Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc...

Tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc

.PDF
67
25769
90

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm đề tài, em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, thạc sĩ: Đặng Thị Nhuần, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa Sử - Địa cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Em xin gửi lời biết ơn đến các cô, chú trong sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch - Đầu tư… đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Ly BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Đọc là Từ viết tắt UBND Uỷ ban nhân dân CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân Tp Thành phố VLXD Vật liệu xây dựng X – NK Xuất nhập khẩu NXB Nhà xuất bản GDP Tổng thu nhập quốc nội USD Đô La Mỹ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 ................................... 36 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp (Không tính cơ sở AN, QP, Điện lực và chi nhánh DN) ........................ 38 Bảng 3.3: Các sản phẩm dệt may da giày ........................................................... 41 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2 2.1. Mục tiêu.......................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 2 2.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 4 5.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................... 4 5.1.1. Quan điểm hệ thống .................................................................................... 4 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ...................................................................... 4 5.1.3. Quan điểm sinh thái..................................................................................... 5 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh..................................................................... 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 5.2.1. Phương pháp thực địa.................................................................................. 6 5.2.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp nguồn tài liệu ...................................... 6 5.2.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................................. 6 5.2.4. Phương pháp bản đồ .................................................................................... 7 6. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 7 7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP .............................................. 8 1.1. Cở sở lí luận ................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm công nghiệp ............................................................................... 8 1.1.2. Vai trò công nghiệp ..................................................................................... 9 1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp ................................................................ 11 1.2.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 11 1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................... 11 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 13 1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 16 1.3.1. Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp trên thế giới ....................... 16 1.3.2. Tình hình phát triển, phân bố công nghiệp ở Việt Nam ........................... 18 CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC............ 22 2.1. Vị trí địa lí .................................................................................................... 22 2.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 24 2.2.1. Khoáng sản ................................................................................................ 25 2.2.2. Khí hậu ...................................................................................................... 26 2.2.3. Nguồn nước ............................................................................................... 26 2.2.4. Tài nguyên sinh vật ................................................................................... 27 2.2.5. Tài nguyên đất ........................................................................................... 28 2.2.6. Địa hình ..................................................................................................... 29 2.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 30 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động ........................................................................ 30 2.3.2. Đường lối, chính sách phát triển ............................................................... 30 2.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.................................................... 31 2.3.3.1. Giao thông .............................................................................................. 31 2.3.3.2. Thị trường............................................................................................... 32 2.3.3.3. Vốn đầu tư .............................................................................................. 33 2.3.3.4. Khoa học công nghệ ............................................................................... 34 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ...................................................................................................... 35 3.1. Vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.... 35 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .................. 37 3.2.1. Các ngành công nghiệp ............................................................................. 38 3.2.1.1. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm ........................ 39 3.2.1.2. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ..................................... 41 3.2.1.3. Ngành công nghiệp dệt may, da giày ..................................................... 41 3.1.1.4. Ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô xe máy ..................................... 42 3.1.1.5. Công nghiệp khai thác mỏ...................................................................... 42 3.2.2. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ................................................... 43 3.2.2.1. Khu công nghiệp .................................................................................... 43 3.2.2.2. Cụm công nghiệp ................................................................................... 46 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 ................................... 48 4.1. Định hướng phát triển công nghiệp chung của tỉnh Vĩnh Phúc ................... 48 4.1.1. Định hướng phát triển cơ cấu ngành công nghiệp .................................... 50 4.1.2. Định hướng phát triển cơ cấu thành phần kinh tế ..................................... 50 4.1.3. Định hướng phát triển lãnh thổ công nghiệp ............................................ 51 4.2. Các giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ................................. 51 4.2.1 Giải pháp tạo vốn ....................................................................................... 51 4.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................... 52 4.2.3 Giải pháp thị trường ................................................................................... 53 4.2.4. Giải pháp củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................... 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 56 1. Kết luận ........................................................................................................... 56 2. Đề nghị ............................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt với các quốc gia đang phát triền như nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước thì việc phát triển công nghiệp rất quan trọng. Muốn phát triển kinh tế - xã hội thì phải đặt chiến lược phát triển công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu. Công nghiệp có vai trò quan trọng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế và phương pháp quản lí nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Công nghiệp góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân. Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp như: nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nguồn lao động trẻ và dồi dào, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện và tỉnh có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp đơn thuần mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Nguồn lực của tỉnh mới chỉ được khai thác một phần, phần lớn vẫn đang ở dạng tiềm năng, vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp để phát huy tối đa lợi thế này. Qua nhiều năm sinh sống và học tập tại tỉnh, trong chuyên ngành địa lí của mình với những chuyến đi thực tế, được tìm hiểu cuộc sống của đồng bảo tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi nhận thấy rằng, việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác nguồn lực phát triển công nghiệp của tỉnh là một điểu cần thiết và cấp bách góp phần khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Vì lí do trên mà tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh nhà. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn về tình hình phát triển, phân bố công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Qua quá trình nghiên cứu, chỉ ra được những tác động tích cực của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội và nhằm tìm ra những khó khăn hạn chế trong việc phát triển công nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục tiêu trên đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan có chọn lọc về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nguồn lực phát triển công nghiệp. - Đánh giá các nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu thực trạng phát triển các ngành công nghiệp. - Đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phạm vi như sau: Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Giới hạn về nội dung: Do hạn chế về tài liệu tham khảo và thời gian nên trong đề tài này chỉ tìm hiểu và phân tích các nguồn lực và thực trạng phát triển một số ngành và đề ra phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp. Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2000 – 2012. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về địa lí kinh tế - xã hội không phải là một vấn đề mới. Nguồn lực, thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp đã được đề cập và 2 nghiên cứu nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Trên thế giới, nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp tiêu biểu là: V.P Ma sa kôpski người Nga với “Bức tranh địa lí toàn thế giới” gồm 2 tập trong đó tác giả đã đề cập đến hoạt động công nghiệp trên thế giới và của từng nước. Tiếp theo là sự ra đời của các tài liệu: “Địa lí kinh tế xã hội thế giới” do V.V vonski (chủ biên) và các thành viên viện hàn lâm khoa học Nga biên soạn. Trong tài liệu này tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể về tình hình kinh tế thế giới và các vấn đề kinh tế xã hội trong đó có hoạt động công nghiệp. Tác giả M.X.Zônzin với “Địa lí kinh tế thế giới ngày nay”, tác giả đã nêu cơ sở lí luận về các vấn đề địa lí kinh tế thế giới ngày nay và tổng quan các ngành kinh tế trên thế giới. Trong những thập niên gần đây những vấn đề và cách nhìn nhận tình hình kinh tế thế giới cũng được đề cập trong “Những vấn đề địa lí kinh tế hiện nay trên thế giới” của X.Ankin biên soạn… Ở nước ta, cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Lê Thông với cuốn “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam”, trong tài liệu này tác giả đã đề cập đến việc tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế và các vùng kinh tế của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Minh Tuệ với “Địa lí kinh tế xã hội đại cương”, trong tác phẩm này tác giả đã chỉ rõ nguồn lực phát triển công nghiệp trên thế giới và địa lí các khu vực kinh tế. Tác giả Văn Thái với “Địa lí kinh tế Việt Nam”, trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến các đối tượng nghiên cứu của địa lí kinh tế, mối quan hệ của kinh tế Việt Nam với thế giới và việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam… Và nhiều tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này. Tài liệu nghiên cứu về địa lí kinh tế xã hội khá đa dạng, nhưng nghiên cứu về công nghiệp ở Vĩnh Phúc thì lại không nhiều. Trong đó có Lê Thông với “Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam”, trong tác phầm này tác giả đã đề cập đến các nguồn lực phát triển kinh tế và các ngành kinh tế của các tỉnh trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Các số liệu về kinh tế xã hội cũng được thể hiện trong Niên giám thống kê của các tỉnh qua các năm. Các tài liệu này đều mang tính khái 3 quát cao trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển công nghiệp 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài lấy quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm đối tượng nghiên cứu. Từ đây đề tài nghiên cứu theo hai khía cạnh chủ yếu là sự phát triển và phân bố theo không gian công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiện vụ đặt ra, đề tài đã dựa trên những quan điểm và những phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Quan điểm nghiên cứu Với quan điểm nghiên cứu công nghiệp địa phương nói chung và công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là nghiên cứu tổng hợp cả về địa lí tự nhiên lẫn kinh tế xã hội. Vì vậy phải nghiên cứu các yếu tố, phân tích các mối quan hệ nghiên cứu các địa hệ các cấp và mối quan hệ giữa chúng. Khi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cần quán triệt nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: 5.1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm này giúp chúng ta xác định nội dung nghiên cứu của đề tài có sự thống nhất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nghiên cứu địa lí địa phương thì địa lí tỉnh Vĩnh Phúc cũng là một hệ thống và có mối quan hệ với các địa phương khác và có sự phân ra thành các cấp thành phần. Trong tỉnh, về tự nhiên gồm hệ thống địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật… Về kinh tế xã hội tồn tại những địa hệ kinh tế xã hội. Trong mỗi địa phương và giữa các địa hệ đều có mối quan hệ tương tác với nhau. Do vậy việc xây dựng nội dung và quan điểm nghiên cứu này góp phần đánh giá có hiệu quả nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Trong khi nghiên cứu về địa lí tỉnh Vĩnh Phúc, quan điểm này được tận dụng để phát hiện cấu trúc bên trong và động lực của nó, đặc biệt là cảnh quan tự nhiên, rồi sau đó là cảnh quan văn hóa, các hình thái địa lí kinh tế xã hội. Sau 4 khi phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội trong hoạt động của ngành sẽ đi đến phác họa một tổng thể tự nhiên, kinh tế xã hội trên lãnh thổ nghiên cứu với các mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Từ đó, đề ra chiến lược khai thác và phát triển công nghiệp một các hợp lí. 5.1.3. Quan điểm sinh thái Quan điểm sinh thái có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc. Quan điểm sinh thái được ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên và con người, mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình khai thác, phá hủy và tái tạo tự nhiên. Con người được coi là chủ thế trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng, tác động đến môi trường sinh thái nhằm đạt được những hiệu quả nhất định. Các hệ địa sinh thái rất khác nhau trong 1 miền và giữa các miền, từ đó tạo ra các công trình khác biệt trong phát triển công nghiệp ở từng lãnh thổ của địa phương. 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi hệ tự nhiên, dân cư, kinh tế ở lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển mà trong đó sự hoạt động của con người qua từng phương thức sản xuất đóng vai trò quan trọng. Các biến động đều diễn ra trong những điều kiện địa lí nhất định với những xu hướng nhất định từ quá khứ đến hiện tại để đi đến tương lai. Bởi vậy, hoạt động của lãnh thổ hiện tại có sự đóng góp không nhỏ của quá khứ và tương lai lại có một bộ phận quá khứ nằm trong mỗi địa hệ. Do đó, nghiên cứu quan điểm này trong việc tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đảm bảo sự phát triển lãnh thổ bền vững trong tương lai và đạt hiệu quả cao nhất. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc chung ta có thế áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể từ phương pháp truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên, phải căn cứ vào nguồn tài liệu thực tế để đưa ra phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Khi nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp có nghiên cứu về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội, do địa lí tự nhiên và địa lí 5 kinh tế xã hội có những nội dung nghiên cứu khác nhau và có những đặc thù riêng nên phải có những phương pháp nghiên cứu cụ thể. 5.2.1. Phương pháp thực địa Trong nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phương pháp thực địa với việc quan sát, đo đạc, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội trong địa hệ nghiên cứu được coi là phương pháp chính, đưa lại hiệu quả cao nhất. Đây là phương pháp quan trọng trong tiếp cận vấn đề giúp chúng ta có cái nhìn trực tiếp và toàn diện, đúng đắn hơn về nguồn lực và thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó, có thể thấy được sự phát triển của các ngành công nghiệp trong tỉnh, những thuận lợi, khó khăn trong phát triển công nghiệp và có thể đưa ra biện pháp thiết thực định hướng cho việc phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 5.2.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp nguồn tài liệu Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập nguồn tài liệu, quan sát, thực địa, tiến hành thực nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích, tổng hợp, kết hợp nội suy với ngoại suy. Khi tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc việc thu thập tài liệu là một khâu hết sức quan trọng. Nguồn tài liệu thu thập được có thể là nguồn tài liệu thành văn hoặc tài liệu bản đồ. Tuy nhiên, trong thực tế nguồn tài liệu không đầy đủ và thiếu đồng bộ, độ chính xác không cao nên phải xử lí nguồn tài liệu thô thành tài liệu tinh để từ đó rút ra những nhận xét chính xác về tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh. Trong việc xử lí tài liệu cần đảm bảo những nguyên tắc sau: thống nhất nguồn tài liệu, đưa tài liệu về cùng một mốc thời gian và đối với bản đồ thì phải đưa về tỉ lệ thích hợp. Sau khi thu thập cần lập bảng số liệu theo yêu cầu nghiên cứu và chọn những số liệu cần thiếu theo yêu cầu của công việc. 5.2.3. Phương pháp thống kê toán học Trong nghiên cứu địa lí địa phương nói chung và thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, phần lớn sử dụng các phương pháp thuộc lí thuyết xác suất thống kê và thống kê toán học để phân tích xử lí số liệu. Sử 6 dụng các mô hình toán học để xác định cấu trúc quan hệ, động lực và xu hướng phát triển của các đối tượng trong hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội. Việc vận dụng phương pháp toán học trong nghiên cứu có tác dụng rất lớn và nó mô tả được rõ ràng nhiều hiện tượng vì ngôn ngữ toán học phổ cập hơn do tính logic nội tại và khả năng vận dụng rộng rãi của toán học. 5.2.4. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp truyền thống của khoa học địa lí. Trong nghiên cứu địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc, phương pháp bản đồ được sử dụng trong nhiều khâu. Phân tích đánh giá bản đồ để xác định sự phân bố những biến động của đó tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học: đề tài đã tổng hợp những vấn đề lí luận về nguồn lực phát triển công nghiệp. Về thực tiễn: nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá về nguồn lực của địa phương phục vụ cho phát triển công nghiệp và những giải pháp cho ngành công nghiệp của tỉnh. Đề tài là nguồn tư liệu quý cho những ai muốn tìm hiểu về thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, những giáo viên giảng dạy địa lí địa phương và những bạn sinh viên chuyên ngành địa lí. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận, thực tiễn phát triển và nguồn lực phát triển công nghiệp. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. Cở sở lí luận 1.1.1. Khái niệm công nghiệp Hiện nay có rất nhiều khái niệm về công nghiệp, trong đó các khái niệm được sử dụng phổ biến, rộng rãi và khoa học nhất là: Công nghiệp là “ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động xã hội. Tỉ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu sản phẩm xã hội được xem như chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội” Công nghiệp là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống. Công nghiệp là “ngành sản xuất có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân hiện nay. Nó có nhiệm vụ khai thác, chế biền những tài nguyên thiên nhiên và cả những nông sản, hải sản thành các sản phẩm tiêu dung, các công cụ, tư liệu sản xuất… để phục vụ cho đời sống xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống con người”. Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp là “tập hợp các hoạt động sản xuất với đặc điểm nhất định thống qua các công nghệ tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ theo sau nó”. Công nghiệp địa phương: theo quan niệm cơ cấu kinh tế, công nghiệp địa phương là “bộ phận trong cơ cấu kinh tế chung của nền kinh tế quốc gia, trực thuộc sự quản lí của chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố), theo sự phân công và phân cấp quản lí giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương”. 8 1.1.2. Vai trò công nghiệp - Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Là ngành vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Công nghiệp làm ra máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế mà không ngành nào thay thế được cũng như công cụ và đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho đời sống con người. Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn. Hơn nữa so với nông nghiệp, điều kiện phát triển của công nghiệp ít bị hạn chế bởi các yếu tố tự nhiên nên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung cho cả nền kinh tế. - Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Công nghiệp có tác động trực tiếp và là chìa khóa để thúc đẩy các ngành kinh tế như nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và thông thôn. Công nghiệp vừa tạo ra thị trường vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển. - Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương pháp quản lí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Khác với các ngành khác, công nghiệp là một ngành hết sức nhạy cảm với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Nó không chỉ sử dụng trang thiết bị hiện đại mà còn có phương pháp tổ chức, quản lí sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành thông qua việc sản xuất theo dây truyền và hàng loạt. Nhiều ngành kinh tế khác đã áp dụng phương pháp tổ chức, quản lí công nghiệp và đề đạt được những kết quả tốt đẹp. 9 Ngay chính bản thân người công nhân được rèn luyện trong sản xuất cũng có tác phong riêng – tác phong công nghiệp khác hẳn với tác phong nông nghiệp. - Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác tài nguyên ở khắp mọi nơi từ trên mặt đất, dưới lòng đất và cả dưới đáy biển. Nhờ làm tốt công tác thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên mà danh mục các điều kiện tự nhiên trở thành tài nguyên thiên nhiên phục vụ công nghiệp ngày càng trở nên phong phú. Công nghiệp với sự hiện diện của mình đã góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng. Công nghiệp làm thay đổi phân công lao động vì dưới tác động của nó không gian kinh tế bị biến đổi sâu sắc. Nơi có hoạt động dịch vụ phục vụ cho nó như: lương thực thực phẩm, nơi ăn chốn ở, đường giao thông, cơ sở chế biến. Công nghiệp cũng tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hóa chức năng của chúng, đồng thời là hạt nhân để phát triển kinh tế. Hoạt động công nghiệp làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Chính công nghiệp làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt nhịp với lối sống thành thị. - Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất nào sánh được, đồng thời góp phần mở rộng sản xuất, thị trường lao động và giải quyết việc làm. Cùng với tiến bộ về khoa học công nghệ danh mục các sản phẩm do công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều thêm. Công nghiệp cũng góp vai trò quan trọng vào việc mở rộng tái sản xuất. Sự phát triển của công nghiệp còn là điều kiện để thu hút đông đảo lao động trực tiếp và gián tiếp, tạo thêm nhiều việc làm mới cho các ngành có liên quan. 10 - Công nghiệp đóng vai trò vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Nhờ có năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ngành công nghiệp góp phần tích cực vào việc tăng nguồn ngân sách cho nhà nước, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân. Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia. Công nghiệp hóa là điều kiện tất yếu của lịch sử mà bất kì quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua. Đối với các nước đang phát triển chỉ có thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Phát triển công nghiệp là điều kiện tất yếu để thực hiện thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. 1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp 1.2.1. Vị trí địa lí Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân bố các ngành công nghiệp và việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nhìn chung, vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt tới việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với khu vực và hội nhập với thế giới. Vị trí địa lí thuận lợi hay không thuận lợi có tác động mạnh tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp, đến việc bố trí không gian các khu vực tập trung công nghiệp. Vị trí địa lí càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại, những khu vực vị trí địa lí kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. 11 - Khoáng sản: Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên hàng đầu đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. Khoáng được coi là “bánh mì” cho các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô cơ cấu tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. - Khí hậu và nguồn nước: Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp, mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đồng đều theo không gian và theo thời gian đã gây nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cấp và nhu cầu xử dụng nước để phát triển công nghiệp. Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp nó chi phối cả việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp còn làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Mỗi khi khí hậu khác nhau sẽ cho ra một loại cây trồng và vật nuôi khác nhau. Đó là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp chế biến lâm sản. - Các nhân tố tự nhiên khác có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp: đất đai, sinh vật… Về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với công nghiệp. Nhưng đất là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng và quy định đến sự có hay không của một số ngành công nghiệp. Về ảnh hưởng trực tiếp, đất là nơi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Quỹ đất dành cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất, công trình ít nhiều có ảnh hưởng tới quy mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản. 12 Tài nguyên sinh vật cũng có tác động đến sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa…), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ, công nghiệp dược phẩm và một số ngành khác. Sự phong phú của nguồn thủy sản với nhiều loại động thực vật có giá trị cao là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp và chế biến thủy sản. 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội - Dân cư và nguồn lao động: Dân cư và nguồn lào động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp. Dân cư và nguồn lao động được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu dùng. Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng phân bố và phát triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: dệt, may, da dày và công nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi có hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như: kĩ thuật điện tử - tin học, điện, cơ khí chính xác… Về quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nhu cầu tiêu dùng. Đó là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp, khi nhu cầu tiêu dùng và tập quán thay đổi sẽ làm thay đổi về quy mô và hướng chuyên môn hóa của các ngành và các xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp của không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành công nghiệp. - Tiến bộ khoa học công nghệ: Những tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc dộ phát triển của một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong toàn bộ ngành công nghiệp, giúp cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lí, hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất. Bên cạnh đó, còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiến bộ và mở ra triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai. 13 - Thị trường: Thị trường đóng vai trò như chiếc đòn bẩy trong sự phát triển, phân bố và sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Thị trường có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn các xí nghiệp công nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Sự phát triển công nghiệp của bất kì quốc gia nào cũng đều thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và thị trường quốc tế, giữa các sản phầm đòi hỏi các nhà sản xuất phải có chiến lược thị trường. Đó là cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, cùng với đổi mới công nghệ và đổi mới cơ cấu sản phẩm. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật, giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm. Khi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được cải thiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm được chi phí vận tải và chi phí sản xuất. Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã tạo tiền đề để cho sự hình thành các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật để các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp có điều kiện hoạt động tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. - Đường lối phát triển công nghiệp: Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua mỗi thời kì lịch sử có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất