Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu và nghiên cứu sàn giao dịch liffe...

Tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu sàn giao dịch liffe

.DOCX
31
557
145

Mô tả:

MỤC LỤC KINH DOANH NGOAI HOI 1 Lời mở đầu Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh ngoại hối đã có nhiều biến động. Khối lượng kinh doanh tăng mạnh trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng khi các ngân hang trung ưng hạ tỷ giá và biến động lớn của tý giá hối đoái gây ra sóng gió cho các hệ thống tiền tệ, từ đồng tiền của các hệ thống mới nổi đến các đồng tiền “an toàn nhất” như đồng USD và đồng Yên Nhật. Thị trường ngoại hối gồm thị trường phi tập trung (OTC) và các sàn giao dịch được chuẩn hóa. Vương quốc Anh là trung tâm giao dịch thương mại trọng yếu, chiếm 38% trong tổng giao dịch thương mại toàn cầu trong tháng 4/2012 ,tức thị phần của nước này đã tăng lên từ con số 37% trong cuộc khảo sát của Ngân Hàng Thanh toán quốc tế (BIS) sáu tháng trước đó. London có vai trò là một trung tâm kinh tế, chính trị có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Và đây cũng là nơi có lịch sử về văn hóa lâu đời, vị trí trọng yếu của châu Âu, vì vậy nên rất nhiều tổ chức, các công ty đa quốc gia đặt trụ sở, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Lượng giao dịch ngoại hối Anh gấp 2 lần ở thị trường Hoa kỳ. Vị trí này cho thấy London đã nâng tầm vóc của mình, đóng vai trò là một trung tâm tài chính trọng yếu của châu Âu đồng thời là trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới. Trong bài này nhóm chúng em sẽ đi vào tìm hiểu và nghiên cứu sàn giao dịch LIFFE – một trong những sàn giao dịch lớn nhất toàn cầu được đặt tại London. LIFFE là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới về ngoại hối, vốn và hàng hóa. Việt Nam chúng ta cũng thường quan tâm tới giá café được niêm yết trên sàn này. Mặc dù qua các lần mua lại và sát nhập, LIFFE đã đổi tên nhưng mọi người vẫn quen với tên gọi truyền thống LIFFE Chúng em mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn để có thể hoàn thiện nội dung bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn KINH DOANH NGOAI HOI 2 KINH DOANH NGOAI HOI 3 Phần I: Lịch sử ra đời ra quá trình phát triển của sàn giao dịch ngoại hối London Thị trường tài chính London được coi là thị trường giao dịch ngoại hối lớn nhất thế giới với ước tính khoảng hơn 40% tổng khối lượng giao dịch hàng ngày, và con số này được duy trì nhiều năm và không có xu hướng suy giảm. Con số 40% này vượt khá xa so với bất kì thị trường tài chính nào trên thế giới. Xếp thứ 2 là thị trường tài chính New york với tỷ trọng gần 19%, và tiếp theo đó là Singapore 6%, Nhật Bản 5,6%, Hồng Kong 4.1%, Thụy Sỹ 3.2%, Australia 2.7%... Các ưu thế giúp cho London trở thành trung tâm giao dịch lớn nhất thế giới: - Nằm ở vị trí địa lý nằm giữa múi giờ của Mỹ và khu vực châu Á cho phép thị trường thế giới hoạt động gần như suốt ngày đêm. - Dễ dàng tiếp cận những thị trường có truyền thống mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài. - Dịch vụ hỗ trợ và chuyên môn nghiệp vụ đạt chất lượng cao. KINH DOANH NGOAI HOI 4 - Tài sản vật chất phong phú và hiện đại, đặc biệt là cao ốc văn phòng - Cơ sở hạ tầng viễn thông hoạt động hiệu quả. - Tập trung nhiều trung tâm tài chính. London thu hút được nhiều ngân hàng nước ngoài so với các trung tâm khác. - Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. 1. Lịch sử sàn giao dịch LIFFE London International Financial Futures and Options Exchange (LIFFE) – Thị trường tài chính giao dịch hàng hóa tương lai và quyền chọn London được thành lập vào ngày 30/09/1982 . Lúc mới thành lập, thị trường này là trung gian trao đổi các hợp đồng tương lai và quyền chọn của các dịch vụ liên quan đến lãi suất ngắn hạn. Năm 1996, LIFFE sáp nhập với LCE(Thị trường giao dịch hàng hóa London) nên từ đó LIFFE cung cấp thêm các dịch vụ liên quan đến hàng hóa, nông sản. Các giao dịch lúc này được thực hiện qua hình thức Open Outcry – tức là dùng cử chỉ và âm thanh – tay và miệng để thực hiện các lệnh giao dịch mua bán với các nhà môi giới. Ứng dụng giao dịch điện tử Đến cuối năm 1996, LIFFE là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất ở châu Âu. Sau quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thay đổi. Dần dần, người ta nhận thấy phương thức Open Outcry không còn phù hợp nữa, để đáp ứng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường, cần ứng dụng và phát triển hệ thống giao dịch điện tử. Dựa trên nền tảng giao dịch APT (Automated Pit Trading ) vào thứ 6 ngày 24/11/2000, phương thức giao dịch Open outcry chính thức bị khai tử. Sau này, LIFFE phát triển lên một hệ thống giao dịch mới đó là phương thức đặt lệnh thông qua phần mềm điện tử gọi là “LIFFE CONNECT”. Thấy được tiềm năng của LIFFE CONNECT, Blackstone Group và Battery Ventures đã đầu tư 44.000.000 £ vào LIFFE để phát triển hệ thống này với mục đích để có thể bán cho các sàn giao dịch khác. Từ đó LIFFE bắt đầu quá trình phát triển mới của mình đạt được những thành công đáng kể và được nhiều lời chào mua, sáp nhập từ các sàn giao dịch khác. Vào tháng 01/2002, LIFFE được Euronext cũng là một sàn giao dịch của Hà Lan mua lại. Sau đó nó hoạt động dưới tên Euronex.LIFFE. Sản phẩm giao dịch bao gồm cả các công cụ phái sinh. Sau đó vào tháng 04/2007, Euronext lại được KINH DOANH NGOAI HOI 5 NYSE-New York Stock Exchange – Sở giao dịch chứng khoán New York mua lại và gần đây nhất là vào tháng 11/2013, NYSE Euronext lại được ICEIntercontinental Exchange của Hoa Kỳ mua lại. 2. Lịch sử sàn giao dịch Euronext Euronext là sàn giao dịch chứng khoán của nhiều nước châu Âu, đặt trụ sở ở Paris và có chi nhánh tại Bỉ, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh. Ngoài vai trò là một thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh, Euronext còn cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ và dịch vụ thông tin. Theo con số vào 31/1/2006, tổng giá trị vốn hoá thị trường của các công ty niêm yết trên Euronext là 2900 tỷ USD, đứng thứ 5 toàn cầu. Niêm yết trên Euronext có nhiều công ty thuộc vào nhóm những công ty hàng đầu thế giới như Total, Royal Dutch Shell Amsterdam, France Telecom... Euronext được thành lập ngày 22/9/2000 sau vụ sáp nhập của Amsterdam Stock Exchange, Brussels Stock Exchange, và Paris Bourse, để tận dụng lợi thế từ sự nhất quán của thị trường tài chính EU. Tháng 12/2001 Euronext mua lại cổ phiếu của Sàn giao dịch hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai London (LIFFE), sàn giao dịch hiện nay vẫn hoạt động dưới sự điều hành của bản thân nó. Năm 2002 tập đoàn này tiếp tục sáp nhập thêm sàn giao dịch chứng khoán Bồ Đào Nha, Bolsa de Valores de Lisboa e Porto (BVLP) sau đó đổi tên sàn này thành Euronext Lisbon. 22/6/2006 Euronext đã ký hợp đồng sáp nhập vào NYSE với giá 10.2 tỷ USD, cho dù đối thủ của NYSE là sàn Deutsche Börse của Đức đã trả Euronext 11 tỷ USD. Và vào 28/3/2007 NYSE chính thức thâu tóm thành công Euronext để trở thành sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu đầu tiên trên thế giới dưới cái tên mới NYSE Euronext, cho phép giao dịch các loại chứng khoán và công cụ phái sinh trong suốt khoảng thời gian 21 giờ mỗi ngày. KINH DOANH NGOAI HOI 6 3. Sàn giao dịch xuyên lục địa ICE IntercontinentalExchange – ICE – Sàn giao dịch xuyên lục địa là một mạng lưới các sàn giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ phục vụ cho thị trường hàng hóa và thị trường tài chính thế giới. ICE sở hữu và vận hành 23 sàn giao dịch ở hầu khắp các trung tâm tài chính ở Hoa Kỳ, Canada và châu Âu. Vì thế cho nên nó mới có tên là thị trường Xuyên lục địa là vậy. Được thành lập vào tháng 05/2000, mục tiêu ban đầu là phục vụ cho ngành năng lượng, khí gas với ý tưởng dùng công nghệ Internet để phát triển một thị trường toàn cầu giao dịch nhanh chóng và tiện lợi. Được sự hỗ trợ của các tập đoàn hàng đầu như Goldman Sachs, Morgan Stanley, BP, Total, Shell, ngân hàng Deutsche và Societe Generale, sàn giao dịch ICE được hình thành và hoạt động nhằm cung cấp một nền tảng giao dịch hiệu quả hơn, minh bạch hơn và tính thanh khoản cũng cao hơn với chi phí hợp lý hơn. Lúc đầu ICE chỉ tập trung giao dịch các sản phẩm năng lượng như dầu thô, khí gas, khí đốt… Nhưng thông qua các vụ mua bán và sáp nhập, ICE đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vào các thị trường hàng hóa, ngoại hối, thị trường vốn… Chính sách của sàn ICE là thông qua mua bán, sáp nhập để phát triển và tăng trưởng. Với chính sách này, ICE đã gặt hái rất nhiều thành công nhưng cũng có những thương vụ không được như ý vì các nhà làm luật lo sợ điều này sẽ gây ra sự độc quyền trong hoạt động kinh doanh của ICE. KINH DOANH NGOAI HOI 7 Doanh thu ròng của ICE năm 2013 là 3.1 tỷ đô la, trong đó nguồn thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan tới phái sinh chiếm 55% 4. Trung tâm thanh toán bù trừ London London Clearing House 1888 - The London Produce Clearing House (LPCH) được thành lập 1951 - LPCH được mua lại bởi United Dominions Trust 1971 – Công ty đổi tên thành the International Commodities Clearing House ICCH. 1980 - Quyền sở hữu được chuyển sang một tập đoàn của sáu ngân hàng Anh. 1992 - ICCH được đổi tên thành London Clearing House Ltd (LCH). 1996 – Chuyển quyền sở hữu LCH cho toàn bộ thành viên thanh toán bù trừ, với LME, IPE và LIFFE mua lại quyền sở hữu thiểu số. 2003 - Tập đoàn LCH.Clearnet được thành lập sau sự sáp nhập của các Clearing House London và Clearnet SA. Clearnet SA KINH DOANH NGOAI HOI 8 1969 - Banque Centrale de Compensation SA được thành lập để thanh toán bù trừ hợp đồng được giao dịch trong thị trường hàng hóa Paris. 1990 - Banque Centrale de Compensation SA trở thành một công ty con của MATIF, và là tổ chức đầu tiên ở châu Âu để thanh toán bù trừ cả tiền mặt và các hợp đồng phái sinh. 1998 - Bourse de Paris nắm quyền kiểm soát của MATIF. Clearnet ra mắt một dịch vụ thanh toán bù trừ chứng khoán cho chính phủ Pháp và là tổ chức đầu tiên ở châu Âu cho phép thanh toán bù trừ từ xa. 1999 - Tái cơ cấu của thị trường Pháp, tất cả các thị trường quy định tại Paris được điều hành bởi một thực thể duy nhất, Société des sàn Francaises, kinh doanh dưới tên của Euronext Paris. Clearnet được tách ra thành một công ty con của Euronext và trở thành nhà thanh toán bù trừ cho tất cả các sản phẩm giao dịch tại thị trường Paris. 2000 - Euronext được thành lập thông qua việc sáp nhập của Bourse de Paris, Sở Giao dịch Amsterdam và Sở Giao dịch Brussels. 2001 - Clearnet sáp nhập với Euronext Amsterdam và trung tâm thanh toán bù trừ Euronext Brussels. 2003 - Euronext Lisbon góp vốn cổ phần các doanh nghiệp thanh toán bù trừ và phái sinh OTC của nó cho Clearnet, do đó nó có được một chi nhánh tại Bồ Đào Nha để thiết lập một sự hiện diện địa phương với các thành viên thanh toán bù trừ Bồ Đào Nha. 2003 - LCH.Clearnet Group được thành lập sau sự sáp nhập của Clearing House London và Clearnet SA. Sau khi sát nhập (LCH.Clearnet Group) 2003 - LCH.Clearnet Group được thành lập sau sự sáp nhập của các Clearing House London và Clearnet SA. Quyền sở hữu mới bao gồm: Clearing members 45,1%, Exchanges 45,1%, Euroclear 9,8%. KINH DOANH NGOAI HOI 9 2007 - LCH.Clearnet và Euronext thông báo mua lại bởi LCH.Clearnet cổ phần của Euronext để gắn kết chặt chẽ hơn nữa lợi ích của khách hàng và cổ đông. Quyền sở hữu sửa đổi bao gồm: Clearing members 73,3%, Exchanges 10,9%, Euroclear 15,8%. 2008 - LCH.Clearnet giải quyết thành công $ 9 nghìn tỷ USD của Lehman Brothers trên OTC về hợp đồng hoán đổi lãi suất 2009 – Mở văn phòng đại diện tại US 2009 - cổ đông Dormant đã về hưu và các cổ đông được lựa chọn giảm hay bán lại thị phần mà họ nắm giữ. Quyền sở hữu sửa đổi bao gồm: Clearing members 82.85%, Exchanges 17.15%. 2012 - The London Stock Exchange được đủ sự ủng hộ để mua lại cổ phần 60% trong LCH.Clearnet với một mức giá chào bán 19 € cho mỗi cổ phiếu, LCH.Clearnet xác định giá trị 813 triệu Euro (677.000.000 £ / 1,1 tỷ USD) €. 2012 - LCH.Clearnet mua quyền sở hữu duy nhất của Clearing Nhóm phái sinh quốc tế, LLC từ NASDAQ OMX Group, Inc và một số nhà đầu tư khác. IDCG trở thành một chi nhánh tại Mỹ của LCH.Clearnet, tăng cường sự hiện diện của LCH.Clearnet trên thị trường Mỹ, nơi nó đã hoạt động thanh toán bù trừ IRS thông qua dịch vụ SwapClear của nó. LCH.Clearnet cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các thị trường sau: Commodities Credit Default Swaps Derivatives Energy Centrally cleared CFDs Fixed Income Freight KINH DOANH NGOAI HOI 10 Container Freight Interest Rate Swaps Foreign Exchange Phần II: Cách thức tổ chức và các sản phẩm giao dịch 1. Giờ giao dịch Trước khi tìm hiểu về thị trường ngoại hối Luân Đôn, chúng ta cần biết thị trường forex hoạt động 24 giờ 1 ngày như thế nào. Thị trường ngoại hối có thể chia làm ba phiên giao dịch chính: Tokyo, Luân Đôn, và Mỹ. KINH DOANH NGOAI HOI 11 http://www.holdingfx.com/giao-dich-forex/#6 Dưới đây là một bảng biểu về giờ mở cửa và đóng cửa của mỗi phiên. Bạn có thể thấy rằng giữa mỗi phiên, có 1 khoảng thời gian mà cả 2 phiên cùng mở cửa một lúc. Từ 3:00 – 4:00 am EDT, phiên Tokyo và phiên London trùng nhau, và từ 8:00-12:00 am EDT, phiên London và phiên New York trùng nhau. Dĩ nhiên, đây là khoảng thời gian sôi động nhất trong một ngày giao dịch với khối lượng giao dịch nhiều hơn, do cả 2 thị trường cùng mở cửa. Điều này có nghĩa, trong suốt thời gian này, tất cả các nhà giao dịch của cả 2 thị trường đều cùng giao dịch và số lượng tiền trao đổi nhiều hơn. 2. Sự di chuyển của pips của các cặp tiền. Tỷ trọng các tiền tệ giao dịch được thống kê trong bảng sau: KINH DOANH NGOAI HOI 12 Dễ dàng nhận thấy USD vẫn là đồng tiền giao dịch phổ biến nhất và thậm chí hơn gấp 2 lần đồng EUR xếp thứ 2 Dưới đây là bảng biên độ dao động của các cặp tiền tệ chính trong phiên London: Nguồn: http://www.babypips.com/ http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/12/lua-chon-dong-tien-va-thoidiem-kinh-doanh-tren-thi-truong-ngoai-hoi.html Bởi vì phiên London nối giữa 2 phiên giao dịch lớn, và London là một trung tâm tài chính quan trọng, phần lớn các giao dịch ngoại hối diễn ra trong phiên này. KINH DOANH NGOAI HOI 13 Điều này kéo theo sự thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp hơn, ví dụ chi phí spread thấp hơn. Do số lương lớn các giao dịch diễn ra, phiên London thường là phiên giao dịch sôi động nhất.Hầu hết các xu hướng của giá bắt đầu từ phiên London, và chúng sẽ kéo dài đến khi bắt đầu phiên New York. Xu hướng biến động sẽ giảm ở giữa phiên, khi các nhà giao dịch thường đi ăn trưa trước khi chờ đợi phiên New York mở cửa.Xu hướng đôi khi bị đảo ngược vào cuối phiên London, khi mà các nhà giao dịch Châu Âu quyết định chốt lời giao dịch của họ. Bởi vì khối lượng giao dịch diễn ra lớn, tính thanh khoản cao trong suốt thời gian của phiên Châu Âu, cho nên hầu hết các cặp tiền đều có thể được giao dịch. 3. Thành viên tham gia giao dịch Các thành viên chủ yếu tham gia thị trường gồm có: Ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối mọi lúc nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường, giảm thiểu sự biến động bất giá bất ngờ. Sự can thiệp vào thị trường được tiến hành một các độc lập hoặc một nhóm các hành động. Ngân hàng trung ương có thể mua hoặc bán các loại tiền tệ để duy trì mục tiêu tỷ giá. Các hành động tham gia thị trường của ngân hàng trung ương được coi là bình đẳng với các thành viên khác của thị trường Đại lý và môi giới: Họ là những người giúp cho người mua và người bán có thể giao dịch được với nhau. Lợi nhuận của họ đến từ phí hoa hồng từ những giao dịch mua bán. Những nhà môi giới thường chuyên về cung cấp thông tin các loại tiền tệ được niêm yết cho các thành viên tham gia thị trường khác. Giống như ở thị trường chứng khoán, vai trò của nhà môi giới ngày càng giảm đi trong các giao dịch điện tử vì thông tin ngày càng được cập nhật nhanh chóng và công khai Các ngân hàng thương mại: Hầu hết các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch trực tiếp, mua bán trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng nhỏ và các khách hàng thường phải giao dịch thông qua các ngân hàng lớn. Mục tiêu của các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường nhằm mục tiêu cân bằng trạng thái ngoại hối, quản trị rủi ro tỷ giá, tìm kiếm lợi nhuận thông qua tự doanh và chênh lệch bid-ask, cung cấp dịch vụ trao đổi ngoại tệ cho khách hàng của họ. Có thể nói thị trường liên ngân hàng là nơi có khối lượng và quy mô giao dịch lớn nhất vì ở đây tập trung hầu hết các định chế lớn trong hệ thống tài chính. KINH DOANH NGOAI HOI 14 Những người kinh doanh chênh lệch giá: Họ tham gia vào thì trường nhằm kiếm lợi phi rủi ro bằng cách tìm kiếm những cơ hội sinh lời do có sự khác biệt về giá dù rất nhỏ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Hoạt động của họ đòi hỏi độ nhạy bén cao với thị trường, liên tục tìm kiếm cơ hội và chớp thời cơ ngay lập tức. Các nhà kinh doanh: Họ tham gia thị trường nhằm giảm rủi ro tỷ giá từ các hoạt động xuất nhập khẩu của họ. Những người này tham gia không vì mục đích kiếm lời Những người phòng vệ: Tham gia thị trường nhằm mục đích phòng vệ rủi ro từ sự biến động giá ảnh hưởng tới trạng thái ngoại tệ mà họ nắm giữ Các nhà đầu cơ: Tham gia thị trường một cách chủ động, chấp nhận rủi ro để nhận được mức lợi tức cao hơn. Luôn có xu thế dự đoán sự biến động của thị trường để tìm cơ hội kiếm lời cao dự trên sự dự đoán của họ 4. Giới thiệu về hợp đồng Quyền chọn giao dịch tại thị trường London Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, theo đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một số lượng xác định ngoại tệ, tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận hợp đồng. Sau đây là bảng yết chi phí giao dịch trên sàn KINH DOANH NGOAI HOI 15 KINH DOANH NGOAI HOI 16 Hợp đồng quyền chọn được giao dịch cả trên sàn lẫn thị trường OTC. Tại London, hợp đồng quyền chọn chỉ được kết thúc vào ngày đáo hạn. Đây là đặc điểm khác biệt so với quyền chọn kiểu Mỹ, hợp đồng có thể được kết thúc trước ngày đáo hạn do người nắm quyền lựa chọn Các chiến lược được sử dụng: - Kinh doanh chênh lệch giá: Những người kinh doanh chênh lệch giá sẽ có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận phi rủi ro bằng cách thực hiện đồng thời vị thế long và short cùng một lúc để kiếm lời KINH DOANH NGOAI HOI 17 Cụ thể là, trên thị trường thì giá quyền chọn mua và quyền chọn bán luôn phải cân bằng nhau. Tức là hai danh mục sau phải luôn bằng nhau: Danh mục 1: Gồm quyền chọn mua với giá thực hiện K và trái phiếu chiết khấu bằng đồng tiền định giá có giá trị K vào ngày đáo hạn. Danh mục 2: Gồm quyền chọn bán với giá thực hiện K và nắm giữ đồng ngoại tệ. Cân bằng này được gọi là put-call parity. Một khi trên thị trường có sự chênh lệch thì ngay lập tức các arbitrager sẽ mua danh mục có giá thấp và bán danh mục có giá cao để kiếm lời phi rủi ro Ví dụ: xét cặp tỷ giá GBP/USD hiện đang là 1.6000. Lãi suất bằng đồng USD là 5% và lãi suất GBP đang là 3%. Giá quyền chọn mua với giá thực hiện 1.6500 là c. Giá một quyền chọn bán có giá thực hiện 1.6500 là p (kì hạn 6 tháng) Ta có c + 1.6500*e^ (-5%*0.5) = p + 1.6000 - Các nhà đầu cơ: Họ sẽ dự đoán thị trường và nắm giữ vị thế long hoặc short tương ứng. Ví dụ, nếu nhà đầu cơ dự đoán giá Euro sẽ tăng thì họ sẽ mua quyền chọn mua với đồng Euro ngay hôm nay và đáo hạn vào tương lai. Thông thường các nhà đầu cơ sẽ có xu hướng sử dụng đòn bẩy để cho lợi suất cao nhưng đồng thời họ cũng sẽ chịu rủi ro rất lớn khi thị trường đi ngược lại những dự báo của họ - Các chiến lược phòng vệ kết hợp các loại Option:  Chiến lược collars: mua quyền chọn bán, bán quyền chọn mua và nắm giữ ngoại tệ của quyền chọn đó. Đây là chiến lược đầu tư mà nhà đầu tư sẽ muốn giới hạn mức lỗ cũng như lãi vào đồng ngoại tệ nắm giữ. Phí quyền chọn call và put sẽ bù trừ cho nhau KINH DOANH NGOAI HOI 18  Chiến lược SPREADS: Chiến lược Spread là chiến lược kết hợp 2 hay nhiều Quyền chọn cùng loại (i.e., cùng Call hoặc cùng Put) Bull spread có thể được tạo ra bằng một trong hai cách sau: C1: mua quyền chọn mua với giá thực hiện K1, bán quyền chọn mua với giá thực hiện K2. K2>K1 KINH DOANH NGOAI HOI 19 C2: mua quyền chọn bán với giá thực hiện K1, bán quyền chọn bán với giá thực hiện K2. K2>K1 Bear spread có thể được thực hiện bằng một trong hai cách sau: KINH DOANH NGOAI HOI 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng