Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh bạc liêu...

Tài liệu Tìm hiểu về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh bạc liêu

.PDF
80
366
70

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH BẠC LIÊU Chuyên ngành: Sư phạm Giáo Dục Công dân Mã ngành: 52140204 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN: ThS. GVC. TRẦN THANH QUANG SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN SỬ MSSV:6108752 MÃ LỚP:ML1068A2 CẦN THƠ /11/ 2013 LỜI CẢM ƠN! Được làm luận văn tốt nghiệp là mong muốn hầu hết của các bạn sinh viên trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ nói chung và bản thân em nói riêng. Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ, quý thầy cô trong Khoa Khoa học chính trị đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường và đặc biệt em xinh gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Thanh Quang, người đã trực tiếp hướng dẩn cho em, quan tâm, giúp đỡ tận tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em để em có thể hoàn thành tốt việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân đây em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến hết mình vì sự nghiệp trồng người. Em xin gửi lời cảm ơn quý lãnh đạo Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bạc liêu đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập, truy cập thông tinh cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn hẹp chưa có dủ điều kiện để nghiên cứu sâu hơn nên trong quá trình nghiên cứu em không tránh khỏi thiếu sót mong quý thầy cô và các bạn thông cảm! Em xin chân thành cảm ơn Cần thơ, tháng 11, năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn sử MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 5. Kết cấu luận văn ...............................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở NƯỚC TA.....................................................................4 1.1 Khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch, tiềm năng phát triển và vai trò của kinh tế du lịch ở nước ta.......................................................................................4 1.1.1 Khái niệm về du lịch..........................................................................4 1.1.2 Khái niệm về kinh tế du lịch ..............................................................4 1.2 Tiềm năng phát triển và vai trò của kinh tế du lịch ở nước ta...........................6 1.2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở nước ta...................................6 1.2.2 Vai trò của kinh tế du lịch ở nước ta ............................................... 12 1.3 Quan điểm của Đảng ta về phát triển du lịch ................................................ 12 Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH BẠC LIÊU....................................................................................................... 16 2.1 Giới thiệu về tỉnh Bạc Liêu ......................................................................... 16 2.1.1 Về địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên ................................. 19 2.1.2 Về Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bạc Liêu .................. 18 2.1.3 Những tài nguyên về phát triển du lịch của tỉnh Bạc Liêu ............... 20 2.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bạc Liêu ..................... 27 2.2.1 Những thành tựu đạt được .............................................................. 27 2.2.2 Những khó khăn còn tồn tại............................................................ 38 Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH BẠC LIÊU TRONG THỜI GIAN SẤP TỚI. ................................................................................................................. 40 3.1 Định hướng phát triển kinh tế ở tỉnh Bạc Liêu............................................. 40 3.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bạc Liêu............. 51 3.2.1 Giải pháp về thu hút vốn đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế du lịch ........................................................................................... 51 3.2.2 Giải pháp về quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng .............................. 52 3.2.3 Giải pháp về tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch. ........ 53 3.2.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản pẩm, phat triển thị trường và xây dựng thương hiệu ....................................................................................... 54 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 57 PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel anh Tourism Counci – WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết. Thực tiễn cho thấy các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Thụy Sĩ…đã có nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng du lịch. Đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước nghèo và nhỏ như Việt Nam thì việc khai thác tiềm năng du lịch tuy đã có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Ở nước ta, du lịch được chú ý phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết số 45/CP ngày 22/06/1993 của chính phủ đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Để phát triển du lịch trong nước cũng như du lịch quốc tế, đẩy mạnh giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Trong nghị quyết của Quốc Hội khóa X và chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh Du lịch ngày 8/2/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở điều 1 có nêu rằng: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh gạch chằng chịt bao quan, hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng, nằm Trang 1 trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có hai mùa mưa và khô rõ rệt cùng với đó là những di tích văn hóa, những cảnh quan thiên nhiên và sự hấp dẫn độc đáo của du lịch Bạc Liêu ở ẩm thực, trang phục lể hội của dân tộc việt và một bộ phận dân cư của người Khơ me, người hoa. Hơn thế nữa Bạc Liêu đã được chính phủ kí quyết định số 32/NQ-CP thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bạc Liêu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bạc Liêu trên đường phát triển trong thời gian sấp tới. Đến với du lịch Bạc Liêu du khách sẽ được hiểu thêm về đất và người Bạc Liêu anh hùng, được tìm hiểu thêm những giai thoại vang tiếng một thời của công tử bạc liêu, được nghe lại bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Trong những năm qua, cùng với xu hướng phát triển ngành du lịch của cả nước nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, ngành du lịch của tỉnh Bạc Liêu đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tỉnh nhà cũng gặp không ít những khó khăn do điều kiện, phương hướng cũng như mục tiêu và chiến lược phát triển. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu sự phát triển của kinh tế du lịch Bạc liêu, làm rỏ những thành tựu đạt được và những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế du lịch Bạc Liêu trong thời gian tới. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở nước ta. Làm rõ thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bạc Liêu. Trang 2 Đề xuất những phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bạc Liêu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bạc Liêu 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: tỉnh Bạc Liêu Thời gian: từ năm 2001 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, em đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp lại với nhau trong đó có các phương pháp như sau: phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thu thập số liệu. 5. Kết cấu luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở nước ta. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bạc Liêu. Chương 3: Định hướng và giải pháp chiến lược về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bạc Liêu trong thời gian sắp tới. Trang 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở NƯỚC TA 1.1 Khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch, tiềm năng phát triển và vai trò của kinh tế du lịch ở nước ta 1.1.1 Khái niệm về du lịch “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.”. (Tổ chức du lịch thế giới) “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”. (Luật du lịch Việt Nam) Du lịch là một khái niệm còn rất mới mẻ và đang trong quá trình hoàn thiện. chính vì vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Du 1ịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người từ những ngày xa xưa. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, giao thông phát triển, nền kinh tế phát triển đời sống con người được nâng lên thì nhu cầu phát triển du lịch càng lớn. Tùy theo điều kiện kinh tế mỗi nước, con người đang nghĩ đến việc dành một phần thu nhập của mình hàng năm cho du lịch; trong số những nhu cầu của con người, nhu cầu về Du lịch chưa bao giờ được thỏa mãn, càng đi du lịch cuộc sống của con người càng được nâng cao. Theo pháp lệnh du lịch (do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 28/02/1999) tại điều 10, thuật ngữ được hiểu: “du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan , giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”[1,8]. Trang 4 Như vậy, xét ở góc độ nhu cầu “du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật”,...[1,9] Xét ở góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt như: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, tình hữu nghị và là hình thức xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại chỗ. 1.1.2 Khái niệm về kinh tế du lịch “Kinh tế du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội còn rất mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and tourism Council – WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới, vượt qua trên cả các ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp”[1,7]. Ngành khoa học về du lịch trên thế giới được hình thành vào thế kỷ XX và đến nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong mấy thập kỷ qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế (IUOTO – Internationnal of Union Official Travel Organization) tại Hà Lan năm 1925 đến nay, khái niệm du lịch vẫn đang được tranh luận. Thuật ngữ “tourism” hay còn gọi là du lịch hiện nay được đưa vào sử dụng rất phổ biến. Thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, dã ngoại...Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (“tour round the world” ) cuộc đi vòng quanh thế giới. Kinh tế du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế - chính trị xã hội thiết thực cho các nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp du l ịch.(Trường ĐHKTQD Hà Nội) Như vậy, “ kinh tế du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm có nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp”[1,10]. Đó Trang 5 là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế đồng thời lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 1.2 Tiềm năng phát triển và vai trò của kinh tế du lịch của nước ta 1.2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở nước ta Đất nước Việt Nam giàu đẹp, thiên nhiên đa dạng và có bề dày lịch sử văn hóa phong phú giàu bản sắc dân tộc anh em. Con người Việt Nam thông minh cần cù, hiếu khách và có đôi bàn tay khéo léo..Đó là tiềm năng to lớn để Việt Nam có thể phát triển du lịch và trở thành một trong những vị trí xứng đáng trong bản đồ du lịch thế giới. Đây là một trong những vùng mà ở những nước có ngành du lịch phát triển vẫn khát khao thèm muốn. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Sự đa dạng của các nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc dân tộc...) là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khách nhau. Tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung, từ đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lập lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không gây nhàm chán đối với khác du lịch. Mặt khác, chúng lại ở gần các khu đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở của khách. Nhiều lãnh thổ du lịch của Việt Nam nếu được huy hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận (Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Hòa Bình...), vùng biển Hạ long – Cát Bà – Đồ Sơn (Quảng Ninh – Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang (Khánh Hòa) đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Huế - Đà Nẵng, Thành phố Hồ Trang 6 Chí Minh và đồng bằng Sông Cửu Long...với nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thông minh, ngành du lịch nước ta bước đầu tiếp cận và làm quen với các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Việc phát triển ngành du lịch tương lai sẽ tạo nhiều việc làm gián tiếp và trực tiếp cho đất nước 1.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình: Địa hình có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch. Ở nước ta, về đại thể, các dạng địa hình đặc biệt gồm có địa hình Karst (đá vôi) và địa hình bờ biển. Địa hình karst thường tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn. Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km² tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần nhỏ ở tỉnh Kiên Giang với các dạng Katst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng. Bờ biển nước ta dài 3.260km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm tốt nhưng còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm, độ dốc trung bình 20 – 30, là một tìm năng rất có giá trị du lịch biển, nghĩ dưỡng và vui chơi giải trí, được tập trung chủ yếu ở miền Trung. Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy, Cát Bà, Cửa Lò, Văn Phong, Nha Trang, Vũng Tàu.. Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhở, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ cho du lịch: Quan Lạn, Cát bà, Phú Quốc, Côn Đảo... Khí hậu: Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với cuộc sống con người. Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, theo vỹ tuyến và theo độ cao nên ảnh hưởng đến việc tố chức du lịch. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất không quá 150°C. Từ Nha trang vào khoảng 50°C và ở Nam Bộ từ 2 - 30°C. Lượng mưa khá lớn 1.500 đến 2000 mm/năm. “ Việt Nam đất nắng chan hòa Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh” Trang 7 Tuy nhiên trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Bão chủ yếu ở các miền duyên hải, vùng biển và hải đảo; gió mùa đông bắc vào mùa đông; gió bụi mùa khô; lũ lụt mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nước: Tài nguyên nước phục vụ cho du lịch gồm nước trên mặt và nước khoáng. Đối với du lịch, nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: du lịch hồ, du lịch sông nước...còn nước dưới đất, nhìn chung ít có giá trị du lịch. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều nguyên nhân khác, mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc nhưng không nhiều tác dụng du lịch. Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long (có ý nghĩa đối với loại hình du lịch sông nước), có một dòng sông nổi tiếng và thơ mộng nhất nước ta như sông Hương. Các bãi biển đẹp như Trà Cồ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu...điều là điểm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch. Trong số các lạo tài nguyên nước, tài nguyên nước khoáng cũng có giá trị đặc biệt quan trọng đối với du lịch. Nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các yếu tố hóa học, nguyên tố phóng xạ, khí...), có tác dụng cho sức khỏe con người. Đặc biệt là nguồn nước khoáng nóng ở nước ta khá dồi dào, có trên 80% tổng số nguồn nhiệt độ cao trên 35°C, đó là diều kiện thuận lợi cho hoạt động quan năm, nhất là trong thời kì mùa đông tương đối lạnh ở Miền Bắc nước ta. Sinh vật: Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch rất lớn. Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên đẹp và sống động hơn. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học thì nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước hết là đa dạng sinh học, sự bảo tồn nguồn gen quý giá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Tài nguyên sinh vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Nguồn tài nguyên quý giá này cũng đã được khai thác để phục vụ cho mục đích du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường...đã được Chính phủ Việt Nam chú trọng xây dựng hệ thống các Trang 8 khu rừng đặc dụng như: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường. Hệ thống vườn quốc gia: vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), có diện tích 22.200 ha được thành lập từ năm 1962; vường quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai) có diện tích 35.302 ha được thành lập vào năm 1978: vường quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) có diện tích 7.588 ha được thành lập 1998...Hệ thống vườn quốc gia là nơi tập trung đa dạng hóa sinh học cao trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như Tuế phát triển từ Đại Trung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được... Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhiễm thể và thủy sinh vật khác. Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam. Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm của cây trồng nhân tạo. Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở Đông Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương - Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến. Đây là tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông. Về các hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm: Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giàu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, trong đó ở khu vực ven Trang 9 bờ phía Bắc có 95 loài, ở khu vực ven bờ phía Nam có 255 loài. Trong các dạng san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao. Hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng có những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển trải dài dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Mũi Nai (Kiên Giang). Tiêu biểu nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố một diện tích lớn các hệ sinh thái đất ngập nước, chủ yếu là các hệ sinh thái ngập mặn và các hệ sinh thái đất ngập phèn. Trong các hệ sinh thái ngập mặn thì các hệ sinh thái rừng ngập mặn châu thổ sông Cửu Long nuôi dưỡng một số lớn diệc, cò, cò lớn, cò quăm. Tại đây có các sân chim lớn. Rừng ngập mặn là nơi sinh sản, cư trú của nhiều hải sản, chim nước, chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn... Một dạng hệ sinh thái đất ngập nước điển hình khác là các đầm lầy nội địa hoặc đầm phá ven bờ, trong đó có các hệ sinh thái rừng tràm U Minh, tứ giác Long Xuyên là nổi tiếng. Các hệ sinh thái đầm lầy nội địa kết hợp với các vùng sình lầy cửa sông tạo nên các vùng đất ngập nước lớn ở hai châu thổ, nơi có số lượng lớn chim cư trú và chim di cư hàng năm cùng với nguồn lợi quý là mật ong rừng. Hệ sinh thái vùng cát ven biển của nước ta đa dạng với 60 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (30% tổng diện tích). Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên các loại cát khác nhau: hệ sinh thái vùng cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất cát đỏ. Đặc biệt lớn là khối cát đỏ ở Tây Bắc Phan Thiết với các cồn di động (do gió tạo nên) vừa có sức hấp dẫn lớn với du khách, vừa có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng hoa màu, dưa hấu, đào lộn hột...). Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo. Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha. Trang 10 1.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam phong phú với lịch sủ hàng nghình năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích thì có hơn 2.000 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Không ít danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa được Unesco xếp hạng là di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Cố Đô Huế...và mới đây la không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch. Thông thường, nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người. Đây cũng chính là những đặc tính riêng của nền văn hóa, là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Nước ta có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là nghề chạm khắc đá, nghế đúc đồng, nghề gốm, nghề đan, nghề dệt... Trong các tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sồng tâm linh của mỗi dân tộc. Nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét riêng, tinh tế đang xen vào nhau tạo nên một văn hóa riêng biệt mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Nước ta có rất nhiều lễ hội, với những quy mô và thời gian khác nhau, song thường tập trung vào tháng Giêng, tháng Hai (âm lịch) hàng năm. Lễ hội thường gắn với các sinh hoạt văn hóa dân gian như hát đối đáp của các dân tộc Mường; múa xòe, ném còn của dân tộc Thái; hát Sli, hát lượn, hát then của dân tộc Nùng; lễ hội đâm trâu, hát trường ca của một số dân tộc Tây Nguyên...Nhìn chung, tài nguyên du lịch Việt Nam vừa phân bố tương đối, vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giao thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có giá trị sử dụng cho các mục đích du lịch và sức hấp dẫn khách cao. Trang 11 1.2.2 Vai trò của kinh tế du lịch ở nước ta Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa… Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. 1.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển kinh tế du lịch Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị Quyết, Nghị định, chính sách tạo điều kiện để phát triển du lịch. Ngày 22/06/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45,CP Trang 12 về “đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch”. Nghị quyết hội nghị lần thứ VII của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ngày 30/07/1994 đã chỉ rõ “phát triển du lịch, hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước”. Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch la một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”. Đại hội Đảng lần IX đã có Nghị quyết về phát triển các ngành du lịch trong “Định hướng phát triển các ngành” như sau: “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khác thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, xây dụng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước”. Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và lần thứ X điều khẳng định du lịch là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhà nước ta là xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đồng thời, Nhà nước cũng đã có chính sách phát triển du lịch được thể hiện trong điều 6, Chương 1 – luật du lịch Việt Nam (năm 2005) như sau: Thứ nhất: Nhà nước có cơ thể, chính sách huy động mọi năng lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Thứ hai: Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính tính dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: Trang 13 - Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch, tuyên truyền, quảng bá du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch; hiện đại hóa hoạt động du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch; nhập khẩu phương tiện cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị hiện đại cho cơ sở lưu trú cho du lịch hạng cao và du lịch quốc gia. - Phát triển du lịch tại những nơi có tiềm năng du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. Thứ ba: Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lich, điểm du lịch, hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thứ tư: Nhà nước tạo điều kện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam di du lịch trong nước và ngoài nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành qũy hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ các hoạt động du lịch, nguồn tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Đặc biệt là khi Bộ Chính Trị có kết luận 179/CT – TW về “phát triển du lịch trong tình hình mới” và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ trương phát triển du lịch được quán triệt sâu rộng trong cả nước; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn dần được làm rõ. Chính Phủ đã lập ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch. Cả Trang 14 nước có 41 tỉnh, Thành phố thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch của địa phương. Vì vậy, đường lối, chủ trương, quang điểm của Đảng về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sớm đi vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể xã hội, huy động được nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch địa phương mình. Từ năm 2001 đến nay, chính phủ đã phê duyệt kinh phí gần 30 tỷ đồng cho Chương trình hoạt động quốc gia về du lịch; chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động du lịch quốc gia về du lịch trong 4 năm qua đật hiệu quả cao, các chiến dịch quảng bá rầm rộ trong nước và quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quảng lý nhà nước về du lịch,...làm cho hoạt động du lịch sôi động cả trong nước và ngoài nước. Nhờ vậy, các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất đã được khai thác tốt hơn, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh. Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan