Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố cà mau...

Tài liệu Tìm hiểu về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố cà mau

.PDF
65
278
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ --- $ --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌM HIỂU VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU Giảng viên hướng dẫn: ThS.GVC. Trần Thanh Quang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bé Hon MSSV: 6096079 Lớp: SP.GDCD K35-01 Cần Thơ, tháng 9 năm 2013 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LỜI CẢM ƠN ---  --- Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự nổ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trước tiên, với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Trần Thanh Quang - người Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung, thầy cô Khoa khoa học Chính trị nói riêng đã trang bị cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường cả về kiến thức và kỹ năng sống. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Cà Mau đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Thân gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè đã động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Và sau cùng là cho tôi kính dâng lên cha mẹ và gia đình tôi. Những người đã sinh thành, dưỡng dục không quản khó khăn vất vã và luôn luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi để tôi có được như ngày hôm nay. Dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn! Cần Thơ, tháng 9 năm 2013 GVHD: ThS. Trần Thanh Quang SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ……………… GVHD: ThS. Trần Thanh Quang SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN .………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… GVHD: ThS. Trần Thanh Quang SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3 5. Kết cấu luận văn ........................................................................... 3 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở NƯỚC TA 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản ở nước ta 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành thủy sản................... 4 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản. 8 1.2 Tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta .......... 15 1.2.1 Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ....................................... 17 1.2.2 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ............................................ 19 1.3 Quan điểm của Đảng về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay ............................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: THÀNH PHỐ CÀ MAU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 2.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau 2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................... 24 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................... 25 GVHD: ThS. Trần Thanh Quang SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 2.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau 2.2.1 Đối tượng và hình thức nuôi ............................................... 29 2.2.2 Những kết quả đạt được trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau và nguyên nhân của những kết quả đó .......................... 30 2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau .................................................................... 39 2.2.4 Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau............................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau trong thời gian tới....................................................................................... 43 3.1.1 Mục tiêu.............................................................................. 43 3.1.2 Định hướng......................................................................... 44 3.2 Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau trong thời gian tới................................................................................................ 46 3.2.1 Giải pháp về quy hoạch và giống nuôi trồng thủy sản ......... 46 3.2.2 Giải pháp về thị trường ....................................................... 49 3.2.3 Giải pháp về vốn, khoa học - công nghệ, về thu hút và phát triển nguồn nhân lực ..................................................................................................... 50 3.2.4 Giải pháp về môi trường, công tác khuyến ngư và chỉ đạo .. 52 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 56 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................. 58 GVHD: ThS. Trần Thanh Quang SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta đã xác định, ngành thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cả nước. Đây là một nhận định hết sức đúng đắn, thủy sản Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thủy sản đó là ngành nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản đã có tác động rất lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, không những đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến ngành thủy sản và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, ngành nuôi trồng thủy sản góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng sự trao đổi buôn bán, ngoại giao với nhiều quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới. Trong những năm gần đây, khi khai thác và đánh bắt thủy sản ngày càng có nguy cơ giảm sút vì nguồn lực tự nhiên khan hiếm thì nuôi trồng thủy sản lại càng được coi trọng và phát triển mạnh. Việc phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản sẽ thay thế cho khai thác hải sản đã phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam, tiến tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển tự nhiên của đất nước. Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau, là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng đứng đầu về sản xuất lương thực và thủy sản của cả nước. Ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau trong những năm qua đã có những bước đi đúng đắn với sự chuyển dịch thành công một diện tích lớn đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm trên địa bàn toàn thành phố đã có bước phát triển nhanh, đúng hướng và đạt hiệu quả khá cao. Kinh tế thành phố Cà Mau nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc với những thành tựu to lớn góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, năng suất nuôi tôm của GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 1 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC thành phố tăng chậm, đạt thấp so với năng suất bình quân chung của các huyện trong tỉnh. Ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn không ít những bất cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: Quy hoạch phát triển chưa ổn định, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn thấp, sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh. Những tồn tại trên cần được khắc phục kịp thời để đưa ngành nuôi trồng thủy sản của thành phố Cà Mau trong những năm tới phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Vì vậy, để nhìn nhận đúng đắn quá trình phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản của thành phố Cà Mau trong những năm qua, những thành tựu và hạn chế nhằm xây dựng những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài đưa ngành nuôi trồng thủy sản của thành phố Cà Mau phát triển đúng với tiềm năng sẵn có của vùng nên tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm tìm hiểu quá trình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau trong những năm qua. Tạo cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho quá trình phát triển của ngành trong những năm tới, giúp ngành nuôi trồng thủy sản khai thác có hiệu quả hơn. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta. - Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản thành phố Cà Mau trong những năm qua, mặt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 2 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - Từ thực trạng, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản thành phố Cà Mau trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của thành phố Cà Mau làm đối tượng nghiên cứu. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Luận văn nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cà Mau. Thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản thành phố Cà Mau từ năm 2004 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng có một số phương pháp cơ bản như: Kết hợp lý luận với thực tiễn, thống kê, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn, logic lịch sử, rút ra kết luận. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta Chương 2: Thành phố Cà Mau và thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cà Mau GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 3 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở NƯỚC TA 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản ở nước ta 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành thủy sản 1.1.1.1 Khái niệm của ngành thủy sản Khi nói đến ngành thủy sản, ta thường nhắc đến ba khía cạnh chủ yếu sau đây: Một là, ngành thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp. Bởi vì ngành thủy sản vừa mang những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung, vừa có tính độc lập tương đối với nông nghiệp. Những đặc điểm tương đồng với nông nghiệp như tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản là mặt nước; đối tượng lao động là những sinh vật thủy sinh; kết quả sản xuất của ngành là sản phẩm sinh vật, những kết quả sinh học. Mặc dù có những đặc điểm tương tự với nông nghiệp, ngành thủy sản vẫn có tính độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Tính độc lập kinh tế biểu hiện ở chỗ trong ngành thủy sản người ta rất khó phân biệt rạch ròi về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thủy vực và các nguồn lợi thủy sản (trong lĩnh vực đánh bắt). Do vậy trong các hình thức tổ chức sản xuất, sự hợp tác thường được coi trọng. Về kỹ thuật tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ngành thủy sản cũng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng phục vụ cho nuôi trồng và đánh bắt (tàu thuyền, ngư cụ, bến cảng, cống đập…). Về mặt môi trường, hoạt động của ngành thủy sản cũng có thể tự gây ô nhiễm hay hủy hoại do hoạt động các ngành khác gây ra. Do vậy, sự phát triển hài hòa giữa thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp trên từng vùng sinh thái là điều kiện phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung. Hai là, nói đến hoạt động sản xuất của ngành thủy sản là nói đến hai hoạt động chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thủy sản mà địa phương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng hay đánh bắt hoặc kết hợp hài hòa cả hai hoạt động trên. Ngoài hai hoạt GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 4 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC động trên, hoạt động chế biến thủy sản cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động chế biến phát triển không đồng đều giữa các khu vực và địa phương. Bởi vì, nó đòi hỏi rất cao về vốn, kỹ thuật, cơ sở vật chất… Ba là, ngành thủy sản là một ngành hàng có tính chất liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội còn thấp, sản xuất ngành thủy sản có quy mô nhỏ, sản phẩm ít nên chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu của xã hội đa dạng và phức tạp thì việc chế biến phần lớn các sản phẩm đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ. Các ngành chuyên môn hóa hẹp như: Công nghiệp đánh bắt cá biển, cơ khí chế tạo và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản… ngày càng liên kết chặt chẽ với thủy sản cùng phát triển. Tóm lại, ngành thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thủy sản là tiến trình khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. 1.1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân Trên thực tế, hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp vì vậy ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Với lợi thế điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260km với nhiều sông ngòi, đầm, phá…thuận lợi cho cá nuôi nước ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm phát triển ngành kinh tế thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân ngành: Khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, vận chuyển…phát triển ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp và toàn ngành kinh tế nói chung. GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 5 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Có thể nói rằng, các sản phẩm thủy sản là những sản phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp nập, người ta thường có thói quen ăn thức ăn nhanh. Những thức ăn này không hề có lợi cho cơ thể. Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm và các loại hải sản khác bên cạnh gia đình và người thân thật sự có ý nghĩa biết bao. Càng ngày những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập của người dân cao thì người ta thường hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡng này. Ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Bởi vì, ngành thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó là một trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân. Do đó, phát triển ngành thủy sản không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Ngành thủy sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hình thức sơ khai buổi đầu là đánh bắt thủy sản nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân ngư dân. Ngày nay, khi đất nước ta hòa mình vào nền kinh tế quốc tế thì ngành thủy sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Ngành thủy sản phát triển thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước vì xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước trên thế giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở ra cơ hội cho đất nước hòa cùng nhịp điệu sôi động của thế giới. Có thể thấy rằng, sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 1.1.1.3 Đặc điểm của ngành thủy sản Ngành thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa có những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp vừa mang đặc điểm riêng biệt. GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 6 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi những lý do sau: + Đối tượng sản xuất của ngành thủy sản là những sinh vật sống dưới nước. Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những cây, những con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được số lượng. Chính vì vậy mà đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thủy sản có trong ao hồ hay một ngư trường. + Ngành thủy sản có lực lượng chuyên môn hóa thể hiện đó là một nghề nhất định. Bởi vì đối tượng sản xuất của ngành thủy sản quyết định đến tính chất chuyên môn hóa của lực lượng sản xuất. Nếu như trong hoạt động nuôi trồng thủy sản phải cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh...còn trong lĩnh vực chế biến thủy sản lại cần những lao động được đào tạo một cách bài bản để có thể nắm bắt được công nghệ chế biến. + Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn…tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. + Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thủy vực là tư liệu sản xuất của ngành thủy sản. Nó cũng là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì nếu không có thủy vực thì các sinh vật thủy sinh không thể tồn tại được. Thủy vực trong ngành trong ngành thủy sản bao gồm: Sông ngòi, ao, hồ, mặt nước ruộng, cửa sông, biển. Tính chất của thủy vực cũng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền. - Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao. Ngành thủy sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong môi trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ sinh sản, có môi trường sống riêng của từng loài, đồng thời cũng có những hoạt động di trú theo mùa, theo thời tiết đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải nghiên cứu, thực hiện bảo vệ và duy trì tái tạo nguồn lợi. GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 7 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành thủy sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượng sau khi khai thác có tính chất mau hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trưỡng nước nhanh chóng bị giảm sút và biến đổi. Do vậy để tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có sự kết hợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản 1.1.2.1 Khái niệm của ngành nuôi trồng thủy sản Ngành thủy sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Thời kỳ đầu đánh bắt thủy sản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành thủy sản. Vì vậy, ở thời điểm đó nuôi trồng thủy sản chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thủy sản. Những thập kỷ gần đây, khi sản phẩm thủy sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh bắt quá nhiều, trong điều kiện nguồn lực có hạn thì nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và trở nên quan trọng. Chính vì thế ngành nuôi trồng thủy sản được nhìn nhận trên nhiều quan điểm như sau: - Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản: Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các sản phẩm thuỷ sản được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Quan điểm của các nhà kinh tế học: Nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất tạo ra nguyên liệu thuỷ sản cho qúa trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Theo quan điểm của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO): Nuôi trồng thủy sản là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thủy sinh như nhuyễn thể, giáp GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 8 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC xác, thực vật thủy sinh…quá trình này bắt đầu từ khi thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong. Tóm lại, ta có thể hiểu được nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất của ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản được khái quát bao gồm 3 yếu tố: - Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản. - Quá trình phát triển của đối tượng này chịu sự tác động của con người. - Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay một tập thể người lao động. Như vậy, nếu một công việc có liên quan đến đối tượng là sản phẩm thủy sản mà không hội đủ ba yếu tố trên thì không được xem là nuôi trồng thủy sản. 1.1.2.2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản - Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản có rất nhiều hình thức nuôi trồng tùy thuộc vào điều kiện và đối tượng như nuôi bằng lồng, bè trên sông, trong ao hồ, trên mặt ruộng, ven biển, bằng hồ bêtông…và các đối tượng nuôi thủy sản là các sinh vật gắn với môi trường nước. Từ đặc điểm này cho ta thấy được nuôi trồng thủy sản là một ngành tương đối phức tạp so với các ngành khác. Chúng ta đã biết các loại thủy sản không thể nuôi trồng mà không cần đến thủy vực, cũng như đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại thủy vực mà có đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thủy sản nước ngọt, mặn, lợ. Thủy vực là một tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong nuôi trồng thủy sản. Thủy vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệu sản xuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thủy vực không những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử dụng mà còn tốt lên. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển thủy vực là hết sức quan trọng và cần thiết trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu không có thủy vực đồng nghĩa với việc không có nuôi trồng thủy sản. - Đối tượng nuôi trồng thủy sản là các sinh vật thủy sinh. Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển, GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 9 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với những điều kiện ngoại cảnh, chỉ một biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng đến bản thân của vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như: Gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán…đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. - Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng và tương đối phức tạp. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp các địa hình, hầu như ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tùy theo điều kiện của mình. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản rất đa dạng, nhiều giống loài mang tính địa lý rõ rệt, có quy luật riêng của từng khu vực sinh thái. Do vậy, muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa, hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường…Vì vậy, công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của các ngành cần chú ý các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách phải phù hợp với từng khu vực lãnh thổ hay từng vùng khác nhau. - Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao. Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sinh mà con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn đến tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản. Thời gian lao động là thời gian tác động tới sự hình thành của sản phẩm, còn thời gian sản xuất kéo dài hơn vì bao gồm cả thời gian lao động không tác động đến sản phẩm. Ví dụ: Thời gian sản xuất kéo dài từ A đến B, nhưng thời gian lao động chỉ bao gồm: Thời gian cải tạo ao (phơi đáy ao 2 tuần lễ), thả giống, chăm sóc (cho ăn 2 lần/ngày), thu hoạch. GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 10 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Như vậy, rõ ràng người nuôi phải tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của thủy sản. A Cải tạo B Thả giống Chăm sóc Thu hoạch Do đặc tính sinh học và quy luật phát triển của từng loại thủy sản khác nhau. Vì vậy, thời vụ nuôi trồng từng loài thủy sản khác nhau tùy từng loài thủy sản. Tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi trồng thủy sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách: Đối với nuôi trồng thủy sản phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài thủy sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. Tóm lại, trong nuôi trồng thủy sản cần chú ý đến vấn đề đảm bảo thời vụ nuôi trồng. Bởi vì, thời vụ nuôi trồng quyết định rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy sản và ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng. - Số lượng, chất lượng thủy vực và nguồn lợi thủy sản rất khác nhau Mỗi mặt nước nuôi trồng có độ màu mỡ khác nhau phụ thuộc vào thổ nhưỡng vùng đất, nguồn nước…Mặt khác, tùy từng vùng, từng địa phương, đặc điểm về địa hình quyết định về số lượng thủy vực của từng vùng, từng địa phương ấy. Vì vậy, tiềm năng nuôi trồng thủy sản từng địa phương, từng khu vực có sự khác nhau tạo ra sự chêch lệch về lợi thế so sánh giữa các địa phương, các khu vực. Ví dụ: Các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ hay các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ có lợi thế hơn các khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về số lượng lẫn chất lượng thủy vực. Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản cũng rất khác nhau về trữ lượng lẫn số lượng của các loài thủy sản giữa các khu vực. Ở từng khu vực có những loại thủy sản thế mạnh khác nhau như Đồng Bằng Sông Cửu long thì con tôm, cá cha và cá basa là đối tượng chủ lực của nuôi trồng thủy sản khu vực này. GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 11 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - Nuôi trồng thủy sản có từ rất lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát rất thấp: nhỏ bé, manh mún và phân tán. Ngành thủy sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thời kỳ đầu đánh bắt thủy sản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành thủy sản. Vì vậy, ở thời điểm đó nuôi trồng thủy sản chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thủy sản. Vì thế có thể nói ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành tuy có từ lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát thấp, nhỏ bé, manh mún. 1.1.2.3 Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản Thứ nhất, ngành nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì, tái tạo các nguồn lợi thủy sản. Các nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khi khai thác đánh bắt một cách tràn lan không có kế hoạch thì nguồn lợi này lại càng trở nên khan hiếm, thậm chí một số loài gần như tuyệt chủng. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn lợi này được duy trì và tiếp tục mang lại lợi ích cho con người thì cần có những kế hoạch khai thác hợp lý, khai thác kết hợp với việc bảo vệ, bổ sung tái tạo một cách thường xuyên thông qua hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là hai bộ phận cấu thành nên ngành thủy sản nhưng mang hai sắc thái hoàn toàn khác nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên sự phát triển chung của toàn ngành. Thứ hai, cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của con người. Nếu không có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi trồng thủy sản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như: Cá, tôm, cua, ghẹ...Thủy - hải sản là thực phẩm không thể thiếu trong từng hộ gia đình, nó cung cấp dinh dưỡng cho con người giúp cho con người có thể tạo ra các hoạt động xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 12 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ta hướng tới các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thủy sản là một trong những sản phẩm như thế. Thủy - hải sản là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao chủ yếu là đạm. Theo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định:“Hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng của mọi lứa tuổi”. Thủy sản ngày càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh (tim mạch, béo phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: So với các loại thịt, các loại thực phẩm thủy sản có chứa ít chất mở hơn, nhiều chất, khoáng hơn nhưng đạm lại khá cao. Ví dụ: Trong thịt bò, tỷ lệ tính theo phần trăm của đạm là 16,2-19,2%, của mỡ là 11-28%, chất khoáng là 0,8-1,0% còn ở cá thu tỷ lệ đó lần lượt theo thứ tự là 18,6%, 0,4% và 1,2%; ở cá hồng là 17,8%, 5,9% và 1,4%.[17] Thứ ba, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nuôi trồng thủy sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng chung của ngành thủy sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp cho nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thủy sản phát triển mở ra cơ hội mới cho kinh tế nước nhà. Thứ tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam ngày càng có sự phát triển trông thấy, tăng trưởng kinh tế của nước ta. Ngay trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm. Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta và đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triển nuôi trồng thủy sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 13 SVTH: Nguyễn Bé Hon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty chế biến thủy sản. Thứ năm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi trồng thủy sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ tạo thêm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được. Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi người đều được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng góp phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị. Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ người ta chuyển từ nhu cầu hàng hóa cấp thấp sang hàng hóa cấp cao như: Thịt, trứng, sữa, thủy sản…và các sản phẩm thủy sản cũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ sản phẩm bình dân như cá, tôm đến các mặt hàng sa xỉ như: Ghẹ, cua biển, tôm hùm…nó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư. Thứ sáu, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp. Ngoài việc là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho bộ phận cư dân, các loại thủy sản còn là nguyên luyện cho các ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và là nguồn nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu. Bột cá hay các sản phẩm phụ, phế phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ở nước ta mấy năm gần đây, GVHD: ThS. Trần Thanh Quang Trang 14 SVTH: Nguyễn Bé Hon
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng