Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về tranh thủy mặc trung quốc _ tiếng việt...

Tài liệu Tìm hiểu về tranh thủy mặc trung quốc _ tiếng việt

.PDF
49
593
89

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ----[ \---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ TRANH THỦY MẶC TRUNG QUỐC NGUYỄN MAI THÙY TRANG BIÊN HÒA, THÁNG 01/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ----[ \---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ TRANH THỦY MẶC TRUNG QUỐC 中国水墨画的初探 Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MAI THÙY TRANG Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Kim Nguyệt BIÊN HÒA, THÁNG 01/2011 LỜI CÁM ƠN Nghiên cứu khoa học là công trình mà mọi sinh viên đều mong muốn thực hiện vì thông qua nó sinh viên ngoài việc có thể nghiên cứu vần đề mà mình yêu thích, thì đây còn là cơ hội tốt để sinh viên tự kiểm tra lại kiến thức mà mình đã học ở nhà trường, chính vì vậy mà đầu tiên người viết muốn cám ơn thầy hiệu trưởng trường đại học Lạc Hồng. Bài nghiên cứu này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo viên hướng dẫn thạc sĩ Dương Thị Kim Nguyệt, mặc dù công việc bận rộn nhưng cô vẫn cố gắng dành thời gian giúp tôi sửa bài từng chi tiết một. Tôi cũng xin cám ơn chủ quản đơn vị hiện nay tôi đang thực tập, cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mục lục PHẦN DẪN LUẬN........................................................................................... 8  NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................................ 11  CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TRANH TRUNG QUỐC .................................. 11  1.1 Lịch sử phát triển.................................................................................. 11  1.2 Thể loại tranh........................................................................................ 16  1.2.1 Theo đối tượng thể hiện: .................................................................. 17  1.2.1.1 Tranh nhân vật............................................................................. 17  1.2.1.2 Tranh sơn thủy............................................................................. 18  1.2.1.3 Tranh hoa điểu............................................................................. 21  1.2.1.4 Tranh châm biếm......................................................................... 22  1.2.2 Về phương pháp thể hiện ................................................................. 23 1.2.2.1 Tranh thủy mặc............................................................................ 23  1.2.2.2 Tranh công bút ............................................................................ 24  1.2.3 Theo họa gia sáng tác ....................................................................... 25 1.2.3.1 Tranh cung đình .......................................................................... 25  1.2.3.2 Tranh văn nhân............................................................................ 26  1.3 Sắc trong tranh Trung Quốc .................................................................... 26  CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT TRANH THỦY MẶC TRUNG QUỐC............ 29  2.1 Giới thiệu tranh thủy mặc ........................................................................ 29  2.2 Nghệ thuật trong tranh Trung Quốc ........................................................ 30  2.2.1 Công cụ............................................................................................. 30  2.2.2 Những nét chính trong nghệ thuật tranh thủy mặc........................... 34  2.3 Tư tưởng văn hóa trong tranh thủy mặc Trung Quốc.............................. 38  KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 42  -8- PHẦN DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Thủy mặc là một thể loại trong tranh Trung Quốc, bắt đầu xuất hiện vào đời Đường, cho đến thời Ngũ Đại thì tranh thủy mặc trở nên phổ biến trong xã hội, đến đời Tống Nguyên là thời kì hưng thịnh phát triển đỉnh cao của tranh thủy mặc Trung Quốc. Và tranh thủy mặc Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Từ ngàn năm nay tranh thủy mặc vẫn được xem là quốc họa, có thể nói đây là một trong những di sản văn hóa mang tính đại biểu nhất của tinh thần văn hóa, con người Trung Quốc, là một trong số ít những thể loại tranh hiện nay trên thế giới còn mang ý thức truyền thống đặc trưng đặc biệt như vậy. Tranh thủy mặc với phương cách chế tác độc đáo, chất liệu chính là mực và nước được thực hiện trên loại giấy đặc biệt _ giấy xuyến chỉ( loại giấy làm thủ công nhưng cao cấp, trắng, mịn), người họa sĩ chỉ hạ bút khi đã tích tụ cảm xúc và xác định ý tưởng rõ ràng vì đặc điểm của giấy xuyến chỉ là thấm mực, vẽ nét nào là định nét ấy, không thể sửa chữa. Thủy mặc lấy bút pháp làm chủ đạo từ đó phát huy toàn diện tác dụng của mực, sắc màu mực đậm hay nhạt tùy vào nét bút đưa đường nét và tạo hình thế nào mà tạo ra thay đổi bất ngờ, đối với tranh thủy mặc “Mực chính là sắc”, “Mực phân ngũ sắc”, màu mực đậm nhạt ở những mức độ khác nhau tương ứng với từng sắc trong bảng màu, không cần dùng đến màu nhưng bức tranh vẫn sống động, độc đáo với nét riêng không thể nhầm lẫn. Cây bút lông và nghiên mực nho có sức biểu hiện to lớn, đưa người xem vào góc độ thẩm mỹ tao nhã. Lịch sử lâu đời của tranh thủy mặc có quan hệ mật thiết với văn hóa của Trung Quốc, nguồn gốc và sự phát triển của chúng không thể tách rời. Tranh thủy mặc Trung Quốc không chỉ độc đáo về mặt nghệ thuật mà bản thân nó cũng chính là tinh hoa văn hóa. -9- Mặc dù chỉ biết đến tranh thủy mặc trong một dịp tình cờ, nhưng người viết đã bị những bức tranh mực này thu hút, mực đen nổi bật trên nền giấy trắng, màu mực đậm nhạt tinh tế ở từng chi tiết, càng nhìn càng sống động, khiến người xem không thể rời mắt. Chính vì những lí do trên mà người viết quyết định chọn đề tài này, mong muốn dưới sự hướng dẫn của giáo viên có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ, khoa học về tranh thủy mặc Trung Quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Theo như người viết được biết hiện nay tại Việt Nam chưa có sách nghiên cứu chính thức về mảng tranh thủy mặc Trung Quốc, chỉ có một số bài viết tản mạn về tranh thủy mặc Trung Quốc và thường thì chúng là một phần của những bài viết về tranh Trung Quốc. 3. Mục tiêu và những đóng góp của bài nghiên cứu Như đã nêu ở trên tranh thủy mặc thật sự là một mảng thú vị để nghiên cứu cả về mặt nghệ thuật lẫn văn hóa, người viết muốn thông qua việc nghiên cứu về tranh thủy mặc Trung Quốc tìm hiểu tư tưởng văn hóa con người Trung Quốc. Hiện nay tranh thủy mặc tại Việt Nam được rất nhiều người yêu thích, nên người viết mong muốn mang đến cho mọi người những kiến thức bổ ích về lĩnh vực này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Ở chương một, người viết tiến hành tìm hiểu chung về tranh Trung Quốc với những nội dung như: ™ Lịch sử phát triển ™ Thể loại tranh ™ Đặc điểm về màu sắc trong tranh Trung Quốc. Chương hai, người viết đi sâu tìm hiểu tranh thủy mặc gồm những nội dung sau: ™ Quá trình hình thành phát triển - 10 - ™ Nghệ thuật tranh thủy mặc ™ Tư tưởng văn hóa Trung quốc thể hiện trong tranh thủy mặc. Phạm vi: Vì tranh Trung Quốc là một lĩnh vực rộng lớn nội dung phong phú, nên ở đây người viết chỉ tiến hành nghiên cứu tìm hiểu một mảng nhỏ của tranh Trung Quốc đó là tranh thủy mặc _ một trong những dòng chính của trường phái nghệ thuật hội họa phương Đông. 5. Phương pháp nghiên cứu Người viết chủ yếu thực hiện đề tài trên cơ sở tổng hợp các tư liệu sẵn có, chọn lọc phân tích tìm ra nét đẹp nghệ thuật, những yếu tố về tư tưởng, văn hóa con người Trung Quốc. 6. Cấu trúc của đề tài Gồm 2 chương: Chương I: Khái quát tranh Trung Quốc Chương II: Khái quát tranh thủy mặc Trung Quốc - 11 - NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: TRUNG QUỐC KHÁI QUÁT TRANH Tranh Trung Quốc bắt nguồn từ xa xưa, khi mà chữ tượng hình xuất hiện và nó chính là nền móng cơ bản cho cho sự phát triển của tranh Trung Quốc sau này. Thuở ban đầu, tranh và chữ không có sự khác biệt, hơn nữa ở Trung Quốc lưu truyền một số truyền thuyết cho rằng tranh và chữ vốn ra đời cùng lúc với nhau, theo đó thì Phục Hy (một nhân vật trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc) họa hình, còn Thương Hiệt tạo chữ (một nhân vật trong truyền thuyết Trung Quốc), mở ra một kỷ nguyên cho thư họa, cũng từ đó văn tự và họa đồ lần đầu tiên có sự khác biệt. 1.1 Lịch sử phát triển Tranh Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời. 2000 năm về trước vào thời Chiến Quốc xuất hiện loại hình hội họa thực hiện trên vật phẩm dệt tơ gọi là tranh lụa, và trước đó thì có những bức họa trên đá, trên đồ gốm màu. Những hình thức hội họa đầu tiên này đã đặt cơ sở cho phương pháp tạo hình lấy đường nét làm chính của tranh Trung Quốc. Thời kỳ lưỡng Hán (206TCN-220), Ngụy (220-263) Tấn (265-420) và Nam Bắc Triều (420-589 ) xã hội có sự thay đổi to lớn từ đang thống nhất ổn định chuyển sang phân tách, sự giao lưu, dung hợp giữa văn hóa ngoại lai và văn hóa bản địa đã khiến cho hội họa trong thời kỳ này đi đến hình thành một cục diện mới: các tác phẩm lấy hội họa tôn giáo làm chủ yếu, tranh miêu tả những nhân vật lịch sử đất nước, đề tài tác văn học chiếm tỉ lệ nhất định. Tranh sơn thủy, tranh hoa điểu cũng ra đời trong thời kỳ này. Đến thời Tùy (581–619) Đường (618–907) kinh tế văn hóa xã hội phát triển phồn thịnh nên hội họa thời kỳ này mang nhiều đặc điểm phản ánh sự hưng vượng này. Tranh sơn thủy, tranh hoa điểu phát triển ngày một lớn mạnh, tranh tôn - 12 - giáo đạt đến đỉnh cao, thời gian này bắt đầu xuất hiện khuynh hướng thiên về thế tục hóa _ tranh nhân vật, tranh nhân vật lấy cuộc sống sinh hoạt của tầng lớp quí tộc làm chính, đồng thời ra đời phương pháp tạo hình nhân vật mang tính đặc trưng của thời đại. Thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907–960) đến hai triều Bắc Tống (960-1127 ) Nam Tống (1127-1279) hội họa Trung Hoa phát triển thêm một bước đáng kể về nghệ thuật lẫn nội dung. Tranh nhân vật đi sâu miêu tả cuộc sống con người, tranh tôn giáo không còn giữ vị trí chính yếu, và dần dần đi vào con đường suy thoái, còn tranh sơn thủy và tranh hoa điểu lại trở thành trào lưu chính trong giới hội họa Trung Quốc bấy giờ. Rồi đến sự xuất hiện của tranh văn nhân và sự phát triển của nó sau này đã làm nên sự phong phú vô cùng to lớn về phương cách thể hiện cũng như quan niệm sáng tác trong hội họa Trung Hoa. Sang đến đời Nguyên (1279-1368), hội họa Trung Hoa gặp hai khó khăn lớn: Thứ nhất, Nguyên triều vốn dân Mông Cổ, văn hóa không cao, chuộng võ hơn văn chương. Sĩ phu bị xếp vào hạng thấp, chỉ trên ăn mày. Triều đình có ngự viện để huấn luyện cưỡi ngựa nhưng lại không có họa viện như đời Tống. Thứ hai, qua một thời kỳ mà văn học, nghệ thuật lên cao như tiền triều, nay bị lạnh nhạt nên giới văn nhân có khuynh hướng tìm thanh nhàn, hoài cổ. Sau đó thời Nguyên mạt có Nguyên Quí Tứ Ðại Gia gồm Hoàng Công Vọng, Ngô Trấn, Vương Mông, Nghê Toản. Thời kỳ này, họa pháp đi từ màu sắc chi tiết của đời Tống chuyển sang u nhã, giản phác và lối vẽ hoa điểu gần như không còn ai theo mà sử dụng bút mực để nói lên ý tình, chí khí. Về loại sơn thủy, họa gia đời Nguyên cũng theo các trường phái đời Tống. Về tranh hoa điểu thì chỉ tương đối thịnh vào thời Nguyên sơ. Cuối đời Nguyên chỉ còn lối vẽ thủy mặc, cũng trong thời gian này khi mà lối văn nhân họa thịnh hành, người ta thiên về mô tả tâm tình hơn là miêu tả sự vật, nên không còn dụng công nhiều vào đường nét, chi tiết. Họa gia đời Nguyên cũng đi chuyên sáng tác về một loại hơn là nhiều đề tài. Tranh mai lan cúc trúc sang đời Nguyên phát triển rất cao vì loại tranh này gắn liền với phép viết chữ. Vẽ tranh lại giản - 13 - tiện nên thường là đề tài cho văn nhân phóng bút khi nhàn tản, uống rượu. Tuy triều Nguyên ngắn ngủi hội họa không được coi trọng, nhưng vì không có họa viện ước thúc nên đời này nhiều họa gia đã sáng tạo ra những lối vẽ riêng, nhất là lối vẽ tranh sơn thủy nhanh trên giấy thay vì trên lụa như đời Tống. Sang đời Minh (1368-1644) thì lối vẽ vẫn còn ảnh hưởng nhiều của thời Nguyên, vẫn lấy sơn thủy làm chính. Họa viện thời kỳ này được tái lập, số lượng họa gia cũng nhiều hơn nhưng lại không xuất sắc bằng vì: Thứ nhất, triều đình thi hành chính sách kiềm chế văn nhân. Thứ hai, họa gia đời Minh còn chịu ảnh hưởng quá nhiều từ thế hệ trước, chỉ lập lại đường lối cũ mà không sáng tạo thêm. Ðời Minh, họa gia bắt đầu chia theo từng khu vực, trường phái và mỗi trường phái lại tạo ra những qui tắc riêng, đôi khi xảy ra xung đột. Về tranh sơn thủy, đời Minh tồn tại ba trường phái: ™ Viện phái: Vua Thái Tổ nhà Minh xuất thân nghèo khó, thời trẻ xuất gia độ nhật nên lòng thường không thích giới văn nhân, và tinh thần phóng dật đời Nguyên mạt. Vì thế họa viện đề cao đường lối thời Nam Tống nên các họa gia được triều đình ưu đãi gọi là Viện phái. Phái này thịnh hành trong các thời Vĩnh Lạc, Tuyên Ðức, Thành Hóa. ™ Chiết phái: Do Ðái Tiến sáng lập sau khi ông rời họa viện, theo đường lối của Mã Viễn, Hạ Khuê. Phái này nổi tiếng trong suốt triều Minh. ™ Ngô phái: Gồm những người nào đi theo lối vẽ của đời Ngũ Ðại, Bắc Tống và tứ đại gia đời Nguyên. Phái này lúc đầu không bằng Chiết phái nhưng sau có Trẩm Chu, Văn Trưng Minh, Ðường Diễn nên mới hưng thịnh. Cả nhà Văn Trưng Minh đều nổi tiếng mãi tới thời Minh mạt khi Ðổng Kỳ Xương xuất hiện. - 14 - Về tranh hoa điểu thì đời Minh có bốn trường phái chính: ™ Phái thứ nhất theo phương pháp song câu của Hoàng Thuyên, thường thuộc trong Họa Viện. ™ Phái thứ hai theo theo lối của Từ Hi, nổi danh có Vương Vấn, Tôn Khắc Hoằng, Vương Xác Tường. ™ Phái thứ ba vẽ thủy mặc theo lối ấn tượng, có Lâm Lương, Trần Thuần, Từ Vị. ™ Phái thứ tư thường được gọi là phái câu hoa điểm diệp do Chu Chi Miện khởi sáng, ảnh hưởng lối thủy mặc tả ý, chỉ cốt diễn tả ý tứ chứ không nệ chuyện hình tượng bên ngoài. Tranh vẽ trúc thì từ thời Nguyên đến thời Minh vẫn chỉ có một lối vẽ đơn sắc theo lối thủy mặc dùng một màu với cường độ đậm nhạt. Tuy vậy, so với thời Nguyên thì vẽ trúc thời Minh phong phú hơn, trúc được vẽ trong nhiều trạng thái: trong mưa, trong tuyết, trong gió,…. Ngoài ra mai, lan, mai trúc, lan trúc cũng rất được yêu thích và đều dùng kỹ thuật thủy mặc. Thế nhưng đóng góp to lớn nhất của hội họa thời Minh là vẽ quạt. Ðời Thành Tổ Vĩnh Lạc, người Trung Hoa bắt chước theo lối làm quạt của Nhật và tới đời Hiến Tông Thành Hóa, vẽ quạt được đưa vào thành một trong những thể loại chính của hội họa. Đến đời Thanh (1644-1912) các họa gia gần như hoàn toàn đi theo những đường lối đời Minh để lại. Tuy vậy trong suốt triều đại này, cũng có nhiều người theo những kỹ thuật mới. Từ sau cuối thế kỷ 19, trong bối cảnh tranh Trung Quốc tiếp thu những hình thức thể hiện, quan niệm nghệ thuật của mĩ thuật phương Tây cũng như kế thừa văn hóa hội họa truyền thống của dân tộc mấy trăm năm gần đây thì các tư tưởng mới từ từ ra đời, lớp lớp danh gia xuất hiện, không ngừng đổi mới cục diện hội họa Trung Quốc. Sau thế kỷ 19, tại các trung tâm kinh tế chính trị có thương nghiệp, văn hóa phát triển như Quảng Châu, Thiên Tân, Bắc Kinh, Thượng Hải,… tập trung một số lượng - 15 - lớn họa gia, tạo nên hiện tượng phân chia theo khu vực ví dụ như nhóm họa gia phương Bắc, họ lấy Bắc Kinh làm trung tâm, nhóm họa gia Lĩnh Nam lấy Quảng Châu làm trung tâm, nhóm họa gia Chiết Giang thì lấy Thượng Hải làm trung tâm, … Tùy theo sự đổi thay triều đại, sự thay đổi địa thế mà những khu vực họa gia kể trên sẽ có sự biến đổi, như khoảng thời gian kháng Nhật, rất nhiều họa gia đã di chuyển đến vùng Tây Nam, đến năm 1949 lại có không ít họa gia di cư đi Hương Cảng và nước ngoài. Cho đến ngày nay, tại nhiều tỉnh thành lớn trên toàn quốc nhiều họa viện được xây dựng, ngoài 3 trung tâm lớn Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu còn xuất hiện rất nhiều trung tâm hội họa mời, và đội ngũ họa gia cũng phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Trong số các họa gia Trung Quốc hiện đại, một số người vẫn kế thừa và kiên trì đi theo khuôn mẫu cơ bản của hội họa truyền thống. Năm 1919 phong trào Ngũ Tứ bùng nổ, giương cao ngọn cờ văn hóa mới, văn hóa phản đối phong kiến. Trong lĩnh vực mĩ thuật, các nhà mĩ thuật chủ trương cách tân đều đồng loạt hưởng ứng lời hiệu triệu tiến hành phong trào văn hóa mới. Thông qua việc việc cách tân tranh Trung Quốc, họ muốn tạo ra một tranh Trung Quốc mới. Từ sau cuộc cách mạng văn hóa Ngũ Tứ, cùng với sự du nhập của mĩ thuật phương Tây, và ảnh hưởng của cuộc đấu tranh phản phong kiến, sự cải cách tranh Trung Quốc trở nên rộng rãi. Theo sự biến đổi của thời đại, tranh Trung Quốc từ bộ ngôn nghệ thuật quí tộc, thú vui tiêu khiển của văn nhân, mặc khách, giới vương giả dần chuyển thành bộ môn nghệ thuật của nông dân, điều này đã làm cho nội dung và đề tài của tranh Trung Quốc có sự chuyển biến sâu sắc. Các nhà họa gia đặt góc nhìn của mình vào cuộc sống và đã sáng tác một số lượng lớn các tác phẩm xuất sắc mang đậm nét dấu ấn thời đại. Tranh Trung Quốc có bề dày truyền thống hàng trăm năm, suốt 20 thế kỷ hình thành biến đổi và phát triển, và dưới sự thúc đẩy của trào lưu “Đông Tây hòa hợp”, “Mượn cổ khai kim” đã sản sinh những phong cách hội họa mới đa dạng phong phú mà - 16 - trước nay chưa từng có, mang phong cách hiện đại độc đáo, và trở thành một bộ phận trong thế giới nghệ thuật đương đại. 1.2 Thể loại tranh Tranh Trung Quốc có “Họa phân tam khoa” gồm nhân vật, sơn thủy, và hoa điểu, tuy phân loại theo đề tài nhưng cái chính vẫn là mượn nghệ thuật thể hiện tư tưởng quan niệm của tác giả. “Họa phân tam khoa” là tóm lược ba mặt của cuộc sống và vũ trụ: tranh nhân vật nói về xã hội, con người, mối quan hệ giữa người và người; tranh sơn thủy nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người hòa vào tự nhiên thành một thể thống nhất; tranh hoa điểu nói về sinh mệnh muôn loài trong thế giới tự nhiên rộng lớn, cũng như sự tồn tại hài hòa giữa chúng với con người. Ba nhân tố này hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau tạo nên một chỉnh thể vũ trụ. Đây là tư tưởng triết học thăng hoa trong nghệ thuật. Còn về kỹ thuật thì chỉ có hai loại: công bút và tả ý. Công bút là lối vẽ có từ xưa, trước hết vẽ bằng bút nét mảnh hình vẽ rồi sau dùng màu tô lên, làm sao càng giống thực tế càng tốt. Lối vẽ này tỉ mỉ và mất nhiều công phu. Còn tả ý là lối vẽ chủ trương dùng hội họa để diễn tả tư tưởng, không phải để truyền thần sự vật. Mọi vật được vẽ theo tâm tư của họa gia, thể hiện chính tâm hồn của tác giả. Bức tranh nói lên tâm tư, cảm xúc, dao động, thái độ của chính con người. Lối vẽ này tương tự lối vẽ biểu ý của Tây phương. Phương pháp vẩy mực (bát mặc) là một hình thức phóng túng không khác gì phương pháp hội họa mới hiện nay bao nhiêu. Tranh Trung Quốc có thể phân chia như sau: - 17 - 1.2.1 Theo đối tượng thể hiện: 1.2.1.1 Tranh nhân vật Hay còn được gọi ngắn gọn là”nhân vật”, đây là một thể loại trong tranh Trung Quốc lấy con người làm chủ thể, xuất hiện tương đối sớm hơn so với tranh sơn thủy và tranh hoa điểu, về cơ bản được chia thành tranh về phật giáo, tranh cung nữ, tranh chân dung, tranh phong tục, tranh kể về những câu chuyện lịch sử. Họa gia vẽ tranh nhân vật cố gắng đạt đến mức độ truyền thần, cấu tứ sinh động, hình và thần toàn vẹn. Phương pháp truyền thần này thường được dùng nhằm mục đích thể hiện tính cách nhân vật bao gồm: bối cảnh, không khí, dáng vẻ, thần thái nhân vật. Trong luận tranh Trung Quốc cổ còn gọi tranh nhân vật là tranh truyền thần. Ngày nay, do tiếp thu thêm những kỹ thuật vẽ của phương Tây mà phương pháp tạo hình cũng như bố trí màu sắc trong tranh nhân vật Trung Quốc có nhiều bước phát triển to lớn. Hình 1.1 - 18 - 1.2. 1.2 Tranh sơn thủy Hình 1.2 Còn được gọi đơn giản là “sơn thủy”, đây là loại tranh miêu tả lấy sông núi tự nhiên làm chủ thể. Thể loại này dần phát triển từ thời Ngụy (220-263) Tấn (265-420) Nam Bắc Triều (420-589 ) nhưng thuộc vào thể loại tranh nhân vật, và có tác dụng chủ yếu là tạo bối cảnh cho tranh. Phải đến đời Tùy (581–619) Đường (618–907) mới bắt đầu phát triển một cách độc lập, và đến thời Ngũ Đại (907–960) Bắc Tống (960-1127 ) thì phát triển một cách mạnh mẽ, đây là thời kỳ hưng thịnh của dòng tranh sơn thủy. Đời Nguyên (1279-1368) tranh sơn thủy đi theo xu hướng tả ý, lấy hư tả thực, thiên về cái thần, từ đó tạo ra phong cách sáng tác mới. Đời Minh Thanh cho đến thời kỳ cận đại, tranh sơn thủy vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đồng thời xuất hiện nhiều nội dung mới, chú trọng bố cục cách biểu đạt ý cảnh. Tranh sơn thủy tùy theo phương cách sáng tác mà được chia thành: - 19 - • Sơn thủy thủy mặc Hình 1.3 • Non xanh nước biếc Hình 1.4 - 20 - • Sơn thủy kim bích Hình 1.5 • Sơn thủy đậm nhạt Hình 1.6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan