Hòa-Hà nội” Đánh giá tính bền vững của dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Úng Hòa-Hà nội” 6. Câu hỏi nghiên cứu Dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân huyện Ứng Hòa- Hà nội” triển khai như thế nào? Tính bền vững của dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân huyện Ứng Hòa- Hà nội” ra sao ? 7. Giả thuyết nghiên cứu Dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại huyện Ứng Hòa- Hà nội” đã được triển khai thành công và đảm bảo được nguyên lý PTBV. Tuy còn có một số hạn chế trong quá trình thực hiện nhưng sau gần 2 năm bàn giao cho cộng đồng dự án vẫn được duy trì thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục góp phần thay đổi tích cực cộng đồng. 8. Phương pháp tiếp cận. Có rất nhiều cách phân loại cách tiếp cận phát triển cộng đồng, tuy nhiên có 2 cách tiếp cận triển cộng đồng chủ yếu tại Việt Nam. Cách tiếp cận “top- down” khá phổ biến trong giai đoạn trước nhưng ngày nay đang dần được thay thế bằng cách tiếp cận “bottom-up” mới. Cách tiếp cận “top-down” này chủ yếu vận dụng kiến thưc chuyên gia mà thiếu đi sự tận dụng nguồn lực cộng đồng. Kiến thức bản địa của của cộng đồng do đó không được chú trọng, nhu cầu của cộng đồng không được điều tra kỹ lưỡng và đặt ở trong tầm can thiệp.Thay vào đó, các chuyên gia với kiến thức chuyên môn và được đào tạo bài bản sẽ tham gia những công đoanh chính như xay dựng kế hoạch, giám sát thực hiện hoạt động,.. Tính năng động của cộng đồng do vậy không được phát huy. 6 Ngược lại, cách tiếp cận “bottom-up” hiện đang được chú trọng như một xu hướng mới. Theo Angelika Kruger (2009), cách tiếp cận “bottom-up” hướng tới: Tăng cường sức mạnh và hiệu quả của đời sống cộng đồng và xây dựng vốn xã hội. Tăng cường điều kiện địa phương, đặc biệt với những người trong tình huống bất lợi và vượt qua những sự loại trừ xã hội. Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc gia quyết định công khai và đạt được sự kiểm soát dài hạn lớn hơn vượt qua những phong tục của họ. Cách tiếp cận này tập trung vào miêu tả và hiểu về tình thế địa phương, đánh giá nhu cầu và nhận diện vấn đề, thiết lập mạng lưới và quan hệ cộng tác để các thành viện cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ các hành động tập thể trong khi hoạt động và hành động địa phương trở thành tự điều hành và tự quản lý. Điểm quan trọng mấu chốt trong cách tiếp cận này là các thành viên của cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ cho sự phát triển và/ hoặc tự tập huấn cá nhân. Việc lập kế hoạch và gia quyết định rõ rang và sự tham gia được mở rộng cho các thành viên trong cộng đồng, huy động tất cả các khu vực của cộng đồng. Nó là một cách tiếp cận tích cực và đang trở thành một xu hướng do bao hàm các cam kết về công bằng và sự tham gia đầy đủ, nhận diện tuổi, giới, xu hướng tình dục, tôn giáo, văn hóa, khuyết tật, nghèo đói, dân tộc, tất cả cách thành viên của cộng đồng có cơ hội để đóng góp cho thiết kế và cung cấp chính sách và dịch vụ. Với đề tài này tôi chọn cách tiếp cận theo hướng bottom-up để tiếp cận cộng đồng trong quá trình khai thác thông tin và đánh giá quá trình thực hiện dự án. 7 9. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tài liệu Qua việc phân tích tài liệu, cá nhân tôi đã có những kiến thức cơ bản về cộng đồng muốn nghiên cứu và các phương pháp thực hành phát triển cộng đồng để ứng dụng vào thực hành công tác xã hội. Ở nghiên cứu của mình, tôi sử dụng phân tích những tài liệu dưới đây: Báo cáo: Nghiên cứu này có sử dụng những báo cáo về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của thôn Vân Đình qua các năm gần đây do Ủy ban Nhân dân Thị trấn Vân Đình và các báo cáo chuyên ngành môi trường do phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ứng Hòa cho phép. Từ những báo cáo kết quả này cho thấy tình hình phát triển chung của thôn về mọi mặt và những thay đổi về môi trường của thôn sau 2 năm thức hiện dự án. Các nghiên cứu và tạp chí: Một số nghiên cứu mà tôi sử dụng là các nghiên cứu liên quan đến đánh giá dự án và đánh giá tính bền vững của của dự án ở Việt nam nói chung để có thể thấy được cách thức tiến hành đánh giá một dự án và thấy được những thế mạnh, hạn chế từ các nghiên cứu đó. Từ đó, có những rút kinh nghiệm và học tập để sử dụng vào nghiên cứu đánh giá của mình. Tạp chí được sử dụng làm tài liệu nhiều trong nghiên cứu này chủ yếu là taph chí: Nghiên cứu phát triển bền vững và tạp chí Môi trường. Thông qua những tài liệu này nhằm thu thập những thông tin chung về môi trường Việt nam và những dự án phát gtriển về môi trường đã thực hiện được. Trên cơ sở đó, tham khảo những ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính bền vững trong các dự án môi trường ở Việt nam. Phần lớn những tài liệu này tôi sử dụng ở việc viết tổng quan về nghiên cứu. Sách: Ở nghiên cứu này tôi có sử dụng những tài liệu sách liên quan đến công tác xã hội và phát triển cộng đồng. Đây là những tài liệu căn bản về lý thuyết và thưucj hành công tác xã hội. Một số sách như: Bài giảng công tác xã hội: lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp (Phạm Huy Dũng chủ biên – NXB đại học sư phạm 8 2006), Nguyễn Thị Oanh, Phát triển Cộng đồng, Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng,… Nững tài liệu này tôi sử dụng nhằm mục đích có thêm những lý thuyết căn bản về thực hành phát triển cộng đồng và một số khái niệm có liên quan đến công tác xã hội. Ở nghiên cứu này, tài liệu trên được sử dụng trong phần đầu của chương một. Ngoài những tài liệu trên, tôi có tham khảo thông qua mạng internet thông qua; Trang web: Trang web mạng công tác xã hội Social Work.vn,… Báo - Báo mạng: Báo dân trí.com, Báo Vietnamnet,… Phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống , kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin qua chính ngôn ngữ của người ấy. ( Taylor and Bogdan, 1985) Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua hỏi và đáp. Người nghiên cứu đặt ra câu hỏi cho đối tượng khảo sát, sau đó gi lại hoặc gi âm lại những gì mà người nghiên cứu thu được. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, quan điểm, chính kiến của đối tượng được phỏng vấn. Phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin. Người điều tra đặt câu hỏi cho đối tượng được khảo sát sau đó ghi chép vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, hoặc người phỏng vấn ghi âm lại cuộc phỏng vấn, sau đó nghe lại và phân tích thông tin thu được. Ở đây người phỏng vấn và người cung cấp thông tin tiếp xúc trực tiếp với nhau. Phương pháp phỏng vấn sâu cũng là một phương pháp kỹ thuật chuyên sâu được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ, tình cảm, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan. Để biết thêm các thông tin về cộng đồng. Đối tượng phỏng vấn bao gồm: 9  Cán bộ thực hiện dự án ( 1 người )  Người dân huyện Ứng Hòa ( 2 người ) Lý do tôi tiến hành chọn phỏng vấn sâu trước hết đây là một sự lựa chọn chủ ý và khách quan. Thông qua đây tôi muốn có thêm những thông tin sâu hơn về dự án “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân huyện Ứng Hòa- Hà nội”. Đồng thời lắng nghe những quan điểm từ phía những người thực hiện và hưởng lợi trực tiếp từ dự án này. Nội dung cuộc phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin dựa trên các nội dung sau: Thứ nhất, thực trạng về môi trường địa phương trước khi dự án bắt đầu thực hiện nhằm thu thập thông tin về tính bền vững trong nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Thứ hai, một số câu hỏi liên quan đến quá trình tiếp xúc cộng đồng trước khi có dự án. Thứ ba, quá trình đánh giá nhu cầu của người dân về vấn đề trong cộng đồng. Thông qua đây để có thể thấy được những vấn đề còn đang tồn tại ở cộng đồng và đâu là vấn đề mà họ ưu tiên giải quyết. Từ đây có thể đánh giá được nhóm dự án có đảm bảo đúng nguyên tắc trong phát triển bền vững hay không. Thứ tư, câu hỏi liên quan đến việc nhóm dự án đánh giá nguồn lực trong cộng đồng trước khi thực hiện dự án. Thứ năm, phỏng vấn liên quan đến quá trình hoạch định kế hoạch hành động. Thứ sáu, một số câu hỏi về quá trình thực hiện dự án. Cuối cùng là một số câu hỏi đánh giá liên quan đến quá trình lượng giá và chuyển giao dự án. Tất cả những câu hỏi trên nhằm mục đích thu thậpt hông tin sâu hơn về vấn đề liên quan đến dự án, thông qua đó để đưa ra những đánh giá về tính bền vững của dự án trước, trong và sau quá trình thực hiện. Phương pháp quan sát Quan sát xã hội học là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tại và mục tiêu nghiên cứu. 10 Trong quá trình thực hành, sinh viên đã tiến hành quan sát, hình thức quan sát này có thể phân thành các loại :  Thái độ: gồm việc quan sát các động tác, những biểu lộ bằng hành động (cái nhìn, ánh mắt…).  Thái độ ngôn ngữ: quan sát nghiên cứu nội dung trình bày, cách thức truyền đạt thông tin và số lượng thông tin bao hàm trong nội dung của 1 tình huống nào đó.  Thái độ ngoài ngôn ngữ: như âm thanh (cao độ, cường độ và âm sắc của lời nói), nhịp độ (tốc độ nói, khoảng ngừng, tiết điệu), sự tham gia (khuynh hướng, sự ngắt lời, áp đảo hay e dè) và phong thái (từ ngữ, cách phát âm, từ địa phương).  Mức độ tương quan: quan sát sự biểu hiện mối tương quan với người khác như việc giữ khoảng cách và phải giữa người này với người khác. Trong quá trình thực hành, cá nhân tôi đã sử dụng phương pháp này để quan sát hệ thống của cộng đồng để có những đánh giá chung về địa bàn thực tập. Quan sát cộng đồng nói chung và hành động của cộng đồng sau khi triển khai dự án. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng câu hỏi là công cụ chính trong việc thu thập các thông số, chỉ báo, mức độ, tần suất các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đề tài thực hiện với việc phỏng vấn bằng bảng hỏi trực tiếp cộng đồng và những người thực hiện dự án. Sau khi phỏng vấn bảng hỏi trực tiếp tại địa bàn các thông tin sẽ được xử lý và từ các số liệu đó kiểm chứng lại những giả thuyết đã đặt ra khi nghiên cứu vấn đề. Dự kiến bảng hỏi gồm 2 phần: Phần 1: Thông tin chung về người trả lời Phần 2: Nội dung chính bao gồm 5 mục, là những câu hỏi liên quan đến tính bền vững của dự án trong nghiên cứu tiền khả thi, tiếp xúc cộng đồng, đánh giá nhu cầu và nguồn lực, hoạch định chương trình, hành động, quá trình thực hiện, lượng giá và chuyển giao. Dự kiến số lượng mẫu bảng hỏi: 100 mẫu. Cơ sở xây dựng bảng hỏi dựa trên những câu hỏi đã phỏng vấn sâu người dân và cán bộ dự án. Cách thức chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. 11 Cách thức khảo sát: Khảo sát được tiến hành bằng cách phát bàng hỏi tại chỗ trong cuộc họp bầu trưởng thôn tại hội trường nhà văn hóa thôn. Số mẫu phát ra là 100 bảng hỏi, số bàng hỏi thu về là 100 bảng. Bảng hỏi được phát ra và người cung cấp thông tin điền câu trả lời trực tiếp ngay tại cuộc họp. Công cụ sử dụng xử lý thông tin là phần mềm hỗ trợ xử lý SPSS. Giới thiệu chung: Trong 100 mẫu bảng hỏi phát ra và thu về có 39 nam và 61 nữ; trong đó có 23 người là cán bộ môi trường và trực thuộc các tổ chức xã hội trong thôn; còn 77 người là người dân trong thôn Vân Đình. Biểu đồ 1:Cơ cấu giới tính (trong số mẫu bảng hỏi tại thôn Vân Đình.) Nam Nữ 39.00% 61.00% Phần lớn họ trong độ tuổi từ 28-60 tuổi và đa số họ nghề nghiệp của họ là nông dân. Bảng dưới đây sẽ thể hiện cụ thể: Người Từ 28-39 tuổi 11 Từ 40-49 tuổi 70 Từ 50- 60 tuổi 19 Bảng 1: Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn bảng hỏi tại thôn Vân Đình. Trình độ văn hóa đa phần là tốt nghiệp hết trung học phổ thông. Số người học hết trung học phổ thông là 43 người; tiếp đến là trung học cơ sở 29 người,…có 2 người trình độ thạc sĩ. 12 Biểu đồ 2: Cơ cấu trình độ văn hóa (trong số mẫu bảng hỏi thôn Vân Đình). 9.00% 17.00% 2.00% 29.00% 43.00% 13 Ti ểu học Trung học c ơ s ở Trung học phổ thông Cao đẳng, đại học Trên Đại học NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.Một số khái niệm liên quan 1.1.Cộng đồng Theo J.H.Fichter, nhà xã hội học Mỹ: theo ông, khái niệm cộng đồng bao gồm 4 yếu tố: Tương quan mật thiết với người khác, tương quan mặt đối mặt, tương quan thân mật. Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc của cá nhân trong những nhiệm vụ và công tác xã hội tập thể. Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể.(12) Cộng đồng trong quan niệm Mác-xít là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm sản xuất vật chất và các hoạt động của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện. (20) “Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” (Tự điển Đại học Oxford) 1.2.Phát triển “Phát triển là làm cho biến đồi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp” (Từ điển tiếng Việt) “Phát triển mang tính so sánh, mang tính thời gian. Phát triển là sự thay đổi theo hướng khác biệt đi theo hướng tốt hơn, hài lòng và ổn định hơn” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ) Phát triển là quá trình thay đổi trạng thái từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ ít hài lòng đến hài lòng hơn. Phát triển mang nội hàm là trong một khoảng thời gian, có sự chuyển động tích cực. (22) 1.3.Phát triển cộng đồng Theo (Flo Frank & Anna Smith, Community Development Handbook), phát triển cộng đồng là: 14 • Sự chuyển biến/thay đổi theo chiều hướng tốt lên một cách có kế hoạch mọi mặt đời sống cộng đồng (kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa). • Một tiến trình ở đó mọi thành viên cộng đồng cùng nhau thực hiện công việc tập thể và cùng nhau đưa ra giải pháp cho những vấn đề chung. Khái niệm phản ánh đúng xu thế hiện nay " Phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức và kĩ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hóa chúng, huy động tài nguyên để giải quyết chúng và cùng hành động chung. Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kĩ thuật. Nó nhằm vào sự tăng sức mạnh của các cộng đồng tự giải quyết, tự quyết định về sự phát triển của mình và sự định hình về tương lai. Mục đích cuối cùng của phát triển cộng đồng là sự tham gia chủ động với tư cách tập thể của Người dân và phát triển ( REDO - Trường Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng , Đại học Philippin ) 1.4.Phát triển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” (Sustainable Development) lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) lần đầu tiên đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về phát triển bền vững là: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”. Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Rio – 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất