Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố hà nội ...

Tài liệu Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố hà nội

.PDF
187
887
79

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MINH TRÂM tÝn dông cho häc sinh, sinh viªn cña thµnh phè Hµ Néi LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MINH TRÂM tÝn dông cho häc sinh, sinh viªn cña thµnh phè Hµ Néi LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ HÀ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Minh Trâm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN 2.1. Khái niệm, đặc điểm và tính tất yếu của tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cho học sinh, sinh viên 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và bài học đối với Thành phố Hà Nội Chương 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.1. Tín dụng cho học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2015 3.2. Đánh giá chung kết quả tín dụng cho học sinh, sinh viên của Thành phố Hà Nội Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1. Dự báo nhu cầu tài chính của học sinh, sinh viên của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4.2. Quan điểm tín dụng cho học sinh, sinh viên 4.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho học sinh, sinh viên của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 7 7 11 22 26 26 40 61 70 70 85 111 111 113 116 144 146 147 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSGD : Cơ sở giáo dục GDĐT : Giáo dục - đào tạo HCKK : Hoàn cảnh khó khăn HĐND : Hội đồng nhân dân HĐQT : Hội đồng quản trị HSSV : Học sinh sinh viên KTTT : Kinh tế thị trường NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NSĐP : Ngân sách địa phương NSTW : Ngân sách trung ương PGD : Phòng giao dịch SV : Sinh viên TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn TW : Trung ương UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC BẢNG, HÌNH Trang Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3.3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Nguồn vốn cho vay HSSV tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 73 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 (tính đến 31/12 hàng năm) 74 Phân tích số lượng và dư nợ HSSV theo đối tượng thụ hưởng tại NHCSXH chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Phân tích số lượng và dư nợ HSSV theo đối tượng đào tạo 77 tại chi nhánh NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội 79 Doanh số thu hồi nợ giai đoạn 2011-2015 tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội 82 Số HSSV vay vốn đã trả nợ vốn vay qua các năm tại chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội Dư nợ quá hạn một số chương trình tín dụng tại NHCSXH 83 chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 83 Số HSSV còn dư nợ tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 94 Bảng 3.9: Doanh số cho vay và tỷ trọng doanh số cho vay giai đoạn 2011-2015 Bảng 3.10: Tình hình cho vay HSSV giai đoạn 2011-2015 tại NHCSXH 95 chi nhánh Hà Nội Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân một HSSV tại NHCSXH 95 chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 97 Hình 3.1: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV và nợ quá hạn các chương trình khác tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội 84 87 Hình 3.3: Kết quả điều tra về mức độ công bằng của chương trình tín dụng cho HSSV có HCKK ở thành phố Hà Nội Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV vay vốn tại NHCSXH Hình 3.4: chi nhánh thành phố Hà Nội Quy mô tín dụng HSSV tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội Hình 3.2: 89 96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và toàn cầu hoá kinh tế, nên các quốc gia đều rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận với tri thức mới, vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục, đào tạo đã và đang là con đường có hiệu quả nhất để phát triển mạnh nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của mỗi nước trong hội nhập quốc tế. Bởi vậy, việc ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo chất lượng cao đã và đang được nhiệu nước coi trọng, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trong của nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ khi Đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Đảng ta xác định giáo dục và đào tạo là "quốc sách hàng đầu", việc ưu tiên trong đầu tư phát triển nhân lực chất lượng cao là cấp thiết. Bởi vì: "Sự phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất tốt và kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ cao có ý nghĩa quyết định đối với phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế" [5, tr.276]. Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, năm 2011 đã trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC) với mức thu nhập bình quân đầu người là 1.260 USD. Một trong những nguyên nhân của thành quả trên là sự đóng góp tích cực, có hiệu quả của giáo dục và đào tạo nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học và cao đẳng của cả nước. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu học tập của người dân ngày càng được nâng cao hơn. Để đáp ứng cho những nhu cầu đó, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề,... đã ra đời với loại hình khác nhau từ công lập, bán công đến dân lập, tư thục. Song song với đó là một lượng lớn sinh viên đã thi đỗ và theo học tại CSGD trên khắp cả nước. Tuy nhiên, do đời sống của người dân nước ta nhiều vùng còn gặp khó khăn nên có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên (HSSV) thi đỗ hay đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng... không được đến trường vì gia đình không đủ khả năng trang trải chi phí học tập, sinh hoạt. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cũng như khuyến khích tinh thần học tập của các 2 HSSV gặp khó khăn về tài chính, Đảng và Nhà nước ta đã thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện chương trình tín dụng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn (HCKK) vay vốn. Tín dụng cho HSSV có HCKK là một chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước được khởi động ở Việt Nam từ ngày 2/3/1998 với Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nay là quyết định 157/2007/QĐ-TTg ra ngày 27 tháng 9 năm 2007 về các ưu đãi tín dụng cho HSSV. Hoạt động của chương trình này đã mang lại hiệu quả xã hội thiết thực. Theo NHCSXH, tính đến hết 31/10/2015, cả nước đã cho trên 3,3 triệu lượt HSSV có HCKK được vay vốn ưu đãi với hơn 55.000 tỷ đồng; mức dư nợ tín dụng trên 24.000 tỷ đồng (Phụ lục 3). Nguồn tín dụng này đã góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, đã tạo ra nguồn cần thiết về tài chính cho một bộ phận không nhỏ HSSV để họ có thể theo học trong các cơ sở đào tạo (CSĐT) trong nước, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia thị trường lao động và để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng với thành quả chung của cả nước, thành phố Hà Nội đã giải quyết cho 80 ngàn HSSV được vay ưu đãi với số vốn 1.317 tỷ đồng, tạo điều kiện về tài chính cho 61.274 hộ gia đình trên địa bàn của Hà Nội vượt khó, cho con em đến các CSĐT chuyên nghiệp theo học để có được một nghề chuyên môn kỹ thuật để lập nghiệp [55]. Những thành quả nêu trên là rất đáng khích lệ. Nó không chỉ tạo động lực cho sự phát triển nhân lực mà còn tạo thêm niềm tin của người dân trong xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả trên, quá trình hoạt động tín dụng cho HSSV có KCKK của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng còn không ít những hạn chế, thách thức. Chủ yếu là quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu; tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, một số HSSV sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích; cơ cấu cho vay còn có sự chênh lệch lớn giữa các hệ đào tạo; mức cho vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của HSSV; việc sử dụng vốn vay chưa thật hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể nhà trường, ngân hàng, chính quyền và gia đình còn nhiều bất cập. Thực tiễn đã đặt ra vấn đề, nếu không có những nghiên cứu khoa học 3 và tổng kết đánh giá đúng thực trạng hoạt động của hình thức tín dụng này thì việc thực hiện mục tiêu trong đường lối, chính sách xã hội của Đàng và Nhà nước không đạt được như mong đợi. Để góp phần vào lời giải cho vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội" để nghiên cứu làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xác định khung lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng cho HSSV của NHCSXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng cho HSSV đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới, tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, thu thập, hệ thống hóa và bổ sung mới để làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng cho HSSV có HCKK dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước, với các nội dung: đặc điểm, sự cần thiết của chương trình tín dụng, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tín dụng cho HSSV có HCKK. Hai là, khảo cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc giải quyết quan hệ tín dụng cho HSSV có HCKK, rút ra bài học thực tiễn mà thành phố Hà Nội có thể tham khảo. Ba là, khảo sát, phân tích thực trạng tín dụng cho HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. Bốn là, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng cho HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về tín dụng cho HSSV dưới góc độ kinh tế chính trị, cụ 4 thể là nghiên cứu các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (mà NHCSXH là đại diện) với HSSV đang theo học tại các CSGD đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khách thể cho vay của tín dụng: Là HSSV có HCKK bao gồm HSSV thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo và thuộc gia đình gặp khó khăn đột xuất về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh đang theo học trong diện được vay vốn tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội. Nói cách khác phạm vi khách thể cho vay của tín dụng là những HSSV đang gặp khó khăn về tài chính. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thời gian phân tích, đánh giá thực trạng: giai đoạn 2011-2015; thời gian đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu - Cơ sở lý luân: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét quan hệ tín dụng trong kinh tế thị trường và vai trò của tín dụng đối với sự phát triển. Các nghiên cứu thực tiễn còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luận án còn kế thừa những thành quả khoa học mà nhân loại đã đạt được, nhất là những thành quả về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận án. - Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau: + Tiếp cận từ cơ sở lý luận về tín dụng cho HSSV có HCKK theo góc độ của khoa học kinh tế chính trị. + Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát thực tiễn, khảo cứu tài liệu, đánh giá thực trạng tín dụng cho HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội trong điều kiện thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước để phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay. 5 + Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu thúc đẩy tín dụng cho HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu lý luận gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp tổng kết thực tiễn để xác định cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực tiễn việc giải quyết quan hệ tín dụng giữa Nhà nước thông qua NHCSXH với HSSV có HCKK ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Trong luận án, tác giả có sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp thu thập, xử lý, phân tích các số liệu thống kê, phương pháp tổng kết thực tiễn để làm rõ đối tượng nghiên cứu trên cả hai mặt định lượng và định tính. Nguồn tài liệu và số liệu thống kê được thu thập từ các thông tin chính thức trong đó chủ yếu từ NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội. Để có thêm thông tin về đối tượng nghiên cứu, tác giả quan tâm sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia và phương pháp chuyên khảo, cụ thể là: (1) Điều tra phỏng vấn: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này có nội dung rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ở nhiều lĩnh vực và những thông tin cũng chỉ mang tính định tính, phản ánh bản chất sự vật lại không thể hiện qua số liệu thống kê. Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn được sử dụng để thu thập các ý kiến của các nhà quản lý, của hộ gia đình, HSSV về tín dụng cho HSSV theo những chủ đề hẹp liên quan đến từng khía cạnh nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu chung của luận án. (2) Điều tra qua mẫu phiếu: Xây dựng mẫu phiếu điều tra các đối tượng có liên quan đến tín dụng cho HSSV bao gồm: Hộ gia đình HSSV và HSSV một số trường của Thành phố Hà Nội để lấy số liệu phục vụ nội dung nghiên cứu thực trạng tín dụng cho HSSV. Để đảm bảo tính chính xác chúng tôi điều tra với số lượng 500 phiếu hộ gia đình HSSV có HCKK, 500 phiếu cho HSSV có HCKK. Xử lý số liệu bằng phần mềm excel. (3) Phương pháp chuyên gia: Để hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án và khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất, tác 6 giả lấy ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, cán bộ quản lý NHCSXH có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Các ý kiến được thống kê, ghi chép, nghiên cứu, phân tích bổ sung cho luận án để các giải pháp thúc đẩy tín dụng cho HSSV được đề xuất sát với thực tiễn và có tính khả thi cao. (4) Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp chuyên khảo được sử dụng để khảo nghiệm các mô hình cho HSSV vay của một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số tỉnh, thành phố trong nước như Nghệ An, Đà Nẵng để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Hà Nội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đóng góp về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về tín dụng cho HSSV dưới góc độ kinh tế chính trị, vận dụng vào nghiên cứu một địa phương có tính đặc thù như thành phố Hà Nội. Khảo cứu kinh nghiệm một số địa phương trong và ngoài nước về tín dụng cho HSSV. Qua khảo cứu, luận án khái quát hóa thành các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho thành phố Hà Nội về tín dụng cho HSSV. - Đóng góp về thực tiễn: Thông qua các dữ liệu thu thập trên thông tin chính thức và điều tra, khảo sát của tác giả để tổng kết, đánh giá thực trạng tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng HSSV Chương 3: Thực trạng tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Chương 4: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Cho SV vay vốn là một chủ đề được nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu dưới góc độ các chính sách, điều kiện cho vay, quản lý nguồn vốn, khả năng hoàn trả vốn vay, các chế tài áp dụng đối với việc vay trả của SV, có thể liệt kê một số các công trình sau: - Jamil Salmi, "Student Loans in an International perspective: The World Bank Experience" [121], (Cho vay SV trong phối cảnh quốc tế: kinh nghiệm của ngân hàng thế giới), trình bày một bức tranh toàn cảnh về kinh nghiệm quốc tế và xu hướng gần đây. Trên cơ sở giới thiệu ý nghĩa của việc cho vay học sinh, tác giả đưa ra thảo luận cần có sự phát triển của hình thức cho vay tài chính đối với SV từ góc độ toàn cầu. Tác giả tổng kết những bài học nổi bật nhất được rút ra từ các dự án và hoạt động của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ SV vay vốn để phát triển tại các nền kinh tế chuyển đổi. Từ đó, rút ra có hai cách để hỗ trợ tài chính: thông qua học bổng theo mục tiêu đề án và thông qua các chương trình cho SV vay từ các quỹ có sẵn cho tất cả các SV có nhu cầu vay cho giáo dục của họ. Một số lượng lớn của các tổ chức và quốc gia đã giới thiệu chương trình cho vay được hoàn trả từ thu nhập sau khi tốt nghiệp. - Maureen Woodhall, "Student loans: prospects issues and lessons from international experience" [122], (Về cho SV vay: các vấn đề triển vọng và những bài học từ kinh nghiệm quốc tế). Đây là bài viết nhằm chuẩn bị cho Hội nghị tài trợ giáo dục đại học: ''Đa dạng hóa doanh thu và mở rộng tiếp cận'' tổ chức tại Tanzania tháng 3/2001. Tác giả dựa trên một loạt kinh nghiệm ở các nước đang phát triển để khẳng định cố gắng của chính phủ trong việc tạo ra các chương trình cho vay học sinh ở châu Phi. Vạch ra những kinh nghiệm chung về các chương trình cho SV vay (hầu hết trong số đó, ở châu Phi, đã không thành công), từ nguồn vốn đủ để trợ cấp quá mức nên không có khả năng vượt qua chỉ trích chính trị với các khoản vay này. 8 Có một số quyết định chính sách quan trọng, mà phần lớn câu trả lời là hy vọng có thể làm tăng tỷ lệ thu hồi vốn. Từ đó, tác giả kết luận rằng điều quan trọng là làm thế nào để thiết kế và quản lý các khoản vay SV một cách hiệu quả. - Trong cuốn: "Student Loans Repayment and Recovery: International Comparisons" [120], (Cho SV vay trả nợ và phục hồi: So sánh quốc tế) của Hua shen và Adrian Ziderman, bằng nghiên cứu thực nghiệm tại các chương trình cho SV vay đang hoạt động tại hơn 70 quốc gia trên thế giới đã khẳng định rằng, hầu hết các chương trình này được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ. Các tác giả đã quan tâm đến hai vấn đề là cho khoản vay ban đầu cho một SV là bao nhiêu và tỷ lệ phục hồi khi khảo sát 44 đề án vay vốn tại 39 quốc gia và cho thấy sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ trả nợ và phục hồi qua các đề án. Tuy có nhiều khoản cho khách hàng SV vay là khá lớn, nhưng tỷ lệ trả nợ lại khá thấp: khoảng 40% và thấp hơn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của vốn cho vay. Vì vậy, cần phải xem xét các bước thực hiện để cải thiện kết quả tài chính của các chương trình cho vay này. - Quý Tuấn Kiệt, "中国学生贷款利率管制政策的实施效应与对策 " [125], (Quản lý thực hiện chính sách lãi suất cho SV vay ở Trung Quốc - vấn đề và giải pháp), đăng trên Tạp chí Tài chính và Đại học Kinh tế Giang Tây, số 5 (2010). Bằng tổng kết thực tiễn, tác giả cho thấy, các quy định về quản lý giảm mức trần lãi suất khi cho SV vay vốn tuy giảm bớt được gánh nặng nợ nần của SV nhưng cũng có thể gây ra vấn đề thiếu hụt trong cung cấp các khoản cho vay. Việc sử dụng trợ cấp gián tiếp để bù đắp cho sự thiếu kiểm soát lãi suất dễ dẫn đến sự lãng phí tiền bạc và làm giảm hiệu quả của khoản vay. Ngược lại, mở rộng chế độ quản lý lãi suất, đồng thời chuyển cơ chế bù đắp gián tiếp sang cơ chế bù đắp trực tiếp mới là chính sách tốt nhất để giảm nhẹ gánh nặng về nợ cho SV và bảo đảm nguồn cung cấp các khoản vay. Tiến trình thương mại hóa lãi suất cho vay của SV Trung Quốc có thể được thực hiện theo ba giai đoạn là điều chỉnh mức trần lãi suất, hủy bỏ chế độ quản lý lãi suất và thương mại hóa lãi suất. - Browne, "The Browne report: higher education funding and student finance" [118], (Báo cáo của Browne: kinh phí giáo dục đại học và tài chính SV) là 9 bản báo cáo độc lập dài 64 trang dành cho chương trình tài trợ cho giáo dục trình độ cao của nước Anh, công bố ngày 12/10/2010. Tác giả cho rằng, kinh phí hoạt động của các trường đại học ở Anh trong năm học 2008-2009, học phí do SV trong và ngoài nước đóng chiếm 29%, tài trợ của các cơ quan nhà nước chiếm 29%, phần còn lại 40% do ngân sách tài trợ, đầu tư và quyên góp từ các tổ chức từ thiện. Về chính sách, Chính phủ Anh cho phép SV được vay tiền đóng học phí. Sau khi ra trường, nếu đi làm có thu nhập dưới 15.000 bảng/năm trở xuống thì chưa phải trả nợ. Tính chung, sau 3 năm học đại học, một SV có mức nợ là 30.000 bảng. Lãi suất được Chính phủ trợ cấp năm 2010 chỉ có 1,5%/năm và tăng lên 2,2%/năm vào năm 2012; thời gian trả nợ là 25 năm và dự kiến tăng lên 30 năm trước khi được Chính phủ xoá nợ. Mức trần học phí quy định hiện nay là 3.290 bảng/SV/năm và tăng lên 6.000 bảng, thậm chí mức cao nhất lên tới 9.000 bảng từ năm 2012. Nếu trường đại học thu trên 6.000 bảng sẽ phải nộp thuế thu nhập của nhà trường cho Bộ Tài chính Anh. Số tiền này được Bộ Tài chính tài trợ cho trường đại học theo tỷ lệ nói trên. Tuy Chính phủ phải chi ra một khoản tiền nói trên, nhưng đổi lại tấm bằng đại học sẽ giúp người vay đóng góp nhiều hơn cho xã hội và có thu nhập cao hơn đồng thời mang lại lợi ích quốc gia thông qua giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn và cải thiện môi trường xã hội tốt hơn. Logic của lập luận có vẻ đơn giản: nếu nhà nước và SV - cùng có lợi thì cả hai bên sẽ cùng gánh chịu chi phí trong việc mưu cầu lợi ích đó. - Hee Kyung Hong & Jae-Eun Chae, "Student loan policy in Korea: Evolution, Opportunities and Challenges" [119], (Chính sách cho SV vay vốn tại Hàn Quốc: Sự phát triển, cơ hội và thách thức), bài viết đánh giá vai trò của những cải cách chính sách cho SV vay vốn ở Hàn Quốc tiếp cận từ lịch sử kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950. Sự phát triển của hệ thống cho vay đã tạo ra hiệu ứng tích cực với sự mở rộng nhanh chóng của giáo dục đại học tại Hàn Quốc. Các tính năng chính của cải cách như sau: (1) những năm 1950 đến đầu những năm 1980: SV vay vốn không lấy lãi; (2) 1985-2005: lãi suất trợ cấp các khoản vay chương trình; (3) 2005-nay: chứng khoán SV vay vốn hậu thuẫn chương trình; và (4) Năm 2010, thu nhập các khoản vay góp phần bổ sung để làm tăng 10 chứng khoán SV vay vốn. Các tác động đằng sau cải cách này là áp lực xã hội về tăng khả năng của giáo dục đại học cho tất cả và sự cần thiết để bảo đảm một cơ chế tài chính bền vững tương ứng với sự gia tăng các khoản vay SV. Mặc dù chính sách cho vay là công cụ trong việc mở rộng giáo dục đại học ở Hàn Quốc, nhưng nó đã ảnh hưởng làm phá vỡ cấu trúc các tổ chức giáo dục đại học tư nhân, các quy định về thành lập trường và bãi bỏ quy định hạn ngạch SV, sốt giáo dục bất chấp điều kiện kinh tế, gây mâu thuẫn giữa tính năng động phức tạp của cải cách trong hệ thống hỗ trợ SV vay vốn với mở rộng giáo dục đại học ở Hàn Quốc. - Tim Leunig and Gill Wyness, "Early repayment of student loans: should government impose early repayment penalties?" [123], (Trả nợ trước hạn của các khoản vay SV: Chính phủ nên áp đặt hình phạt trả nợ trước hạn?), phát hiện ra vấn đề SV muốn trốn phải trả mức lãi cao hơn sau khi ra trường bằng cách trả nợ trước hạn với số lượng lớn. Điều này gây lo ngại cho Chính phủ vì nó làm giảm kỳ vọng hiệu quả của các khoản cho SV vay vốn. Tuy nhiên, từ nghiên cứu thực nghiệm, tác giả cho rằng khoản tiền này là rất nhỏ và thường xuất hiện ở SV tốt nghiệp tương đối nghèo. Vì vậy, biện pháp áp đặt hình phạt trả nợ trước hạn là không thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là họ sợ bị nợ chứ không phải do sợ sẽ có thu nhập cao nên phải trả mức lãi suất cao hơn sau khi tốt nghiệp ra trường . - Tham Hoa và Truong Quang Vu, "中国学生贷款债务负担演变及差异分析" [124], (Việc thực hiện chính sách quản lý lãi suất cho SV vay ở Trung Quốc - vấn đề và giải pháp). Các tác giả cho rằng giáo dục đại học ở Trung Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển theo hướng xã hội hóa, số lượng SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhập học ngày càng tăng. Chính phủ đã thiết lập cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các trường đại học nhằm bảo đảm sự công bằng về cơ hội giáo dục, cho SV vay vốn. Tuy nhiên, do những khác biệt về loại trường học, khoa chuyên môn, các khu vực và đơn vị tuyển dụng, nên có sự chênh lệch về gánh nặng trả nợ của SV sau khi tốt nghiệp. Bởi vậy, Chính phủ cần có quy định linh hoạt về kế hoạch trả nợ theo đối tượng và lượng vốn vay, thực hiện đa dạng hóa chế độ và phương thức trả nợ, chẳng hạn có thể áp dụng trả nợ hai năm một lần... đối với SV sau khi tốt nghiệp ra trường. 11 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về vấn đề về tín dụng - Bài biết: "Việt Nam tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng thông qua cải cách về giao dịch đảm bảo" [75], nhóm nghiên cứu cho rằng khả năng tiếp cận tín dụng là vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và đặc biệt hộ nghèo. Việc dỡ bỏ các hàng rào cản hàng loạt dịch vụ tài chính sẽ giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp và giảm thiểu qui mô các hoạt động tài chính không chính thức. Những rào cản này chính là trở ngại chính trong môi trường cho vay tín dụng ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận tín dụng cho các hộ nghèo thông qua cải cách về giao dịch đảm bảo. - Cuốn: "Phân tích tín dụng" [20] của Đặng Ngọc Đức, chỉ ra vô số các rủi ro khác nhau đối với các khoản trả nợ khi đến hạn do tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, động đất, từ rủi ro trong kinh doanh, suy thoái nền kinh tế… Việc phân tích và tìm giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục những rủi ro tín dụng là rất cần thiết để phát triển hoạt động của các ngân hàng thương mại. - Cuốn: "Tín dụng ngân hàng" [108] của Lê Văn Tề, hướng vào nghiên cứu vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Nó là một kênh dẫn vốn đáp ứng nhu cầu chuyển tiền thành vốn và tăng hiệu quả đầu tư, tạo thêm cơ hội việc làm và thu nhập trong xã hội. Tuy nhiên, việc hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng là rất cần thiết để tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng này. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tín dụng cho người nghèo - Đào Tấn Nguyên, Giải pháp tín dụng góp phần xóa đói giảm nghèo của NHCSXH Việt Nam [79]. Tác giả phân tích một cách tổng quan về đói nghèo, vai trò tín dụng ngân hàng đối với xóa đói giảm nghèo. Kinh nghiệm quốc tế về phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc xóa đói giảm nghèo. Tác giả đánh giá thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, nguyên nhân, kết quả thực hiện chương trình. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể như: (1) Cần hoàn thiện cơ chế làm việc, hệ thống thông 12 tin, báo cáo HĐQT và ban đại diện HĐQT các cấp; (2) Mở rộng mạng lưới đồng thời tăng cường chức năng hoạt động của PGD NHCSXH; (3) Xây dựng hệ thống ủy thác huy động vốn đối với người nghèo và cộng đồng dân cư, đến từng thôn, bản, làng, xã và những vùng II, II và những vùng đặc biệt khó khăn; (4) Cần điều chỉnh một số điểm trong quy trình cho vay của NHCSXH; (5) Tăng cường huy động vốn và thanh toán của NHCSXH nhằm phát huy vị trí, vai trò của tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo; (6) Cải tiến quy trình kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích. - "Tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Nghệ An những kinh nghiệm cho thời kì mới" của Trần Đại Nghĩa [76]. Tác giả tổng kết những thành công của chính sách tín dụng cho hộ nghèo như: Các hộ nghèo đã làm quen với hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường, sử dụng vốn vay có hiệu quả; Giúp nhau kinh nghiệm và cách triển khai các dự án khuyến nông khuyến ngư; Nâng cao thu nhập; Thu hút lao động dư thừa trong nông thôn vào các ngành nghề khác; Bà con nghèo gắn bó với tổ chức quần chúng. Từ đó bài viết đã đưa ra các giải pháp: Nâng cao năng lực hoạt động của ban xóa đói giảm nghèo, hội đoàn thể chính trị - xã hội; Các đoàn thể nên triển khai tốt các văn bản chế độ, nghiệp vụ đến hội viên để các nghiệp vụ ngân hàng thực hiện trôi chảy; Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa ba nhà, NHCSXH, trung tâm khuyến nông khuyên ngư, các hội đoàn thể giúp hộ nghèo nắm vững kỹ thuật của ngành nghề mà họ bỏ vốn đầu tư. - Nguyễn Trọng Tài, "Nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội - Nhìn từ góc độ kinh nghiệm các nước" [87]. Tác giả cho rằng: Tìm các biện pháp hỗ trợ có hiệu quả các hộ nghèo đã và đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, một trong những biện pháp hiện nay đang được thực hiện thông qua tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH. Bởi vì, chất lượng tín dụng của ngân hàng này được nâng cao thì hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo mới đạt được. Trên cơ sở đề cập đến những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo, bài viết này đã tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc những kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của một số nước, kể cả phát triển và 13 đang phát triển. Từ những kinh nghiệm nghiên cứu, tác giả rút ra bốn vấn đề mà hệ thống NHCSXH Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng. - Vũ Thành Tự Anh và Brian Jm Quinn, Tín dụng và sự tin cậy [2]. Các tác giả đã tiến hành khảo sát đối tượng là nông dân, thương lái ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc mua bán chịu một hình thức phổ biến trong tín dụng thương mại. Những rủi ro, tranh chấp hợp đồng tín dụng, hình thức tín dụng chủ yếu hợp đồng miệng trên cở sở sự tin tưởng lẫn nhau. Qua khảo sát các tác giả thấy, tín dụng có độ rủi ro cao, cần có những giải pháp hữu hiệu để giảm bớt hậu quả do hình thức thức tín dụng này mang lại như: Một là, có cơ chế uy tín trên trang website. Hỗ trợ thông tin về các bên nông dân và thương lái, thông tin thực về giá cả và phản hồi giao dịch giữa thương lái và nông dân. Hai là, có cơ chế uy tín qua bảng tin, tăng cường hiệu quả và giảm rủi bằng cách hỗ trợ các thông tin về các bên tham gia thị trường. Các ban địa phương có thể tổng hợp và cung cấp thông tin về các giao dịch không thành công giữa người mua và người bán. - Oxpam và Actionnaid, Theo dõi đói nghèo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam [82]. Chương trình đã tiến hành theo dõi định kỳ đối với các nhóm dễ bị tổn thương tại cộng đồng dân cư điển hình là chương trình cung cấp thông tin để phân tích và đề xuất các chính sách cũng như việc thực hiện các dự án. Mục đích theo dõi đói nghèo hàng năm là: Cung cấp thông tin theo dõi định tính hàng năm về tình hình đói nghèo, phát triển bổ sung các số liệu thống kê và điều tra của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; xây dựng mạng lưới quan trắc "cảnh báo sớm" nhằm xác định những bất lợi tác động đối với người nghèo và dễ bị tổn thương; nâng cao năng lực địa phương, sự tham gia của người dân vào quá trình theo dõi phục vụ công tác giảm nghèo một cách hiệu quả và công bằng. Trong các báo tổng quan về động lực giảm đói nghèo nhóm tác giả đánh giá cao chính sách tín dụng cho HSSV. Đây là một hướng đi đúng đắn trong xóa nghèo bền vững. Cần phải điều tra khảo sát định kỳ về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng xã hội cho đối tượng HSSV và sử dụng vốn vay để làm căn cứ đưa ra các chính sách. - Oxpam và Actionnaid, Tác động của giá cả đến đời sống và sinh kế của người nghèo tại Việt Nam [81]. Qua quá trình khảo sát về vay vốn ưu đãi các tác giả 14 rút ra nhận xét: Giá cả tác động lớn đến đời sống của tất cả người dân nhưng tác động sâu sắc nhất đối với hộ nghèo cả thành thị và nông thôn. Nhưng các hộ nghèo chưa được tiếp cận nhiều đến nguồn vốn vay ưu đãi để họ chống chọi tốt hơn với tình trạng giá cả leo thang. Nguyên nhân có từ hai phía: Từ bản thân hộ nghèo không muốn vay, không dám vay vì sợ không trả được nợ và về phía đoàn thể các cán bộ cơ sở chưa mạnh dạn tín chấp cũng như động viên hướng dẫn hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích. Cần có các biện pháp tác động từ hai phía để chính sách tín dụng cho hộ nghèo hoạt động có hiệu quả. - Trần Hữu Ý, Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của NHCSXH Việt Nam [116]. Sau khi khái quát về NHCSXH và hoạt động của ngân hàng từ khi thành lập đến nay, luận án đưa ra những đánh giá khách quan cả trên hai mặt: thành tựu và hạn chế. Theo tác giả, hạn chế lớn nhất của NHCSXH hiện nay là sự phát triển và hoạt động của nó còn kém tính bền vững, theo đó tác động của ngân hàng này đến các đối tượng có HCKK nói riêng, đến nền kinh tế - xã hội nói chung bị hạn chế. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm giúp NHCSXH xây dựng được chiến lược phát triển bền vững hơn trong thời gian tiếp theo. - Nguyễn Văn Đức, "Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH" [22]. Từ việc đưa ra khái niệm thế nào là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội phân tích sự giống và khác nhau giữa hiệu quả cho vay của NHTM và NHCSXH. Tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHCSXH trên hai phương diện: (1) Hiệu quả xã hội đây là kết quả đạt được trên thực tế từ hoạt động cho vay của NHCSXH đối với cuộc sống vật chất, tinh thần, đối với vấn đề an sinh xã hội của cộng đồng nơi đối tượng vay vốn; (2) Hiệu quả kinh tế là hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng này. Hoạt động của NHCSXH không vì mục tiêu lợi nhuận nên cần xét từ góc độ như tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước, hạn chế tổn thất dẫn đến mất vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn tự huy động được do các mục tiêu an sinh xã hội. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về tín dụng cho học sinh, sinh viên - Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh , Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay [114]. Nhóm tác giả cho rằng SV là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan