Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Điện - Điện tử Tìm hiểu về mô hình e learning của coursera và đề xuất phát triển mô hình e lear...

Tài liệu Tìm hiểu về mô hình e learning của coursera và đề xuất phát triển mô hình e learning tại uit

.PDF
31
950
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TIỂU LUẬN MÔN E-LEARNING TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH E-LEARNING CỦA COURSERA VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH E-LEARNING TẠI UIT Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Kim Dung Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Trường An Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trần Nguyên Phong Nguyễn Trí Phúc Nguyễn Thị Thu Trang Lương Chấn Viễn Lớp Khóa : : CH1101062 CH1101075 CH1101028 CH1101121 CH1101147 CH1101155 CNTTQM K6 2012 - 2014 TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013 MỤC LỤC Phần 1: Tổng quan. 1 1.1. Giới thiệu: 1 1.2. Mục tiêu đề tài: 2 1.3. Phương pháp tiếp cận: 2 1.4. Ý nghĩa thực tiễn: 2 Phần 2: Giới thiệu Elearning 3 2.1. Khái niệm về E-learning 3 2.2. Một số hình thức E-learning hiện nay 5 2.3. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning 5 2.3.1. Trên thế giới 5 2.3.2. Ở Việt Nam 7 Phần 3: Giới thiệu mô hình Coursera 10 3.1. Giới thiệu mô hình Cousera. 10 3.2. Phương pháp Cousera triển khai một khóa học 12 3.2.1. Cách thức tổ chức một khóa học 12 3.2.2. Cấu trúc một khóa học 13 3.2.3. Chứng nhận của Coursera 15 3.3. Phân tích vai trò của giảng viên và học viên 15 3.3.1. Những điểm chính của mô hình Coursera. 15 3.3.2. Vai trò của giảng viên và học viên 17 3.4. Phân tích ưu – khuyết điểm của mô hình Course 17 3.4.1. Ưu điểm 18 3.4.2. Khuyến điểm 18 Phần 4: Áp dụng Coursera vào việc giảng dạy bằng E-learning tại trường Đại học Công nghệ thông tin 4.1. Thực trạng ứng dụng E-learning tại trường Đại học Công nghệ thông tin 19 19 4.1.1. Moodle 19 4.1.2. Diễn đàn UIT 21 4.1.3. Thư viện UIT. 22 4.1.4. Giáo trình điện tử. 22 4.2. Áp dụng mô hình Coursera vào việc giảng dạy E-learning tại trường Đại học Công nghệ thông tin 4.2.1. Việc triển khai mô hình đào tạo trực tuyến tại UIT trong tương lai 4.2.2. UIT 2.2 Áp dụng mô hình của Coursera vào việc giảng dạy bằng E-learning tại 24 23 23 Phần 5: Kết luận. 26 Tài liệu tham khảo 27 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực Phần 1: Tổng quan. 1.1. Giới thiệu: Khái niệm học trực tuyến (E-learning) đã khá phổ biến đối với hệ thống giáo dục thế giới. Ở các trường Đại học danh tiếng, hệ thống đào tạo e-learning được xem là hệ thống đào tạo tiêu chuẩn và bắt buộc phải có trong quá trình khẳng định chất lượng và tiêu chuẩn của trường. Những lợi ích của việc học e-learning mọi người đều đã biết: nguồn thông tin cung cấp phong phú, học viên có thể điều chỉnh và chủ động thời gian học, phương pháp học tập chuẩn hóa khiến bằng cấp sau khi tốt nghiệp có giá trị đồng nhất (do cùng học 1 hệ thống), giảm chi phí... Thời gian vừa qua, đã bắt đầu có nhiều sinh viên Việt Nam đăng ký trực tiếp vào các trường Đại học của nước ngoài thông qua hình thức học E-learning. Hình thức đăng ký này dựa vào thông báo tuyển sinh của trường Đại học toàn cầu, sinh viên học tại Việt Nam học trực tiếp với trường nước ngoài và được các chính sách, phương pháp, hình thức học hoàn toàn giống với các sinh viên học tại trường hoặc học tại các nước khác trên thế giới. Một số phản ánh của các sinh viên khi đăng ký học trực tuyến chính là rào cản về ngôn ngữ và phương pháp học. Ví dụ một chương trình MBA, để hoàn thành 1 môn học, kéo dài khoảng 8 tuần, mỗi môn học sẽ trải qua tối thiểu 4 bài luận, phải thảo luận trên các diễn đàn của hệ thống, bài thi hoặc kiểm tra nộp lên hệ thống. Với khối lượng kiến thức nhiều và khối lượng bài làm lớn như vậy, kết hợp với ngôn ngữ dùng là tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) do đó, sinh viên Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học và tương tác với hệ thống. Với những khó khăn như vậy, nhận thấy các trường đại học trước khi tuyển sinh toàn cầu cần xây dựng hệ thống hỗ trợ học viên tại các quốc gia mà sinh viên học trực tuyến. Tại Việt Nam, đã xuất hiện một số tổ chức có uy tín làm dịch vụ hỗ trợ học viên trong việc hoàn chỉnh kiến thức, phương pháp học, hỗ trợ ngôn ngữ nhằm giúp sinh viên tự tin nhất khi học E-learning. Với những tiện ích tuyệt vời mà hệ thống e-learning mang lại, nếu có những hỗ trợ này, học viên Việt Nam sẽ vừa được tiếp cận công nghệ đào tạo tiên tiến nhất thế giới (e-learning) vừa kết hợp với phương pháp học truyền thống: học với giảng viên, học nhóm... Điều này không chỉ mang lại chất lượng tối đa trong chất lượng đào tạo mà còn tạo thuận lợi cho tất cả mọi người tham gia đào tạo bất kể họ ở đâu và học ở thời điểm nào. Ngoài ra, các bằng cấp cấp cho sinh viên khi học E-learning hoàn toàn giống như học tại trường nước ngoài (On Campus) do đó, sinh viên hoàn toàn có thể tự tin 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực với kiến thức và tấm bằng nhận được sau khi tốt nghiệp. E-learning là xu hướng tất yếu trong đào tạo tại Việt Nam. Trong thời gian tới, chắc chắn hình thức này sẽ ngày càng phổ biến và nó sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp xã hội hóa giáo dục tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu đề tài: - Tìm hiểu về E-learning và thực trạng triển khai E-learning ở Việt Nam. - Tìm hiểu mô hình Coursera (Một hệ thống triển khai E-learning thành công) - Phân tích, so sánh phương pháp triển khai của Coursera với mô hình triển khai E-learning tại trường Đại học Công Nghệ Thông Tin - Đưa ra một số ý tưởng nhằm cải tiến phương pháp triển khai E-learning tại trường Đại học Công nghệ thông tin. 1.3. Phương pháp tiếp cận: Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa vào những trải nghiệm thực tế về việc dạy và học E-learning để phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích. Phương pháp chủ yếu sử dụng là phương pháp tổng hợp, thu thập, so sánh, phân tích. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài ở dạng thu hoạch, tổng hợp, đánh giá, nên ý nghĩa thực tiễn mà đề tài mang lại là tạo một trắc quan thực tế, cụ thể hơn về E-learning. Những gợi ý mà đề tài đưa ra có thể ứng dụng thực tế vào quá trình triển khai E-learning tại trường. 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực Phần 2: Giới thiệu Elearning 1.1. Khái niệm về E-learning Elearning bao gồm tất cả các hình thức điện tử hỗ trợ cho việc giảng dạy. Hệ thống công nghệ thông tin, dù có nối mạng hay không, phục vụ như một phương tiện truyền thông cụ thể thực hiện quá trình học tập. E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới, tạm dịch là dạy và học trực tuyến. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau, có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Hiểu theo nghĩa hẹp, E-learning là sự phân phát các nội dung học tập sử dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó nội dung học tập chủ yếu được số hóa; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo trực tuyến (online conference)… E-Learning dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). - Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… - Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học. 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung E-Learning đều có những điểm chung sau : - E-learning là một loại hình đào tạo năng động. Nội dung thông tin mang tính thời đại, thực tế, không phải là những thông tin cũ hoặc “những thông tin ít phổ biến”. Các chuyên gia về mạng trực tuyến, các nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, các phương pháp tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp nhanh chóng và đơn giản. - E-Learning là hoạt động thực tế. Bạn học những kiến thức mình cần vào thời điểm nào bạn cần. - E-learning là loại hình đào tạo mà học viên là chủ đạo. Người tham gia vào loại hình đào tạo E-learning tự kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhận, họ được tự mình quyết định cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng và khả năng phù hợp với phong cách học của chính mình. - E-learning là một loại hình đào tạo mang tính cá nhân. Mỗi học viên của chương trình đào tạo E-learning lựa chọn các hoạt động từ danh mục cơ hội học tập cá nhân liên quan trực tiếp nhất tới kiến thức nền tảng, nhiệm vụ và công việc của mình tại thời điểm đó. - E-learning là loại hình đào tạo tổng quát. E-learning cung cấp các hoạt động đào tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tất cả các chủ đề có thể nghĩ ra được, cho phép học viên lựa chọn dạng thức hoặc phương pháp học tập hoặc nhà cung cấp dịch vụ đào tạo tùy ý. - E-learning là loại hình đào tạo hiệu quả. E-learning cho phép học viên tương tác với công cụ học tập để có thể ghi nhớ được tối đa khối lượng kiến thức đã học được. - E-learning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian. E-learning cho phép học viên có thể học với tốc độ hiệu quả nhanh nhất có thể. Loại hình đào tạo E-learning tự học giúp cho học viên ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác của nó, cho phép học viên tăng tốc độ học thông qua các công cụ học tập mà họ đã quen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà họ ít sử dụng nhất. 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời. 1.2. Một số hình thức E-learning hiện nay Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể như sau: - Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. - Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training. - Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. - Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên... - Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web. 1.3. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning 1.3.1. Trên thế giới 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. Elearning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. E-Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-Learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-Learning như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force... Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục. Công ty IDC ước đoán rằng thị trường E-Learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai E-Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng E-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tại châu á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu á. Tuy 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-Learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-Learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,... Nhật Bản là nước có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng E-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên. 1.3.2. Ở Việt Nam Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Thực hiện Chỉ thị trên, Bộ GD&ĐT ban hành 2 chỉ thị: Chỉ thị số 29 (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2001-2005 và chỉ thị số 55 (năm 2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2008-2012. Trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, với việc hoàn thành "Mạng giáo dục - Edunet" năm 2010 (chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia được miễn phí Internet trong giáo dục. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-Learning. Một số khóa học đào tạo trực tuyến, dạy học qua mạng đã được mở ra. Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-Learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực trường học tập ảo. Các trường đại học, cao đẳng đã tích cức triển khai E-learning: Một số trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống Elearning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ... để đầu tư hạ tầng CNT, tập huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viện. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp triển khai ELearning và thi trực tuyến. Thứ nhất, là Cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-learning" năm học 2009 - 2010 nằm trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S. Ting. Cuộc thi đã huy động được số lượng lớn giáo viên tham gia (vòng sơ khảo khoảng 3,200; vòng chung khảo 855 giáo viên). Đã có 154 bài giảng đạt giải, trong đó: Giải nhất (3), giải nhì (5), giải ba (24), giải KK (48) và quà tăng (74).Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình, Kon Tum là những địa phương đạt nhiều giải cao. Năm học 2010-2011 Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức cuộc thi nói trên, thể hiện quyết tâm triển khai E-learning đối với HS phổ thông . Thứ hai, cuộc thi giải toán qua mạng tại Website Violympic.vn, là chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với Công ty TNHH nội dung số FPT, cuộc thi đã được tổ chức năm thứ ba, là một sân chơi bổ ích, hứng thú cho hàng trăm ngàn học sinh (tiểu học, THCS) yêu thích môn toán trên toàn quốc. Thứ ba, Cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) là chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty truyền thông Đa phương tiện Việt Nam VTC với Bộ GD&ĐT. Cuộc thi đã quy tụ được hơn 4000 thí sinh là HS Tiểu học, THCS của 54 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đã tài trợ xây dựng Website luyện thi trực tuyến như: hocmai.vn, truongtructuyen.vn, Elearning của Viettel Tp HCM... xây dựng các thư viện tài liệu, bài giảng, thí nghiệm ảo, như Thuvienvatly.vn, lichsuvietnam.vn, baigiang.bachkim.vn...đã tạo ra một nguồn tài nguyên lớn về tài liệu và bài giảng điện tử. Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông... Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực ELearning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực các nước. 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực Phần 3: Giới thiệu mô hình Coursera Một trong những vấn đề nóng nhất trong giáo dục đại học những năm gần đây là sự bùng nổ của các khóa học trực tuyến miễn phí, đây là một hình thức học tập của E-learning. Những khóa học trực tuyến miễn phí nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay là Coursera (https://www.coursera.org/) và EdX (https:// www.edx.org/). Trong phần 3 này, nhóm xin trình bày về mô hình Coursera. 1.1. Giới thiệu mô hình Cousera. Coursera là một tổ chức giáo dục mà các đối tác của nó là sự liên kết của các trường đại học hàng đầu trên thế giới nhằm cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí, tạo cơ hội tiếp cận dễ dàng với nền giáo dục đẳng cấp quốc tế cho tất cả những ai có nhu cầu. Coursera được thành lập bởi hai giáo sư khoa học máy tính thuộc trường Đại học Stanford, Daphne Koller và Andrew Ng, vào tháng 4 năm 2012 và hệ thống Coursera đã tạo nên một cuộc cách mạng đột phá về học tập trên toàn thế giới, thách thức vị trí của tất cả các trường đại học còn gắn bó với phương pháp giảng 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực dạy tập trung truyền thống. Thời điểm hiện tại, Coursera cung cấp 376 khóa học từ 80 trường đại học (đa số là các trường đại học ở hàng đầu của thế giới), có trên 3,6 triệu tài khoản học viên. Được giảng dạy bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Ý (tính đến 31-05-2013). Ngoài ra nhiều bài giảng có phụ đề là các ngôn ngữ khác. Coursera đang và sẽ làm thay đổi diện mạo của giáo dục toàn cầu. Các bài giảng liên tục được cập nhật theo các khóa. Các lớp học được cung cấp trên Coursera được thiết kế để giúp học sinh nắm vững các bài giảng. Học viên xem các bài giảng dạy bởi các giáo sư đẳng cấp thế giới, học theo tốc độ riêng của họ, kiểm tra kiến ​thức của họ, và củng cố các khái niệm thông qua các bài tập tương tác. Khi học sinh tham gia một khóa học Coursera, họ cũng đang tham gia một cộng đồng toàn cầu của hàng ngàn sinh viên đang học cùng với họ. Coursera cung cấp các khóa học với đa dạng chủ đề, bao gồm những ngành nhân văn, Y học, Sinh học, Khoa học Xã hội, Toán học, Kinh doanh, Khoa học Máy tính, và nhiều ngành khác. Ngoài việc đảm bảo chất lượng chương trình gần như giáo trình gốc, Coursera cũng sẽ chấm điểm và trao giấy chứng nhận cho học viên khi hoàn thành chương trình được ký bởi giảng viên giảng dạy. Nhiều khóa học được cấp chứng chỉ được công nhận bởi Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ và trường Đại học tham gia giảng dạy (học viên cần trả phí từ 30 đến 100 đô-la Mỹ cho việc này). Các chứng nhận hoàn thành từ Coursera được chấp nhận rộng rãi được xem là lợi thế cho việc bổ sung hồ sơ cũng như sự nghiệp của các học viên. Bên cạnh những kiến thức hàn lâm, Coursera đặc biệt quan tâm đến việc giúp các bạn trẻ cải thiện những kỹ năng mềm, thực tế như làm sao để viết thư xin việc, thư tự giới thiệu bản thân và định hướng phát triển nghề nghiệp... một cách tốt nhất. Trong khi đó, các công ty đứng ra tài trợ thực hiện dự án này cũng có thể tìm kiếm lợi ích bằng cách kết nối giữa các nhà tuyển dụng lao động với các sinh viên, những người đã thể hiện được năng lực trong một lĩnh vực đặc biệt nào đó. Về phần mình, những trường đại học tham gia chương trình này cũng hy vọng danh tiếng của mình sẽ được biết đến trên toàn thế giới, cũng như có điều kiện liên kết với những trường khác và hy vọng nhận được những khoản quyên tặng từ những sinh viên hảo tâm học trực tuyến. Nhiều giảng viên và người hướng dẫn là tác giả của các cuốn sách giáo trình kinh điển trong lĩnh vực mà họ giảng dạy, là các giáo sư đầu ngành, các chuyên gia có uy tín rất cao. Đơn cử như khóa học Lý thuyết Automata, được giảng dạy bởi giáo sư Jeffrey D. Ullman từ đại học Stanford và Pricenton, là đồng chủ biên giáo 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực trình "Giới thiệu về lý thuyết Ô tô mát, ngôn ngữ và tính toán". Khóa học Kiến trúc máy tính, được giảng dạy bởi TS. David Wentzlaff đến từ đại học Pricenton, nhà đồng sáng lập một tập đoàn sản xuất Chíp máy tính lớn v.v.. Các khóa học không chỉ được tổ chức rất bài bản, khoa học, không những tính sư phạm cao mà còn cập nhật nhiều tri thức mới, sát thực tiễn. 1.2. Phương pháp Cousera triển khai một khóa học 1.2.1. Cách thức tổ chức một khóa học Mỗi khóa học sẽ do một hay nhiều giáo sư thuộc một trường đại học thành viên Coursera soạn thào và điều hành trong suốt quá trình khóa học diễn ra. Việc lập kế hoạch và chuẩn bị tài liệu cho các khóa học thực sự được bắt đầu cách vài tháng trước khi khóa học được công bố. Lập khóa học Việc lập khoa học phải có mục tiêu học tập tổng thể và có nhữngkỳ vọngvới mỗi bài giảng hàng tuần. Trang web Coursera đòi hỏi suy nghĩ nhiều chi tiết hơn cho việc này vì mô hình không có sự tương tác trực tiếp với các sinh viên như việc giảng dạy truyền thống. Câu hỏi và bài tập về nhà Trong giai đoạn lập kế hoạch khoá học đầu tiên, giảng viên phải có kế hoạch nói chung làm thế nào họ có thể đánh giá những gì học sinh được học tập trong khóa học. Coursera cung cấp tùy chọn cho câu hỏi có thể được nhúng trong video để cung cấp cho sinh viên một cơ hội để suy nghĩ về khái niệm chỉ được thảo luận bởi các giảng viên. Tất nhiên, những nhúng ngắn các câu đố đã được lên kế hoạch cẩn thận trước khi các đoạn video sẽ cần phải có một nơi mà các bài giảng sẽ tạm dừng cho một bài kiểm tra. Để tăng cường hơn, giảng viên thiết kế câu hỏi hay các bài tập mà học sinh có thể sử dụng để kiểm tra những gì họ đã học được. Những được cung cấp để thực hành và Coursera bao gồm phương án cho phép giảng viên để sáng tạo sử dụng các câu trả lời ngắn, đúng / sai và nhiều định dạng sự lựa chọn với các biến thể vì lợi ích sinh viên nhất. Ví dụ, một giảng viên có thể đưa ra một câu hỏi đúng / sai với một số biến thể của báo cáo đúng và sai trên một khái niệm cụ thể cho học sinh một cách ngẫu nhiên mỗi khi họ có các bài kiểm tra. 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực Bài giảng Video Song song với việc đánh giá thiết kế, giảng viên lên kế hoạch, kịch bản các bài giảng và ghi lại cho các mô-đun khóa học. Giảng viên còn phải thu hình các đoạn video ngắn - mười hay mười lăm phút - phù hợp với các nguyên tắc thiết kế khóa học trực tuyến theo cách thức Coursera khuyến nghị để có được chất lượng video cho kết quả tốt nhất. Ví dụ như việc sử dụng phòng thu đầy đủ ánh sáng và âm thanh, sử dụng phần mềm ScreenFlow để ghi màn hình giảng lưu lại video bài giảng trong một số định dạng - giáo sư giảng dạy một mình, với các slide PowerPoint, hoặc vẽ trên slide hoặc một màn hình trống.Các file video được lưu trữ để sử dụng sau này. Forum Diễn đàn là một thành phần quan trọng trong một trang web Coursera. Giáo viên cầnsuy nghĩ cách họ sẽ sử dụng các diễn đàn trong hoạt động thảo luận của học viên và cũng cần phải có kế hoạch quản lý diễn đàn. Giai đoạn chuẩn bị hoàn tất Như khóa học bắt đầu phương pháp tiếp cận ngày, giảng viên làm việc thông qua vô số các chi tiết với các trợ lý giảng dạy và bộ phận hỗ trợ bao gồm kiểm tra các đoạn video, tài liệu và đánh giá và đảm bảo rằng cấu trúc môn học là dễ hiểu. Các tài liệu học tập, video bài giảng và đánh giá trực tuyến phải sẵn sàng để sử dụng trước ngày khóa học bắt đầu. Mặc dù các giảng viên trong một khóa học Coursera ít hoặc không có sự tiếp xúc trực tiếp với từng học viên, nhưng việc theo dõi khóa học khi nó chạy và ứng phó với các vấn đề kỹ thuật, các câu hỏi, hoặc sự hiểu nhầm về nội dung không mất nhiều thời gian để tạo ra các video bài giảng, bài kiểm tra và các hoạt động là trung tâm của khóa học. Sau khi quá trình chuẩn bị hoàn tất, Coursera có nhiệm vụ thông báo trên trang chủ các khóa học đã, đang và sắp mở. Bạn đăng ký khóa học theo nhu cầu, sẽ có email gửi đến thông báo và nhắc nhở bạn về tiến trình học tập. Cũng như ở trường đại học, cùng một môn học được dạy ở nhiều khóa khác nhau. Nếu bạn bỏ lỡ khóa học nào đó, thì có thể đăng ký vào khóa học sau. 1.2.2. Cấu trúc một khóa học Thời gian học tập: Do thiết kế cho học viên trên toàn cầu trên các múi giờ khác nhau, Coursera có cách thức tổ chức khoa học và hiệu quả về thời gian. Thời 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực gian học tập, thảo luận, làm bài tập hay khi làm bài kiểm tra là linh động, nhưng phải đảm bảo đúng lịch trình học tập. Thời lượng một khóa học sẽ kéo dài từ một đến vài tháng. Giảng viên cung cấp các bài giảng, câu hỏi thảo luận, bài tập theo thời khóa biểu. Để đạt được hiệu quả cao trong học tập, bạn nên hoàn thành các câu hỏi thảo luận, bài tập đúng hạn. Trong quá trình thảo luận, bạn có cơ hội giao lưu với các học viên toàn cầu. Trong quá trình theo dõi bài giảng, có các câu hỏi trắc nghiệm phát sinh, bạn trả lời để xem tiếp (tất nhiên có thể bỏ qua), để giúp bạn tập trung cao hơn, nắm bắt ngay nội dung vừa giảng dạy. Học viên có thể xem đi xem lại vào bất cứ thời gian nào thuận tiện. Coursera có hệ thống quan trắc thông minh, tự động theo dõi tiến trình học tập của bạn, đưa ra các nhắc nhở và lời khuyên hữu ích gửi đến email của bạn. Khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phát sinh trong bài giảng, Coursera nắm bắt được tiến độ học tập của bạn. Về kiểm tra: trước khi bạn đăng ký khóa học, bạn đã phải chấp thuận các nguyên tắc đạo đức của học viên: không chia sẻ đáp án kiểm tra trước thời điểm công bố đáp án chính thức từ giảng viên, không gian dối trong học tập, v.v..Trong khi rất nhiều chương trình dạy trên online chỉ đơn giản là cho đăng toàn bộ các bài giảng lên web mà không hề có các yếu tố tương tác, thì Coursera đưa ra các bài kiểm tra cũng như trả lời các câu hỏi từ sinh viên trên các diễn đàn online, thậm chí có thể tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến nhiều giờ. Các phần kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm cũng như câu trả lời ngắn sẽ do máy tính chấm điểm. Tương tác giữa giảng viên và học viên: Bạn rất dễ dàng trong việc trao đổi với giảng viên. Có diễn đàn thảo luận bên trong khóa học để bạn hỏi các học viên khác, các vấn đề mà các học viên không giải quyết được, hoặc không nhất trí, sẽ có sự hỗ trợ từ phía giảng viên hay người hướng dẫn. Nhiều khóa học, giảng viên tổ chức giảng bài và trả lời các câu hỏi trực tuyến. Ví dụ như khóa học "Networks: Friends, Money, and Bytes", giáo sư Mung Chiang từ Đại học Pricenton tổ chức nhiều buổi hỏi - đáp trực tuyến qua Ustream.tv, bạn rất dễ dàng để hỏi giáo sư các nội dung chưa nắm được trong khóa học, cũng như các chủ đề liên quan. Tương tác giữa các học viên: Đây có lẽ là một phần rất thú vị, các học viên toàn cầu có thể giao lưu trên diễn đàn của lớp học, trên Nhóm thảo luận Facebook, trên phòng học nhóm tại GetStudyRoom.com, Tổ chức gặp gỡ tại địa phương qua Meetup.com, v.v.. Các hoạt động giao lưu có thể do giảng viên đề xuất hoặc các nhóm học viên tại các địa phương, vùng địa lý đề xuất. 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực 1.2.3. Chứng nhận của Coursera Chương trình cấp chứng nhận có phí của Coursera không trực tiếp dẫn đến việc cấp tín chỉ đại học nhưng sinh viên có thể dùng chứng nhận này để tìm tín chỉ thông qua PLA, chương trình đánh giá việc học tương đương trình độ đại học từ công việc và trải nghiệm cuộc sống. Coursera là một bước hướng đến cấp tín chỉ và các chứng nhận khác. Trong mấy tháng gần đây, giáo sư Koller và Ng từng tuyên bố họ muốn các khóa học trên Coursera sẽ dẫn đến cấp tín chỉ hoặc các chứng nhận học lực mà sinh viên có thể dùng để thăng tiến trong nghề nghiệp. Cũng theo 2 giáo sư này, những khóa học qua mạng chất lượng cao và ít tốn kém có thể giúp thêm nhiều sinh viên lấy những chứng nhận có giá trị cấp đại học. 1.3. Phân tích vai trò của giảng viên và học viên Trước khi phân tích vai trò của giảng viên và học viên của Coursera cần phải điểm qua những điểm chính của mô hình Coursera. 1.3.1. Những điểm chính của mô hình Coursera. Coursera là một dạng E-learning theo mô hình MOOC (Massive Open Online Cource), tạm dịch mô hình học liệu mở trực tuyến. Một mô hình MOOC là một mô hình thông qua các trang Web mà các học viên tham gia khóa học được tiếp cận với các tài nguyên học tập như video, sách, những vấn đề khác… Chi phí tiếp cận các tài nguyên trên có chi phí rất thấp (hầu như là miễn phí). MOOC còn cung cấp cho các học viên một diễn đàn tương tác với nhau để qua đó xây dựng được cộng đồng giữa các học viên, giáo sư… Mô hình MOOC cũng được xem như nằm trong lĩnh vực đào tạo từ xa (distance education). 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực Những cơ sở sư phạm của Coursera bao gồm: Khai thác sự hiệu quả từ việc học Online Qua nghiên cứu của viện giáo dục Mỹ với 45 chương trình học có so sánh giữa việc học trực tiếp và học qua Online, kết quả thu được: xét về mặt trung bình, việc học Online có kết quả tương đương với việc học trực tiếp. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra nếu kết hợp đồng thời 2 phương pháp học trực tiếp và học Online sẽ thu được kết quả tốt hơn so với áp dụng riêng rẽ từng phương pháp. Nâng cao quá trình tiếp thu và kiểm tra việc học Đối với Coursera, bài tập về nhà không chỉ xem như là công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của học viên mà còn là công cụ giúp người học tiếp thu và hoàn thiện kiến thức và đảm bảo cho học viên theo dõi suốt quá trình học. Bài tập của của Coursera được xây dựng để trở thành một bài tập có tính tương tác cao hơn thông thường. Bài tập có thể là những câu hỏi hỏi nhỏ về các khái niệm, cách thức vận dụng… để mỗi học viên có thể xem lại video có thể giải đáp chính xác các câu hỏi. Nâng cao quá trình làm chủ việc học (mastering learning). Việc nâng cao quá trình làm chủ việc học là quá trình phản hồi liên tục giữa học viên và giảng viên thông qua các câu hỏi bài tập trong một thời gian liên tục để gia tăng kiến thức. Ví dụ: một bài tập có thể nộp lại đến 20 lần để hoàn chỉnh những phần sai sót. Ngoài ra, học viên còn được sử dụng diễn đàn để thảo luận với học viên khác các vấn đề được đặt ra trong bài giảng và có sự hướng dẫn từ phía 28 Bài tiểu luận E-Learning – Nhóm Tích cực giảng viên. Ngoài ra, Coursera còn xây dựng hệ thống lưu trữ các phiên bản khác nhau của bài tập để cho học viên có thể tự học, tự kiểm tra kiến thức đạt được. Ví dụ: thay đổi thứ tự câu trả lời, thay thế một đề bài dạng khác tương tự… Quá trình trên rút ra từ những nghiên cứu cụ thể. Theo một nghiên cứu của Bloom thì kết quả từ cách học thông thường chỉ đạt khoảng 50% thì với quá trình làm chủ việc học thì kết quả đạt được lên tới 84%. Mở rộng phương pháp đánh giá Bên cạnh đánh giá truyền thống thì Coursera còn mở rộng cách đánh giá thông qua từng cá nhân trong lớp học. Mỗi thành viên sẽ đánh giá những thành viên khác. Sau đó, Coursera thu thập các đánh giá để tổng hợp và đưa đánh giá cuối cùng cho mỗi học viên. 1.3.2. Vai trò của giảng viên và học viên Vai trò của giảng viên - Chịu trách nhiệm về bài giảng, bài tập. Phân bố các bài tập hợp lý, kết hợp giữa các tài nguyên với bài giảng video, khái niệm hay các khóa học có liên quan. - Tổ chức và hướng dẫn thảo luận các vấn đề cho các học viên. - Chấm điểm bài tập và phản hồi đầy đủ lại cho học viên. Vai trò của học viên - Theo dõi – hoàn thiện các bài tập được đưa ra thông qua các tài liệu được hướng dẫn hoặc từ bài giảng. - Tham gia thảo luận trên diễn đàn các vấn đề được đặt ra. - Đánh giá các học viên khác trong lớp. 1.4. Phân tích ưu – khuyết điểm của mô hình Course 28
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan