Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn phường vĩnh ninh - thành phố huế...

Tài liệu Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn phường vĩnh ninh - thành phố huế

.PDF
40
193
136

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống ngày một tăng lên thì tình trạng thừa - cân béo phì đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe của cư dân ở tất cả các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “béo phì là một dịch bệnh toàn cầu”. Tính đến năm 2003 có trên 300 triệu người bị béo phì và 1,7 tỷ người thừa cân trên tổng số 6 tỷ dân cư trên thế giới [18]. Trong những năm gần đây béo phì đang có khuynh hướng gia tăng nhanh chóng ở một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do sự phát triển kinh tế song hành với lối sống đô thị hóa hiện đại. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay theo thống kê mới nhất của Viện dinh dưỡng Việt Nam (2005) tình trạng thừa - cân béo phì ở người trưởng thành độ tuổi 25-64 lên đến 16,8% và còn tăng lên theo thời gian [31]. Nghiên cứu của Trần Đình Toán tại bệnh viện Hữu Nghị cho thấy tỷ lệ béo phì tăng 4,4% năm 1990 lên 6,95% năm 1995 [23], nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004) Viện dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh trẻ < 5 tuổi tỷ lệ thừa cân từ 2,1% năm 1999 tăng 5,8% năm 2003 (tăng gấp 2,8% lần trong vòng 5 năm). Học sinh tiểu học tăng gấp đôi từ 12,2% năm 1997 tăng lên 22,7% năm 2003. Phụ nữ 15 - 40 tuổi tăng trọng và béo phì tăng từ 10,2% năm 1999 đến 12,4% năm 2003 [18]. Béo phì không chỉ là vấn đề liên quan đến thẩm mỹ mà còn là mối nguy cơ đối với sức khỏe và tuổi thọ. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định rằng: béo phì là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ bệnh tật như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… [4], [7]. Một báo cáo của chính phủ Braxin cho thấy các ca tử vong trong năm 2003 vì các bệnh do nguyên nhân béo phì gây ra như tiểu đường, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ lớn gấp 10 lần so với các ca tử vong do suy dinh dưỡng [10]. Các bệnh do béo 2 phì gây ra dẫn đến chi phí y tế tăng, hiệu năng sản xuất giảm. Điều này không những là mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội. Trước thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở ngƣời lớn Phƣờng Vĩnh Ninh - Thành phố Huế" nhằm 2 mục tiêu: 1. Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn tại Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế 2. Tìm hiểu tỷ lệ người béo phì có tăng huyết áp 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa về thừa cân béo phì - Thừa cân là tình trạng tăng cân vượt quá mức "cân nặng nên có" so với chiều cao. - Béo phì là tình trạng dư thừa cân nặng do tăng khối lượng mỡ. Định nghĩa này sẽ loại trừ các trường hợp sau [20]: + Tăng cân không do tăng khối lượng mỡ (ứ nước hoặc cơ bắp phát triển) + Các rối loạn đường mỡ (nhiễm mỡ do thượng thận kiểu Launois Bennaudé, hội chứng barraquer - simmos). - Hoặc gọi là béo phì khi tăng trên 25% trọng lượng cơ thể và được đánh giá dựa vào kích thước và giới. - Một định nghĩa cụ thể hơn thì béo phì là sự tăng cân nặng cơ thể quá mức trung bình đáng có, được xác định tương quan với chiều cao theo chỉ số BMI do tăng quá mức tỷ lệ khối mỡ toàn thân hoặc tập trung mỡ vào một phần nào đó của cơ thể [16]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. 1.2. Dịch tể học của béo phì Béo phì ngày càng gia tăng nhất là ở các nước phát triển kinh tế trên thế giới [11], [26]. Tần suất béo phì thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, địa dư, chủng tộc và tình trạng kinh tế xã hội [26]. - Tuổi: 2% lúc 6 - 7 tuổi, 7% tuổi dậy thì và cao nhất ở tuổi > 50 (Âu Mỹ) [3], [26]. - Giới: nữ gặp nhiều hơn nam (25% so với 18%) [11], [26]. 4 - Địa dư: miền Đông nước Pháp là 33%, miền Tây 17% [26] . - Chủng tộc: + Tại Nam Phi: béo phì ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn các tỉnh phía Bắc [26]. + Trong thập kỷ qua tỷ lệ béo phì của toàn nước Mỹ từ 25 - 33%, tăng 1/3, 1/4 người lớn của Mỹ bị béo phì [26]. + Phụ nữ da đen tuổi từ 45 - 55 có tỷ lệ béo phì gấp 2 lần so với nữ da trắng cùng tuổi [3], [26]. Còn ở Châu Á thì sao? * Tại Trung Quốc cùng với sự phát triển kinh tế, tần suất béo phì cũng gia tăng đáng kể, trong thập niên cuối thế kỷ XX là 14% ở nam và 17% ở nữ trong đó 10% trẻ em ở lứa tuổi học đường [25]. * Ở Nhật Bản trước đây tần suất béo phì ở trẻ em đi học tăng chậm nhưng trong những năm qua cũng đã tăng gấp đôi [2]. * Ở Việt Nam trong những năm gần đây đời sống kinh tế xã hội và mức sống người dân được cải thiện, tỷ lệ thừa cân - béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng. + Tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) do mức sống ngày càng cao nên số lượng béo phì ở trẻ em cũng như người lớn gia tăng: tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em < 5 tuổi trong cộng đồng tăng từ 2% năm 1996 lên 3,3% năm 2001. Học sinh đầu cấp I tỷ lệ béo phì gia tăng với tốc độ nhanh rõ rệt: từ 3,9% năm 1999 lên 6% năm 2000 [14]. + Tại Hà Nội tỷ lệ thừa cân ở trẻ em 4 - 6 tuổi quận Ba Đình là 7,1% béo phì là 3,9% (2004) [14]. + Tại Huế: ở phường Phú Hòa tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người lớn là 41,05% [2]. 5 1.3. Nguyên nhân của thừa cân - béo phì - Quá tải calo: do ăn nhiều (95%), nguyên nhân do: + Thói quen có tính chất gia đình + Bệnh tâm thần kinh [3], [26]. - Giảm hoạt động thể lực mà không giảm ăn: gặp ở người già hoặc ít hoạt động [26] . - Do di truyền: + 69 - 80% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì. + 18 - 40% cả bố lẫn mẹ đều béo phì. + Chỉ có 7% người béo phì mà cả bố lẫn mẹ đều bình thường. + Di truyền có tính trội và yếu tố di truyền làm cho khả năng phân chia tế bào mỡ dễ dàng hơn [26]. - Do thần kinh nội tiết: ít gặp hơn [5], [26]. + Hội chứng Cushing: phân bố mỡ ở mặt, cổ, bụng trong khi các chi gầy nhỏ. + Cường Insulin: do u tụy tiết Insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh mô mỡ, tăng tiêu glucid. + Giảm hoạt tuyến giáp: tăng cân do giảm chuyển hóa, tăng mỡ, tăng phù niêm. + Hội chứng béo phì - sinh dục: Béo phì ở thân, gốc chi Suy sinh dục ở thiếu niên với ngừng phát dục ở cơ quan sinh dục Có thể kèm rối loạn khác: đái tháo nhạt, rối loạn thị lực và tâm thần, nguyên nhân do u vùng dưới đồi. + Người bị thiến: mô mỡ tăng quanh háng, phần cao của đùi, giống như hội chứng béo phì - sinh dục. - Nguyên nhân do thuốc: 6 + Các hormones steroid + 4 nhóm chính của các thuốc điều trị tâm thần [11], [26]: Kháng trầm cảm cổ điển ( 3 vòng, 4 vòng, ức chế IMAO) Benzodiazepine Lithium Thuốc chống loạn thần 1.4. Nguy cơ của béo phì 1.4.1. Bệnh tim mạch - Béo phì làm gia tăng toàn thể nguy cơ bệnh tim mạch - Béo phì làm tăng gánh tim - Tăng tỷ lệ đột tử (loạn nhịp) - Xơ vữa do tăng lipid, giảm HDL - C, tăng VLDL – C [26] - Tăng huyết áp (THA): sự gia tăng huyết áp được chứng minh là có liên quan đến BMI. Người ta thấy ở Nhật những người có BMI ≥ 25 có tỷ lệ THA cao gấp 2 lần người có BMI = 22 [3]. 1.4.2. Đái tháo đường Khoảng 30 - 50% người béo phì bị đái tháo đường (ĐTĐ) và 80% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị béo phì. Cơ chế gây ĐTĐ ở đây do đề kháng Insulin [26]. Vì vậy béo phì là yếu tố quan trọng trong bệnh học của ĐTĐ typ 2 nhất là nhóm có đề kháng Insulin. 1.4.3. Hội chứng chuyển hóa - Béo phì gây ra các biến đổi chuyển hóa [12]: + Chuyển hóa glucid: có tình trạng đề kháng Insulin, tăng tiết Insulin dẫn đến bệnh ĐTĐ. + Chuyển hóa Lipid: Triglycerid máu thường tăng trong béo phì, tăng VLDL, HDL thường giảm khi Triglycerid tăng, Cholesterol máu ít khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi béo phì nhưng nếu có tăng Cholesterol trước thì dễ làm tăng LDL. 7 + Chuyển hóa acid uric thường tăng có lẽ liên quan đến tăng Triglycerid máu. + Béo phì thường liên quan chặt chẽ với hội chứng chuyển hóa(HCCH): đó là một chuổi các yếu tố nguy cơ tim mạch và thay đổi chuyển hóa liên hệ với tình trạng tăng trọng lượng mỡ cơ thể [21]. 1.4.4. Ung thư Tỷ lệ mới mắc của K nội mạc tử cung và K vú sau mãn kinh ở nữ, K tiền liệt tuyến ở nam, K đại trực tràng ở cả 2 giới có tương quan với mức độ béo phì [13], [26]. 1.45. Bệnh sỏi mật - Do tăng Cholesterol mật - Nhìn chung bệnh sỏi mật hay gặp ở phụ nữ và người già. Tuy nhiên béo phì làm gia tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 3 - 4 lần, nguy cơ này cao hơn khi mỡ tập trung ở quanh bụng. Ở người béo phì sự tích lũy mỡ thừa làm tăng tổng hợp Cholesterol. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hòa Cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật [15], [26]. 1.4.6. Ngưng thở lúc ngủ - Có thể do tích tụ mỡ ở vùng hầu, khí quản gây thiếu O2, tăng CO2. - Nếu không điều trị có thể suy tim phải. - Thở áp lực dương liên tục lúc ngủ có thể ngừa tai biến này. - Giảm trọng sẽ cải thiện hậu quả xấu nêu trên.[26]. 1.4.7. Xương - khớp và da - Béo phì làm gia tăng tỷ lệ viêm xương khớp [8]. Ở các khớp chịu lực cao như cột sống, khớp háng, khớp gối dễ bị bệnh do phải nâng đỡ một khối lượng quá tải [12]. - Thoát vị đĩa đệm, đốt sống hay gặp [12]. 8 - Tỷ lệ gout tăng do độ thanh thải urat kém và tăng sản xuất ceton từ chuyển hoá mỡ có thể làm tăng urát [26]. - Da phù do tăng tính thấm, dễ nhiễm nấm ở da, ứ trệ tĩnh mạch chi [3], [26]. 1.5. Các phƣơng pháp đánh giá béo phì Có nhiều phương pháp nhân trắc để đánh giá béo phì. Chúng tôi nêu một số phương pháp thường dùng và đơn giản, dễ thực hiện: 1.5.1. Dựa vào chỉ số khối cơ thể 1.5.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của tổ chức y tế thế giới năm 1998 (dùng cho người trưởng thành Châu Âu )] Để chẩn đoán béo phì năm 1998 WHO đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào chỉ số BMI [3], [26]. Để có chỉ số BMI người ta dùng công thức sau đây: BMI  W H2 W: cân nặng (kg) H: chiều cao (m) Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của WHO năm 1998 Phân loại Gầy Bình thường Tăng trọng Béo phì BMI Nguy cơ nhiễm bệnh < 18,5 18,5 - 24,9 25 - 29,9  30 Trung bình Tăng vừa Tăng rõ Béo phì loại I 30 - 34,9 Béo phì vừa hay chung Béo phì loại II 35 - 39,9 Béo phì nặng Béo phì loại III  40 Béo phì quá mức hay béo bệnh 9 1.5.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dành cho người Châu Á trưởng thành (2000) Do xuất phát từ đặc điểm giống nòi và điều kiện sinh sống các nước Asean đã đề nghị một tiêu chuẩn thấp hơn của WHO (2000) Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG (năm 2000) Phân loại Thiếu cân BMI Nguy cơ nhiễm bệnh < 18,5 Thấp (nhưng tăng nguy cơ các vấn đề lâm sàng khác) Bình thường 18,5 - 22,9 Trung bình Quá cân  23 Nguy cơ 23 - 24,9 Tăng Béo phì độ I 25 - 29,9 Cao Béo phì độ II  30 Rất cao 1.5.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dựa vào BMI và số đo vòng bụng áp dụng cho người trưởng thành Châu Á (năm 2000) Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dựa vào BMI và số đo vòng bụng áp dụng cho người trưởng thành Châu Á (năm 2000) Phân loại BMI Yếu tố phối hợp Béo dạng nam VB nam > 90 cm, VB nữ > 80 cm Gầy Bình thường Béo < 18,5 18,5 – 22,9 Thấp Trung bình Trung bình Có tăng cân  23 Có nguy cơ 23 – 24,9 Tăng cân Tăng vừa phải Béo độ I 25 – 29,9 Béo vừa phải Béo nhiều Béo độ II  30 Béo nhiều Quá béo 10 1.5.2. Số đo vòng bụng Số đo vòng bụng (VB) được sử dụng để đánh giá sự phân bố mỡ của cơ thể một cách khá chính xác. Trị số VB thay đổi theo giới tính và chủng tộc chứ không phải theo nơi cư trú, chính vì vậy liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) đưa ra tiêu chuẩn đánh giá béo phì dạng nam (BPDN) theo số đo VB đối với người trưởng thành châu Á như sau: VB  90 cm ở nam giới. VB  80 cm ở nữ giới. 1.5.3. Tỷ lệ vòng bụng trên vòng mông Tỷ lệ vòng bụng trên vòng mông (VB/VM) cũng được xem là một trong những chỉ số nhân trắc học để đánh giá BPDN cũng như để phục vụ trong chẩn đoán HCCH và một số bệnh mãn tính liên quan đến béo phì ở người trưởng thành. Theo WHO (1998) tiêu chuẩn đánh giá BPDN (béo phì trung tâm) Tỷ lệ VB/VM > 0,90 ở nam và > 0,85 ở nữ. 1.5.4. Dựa trên công thức tính trọng lượng lý tưởng (TLLT) TLLT = chiều cao (cm) - 100 Chieu Chiều cao - 150 N (N = 2 đối với nam, N = 4 đối với nữ) Nếu TLLT tăng > 25% là béo phì Ngoài một số tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dễ thực hiện ở cộng đồng như đã nêu ở trên còn 1 số phương pháp chẩn đoán tốt, chính xác như: + Do hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) để xác định tỷ lệ chất béo trong cơ thể. Đây là phương pháp tốt nhất để đánh giá lượng mỡ toàn cơ thể. + Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính để đánh giá mỡ từng vùng. 11 1.6. Phân loại béo phì 1.6.1. Phân loại theo tuổi - Béo phì ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): + Số tế bào mỡ cố định. + Tăng trọng do tích tụ quá nhiều lipid trong mỗi tế bào. + Điều trị giảm glucid là có hiệu quả. - Béo phì tuổi trẻ (thể tăng sản phì đại). + Tăng cả số lượng và kích thước tế bào mỡ. Thể này thường đề kháng với điều trị [26]. 1.6.2. Béo phì nam giới và nữ giới dựa theo sự phân bố mỡ - Béo phì nam giới (androide): ưu thế phần cao cơ thể, trên rốn, gáy, cổ, vai, ngực, bụng trên rốn. - Béo phì nữ giới (gynoide): ưu thế ở bụng dưới rốn, háng, đùi, mông và cẳng chân. Béo phì thường gặp là béo phì dạng nam ở nữ giới [26]. 1.6.3. Phân loại dựa theo tỷ vòng bụng trên vòng mông - Béo phì ở nam khi VB/VM > 0,90 - Béo phì ở nữ khi VB/VM > 0,85 [26] 1.6.4. Dựa theo công thức Lorentz. IC/Indice de corpulence (chỉ số thể lực) = (TLHT/TLLT) x 100% TLHT: trọng lượng hiện thực TLLT: trọng lượng lý tưởng + Nếu ≥ 120% - 130% tăng cân quá mức + Nếu ≥ 130% béo phì [26] 1.7. Dự phòng béo phì Dự phòng khỏi béo phì hình thành được đánh giá là tốt nhất và hiệu quả hơn nhiều so với việc điều trị béo phì. Người ta thường áp dụng 3 mục tiêu dự phòng dưới đây [9], [17]: - Dự phòng cho cộng đồng (dự phòng toàn dân): Dự phòng trực tiếp lên tất cả mọi người trong cộng đồng. Nhằm tuyên truyền dinh dưỡng hợp lý và 12 lối sống lành mạnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi làm việc, thông qua trường học và các tài liệu giảng dạy, tập huấn qua mạng lưới của các câu lạc bộ và trung tâm của cộng đồng. - Dự phòng chọn lọc: Dự phòng trực tiếp lên các cá nhân và các nhóm có nguy cơ cao bị béo phì, tuyên truyền sâu hơn để các đối tượng hiểu rõ và có thể tự giải quyết các nguy cơ. - Dự phòng có mục tiêu: Dự phòng có mục tiêu nhằm đến các cá nhân đã bị thừa cân và những người tuy chưa bị béo phì nhưng có những chỉ số sinh học cho thấy có sự thừa chất béo quá mức. 1.8. Chế độ ăn cho ngƣời béo phì Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcal so với khẩu phần ăn trước đó cho đến khi đạt năng lượng tương ứng đến mức BMI. - MBI từ 25 - 29,9 thì đưa năng lượng vào một ngày là 1500 kcal - BMI từ 30 - 34,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal - BMI từ 35 - 39,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal - BMI  40 thì năng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal Trong đó tỷ lệ năng lượng giữa các chất là 15 - 16% protein, 12 - 13% Lipid, 71 - 72 % glucid - Ăn ít chất béo, bột - Ăn đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng. Cần bổ sung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp. - Tăng cường rau và hoa quả . - Muối, mì chính: 6g/ngày, nếu có THA thì chỉ cho 2-4g/ngày. - Tạo thói quen ăn uống theo đúng chế độ [10]. 13 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Người lớn từ 20 tuổi trở lên tại phường Vĩnh Ninh - Thành phố Huế - Tiêu chuẩn loại trừ: + Đối tượng không đồng ý tham gia. + Đối tượng đang có thai. + Đối tượng bị dị dạng về hình thái như gù vẹo cột sống. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang, được tiến hành từ tháng 12/2009 - 3/2010 2.2.2. Cỡ mẫu Dùng công thức [10], [20] z 2  p(1  p) n  1 2 d2 Trong đó: n: đối tượng nghiên cứu : mức ý nghĩa thống kê p: tỷ lệ béo phì trong cộng đồng Việt Nam là 4% d = 0,05 (Độ chính xác mong ước) Z 1  : 1,96 (với khoảng tin cậy 95%) 2 Như vậy n  (1,96) 2 . 0,04(1  0,04)  380 (0,05) 2 Ở đây chúng tôi chọn cỡ mẫu 400 là phù hợp 14 2.2.3. Cách chọn mẫu Phường Vĩnh Ninh có 16 tổ, chọn 8 tổ (chọn 50% số tổ) để điều tra bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, các tổ chọn được là: 2 ,4, 6, 7, 8, 9, 11, 12. Tại mỗi tổ chọn ngẫu nhiên 50 người, từ 20 tuổi trở lên để điều tra. Phương pháp chọn: bốc thăm ngẫu nhiên một hộ, tiến hành điều tra các thành viên từ 20 tuổi trở lên trong hộ đó, tiếp tục đến hộ khác liền kề cho đến khi đủ mẫu 50 người/tổ. 2.2.4. Phương pháp điều tra - Lập phiếu điều tra - Các phương pháp chủ yếu dựa vào hỏi và đo chiều cao, cân nặng, VB, vòng mông (VM), huyết áp. 2.2.5. Phương pháp đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông - Đo chiều cao đứng: Kết quả tính bằng m. Dụng cụ: thước dây nhựa có độ chính xác tới 0,1cm Kỷ thuật đo: Đối tượng được đo bỏ dày, dép, đi chân không, tư thế đứng nghiêm, quay lưng vào điểm tựa là một mặt phẳng đứng, vuông góc với sàn nhà. Dùng thước đo từ điểm thấp nhất của bàn chân đến điểm cao nhất của đỉnh đầu, đọc kết quả và ghi vào phiếu khảo sát. - Đo trọng lượng: kết quả được tính bằng kg. Dụng cụ: cân Nhơn Hoà có độ chính xác tới 0,1kg. Kỷ thuật cân: cân Nhơn Hoà được điều chỉnh với cân chuẩn trước khi cân. Đối tượng cân mặc quần áo thường không mang dày dép, đứng thẳng giữa bàn cân, không cử động, hai tay buông thẳng cho đến khi kim đứng yên mới đọc kết quả và ghi vào phiếu khảo sát. - Đo VB, VM: kết quả được tính bằng cm. Dụng cụ: thước dây nhựa có độ chính xác tới 0,1cm. 15 + Đo VB: đối tượng được đo đứng thẳng, thở nhẹ, hai chân rộng bằng vai, mặc quần áo thường, dùng thước dây vòng ngang qua rốn. Đối với những người bụng xệ thì đo qua trung điểm của điểm thấp nhất của xương sườn XII và đỉnh của gai chậu trước trên. Đọc kết quả và ghi vào phiếu. + Đo VM: người đo đưa thước áp sát vào mông đối tượng được đo, ngang qua mấu chuyển lớn. Đọc và ghi kết quả vào phiếu. 2.2.6. Phương pháp đo huyết áp - Dụng cụ: máy đo huyết áp kế đồng hồ APK2 của Nhật và ống nghe Nhật. - Đối tượng được nghỉ ngơi trước khi đo, cho ngồi tư thế thoải mái, tay đo huyết áp hơi co, cánh tay ở ngang vị trí của tim lòng bàn tay ngữa. - Kỷ thuật đo: Bộc lộ vùng cánh tay trái, băng cuộn của máy đo huyết áp phủ 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng quấn trên khuỷu tay 2cm. Mắc ống nghe vào tai, đặt loa ống nghe lên trên động mạch cánh tay ở nếp khuỷu tay. Bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi tai không nghe tiếng đập nữa rồi bơm tiếp thêm 30 mmHg. Mở van từ từ để xả hơi sao cho áp lực hạ dần với vận tốc 2mm/giây. Ghi trị số huyết áp tối đa sau khi nghe tiếng đập đầu tiên sau khoảng im lặng, ghi trị số huyết áp tối thiểu khi nghe tiếng đập cuối cùng. Tiêu chuẩn đánh giá THA theo WHO và uỷ ban quốc gia cộng lực Hoa Kỳ JNC VII (2003). THA khi huyết áp tâm thu (HATT)  140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HATTr)  90mm Hg. 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì 2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dựa theo BMI của WHO dành cho người Châu Á (2000) [10], [20], [26], [27]. BMI = + < 18,5 : gầy + 18,5 - 22,9: trung bình Trọng lượng (kg) Chiều cao (m2) 16 + 23 - 24,9: tăng cân +  25 : béo phì 2.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dạng nam (béo phì trung tâm) theo WHO (1998) Dựa vào tỷ số VB/VM: Nam giới > 0,90 Nữ giới > 0,85 2.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học với phần mềm Epi info 2000 và Excell 2003. 17 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1 .Phân bố nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu Tuổi n Tỷ lệ % 20 – 30 76 19,00 31 – 40 76 19,00 41 – 50 92 23,00 51 – 60 68 17,00 > 60 88 22,00 Tổng 400 100 Nhận xét: Tỷ lệ các độ tuổi phân bố tương đối đồng đều, trong đó 4150 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (23,00%), thấp nhất là nhóm 51- 60 tuổi (17.00%). 3.1.2 Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới 45,30% Nam Nữ 54,70% Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới Nhận xét: Trong 400 đối tượng được điều tra có 181 nam chiếm tỷ lệ 45,30%, 219 nữ chiếm tỷ lệ 54,70%. 18 3.2. Chỉ số nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu 3.2.1. Phân bố cân nặng trung bình theo tuổi và giới Bảng 3.3. Cân nặng trung bình (TB) theo tuổi và giới Giới Nhóm tuổi Nam Cân nặng n TB (kg) Nữ n Tổng Cân nặng TB Cân nặng TB (kg) (kg) 20 - 30 33 55,85 ± 6,94 43 49,16 ± 4,96 52,07 ± 6,74 31 - 40 36 57,97 ± 6,08 40 49,85 ± 5,33 53,70 ± 6,98 41 - 50 42 61,60 ± 7,60 50 53,32 ± 6,34 57,10 ± 8,05 51 - 60 32 60,47 ± 6,03 36 53,97 ± 6,11 57,03 ± 6,85 > 60 38 58,03 ± 6,85 50 53,68 ± 8,09 58,88 ± 7,00 Tổng 181 58,18 ± 7,00 219 52,06 ± 6,61 55,15 ± 7,58 Nhận xét: Cân nặng TB của nam đều lớn hơn nữ trong tất cả các nhóm tuổi. Trong đó ở nam nhóm 41- 50 tuổi cân nặng lớn nhất (61,60 ± 7,60 kg) và nữ nhóm 51- 60 tuổi cân nặng lớn nhất (53,97 ± 6,11kg). 3.2.2. Phân bố chiều cao trung bình theo tuổi và giới Bảng 3.4. Phân bố chiều cao trung bình theo tuổi và giới Giới Nhóm tuổi Nam n Chiều cao TB (cm) Nữ n Tổng Chiều cao Chiều cao TB (cm) TB (cm) 20 - 30 33 165,21 ± 4,32 43 156,09 ± 4,32 160,05 ± 6,29 31 - 40 36 164,39 ± 5,01 40 155,30 ± 6,12 159,61 ± 7,20 41 - 50 42 164,48 ± 5,86 50 154,84 ± 5,82 159,24 ± 7,55 51 - 60 32 164,78 ± 4.98 36 154,44 ± 5.30 159,31 ± 7.29 >60 38 162,84 ± 5,45 50 153,12 ± 8,33 157,32 ± 8,67 Tổng 181 164,30 ± 5,20 219 154,71 ± 6,26 159,05 ± 7,51 Nhận xét: Chiều cao trung bình của nam đều lớn hơn nữ trong tất cả các nhóm tuổi. Trong đó nhóm 20-30 tuổi ở cả nam và nữ đều có có chiều cao TB lớn nhất 19 3.2.3. Phân bố chỉ số BMI trung bình theo tuổi và giới Bảng 3.5. Phân bố chỉ số BMI trung bình theo tuổi và giới Tuổi 20 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 > 60 Nam 20,42±2,11 21,46±2,15 22,69±1,86 22,28±2,26 21,88±2,42 Nữ 20,17±1,84 20,69±2,21 22,27±2,78 22,72±3,13 23,00±3,75 Tổng 20,28±1,95 21,06±2,21 22,46±2,40 22,51±2,74 22,52±3,28 Giới BMI (kg/m2 30 25 20 15 10 21,46 20,42 20,17 20,69 22,69 22,28 22,72 21,88 23 22,27 Nam Nữ 5 0 20-30 31-40 41-50 51-60 >60 Nhóm tuổi Biểu đồ 3.2. Chỉ sối BMI trung bình theo tuổi và giới Nhận xét: Chỉ số BMI trung bình chung cho 2 giới tăng dần theo nhóm tuổi. Trong đó ở nam nhóm 41 - 50 tuổi có BMI trung bình lớn nhất (22,69±1,86 kg/m2) và nữ nhóm > 60 tuổi có BMI trung bình lớn nhất (23,00±3,75 kg/m2 ). 20 3.2.4. Phân bố vòng bụng, vòng mông và tỷ vòng bụng/vòng mông theo tuổi Bảng 3.6. Phân bố vòng bụng, vòng mông và tỷ VB/VM theo tuổi Tuổi VB-VM n 20-30 31-40 41-50 51-60 >60 76 76 92 68 88 VB 70,28±7,13 74,38±7,61 74,38±7,61 79,37±8,61 82,57±8,57 VM 88,05±3,31 89,83±3,66 92,14±5,19 90,87±4,37 91,28±5,62 VB/VM 0,79±0,07 0,82±0,68 0,86±0,65 0,87±0,54 0,90±0,62 Nhận xét: Tỷ lệ VB, VM, VB/VM tăng dần theo nhóm tuổi, trong đó nhóm > 60 tuổi có tỷ lệ VB/VM cao nhất (0,90±0,62). 3.2.5. Phân bố vòng bụng, vòng mông, tỷ vòng bụng /vòng mông theo tuổi và giới Bảng 3.7. Phân bố VB, VM, tỷ VB/VM theo tuổi và giới Tuổi VB-VM n Nam Nữ 20 - 30 31 – 40 41 - 50 51 - 60 >60 33 36 42 32 38 VB 74,52±5,97 74,33±6,38 82,81±8,37 79,50±6,01 81,29±7,79 VM 88,06±3,31 90,22±3,84 92,88±5,64 90,38±4,66 90,29±5,18 VB/VM 0,84±0,05 0,89±0,51 0,89±0,56 0,88±0,34 0,89±0,48 n 43 40 50 36 50 VB 67,02±6,21 70,83±6,88 76,48±7,77 79,31±8,08 83,54±9,07 VM 88,05±3,31 89,48±3,50 91,52±4,75 91,31±4,12 92,04±5,87 VB/VM 0,79±0,75 0,79±0,61 0,83±0,62 0,86±0,66 0,90±0,71 Nhận xét: Ở nam nhóm tuổi 41- 50 có tỷ lệ VB/VM cao nhất (0,89± 0,56) và ở nữ nhóm tuổi > 60 có tỷ lệ VB/VM cao nhất (0,90 ± 0,71).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan