Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu văn bia hậu thời tây sơn...

Tài liệu Tìm hiểu văn bia hậu thời tây sơn

.PDF
248
201
86

Mô tả:

Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ VĂN CƯỜNG TÌM HIỂU VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI - 2009 i Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ VĂN CƯỜNG TÌM HIỂU VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM MÃ SỐ : 60.22.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH KHẮC MẠNH HÀ NỘI - 2009 ii Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài........................................................................ 04 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................ 05 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................ 08 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................... 08 5. Đóng góp của luận văn.............................................................. 09 6. Kết cấu của luận văn................................................................. 10 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN BẢN VĂN 13 BIA HẬU THỜI TÂY SƠN 1.1. Đôi nét về tình hình chính trị văn hóa xã hội thời Tây Sơn 13 1.2. Tổng quan văn bia Hậu thời Tây Sơn.................................... 17 1.2.1. Điểm qua văn bia thời Tây Sơn ....................................... 17 1.2.2. Văn bia Hậu thời Tây Sơn................................................ 18 1.3. Sự phân bố của văn bia Hậu thời Tây Sơn............................ 20 1.3.1. Phân bố theo không gian.................................................. 21 1.3.2. Phân bố theo thời gian...................................................... 26 1.4. Đặc trưng văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn....................... 29 1.4.1. Hình thức của văn bản bia Hậu thời Tây Sơn...................... 29 1.4.1.1. Kích thước của văn bia................................................. 29 v Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.4.1.2. Nghệ thuật điêu khắc trên bia...................................... 33 1.4.1.3. Bố cục của bài văn bia và chữ viết trên bia................ 35 1.4.2. Một số vấn đề văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn................ 37 1.4.2.1. Một số vấn đề về văn bản.............................................. 37 1.4.2.2. Người soạn, người viết và thợ khắc............................. 41 1.4.2.3. Chữ Nôm và chữ húy trên văn bia............................... 48 Tiểu kết............................................................................................ 55 Chương 2: GIÁ TRỊ TƯ LIỆU QUA NỘI DUNG VĂN BIA 57 HẬU THỜI TÂY SƠN 2.1. Vấn đề xây dựng, trùng tu công trình công cộng qua tư 57 liệu văn bia Hậu thời Tây Sơn 2.1.1. Xây dựng, trùng tu các công trình văn hoá, tín ngưỡng..... 58 2.1.1.1. Xây dựng trùng tu đình.................................................. 58 2.1.1.2. Xây dựng trùng tu chùa................................................. 63 2.1.1.3. Xây dựng, trùng tu đền, điện, miếu.............................. 67 2.1.1.4. Xây dựng trùng tu văn chỉ............................................ 70 3.1.2. Xây dựng, trùng tu các công trình phục vụ phát triển kinh tế 71 2.1.2.1. Xây dựng cầu.................................................................. 71 2.1.2.2. Đắp đê phòng chống thiên tai........................................ 74 2.1.3. Phong tục, tập quán làng xã................................................. 75 2.1.3.1. Lệ tế thần......................................................................... 75 2.1.3.2. Lệ mừng tuổi ngày tết, lệ chúc thọ................................. 80 vi Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 2.1.3.3. Lệ định lập hậu................................................................ 81 2.2. Tục lập Hậu trong sinh hoạt tín ngưỡng qua tư liệu văn bia Hậu thời Tây Sơn.......................................................................... 84 2.2.1. Những điều kiện được lập Hậu............................................ 84 2.2.1.1. Trường hợp tự nguyện..................................................... 85 2.2.1.2. Trường hợp có điều kiện.................................................. 94 2.2.2. Giá trị vật chất và tinh thần trong việc lập Hậu................... 104 2.2.3. Thể lệ cúng Hậu.................................................................... 109 Tiểu kết .......................................................................................... 112 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................... 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................... 120 PHẦN PHỤ LỤC............................................................................. 124 1. Danh mục văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo niên đại)...... 125 2. Danh mục tóm tắt văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo kí hiệu) 133 3. Phiên âm, dịch nghĩa 08 văn bia đại diện các dạng lập Hậu 203 4. Ảnh minh hoạ văn bia Hậu thời Tây Sơn............................... 244 vii Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, triều Tây Sơn (17881802) tồn tại 14 năm với đúng nghĩa là một vương triều. Sau này, với chính sách thù địch của nhà Nguyễn - dẫy cỏ tận gốc, không những về con người mà còn phá hủy đến cả những di sản văn hóa do nhà Tây Sơn để lại, sách vở, giấy tờ đều bị tiêu hủy. Ðiển hình là những tập gia phả họ Võ ở Phú Phong, họ Bùi ở Xuân Hoà, họ Ðặng ở Dõng Hòa, họ Trần ở Trường Ðịnh v.v... Cho đến những bộ sử, những tập thơ văn v.v... xuất bản đời Tây Sơn cũng cấm không được lưu hành, tàng trữ, như bộ Trần triều thông sử cương mục 陳朝通史綱目 của Lê Văn Nhân ở An Nhân, phụng chiếu soạn năm Quang Trung thứ 4 (1791), bộ Lê triều thực lục 黎朝實錄 do Võ Xuân Hoài tổng tu dưới triều Cảnh Thịnh soạn v.v..., những tập thơ chữ Hán, chữ Nôm của nhóm Tứ Tài Tử ở Tuy Viễn và Song Hoài Thi Xã ở Bồng Sơn, tập thơ ca văn tế bằng chữ Nôm của La Xuân Kiều ở Phù Cát. Ngoài ra, những tư liệu được khắc in trên các chất liệu như: đồng, đá, gỗ v.v... cũng cùng chung số phận, số còn lại không nhiều, hoặc không đầy đủ. Trong những năm của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI các nhà nghiên cứu đã dày công đi sâu tìm hiểu, giới thiệu những tác phẩm của những tác gia nổi tiếng thời Tây Sơn vẫn còn sót lại được lưu truyền trong dân gian. Trong đó đáng kể là những công trình tiêu biểu như: Thơ văn Ninh Tốn. Nxb KHXH, H .1984; Thơ Văn Đoàn Nguyễn Tuấn (Hải Ông thi tập 海翁詩集) Nxb. KHXH. H. 1982; Thơ Văn Phan Huy Ích, Tập I, II, III, Nxb. KHXH. H. 1978; Văn học Sơn Tây, Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình 1986; Thơ văn Nôm thời tây Sơn, 4 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn Nxb. KHXH. H. 1997; Thơ văn Ngô Thì Nhậm, 5 tập, Nxb. KHXH, H. 20032005 v.v... đã được giới thiệu với công chúng bạn đọc hôm nay. Trong số di sản văn hóa thời Tây Sơn, hệ thống văn bia thời Tây Sơn nói chung và văn bia Hậu thời Tây Sơn nói riêng thuộc số những di văn ít ỏi còn sót lại nằm rải rác ở một số địa phương, phần nào đã được in dập thành các thác bản hiện được bảo quản tại Thư viện - Viện nghiên cứu Hán Nôm. Do đó, cũng cần được tập hợp thành một danh mục riêng về văn bia Hậu thời Tây Sơn có hệ thống và đi sâu nghiên cứu. Do tính chất của luận văn nên chúng tôi chưa có tham vọng nghiên cứu cặn kẽ toàn bộ hệ thống văn bia thời Tây Sơn mà chỉ bước đầu tìm hiểu hệ thống văn bia Hậu thời Tây Sơn. Đây có thể được coi là những cứ liệu chân xác, những trang sử bằng đá mà may mắn vẫn còn lưu giữ được. Qua đó, có thể hiểu thêm phần nào về lịch sử, kiến trúc, phong tục tập quán, văn hoá tín ngưỡng nơi làng xã thời kì này. Với mục đích như vậy, chúng tôi chọn đề tài luận văn: Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đến nay, đã có nhiều công trình, các bài viết trên các tạp chí đề cập đến lịch sử cũng như kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật v.v… thời Tây Sơn. Ngoài một số những công trình tiêu biểu như: Thơ văn Ninh Tốn. Nxb KHXH, H .1984; Thơ Văn Đoàn Nguyễn Tuấn (Hải Ông thi tập 海翁詩集) Nxb. KHXH. H. 1982; Thơ Văn Phan Huy Ích, Tập I, II, III, Nxb. KHXH. H. 1978; Văn học Sơn Tây, Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình 1986; Thơ văn Nôm thời tây Sơn, Nxb. KHXH. H. 1997; Thơ văn Ngô Thì Nhậm, 5 tập, Nxb. KHXH, H. 2003-2005 v.v..., số còn lại chủ yếu là những bài được đăng tải trên các tạp chí từ những năm 1956 trở lại đây, như: Tạp chí Văn hóa Bình Trị Thiên số 4, 1986, tác giả Đỗ Bang có bài Những dấu tích thời Tây Sơn; Tạp 5 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn chí nghiên cứu lịch sử, 1978, No 6 (183), tr. 96-112, tác giả Đỗ Văn Ninh có bài Tiền cổ thời Tây Sơn; Tạp chí Tổ quốc, 1972, số 11, tr. 46-47, tác giả Hoa Bằng có bài Mấy nét về xã hội đời Tây Sơn; Tạp chí nghiên cứu lịch sử, 1981 No 2 (197), tr. 84-86, 93, tác giả Trần Văn Quý có bài Một số tư liệu thời Tây Sơn; Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1978 No 6 (183) tr. 57-75, tác giả Nguyễn Danh Phiệt có bài Một vài suy nghĩ về phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước hồi thế kỉ XVIII ; Tạp chí sông Hương, số 18, tr. 73-80, tác giả Phan Thuận An có bài Phát hiện một văn bản thêu thời Tây Sơn tại Huế; Nhân dân 1986, số 11729, ngày 17/8, tr. 3, tác giả Bùi Quý Lộ, Phạm Ngọc Yên có bài Chuông Tây Sơn trên đất Tiền Hải v.v... Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống văn bia Hậu thời Tây Sơn, có chăng chỉ là những bài viết trên sách hay các tạp chí có đề cập tới những vấn đề về văn bản bia và sơ lược giới thiệu về mảng văn khắc thời Tây Sơn, cũng như một số vấn đề về tập tục lập Hậu ở Việt Nam: - Trịnh Khắc Mạnh: Một số vấn đề về văn bia Việt Nam, Nxb. KHXH, H. 2007, tác giả đưa ra những tiêu chí cụ thể để nhận biết giữa văn bia hiện vật, các bản dập văn bia và các bản sao văn bia, định hướng để xuất bản những tuyển tập văn bia của các thời kì lịch sử khác nhau. - Đinh Khắc Thuân: Đính chính niên đại giả trên một số thác bản văn bia tại kho bia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, 1985, số 2, tr. 68-77, tác giả đã đề cập đến vấn đề những tấm bia mang niên đại giả trong đó có một số bia thời Tây Sơn. - Đinh Khắc Thuân: Bia đá chuông đồng thời Tây Sơn, Tạp chí Hán Nôm, số 6-1989. Trong đó, tác giả đã sơ bộ khảo sát hệ thống thác bản bia đá, chuông đồng thời Tây Sơn chủ yếu dựa vào kho bia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và kho văn khắc của Sở Văn hóa Thông tin Hà 6 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn Nội. Tác giả đã thống kê được 338 bản rập bia và 135 bản rập chuông, chúng được phân bố rải rác ở khắp các địa phương từ Lạng Sơn vào đến cố đô Huế. - Trần Nghĩa: Di văn Tây Sơn trên thủ đô Hà Nội, Tạp chí Hán Nôm, số 1 -1989. Tác giả cũng đã đề cập đến một vài khía cạnh những di văn thời Tây Sơn còn để lại trên mảnh đất thủ đô Hà Nội, như bia đá, chuông đồng, thư tịch… - Trần Thị Kim Anh: Bia Hậu ở Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (64) - 2004. Tác giả đã đề cập và giới thiệu một cách tổng quan về hệ thống bia Hậu của các thời kì phong kiến Việt Nam, trong đó tác giả đã nhấn mạnh về một số vấn đề có liên quan như: Nguồn gốc, nguyên nhân sự ra đời của tập tục lập Hậu, đặc trưng bia Hậu của các thời kì v.v.... Đặc biệt là hai thời kì, Lê và Nguyễn. - Nguyễn Minh Tuân: Khảo lược bia Hậu huyện Yên Phong - Hà Bắc Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Hán Nôm. Tác giả bước đầu đưa khảo lược và đưa ra hệ thống danh mục 263 bia Hậu. Trong đó bia Hậu thần: 91 bia; bia Hậu phật: 77 bia; bia kí kị: 85 bia; bia Hậu hiền: 2 bia, được phân bố rải rác ở 16 xã, 51 thôn. Thời gian được trải dài trong suốt 333 năm, từ niên đại Hoằng Định 11 (1610) - Bảo Đại 18 (1943). - Vũ Thị Mai Anh: Tục lệ lập Hậu qua văn bia Hậu của một số địa đồng bằng châu thổ sông Hồng giai đoạn 1802-1903, Luận văn thạc sĩ, Trường cao đẳng thực hành Pháp (song ngữ Pháp Việt), 2009. Từ những cứ liệu trên cho thấy chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống số lượng văn bia Hậu thời Tây Sơn. Do vậy, tác giả luận văn đã cố gắng đi sâu tìm hiểu hệ thống văn bia Hậu thời 7 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn Tây Sơn, nhằm mang lại diện mạo mới, một bức tranh toàn cảnh về sinh hoạt, phong tục tập quán nơi làng xã Việt Nam thời bấy giờ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Do phạm vi của một luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn thông qua hệ thống thác bản do Trường Viễn đông Bác cổ (Pháp) sưu tầm trong những năm đầu thế kỉ XX; do vậy, khái niệm văn bia chúng tôi sử dụng trong luận văn chính là thác bản văn bia mà chúng tôi sử dụng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tại kho thác bản văn bia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi đã bước đầu khảo sát thống kê được 359 văn bia thời Tây Sơn, trong đó chọn ra 251 văn bia (với tổng cộng 460 mặt bia) mang nội dung bia Hậu. Ngoài những văn bia có nhan đề: Hậu phật bi kí 後佛碑記, Hậu thần bi kí 後神碑記, Hậu hiền bi kí 後賢碑記, Hậu kị bi kí 後忌碑記, Hậu giáp bi kí 後甲碑記, Hậu phối bi kí 後配碑記; đồng thời chúng tôi chọn những văn bia có nội dung nói đến việc lập Hậu, nhưng tên bia không mang cụm từ Hậu thần, Hậu phật, Hậu hiền v.v... Ngoài ra, luận văn còn bao quát tham khảo các tài liệu khác liên quan đến việc nghiên cứu thời Tây Sơn để làm rõ hơn giá trị của văn bia Hậu thời Tây Sơn mà Luận văn giải quyết. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp văn bản học 8 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn Tập trung nghiên cứu trên từng thác bản văn bia cụ thể về niên đại, tác giả, chữ Nôm, chữ húy, hoa văn trang trí và những tiêu chí khác trong phạm vi đề tài. Đưa ra những thông tin chính xác về các thác bản văn bia Hậu thời Tây Sơn. - Phương pháp thống kê, định lượng Phương pháp trên được sử dụng nhằm mục đích thống kê số lượng văn bia, số lượng bia Hậu thần, số lượng bia Hậu phật, số lượng bia Hậu hiền v.v…, và sự phân bố của văn bia theo không gian và thời gian. Từ những thác bản văn bia cụ thể của thời kì này đem so sánh, đối chiếu với thác bản văn bia đại hiện cho một số thời kì khác về mặt thể loại, nghệ thuật trang trí, phong cách văn tự v.v… hay so sánh chính giữa các thác bản văn bia của các niên đại khác nhau cùng trong thời kì này. - Phương pháp liên ngành Có sự liên hệ với một số ngành khoa học khác như: ngữ văn học, sử học, triết học, khảo cổ học, mỹ thuật v.v... để tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bia thời Tây Sơn nói chung và văn bia Hậu thời Tây Sơn nói riêng. 5. Đóng góp của luận văn Đây là luận văn đầu tiên đi sâu tìm hiểu về hệ thống văn bia Hậu thời Tây Sơn. Bước đầu đã đưa ra tập danh mục với tổng cộng 251 bia, trong đó bao gồm 141 bia mang nội dung Hậu thần 後神; 101 bia mang nội dung Hậu phật 後佛; 04 bia mang nội dung Hậu hiền 後賢; 02 bia mang nội dung Hậu kị 後忌; 02 bia mang nội dung Hậu giáp 後甲; 01 bia mang nội dung Hậu phối 後配. 9 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn Luận văn đã giới thiệu một cách cơ bản về hệ thống văn bia Hậu thời Tây Sơn. Bước đầu đưa ra những giá trị tư liệu đích thực về lịch sử, sinh hoạt, tập tục lập Hậu, tín ngưỡng bản địa nơi làng xã nông thôn thời bấy giờ. Thông qua hệ thống 251 văn bia Hậu, cung cấp cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt là những người quan tâm đến thời Tây Sơn danh mục 251 văn bia Hậu và 08 bài văn bia tiêu biểu của các dạng lập Hậu được dịch thuật và chú thích đầy đủ. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu (09 trang), kết luận (06 trang), tài liệu tham khảo (04 trang), mục lục (124 trang), luận văn được chia làm 2 chương: Chương 1: TỔNG QUAN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN BẢN VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN 1.1. Đôi nét về tình hình chính trị văn hóa xã hội thời Tây Sơn 1.2. Tổng quan văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.2.1. Điểm qua văn bia thời Tây Sơn 1.2.2. Văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.3. Sự phân bố của văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.3.1. Phân bố theo không gian 1.3.2. Phân bố theo thời gian 1.4. Đặc trưng văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.4.1. Hình thức của văn bản bia Hậu thời Tây Sơn 1.4.1.1. Kích thước của bia 1.4.1.2. Nghệ thuật điêu khắc trên bia 1.4.1.3. Bố cục của bài văn bia và chữ viết trên bia 10 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.4.2. Một số vấn đề văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.4.2.1. Một số vấn đề về văn bản 1.4.2.2. Người soạn, người viết và thợ khắc 1.4.2.3. Chữ Nôm và chữ húy trên văn bia Chương 2: GIÁ TRỊ TƯ LIỆU QUA NỘI DUNG VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN 2.1. Vấn đề xây dựng, trùng tu công trình công cộng qua tư liệu văn bia Hậu thời Tây Sơn 2.1.1. Xây dựng, trùng tu các công trình văn hoá, tín ngưỡng 2.1.1.1. Xây dựng trùng tu đình 2.1.1.2. Xây dựng trùng tu chùa 2.1.1.3. Xây dựng, trùng tu đền, điện, miếu 2.1.1.4. Xây dựng trùng tu văn chỉ 2.1.2. Xây dựng, trùng tu các công trình phục vụ phát triển kinh tế 2.1.2.1. Xây dựng cầu 2.1.2.2. Đắp đê phòng chống thiên tai 2.1.3. Phong tục, tập quán làng xã 2.1.3.1. Lệ tế thần 2.1.3.2. Lệ mừng tuổi ngày tết (lệ chúc thọ) 2.1.3.3. Lệ định lập hậu 2.2. Tục lập Hậu trong sinh hoạt tín ngưỡng qua tư liệu văn bia Hậu thời Tây Sơn 2.2.1. Những điều kiện được lập Hậu 11 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 2.2.1.1. Trường hợp tự nguyện 2.2.1.2. Trường hợp có điều kiện 2.2.2. Giá trị vật chất và tinh thần trong việc lập Hậu 2.2.3. Thể lệ cúng Hậu PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC 1. Danh mục văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo niên đại) 2. Danh mục tóm tắt văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo kí hiệu) 3. Phiên âm, dịch nghĩa 08 văn bia đại diện các dạng lập Hậu 4. Ảnh minh hoạ văn bia Hậu thời Tây Sơn 12 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN BẢN VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN 1.1. Đôi nét về tình hình chính trị, văn hoá, xã hội thời Tây Sơn Bối cảnh lịch sử nước ta nửa cuối thế kỷ XVIII hết sức rối ren; đất nước bị chia cắt Ðàng trong - Ðàng ngoài trên hai thế kỷ đã để lại những hậu quả nặng nề, nạn ngoại xâm luôn đe dọa. Ở Ðàng ngoài, vua Lê hoàn toàn bất lực, chính trị thối nát, nhân dân cơ cực; chúa Trịnh chuyên quyền. Ở Ðàng trong, chúa Nguyễn cũng không tốt hơn. Phong trào nông dân Tây Sơn nổi dậy năm 1771 đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, đánh dẹp các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Đó là đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785; quét sạch quân Trịnh ra khỏi Phú Xuân năm 1786 và đặc biệt đại thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789) đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, thống nhất đất nước. Trong những năm sau đó (1789-1802), Phú Xuân là kinh đô của nước Ðại Việt thống nhất thời Tây Sơn. Tại đây, trong thời gian vua Quang Trung nắm quyền đã ban bố và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách quan trọng về nội trị và ngoại giao nhằm xây dựng và phát triển, mang lại diện mạo mới cho đất nước. Về mặt nội trị, ông đã đề ra nhiều chính sách cải cách có tính chất tân thời, nhằm phát triển đất nước theo một xu hướng mới, không quá lệ thuộc vào những lễ giáo phong kiến, như đưa chữ Nôm sử dụng trong các văn bản hành chính của nhà nước; sắp xếp lại tổ chức hành chính từ trung ương đến địa phương; ở địa phương chú trọng nhiều đến các đơn vị huyện và xã, định 13 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn chế lại chính sách về thuế cũng như tuyển lính, đặc biệt là chính sách ruộng đất rất được coi trọng, như ban bố chiếu khuyến nông nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, đồng thời ra lệnh bãi bỏ nhiều thứ thuế công thương nghiệp nặng nề trước đây, mở rộng việc buôn bán làm ăn cho thương nhân và thợ thủ công, quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở mang. Theo Tây Sơn lược thuật “Nhà Tây Sơn từ năm Canh Tuất tới lúc này, hàng năm được mùa, khắp chốn yên vui, thanh bình. (Giá thóc mỗi quan tiền mua được 100 đấu, dân gian no đủ, tiếng đàn giọng hát thường nghe).” Về mặt ngoại giao, đặc biệt là đối với phương Bắc, ông rất khôn khéo trong cách ứng xử mặc dù đã “đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn”. Nhưng sau chiến thắng, Nguyễn Huệ vẫn chủ động cầu hòa, bề ngoài xin thần thuộc để dập tắt ý đồ phục thù của nhà Thanh và buộc họ phải chính thức công nhận Quang Trung làm "quốc vương", từ bỏ dã tâm thu nạp bọn lưu vong phản quốc, lấy cớ xâm lược nước ta một lần nữa. Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường dạy học. Quang Trung ban hành Chiếu học tập bắt các xã phải mở lớp học cho dân và ngay từ năm 1789 Quang Trung đã mở kì thi Hương đầu tiên ở Nghệ An. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm. Khi dân làng Văn Chương (Hà Nội) xin dựng lại bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, Quang Trung tự tay phê vào lá đơn như sau: Nay mai dựng lại nước nhà, Bia nghè lại dựng trên tòa muôn gian. Thời kì này, do chiến tranh kéo dài, đặc biệt là tình hình nội chiến trong suốt thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh để lại, hơn thế nữa, thời gian vua Quang 14 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn Trung trị vì quá ngắn, nên rất nhiều những dự định còn ấp ủ vẫn chưa thực hiện được. Đó là những thiệt thòi lớn để lại cho nhân dân, cho đất nước. Thứ nữa, vua Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi khi mới 10 tuổi, xã hội đã có nhiều biến chuyển và có sự rạn nứt trong nội bộ triều đình. Ở Đàng trong, Nguyễn Ánh ngày một mạnh, nội bộ giữa các quyền thần trong triều bất hoà và đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của Vương triều Tây Sơn. Như trên chúng tôi đã trình bày, lịch sử triều Tây Sơn quá ngắn so với những triều đại khác (Triều Lý, Triều Trần, Triều Lê), cộng với chiến tranh xảy ra liên miên, chính trị xã hội ít được ổn định, nhưng thời kì này vẫn sản sinh ra một số nhà văn hoá có tiếng. Đặc biệt, phải kể đến như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Ninh Tốn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thiếp, Ngô Thế Lân v.v... Hầu hết, họ đều là những cựu thần của triều đình Lê - Trịnh, nhưng khi Tây Sơn dành chính quyền họ đã ý thức được thời cuộc, tham gia công cuộc xây dựng, duy trì ổn định đất nước và giữ những trọng trách trong triều đình. Không những thế họ còn là những nhà thơ, nhà văn, nhà ngoại giao khá nổi tiếng. Có thể thấy, hầu hết những tác phẩm có tính chất lịch sử của thời Tây Sơn như: Hịch Tây Sơn, Chiếu lên ngôi, Chiếu hiểu dụ các quan văn võ cựu triều, Hịch truyền quan lại quân dân các phủ Quảng Ngãi Qui Nhơn v.v... đều do Ngô Thì Nhậm thảo ra. Nó không những là văn kiện có tính chất lịch sử mà còn là những văn kiện đối nội, đối ngoại, đồng thời còn là những tác phẩm chính luận rất có giá trị. Thời Tây Sơn, mặc dù những tác gia, tác phẩm không nhiều, nhưng đã để lại những dấu ấn khá đậm nét. Bằng chứng là những trước tác văn thơ tiêu biểu của các tác giả như: - Ninh Tốn với Chuyết Sơn Thi Tập 拙山詩集 phần lớn đều được ra đời trước Tây Sơn, thời Tây Sơn ông cũng có sáng tác nhưng không nhiều; 15 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn - Ngô Thế Lân với Phong trúc tập 風竹集 được viết bằng chữ Hán, nhưng hiện đã thất truyền, ông chỉ còn lại một số tác phẩm trong Nam hành kí đắc tập 南行記得集 của Phạm Nguyễn Du, Phủ biên tạp lục 府編雜綠 của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝憲章類志 của Phan Huy Chú. - Ngô Thì Nhậm với khá nhiều trước tác, ông có đến 7 tập thơ và 5 tập văn xuôi, văn khảo cứu, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu như: Bang giao hảo thoại 邦交好話, Hàn các anh hoa 翰閣英華, Hoàng hoa đồ phả 皇華圖譜, Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh 竹林宗旨元聲 v.v... Ông được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Tây Sơn. - Phan Huy Ích (1751-1822) với Dụ am ngâm lục 裕庵吟錄 và Dụ am văn tập 裕庵文集, ông là người dịch Chinh phụ ngâm 征婦吟 của Đặng Trần Côn ra chữ Nôm; Đoàn Nguyễn Tuấn với Hải ông thi tập 海翁詩集 chủ yếu được sáng tác trong lần đi sứ ở Trung Quốc; - Ngô gia văn phái với Hoàng Lê nhất thống chí 皇黎一統志 ghi lại sự thật lịch sử nước ta khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII. - Ngoài ra còn có một số tác gia nữa như Lê Ngọc Hân với Ai tư vãn 哀思晚, văn tế Quang Trung bằng chữ Nôm; Nguyễn Huy Lượng với Tụng Tây Hồ chí 訟西湖誌, Cung oán thi 宮怨詩, Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương với Đề đền Sầm Nghi Đống, Sư hổ mang, Tranh Tố nữ v.v... 16 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.2. Tổng quan về văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.2.1. Điểm qua về văn bia thời Tây Sơn Sau khi nhà Tây Sơn lên nắm chính quyền, song song với việc xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội từng bước đi vào ổn định từ trung ương đến địa phương. Do vậy, các hoạt động văn hóa tín ngưỡng nơi làng xã cũng được đề cao và văn bia chính là sản phẩm của những hoạt động đó. Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, trong tổng 22.980 đơn vị thác bản văn bia được Trường Viễn đông Bác cổ (Pháp) tại Hà Nội in rập từ những năm đầu thế kỉ XX hiện vẫn được lưu giữ tại kho thác bản văn bia của Thư viện - Viện nghiên cứu Hán Nôm, thì văn bia thời Tây Sơn chiếm 352 văn bia, được phân bố rải rác ở 21 tỉnh, thành trong cả nước từ Lạng Sơn đến Nghệ An. Hệ thống văn bia thời Tây Sơn cũng rất phong phú và đa dạng, với nhiều loại khác nhau như bia gắn liền với các di tích như: chùa, đình, miếu, văn chỉ, từ đường, lăng mộ; bia gắn với những ghi chép về xây dựng quê hương đất nước như: cầu cống, đường xá, thủy lợi, ruộng đất; bia gắn với việc ghi chép phong tục tập quán, khuyến học như: hương ước, đề danh v.v… Trong đó phần lớn là bia đình và bia chùa, đó là những văn bia chủ yếu mang nội dung lập Hậu của các dạng khác nhau như: Hậu thần, Hậu phật, Hậu hiền, Hậu giáp, Hậu ngõ, Hậu kị, Hậu phối v.v… Văn bia thời Tây Sơn không có những quy phạm chặt chẽ như bia thời Lê hay những thời kì trước. Lệ dựng khắc bia có phần tự do, phóng khoáng hơn, kích cỡ văn bia nhỏ hơn và hoa văn trang trí trên văn bia cũng đơn giản hơn, bố cục của một bài văn bia cũng thường bị lược bớt như tên người soạn, người viết, thợ khắc đá và đây cũng chính là đặc trưng của văn bia Tây Sơn. 17 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 1.2.2. Văn bia Hậu thời Tây Sơn Trong toàn bộ di sản văn bia, có một dạng bia đặc biệt nhưng lại rất phổ biến, đó là bia Hậu thần, Hậu phật, Hậu hiền v.v... lâu nay vẫn được gọi chung là bia Hậu. Đây là dạng bia có tỷ lệ khá lớn, chiếm đến gần 50% số thác bản văn bia hiện đang lưu giữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. [03, tr. 54] Có thể nhận thấy rằng bia Hậu ra đời là sản phẩm của toàn bộ hệ thống tư tưởng văn hóa tín ngưỡng của các vùng nông thôn mà cụ thể là sản phẩm của tập tục lập Hậu ở Việt Nam. Những người được lập Hậu được gọi là Hậu thần, Hậu phật, v.v... do đó, bia Hậu thường mang tên Hậu thần bi kí, Hậu phật bi kí, Hậu hiền bi kí v.v… Những thuật ngữ Hậu thần, Hậu phật v.v… đều là từ thuần Việt, tuy có mang những yếu tố gốc Hán nhưng lại có cấu trúc Việt và được người Việt hiểu theo một nghĩa khác. Bản thân các thuật ngữ này không thấy xuất hiện trong một số cuốn từ điển lớn ở Trung Quốc. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2007 duy nhất có định nghĩa mục từ Hậu thần: Hậu thần 後後 d. [cũ] người có công đức được thờ chung với các thần ở làng. Những thuật ngữ Hậu thần, Hậu phật v.v… được dân gian hiểu là những người được phụng thờ, hưởng sau thần, phật. Cách hiểu này cho đến nay vẫn được các nhà nghiên cứu lựa chọn. Cách viết chữ Hậu trong văn bia không giống nhau, có khi viết là: 後, 后, 厚. Tục lập Hậu và danh từ Hậu thần, Hậu phật có lẽ được nhắc đến sớm nhất là ở sách Hồng Đức thiện chính thư, một cuốn sách mang tên niên đại Hồng Đức thời Lê (1470-1497), như vậy cũng có nghĩa là từ thế kỉ XV đã có tục lệ này. Song trong số thác bản bia lưu giữ tại Thư viện - Viện nghiên cứu Hán Nôm trước khi nhà Lê Trung hưng không có bia nào mang nội dung bia Hậu. Và những bia mang nội dung lập Hậu mới chỉ xuất hiện sau thời nhà Lê Trung 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan