Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu văn trên tri ân tạp chí...

Tài liệu Tìm hiểu văn trên tri ân tạp chí

.DOC
170
161
92

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN TÌM HIỂU VĂN TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Lại Văn Hùng 2. TS Phạm Thị Thu Hương HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, được nghiên cứu từ thực tế và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy cô giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lại Văn Hùng và TS Phạm Thị Thu Hương đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu của Viện Văn học Việt Nam, Ban lãnh đạo, phòng đào tạo, các phòng ban chức năng của Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình Hà Nội đã động viên, tạo điều kiện cho tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp đó. Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................8 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ. .8 1.1. Tri tân trong những công trình nghiên cứu về báo, tạp chí nửa đầu thế kỷ XX. ................................................................................................................................. 8 1.2. Tạp chí Tri tân trong những công trình nghiên cứu về văn học.................14 1.3. Những công trình sưu tầm, giới thiệu về tạp chí Tri tân.............................18 1.3.1. Công trình nghiên cứu tổng quan về tạp chí Tri tân..............................18 1.3.2. Công trình nghiên cứu về các tác gia......................................................19 1.3.3. Công trình nghiên cứu về các thể loại....................................................21 1.3.4. Công trình số hóa văn bản Tri tân..........................................................22 Chương 2. TRI TÂN TẠP CHÍ TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1940-1945.......................................26 2.1. Đặc điểm của báo chí Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1941......................26 2.1.1. Lịch trình của báo chí Việt Nam qua các giai đoạn hình thành và phát triển.................................................................................................................... 26 2.1.2. Về sự xuất hiện của ba nhóm văn phái nổi bật.......................................35 2.2. Tiền đề cho sự ra đời của tạp chí Tri tân.....................................................39 2.2.1. Tiền đề về chính trị, xã hội và văn hóa, tư tưởng...................................39 2.2.2. Về đặc điểm của văn học những năm 1940-1945...................................46 2.3. Sự ra đời và diện mạo của tạp chí Tri tân....................................................50 2.3.1. Sự ra đời của tạp chí Tri tân....................................................................50 2.3.2. Diện mạo của tạp chí Tri tân...................................................................53 2.3.3. Lí giải về sự sinh tồn, đình bản của Tri tân tạp chí................................64 2.4. Kết luận chương 2.........................................................................................66 Chương 3. VĂN SÁNG TÁC TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ......................................67 3.1. Văn xuôi trên Tri tân tạp chí.........................................................................67 3.1.1. Truyện và Ký............................................................................................67 3.1.2. Tiểu thuyết lịch sử....................................................................................81 3.2. Kịch trên Tri tân tạp chí................................................................................94 3.2.1. Quá trình kế thừa và tiếp biến của thể loại kịch ở Việt Nam..................94 3.2.2. Diện mạo của thể kịch trên tạp chí Tri tân.............................................97 3.2.3. Đặc điểm của kịch thơ viết về đề tài lịch sử............................................98 3.2.4. Vũ Như Tô, vở chính kịch đặc sắc........................................................106 3.3. Văn vần trên Tri tân tạp chí........................................................................109 3.3.1. Diện mạo và đặc điểm của thơ trên Tri tân tạp chí...............................109 3.3.2. Những giới hạn của thơ trên Tri tân tạp chí.........................................113 3.4. Kết luận chương 3........................................................................................115 Chương 4. VĂN KHẢO CỨU PHÊ BÌNH VÀ SƯU TẦM DỊCH THUẬT TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ.................................................................................................116 4.1. Văn khảo cứu phê bình...............................................................................116 4.1.1. Tình hình chung của văn khảo cứu phê bình những năm 1940..........116 4.1.2. Diện mạo và đặc điểm của văn khảo cứu, phê bình trên Tri tân..........121 4.2. Văn sưu tầm dịch thuật...............................................................................139 4.2.1. Sưu tầm dịch thuật theo khuynh hướng “ôn cố”..................................140 4.2.2. Sưu tầm dịch thuật theo khuynh hướng “tri tân”.................................144 4.3. Kết luận chương 4........................................................................................147 PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................148 1. Tri tân tạp chí trong hành trình về nguồn - “ôn cố”........................................148 2. Tri tân tạp chí trong hành trình mở mang, tiếp cận chân trời tri thức mới - “tri tân”...149 3. Tri tân tạp chí trong quá trình vận động của đời sống báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX.........................................................................................................149 4. Tìm hiểu Văn trên tạp chí Tri tân – triển vọng của hướng nghiên cứu văn học sử.....150 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BÁO CHÍ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Báo chí Việt Nam ra đời vào cuối thế kỷ XIX và thật sự phát triển vào khoảng giữa thế kỷ XX. Sự xuất hiện của báo và tạp chí không chỉ phản ánh thực trạng xã hội nước ta trong thời kỳ bị áp đặt, cưỡng chế bởi văn minh phương Tây mà còn là: “Sự phản ánh của lịch sử văn hóa ngôn ngữ (chữ quốc ngữ), văn học, nghề in…” [79, 7]. Dưới ách cai trị của thực dân, dù bị kiểm soát chặt chẽ, song báo chí Việt Nam vẫn tìm được nguồn sống riêng và gắn chặt với đời sống văn hóa tư tưởng của dân tộc. Ngoài việc chuyển tải những nội dung thông tin về thời sự, chính trị, khoa học, giáo dục, báo chí còn thể hiện mục đích văn chương rõ rệt. 1.2. Một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX diễn ra khẩn trương, dồn dập, mau lẹ không thể không kể đến sự hình thành và xuất hiện của các nhóm phái văn học. Việc các tác giả tập trung quanh một tờ báo hoặc một nhà xuất bản có ý nghĩa quan trọng: Vừa định hướng người viết theo một tôn chỉ mục đích rõ ràng, vừa quy tụ các tác giả trong một khuynh hướng, trường phái và thúc đẩy phong trào sáng tác văn học thêm phong phú, đa dạng. Điều này cũng chứng tỏ, người cầm bút ngày càng có ý thức sâu sắc về vai trò, giá trị và sứ mệnh của mình. 1.3. Tri tân (1941-1946) là một tạp chí văn hóa lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống báo chí và văn học Việt Nam những năm 40 của thế kỷ XX. So với nhiều tờ báo, tạp chí xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XX thì Tri tân tạp chí tuy chỉ tồn tại trong thời gian 5 năm (từ ngày 3/6/1941 đến ngày 16/7/1946) nhưng với 214 số ra đều đặn hàng tuần thì tự thân nó đã xác lập được vai trò vị trí của mình. Là loại tạp chí chuyên về khảo cứu nhưng thực chất Tri tân lại mang đặc điểm của loại hình báo chí tổng hợp. Có thể tìm thấy trên tờ tuần báo này tri thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: Lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo, mỹ thuật, văn học… Riêng mảng văn học phải kể đến sự phong phú của nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, thơ ca, kịch, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật… Mỗi thể loại được Tri tân đón nhận và giới thiệu đều nhằm hướng tới chủ đích riêng của tờ báo với mệnh đề thống lĩnh: Ôn cố tri tân (ôn cũ, biết mới). Thực tế, các tác phẩm được Tri tân lựa chọn đăng tải lại chủ yếu nghiêng về khuynh hướng ôn cố. Đồng thời, những đóng góp của Tri tân tạp chí đối với nền văn học hiện đại Việt Nam tập trung chính ở các sáng tác văn học, các bài nghiên cứu, phê bình, sưu tầm, hiệu đính, dịch thuật theo khuynh hướng phục cổ. Đó cũng chính là đặc điểm riêng biệt làm nên diện 1 mạo độc đáo của Tri tân trước sự nở rộ của báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhất là những năm 40. Đề tài của luận án đi vào Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí, thiết nghĩ là một hướng nghiên cứu khả thi, đặt ra nhiều vấn đề gợi mở và có ý nghĩa khoa học. 1.4. Trong sự phát triển phong phú, đa sắc của đời sống báo chí nửa đầu thế kỷ XX, Tri tân là một trong số những tạp chí điển hình và có sắc thái riêng. Là một tạp chí văn hóa, sinh tồn trong thời điểm lịch sử gay cấn, bối cảnh chính trị phức tạp, đời sống văn hóa đầy thử thách nhưng Tri tân vẫn được coi là một tạp chí “chất lượng” và “trí tuệ”. Bởi tôn chỉ mục đích mà Tri tân hướng tới là: “Ôn cũ biết mới. Nhằm cái đích ấy, Tri tân riêng đi vào con đường văn hóa với cặp kính khảo cứu”. Đồng thời với mục đích “ôn cố”, tạp chí cũng chủ trương “tri tân” mở mang tầm nhìn, “ngó rộng chân trời tri thức, mạnh bạo tiến bước trên đường chân lý” (Lời Phi lộ). Là loại tạp chí mang tính “bách khoa thư” (giống như kiểu tạp chí Nam phong), Tri tân đã tạo nên những ưu thế đặc biệt của loại hình báo chí tổng hợp. Tìm trên tờ tuần báo này, có thể thấy đủ các thể loại từ báo chí chuyên biệt (thời sự chính trị, khoa học kỹ thuật, thông tin văn hoá xã hội, quảng cáo…) đến văn học nghệ thuật (thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch…) rồi đến các lĩnh vực khác như lịch sử, địa lý, kinh tế, dân tộc học, tôn giáo… Trong đó, đáng chú ý nhất là mảng văn học được tạp chí dành một số lượng trang báo đáng kể để in ấn, giới thiệu đều đặn, cần mẫn trong suốt 5 năm tồn tại. Qua việc khảo sát 214 số tạp chí với gần 5000 trang báo và hơn 1400 văn bản văn học, kết quả mà chúng tôi thống kê bước đầu là: Có 388 bài khảo cứu về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lí, tôn giáo, xã hội; 427 bài nghiên cứu, phê bình văn học, 39 bài khảo cứu văn học dài kỳ (trong đó có những bài dài gần 100 số tạp chí); 167 bài sưu tầm, dịch thuật văn học có giá trị. Đặc biệt tạp chí Tri tân còn đón nhận và đăng tải gần 500 sáng tác văn học mới với những thể loại làm nên đặc trưng chỉ có ở Tri tân: Ký khảo cứu, tiểu thuyết lịch sử, kịch thơ lịch sử… Một số lượng văn chương đáng kể và có sắc thái riêng biệt như vậy thiết nghĩ cần được nhìn nhận và đánh giá đích đáng để không những khẳng định vai trò, vị trí của tờ tạp chí này trong đời sống báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX mà còn góp phần nhìn nhận đầy đủ hơn quá trình vận động của nền văn chương hiện đại trong tiến trình văn học dân tộc. Vì vậy, khi nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam không thể không xác định vai trò của báo chí như “một động lực văn học”, bởi: “Từ Tri tân cũng có thể hình dung được vai trò của báo chí đối với văn học đầu thế kỷ” [158, 9]. 2 1.5. Tìm hiểu bộ phận văn học trên báo chí nửa đầu thế kỷ XX là vấn đề thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học sử bởi nó mở ra nhiều hướng tiếp cận trong quá trình khôi phục, nhìn nhận và đánh giá lại một cách nghiêm túc những giá trị văn hóa, văn học quá khứ. Đề tài luận án đi vào khái quát một cách có hệ thống về diện mạo và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các thể văn trên Tri tân tạp chí. Nói cách khác, luận án đi vào tìm hiểu quá trình hình thành, sự vận động của các thể loại văn học những năm 40 của thế kỷ XX được Tri tân đón nhận và giới thiệu có đóng góp như thế nào đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Luận án luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong sự so sánh, đối chiếu với các báo, tạp chí xuất hiện trước và cùng thời với Tri tân để lí giải về sự vận động của các thể loại văn học Việt Nam. Từ đó xác định vai trò tiên phong của báo chí trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, đồng thời mở ra một hướng tiếp cận có nhiều triển vọng: Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam trong môi trường báo chí. Đó cũng là yêu cầu thực tiễn và cấp thiết mà chuyên ngành nghiên cứu văn học sử đặt ra. 2. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án chọn toàn bộ văn bản Tri tân làm đối tượng nghiên cứu chính: Gồm 214 số tạp chí, trong đó khảo sát thống kê chi tiết phần văn trên tạp chí Tri tân. - Đồng thời, luận án lựa chọn một số báo và tạp chí xuất hiện trước và cùng thời với Tri tân để có điều kiện so sánh đối chiếu như: + Trước Tri tân: Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí, An Nam tạp chí, Phong hóa, Ngày nay… + Cùng thời với Tri tân: Tiểu thuyết thứ Bảy, Tiểu thuyết thứ Năm, tạp chí Tao đàn, Thanh nghị, Hàn Thuyên … Luận án sẽ khảo sát phần Văn in trên Tri tân tạp chí qua các phương diện sau: - Phần 1: Văn sáng tác gồm: + Văn xuôi với các thể loại chính: Truyện ngắn, ký, tiểu thuyết + Văn vần: Chủ yếu là thơ + Kịch: Chủ yếu là kịch thơ Trong khi nghiên cứu về các thể loại văn học đó, luận án tập trung và nhấn mạnh vào các thể tài làm nên giá trị của Tri tân như tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, ký khảo cứu… Phần 2: Văn khảo cứu, phê bình và sưu tầm dịch thuật. + Văn khảo cứu: Luận án đặc biệt quan tâm đến các bài khảo cứu về văn hóa, văn học, lịch sử dài kỳ, có giá trị của các cây bút khảo luận danh tiếng như Nguyễn 3 Văn Tố, Hoa Bằng, Nguyễn Tường Phượng, Đào Duy Anh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Triệu, Lê Văn Phúc… + Văn phê bình: Người viết sẽ nhấn mạnh vào vai trò vị trí các bài phê bình tác phẩm mới của các cây bút tiêu biểu: Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Hoàng Thiếu Sơn, Phạm Mạnh Phan… + Văn sưu tầm dịch thuật: Chúng tôi tập trung vào phần sao lục, trích dịch, hiệu đính các tác phẩm văn học cổ. 2.2. Mục đích nghiên cứu: Luận án đi vào khái quát một cách hệ thống về diện mạo của bộ phận văn học trên Tri tân tạp chí. Từ đó, tìm hiểu đặc điểm về nội dung và hình thức của các thể loại Văn trên Tri tân. Đồng thời, xác định vai trò, vị trí, sự đóng góp cũng như mặt hạn chế của Văn trên Tri tân và lí giải sự hình thành, suy vong của các thể loại văn học Việt Nam những năm 40 của thế kỷ XX. Luận án khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa báo chí và văn học trong quá trình hiện đại hóa văn học và vai trò của tạp chí Tri tân đối với đời sống báo chí, văn chương, học thuật nửa đầu thế kỷ XX cũng như nội lực của nền văn học dân tộc. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: Khảo sát, thống kê một cách chi tiết cụ thể về mảng văn qua hơn 5000 trang văn bản Tri tân. Trên kết quả khảo sát, luận án sẽ phân tích lí giải nguyên nhân xuất hiện, quá trình hình thành, hưng thịnh và suy vong của các thể Văn trên Tri tân. Từ đó, khái quát sự vận động của các thể văn trên Tri tân trong sự so sánh đối chiếu với văn trên các báo, tạp chí trước và cùng thời với Tri tân. Định vị vai trò của mảng Văn trên Tri tân nói riêng và tạp chí Tri tân trong đời sống báo chí và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 3. Giới thuyết khái niệm Văn Trong quá trình tiếp cận Tri tân, chúng tôi nhận thấy: Đặc điểm riêng của tờ tạp chí này là chất khảo luận văn học nổi lên như một điểm nhấn làm cho khuôn diện của tạp chí Tri tân không lẫn, không nhòa vào bất cứ một khuôn diện nào khác. Là một tạp chí văn hóa, Tri tân là địa hạt thuận lợi cho các nhà văn, nhà nghiên cứu thể nghiệm. Tạp chí dành sự ưu ái cho các bài khảo cứu về văn hóa, văn học, lịch sử dài kỳ; các bài 4 nghiên cứu, nhất là các bài phê bình tác phẩm mới; tiểu thuyết lịch sử; các bài ký khảo cứu và các vở kịch lịch sử… Khi sử dụng khái niệm Văn (mà không phải là văn học hay văn chương), chúng tôi đã cân nhắc tìm hiểu công phu về vấn đề này để lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng. Trước hết, Văn là một phạm trù rộng, một khái niệm đa nghĩa, đa sắc thái. Theo Hán ngữ đại từ điển, Văn có 27 nghĩa, trong đó quá nửa nét nghĩa tồn tại trên cả hai bình diện: Tác phẩm văn học và quan niệm văn chương. Như vậy, nội hàm khái niệm Văn mở rộng từ văn lý thuyết mang tính lý luận (văn nghiên cứu, dịch thuật) đến văn sáng tác (các thể loại văn học); từ khái niệm văn bản văn học (với tư cách là một ngành khoa học ngữ văn chuyên nghiên cứu tác phẩm văn học) đến văn chương (Nghĩa rộng là tác phẩm văn nói chung, bao gồm cả triết học, chính trị, lịch sử, quân sự, văn học…, nghĩa hẹp hơn là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, thường chỉ tác phẩm thơ). Do đó, luận án không sử dụng khái niệm văn chương hay văn học để thay thế bởi cái lõi của các thuật ngữ này đều nằm trong và bị bao ở khái niệm rộng hơn, bao trùm hơn là Văn. Hơn nữa, một dấu hiệu đặc thù của nền văn học trung đại Việt Nam là tình trạng văn – sử bất phân, với tinh thần “phục cổ”, Tri tân đã thực hiện sứ mệnh khai quật những di sản văn hóa, văn học cổ, cho nên biên độ của khái niệm Văn sẽ được mở rộng hơn, phù hợp hơn với đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu của luận án. Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về phương thức sáng tác và thể loại văn học làm căn cứ để phân loại, phân tích, nhận định, đánh giá những ưu thế và hạn chế của mảng Văn trên Tri tân. Do vậy, khái niệm Văn được chúng tôi sử dụng trong luận án có ý nghĩa bao quát toàn bộ những vấn đề thuộc về văn nghiên cứu phê bình, sưu tầm dịch thuật, văn sáng tác, văn khảo cứu về các đề tài lịch sử, văn hoá, tôn giáo, địa lý, dân tộc, triết học… Đồng thời khái niệm này có ý nghĩa khu biệt với khái niệm văn báo chí. Nghĩa là những bài mang tính thời sự chính trị (trong mục Thời đàm,Tin vắn hàng tuần) hay những trang mục quảng cáo trên tạp chí không thuộc phần khảo sát của luận án. Như vậy, luận án sẽ khảo sát trực tiếp mảng văn chương sáng tác trên Tri tân (trong mục Tuỳ hứng, truyện ngắn, du ký, kịch, tiểu thuyết); văn khảo cứu phê bình, sưu tầm dịch thuật (trong chuyên mục Sử liệu sống, chuyện thơ, giai thoại văn học, phê bình tác phẩm mới, dịch thơ Ta, dịch thơ Tây…). Tuy nhiên, trong khi phân loại và nghiên cứu để khái quát đặc điểm của các thể văn trên Tri tân, chúng tôi cũng dựa theo tiêu chí nguồn gốc, đề tài, thể loại. 5 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu và các thao tác sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu văn học sử Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án. Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, người viết đặt Tri tân trong bối cảnh lịch sử sinh thành, tồn tại, tiếp diễn của tạp chí trong lịch sử báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX (nhất là những năm 40). Vận dụng phương pháp này chúng tôi phục dựng diện mạo phần văn trên Tri tân một cách có hệ thống. Từ đó, luận án phân tích đánh giá về vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm, đặc biệt về các thể loại loại văn học trên tạp chí Tri tân. 4.2. Phương pháp so sánh Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu quan trọng. Đối chiếu đồng đại và lịch đại với một số báo và tạp chí trước hoặc cùng thời với Tri tân để từ đó, nhìn nhận đối tượng như một bộ phận trong tính chỉnh thể cũng như quá trình vận động liên tục của nó. 4.3. Phương pháp tích hợp - liên ngành Luận án sử dụng phương pháp này với mục đích nhìn nhận đối tượng trong mối liên hệ giữa văn học với lịch sử, chính trị, văn hóa, triết học, báo chí… nhằm xem xét đối tượng một cách đa chiều, soi chiếu trên nhiều phương diện khác nhau 4.4. Thao tác thống kê - phân loại: Thao tác này là cơ sở, giúp người nghiên cứu có những đánh giá, nhìn nhận chính xác và khách quan từ những số liệu thống kê, phân loại cụ thể về các thể loại, tiểu loại văn học trên Tri tân. 4.5. Thao tác phân tích - tổng hợp Thao tác này được vận dụng một cách thường xuyên trong quá trình nghiên cứu. Phân tích tác phẩm, sự hình thành, phát triển, thoái trào của các thể loại văn học sẽ làm cơ sở cho việc tổng hợp thành những vấn đề cần đạt được trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp sẽ nhằm quy nạp các vấn đề đã nghiên cứu một cách tổng quát sau khi đã luận giải chi tiết. Với cách nhìn khái quát đó, công trình nghiên cứu sẽ có diện mạo đầy đủ và sâu sắc hơn. 5. Đóng góp mới của luận án Về mặt tư liệu: Luận án là công trình đầu tiên phục dựng, nhìn nhận đánh giá hệ thống và toàn diện về mảng Văn trên Tri tân tạp chí, góp một tư liệu thực sự có ý nghĩa cho chuyên ngành văn học sử. 6 Về mặt lý luận: Luận án góp phần lí giải sự hình thành, phát triển, thậm chí suy vong của các thể loại văn học hiện đại Việt Nam trên cơ sở lý luận về thi pháp thể loại. Về mặt thực tiễn: Khẳng định giá trị của bộ phận văn học trên tạp chí Tri tân đối với đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX. Định vị vai trò của Tri tân tạp chí trong quá trình sinh thành, diễn tiến của báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu Văn trên Tri tân tạp chí, nhất là đối với mảng văn khảo cứu, phê bình hay các thể loại, thể tài văn học như tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, du ký thực sự giúp ích cho công việc học tập và giảng dạy các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học cận hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận, phần nội dung luận án có bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Văn trên Tri tân tạp chí. Chương 2: Tri tân tạp chí trong sự hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam những năm 1940-1945. Chương 3: Văn sáng tác trên Tri tân tạp chí. Chương 4: Văn khảo cứu, phê bình và sưu tầm dịch thuật trên Tri tân tạp chí. 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ Tri tân là một tạp chí ra đời và phát triển trong một bối cảnh đặc biệt. Tình hình chính trị trên thế giới diễn ra những biến động dữ dội, chứa đựng các mâu thuẫn chồng chéo, phức tạp. Thế chiến lần thứ hai bùng nổ cùng với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít… đã tạo nên tâm lý hoang mang, bất ổn trong nhân loại, nhất là đối với các dân tộc thuộc địa. Ở trong nước, những năm 40 của thế kỷ XX, không khí chính trị cũng bức bối, căng thẳng; tình hình văn hóa, tư tưởng thì bộn bề, đa tạp; đời sống báo chí và văn học bị kiểm soát ngặt nghèo... Trước tất cả khó khăn, thách thức ấy, Tri tân tạp chí vẫn vượt qua và đứng vững để hoàn thành sứ mệnh: “Xây dựng một nền văn hóa chân chính cho nước nhà” (Lời Phi lộ). Theo dõi lịch trình nghiên cứu về Tri tân tạp chí và những vấn đề có liên quan đến việc tìm hiểu, nghiên cứu về bộ phận văn học trên tạp chí Tri tân từ trước tới nay, chúng tôi tập hợp, tiếp nhận và đánh giá thành tựu của những công trình đi trước trên ba phương diện: Thứ nhất, đặt Tri tân tạp chí trong những công trình nghiên cứu về báo và tạp chí nửa đầu thế kỷ XX, luận án xác định vai trò của báo chí nói chung và tạp chí Tri tân nói riêng đối với lịch sử báo chí và nền văn chương hiện đại. Thứ hai, đặt Tri tân tạp chí trong những công trình nghiên cứu về văn học, luận án nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó, tương tác không thể tác rời giữa báo chí và văn học. Thứ ba, từ những công trình trực tiếp nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn về Tri tân tạp chí, chúng tôi phân tích, đánh giá những vấn đề có liên quan mật thiết đến đề tài, những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, luận án nêu lên vấn đề mà đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết. 1.1. Tri tân trong những công trình nghiên cứu về báo, tạp chí nửa đầu thế kỷ XX. Không phải là một hiện tượng đột hiện trong văn học Việt Nam, có thể khẳng định, tạp chí Tri tân ra đời do nhu cầu bức thiết của lịch sử văn học và lịch sử dân tộc. Ở phần này, chúng tôi đặt tạp chí Tri tân trên nền phát triển của lịch sử báo chí nói chung để thấy Tri tân đã kế thừa báo chí đi trước trên hai phương diện: Sự phát triển của 8 báo chí từ khởi thủy đến trước khi Tri tân ra đời và sự phát triển của văn học trên báo chí từ tờ báo Quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo, 1865) đến khi tạp chí Tri tân ra đời. Báo chí Việt Nam xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và thực sự dành được địa hạt, nguồn sống riêng từ những năm 20 của thế kỷ XX. Trong rất nhiều điều kiện, nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của nền báo chí tiếng Việt, cần phải khẳng định nguyên nhân có ý nghĩa tiên quyết là do âm mưu xâm lược và đồng hóa của chính quyền thực dân. Song, người Việt Nam (nhất là người trí thức) với tinh thần dân tộc, với niềm tự tôn, tự hào về truyền thống, đặc biệt với bản lĩnh của mình đã nắm lấy cơ hội, xoay chuyển tình thế, âm thầm xây dựng một nền báo chí tiếng Việt tồn tại độc lập, song hành với báo chí tiếng Pháp. Khi nghiên cứu về Lịch sử báo chí Việt Nam, các ông Huỳnh Văn Tòng, Hồng Chương, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành… dù có những cách lập luận và dẫn giải khác nhau song tựu chung lại các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định vai trò, vị trí của báo chí đối với văn học, đặc biệt là về mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa báo chí và văn học. Báo chí là cái nôi nâng đỡ, tạo đà cho văn học phát triển và văn học làm cho khuôn diện và đời sống báo chí thêm phong phú, đa sắc. Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam đã đánh dấu một bước trưởng thành của nền quốc văn Việt Nam. Tác giả Huỳnh Văn Tòng trong công trình Lịch sử báo chí Việt Nam, từ khởi thuỷ đến năm 1930 (1973) đã sớm xác định vai trò của báo chí Việt Nam trên cả hai phương diện: chính trị và văn học. Về phương diện văn học, ông đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của báo chí trong việc khai sinh, truyền bá, thúc đẩy chữ Quốc ngữ phát triển. Bởi đó là điều kiện thuận lợi mở ra cơ hội tiếp xúc với những chân trời tri thức mới và dần dần hiện đại nền văn học nước nhà: “Chính báo chí là phương tiện duy nhất lúc bấy giờ đã cho phép nhà văn phổ biến trong dân chúng nền văn học mới, nền văn học chữ Quốc ngữ cùng với những tư tưởng, những học thuyết Tây phương (…). Tuy nhiên trên thực tế, những nhà trí thức Việt Nam lúc bấy giờ đã biết lợi dụng chính sách tuyên truyền văn hóa của người Pháp để phục vụ và làm cho hoàn hảo nền văn học nước nhà còn ở trong tình trạng phôi thai” [188, 119]. Mặc dù Nam Kỳ được coi là cái nôi đầu tiên của báo chí và chữ Quốc ngữ, nhưng Bắc Kỳ lại là địa hạt để báo chí trưởng thành, lớn mạnh đồng thời cũng là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho nền văn chương hiện đại Việt Nam. Hầu hết báo chí miền Bắc giai đoạn trước năm 1930: “Chỉ chú trọng vào vấn đề văn chương, khảo cứu lịch 9 sử, nhờ đó góp phần tích cực vào văn học” [188, 184]. Đến giai đoạn sau (1940-1945), có thể thấy mảng văn chương hoài cổ là đặc thù của báo chí miền Bắc. Bởi so với Nam Kỳ, chính quyền thực dân đã áp đặt một quy chế chính trị chặt chẽ, thu hẹp quyền tự do của nhà văn, nhà báo ở Bắc Kỳ. Cho nên, ký giả miền Bắc không được phát biểu ý kiến cởi mở như ở Nam Kỳ, họ chỉ còn một cách quay về với các di sản tinh thần trong quá khứ qua việc tìm kiếm, thu lượm, sưu tầm, giới thiệu các bài văn cổ. Đây là một điểm khả thủ để lí giải vì sao, trong sự tăng tốc của báo chí và văn học hiện đại, lại định vị một dòng riêng luôn tìm về văn hóa, văn học quá khứ. Đồng thời, việc tìm nguồn ấy cũng chính là vùng đất sống cho các tờ báo, tạp chí sinh tồn trong thời điểm chính trị nhạy cảm như Nam phong, Thanh nghị, Tri tân… Tiếp thu ý kiến của ông Huỳnh Văn Tòng, tác giả Đỗ Quang Hưng thêm một lần nữa khẳng định về mối quan hệ mật thiết giữa báo chí với văn học, nhà báo với nhà văn: Trong cuốn Nhập môn văn học Việt Nam, M. Durand và Nguyễn Trần Huân đã nhìn nhận báo chí từ một bộ phận của tiến trình văn học và được coi là một chương của bộ sách này, với ý nghĩa như một thể loại, một động lực của văn học. Vấn đề cũng không chỉ là phương tiện. Một thời gian dài gần như tất cả các sáng tác văn học, kể cả dịch thuật đều đăng tải trên báo chí (…) Vấn đề còn là, khi văn chưa tách khỏi báo (giữa thập kỷ 30 về trước) thì phần lớn các nhà văn đều phải đi từ nghề báo [79, 234-235]. Điểm khác biệt của báo chí Việt Nam so với báo chí phương Tây là ra đời trước và tạo nên nền văn học hiện đại. Điều đó cũng lí giải vì sao nhiều tờ báo không hề có chủ trương về văn học, nghệ thuật nhưng chính những chuyên mục “ngoài lề” đó lại luôn có sức thu hút độc giả. Chẳng hạn như Gia Định báo (1865), tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ ở Việt Nam do Soái phủ Nam Kỳ - ông Ernest Potteau khởi lập, sau đó chuyển cho Trương Vĩnh Ký đảm nhiệm vai trò chính. Đây cũng là tờ công báo của chính phủ thuộc địa, có cấu tạo gồm hai phần: Phần chính đăng các công văn, nghị định, thông tư, những tài liệu chính thức của chính phủ Pháp và những tin tức trong nước. Phần phụ đăng những bài nghiên cứu về lịch sử, thơ, truyện cổ tích… Tuy nhiên, phần phụ lại được số đông độc giả quan tâm chú ý nhiều hơn. Mặc dù là tờ báo ra đời vì mục đích chính trị nhưng Gia Định báo lại góp phần xây dựng căn bản cho báo chí nước nhà và hướng tới mục tiêu tạo dựng một nền quốc văn độc lập. Vai trò khởi đầu của tờ báo này có ý nghĩa đặt nền móng cho báo chí và văn học nước nhà. 10 Một tờ báo lớn như Đông Dương tạp chí trong quá trình tồn tại cũng dần dần dịch chuyển và thay đổi khuynh hướng cho phù hợp với tâm lí của độc giả. Nếu như ở giai đoạn đầu, Đông Dương tạp chí (từ số 1 đến số 85, ra ngày 15/05/1913- 31/12/1914) chủ yếu tập trung đăng tải tin tức, thời sự, mảng văn chương còn mờ nhạt thì đến giai đoạn sau (từ số 86 đến số 102, ra ngày 10/01/1915- 31/12/1916) bản báo lại chú trọng đến việc đăng tải mảng văn chương, học thuật. Đặc biệt hơn, đến Đông Dương tạp chí, văn phong tiếng Việt đã: “Bắt đầu được cấu kết có mạch lạc trôi chảy. Có thể tạm gọi là thời kỳ khởi đầu của nền văn học chữ Quốc ngữ” [188, 92]. Cũng như vậy, với các tờ báo chủ trương về kinh tế (Nông cổ mín đàm, 19011924), tôn giáo (Vì chúa, ra đời 1936) thì chuyên mục: “Văn uyển (vườn văn), thậm chí trang văn học, trang tiểu thuyết (dịch, sáng tác) thường kỳ trở nên một chuyên mục câu khách” [79, 235]. Nếu báo chí Việt Nam sản sinh ra nền văn học hiện đại Việt Nam thì tương quan lại, văn học chính là điều kiện cần thiết cho vận mệnh sinh tồn của một tờ báo. Bùi Đức Tịnh khi tìm hiểu Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới (1865-1932), (2002, tái bản lần 2) cũng đã xác định báo chí như một bộ phận của nền văn học hiện đại Việt Nam. Cho nên khi nghiên cứu các thể loại văn học mới (truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ) ông rất quan tâm đến báo chí với tư cách là môi trường thúc đẩy sự sinh sôi, nảy nở của các thể loại văn học: “Sở dĩ cần quan tâm nhiều đến báo chí là vì đó là bộ môn tiền phong của nền văn học mới. Đồng thời, đó cũng là môi trường để nảy sinh và phát triển của tất cả các bộ môn khác như tiểu thuyết, thơ, văn nghị luận, phê bình…” [185, 13]. Ngay từ khi tìm hiểu về những tờ báo đầu tiên, ông cũng đã khẳng định vai trò của chúng đối với văn học. Với Gia Định báo thì việc: “Truyền bá thứ chữ viết dùng mẫu tự La Tinh để ghi âm thanh của tiếng Việt cần được lưu tâm đến khi nghiên cứu những bước đầu của nền văn chương hiện đại” [185, 29]. Với những tờ như Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn một mặt: “Để thực hành sứ mạng giúp đồng bào văn minh tiến bộ hơn”, mặt khác, “Góp công xây dựng nền quốc văn mới trong giai đoạn chuyển tiếp từ văn chương cổ điển sang văn chương hiện đại” [185, 35]. Báo chí càng phát triển phong phú thì càng phân hóa phức tạp. Có thể hình dung lược trình của nền báo chí tiếng Việt như sau: Lúc đầu báo chí ra đời do nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hóa của chủ nghĩa thực dân nên mang tính chức năng. Chính quyền thực dân dùng báo chí chủ yếu nhằm 11 thực hiện mục đích chính trị. Chủ thuyết của A.Sarraut là dựa vào sức mạnh của báo chí để tạo ra: “Một thứ huyền thoại độc tôn về nền văn minh Pháp và thứ mặc cảm tự ti nơi những nhà trí thức Việt Nam lúc bấy giờ” [188, 88]. Cho nên hầu hết, nội dung của các báo, tạp chí thời kỳ đầu tập trung đăng tải những thông tin mang tính thời sự, xoay quanh các vấn đề về kinh tế, chính trị, tuyên truyền văn hóa, văn minh nước Đại Pháp … Các tờ báo tiếng Việt tiêu biểu buổi đầu như: Gia Định báo (1865), Lục tỉnh tân văn (1907), Đông Dương tạp chí (1913), Nam phong tạp chí (1917)… được ra đời trước hết để thực hiện chức năng và nhiệm vụ cụ thể đó. Càng về sau, báo chí dần chuyên biệt và xuất hiện những tờ báo chuyên hẳn về văn chương nghệ thuật. Tờ Phong hóa (1932) - Ngày nay (1935) của nhóm Tự lực văn đoàn chủ yếu đăng bài và bàn luận xoay quanh phong trào Thơ mới. Tiểu thuyết thứ Bảy (1934), Tiểu thuyết thứ Năm (1937) là loại tạp chí chuyên về văn học, Thanh nghị (1941), Tri tân (1941) là loại tạp chí chuyên về khảo cứu. Rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại. Vai trò ấy lại: “Càng rõ rệt hơn vào thời kỳ sau năm 1930 khi chúng ta thấy xuất hiện những tờ báo dành hẳn cho văn học hoặc phần văn học là chủ yếu như: Ngày nay, Tiểu thuyết thứ Ba, Tiểu thuyết thứ Năm, Tiểu thuyết thứ Bảy, Tương lai, Hà Nội báo, Tao đàn, Tân văn … (trước năm 1945)” [135, 29]. Đồng quan điểm với Bùi Đức Tịnh, nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài: Báo chí và văn học trong chặng đầu của tiến trình hiện đại hóa đã viết: “Báo chí và văn học đã có cơ hội đến với nhau ngay từ Gia Định báo (1865) ở Nam Kỳ trong mục khảo cứu - nghị luận và trong các thông tri yêu cầu bạn đọc viết bài phải bám chắc vào sự thật” [102, 55]. Đặc biệt trong các cuốn hồi ký của các nhà văn nhà báo như Đời viết văn của tôi (1994), Nguyễn Công Hoan; Bốn mươi năm nói láo (2008, in lần đầu 1969), Vũ Bằng; Hồi ký Thanh nghị (1997), Vũ Đình Hòe… các tác giả đã ghi lại chân thực sinh động gương mặt của báo chí và văn học giai đoạn giao thời. Báo chí và văn học có những điểm giao thoa, cộng hưởng, nhà báo và nhà văn không tách bạch: “Người viết báo nói thực ra là làm văn chớ không phải làm báo. Một cái đoản thiên ngắn bao giờ cũng bắt đầu bằng một đoạn tả cảnh biền ngẫu, kiểu Tuyết Hồng lệ sử; còn xã thuyết thì bàn về chữ tín, chữ nghĩa và thường là phải bắt đầu bằng câu Phàm người ta ở trên đời. Vì thế, người viết báo trước hết phải tập viết văn cho nhịp nhàng thánh thót” [12, 15]. 12 Văn chương được bồi đắp từ cái nôi của báo chí, do đó, bản thân các nhà văn cũng không thể phủ nhận ý nghĩa, tác động của báo chí trong quá trình trưởng thành của họ: “Có thể rút ra rằng, chính làm báo đã giúp cho tôi làm văn. Nếu không có làm báo chắc chắn tôi sẽ không làm văn được và không thể trở thành nhà văn (…) Tôi cho rằng, không có nghề báo thì tôi sẽ không có vốn sống, không có nền tảng để tôi viết văn” [38, 9]. Quả thật, “Báo và tạp chí là nơi thử thách ngòi bút của nhiều người, trước khi trở thành nhà văn chuyên nghiệp”. Tác giả Trần Thị Trâm trong chuyên luận Văn học và báo chí từ một góc nhìn (2003) thêm một lần nữa khẳng định mối quan hệ “đan xen, cộng hưởng, nâng đỡ, chuyển hóa” lẫn nhau giữa báo chí và văn học để “cùng phát triển với một gia tốc lớn”. Có khi tác giả lại “tuyệt đối hóa” vai trò của báo chí: “Tìm hiểu sự phát triển của báo chí cũng chính là nói đến đời sống của bản thân văn học bởi vì trong thời kỳ đầu, đặc biệt trước khi có sự ra đời của các nhà xuất bản thì hầu như báo chí là phương tiện duy nhất để truyền bá tác phẩm, nơi giới thiệu kinh nghiệm sáng tác, nghiên cứu phê bình. Có những lúc, báo chí là phương tiện duy nhất, quan trọng nhất để truyền bá tác phẩm văn chương, đồng thời còn là trung tâm văn hóa lớn của thời đại” [191, 196]. Đến nay, khi đã có khá đầy đủ tư liệu về báo chí và có đủ độ lùi về thời gian để nhìn lại thì rõ ràng cách đánh giá của tác giả Trần Thị Trâm chưa thật khách quan và thỏa đáng song cái đích cuối cùng mà tác giả hướng tới cũng là nhằm khẳng định vai trò “quan trọng, duy nhất” của báo chí và các nhà xuất bản đối với nền văn chương hiện đại Việt Nam. Như vậy, khi nghiên cứu về lịch sử báo chí, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định vai trò quan trọng của báo chí đối với tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Sự thật dần dần chứng tỏ: Báo chí cần sử dụng và mở rộng địa bàn cho văn chương (gồm cả sáng tác và nghiên cứu - dịch thuật) để phát triển số lượng người đọc. Còn văn chương cần dựa vào báo chí để rèn luyện và nâng cao khả năng diễn đạt, miêu tả, qua đó từng bước hoàn thiện các thể văn mới đến từ các ảnh hưởng phương Tây đồng thời đưa tiếng Việt - chữ Quốc ngữ lên tầm một ngôn ngữ phong phú, linh hoạt, có năng lực thể hiện mọi trạng huống sinh hoạt xã hội và tâm lý con người [102, 57]. Hay nói cách khác, báo chí như một bộ phận của tiến trình văn học. Đó là mối quan hệ biện chứng, thẩm thấu tạo nên nét đặc thù của báo chí cũng như của văn học Việt Nam. 13 1.2. Tạp chí Tri tân trong những công trình nghiên cứu về văn học. Trong các tài liệu nghiên cứu về Lịch sử văn học Việt Nam như: Việt Nam văn học sử yếu (1944) của Dương Quảng Hàm, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê Quý Đôn, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của các tác giả Văn Tân, Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (1961), tập 4 của nhóm Lê Trí Viễn, Phan Côn, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam, Nguyễn Đình Chú, Việt Nam văn học sử trích yếu (1949) của Hạo Nhiên Nghiêm Toản, Lược truyện các tác gia Việt Nam (1972) của Trần Văn Giáp, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Văn Phú, Tạ Phong Châu hay bộ Lược khảo văn học của Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng … dù ít nhiều các tác giả đều đề cập đến vai trò của báo chí đầu thế kỷ XX đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc: “Trên mặt các báo chí thường là xuất hiện nhiều nhà văn và nhiều tác phẩm thuộc mọi xu hướng khác nhau, cho nên trước hết chúng ta cần điểm các báo chí bằng Quốc ngữ từ khi ra đời đến năm 1945” [52, 24]. Tác giả Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Ất tị) khi khái quát “Bộ mặt đặc biệt của mấy năm 1940-1945” đã rất chú ý đến sự hình thành của các báo phái: Nếu như năm 1918 Nam phong chiếm địa vị độc tôn đến 1932 địa vị ấy nhường lại cho Phong hóa (những ai có học cao phải đọc những báo này) thì từ sau 1940: Người trí thức để tâm đến quốc văn nhiều hơn, công chúng có học cũng mở rộng hơn, cơn gió phục hưng lại thổi đến một không khí đua chen giữa những người làm văn nghệ cùng một trình độ và nhiệt huyết, chỉ khác nhau ở đường lối và họ tung ra những ấn phẩm khuynh hướng đa tạp, có thể làm phân vân độc giả sành sỏi đi lựa chọn. Tựu trung có ba khuynh hướng đáng nêu làm tiêu biểu cho mấy năm 1940-1945 này được đúc kết vào ba nhóm: Tri tân, Thanh nghị, Hàn Thuyên. Tri tân đại biểu cho khuynh hướng phục cổ, học cổ, lấy khẩu hiệu: “Ôn cố nhi tri tân” của Khổng Tử mà đặt tên cho tờ tuần báo của họ [125, 615]. Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1994, in lần đầu 1942) đã nói đến vai trò của chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ được khẳng định bởi các nhà văn tiên phong xuất thân từ báo chí: “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái giọng hoa mỹ, dồi dào và chú trọng về tư tưởng là công các nhà biên tập hai tờ tạp chí Bắc Hà: Đông Dương tạp chí và Nam phong tạp chí” [139, 33]. 14 Chuyên luận Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 (2000) do Mã Giang Lân chủ biên là cuốn sách tập hợp được các bài viết quan trọng cung cấp cho ta những điểm nhìn gợi mở, có ý nghĩa khái quát về văn học Việt Nam trên tiến trình hiện đại hóa. Đặc biệt, các tác giả đều khẳng định vai trò không thể thiếu của báo chí đối với quá trình hiện đại hóa văn học: “Có thể nói, đối với công việc nghiên cứu văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX, những tờ báo Quốc ngữ xuất bản công khai đương thời mang ý nghĩa của những hoa thạch văn hoá” [94, 128]. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh đến báo chí với tư cách là: “Môi trường lưu giữ những tác phẩm văn học Quốc ngữ viết theo lối mới, mà đặc biệt là các thể đoản thiên tiểu thuyết, ký… đều được đăng tải trên báo chí hoặc để lại dấu ấn trên báo chí qua những bài giới thiệu sách, phê bình văn học, tranh luận văn học. Những khuynh hướng khác nhau tác động đến sự ra đời của văn học hiện đại viết bằng Quốc ngữ đều hiện diện và quy tụ ở môi trường báo chí, từ những hoạt động dịch thuật cho đến việc kiểm kê, thức nhận lại kho tàng văn học truyền thống. Hoàn toàn có thể khẳng định ít nhất trong ba thập niên đầu thế kỷ (nếu thậm chí không muốn nói là một khoảng thời gian còn rất dài sau đó) các nhà văn hiện đại đã xuất hiện, định hình và trưởng thành trong môi trường báo chí” [94, 128-129]. Vì vậy, nghiên cứu quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam: “Cần phải khai thác mối quan hệ đặc thù giữa văn chương và báo chí” [94, 131]. Hơn nữa, cũng cần phải khẳng định: “Vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp xây dựng quốc văn, quốc học lúc bấy giờ” [94, 14]. Có nghĩa việc nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam những năm nửa đầu thế kỷ XX không thể tách biệt khỏi môi trường báo chí . Từ đó cho thấy, ý nghĩa, tác động thiết thực của báo chí đối với văn học và ngược lại. Khi nghiên cứu Tổng quan về văn học Quốc ngữ trên báo chí 30 năm đầu thế kỷ, tác giả Phạm Xuân Thạch xem báo chí là cầu nối gắn kết và giữ vai trò chuyển tiếp giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại. Bởi quá trình cách tân văn học truyền thống chuyển động dần dần trên các mặt báo viết: “Trong bối cảnh khi cái cũ tiếp tục đi đến cùng những khả năng cách tân và cái mới vẫn đang trong một giai đoạn thể nghiệm, tìm đường, khẳng định khả năng tồn tại, cho phép hình dung về một lối phát triển điều hoà, thỏa hiệp mà sản phẩm tất yếu là hình thức pha tạp, không trọn vẹn, dứt khoát. Tất cả những hiện tượng cũng như những khuynh hướng đó, một phần cơ bản cũng đã hiện diện trên báo chí” [94, 150]. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất