Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ tìm hiểu về Email marketing...

Tài liệu tìm hiểu về Email marketing

.DOCX
80
713
51

Mô tả:

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh GVHD Phạm Thanh Thúy Vy Môn học E-Marketing Nhóm tiểu luận Võ Trần Dấu Ái Nguyễn Thị Thùy Na Văn Minh Phương Phạm Minh Thông Nguyễn Thị Kim Tuyến Lớp Marketing VB2 K16 Năm 2015 1 Mục lục Liệu rằng Email có đang “chết” như mọi người vẫn nói ?.........................................3 1- Lịch sử phát triển của email marketing..................................................................8 2- Khái niệm email marketing..................................................................................11 3- Các dạng email sử dụng trong email marketing...................................................12 4- Đặc điểm người dùng email.................................................................................19 5- Quy trình thực hiện một chiến lược email marketing:..........................................22 6- Yêu cầu kỹ thuật đối với email marketing...........................................................31 7- Bàn luận phương pháp tối ưu hóa chiến lược email marketing............................35 8- Lợi ích của email marketing.................................................................................51 9- Các hạn chế, khó khăn của email marketing........................................................54 10- CASE STUDY..................................................................................................55 Phụ lục: Một số thống kê về môi trường email marketing hiện nay.........................63 Tài liệu tham khảo...................................................................................................77 2 Liệu rằng Email có đang “chết” như mọi người vẫn nói ? Ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng “Email đang chết”, bạn có thể tìm thấy nhiều bình luận và tiêu đề bài viết như thế này trên cộng đồng mạng. Mỗi người sẽ có một góc nhìn của riêng mình, riêng đối với nhóm chúng tôi lại thiên về quan điểm của ông Mark Brownlow “Email không chết mà Email đang thay đổi”, một nhà báo, một blogger và một nhà xuất bản tự đo, người đã đưa ra những báo cáo đáng chú ý về Email Marketing. “Mạng xã hội và di động đang giết chết Email” Chắc hẳn nó không chỉ là một ý nghĩ ngẫu nhiên của một người, mà nhiều người cũng từng có ý niệm đó. Nhưng theo báo cáo “Góc nhìn từ hộp thư kỹ thuật số 2011” của Merckle, một công ty chuyên về quản lý quan hệ khách hàng, chỉ ra rằng người sử dụng mạng xã hội có xu hướng trở thành “những người năng kiểm tra email” (cụm từ “năng kiểm tra email” tương ứng với tần suất kiểm tra email tối thiểu là bốn lần mỗi ngày). Lại có quan điểm cho rằng “Người ta chỉ kiểm tra email cá nhân chứ không phải là những email thương mại” Số liệu của Merckle về vấn đề thời gian người dùng tiêu tốn cho email (cả đọc và trả lời email) theo loại (bao gồm bạn bè và gia đình, thương mại, công việc và các loại khác) thì đối với loại email thương mại nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng từ 23% năm 2007 đến 30% năm 2010. Cũng trong khoảng thời gian đó, những email từ bạn bè và gia đình giảm từ 43% còn 37%. Còn những loại khác thì vẫn giữ tỷ lệ ổn định so với tổng email. 3.3 tỷ người dùng Hơn 3.3 tỷ tài khoản người dùng email vào năm 2014. 3 4 247 tỷ email được gửi đi mỗi ngày. Khi bạn tiếp thị thông qua email, khách hàng sẽ chi hơn 138% so với những người không nhận được email. 5 Khả năng tiếp thị của email 91% người dùng sử dụng email ít nhất một lần mỗi ngày. Căn bản mỗi ngày, người tiêu dùng Hoa Kỳ tương tác với khoảng 11 qua email. thương hiệu 48% khách hàng trả lời rằng họ thích giao tiếp với thương hiệu qua email. 44% khách hàng thực hiện một lần mua hàng mỗi năm do email quảng bá mà họ nhận được. Ngoài ra, theo Mark the Marketer 66% khách hàng thực hiện một hành vi mua hàng trực tuyến là từ một thông điệp email marketing, và hơn 70% quyết định mua hàng từ di động chịu ảnh hưởng từ các email quảng cáo. 60% người làm tiếp thị trả lời rằng email marketing đang mang lại ROI cho tổ chức của họ. Khả năng đạt được khách hàng mới từ email cao hơn Twitter. 40 lần so với Facebook và Theo Mark the Marketer, 76% email được mở trong 2 ngày kể từ khi email được gửi đi. 6 Một cuộc điều tra thú vị được Elie Bursztein_ một blogger, khảo sát được tiến hành trên người sử dụng Google. Kết quả hơn 45.1% người dùng đánh giá tài khoản email là giá trị nhất đối với họ, so với các tài khoản online khác. 7 1- Lịch sử phát triển của email marketing Kể từ khi Ray Tomlison gửi đi email đầu tiên, lịch sử đã mở ra một con đường mới cho những người làm marketing. Trong suốt hơn 42 năm hình thành và phát triển, email marketing được xem là một trong những hình thức có chi phí hiệu quả nhất cho marketing trực tiếp. Phương pháp không chỉ nhanh và rẻ, nó lại còn giúp cho người marketing có thể kiểm soát và phản ứng lại những hành vi của khách hàng theo cách mà trước đây không thể thực hiện được. Năm 1978, Gary Thuerk đã gửi một email quảng bá cho những thiết bị DEC đến 400 người dùng thông qua Arpanet. Điều này mang lại một khái niệm hoàn toàn mới cho người nhận và nó mang lại lợi nhuận 13 triệu USD cho thiết bị DEC. Ngay từ thời điểm ban đầu, email đã chứng minh bản thân nó là một kênh hiệu quả cho marketing trực tiếp. Và Thuerk được xem là “Cha của thư rác_ Father of Spam”. Năm 1991, sự ra đời của Internet đã mang lại một cuộc cách mạng hóa hoàn toàn cách mà mọi người sống, làm việc và giải trí. Đối với những nhà marketing trên khắp thế giới nó mở ra một cánh cửa thông tin đại chúng. Và khi Hotmail (ngày nay được biết đến như là HoTMaiL) phát hành, cung cấp dịch vụ email miễn phí đầu tiên trên web đã mang lại cho những người làm tiếp thị một con đường hoàn toàn mới để tiếp cận khách hàng. Trước đây email chỉ có học sinh và người lao động có thể dùng. Việc cho ra đời các địa chỉ email cá nhân đã chuyển đổi hình thức marketing trực tiếp. Đến những năm 1990, hình thức marketing trực tiếp của B2C vẫn hầu như 8 thực hiện bằng gửi thư hoặc trò chuyện qua điện thoại, nhưng cả hai phương pháp này lại quá đắt. Với email, những người làm tiếp thị có thể đạt được một chi phí hiệu quả hơn, một con đường nhanh chóng để tiếp cận khách hàng. Cũng trong những năm 1990, email vẫn được xem như là một điều mới mẻ với khách hàng, trong khi đó ngày càng nhiều người làm tiếp thị nhảy lên toa xe của công cụ email này. Kết quả là hộp thư của khách hàng trở nên lộn xộn và nhận những thư không mong muốn, và kéo theo là sự xuất hiện của những luật lệ bảo vệ khách hàng khỏi những thư rác. Năm 1998, Luật bảo vệ dữ liệu được cập nhật để bảo đảm cho tất cả các email marketing gồm cả opt-out. Năm 2003, Luật thư rác được quốc hội US đưa ra như là những quy định đầu tiên về những email thương mại, cũng cùng năm tại châu Âu, Quy định về truyền thông điện tử và quyền riêng tư ra đời xác định những điều cho phép đối với người làm tiếp thị, và năm 2004 Khung chính sách người gửi được ban hành, cung cấp một hệ thống đánh giá email giúp ngăn chặn những thư rác bằng cách thẩm định địa chỉ IP của người gửi. Trong suốt khoảng thời gian đó số lượng email marketing được phân phối tăng lên một cách nhanh chóng, đồng thời cũng gia tăng số lượng virus hay các thư rác ngành dược, chuyển môi trường email thành một cuộc chiến ảo giữa người gửi và người nhận email. Năm 2004, AOL trả lại các phản hồi của người nhận cho một số nhà cung cấp dịch vụ email, sau đó Hotmail và Yahoo cũng lần lượt giới thiệu các đề án phản hồi của người nhận. Lúc đó, người làm tiếp thị có thể biết được suy nghĩ của người nhận đối với các email của họ và có thể sử dụng các phàn nàn thư rác như là một thông số đo lường. Trong những năm từ 2000 đến 2009, các ISP đã đưa ra hàng loạt các biện pháp để bảo vệ người dùng khỏi các email không mong muốn. Chẳng hạn như Windows Live Sender Reputation Data (2008) cho phép người nhận đưa ra ý kiến rằng một email nào đó là thư rác hay không; hoặc Hotmail Sweep và Google’s Priority Inbox (2010) giúp cho người nhận giảm sự lộn xộn trong hộp thư của họ. Điều này buộc các nhà marketing phải tập trung hơn vào chiến lược của mình nếu họ muốn thông điệp của mình được chú ý. Năm 2009 Return Path báo cáo rằng gần 30% các email thương mại không đến được hộp thư người nhận, trong cùng năm Merkle cũng chỉ ra rằng sự thiếu liên quan là nguyên nhân lớn nhất khiến người dùng quyết định opt-out một email. Với sự gia tăng khả năng kiểm soát của người nhận, các nhà tiếp thị cần phải suy nghĩ đến một chiến lược kéo hơn là một chiến lược đẩy. Năm 1992, chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được tung ra cho phép đăng nhập email tại trên điện thoại, và trong năm 2007 Apple giới thiệu sản phẩm iPhone. Đến năm 2011 Apple thông báo rằng họ đã bán được hơn 100 triệu iPhone và cũng trong 9 năm đó họ đưa ra báo cáo email được 75% người sở hữu iPhone tại Anh sử dụng, điều này đã kích hoạt các hoạt động internet trên điện thoại. Năm 2012, một báo cáo chỉ ra rằng 40% email marketing được mở bằng thiết bị di động. Với nhiều động lực từ việc người dùng đọc email bằng điện thoại, buộc các nhà tiếp thị phải suy nghĩ biện pháp để email của mình có thể hiển thị trên một chiếc điện thoại. Cũng lúc đó, mạng xã hội ra đời đã tác động mạnh mẽ lên email marketing. Facebook phổ biến đến cộng đồng vào năm 2006. Đến cuối năm 2007, nó đã tạo được hơn 100,000 trang doanh nghiệp, cho phép công ty thu hút những khách hàng tiềm năng. Và tại thời điểm này khách hàng có thể tương tác với một thương hiệu qua nhiều kênh khác nhau như trực tuyến, tại cửa hàng, Twitter, Facebook, email. Sự gia tăng các chương trình hướng đến hành vi khách hàng và tự động hóa đã kéo theo việc suy giảm các bản tin truyền thống, và chiến lược email chuyển sang tập trung vào những nhu cầu đặc biệt, những mong muốn của từng cá nhân người dùng. Ngày nay, những hệ thống tự động marketing cho phép thuận tiện trong việc phân nhóm, cho phép doanh nghiệp có thể gửi đi những thông điệp email có tính mục tiêu cao. Người làm tiếp thị ngày càng chú trọng hơn vào việc nhấn mạnh tính liên quan và cam kết trong nội dung email để đạt được sự một đánh giá tốt, chất lượng dần thay thế cho số lượng đây được xem là chiến lược để tiếp thị email. 10 2- Khái niệm email marketing Khái niệm email: Email bao gồm những thư từ, thông điệp điện tử được trao đổi giữa bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và bạn học thông qua mạng máy tính. Thông thường nó là một thông điệp gửi cho một người, hoặc một thông điệp gửi cho một nhóm nhỏ có liên quan. Email ngoài ra còn có thể là phương tiện trao đổi ý tưởng, đặt câu hỏi, yêu cầu thông tin… Khái niệm email marketing: Email marketing lại là một kênh của marketing, nó cho phép những cá nhân hoặc các doanh nghiệp chuyển một lượng lớn thư đến khách hàng, khách hàng tiềm năng, người hâm mộ, hoặc những người đăng ký. Như vậy Email marketing là hình thức marketing trực tiếp một thông điệp có tính chất thương mại đến một nhóm người sử dụng email. Cũng có thể nói, mỗi email được gửi đến một khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại vẫn được xem là email marketing. Email trong trường hợp này thường được sử dụng để gửi các nội dung quảng cáo, yêu cầu giao dịch, hoặc kêu gọi mua hàng hoặc tài trợ, đồng thời nó cũng bao hàm việc xây dựng sự trung thành, lòng tin hoặc tăng khả năng nhận biết thương hiệu. Email marketing có thể được thực hiện dựa trên các danh sách khách hàng được bán hoặc trên chính dữ liệu khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, thuật ngữ này còn đúng trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng email với mục đích gửi đi thông điệp gia tăng mối quan hệ với khách hàng hiện tại hoặc khách hàng đã từng giao dịch, từ đó sẽ khuyến khích lòng trung thành và tăng khả năng lặp lại giao dịch, thu hút được khách hàng mới hoặc thuyết phục khách hàng mua ngay một số mặt hàng, và cả trường hợp thêm quảng cáo của bạn vào email của các doanh nghiệp khác khi gửi cho khách hàng của họ. Đối với quan điểm của B2C, email marketing giữ vai trò chủ lực trong việc bán hàng, đồng thời đối với B2B nó cũng là một phương tiện giao tiếp mạnh mẽ. 11 3- Các dạng email sử dụng trong email marketing Email bản tin điện tử (Email Newsletter) Là loại email được gửi trực tiếp đến một danh sách khách hàng, thuê bao có sẵn nhằm cập nhật thông tin chuyên môn hoặc theo một chủ đề nào đó. Mục đích chính của loại email này là xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, hướng doanh nghiệp trở thành thương hiệu đầu tiên khách hàng sẽ nghĩ đến khi họ cần một sản phẩm hoặc dịch vụ trong ngành của bạn. Ưu điểm Nhận diện thương hiệu: Tương tự như báo, newsletter sẽ tạo nên một sự thúc đẩy nhất định trong người đọc. Tuy nhiên làm thế nào để tạo thói quen cho người nhận lại là vấn đề chính, có thể là tần suất gửi (hàng ngày, hàng tuần) hoặc một nội dung hấp dẫn người dùng khiến họ mong chờ cho lần nhận email tiếp theo. Bằng việc hình thành nên thói quen này, bạn có thể giúp họ nhận ra được thương hiệu của bạn và liên kết nó với một ý niệm tích cực. Sử dụng lại nội dung: Trong các bản tin gửi khách hàng này, các doanh nghiệp thường sử dụng các thông tin họ vừa công bố như các bài đăng trên blog, các bài báo… dưới dạng các tóm tắt ngắn và đường dẫn đến các nội dung đó. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ hướng người dùng quay lại website của công ty và tương tác với nhiều nội dung khác nữa. Nội dung đa dạng: trong một newsletter bạn có thể tự do sử dụng nhiều dạng nội dung khác nhau liên quan đến doanh nghiệp bạn. Chẳng hạn như một bài đăng trên blog đang được yêu thích, một đề nghị mới, một thông báo về sự kiện sắp đến, thông tin về chiết khấu hoặc có thể là một đường dẫn đến một khảo sát. Khuyết điểm Làm xao lãng khách hàng Chính vì tính đa dạng và bản chất của newsletter, làm cho các nội dung đôi khi áp đảo hoặc bỏ qua mục tiêu chính của newsletter là “kêu gọi hành động_ call-to-action”. Tất nhiên với một loạt thông tin quảng cáo hoặc các tóm tắt từ các bài báo sẽ khiến người nhận bị phân tán trong mẫu tin, đối lập với mục đích chính là tập trung vào một nội dung chính. Để hạn chế, bạn có thể đặt các nội dung chính ưu tiên ở vị trí trên cùng của bản tin và đưa ra một lời kêu gọi “call-to-action” rõ ràng sau khi/ dọc theo các đoạn văn bản. Thiết kế Với một bản tin, vấn đề bố cục trở nên phức tạp hơn so với các email chuyên dụng. Bạn phải tốn nhiều thời gian quyết định hình ảnh, văn bản ở vị trí phù hợp, việc sắp 12 xếp và ưu tiên của các thông tin. Để hạn chế bạn có thể sử dụng dịch vụ của một số website, với sự đa dạng về biểu mẫu cũng như sử dụng đơn giản. 13 Email digest Digest là một dạng email tóm tắt lại những thông tin đã đăng trong một khoảng thời gian nhất định, thường thì hàng tuần hoặc hàng tháng. Digest cũng có thể được xem như là một loại tập san, nó giúp người đọc nắm bắt được những thông tin được quan tâm nhiều nhất trong thời gian trước. Email digest được xem là dễ sử dụng hơn newsletter, vì chúng thường chứa những danh sách và những đường liên kết. Từ đó giúp cho người dùng đọc lướt nhanh qua email và nhấp vào những phần mà họ thích thú nhất. 14 Email chuyên dụng (Dedicated email) Những email chuyên dụng này có thể xem là những email độc lập, chỉ chứa nội dung về một đề nghị. Bạn có thể thông báo đến những khán giả mục tiêu về một báo cáo bạn mới phát hành hoặc mời họ tham dự một sự kiện do bạn tổ chức. Ưu điểm Tập trung vào việc “kêu gọi hành động_ call-to-action”, không giống như các bản tin, những email chuyên dụng này tập trung vào những kết quả đã được chỉ định với mục đích kêu gọi sự tham gia của khách hàng. Dễ dàng xây dựng: một khi bạn đã có biểu mẫu cho email thì việc xây dựng một email chuyên dụng trở nên rất dễ dàng. Bạn chỉ việc lấy một vài thông tin đã có từ landing page, sau đó thực hiện một vài tùy chỉnh nhỏ và chỉ tốn thời gian cho việc tạo nên tiêu đề cho chúng. Đo lường nhanh chóng: Với chỉ một thông điệp chính trong email này, bạn sẽ đễ dàng theo dõi quá trình. Bạn có thể kiểm tra nhanh qua CTR của email, lượt xem trên landing page và số lượt chuyển đổi, cũng như theo dõi ROI dài hạn. Khuyết điểm Thiếu tính nhất quán: Trái với dạng email bản tin luôn được gửi theo một thời điểm nhất định, lịch trình của email chuyên dụng lại không rõ ràng và thiếu tính nhất quán. Vì thật ra bạn chỉ sử dụng email chuyên dụng khi phát sinh một đề nghị gì đó cho khách hàng. Nội dung đồng nhất: Cũng chính việc chứa duy nhất một thông điệp, nó lại gây ra khó khăn để đưa thêm một số giới thiệu về một vài chiến dịch quan trọng của doanh nghiệp. Để vượt qua khó khăn này, ta có thể sử dụng vài thủ thuật như P.S hoặc giảm một phần nội dung để sử dụng như một mục đích “call-to-action” thứ hai mà bạn muốn giới thiệu. Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng “Lead Nurturing” Như trong chiến thuật inbound marketing, “Lead Nurturing” liên quan đến việc thấu hiểu tất cả các sắc thái của khách hàng tiềm năng của bạn về thời gian và nhu cầu. “Lead nurturing” được mô tả như là một loạt các email được kết nối một cách chặt chẽ với một mục đích rõ ràng và cùng với đầy đủ các nội dung hữu dụng. Ưu điểm Tính kịp thời: Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ phản hồi email và các yếu tố ảnh hưởng, và trong nghiên cứu về khoa học thời gian của Dan Zarrella (Nhà khoa học truyền thông xã hội của HubSpot) đã xác định mối tương quan thuận giữa thời điểm tương tác của người dùng và CTR. Nếu vận dụng tốt chiến dịch Lead nurturing bạn có thể tận dụng 15 được ưu điểm năng động của nó, nhờ đó tương tác với người dùng nhanh hơn, tốt hơn. Tính tự động: Một khi đã cài đặt lead nurturing, những email sẽ được tự động gửi đi theo kế hoạch mà bạn đã đặt ra. Bạn có thể phát động chương trình và có thể quên chúng đi, nhưng những email này vẫn hoạt động cho bạn. Tính mục tiêu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các email được định hướng và phân loại có hiệu quả tốt hơn so với việc truyền tải một số lượng lớn. Lead nurturing cho phép bạn buộc một chuỗi các email vào một hoạt động đặc biệt hoặc một chương trình chuyển đổi. Bạn có thể đánh giá dựa vào những hành động mà khách hàng tiềm năng thực hiện trên website của bạn, từ đó chỉ ra được những sở thích của họ và giúp bạn xác định được điều họ cần tiếp theo. Khuyết điểm Tạo ra ít hiệu ứng lan truyền trong cùng một lúc: Với những email chuyên dụng được gửi đến toàn bộ cơ sở dữ liệu email của bạn, bạn có thể tạo ra hàng loạt sự lan truyền xung quanh thương hiệu của mình. Đây sẽ là một sự bùng nổ về sự tham gia, đây là kết quả từ việc chuyển tiếp cùng lúc và chia sẻ của truyền thông xã hội (đặc biệt nếu bạn chia sẻ các link trong email của bạn trên Twitter, LinkedIn và Facebook). Lead nurturing không thể đạt được hiệu ứng tương tự như vậy bởi vì nó được lập trình số email ít hơn để đến với những khán giả đã được phân loại. Vì thế trong khi vẫn có sự chia sẻ, bạn sẽ không thể thấy được một lượng truy cập lớn và sự chuyển đổi trong một ngày nào đó. Mà thay vào đó, số lượt viếng thăm trang web và số lượng khách hàng tiềm năng sẽ gia tăng từ từ. 16 Theo dõi bị động Chính do tính tự động của Lead nurturing và người làm tiếp thị thường quên đi chúng sau khi họ đã cài đặt chương trình, nó đôi khi cũng có xu hướng không được báo cáo. Do đó cần đảm bảo rằng những chương trình lead nurturing của bạn có được các dấu hiệu theo dõi riêng và phải được tái phân tích marketing để đánh giá hiệu năng và chứng minh ROI của những nỗ lực đó. Email tài trợ Tất cả những dạng email mà chúng ta đã nói ở trên đều dựa trên việc bạn gửi đi các thông tin đến cơ sở dữ liệu email của chính bạn. Nếu bạn muốn tiếp cận được các nhóm khán giả khác và thu hút được những khách hàng tiềm năng, thì bạn có thể thử với các email dạng tài trợ. Đối với hình thức này bạn sẽ phải trả phí cho việc đính kèm các nội dung copy của bạn vào một bản tin hoặc một email chuyên dụng của một doanh nghiệp khác. Email tài trợ là một phần của chiến lược truyền thông phải trả phí, trong đó có thể bao gồm pay-per-click, quảng cáo hiển thị, quảng cáo di động… Trong dạng chiến lược này, bạn phải xác định khán giả mục tiêu mà bạn hướng đến. Ví dụ như bạn có thể tập trung vào phụ nữ châu Á trong độ tuổi từ 30 đến 40. Thông thường, bạn sẽ phải thiết kế các copy của bạn hoặc vị trí sắp đặt quảng cáo theo tiêu chuẩn của người cung cấp dịch vụ. Ngoài ra khi thực hiện email tài trợ, bạn cần phải đánh giá doanh nghiệp bạn sẽ liên kết. Đảm bảo rằng họ là một đối tác đáng tin trước khi tiến hành thiết lập quan hệ. Ưu điểm Tính định hướng mục tiêu cao: ưu điểm lớn nhất của email tài trợ đó là bạn có thể đặc biệt xác định một phân khúc mà bạn muốn tiếp cận. ROI chính xác: Email tài trợ là một hình thức đầu tư xác định, bạn biết bạn phải chi bao nhiêu cho đối tác. Và với việc theo dõi kết quả mà bạn đã đặt ra như số lượt thăm viếng, số khách hàng tiềm năng, số lượng giao dịch… từ đó bạn sẽ xác định được cái mà bạn nhận được trên chi phí đã được chi ra. Biết được chính xác ROI sẽ giúp bạn cân đối ngân sách marketing của mình và đưa ra các báo cáo marketing chính xác vào thời điểm kết thúc hàng quý. Khuyết điểm Phải trả phí: Đối tác sẽ đưa ra các gói phí khác nhau cho việc thực hiện email tài trợ và bạn phải đàm phán về khoản phí này. Một số hình thức phổ biến như trả phí dựa trên số lượt hiển thị CPM (Cost per thousand impressions) hoặc trả dựa trên số khách hàng tiềm năng đạt được… 17 Những nguồn lực chuyên dụng: Những email tài trợ và việc quản lý mối quan hệ với đối tác yên cầu một nỗ lực marketing lớn và kiểm soát chặt chẽ. “Đối với dạng tài trợ này để thành công thì cần phải có một đội ngũ chuyên dụng đứng đằng sau chương trình để hiểu được dữ liệu, tiềm lực của thương hiệu, và khả năng tìm ra những cơ hội hợp tác vô hình”_ được viết bởi Jackie Fast, Giám đốc quản lý của Slingshot Sponsorship. Nếu bạn có một đội ngũ marketing nhỏ, hình thức này sẽ trở thành khó khăn để kiểm soát toàn bộ các email tài trợ. Email giao dịch Các email giao dịch thường được kích hoạt dựa trên một hoạt động tương tác của khách hàng với một doanh nghiệp. Để xác định nó là thông điệp giao dịch hay thông điệp tạo quan hệ, ta có thể dựa vào các mục tiêu chính của việc giao tiếp như “làm thuận tiện, hoàn thành hoặc xác nhận một giao dịch thương mại mà người nhận email trước đó đã đồng ý giao dịch với người gửi”, cùng với một vài trường hợp khác. Các thông điệp giao dịch được kích hoạt bao gồm các thông điệp về lựa chọn giỏ hàng, email thiết lập lại mật khẩu, email mua hàng hoặc yêu cầu xác nhận, email thông báo trạng thái của yêu cầu, email tái yêu cầu và email về biên nhận. Mục đích chính của các email giao dịch là truyền tải thông tin liên quan đến một hoạt động nào đó để kích hoạt chúng. Tuy nhiên, do chính tỷ lệ mở cao của các email này (51.3% so với 36.6% của các email newsletter), nên các email giao dịch tạo nên một cơ hội tương tác với khách hàng của mình: ví dụ như giới thiệu hoặc mở rộng quan hệ email với khách hàng hoặc người ủng hộ, đến việc dự đoán và trả lời những câu hỏi của họ, hoặc thực hiện việc bán thêm các sản phẩm, dịch vụ khác “cross-sell”, hoặc bán thêm các gói sản phẩm, dịch vụ kèm theo “up-sell” cho khách hàng. 18 4- Đặc điểm người dùng email Tỷ lệ sử dụng email theo độ tuổi (2011) Khảo sát của Mail Chimp năm 2013 Tiến hành trên 10 triệu địa chỉ email của những domain đứng đầu, và dựa theo dữ liệu thu được họ xây dựng nên biểu đồ sự phân bố độ tuổi của từng domain như sau: 19 Theo đó, Gmail và Hotmail có độ tuổi trung bình là 31. Yahoo có độ tuổi trung bình lớn hơn 34. AOL và Comcast có độ tuổi trung bình lớn nhất là 43 và 49. Sở thích Ngoài ra, những người thích đọc thì có xu hướng nhắm đến các đề tài như chính trị, các đề tài tinh tế như nhà ở, vườn, và ẩm thực. Khảo sát của Hunch năm 2011 Hunch đã phân tích 75 triệu câu trả lời từ 700,000 người dùng để xác định nhân khẩu học, phong cách sống và đặc điểm cá nhân của những người có địa chỉ email tại Gmail, AOL, Yahoo, Hotmail/ MSN. Theo nghiên cứu, 72% người dùng Gmail có tuổi dưới 34, trong đó 68% thuộc nhóm từ 18 đến 34 tuổi. Hotmail có 64% người dùng dưới 34 tuổi, Yahoo có 57% dưới 34 tuổi, AOL là 42%. Các khám phá về cuộc sống gia đình, tình trạng quan hệ, quan điểm chính trị, tôn giáo và phong cách thời trang được mô tả như sau: Người dùng AOL được mô tả như một phụ nữ béo tròn từ 35 đến 64 tuổi, người có học vị cao và là người hơi hướng tâm linh, nhưng không phải là tín ngưỡng. Họ có xu hướng trung bình về chính trị, có một mối quan hệ trên 10 năm, có con. Người dùng AOL sống ở ngoại ô và chưa từng du lịch ra khỏi đất nước của họ. Gia đình là ưu tiên hàng đầu. Người dùng AOL phần lớn đọc tạp chí, có một máy tính bàn, hay nghe radio và xem TV. Tại nhà họ thích đi vòng quanh với chiếc quần thể thao. Họ cũng là những người hướng ngoại lạc quan, thích bánh snack ngọt và thích làm việc nhóm. Người dùng Gmail giống một chàng trai trẻ tuổi mảnh khảnh tuổi từ 18 đến 34 tuổi, có học vấn đại học và không có tôn giáo. Họ có xu hướng chính trị tự do, độc thân, và không có trẻ em. Người dùng Gmail sống ở các thành phố và du lịch từ 5 quốc gia trở lên. Họ tập trung vào nghề nghiệp và họ đọc nhiều blog, có một iPhone và máy tính xách tay, hay nghe nhạc thông qua MP3 và máy tính. Tại nhà, họ đi vòng quanh với một chiếc áo thun và quần jean. Người dùng Gmail thích bánh snack mặn và sống hướng nội, có khả năng kinh doanh. Họ lạc quan hoặc bi quan, tùy từng tình huống. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng