Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người việt ở huyện lâm thao, tỉnh phú th...

Tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người việt ở huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

.PDF
131
294
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ -------------------- NGUYỄN THỊ TÂM TÍN NGƯỠNG CẦU MÙA TRONG CÁC LỄ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 22 70 Khóa QH - 2009 - X Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG LƯƠNG HÀ NỘI - 2012 iv MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................1 2. Những nguồn tư liệu chính làm cơ sở tiếp cận, nghiên cứu đề tài. ......6 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................... 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 15 5. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu................................................. 16 6. Đóng góp của đề tài.............................................................................. 19 7. Bố cục của luận văn ............................................................................. 20 Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG CẦU MÙA .................................................... 22 1.1. Cơ sở lý thuyết và những khái niệm liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa. ........................................................................................................... 22 1.1.1. Sự thờ cúng các lực lượng nhiên thần và nhân thần. ................... 22 1.2. Tín ngưỡng cầu mùa và sự phát triển của nó. ............................... 26 1.3. Những biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam. ................ 31 Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 36 Chương 2: NGƯỜI VIỆT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG .............................................................. 37 2.1. Tên gọi, vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và lịch sử tộc người ....... 37 2.2. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội truyền thống. ............................ 46 2.3. Những di tích lịch sử - văn hóa của người Việt huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa. ................................ 52 Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 58 Chương 3: NHỮNG NGHI LỄ CẦU MÙA TRONG LỄ HỘI NGƯỜI VIỆT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ VÀ MỘT SỐ VÙNG KHÁC CỦA CHÂU THỔ BẮC BỘ ......................................................................... 59 3.1. Trò diễn hội làng, những nghi lễ cầu mùa của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ........................................................................ 59 3.1.1. Nghi lễ cầu mùa trong sản xuất nông nghiệp ............................... 59 3.1.2. Tục hú tùng dí. ............................................................................. 69 v 3.2. Một số tục lệ cầu mùa ở Bắc Ninh và vùng châu thổ Bắc Bộ khác.. 82 3.3. Tục cầu mùa ở một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam. ..................... 90 Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 95 Chương 4: Ý NGHĨA VÀ VAI T RÒ CỦA TÍN NGƯỠNG CẦU MÙA ỐI VỚI ĐỜI SỐNG TỘC NGƯỜI..................................................................... 97 4.1. Nghi thức, nghi lễ cầu mùa, một trong những yếu tố cấu thành văn hóa dân gian tộc người. .................................................................... 97 4.2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của lao động sản xuất và qua đó củng cố ý thức cộng đồng. ..................................................................... 101 4.3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người qua nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa. .................................................................................... 105 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 108 KẾT LUẬN ................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 115 PHỤ LỤC vi DANH MỤC VÀ CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BCH : Ban chấp hành - KHXH và NV : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - KHXH : Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - NXB : Nhà xuất bản - TP : Thành phố - Sđd : Sách đã dẫn - Tr : Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ thuở xa xưa, loài người đã từng biết đến một hiện tượng tôn giáo của người nguyên thủy khá phổ biến là tín ngưỡng phồn thực. Phồn thực bắt nguồn từ tục thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đó là những biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài, kể cả bản thân con người. Cho đến nay, kể cả trong xã hội công nghiệp hiện đại, người ta vẫn thường bắt gặp những dấu vết của nó, tùy từng nơi mà còn đậm, nhạt khác nhau. Là một hiện tượng tôn giáo có mặt ở khắp mọi nơi thời nguyên thủy, tín ngưỡng phồn thực về sau phát triển hoặc tàn lụi, hoặc đâm cành rẽ nhánh khác nhau, tùy theo từng thổ ngơi văn hóa - xã hội) [Đỗ Lai Thúy, 1999, tr. 60]. Theo ý kiến của nhiều nhà nhân học văn hóa, tín ngưỡng phồn thực thường phát triển mạnh mẽ hơn trong các nền văn minh nông nghiệp. Vào thời kỳ Cách mạng đá mới, sự phát minh ra công cụ đá mài đã khiến cho công cụ mới này làm cho việc săn bắn hái lượm của người nguyên thủy thu được nhiều kết quả hơn. Sản phẩm thu hoạch được lúc này phong phú và nhiều hơn, ăn không hết đã sinh ra cách thức để dành. Cách để dành tốt nhất là phát triển chăn nuôi và trồng trọt, vật nuôi, cây trồng sinh sôi, nảy nở nhiều lên. Ý tưởng chăn nuôi và trồng trọt những thứ họ săn bắn, hái lượm được đã góp phần làm cho cuộc sống người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, chủ động hơn trước những thay đổi của thời tiết và sự thất thường, may rủi của phương thức săn bắn, hái lượm. 2 Những ý tưởng và kinh nghiệm thu được từ việc chăn nuôi, trồng trọt đã làm cho phương thức kiếm ăn mới đạt được kết quả tốt hơn. Do đó, dần dần những nơi có điều kiện chăn nuôi, trồng trọt đã có cơ hội phát triển. Từ đó một ngành kinh tế mới, một cách kiếm ăn mới xuất hiện, nền kinh tế nông nghiệp hình thành và phát triển. Lòng mong ước nhân nhanh vật nuôi, cây trồng và cả bản thân con người (chủ thể của nền kinh tế mới này) đã nảy sinh những cơ sở cho những ước mơ, niềm tin và hy vọng. Đó là cơ sở của tín ngưỡng cầu mùa, một niềm tin đối với sự sinh sôi, nảy nở, phát triển muôn loài, càng nhanh, càng nhiều càng tốt ..., nhất là trong cư dân nông nghiệp. Nhưng, giữa ước mơ và thực tiễn nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Ước mơ thì lớn, thực tế thì khắc nghiệt, khó khăn. Trong xã hội người nguyên thủy xưa kia, nhất là khi trình độ khoa học, kỹ thuật chưa phát triển, đứng trước những khó khăn, cản trở do trời đất, môi trường sinh thái gây ra, con người nhiều lúc trở nên bất lực. Do không hiểu biết được những cản trở đó của thế giới tự nhiên xung quanh, có khi cả trong xã hội, con người đành phải sùng bái những thế lực cản trở mình. Cầu xin những lực lượng thần bí đó phù hộ, độ trì, giúp đỡ, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi giúp con người đạt được những ước mơ của mình. Trong xã hội nông nghiệp trên đây, sự cầu xin, thờ cúng và sùng bái đầu tiên phải là sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Cho nên, tín ngưỡng sùng bái sinh thực khí, những năng lượng thiêng (những lực lượng thần bí) có thể tạo ra thuận lợi cho sự sinh sôi, nảy nở nhanh chóng được thực hiện. Vì thế, đối với xã hội nông nghiệp như nước ta, sự sùng bái những lực lượng làm cho vật nuôi, cây trồng, con người sinh sôi, nảy nở thành con đàn cháu đống là ưu tiên hàng đầu. Đó là tín ngưỡng cầu mùa, là ước mơ và hy vọng làm cho mùa màng tốt tươi, vật nuôi, cây trồng và cả bản thân con người sinh sôi, nảy nở càng nhiều càng tốt. Cũng vì thế, tín ngưỡng cầu mùa thường phát sinh, 3 phát triển ở những nền văn minh nông nghiệp, trong đó có Việt Nam, trước hết là châu thổ Bắc Bộ. Chọn địa bàn Phú Thọ, nơi tiêu biểu của Châu thổ Bắc Bộ về cả thời gian và không gian mà các nhà khảo cổ học, căn cứ vào những hiện vật (cơ sở vật chất) phát hiện được trong hệ thống văn hóa Phùng Nguyên đã kết luận nơi đây là cái nôi của các nền văn minh truyền thống Việt Nam: Văn minh Việt cổ... Có thể nói, đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi sinh ra và nuôi dưỡng cư dân Phùng Nguyên và các thế hệ con cháu Phùng Nguyên, cư dân các văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn [Hán Văn Khẩn, 2005, tr. 60]. Đó là cơ sở vật chất và tinh thần đầu tiên, căn bản của tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam. Nói khác đi, châu thổ Bắc Bộ chính là nền tảng cơ sở vật chất và tinh thần cấu thành tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết, bản chất của tín ngưỡng cầu mùa là một quá trình sùng bái cái thiêng và cái tục ẩn tàng trong năng lượng thiêng sinh thực khí, cội nguồn sinh sôi, nảy nở và phát triển của muôn loài, trong đó có bản thân con người. Nhưng, trong tư duy nguyên thủy, giữa cái thiêng và cái tục thường xoắn vào nhau: thiêng là tục, tục là thiêng. Bởi vì cả cái thiêng lẫn cái tục đều gây cho họ một thái độ vừa sợ hãi vừa thèm muốn tiếp xúc. Cả cái thiêng lẫn cái tục đều nằm trong một đối tượng, đó là sự cấm kỵ (tabou) [Đỗ Lai Thúy, 1999, tr. 132] Trong lễ hội nông nghiệp, với nội dung sùng bái sinh thực khí, cái thiêng và cái tục đan xen vào nhau, nhiều khi thiêng mà là tục, tục mà lại thiêng như lễ hội người Việt ở châu thổ Bắc Bộ nói chung, người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nói riêng đã tích lũy, giữ gìn và phát triển. Là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, người nông dân châu thổ Bắc Bộ vừa được thừa hưởng những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, đồng thời cũng phải chịu đựng và trải qua những thử thách gay go, phức tạp do 4 chính thiên nhiên ấy gây ra. Để vượt qua thử thách này, người nông dân châu thổ Bắc Bộ, trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mình họ đã phải đặt niềm tin vào sự phù hộ, giúp đỡ của các sức mạnh siêu nhiên. Trong đó có các năng lượng thiêng biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Vì thế, sự sùng bái sinh thực khí (năng lượng thiêng) là cứu cánh mà người nông dân châu thổ Bắc Bộ hay còn gọi là châu thổ sông Hồng tin tưởng, hy vọng. Trong các năng lượng thiêng trên đây, sự sùng bái cái thiêng và cái tục, âm và dương, đực và cái mà những nơi ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ thường gọi là Linga và Yoni là nội dung chính của các nghi lễ cầu mùa. Để mong cho mùa màng bội thu, vật nuôi cây trồng và con người khỏe mạnh, phát triển, sự sùng bái những năng lượng thiêng đó đã trở thành nội dung cơ bản của các lễ hội nông nghiệp với mục đích chủ yếu là cầu mùa. Nói khác đi, trong lễ hội, nhất là trong lễ hội nông nghiệp, lễ là phần Đạo mà hội là phần Đời [Hoàng Lương, 2011, tr. 1]. Phần Đạo và phần Đời luôn tồn tại song song. Có thể coi phần Đời là cuộc sống thứ nhất, (cuộc sống thực), phần Đạo là cuộc sống thứ hai (cuộc sống của những ước mơ, khát vọng). Với lễ hội, trong phạm vi không gian linh thiêng, người ta có quyền làm những gì mà ngày thường không được làm, ước mơ, khát vọng tới những gì mà hàng ngày không có. Những cấm kỵ đó trong lễ hội dân gian được gọi là "hèm" mà các lễ hội về tín ngưỡng cầu mùa ở Lâm Thao nói riêng, vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung khá phổ biến. Thực ra, trong lễ hội dân gian, những tục "hèm" đó, trong không gian, thời gian đặc biệt của chúng, nhất là các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa, cái không thể của đời thường đã trở thành cái có thể, cũng như thế, những hành động bất thường, những cấm kỵ đã được cộng đồng chấp nhận là bình thường. Cho nên, trong lễ hội, nhiều khi phần Đời được diễn ra phong 5 phú hơn, đa dạng hơn phần Đạo. Vì phần Đời là phần của cuộc sống thực, đó là miếng cơm, manh áo, là những sinh hoạt thực của con người mà con người muốn vươn tới. Vì những tục hèm và điều cầm kỵ không thể diễn ra trong đời thực (cuộc sống thứ nhất) mà chỉ được diễn ra trong không gian và thời gian linh thiêng của lễ hội. Cho nên, để biểu đạt được những nội dung đó phải mượn hoặc thông qua lễ hội mới đủ khả năng và điều kiện tốt nhất, thích hợp nhất để thể hiện. Ở đây, chúng tôi coi lễ hội như cái sân khấu và sàn diễn để thể hiện, diễn đạt tất cả những điều muốn nói, những sự việc, hiện tượng muốn giới thiệu. Vì vậy, muốn trình bày và giới thiệu những biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa của cư dân châu thổ Bắc Bộ, trước hết là người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ như đề tài luận văn đã chọn, thì việc khảo tả, trình bày các lễ hội nơi đây là việc làm cần thiết. Từ các lễ hội truyền thống đó mới rút ra được những biểu hiện hoạt động của các nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa. Cho nên, có thể nói lễ hội là một sàn diễn, một sân khấu để chuyển tải, chứa đựng những nội dung của các hoạt động đời sống con người. Trong đó, lễ hội nông nghiệp đã ẩn tàng những nội dung của tín ngưỡng cầu mùa mà việc thờ sinh thực khí, sùng bái các lực lượng âm, dương, mong sao cho chúng hòa hợp để sinh sôi, phát triển, người an, vật thịnh, mùa màng bội thu là khát vọng cao nhất của người nông dân châu thổ Bắc Bộ. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu những nghi lễ biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ nói chung, người Việt ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ nói riêng chính là mục tiêu nổi trội và xuyên suốt của luận văn này. 6 Hơn nữa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ không chỉ là nơi khởi nguồn, nơi khai thiên, lập địa, nơi sáng tạo và xây đắp nền văn hóa Phùng Nguyên, mở đầu cho nền văn hóa Phùng Nguyên - Đông Sơn. Đây là cơ sở vật chất và tinh thần cho xã hội để các vua Hùng xây dựng nước Văn Lang cách ngày nay mấy nghìn năm. 2. Những nguồn tư liệu chính làm cơ sở tiếp cận, nghiên cứu đề tài. Tín ngưỡng cầu mùa và những biểu hiện của nó xuất hiện chủ yếu ở các nền văn minh nông nghiệp, có thể từ thời đại Đá mới. Khi con ngươi biết tới sự nhân giống và truyền giống đã làm cho tín ngưỡng này có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình nhân giống và truyền thống thường gặp phải những rủi ro, không phải lúc nào việc nhân giống và truyền thống cũng đều may mắn. Trước những rủi ro, không được như ý đó không phải lúc nào, ở đâu cũng có thể giải thích được. Vì vậy, quá trình này đòi hỏi phải có lòng tin và hy vọng trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Cơ sở lý thuyết và những biểu hiện cụ thể để tiếp cận đề tài này mà chúng tôi được tiếp xúc đầu tiên, từ đó đã gợi ra những ý tưởng để triển khai đề tài là cuốn "Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng" của một học giả Xô Viết là X.A Tôcarep do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 1994. Sau đó, năm 1995, tập thể tác giả của Bộ môn Dân tộc học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phối hợp viết cuốn Dân tộc học đại cương do Lê Sĩ Giáo chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục in ấn và phát hành năm đó. Tính đến năm 2011, cuốn sách này đã được tái bản tới 15 lần. Phần liên quan đến đề tài này là chương 6: Những hình thái tôn giáo sơ khái do PGS.TS. Lê Sĩ Giáo soạn thảo. Đây là những kiến thức cơ bản đầu tiên về vấn đề này mà cuốn Dân tộc học đại cương đã cung cấp trực tiếp cho chúng tôi. "Lúc đầu tôn giáo xuất hiện là do sự bất lực của con người trước các hiện tượng của tự nhiên 7 đứng trước những sức mạnh của tự nhiên như sấm chớp, bão lụt, động đất, núi lửa... những người nguyên thủy không thể giải thích nổi. Họ gắn những hiện tượng đó cho thần thánh, ma quỷ. Họ tin là có những lực lượng thần bí nào đó chi phối cuộc sống của con người, vì vậy họ sùng bái các lực lượng thần bí đó" [Lê Sĩ Giáo CB, 2011, tr. 175, 176 và 183] Ngoài phần lý thuyết trên đây, cuốn Dân tộc học đại cương còn cung cấp cho chúng tôi các hình thái biểu hiện của tôn giáo sơ khái như Tô tem giáo, Ma thuật làm hại (Sự yểm bùa), Ma thuật chữa bệnh (chữa bệnh bằng phù phép), các lễ nghi thờ cúng dục tình... Qua các lễ nghi thờ cúng dục tình đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc, cụ thể hơn những nội dung mà đề tài luận văn quan tâm. Trong đó, "các lễ nghi và sự thờ cúng dục tình là một trong những hình thái tín ngưỡng và tôn giáo xưa nhất gắn liền với lĩnh vực quan hệ nam nữ, đó là các hình thái ma thuật tình yêu, các lễ nghi dục tình và tình yêu, những hình thức khác nhau của sự kiêng cấm tôn giáo giới tính, những dị đoan về mối liên hệ tình dục giữa người với thần, sự thờ cúng thần tình yêu và hôn nhân. Toàn bộ phức hợp rộng lớn và đa dạng đó của những biểu tượng và hành động tôn giáo ma thuật rất được các nhà nghiên cứu chú ý" [Lê Sĩ Giáo CB, 2011, tr. 175, 176 và 183] Bên cạnh hai cuốn sách trên là cơ sở lý luận cơ bản nhất để chúng tôi tiếp cận với đề tài đã chọn. Chúng tôi còn tham khảo và trích dẫn nhiều tác phẩm khác đã công bố ở trong nước và trên thế giới. Trong đó, đáng kể nhất, cung cấp nhiều tư liệu nhất, có hiệu quả nhất là cuốn: Địa chí Vĩnh Phú Văn hóa dân gian vùng đất tổ của Sở văn hóa và Thông tin Vĩnh Phú, phát hành năm 1986, do Ngô Quang Nam, Xuân Thiêm chủ biên và tập thể tác giả Tạ Huy Đức, Phạm Khương, Nguyễn Xuân Lân, Nguyễn Lộc, Ngô Quang Nam, Xuân Thiêm, Dương Huy Thiện, Lê Trung Vũ, Nguyễn Khắc Xương biên soạn. 8 Qua cuốn Địa chí này, các tác giả đã cung cấp nhiều kiến thức và tri thức, có thể nói là vô giá về vùng đất tổ. Trong đó, Vĩnh Phú, đất của thế dựng nước, đất có nhiều di tích lịch sử. Đất của nhiều danh lam thắng cảnh... và đặc biệt là con người với đặc trưng tính cách cư dân đã giúp chúng tôi có thêm những hiểu biết sâu sắc về cảnh quan, môi trường sinh thái và con người nơi đây. Trong chương 2, Đất tổ Hùng Vương một vùng văn hóa dân gian đặc sắc, bao gồm ba khu vực phôn - clo và những "điểm" phôn - clo tiêu biểu (từ trang 55-61) đã cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức và tư liệu tổng hợp có giá trị. Trong chương V, ca nhạc dân gian đã giới thiệu các loại hình dân ca phổ biến ở Vĩnh Phú (chủ yếu là vùng Phú Thọ) như hát ví, hát trống quân, hát xoan và hát ghẹo... là những loại hình dân ca liên quan đến nhiều lễ hội của huyện Lâm Thao đã được người Việt ở đây thường sử dụng phổ biến trong các lễ hội của mình. Trong đó, đáng kể và có giá trị nhất phục vụ đề tài là các bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương như: Tục ngữ và thơ ca dân gian (từ trang 63 - 96); Truyện kể dân gian (từ trang 97 - 140), đặc biệt là bài: Trò diễn hội làng (từ trang 211 - 256) đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá và có ích cho luận văn này. Trong những hội làng đó "Trò diễn hội làng" là khái niệm dùng chung cho tất cả những hình thức sinh hoạt văn hóa của nhân dân tại một làng mang tính biểu diễn, tính nghệ thuật. "Trò diễn" ở đây bao gồm những hình thức nghệ thuật có tính sân khấu và gồm cả những trò phô diễn tài nghệ, những hình thức đua tài thi khéo, những sinh hoạt hội hè truyền thống [Nguyễn Khắc Xương, 1986, tr. 211- 256]... Hội làng được mở ra ngoài yêu cầu tín ngưỡng hướng về thắng lợi của sản xuất và nâng cao đời sống, còn có yêu cầu vui chơi giải trí. Nhân dân có nhiều hình thức vui chơi và các trò diễn dân gian thường được gọi là Trò bách hí (trăm trò vui). Trong đó có trò quan hệ trai gái [Toan Ánh, 1969]. 9 Tại miếu Trám (Phong Châu, Phú Thọ) có một "lễ mật" tổ chức vào nửa đêm gọi là lễ "linh tinh tình phộc", tức là cầu sinh thực khí, giao hòa âm dương nam nữ được tự do quan hệ. Sau nghi lễ này, trai gái hát ví giao duyên và tự do đùa nghịch nhau quanh miếu. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng Giêng tổ chức rước "lúa thần" và diễu hành Trò Trám. "Lúa Thần" là một cum lúa giống, từng hạt mập căng vàng chói. Đám rước tới sân miếu Trám, cum "lúa thần" được đặt lên bàn thờ và phường Trám diễn trò... [Nguyễn Khắc Xương, 1986, tr. 240]. Như vậy, qua những nghi lễ trong hội ở vùng Lâm Thao, đặc biệt là huyện Phong Châu cũ, người Việt có nhiều nghi lễ liên quan đến nghi lễ của tín ngưỡng cầu mùa. Tuy đây là những trò diễn trong hội làng xưa, nhưng qua đó đã giúp chúng ta phục hồi lại nhiều lễ nghi trò diễn hội làng xưa liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa mà người Việt ở Phú thọ đã từng có. Hiện nay, các trò diễn đó đã trở thành những ký ức, những tâm linh hằn sâu vào tâm thức của nhân dân nơi đây và trở thành những di sản quý báu của một nền văn minh nông nghiệp châu thổ Bắc Bộ: Tín ngưỡng cầu mùa. Ngoài nguồn tư liệu chính trên đây, luận văn còn tham khảo và trích dẫn thêm nguồn tư liệu của cuốn Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm. Đấy là những ghi chép của nhà Nho Phạm Xuân Lộc vào năm Khải Định thứ 5 (1920) bằng chữ Hán. Sau đó được Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tập lại thành Bắc Ninh Khảo Dị (có tới 13 quyển). Gần đây, năm 2009, hai dịch giả Nguyễn Thị Hường và Nguyễn Tô Lan, cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in ấn và phát hành. Trong Bắc Ninh Khảo Dị - Ký hiệu Paris. SA.HM-2167 [Viên Khoa học xã hội Việt Nam- VNCHN, 2009, tr. 324- 479]. 10 Đây là những ghi chép về sự tích Thần tích của 30 xã trong các huyện, tổng ở Bắc Ninh ngày xưa. Các nội dung này đều được gọi là Dân tục ghi chép về tục thờ thần làng bằng cách cúng tiễn các cô gái còn trinh cho thần làng. Năm nào làng tuân thủ đúng Dân tục để các cô gái đó dâm du với thần làng suôn sẻ thì làng đó sẽ được mọi sự tốt đẹp. Nếu ngược lại, năm đó cả làng sẽ phải chịu hậu họa như mất mùa, nhiều người đau ốm, đói khát... Riêng các cô gái được làng cử mà không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị phạt nộp 3 đồng bạc trắng cho làng. Vì vậy, ngày xưa không có làng nào, tổng nào dám vi phạm Dân tục này. Đây mới chỉ là đối với các làng xã trong tỉnh Bắc Ninh, có thể còn nhiều làng xã khác của vùng châu thổ Bắc Bộ cũng có những tục lệ này. Với khoảng 30 sự tích thần tích các xã trong các huyện, tổng ở Bắc Ninh đều có hiện tượng giao hoan giữa các thần và phụ nữ trong làng. Năm nào sự việc diểna suôn sẻ thì năm đó dân làng được yên ổn, no đủ. Ngược lại, cả làng sẽ ốm đau, đói kém. Dân tục này được các xã tỉnh Bắc Ninh xưa kia (trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945) tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc. Nếu không, các xã đó đều phải mang họa, cái họa lớn nhất, tai hại nhất có lẽ là sự mất mùa. Đối với người nông dân, nhất là các vùng thuần nông như châu thổ Bắc Bộ, mất mùa là đại họa và kèm theo nó còn biết bao nhiêu khổ đau khác sẽ kéo đến đày đọa con người. Vì thế, trước đây, nhất là thời kỳ xã hội phong kiến, người nông dân tìm mọi cách cố tránh cho khỏi đại họa này, mong sao năm này qua năm khác mọi người đều được no đủ, yên lành. Hơn nữa, trong xã hội này, ngoài sự bất trắc của thiên nhiên, thân phận người nông dân còn phải chịu biết bao nhiêu đau khổ khác do xã hội con người đày đọa, dày vò. Cho nên, việc gửi gắm niềm tin và hy vọng vào sự giúp đỡ, phù hộ độ trì của các thế lực tự 11 nhiên và xã hội đã khiến người nông dân dễ nghe, dễ bảo và dễ bị sai khiến như trên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh các công trình nghiên cứu dân gian trên đây còn một số công trình tuy không trực tiếp đi sâu nghiên cứu mang tính chất chuyên đề, nhưng qua đó cũng đã cho biết thêm ít, nhiều về tín ngưỡng cầu mùa như cuốn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (1999) của Trần Ngọc Thêm. Nxb Giáo dục, ở chương II (từ trang 50-61) đã nhấn mạnh về triết lý âm dương và chỉ rõ đối với người nông dân luôn mong sao cho mùa màng bội thu và gia đình đông đúc, tức là quan tâm đến sự sinh sôi, nảy nở của hoa màu và con người. Qua triết lý âm dương, Đất - Trời, Mẹ - Cha, Đực - Cái, tác giả muốn nói tới năng lượng sinh thực khí, cội nguồn của tín ngưỡng cầu mùa [Trần Khọc Thêm, 1999, tr. 52] ở Việt Nam. Tác giả trên còn dành ra 26 trang nói về tín ngưỡng Việt Nam nói chung, trong đó nhấn mạnh sự sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người tín ngưỡng phồn thực trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1997). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang 263, đã khẳng định: Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống, cầu cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi [Trần Ngọc Thêm, 1997, tr. 263]. Ở đây, tác giả còn giải thích thêm: Đối với dân cư nông nghiệp Nam Á, tín ngưỡng phồn thực đã triển khai theo hai hướng. Những nơi có điều kiện phát triển sẽ tìm thấy từ thực tiễn những quy luật khoa học để lý giải hiện thực như Trung Hoa và Ấn Độ, còn những nơi khác như Việt Nam sẽ nhận thấy từ thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, sùng bái chúng như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở) [Trần Ngọc Thêm, 1997, tr. 263]. Đây cũng là một nguồn tư liệu bổ ích cho luận văn này. 12 Gần với đối tượng và địa bàn nghiên cứu còn có cuốn Văn hóa Phùng Nguyên của Hán Văn Khẩn, nguyên chủ nhiệm bộ môn khảo cổ học, chuyên gia về Văn hóa Phùng Nguyên đã từng khẳng định rằng cư dân Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước điển hình của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong đó, bức tượng đàn ông với sự nhấn nổi bộ phận sinh dục là ước vọng phồn thực của cư dân Phùng Nguyên [Hán Văn Khẩn, 2005, tr. 118]. Theo tác giả, Văn hóa Phùng Nguyên là tảng nền cho sự này sinh và phát triển liên tục của các văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng, trong đó, cư dân Phùng nguyên đáng được coi là những người đầu tiên "khai sơn phá thạch, mở lối đắp đường" ở châu thổ sông Hồng - cái nôi của Nhà nước Hùng Vương - An Dương Vương. Do đó, muốn hiểu biết về người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ không thể không quan tâm đến Văn hóa Phùng Nguyên. Bổ sung cho nguồn tư liệu tàng trữ trong lòng đất về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nói riêng, châu thổ sông Hồng nói chung phải kể đến nguồn tư liệu còn đang được tàng trữ trong lòng người ở đây. Một trong những nguồn tư liệu đó là cuốn Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương của tác giả Vũ Kim Biên in ấn năm 1999, do Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử văn hóa Việt nam và Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao tỉnh Phú Thọ phát hành. Trong đó có nói tới một hèm cầu tối cổ - lễ hội Trò Trám của làng Tứ Xã, huyện Phong Châu (nay là huyện Lâm Thao, Phú Thọ). Cuốn sách trên cũng giới thiệu lễ hội Đền Thánh Ông, Thánh Bà làng Đức Bác, nơi khởi nguồn của phường Xoan nổi tiếng Phù Đức (làng Đồng Lương) kết nghĩa với phường Xoan Đức Bác (Đức Bác là em, Phù Đức là anh). Từ đó, có tục hát Xoan với các trò bắt cá, tung đúm, trêu trọc giữa nam và nữ... [Vũ Kim Biên, 1999, tr. 258] 13 Năm 1993, nhóm tác giả do Phan Hữu Dật (chủ biên) đã phát hành cuốn Lễ cầu mùa của các dân tộc Việt Nam. Trong đó giới thiệu lễ cầu mùa của các dân tộc từ Bắc chí Nam, đặc biệt là người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, như tục cầu mùa của người Kinh; lễ cầu mùa vùng Việt Bắc, Đông Bắc; lễ cầu mùa của các tộc người ở Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ; lễ cầu mùa ở các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên [Phan Hữu Dật… , 1993, tr. 5- 113]. Năm 1997, tác giả Vũ Thị Hoa công bố cuốn Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Nxb Văn hóa - Thông tin đã giới thiệu một số tục cầu mùa tiêu biểu ở các vùng người Thái ở Tây Bắc, người Bana (Tây Nguyên), người Mường ở Hòa Bình. Trong đó, có lễ Đón tiếng sấm đầu năm, lễ cầu mưa, lễ xên bản, xên mường và đặc biệt là Tết Xíp Xí (14-7- Âm lịch). Tết này còn khá phổ biến ở vùng người Tày, Nùng, Giáy... thuộc các dân tộc nói tiếng Thái, (trừ người Thái Đen) ở Việt Nam. Đặc biệt trong Tết Xíp Xí có tục nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu nhau trong rừng, bên sông, suối khi đi hát ổi, hái quả mua, quả sim và hát giao duyên... Năm 2002, tác giả Lê Văn Kỳ đã công bố cuốn Lễ hội nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã dành cả chương V cho lễ hội về tín ngưỡng phồn thực ở người Việt và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Cuốn sách đã giới thiệu được những đặc trưng và quan niệm riêng của từng dân tộc, từng vùng, từng địa phương về tín ngưỡng cầu mùa cũng như những ý nghĩa, biểu tượng, cái nhìn toàn cảnh về tín ngưỡng cầu mùa cũng như những ảnh hưởng, tác động của tín ngưỡng cầu mùa vào lễ hội dân gian. Năm 2008, tác giả Dương Đình Minh Sơn, đã đi thẳng vào việc tìm hiểu, giới thiệu đối tượng được thờ cúng trong lễ hội cầu mùa. Đó là cái nõ nường mà tác giả coi là Văn hóa nõ nường. Tác giả tiếp cận cái nõ, nường 14 như hình tượng Linga và Yoni trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp Đào Thịnh cho tới các công cụ trong sinh hoạt hàng ngày như cái chày, cái cối, bàn nghiền, cày cuốc, dùi, mẹt... Tác giả Dương Đình Minh Sơn đã có những khám phá, phát hiện khá mới mẻ về ý nghĩa, hình thức biểu hiện, đặc biệt là ý nghĩa tâm linh của Văn hóa nõ nường. Nhiều biểu tượng về cái nõ nường cũng được giới thiệu như Chùa Một Cột (Hà Nội), Cột Đá Chùa Dạm (Bắc Ninh), Cột Đá buộc ngựa của Thánh Gióng ở Vũ Ninh (Phú Thọ)... Đó là biểu tượng Linga hay các giếng nước là biểu tượng Yoni ở nhiều vùng khác nhau [Vũ Anh Tú, 2010, tr. 23]... Đấy là còn chưa kể một số đền, chùa ở Thánh Địa Mỹ Sơn (2006) của tác giả Ngô Văn Doanh, do Nhà xuất bản Trẻ - Thành phố Hồ Chí Minh in ấn, ở các trang 55, 139, 156... Có hình ảnh Linga và Yoni khá đặc sắc [Ngô Văn Doanh, 2006, tr. 55, 139, 150]. Đặc biệt, trong thời gian gần đây nhất, năm 2010, tác giả Vũ Anh Tú có cuốn Tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt cổ ở châu thổ Bắc Bộ; do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành [Vũ Anh Tú, 2010. tr. 15- 145]. Cuốn sách này đã cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến các biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa mà hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ta đều gọi là tín ngưỡng phồn thực. Cả ba chương đầu (I, II, III) của công trình này, tác giả Vũ Anh Tú chủ yếu giới thiệu các lý thuyết và một số biểu hiện cụ thể về tín ngưỡng phồn thực. Riêng chương 3 tác giả đã thống kê và phân loại các lễ hội phồn thực ở Bắc Bộ theo nội dung và hình thức, tác giả đã gợi ra nhiều vấn đề cần thảo luận thêm. Trong đó bản thân hai thuật ngữ, hai cách gọi tín ngưỡng cầu mùa và tín ngưỡng phồn thực cũng là vấn đề cần tranh luận(20). (20) Lâu nay, ở nước ta các nhà nghiên cứu đã quá quen với tên gọi Tín ngưỡng phồn thực mà ít quen biết với tín ngưỡng cầu mùa. Vì trong lý luận chung, bản thân hai chữ phồn và chữ thực đều bắt nguồn từ tiếng 15 Tuy trên đây chỉ mới là những nguồn tư liệu chính làm cơ sở để tiếp cận và nghiên cứu đề tài mà luận văn đã chọn. Nhưng, qua đó, dù sao cũng đã giúp người đọc hiểu được những điều cần thiết mà đề tài yêu cầu. Hơn nữa, qua đó cũng nắm được những nét chính về tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam. Trong phạm vi đề tài đã xác định và khả năng của một học viên cao học, chúng tôi chưa dám có mong muốn nào lớn hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tổng quan tình hình nghiên cứu và những khái niệm công cụ liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam. - Giới thiệu một số lễ hội dân gian tiêu biểu của người Việt ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ có nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa. - Những tục lệ cầu mùa điển hình ở châu thổ Bắc Bộ và những địa phương khác. Bao gồm nghi lễ thờ cúng tự nhiên (cầu mưa, thờ trời, đất, nước, rừng núi, cây cối) và cầu sinh sôi nảy nở, ăn cơm mới, phong đăng hòa cốc, con đàn cháu đống, an khang, thịnh vượng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Những lễ hội dân gian ở châu thổ Bắc Bộ và các địa phương khác có nội dung và hình thức nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa. - Những biểu hiện của tục thờ sinh thực khí trong sinh hoạt văn hóa dân gian của các dân tộc Việt Nam. Hán (phồn = nhiều, thực = sinh sôi, nảy nở). Như ở phần cơ sở lý thuyết (chương 1 luận văn này), nên đã quá quen với tên gọi Tín ngưỡng phồn thực hơn gọi là Tín ngưỡng cầu mùa. Hơn nữa, trong nghiên cứu, khi gọi là tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa rộng lớn hơn, phổ quát hơn trên thế giới. Còn Tín ngưỡng cầu mùa chỉ giới hạn trong phạm vi cư dân trồng trọt, nông nghiệp, nhất là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 16 5. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu Với đề tài Tín ngưỡng cầu mùa trong lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, có thể nói đây là đề tài khá lý thú, nhưng cũng khó tiếp cận và triển khai nghiên cứu. Cái khó thứ nhất, đây là đề tài mang tính chất dân gian, các nguồn tư liệu về nó đang nằm rải rác, phân tán trong các địa phương. Cái khó thứ hai, phần lớn các nguồn tư liệu đó không chỉ phân tán, mà đã trải qua những thời gian lịch sử khá dài hàng nghìn năm, phần lớn tư liệu phải dùng phương pháp hồi cố, thậm chí phải tưởng tượng về quá khứ. Vì thế, những tư liệu này đã được các tầng lớp trong xã hội nhận thức, sàng lọc, đánh giá một cách khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của các tầng lớp đó. Cho nên, muốn tiếp cận và nghiên cứu được những nội dung đề tài này, việc vận dụng phương pháp nghiên cửu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ yếu duy vật lịch sử làm kim chỉ nam là điều cần thiết. Đó là tập trung tìm hiểu, lý giải bản chất, nội dung cũng như hình thức biểu hiện vô cùng sinh động của tín ngưỡng cầu mùa đã, đang hiện hữu trong thực tế đời sống xã hội và trong các lễ hội truyền thống của người Việt ở Lâm Thao, Phú Thọ nói riêng, vùng châu thổ sông Hồng nói chung. Vì thế, việc nghiên cứu định tính trong khu vực văn hóa - lịch sử - dân tộc học là cần thiết. Lý thuyết vùng văn hóa ra đời ở phương Tây từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là những nhà Nhân học Mỹ như: F.Boas, C.L.Wisler, A.L.Kroeber... với sự phát hiện về típ đặc trưng cho vùng, tiếp theo là lý thuyết vùng văn hóa... đã lan rộng tới các nhà dân tộc học Xô Viết, mà người đại diện là hai nhà dân tộc học nổi tiếng N.N.Trêbôcxarôp và M.G.Lêvin.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan