Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu việc dịch thơ chữ hán ức trai thi tập trong nguyễn trãi toàn tập...

Tài liệu Tìm hiểu việc dịch thơ chữ hán ức trai thi tập trong nguyễn trãi toàn tập

.PDF
77
473
93

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN -- NGUYỄN THỊ THÙY KHANH MSSV: 6062185 TÌM HIỂU VIỆC DỊCH THƠ CHỮ HÁN ỨC TRAI THI TẬP TRONG NGUYỄN TRÃI TOÀN TẬP Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ Văn GVHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Tp.Cần Thơ Tháng 04/2010 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NGUYỄN TRÃI VÀ ỨC TRAI THI TẬP 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng Nguyễn Trãi 1.1.1. Vài nét về cuộc đời 1.1.2. Vài nét về sự nghiệp văn chương 1.1.2.1. Quan niệm về văn học nghệ thuật 1.1.2.2. Về văn 1.1.2.3. Về thơ 1.2. Vài nét về các công trình nghiên cứu “Ức Trai thi tập” CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH THƠ CHỮ HÁN Ở VIỆT NAM 2.1. Một số vấn đề về văn học so sánh và nghiên cứu văn học dịch 2.1.1. Một số vấn đề về văn học so sánh 2.1.1.1. Văn học so sánh là gì? 2.1.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của văn học so sánh: 2.1.2. Một số vấn đề về nghiên cứu văn học dịch 2.2. Vấn đề dịch thơ chữ Hán ở Việt Nam 2.2.1. Sự cần thiết của việc dịch thơ từ Hán sang Việt 2.2.2. Tình hình dịch từ Hán sang Việt trong quá khứ 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc dịch từ Hán sang Việt 2.2.3.1. Thuận lợi 2.2.3.2. Khó khăn 2.2.4. Những vấn đề mới đặt ra trong việc dịch thơ từ Hán sang Việt hôm nay CHƢƠNG 3 : TÌM HIỂU VIỆC DỊCH THƠ CHỮ HÁN “ỨC TRAI THI TẬP” TRONG NGUYỄN TRÃI TOÀN TẬP 3.1. Những ƣu điểm của việc dịch thơ chữ Hán “Ức Trai Thi tập” trong Nguyễn Trãi toàn tập. 3.2. Những khuyết điểm khi dịch thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” trong Nguyễn Trãi toàn tập. 3.2.1. Sự Việt hóa chưa cao trong ngôn ngữ dịch thuật 3.2.2. Bí vần, phải dịch chệt đi, dùng chú thích dài dòng biện minh cho sự chệt ý 3.2.3. Dùng từ nôm na làm mất đi sự trang nhã của Ức Trai thi tập 3.2.4. Hiện tượng bỏ chữ trong nguyên tác, thay bằng chữ khác theo sự phỏng đoán của người dịch 3.2.5.Bản dịch thơ không đúng niêm luật và làm mất đi các thủ pháp nghệ thuật 3.2.6. Bản dịch thoát nghĩa, gây khó hiểu cho độc giả PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lí do chọn đề tài: Nền văn học chữ Hán là kho di sản văn hóa đồ sộ của dân tộc Việt Nam. Do ảnh hƣởng của hơn một nghìn năm Bắc thuộc nên nền văn học trƣớc đây của nƣớc ta chủ yếu đƣợc viết bằng chữ Hán. Ông cha ta đã gởi gấm tất cả tâm tƣ, tình cảm của mình vào kho di sản đó. Nhiệm vụ của những ngƣời nghiên cứu chúng ta ngày nay là phải làm sao giải mã, chuyển tải cho kì đƣợc những giá trị văn hóa đó đến với con ngƣời Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều đó, theo chúng tôi đó không phải là một vấn đề dễ dàng.Vì nền Hán học đã kết thúc từ lâu nên số ngƣời hiểu tƣờng tận về chữ Hán không còn nhiều. Họ chủ yếu là những nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học và một số cán bộ giảng dạy học phần Hán Nôm. Khó khăn về nhân lực và sự hạn chế về kiến thức tuy là một vấn đề nan giải nhƣng với sự đam mê và lòng nhiệt huyết của mình đối với một nền văn học - một giá trị văn hóa của dân tộc, chúng tôi quyết định chọn đề tài Tìm hiểu việc dịch thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” trong Nguyễn Trãi toàn tập để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ tích lũy thêm đƣợc một phần kiến thức về chữ Hán, đồng thời chỉ mong góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc Tìm hiểu việc dịch thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” nói riêng, về tình hình dịch thơ chữ Hán ở Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề: Nguyễn Trãi là nhà thơ lớn của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Do đó, thơ ông đƣợc dịch nhiều cũng là vấn đề dễ hiểu. Tuy nhiên, riêng vấn đề Tìm hiểu việc dịch thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” trong “Nguyễn Trãi toàn tập” thì đây là một hƣớng nghiên cứu mới nên chƣa có công trình khoa học nào đề cập đến một cách chi tiết và sâu sắc. Một số công trình nghiên cứu nói về vấn đề này nhƣng cũng chỉ rải rác và chƣa nghiên cứu kĩ. Đó là những tài liệu sau:  Trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên có nhận xét: “Quyển Ức Trai thi tập bản dịch của Đào Duy Anh đã có công dịch đủ các bài thơ nhƣng tiếc rằng văn bản đã có nhiều chỗ sai chữ Hán, nhiều chỗ hiệu đính chƣa hợp lí, về phiên âm và dịch nghĩa chƣa đúng”.[11;Tr.17]. Cũng trong tài liệu này, nhóm biên dịch đã nhận xét: “Phần Ức Trai thi tập đƣợc Đào Duy Anh dịch đủ cả 99 bài nhƣng cái cách “trực dịch” chữ ra chữ nhiều khi đã làm hại Nguyễn Trãi không ít. Có nhiều câu tối nghĩa. Ví dụ: “Kim môn mộng tỉnh lậu thanh tàn” (Thứ vận Trần thượng thư…) đã đƣợc dịch là: “Kim môn mộng tỉnh lậu giờ xoay” Chữ “lậu” trong tiếng Hán và “lậu” trong tiếng Việt nghĩa khác nhau, nói “lậu giờ xoay” thì bí hiểm, chẳng ai còn hiểu là gì… Ngoài ra, nhóm dịch giả của Nguyễn Trãi toàn tập tân biên còn đƣa ra những nhận xét về văn bản, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của Ức Trai thi tập để chứng minh rằng “việc dịch thơ của Đào Duy Anh có nhiều chỗ chƣa đạt”. [11; Tr.26]  Trong bài Vai trò của thơ dịch in trong sách Dịch từ Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật có một vài nhận xét về cách dịch thơ chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập. Chẳng hạn trong bài “Vãn lập” có câu: “Tiễn sát hoa bên song bạch điểu” đƣợc dịch là: “Thèm chết bên hoa chim trắng dỡn” “Đƣợc đến ba câu rồi, còn một câu không xoay trở đƣợc. Ngƣời đọc sẽ hiểu nhƣ thế nào về câu thơ này? “thèm chết” hay “thèm đến chết”?”  Bài viết Đôi nét trao đổi về thơ dịch chữ Hán của Nguyễn Trãi của tác giả Duy Phi (Hội văn học nghệ thuật Bắc Giang) nghiên cứu về một số khuyết điểm còn vƣớng mắc trong việc dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Nhƣng nhìn chung bài viết chƣa nghiên cứu sâu, chỉ đƣa ra khuyết điểm chứ chƣa đƣa ra hƣớng giải quyết, cũng nhƣ chƣa chọn ra bản dịch mà ngƣời viết cho là chính xác và hoàn chỉnh nhất.  Bài viết Một vài đóng góp để chỉnh lí lại bản phiên dịch Ức Trai thi tập của tác giả Nguyễn Quảng Tuân nghiên cứu về tất cả các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích… Đặc biệt, về phần dịch thơ, tác giả cũng đƣa ra một số khuyết điểm nhƣ tác giả Duy Phi ở bài viết trên. Hơn nữa, Nguyễn Quảng Tuân còn chỉ ra hƣớng giải quyết để khắc phục những điểm đó. Nhƣng nhìn chung, bài viết này chỉ nói đến một vài khía cạnh của vấn đề dịch thơ chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập chứ không đi sâu vào phần dịch thơ. Bài viết này nếu đƣợc viết sâu hơn, cụ thể hơn thì có lẽ nó sẽ là bài nghiên cứu về dịch thơ chữ Hán Nguyễn Trãi đáng tin cậy hơn cả.  Thơ dịch - Ức Trai thi tập của Trần Văn Nhĩ - Đinh Ninh, do nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM xuất bản năm 1999 thì có chọn lọc, kết hợp và lấy phần phiên âm, dịch nghĩa, chú thích của cụ Đào Duy Anh trong Nguyễn Trãi toàn tập là chủ yếu. Chứng tỏ, ngoài những sai sót còn vƣớng phải trong cách dịch thuật thì tài liệu của Đào Duy Anh, Văn Tân, Trần Văn Giáp vẫn có đƣợc niềm tin đối với những ngƣời nghiên cứu về dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Đề tài của luận văn tốt nghiệp chúng tôi là một đề tài với hƣớng nghiên cứu mới nên việc tìm đúng những tài liệu riêng về đề tài này là không có. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi viết về dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi trong Nguyễn Trãi toàn tập có rất ít ngƣời làm công tác khảo sát, đối chiếu. Nếu có thì họ cũng chỉ dừng lại ở một số câu thơ hoặc một số từ ngữ mà thôi. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu việc dịch thơ chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập, so sánh bản dịch này với những bản dịch của những tác giả khác. Nói nhƣ vậy, có nghĩa là công tác tìm hiểu, so sánh, đối chiếu tác phẩm này không phải là mới nhƣng chúng tôi sẽ làm công tác này ở mức độ rộng hơn, cụ thể hơn. Luận văn này vừa mang tính kế thừa những thành quả từ việc khảo sát, đối chiếu bản dịch của các bậc tiền bối, vừa mang tính phát huy, mở rộng phạm vi khảo sát, đối chiếu. Tất cả nhằm góp phần làm cho văn bản Ức Trai thi tập ngày càng hoàn thiện hơn, dễ hiểu hơn đối với mọi ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ. 3. Mục đích yêu cầu: Với luận văn này, chúng tôi sẽ đi vào Tìm hiểu việc dịch thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” trong “Nguyễn Trãi toàn tập” thông qua việc đối chiếu phần văn bản, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích của nhóm dịch giả Đào Duy Anh với bản dịch của các dịch giả khác để làm sáng tỏ một số vấn đề còn chƣa thống nhất. Bên cạnh việc khảo sát, đối chiếu chúng tôi sẽ đề xuất hƣớng giải quyết và chọn ra bản dịch mà chúng tôi cho là hoàn thiện hơn, sát với văn bản gốc hơn so với các bản dịch khác. 4. Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài này, đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là phần thơ chữ Hán Ức Trai thi tập trong Nguyễn Trãi toàn tập của Đào Duy Anh. Song song đó, chúng tôi cũng tham khảo một số bản dịch của các dịch giả khác về Ức Trai thi tập để có thể so sánh, đối chiếu - làm sáng tỏ vấn đề Tìm hiểu việc dịch thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” trong “Nguyễn Trãi toàn tập”. Tuy nhiên, đối với những bản dịch trong Ức Trai thi tập đã hoàn thiện thì chúng tôi không bàn đến nữa. Chúng tôi chỉ khảo sát những bản dịch mà bản thân chúng tôi thấy còn sai sót. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trƣớc hết, chúng tôi nghiên cứu, tham khảo kĩ tài lệu (từ sách báo, tạp chí và trên internet) về Ức Trai thi tập. Sau đó, chúng tôi tập hợp các văn bản dịch Ức Trai thi tập của các dịch giả khác để so sánh, đối chiếu với bản dịch của Đào Duy Anh. Tiếp theo chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá những tài liệu ấy để làm sáng rõ về vấn đề dịch thơ. Cuối cùng, chúng tôi sẽ chọn ra một bản dịch hoàn chỉnh nhất. PHẦN NỘI DUNG  Chƣơng 1 NGUYỄN TRÃI VÀ “ỨC TRAI THI TẬP” 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng Nguyễn Trãi: 1.1.1. Vài nét về cuộc đời: Nguyễn Trãi (1380- 1442) hiệu là Ức Trai, sinh năm 1930 ở Thăng Long, tại tƣ dinh của ông ngoại là Tƣ đồ Trần Nguyên Đán. Tổ tiên ông vốn ở làng Chi Ngại, huyện Phƣợng Sơn (tức Phƣợng Nhãn, nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng), sau dời về làng Nhị Khê, huyện Thƣợng Phúc, phủ Thƣờng Tín (nay thuộc huyện Thƣờng Tín, tỉnh Hà Tây). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long (khi ra làm quan nhà Hồ đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, cũng có sách cho rằng tên húy là Phi Khanh, còn tên tự là Ứng Long). Ông đƣợc Trần Nguyên Đán giao cho việc dạy kèm cho con gái là cô Trần Thị Thái. Sau một thời gian gần gũi, hai ngƣời yêu nhau. Khi cô Thái có mang, Ứng Long sợ quá, bỏ nhà trốn đi. Lúc biết chuyện, Tƣ đồ Trần Nguyên Đán nói: “Vận nước sắp hết rồi! biết đâu chẳng là trời xui nên như thế, vị tất không phải là phúc”. Rồi ông cho ngƣời tìm Ứng Long về và gả con gái cho. Nguyễn Ứng Long và Trần Thị Thái sống với nhau có năm ngƣời con trai. Nguyễn Trãi là con trai đầu, sau đó là Phi Báo, Phi Li, Phi Bằng và Phi Hùng. Lúc cha còn dạy học ở Nhị Khê, Nguyễn Trãi sống với mẹ ở Thăng Long, trong dinh quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán. Năm 1385, Trần Nguyên Đán cáo quan về ở ẩn tại động Thanh Hƣ, trên núi Côn Sơn (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng). Nguyễn Trãi cũng theo ông ngoại và mẹ về đấy. Sau một thời gian, bà Thái mất. Đến năm 1390, Trần Nguyên Đán cũng mất. Nguyễn Trãi theo cha về sống ở làng Nhị Khê. Ngày 28 tháng 02 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần. Cũng năm đó, nhà Hồ mở khoa thi đầu tiên. Nguyễn Trãi ra thi và đỗ Thái học sinh (tƣơng đƣơng Tiến sĩ), đƣợc trao chức Ngự sử đài chánh chƣởng. Nguyễn Ứng Long cũng đổi tên là Nguyễn Phi Khanh ra làm quan cho nhà Hồ, lĩnh chức Quốc tử giám tƣ nghiệp. Tháng 04 năm 1406, nhà Minh cử binh sang xâm lƣợc nƣớc ta. Sau đó một năm, Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt và bị giải về Trung Quốc cùng con cháu và triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Phi Hùng theo đoàn xe tù lên cửa Nam Quan, định theo sang Trung Quốc để hầu hạ cha. Tƣơng truyền Nguyễn Phi Khanh nhân lúc vắng vẻ bảo Nguyễn Trãi rằng: “Con là người có học, có tài nên tìm cách rửa nhục cho đất nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha như đàn bà mới là hiếu hay sao?”. Nguyễn Trãi từ biệt cha và em rồi quay trở về. Đến thành Đông Quan thì bị giặc Minh bắt, tƣớng Trƣơng Phụ dụ dỗ ông ra làm quan nhƣng ông từ chối. Trƣơng Phụ định đem ông ra chém nhƣng thƣợng thƣ Hoàng Phúc muốn dụ dỗ ông tiếp nên can Trƣơng Phụ tha cho nhƣng quản thúc ở thành Đông Quan suốt mƣời năm dài. Năm 1416, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tập Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đƣờng lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đƣơng những nhiệm vụ quan trọng nhƣ soạn thảo thƣ từ địch vận, tham mƣu, vạch ra chiến lƣợc, chiến thuật cho nghĩa quân. Năm 1428, cuộc kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết bài Bình Ngô đại cáo nổi tiếng. Năm đó, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, ban thƣởng cho 227 công thần, Nguyễn Trãi đƣợc phong làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thƣợng thƣ, tƣớc quan phục hầu. Trong cuộc xây dựng đất nƣớc vừa đƣợc giải phóng, Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp lớn tuy chức vụ của ông chƣa phải là chức vụ chủ chốt nhất trong triều để có thể làm cho ông thi thố hết tài năng. Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ghen ghét. Lê Lợi nghi kỵ công thần và giết hại nhiều ngƣời, trong đó đáng chú ý nhất là Phạm Văn Xảo, một ngƣời rất có uy vọng đối với nhân sĩ ở Thăng Long và ở các kinh trấn, và Trần Nguyên Hãn, dòng dõi nhà Trần, anh em con cô con cậu với Nguyễn Trãi. Tháng 02 năm 1429, Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự tử, Trần Nguyên Hãn bị Lê Thái Tổ sai giết. Nguyễn Trãi cũng bị bắt giam trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó đƣợc tha nhƣng không đƣợc tin dùng nữa. Tháng 02 năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi, Nguyễn Trãi đƣợc đặt lên làm Phụ chính đại thần chuyên dạy dỗ ông vua trẻ nhƣng vì lúc này vua còn trẻ tuổi nên thƣờng cùng bọn cận thần chơi bời phóng phiếm, tranh chấp giữa các phe phái trong triều diễn ra dữ dội. Năm 1439, ông xin từ quan về Côn Sơn ở ẩn nhƣng chỉ vài tháng sau, vua Lê Thái Tông lại cho mời ông ra giúp nƣớc. Phong cho ông chức Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm thừa chỉ học sĩ coi việc Tam quán và kiêm chức Hành khiển Đông Bắc đạo, phụ trách quân dân bạ tịch Hải Dƣơng, An Quảng. Nguyễn Trãi tin rằng đây là lúc quyền thần đã bị dẹp thì chắc rằng có thể thi thố đƣợc tài năng của mình. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng háy chỉnh đốn kỷ cƣơng, đào tạo nhân tài. Năm 1442, ông về kinh đô làm chủ khảo kì thi hội. Ngƣời vợ thiếp của ông là Nguyễn Thị Lộ đƣợc cử giữ chức Lễ nghi nữ học sĩ để dạy cung nữ. Nhƣng mâu thuẫn lại xảy ra giữa nguyên phi Nguyễn Thị Anh và Nguyễn Trãi. Nguyễn Thị Anh thấy nàng tiệp dƣ Ngô Thị Ngọc Dao có mang, sợ đứa con đẻ ra sẽ có thể giành ngai vàng của con mình, bèn vu cho Ngô Thị Ngọc Dao có liên quan đến việc bùa bèn cúng bái của Huệ Phi và xin vua khép vào tội voi giày. Nguyễn Trãi đã bảo Nguyễn Thị Lộ khuyên vua đừng nghe lời xúc xiểm độc hại ấy và đƣa Ngô Thị Ngọc Dao đi trốn. Nguyễn Thị Anh biết chuyện bèn tìm cách trả thù. Tháng 07 năm 1442, Lê Thái Tông đi duyệt võ ở núi Chí Linh ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Trên đƣờng trở lại kinh thành đã đi cùng Nguyễn Thị Lộ. Ngày 07 tháng 09 năm 1442, xa giá về tới Lệ Chi Viên - tục gọi là Trại Vải (làng Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh ngày nay) nghỉ lại, đến đêm nhà vua đột ngột băng hà. Nguyễn Thị Anh nhân cơ hội này đã dựa vào bọn quyền thần bộc tội cho ông âm mƣu với Nguyễn Thị Lộ đầu độc nhà vua. Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc. Chỉ còn một ngƣời vợ lẽ của ông là Phạm Thị Mẫn đang có mang trốn thoát sau sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Hơn 20 năm sau (1464), Lê Thánh Tông mới xuống chiếu rửa oan cho gia đình Nguyễn Trãi, truy phong ông chức Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, tƣớc Tán trù bá và phong Nguyễn Anh Vũ làm chức tri huyện. Năm 1467, Lê Thánh Tông lại cử riêng Trần Khắc Kiệm sƣu tầm lại di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Nhờ đó, một phần tác phẩm của ông đến nay vẫn còn giữ lại đƣợc. 1.1.2. Vài nét về sự nghiệp văn chƣơng 1.1.2.1. Quan niệm về văn học nghệ thuật Thực tế, Nguyễn Trãi không có những trƣớc thuật tập trung bàn về vấn đề văn học nghệ thuật nhƣng ta vẫn có thể tìm hiểu quan niệm của ông về vấn đề này thông qua những nhận xét, những nhận định của các sử gia và ngƣời đƣơng thời. Song song đó, chúng ta có thể tìm hiểu thông qua chính cuộc đời và những tác phẩm của ông. Nguyễn Trãi quan niệm rằng văn nghệ không thể tách rời những yêu cầu của cuộc sống. Ông đã để lại những ý kiến rất quý báo góp phần xây dựng một nhận thức đúng về nhiệm vụ và khả năng của văn nghệ. Trong các tác giả của nền văn học Trung Quốc ông thƣờng nhắc đến Đỗ Phủ: 1 “Tử Mỹ cô trung, Đƣờng nhật nguyệt, Bá nhân song lệ, Tấn sơn hà” (Thơ chữ Hán: Loạn hậu cảm tác) “Trần Bình tự tín năng vi tể, Đỗ Phủ thùy lân dĩ ngộ thân” (Thơ chữ Hán: Mạn thành, bài 1) “Nhan Uyên nƣớc chứa, bầu còn nguyệt, Đỗ Phủ thi nên, bút có thần” (Thơ Nôm: Ngôn chí, bài 11) “Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ, Tay còn lọ hái cúc Uyên Minh” 1 Đỗ Phủ có tên tự là Tử Mỹ. (Thơ Nôm: Mạn thuật, bài 9) 2 “Sầu nặng Thiếu Lăng biên đã bạc Hứng nhiều Bắc Hải chén chƣa không” (Thơ Nôm: Thuật hứng, bài 5) Thơ văn Nguyễn Trãi cũng có lúc nhắc đến những ngƣời nhƣ Khổng Dung, Đào Tiềm, Lý Bạch, Tô Thức, nhƣng ông thƣờng ví mình với Đỗ Phủ. Mang niềm trung của Tử Mỹ, nỗi lo nƣớc, thƣơng đời của Thiếu Lăng. Ông tự thấy dám gánh trách nhiệm nhƣ Đỗ Phủ và mong thơ của mình có đƣợc cái thần nhƣ thơ Đỗ Phủ. Nghệ thuật thơ ca của ông đã bằng thơ Đỗ Phủ chƣa? Điều đó còn phải bàn luận chăng? Nhƣng thơ văn giúp đời của ông thì đạt hiệu quả mà Đỗ Phủ chắc cũng phải thèm muốn. Suốt đời ôm mối “tiên ƣu”, lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ, Nguyễn Trãi lại thƣờng nhắc lời Tô Đông Pha (tức Tô Thức): “Nhân sinh thức tự đa ƣu hoạn, Pha lão tằng vân ngã diệc vân” (Thơ chữ Hán: Mạn hứng, bài 1) “Ngƣời đời biết chữ thì lo nghĩ nhiều”. Đó là niềm tự hào, là ý thức trách nhiệm của ngƣời trí thức chân chính trong xã hội cũ, và cũng là niềm tự hào và ý thức trách nhiệm mà Nguyễn Trãi tìm thấy ở nhà cầm bút. Ông viết: “Văn chƣơng chép lấy đôi câu thánh, Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung. Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngƣợc, Có nhân, có trí, có anh hùng” (Thơ Nôm: Bảo kính cảnh giới, bài 5) Nguyễn Trãi đã gắn văn chƣơng với sự nghiệp, gắn việc làm văn với nhiệm vụ làm ngƣời. Văn chƣơng không tách rời hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, văn chƣơng gắn liền với phẩm chất “Có nhân, có trí, có anh hùng”. Ông đã nói về ý nghĩa chiến đấu của văn chƣơng khi nhắc đến các bức thƣ gửi giặc Minh nhƣ sau: 2 Đỗ Phủ có tên tự là Thiếu Lăng dã lão. “Đao bút phải dùng tài đã vẹn, Chỉ thƣ nấy chép việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra tay thƣớc Điện Bắc đà đà yên phận tiên” (Thơ Nôm: Bảo kính cảnh giới, bài 6) Ông đã dùng “đao bút” để viết chỉ thƣ, chính là những bức thƣ luận chiến với giặc Minh trong những năm tháng khởi nghĩa Lam Sơn mà sau này đƣợc tập hợp lại với tên Quân trung từ mệnh tập. Cố “ra tay thước” tức là tỏ tài khéo mà chiến đấu với tƣ tƣởng ngoan cố của quân giặc, góp phần “vệ Nam” và “điện Bắc”. Nguyễn Trãi quả là đã có ý thức về tính chiến đấu của văn chƣơng và đã tự hào rằng mình biết dùng ngòi bút nhƣ một vũ khí. Đến với Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã đem tất cả tâm huyết của mình cống hiến cho chính nghĩa, cho nhân dân. Chính vì lẽ đó cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông luôn thấm đẫm những trăn trở, suy tƣ về cuộc sống, quyền lợi của nhân dân. Khái niện “nhân dân” đối với Nguyễn Trãi đó chính là “manh lệ”, “xích tử”, “lê dân”, “thương sinh”, “sinh linh”… Những danh từ này xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của ông nhƣ minh chứng cho lòng ƣu ái của ông đối với cuộc đời. Mở đầu Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân Điếu phạt chi sƣ, mạc tiên khử bạo” (Việc nhân nghĩa cốt ở an dân Quân điếu phạt trƣớc lo trừ bạo) “Yên dân”, “trừ bạo” chính là điều luôn canh cánh bên lòng Nguyễn Trãi. Ông cho rằng văn nghệ có nguồn gốc từ cuộc sống, nhất là cuộc sống của dân chúng. Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi đã có những phát hiện nhƣ sau: “Ngƣ ca tam xƣớng, yên hồ khoát, Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao” (Thơ chữ Hán: Chu trung ngẫu hành, bài 2) Ông chày hát lên ba lần thì mặt phủ khói lại rộng thêm ra, chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời đƣợc đẩy cao hơn. Hồ rộng ra vì làn dân ca tỏa ra trên mặt nƣớc, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáo vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của ngƣời ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc, sâu xa. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con ngƣời lên một tầm vóc cao đẹp hơn là nhƣ thế. Nói về thơ, Nguyễn Trãi cũng có ý tứ tƣơng tự: “Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng, Câu thần ngâm dạ, nguyệt càng cao” (Thơ Nôm: Thuật hứng, bài 7) Thơ hay thì phải làm cho ngƣời ta nhìn hiện thực ở một tầm khác tầm nhìn bình thƣờng. Đó là quan niệm rất chính xác và ý nghĩ rất sâu sắc về vai trò của thơ. Nguyễn Trãi, trong tác phẩm của mình, kể cả trong các tác phẩm chính luận, luôn luôn có cái nhìn xa rộng, cái nhìn thấu đáo và sâu sắc đối với thiên nhiên, xã hội, đối với cuộc sống của đất nƣớc, của nhân dân. Ông đề cao tác dụng của văn nghệ, đồng thời lại có yêu cầu cao đối với văn nghệ. Yêu cầu ấy trƣớc hết là: văn nghệ phải gắn bó mật thiết với cuộc sống của quần chúng. Chính sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi cũng đƣợc xây dựng trên mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống. Ông đã có dịp phát biểu về mối quan hệ này nhân trình bày với vua Lê Thái Tông quan niệm của mình về một nền âm nhạc có cơ sở chân chính và vững chắc: “Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc, chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến cho thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được cái gốc của nhạc vậy.”(xem Đại Việt sử kí toàn thƣ, q. 11, tờ 35a, 35b; và Việt sử thông giám cƣơng mục, q. 17, tờ 3a). Nhƣ thế nghĩa là văn nghệ có cuộc sống từ đời sống, mà đời sống ở đây trƣớc hết là đời sống của nhân dân. Câu nói trên cũng có thể suy rộng ra mà hiểu là giữa “gốc” và “văn”, giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ tƣơng hỗ khăng khít, hữu cơ, trong đó nội dung quyết định hình thức. Kết luận rất đúng mà Nguyễn Trãi rút ra là phải chăm bón cái “gốc” thì cái “văn” mới tƣơi tốt đƣợc, tức là muốn cho văn nghệ có thể phát triển thì trƣớc hết phải chăm lo đời sống của nhân dân. Suy rộng ra nhà văn nghệ trƣớc hết phải là những ngƣời biết chiến đấu cho những quyền lợi của tổ quốc, của nhân dân, phải là con ngƣời biết hành động vì cuộc sống. Chỉ có trong quá trình ấy mới có đƣợc những tác phẩm hay. Bản thân Nguyễn Trãi đã thể nghiệm điều ấy. Là một nhà yêu nƣớc vĩ đại, một chiến sĩ kiên cƣờng, ông đã suốt đời đấu tranh vì lợi ích của tổ quốc, của dân tộc. Ông viết để phục vụ cuộc đấu tranh ấy. Chính vì thế mà ông có đƣợc những tác phẩm hay. Nhìn chung, quan niệm về văn học nghệ thuật của Nguyễn Trãi đó là tất cả gắn liền với đời sống nhân dân, đất nƣớc. Đúng nhƣ lời Nguyễn Mộng Tuân, một ngƣời bạn của Nguyễn Trãi Viết: “Kinh ban hoa quốc cổ vô tiền”, nghĩa là cái tài điểm tô cho non sông đất nƣớc, làm cho hay cho đẹp thì từ xƣa chƣa có bao giờ. Làm đẹp cho đất nƣớc thì có nhiều cách, trong đó có việc sáng tác văn nghệ. Trƣớc Nguyễn Trãi có rất nhiều nghệ sĩ làm công việc đó nhƣng có lẽ chỉ có ông là ngƣời để hết tâm trí, tài sức vào công việc này. 1.1.2.2. Về văn: Quân trung từ mệnh tập (1423- 1428): Khi Nguyễn Trãi tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn, ông đƣợc Lê Lợi tin dùng và đƣợc giao cho một nhiệm vụ quan trọng là nhân danh Lê Lợi, viết thƣ gởi bọn chỉ huy giặc Minh đủ các cấp, nhƣ Phƣơng Chính, Sơn Thọ, Thái Phúc, Trần Trí, Vƣơng Thông. Những bức thƣ đó tập hợp lại thành Quân trung từ mệnh tập. Quân trung từ mệnh tập có sức mạnh nhƣ một đạo quân, nhƣ những đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Nguyễn Trãi đã giƣơng cao ngọn cờ chính nghĩa của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống xâm lƣợc đồng thời vạch rõ bộ mặt phản tín nghĩa của chúng. Ông vừa mắng nhiết, khiêu khích, vừa phân tích những điểm yếu của giặc, vừa thuyết phục dụ hàng… Nguyễn Trãi hiểu ta, hiểu địch và đã tìm đƣợc lời lẽ đúng, có ý chí kiên quyết đánh địch, trí tuệ nhạy bén và sáng suốt, nhất là tƣ tƣởng nhân đạo cao quý. Ông đã tiêu biểu cho ý chí và trí tuệ của nhân dân. Quân trung từ mệnh tập có tác dụng làm suy yếu kẻ địch về nhiều mặt. Đƣờng lối đấu tranh quân sự kết hợp với chính trị, chiến lƣợc “mưu phạt tâm công” mà Nguyễn Trãi chủ trƣơng đã đƣợc thực tế chứng minh là đúng. Quân trung từ mệnh tập xét về mặt chính trị thì đây là biểu hiện chiến lƣợc của nghĩa quân còn xét về mặt văn chƣơng thì đây là tác phẩm văn học chính luận kiệt xuất. Bình Ngô đại cáo (1428): Khi kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm phản ánh đầy đủ và tập trung hơn cả diễn biến của cuộc kháng chiến, nêu cao tính chất chính nghĩa của quân ta và kể tội ác giặc. Bình Ngô đại cáo nêu cao chiến lƣợc “mưu phạt, tâm công”. Chiến lƣợc ấy chỉ có thể là chiến lƣợc của ngƣời nắm chính nghĩa. Hơn nữa, tác phẩm còn thể hiện ý chí bất khuất, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta. Đó là một bản hùng ca của thời đại mà cũng là bản Tuyên ngôn độc lập. Giá trị của Bình Ngô đại cáo không phải chỉ là ở chỗ phản ánh cuộc kháng chiến mà giá trị chủ yếu của nó là phát biểu đƣợc chủ nghĩa yêu nƣớc của nhân dân ta- một dân tộc tuy nhỏ bé nhƣng rất anh hùng. Băng Hồ di lục sự (1428): Là tác phẩm giàu chất hồi kí, khắc họa sắc nét chân dung Trần Nguyên Đán, ông ngoại Nguyễn Trãi. Lam Sơn Vĩnh Lăng bi: Bài văn khắc bia này sáng tác năm 1435, viết bằng chữ Hán, nêu rõ nguồn gốc xuất thân của Lê Lợi, đề cao công đức của ông, đặc vai trò “sáng nghiệp” của nhà Lê đối với nền dân tộc tự chủ của dân tộc. Dƣ địa chí: Năm 1434, Lê Thái Tông lệnh cho Nguyễn Trãi soạn tác phẩm này. Nó hoàn thành trong vòng mƣời ngày. Sách này gồm 54 mục, do Nguyễn Thiên Túng tập chú, Nguyễn Thiên Tích cẩn án, Lý Tử Tấn thông luận. Tác phẩm ghi chép sơ lƣợc địa chí hành chính và địa lí tự nhiên của nƣớc ta qua các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, với lòng yêu nƣớc nồng nàn, lần đầu tiên Nguyễn Trãi đặt mầm móng xây dựng Khoa địa lí lịch sử của dân tộc. 1.1.2.3. Về thơ: Ức Trai thi tập: Ức Trai thi tập là tập thơ đƣợc viết bằng chữ Hán, do Trần Khắc Kiệm sƣu tầm gồm 105 bài. Có thể phân những bài thơ trong tập thơ thành một số chủ đề: - Ca ngợi thiên nhiên: Dục Thúy sơn, Quá hải… Thơ ca ngợi thiên nhiên của Nguyễn Trãi không đơn thuần là tả cảnh mà chứa đựng nhiều nội dung với nhiều sắc thái biểu hiện phong phú. - Ca ngợi chiến công dẹp giặc và dựng nƣớc của Triều Lê: Hạ quy Lam Sơn, Hạ tiệp… Những bài thơ này thể hiện khát vọng vƣơn tới tầm tƣ tƣởng thoáng đạt của nhà thơ. - Đề tặng, xƣớng họa, ngẫu hứng, tức cảnh… Ức Trai thi tập bộc lộ sâu sắc toàn bộ tƣ tƣởng, tính cách, con ngƣời Nguyễn Trãi, phản ánh đƣợc tấn bi kịch cuộc đời của ngƣời anh hùng. Chính cái nguồn gốc bi kịch này đã ảnh hƣởng đến phong cách trữ tình của nhà thơ Nguyễn Trãi, tạo nên âm hƣởng bi tráng trong thơ ông. Tuy vậy, xuyên suốt tập thơ này vẫn là tấm lòng của một con ngƣời thiết tha với đời, với ngƣời, một lòng yêu nƣớc thƣơng dân vô hạn. Tấm lòng ấy chi phối nhà thơ cả khi nhập thế cũng nhƣ rời khỏi chốn quan trƣờng về ở ẩn. Quốc âm thi tập: Đây là tập thơ đƣợc viết bằng chữ Nôm, là tập thơ tiếng Việt xƣa nhất còn lại trong lịch sử văn học. Không rõ nguyên bản bao nhiêu bài thơ nhƣng trải qua nhiều biến động lịch sử, nhất là sau vụ án Lệ Chi Viên năm 1442, cũng nhƣ nhiều văn phẩm khác của ông, số lƣợng thi ca tiếng Việt này chắc cũng bị thất lạc, mất mác nhiều. Bản Quốc âm thi tập hiện nay đang lƣu hành, chính là bản phiên âm từ quyển thứ 7 trong Ức Trai di tập (1868), gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề gồm 14 tiểu mục, 192 bài; Thời lệnh môn gồm 9 tiểu mục, 21 bài; Hoa mộc môn gồm 23 tiểu mục, 32 bài; Cầm thú môn gồm 7 tiểu mục, 7 bài. Quốc âm thi tập gồm 4 chủ đề chính sau: - Lòng yêu thiên nhiên tha thiết: Nguyễn Trãi ca ngợi thiên nhiên, cảnh vật đất nƣớc với tấm lòng tin yêu, rộng mở. Thiên nhiên gợi cho ông nhiều thi hứng. Thiên nhiên đƣợc ông nhân cách hóa rất sinh động, ông thổi vào cây cỏ, chim muôn, trăng nƣớc… một tâm linh và cho chúng cuộc sống nhằm muốn thể hiện tình cảm hài hòa thấm thiết, cởi mở giữa thiên nhiên và chính bản thân nhà thơ. - Giải bày những tâm sự u uẩn, thiết tha nhƣng phải giấu kín của nhà thơ: Đây là chủ đề quan trọng bật nhất trong Quốc âm thi tập. Nó thể hiện những uẩn khúc khác nhau đã giày vò Ức Trai trên bƣớc đƣờng đời. Đặc biệt là sự chán ghét về thói đời bạc bẽo trong những năm tháng làm quan dƣới triều Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, cũng nhƣ những ngày lui về ở ẩn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan