Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tác phẩm trần tình biểu của lý mật...

Tài liệu Tìm hiểu tác phẩm trần tình biểu của lý mật

.PDF
70
666
145

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN DƯƠNG PHƯƠNG LY MSSV: 6062121 TÌM HIỂU TÁC PHẨM TRẦN TÌNH BIỂU CỦA LÝ MẬT Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ văn – Khóa 2006-2010 Cán bộ hướng dẫn: Ths. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, tháng 5 - 2010 -1- LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp nhờ sự tận tình hướng dẫn, sự giúp đỡ, động viên quý báu của gia đình, quý thầy, cô và các bạn cùng theo học tại Trường Đại học Cần Thơ đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Để hoàn thành được luận văn này tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến: - Gia đình, cha mẹ, anh chị đã ủng hộ tôi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt những năm tháng tôi theo học tại Trường. - Thầy Tạ Đức Tú đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức trong thời gian thực hiện đề tài này. - Quý thầy, cô đã dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời học tại Trường. - Cùng tập thể lớp Cử nhân Ngữ Văn 01 Khóa 32 đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ những khó khăn trong thời gian học ở Trường cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn và tri ân tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. -2- PHẦN MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích – yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương I. Tác giả và văn bản tác phẩm Chương II. Thể Biểu trong Văn học trung đại Việt Nam Chương III. Nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Trần tình biểu của Lý Mật PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -3- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chữ Hán chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền Văn học cổ của Việt Nam và đã góp phần làm cho diện mạo của nền Văn học Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn bởi những đặc điểm độc đáo về hình thức, thể loại cũng như về mặt ý nghĩa ngôn từ vốn có của nó. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học chữ Hán, vì thế từ rất xưa ở Việt Nam đã có nhiều tác phẩm được viết bằng chữ Hán khá công phu và hoàn thiện. Đó là những tuyệt tác mà các bậc tiền bối đã dày công tạo dựng cho những thế hệ sau có vốn tư liệu để học tập và nghiên cứu nhằm để hiểu sâu hơn nét đặc sắc của văn học nước nhà. Trải dài theo năm tháng thì Văn học chữ Hán vẫn giữ một vị trí đứng cho mình dù không còn thịnh vượng như ở thời kỳ trung đại. Mỗi tác phẩm như mỗi bông hoa tô điểm thêm cho khu vườn Văn học Việt Nam ngày càng trở nên đầy đặn, tươi thắm và quyến rũ hơn. Trong thời hiện đại này thì Văn học chữ Hán như một đề tài mới mẽ thôi thúc sự quan tâm của chúng ta - những người muốn khám phá và tìm về “cội nguồn” của văn học Mặt khác, trong chương trình văn học của bậc trung học phổ thông, có không ít những tác phẩm viết bằng chữ Hán được đưa vào giảng dạy như Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn hay là tập thơ Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh mang nhiều giá trị về mặt nội dung cũng như về nghệ thuật thẩm mỹ. Là đội ngũ tri thức trẻ với niềm say mê muốn tìm hiểu những giá trị mà tiền nhân để lại, tôi tiến hành nghiên cứu tác phẩm của Văn học chữ Hán để có dịp tiếp cận và hiểu một cách thấu đáo hơn các thể loại văn học cổ. Một mặt, nhằm tôn vinh vẻ đẹp và giá trị vốn có của nó. Mặt khác, giúp tôi có kiến thức vững chắc hơn trong quá trình giảng dạy sau này. Bên cạnh đó, trong chương trình đại học một lần nữa tôi có dịp tìm hiểu chữ Hán qua môn học Hán Nôm tôi cảm thấy mình yêu thích chữ Hán vì đây là một loại chữ có lượng nghĩa cô đọng, hàm súc, có sức âm vang kì lạ với nét chữ thanh tú. Mặt khác tôi muốn tìm hiểu, học tập để có thể tự đọc những văn bản chữ Hán mà không cần thông qua bản dịch. Sinh thời học giả Nguyễn Hiến Lê cũng từng nói rằng: “Khi muốn học về vấn đề nào thì cứ viết sách về vấn đề ấy” -4- Trần tình biểu từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đã hấp dẫn tôi. Tôi nhận thấy khi nghiên cứu đề tài Tìm hiểu tác phẩm Trần Tình biểu của Lý Mật, tôi có thể tích lũy thêm kiến thức về việc tiếp cận một tác phẩm và hiểu thêm được ý nghĩa cũng như vị trí của thể loại Biểu trong dòng văn học trung đại, mặc dù đây không phải là tác phẩm của người Việt Nam. Tìm hiểu tác phẩm Trần tình biểu của Lý Mật là một đề tài mới mà từ trước tới nay ít được nghiên cứu và tìm hiểu. Vì thế tôi muốn nghiên cứu đề tài này như để tự giải thích với chính mình về những điều thú vị của thể loại cũng như về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu tạo điều kiện cho tôi làm tốt công việc trong tương lai. Đây là một thể loại cổ, lời lẽ súc tích, ngắn gọn nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu rộng về nội dung và hình thức. Đó là một trong những thể loại có giá trị trong thời trung đại và là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo rất cần được nghiên cứu, tìm hiểu trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về chữ Hán mà tôi còn tìm hiểu sâu hơn ở thể thức, quy cách trình bày một văn bản sao cho hợp lý nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung mà người viết muốn trình bày. Chính vì những lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài Tìm hiểu tác phẩm Trần tình biểu của Lý Mật để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Biểu là một loại hình văn học cổ được sử dụng nhiều trong thời trung đại. Nó được xem như là một công cụ thiết yếu trong quá trình điều hành và quản lý đất nước. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà thể Biểu có những đặc điểm, vai trò riêng. Trong thi cử Biểu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra kiến thức của các bậc sĩ tử. Ngoài ra Biểu cũng góp phần vào việc thể hiện những vấn đề trong đời sống cũng như trong lĩnh vực chính trị ở thời trung đại. Nhưng từ khi chữ Quốc ngữ ra đời thay thế vị trí của chữ Hán và trở thành chữ viết chính thống thì thể Biểu không còn phù hợp. Vì thế, nó đã bị bào mòn và dần lãng quên theo thời gian. Không giống như các thể loại khác như thể phú hay thơ đường luật được phổ biến rộng rãi và được nhiều người ưa thích, thể Biểu hạn chế đối tượng sáng tác cũng như đối tượng tiếp nhận. Với quy tắc nghiêm ngặt trong việc hoàn chỉnh nội dung cũng như hình thức của một bài Biểu gây nhiều khó khăn cho người sáng tác, bởi đó là lối văn hành chính chuyên dụng chủ yếu -5- trong thời phong kiến. Chính vì lẽ đó mà thể loại Biểu không còn hợp thời và ít được chú ý tới và có phần bị mai một so với vị trí từng có của mình. Mãi đến sau này, khi các nhà nghiên cứu sưu tầm lại các tác phẩm chữ Hán cũng như tìm hiểu kỹ hơn về hình thức biểu đạt thì giá trị của các thể loại này mới được nhìn nhận lại một cách xác đáng hơn trong đó có thể Biểu. Và ngày nay thể Biểu chỉ được chú trọng hơn bởi những người chuyên nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Ngữ văn Hán Nôm, hoặc những ai có niềm say mê, hoài cổ đặc biệt thì mới cảm nhận được những nét thú vị cũng như những giá trị của loại hình văn học này. Trong quyển “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam”, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Biểu là loại văn thư của bề dưới gửi cho vua trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, cảm ơn. Ở Trung Quốc, Biểu xuất hiện từ đời Hán trở đi. Đời Hán có Biểu can gián, đề nghị, ví như Gián phạt Mân biểu của Hoài Nam Vương Lưu An hay Tiền, hậu xuất sư biểu của Gia Cát Khổng Minh. Từ đời Đường, Biểu chủ yếu là loại văn tạ ơn, gọi là Tạ biểu. Còn ở Việt Nam, Biểu là một môn thi ở trường ba có từ đời Trần. Ta có Biểu dâng sách, Biểu cầu phong và nổi bật hơn hết là Biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, hay Biểu dâng sách Việt Âm thi tập của Phan Phu Tiên. Bên cạnh đó còn có bài Biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi thể hiện tấm lòng trung thành của mình đối với vua. Cuối thể kỷ XIX có bài Trần tình biểu của Hoàng Diệu với lời lẽ thống thiết. Trương Vĩnh Ký trong “Văn hành lược thuật” của cho rằng: Biểu là lời các quan tùy theo sự việc mà thuật lại, nói ra, biểu thị rõ sự việc theo thứ tự mà làm thành văn. Biểu có các loại như: Biểu chúc mừng gọi là Hạ biểu, Biểu tạ ơn gọi là Tạ biểu, Biểu dâng sách gọi là Tiến thư biểu, Biểu trần tình gọi là Trần tình biểu, Biểu nói lời từ biệt gọi là Từ hành biểu, Biểu tiến cống gọi là Tiến cống biểu. Trong quyển “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm có nói về thể Biểu. Ông cho rằng: Biểu là bài văn của thần dâng lên vua để chúc mừng gọi là Hạ biểu, hoặc Biểu tạ ơn gọi là Tạ biểu, hoặc để bày tỏ điều gì. Qua việc khảo sát và nghiên cứu, tôi đã tìm được một bản dịch của Giáo sư Trần Đình Sử và bản dịch của thầy Tạ Đức Tú - Giảng viên của trường Đại học Cần thơ, khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Bộ môn Ngữ Văn. Nhưng nhìn chung cho đến nay thì thể Biểu nói chung và bài Trần tình biểu của Lý Mật nói riêng vẫn chưa là đề -6- tài hấp dẫn, gây chú ý cho những người nghiên cứu vì thế rất hiếm những bài viết hay những bài nghiên cứu chuyên sâu về thể loại này. 3. Mục đích – yêu cầu Với đề tài này, vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu tác phẩm Trần tình biểu. Do đó người viết cần phải biết khai thác tác phẩm từ nhiều phương diệnvà nhiều góc độ từ nội dung, nghệ thuật đến giá trị của tác phẩm. Về nội dung, cần nói lên được hoàn cảnh gia đình, tấm lòng hiếu thảo đối vời bà nội họ Lưu vì đó là nguyên nhân chủ yếu để Lý Mật viết bài biểu này. Bên cạnh đó cần làm rõ sự giằng co giữa tư tưởng trung - hiếu của Lý Mật khi viết bài biểu dâng lên vua không đi nhậm chức để ở nhà chăm sóc bà nội trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời bà. Về nghệ thuật, phải nêu lên được những cái hay của tác giả trong việc chọn lựa và thể hiện tài năng của mình về cách sử dụng từ ngữ, lập luận để thuyết phục nhà vua. Bên cạnh đó cần xác định giá trị của thể Biểu với nền văn học của dân tộc. Đồng thời qua việc nghiên cứu tác phẩm, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc lưu giữ nền văn học truyền thống của dân tộc mà theo thời gian có thể bị mọi người lãng quên. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Do đề tài này chỉ yêu cầu tìm hiểu một tác phẩm cụ thể của một tác giả cụ thể nên tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu nội dung, đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm Trần tình biểu của Lý Mật theo bản dịch của Tạ Đức Tú. 5. Phương pháp nghiên cứu. Có khá nhiều phương pháp nghiên cứu cho một đề tài luận văn. Việc lựa chọn phương pháp có vai trò quan trọng đối với sự thành công trong quá trình thực hiện đề tài. Ở đây chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp Ngữ văn học với các thao tác chủ yếu là phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát để làm rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật và giá trị của bài biểu. -7- PHẦN NỘI DUNG Chương I. TÁC GIẢ VÀ VĂN BẢN TÁC PHẨM 1.1. Tác giả 1.1.1. Thời đại của tác giả Lý Mật (李 密)sinh năm 224 mất năm 287, sống vào thời đại Tây Tấn ( 265 – 316 ), dưới đời vua Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế là một ông vua hoang dâm, xa xỉ. Ông ban hành nhiều chính sách phi lý như cấm việc dựng vợ gã chồng trong một nước, tất cả các cô gái đẹp phải vào cung làm cung phi, các quan lại ai giấu con gái thì khép vào tội bất kính. Đối với địa chủ, Tấn Vũ Đế thi hành nhiều chính sách ưu đãi, họ được chiếm nhiều ruộng đất và người lao động, được hưởng quyền miễn thuế. Do vậy, tầng lớp này càng giàu sang, xa xỉ và tàn bạo. Những người họ hàng thân thích của triều Tấn thì được phong Vương, chiếm giữ quyền cao chức trọng, được chia đất để lập thái ấp và có quân đôi riêng. Chính Sách phân phong của Tấn Vũ Đế đã làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc giữa chính quyền trung ương với các thế lực cát cứ và giữa các thế lực cát cứ với với nhau. Vì vậy, sau khi Tấn Vũ Đế chết, Tấn Huệ Đế ( 290 – 306 ) là một kẻ ngu đần lên thay. Năm 291 trong triều đã xảy ra cuộc đấu tranh bè phái rồi phát triển thành một cuộc nội chiến giữa các Vương kéo dài đến năm 306, sử sách gọi là “Loạn bát vương” của triều Tấn. Trong cuộc nội chiến này, các Vương đều tranh nhau khống chế chính quyền trung ương, có kẻ còn tự lập làm vua. Tấn Huệ Đế bị phế đi rồi lập lại, đến năm 306 thì bị giết. Vì chém giết lẫn nhau nên bảy trong tám Vương cũng bị chết còn nhân dân thì vô cùng khốn khổ, mấy chục vạn người bị thiệt mạng. Cuộc nội chiến triều Tây Tấn kéo dài 16 năm làm cho Tây Tấn suy yếu nhanh chóng, nhân tình hình đó, các tộc Hung Nô, Yết, Tiên Ti, Đê, Khương, mà đời Tấn gọi chung là Ngũ Hồ không ngừng nổi dậy chống Tây Tấn. Năm 304 một quý tộc Hung Nô là Lưu Uyên, tự xưng là Hán Vương lập nên nước Hán. Năm 308 Lưu Uyên xưng làm Hoàng Đế. Năm 311, nước Hán của Hung Nô tấn công và hạ được Lạc Dương, quân Hung Nô thẳng tay cướp phá, chém giết hơn -8- ba vạn người gồm vương công, quan lại và nhân dân cũng bị tàn sát. Tấn Hoài Đế ( 307 – 311 ) bị bắt và đến năm 313 bị giết chết. Tấn Mẫn Đế ( 313 – 316 ) lên ngôi ở Trường An. Năm 316, nước Hán tấn công Trường An, Mẫn Đế đầu hàng, triều Tây Tấn diệt vong. Đến đây, nước Hán của Hung Nô chiếm một địa bàn khá rộng lớn, gồm phần đất đai của các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Cam Túc ngày nay. Năm 319, nước Hán dời đô từ Bình Dương ( ở Sơn Tây ) đến Trường An và đổi quốc hiệu thành Triệu, lịch sử gọi là Tiền Triệu. 1.1.2. Tiểu sử tác giả Lý Mật (李 密)sinh năm 224 mất năm 287. Lý Mật sống vào thời Tây Tấn. Thời Tấn Vũ Đế ( 265 - 290 ), tự là Lĩnh Bá, Lý Mật sinh ra được sáu tháng thì cha mất, năm lên bốn tuổi mẹ ông là Hà Thị đi lấy chồng khác. Ông được bà nội họ Lưu đem về nuôi. Lý Mật nổi tiếng là hiếu thảo. Bà ốm đau ông hầu hạ thuốc men, cơm cháo không chút lơ là. Lúc trẻ làm chức Lang cho nước Thục. Nhà Thục mất, Tấn Vũ Đế trưng tập ông làm chức Lang trung, sau đó được cử làm chức Tẩy mã để dạy dỗ cho thái tử. Nhà vua đã nhiều lần xuống chiếu chỉ, các quan ở quận huyện thôi thúc, nhưng vì lòng hiếu thảo đối với bà nội ông dâng bài Biểu trần tình trình bày nguyện vọng mình được ở nhà nuôi bà và không đi nhậm chức. Khi bà nội mất, Lý Mật ra kinh đô Lạc Dương làm các chức thái tử Tẩy mã, Ôn lệnh, Thái thú Hán trung. Lúc trẻ Lý Mật được cử làm Hiếu Liêm. Đây là cách cử người hiền ra giúp nước của các vua đời Hán về trước. Đời Hán về trước chưa có lệ tổ chức thi cử, để chọn người ra làm quan, nên lệnh cho các quan địa phương xét ai là người hiếu thảo, liêm khiết thì đề cử cho nhà vua xét bổ làm quan, người ấy được gọi là Hiếu Liêm. 1.2. Nguồn gốc văn bản Trần tình biểu là một trong những tác phẩm được chép tay trong quyển Văn hành lược thuật của Trương Vĩnh ký. Sách Văn hành lược thuật của Trương Vĩnh Ký soạn vào năm Tân mão ( 1891), gồm 28 tờ mỗi tờ 2 mặt, tổng cộng là 56 trang. Mỗi trang viết 8 dòng đứng, mỗi dòng có 18 chữ. Từ tờ thứ 13 ( trang 26 ) thì mỗi dòng 19 chữ, những dòng viết nhan đề hay có chữ viết đài thì số chữ ít hơn, một số dòng có cước chú bằng chữ nhỏ thì số chữ nhiều hơn. Văn bản gốc được viết trên giấy dó xếp làm đôi, khổ 14cm x 23cm, đã -9- mềm, một số trang rất cũ nhưng còn đọc được. Chữ Hán được viết dòng đứng từ phải sang trái. Mép bìa trên đã bị mọt ăn nhiều nhưng chưa phạm vào chữ. Quyển Văn hành lược thuật hiện được Thư Viện nghiên cứu Hán nôm lưu trữ với kí hiệu thư viện là VHv.1388. Văn hành lược thuật được đóng chung với ba tác phẩm chữ Hán khác của Trương Vĩnh Ký và cùng mang kí hiệu trên, gồm quyển Lại trị tân biên, Khải mông trình dẫn và Sỹ viện gia thảo, từng cuốn đều có bìa riêng, trang bìa được trình bày bằng chữ Hán và chữ Pháp. Chữ Hán từ đầu đến cuối trang sách đều thống nhất của cùng một người viết, chữ viết chân phương, có viết thảo nhưng không đáng kể. Trong văn bản cũng có chữ viết tắt và chữ húy nhưng chúng được viết thống nhất về tự dạng trong văn bản. Chữ viết tắt đa phần được viết theo lối viết của các nhà Nho Việt Nam, những chữ viết theo lối giản thể của Trung Quốc cũng có nhưng không nhiều. Chữ húy trước có tránh, sau thì không tránh vì thế chữ húy được viết khá nhiều và tùy tiện. Điều đó cho thấy đây là văn bản được chép lại. Người chép có lúc chép đúng theo văn bản lúc trước đó (nên có tránh), hoặc chép theo cách quen thuộc của mình ( nên không tránh ). Không chỉ riêng tác phẩm này mà cả ba tác phẩm khác của Trương Vĩnh Ký được đóng chung cũng như vậy. 1.3. Ý nghĩa thể Biểu trong thời trung đại ở Việt Nam 1.3.1. Thể Biểu đối với khoa cử Khoa cử được xem là đường công danh của các bậc sĩ tử ngày xưa. Theo quan niệm thì những đấng nam nhi phải “có danh gì với núi sông” nghĩa là muốn giàu sang, muốn được mọi người tôn trọng thì điều đầu tiên là phải đỗ đạt. Ở triều đại phong kiến nước ta, từ khi có khoa cử mở ra thì căn cứ vào kết quả đó để chọn hiền tài giúp ích cho đất nước. Chính vì lẽ đó mà từ rất sớm những đứa trẻ lên sáu, lên bảy đã phải học các sách như: Sơ học vấn tân, Tam tự kinh, Ngũ kinh,… và khi lớn lên một chút chúng phải học làm thơ, làm câu đối,… Trong thời trung đại thì các thể loại được sử dụng chính thức cho các kỳ thi như thể Chiếu, Chế, Biểu, Phú, Văn sách, Ngũ kinh,…chính vì thế, đòi hỏi người thi phải có một kiến thức khá sâu rộng về các thể loại từ chữ nghĩa, kết cấu đến sự chặt chẽ của các quy tắc, niêm luật, những đặc trưng riêng của mỗi thể loại có như vậy thì mới có thể đỗ cao. - 10 - Để chuẩn bị cho kỳ thi Hương, các thí sinh phải dự một kỳ thi để kiểm tra trình độ được gọi là kỳ thi Tiến ích. Khi vượt qua được kỳ thi này thì mới được dự kỳ thi Hương. Trong mỗi kỳ thi thì các thí sinh phải làm bài thi với nhiều thể loại khác nhau. Kỳ 1: Bài thi gồm năm đề về Tứ thư và Ngũ kinh Kỳ 2: Bài thi gồm Chiếu, Chế, Biểu mỗi loại viết một bài theo lối cổ thể. Kỳ 3: Làm một bài thơ, một bài phú. Thơ làm theo thể đường luật, Phú làm theo lối cổ thể, quy định từ ba trăm chữ trở lên. Kỳ 4: Làm một bài văn gọi là Văn sách, đề tài được rút ra từ các kinh sử về ý thức giúp nước, cứu đời. Các thí sinh phải viết từ một nghìn chữ trở lên. Mỗi kỳ cách nhau từ bảy đến mười ngày, do đó kỳ thi Hương kéo dài từ một tháng đến một tháng rưỡi. Sau khi đỗ Cử nhân các vị tân khoa trở về quê hoặc được giới thiệu vào trường Quốc tử giám để một hoặc hai năm sau thì thi Hội. Tuy vậy cũng có người ra làm quan rồi chờ dịp thi Hội. Thời Gia Long, phép thi Hương có khác hơn các thời kỳ trước: Kỳ 1: Thi Kinh nghĩa năm đề, Truyện một đề, sĩ tử có thể làm một hay nhiều đề Kinh nghĩa cũng được. Kỳ 2: Thi Chiếu, Chế, Biểu mỗi loại một đề. Kỳ 3: Thi Thơ theo thể đường luật một đề, Phú tám vần một đề. Kỳ 4: Thi Sách vấn một đề. Tất cả được yết bản từng kỳ, trúng kỳ trước mới được tiếp tục thi kỳ sau. Thi Hội và thi Đình là các kỳ thi để đánh giá tài năng cao nhất, nhằm chọn nhân tài cho đất nước nên được gọi là Đại Tỉ hay Đại khoa. Đợt thi này gồm hai giai đoạn. Thi Hội cũng bốn kỳ như thi Hương, chỗ khác nhau là bài thi có yêu cầu cao hơn. Ví dụ như ở kỳ bốn bài Văn sách tối thiểu phải đạt một nghìn sáu trăm chữ. Thi Đình thì thi tại sân vua do vua trực tiếp hỏi bài nhằm xếp hạng những tiến sĩ đã đỗ đạt ở các kỳ thi Hội. Danh hiệu dành cho những người thi đỗ Đại khoa tùy thuộc vào từng triều đại. Các triều đại phong kiến đã có định lệ mở khoa thi vào các năm đã định, nếu gặp quốc sự thì kỳ thi phải hoãn lại vào năm khác. Thế nhưng khi triều đình có nhu cầu đột xuất để tuyển nhân tài thì thi giữa các kỳ thi đã định. Ngoài ra ở nước ta trong lịch sử khoa cử còn có các khoa thi cao hơn tiến sĩ gọi là Đông Các. - 11 - Thời Minh Mạng, từ khoa Giáp Ngọ (1834) bắt đầu định lại phép thi chỉ còn ba kỳ. Kỳ 1: Thi Chế nghĩa bằng lối văn bát cổ, sĩ tử làm một đề về Kinh, một bài về Truyện. Kỳ 2: Thi Thơ, Phú. Thơ thì thi Hương dùng thể Đường luật thất ngôn, thi Hội dùng thể Đường luật ngũ ngôn, Phú thì tám vần theo thể đời Minh Thanh. Kỳ 3: Thi Văn sách một bài Phúc khảo thi Hương thì ra một đề Biểu mừng gọi là Hạ biểu. Qua quá trình tìm hiểu việc thi cử của nước ta trong thời trung đại cho ta thấy rằng: tất cả các thể loại văn học đều được ứng dụng vào việc thi cử để đánh giá tài năng cao thấp của các thí sinh. Tùy theo từng đời vua mà việc tổ chức thi cử cũng như các thể loại được đưa vào bài thi và sắp xếp theo từng cách khác nhau nhưng hầu hết vẫn thể hiện được tầm quan trọng của thể loại văn học trung đại nói chung và vai trò của thể Biểu nói riêng. 1.3.2. Thể Biểu đối với đời sống - chính trị Thể Biểu không chỉ có công dụng trong việc thi cử mà trong đời sống - chính trị nó còn mang nhiều ý nghĩa. Biểu là loại hình văn chương gắn liền với chính sự quốc gia. Nó mang ý nghĩa lịch sử và giá trị sử liệu rất cao ví như những bài biểu của các quan dâng lên vua để bày tỏ một vấn đề nào đó hay là của người dân trình lên thần thánh. 1.4. Khảo lược lại một số câu - chữ trong văn bản Trong lịch sử dịch từ chữ Hán sang chữ Việt, ở nước ta có không ít những lời bàn, lời phát biểu và những công trình nghiên cứu về công việc dịch thuật. Từ lý luận cho đến những kinh nghiệm thực tiễn, những kỹ thuật để dịch một tác phẩm thật hay thật đúng. Tất nhiên, đối với bất cứ công trình nghiên cứu nào, người ta cũng cần những cơ sở lý luận của nó để soi sáng, dẫn đường cho người nghiên cứu đi đúng hướng. Đồng thời các cơ sở lý luận đó như những viên gạch đầu tiên nâng đỡ họ thực hiện những công trình nghiên cứu của mình. Có nhận định “sẽ là không đầy đủ nếu cho rằng muốn đạt tiêu chuẩn “tín, đạt, nhã” người dịch cần “tín” ở cấp độ câu và ngữ - 12 - cảnh đã trình bày ở trên là đủ. Đó chỉ mới xét ở phương diện từ vựng thuần túy. Muốn đạt “tín, đạt, nhã” người dịch còn phải sử dụng nhiều thủ pháp trong các lĩnh vực tu từ, phải tìm hiểu lí giải nhiều vấn đề xung quanh tác giả và tác phẩm”[4;83] Và mỗi bản dịch là một ý kiến riêng, một nhận thức mới ngày càng hay hơn và hoàn thiện hơn. Đó là lý do vì sao có sự tồn tại của rất nhiều bản dịch trong cùng một tác phẩm chữ Hán. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Trần tình biểu của Lý Mật qua bản dịch của tác giả Tạ Đức Tú, tôi xin mạn phép sửa lại một vài từ và câu để làm rõ hơn nội dung của văn bản, vì thế tôi mạnh dạn đề xuất một số câu chữ mà tôi cho là còn chưa phù hợp hay ý nghĩa còn chưa thật xác với văn bản. Tôi hy vọng rằng sự đóng góp này sẽ làm cho văn bản phần nào được hoàn thiện và xác đáng hơn. Trong câu: 臣 以 險 釁 夙 遭 閔 凶 - Thần dĩ hiểm hấn túc tao mẫn hung. Khi xem xét về nghĩa của từng từ ta thấy, từ “hiểm hấn” có nghĩa là gian truân, từ “túc” có nghĩa là sớm, từ “mẫn” có nghĩa là điều lo, điều dữ và trong văn bản câu này được dịch là “Bề tôi hiểm ải sớm gặp điều dữ”. Nhưng chúng tôi nhận thấy câu dịch này chưa xác lắm với ý nghĩa của từng từ trong văn bản. Vì thế chúng tôi đề xuất dịch câu này là “Thần do gian nan sớm gặp điều lo và điều dữ”. Trong câu 舅 奪 母 志 - Cửu đoạt mẫu chí được tác giả dịch là “Cậu bắt mẹ đi tái giá” cách dịch này cũng chưa thực sát với văn bản và chưa nêu lên rõ việc cậu ép mẹ đi lấy chồng. Tôi cũng xin dịch lại câu này là: “Cậu bắt mẹ đi lấy chồng không cho giữ chí thờ cha”. Trong câu 臣 之 進 退 寔 溦 狼 狽 – Thần chi tiến thoái thực vi lang bái được dịch là “Sự tiến lui của bề tôi phải dựa vào việc ấy” cách dịch này chưa làm rõ được ý nghĩa của sự khó khăn khi đứng trước sự chọn lựa giữa chữ hiếu đạo và chữ trung quân, giữa việc ở lại nuôi bà nội ốm đau và lên triều đình nhậm chức để cho tròn việc nước. Từ 狼 狽 “Lang - Bái”, 狼 “Lang” là con Lang, hai chân trước dài, hai chân sau ngắn, 狽 “Bái” (hay còn đọc là bối) hai chân trước ngắn, hai chân sau dài. Lang không Bái không đứng được, Bái không Lang không đi được, nếu lìa nhau thì tiến lui điều không được, chỉ sự nương tựa vào nhau. Ngoài ra còn có nghĩa là: nói đến sự khó khăn mà trong dân gian có thể gọi đây là tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Cho nên theo chúng tôi có thể dịch câu Thần chi tiến thoái thực vi lang bái thành câu “Sự tiến thoái của thần thực như lang bái”. Và câu này cũng cho chúng ta thấy được sự - 13 - phân vân của tác giả nếu không theo lệnh vua thì phạm vào phép nước còn để bà nội ở một mình đơn độc không ai chăm sóc thì thành kẻ bất nghĩa, vong ân. Câu 皇 天 后 土 實 所 共 鋻 - Hoàng thiên hậu thổ, thực sở cộng giám trong văn bản được dịch là “Hoàng thiên hậu thổ cũng cùng chứng giám”. Tôi cũng chưa đồng ý lắm với cách dịch này, người dịch còn chưa thoát khỏi văn bản nên trong cách dịch vẫn còn sử dụng từ Hán. Theo chúng tôi thì phải dịch câu này là “Trời cao đất rộng thực cũng đã xét soi”. Từ “minh” 明 trong câu 州 司 臨 明, 急 於 星 - Châu tư lâm minh cấp ư tinh hỏa được dịch là “Quan châu đến tận cửa gấp hơn cả mồi lữa cháy”. Ở đây đã có sự sai lầm trong cách viết ở nguyên văn chữ Hán, vì từ “minh” có nghĩa là “sáng” nhưng trong trường hợp này từ “minh” không phù hợp mà phải sử dụng từ “môn” 門 có nghĩa là “cửa”, để thấy được sự thoi thúc của các quan trong việc triệu Lý Mật đến cung vua để lĩnh chức, các quan phải đến tận cửa nhà để hồi thúc Lý Mật lên đường. Vì thế chúng tôi thấy cần nên sửa lại cho phù hợp với hoàn cảnh và đúng với ý nghĩa trong bài. Qua việc khảo sát lại văn bản và chữ nghĩa cho ta thấy một điều là để có một bản dịch hay đòi hỏi người dịch phải có trình độ cao, không những phải am hiểu sâu sắc cả hai thứ ngôn ngữ mà còn phải nắm bắt được đầy đủ mọi yếu tố về nội dung và hình thức của nguyên tác, kể cả những phần được gọi là “cái thần”, “cái hồn”, mà còn phải biết lựa chọn những phương thức tốt nhất, sáng tạo nhất trong văn bản. - 14 - Chương II. THỂ BIỂU TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 2.1. Diện mạo văn học trung đại dưới cách nhìn thể loại 2.1.1. Diện mạo văn học Việt Nam trong thời trung đại Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, không thể nói tới quy luật của thi pháp mà bỏ qua quy luật của ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thời trung đại được xem như là một hiện tượng nghệ thuật và ngôn ngữ trong thời kỳ nào thì mang những đặc trưng của thời kỳ đó. Nó là “hóa thạch” của đời sống tâm lý - xã hội một thời, là tấm gương phản chiếu gần xa về ý thức thẫm mỹ, luân lý, giá trị thời ấy…Và khi tìm hiểu về nền văn học thời kỳ trung đại thì ta thấy rằng đây là nền văn học song ngữ. Bên cạnh văn học dùng “ngôn ngữ quốc tế” là chữ Hán thì còn có văn học chữ Nôm. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử xã hội thời bấy giờ nên nền văn học chữ Nôm bị đánh giá thấp hơn văn học chữ Hán. Do đất nước ta bị Bắc thuộc trên một nghìn năm nên chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Hán, chữ Hán và cả văn hóa Hán. Vì thế, việc xây dựng đất nước trong thời kỳ phong kiến thì tiếng Hán chiếm một vị trí quan trọng. Tiếng Hán được dùng làm văn tự chính thức trong bộ máy nhà nước, là công cụ chính trị trong tổ chức chính quyền. Do đáp ứng nhu cầu của các hoạt động trong đời sống, thi cử, bang giao mà các thể loại văn học chữ Hán rất được phát triển ở Việt Nam. Thể loại văn học thời kỳ trung đại của người Trung Quốc đã khá hoàn bị cho nên sự tiếp thu hệ thống thể loại này ở Văn học Việt Nam đã diễn ra một cách khá toàn diện. Người Việt Nam hầu như đã “di thực” toàn bộ thể loại văn học của Trung Quốc vào Việt Nam với những quy mô và biến cách khác nhau. Hệ thống cách đọc Hán Việt đã tạo điều kiện cho người Việt tiếp thu thuận lợi các thể loại chữ Hán và luật lệ của chúng. Và các tác gia Việt Nam trong quá trình tiếp thu đã có sự chọn lọc, sáng tạo trong sáng tác của mình. Trong suốt quá trình phát triển văn học của thời kỳ trung đại, đường biên của những thể loại này có sự biến động nhất định. Thể loại này mờ đi thể loại khác lại xuất hiện, thể loại này đi vào trung tâm thì thể loại kia ở ngoài rìa. Sự thay đổi như thế tạo thành một dòng chảy uốn lượn với những biến đổi bất tận. Sở dĩ các thể loại văn học có sự lên xuống như thế và cách phân loại luôn ở tư thế nhập nhằng, khó phân định là - 15 - do thể loại văn học thời kỳ trung đại là một hiện tượng rất bề bộn. Vì thế, cách phân loại cũng rất bề bộn và gây nhiều tranh cãi. Căn cứ vào “Từ điển văn chương học cổ điển Trung Quốc” thì có 46 cách phân loại cho đến cuối đời Thanh. Còn ở Việt Nam, trong “Lịch sử ngữ văn học Việt Nam” thể loại được sưu tập đầu tiên là Thơ (thể kỷ XV), tiếp đến là Phú (cuối thế kỷ XV) rồi đến các văn tuyển của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Ích, còn chưa kể đến các tập thơ riêng của nhiều tác giả. Ở Việt Nam cũng có nhiều cách phân loại như của Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử”, của Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, hay “Việt Hán văn khảo” của Phan Kế Bính, “ Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại)” của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức. Nhưng các công trình nghiên cứu này thật sự vẫn chưa được đáp ứng thỏa mãn trong việc phân chia cho rạch ròi và phù hợp theo đặc trưng của từng thể loại. Nhìn bức tranh hệ thống của văn học thời trung đại, ta thấy rằng có sự mâu thuẫn. Điều đó là do tất cả các thể loại văn học thời trung đại không một thể loại nào mang tính chất thuần túy của văn học. Mỗi thể loại phục vụ cho một nhu cầu xã hội, không chỉ những lối văn chuyên dụng, công vụ như Chiếu, Cáo, Sắc, Dụ… mà đến cả những lối văn nghệ thuật như ngay trong Thơ, Phú cũng vậy: thơ dâng thích tỏ chí, thơ bang gia, thơ mừng bạn lên chức hoặc phú dâng lên vua…Mặc khác, không có thể loại nào là không thể đạt đến chất văn học, lý giải điều này là do khả năng tự biểu hiện và văn chương ngôn từ. Nó tùy thuộc vào tài năng, mức độ biểu hiện tình cảm của tác giả. Như tác phẩm “Bình ngô đại cáo” hay “Hịch tướng sĩ” là những áng thiên cổ hùng văn không phải ai cũng làm được. Tất cả những vấn đề trên cho ta thấy rằng dưới cách nhìn thể loại văn học trung đại trước hết là văn chương ngôn từ, là nghệ thuật của từ ngữ. Do đó việc phân loại văn học phải gắn liền với việc phân hóa về thể loại văn – hình thức, nội dung cố định để tổ chức văn bản. Và văn học thời kỳ này ta có thể phân chia thành hai bộ phận: Văn học chức năng và Văn học nghệ thuật. Thể loại văn học chức năng có thể chia thành hai nhóm: Nhóm phục vụ cho hành chính, thi cử, điều hành, công vụ như: Chế, Chiếu, Dụ, Hịch, Cáo, Sắc, Truyền, Trát, Biểu, Tấu, Nghị, Sớ, Khải….. - 16 - Nhóm phục vụ cho nghi lễ, các hoạt động thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung như: Ai điếu, Thần phả, Gia phả, Ngữ lục, Trướng, Câu đối, Bi, Minh, Châm, Tụng, Kệ…Các thể văn học chức năng luôn bị giới hạn bởi người sáng tác. Thể loại văn học nghệ thuật là những thể loại được làm ra mà không hạn chế đối tượng sáng tác, nó không chỉ phục vụ cho một cá nhân nào mà phục vụ cho toàn thể cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu trong thưởng thức cũng như nhu cầu sáng tác. Các thể loại tiêu biểu như: Phú, Thơ, Từ, Khúc, Truyện, Ký, Thư, Luận,… 2.1.2. Quá trình phát triển và tồn tại của thể loại văn trong văn học Trung đại Việt Nam Nhìn về tổng quan thì diện mạo của văn học thời kỳ này được nhìn nhận qua hai tiêu chí: thể loại thơ và thể loại văn. Thơ Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, đó là thời kỳ hình thành các thể loại thơ, các bài thơ đều ngắn và mang chức năng ngoài văn học. Đời Trần, theo “Toàn Việt thi lục” có trên 600 bài (đời Lý có 7 bài). Thơ “Thơ văn Lý, Trần” có hơn 200 bài tuyệt cú, hơn 300 bài thất luật, phần còn lại cho các bài thơ ngũ luật, thất luật,…cho ta thấy thơ thời kỳ này đi theo trào lưu của thơ Đường, Tống. Những gương mặt tiêu biểu như: Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Trương Hán Siêu, Chu An, Nguyễn Phi Khanh, Trần Nguyên Đáng, Phạm Sư Mạnh….Bước sang đời Lê thì thơ ca Việt Nam đạt đến sự thịnh vượng, chỉ riêng thế kỷ XV mà “Toàn việt thi lục” đã chép được trên 1000 bài. Thế kỷ XVIII có nhà Lê - Mạc và thế kỷ XIX có nhà Nguyễn đánh dấu sự phát triển rực rỡ của thơ ca Việt Nam với chữ Hán và chữ Nôm. Với sự đóng góp của Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… Trong giai đoạn hình thành, thể loại văn ở Việt Nam so với thơ thì được ý thức muộn hơn. Vào thời Lý khi thơ ca chữ Hán đang hình thành thì thể loại văn đã xuất hiện những áng văn bia nổi tiếng như “Bảo Ninh sùng phúc tự bi” của Lý Thừa Ân, “Ngưỡng Sơn linh xứng tự bi minh” và “Sung nghiêm Diên thánh tự bi minh” của Pháp Bảo, “Đại Việt quốc Dương gia đệ tứ đế Sung Thiện diên linh pháp bi” của Nguyễn Công Bật…. Thế nhưng, trong khi nhiều tuyển tập thơ chữ Hán mà sớm nhất là “Việt âm thi tập” (thế kỷ XV) thì phải đến ba thế kỷ sau, thế kỷ XVIII có bộ “Hoàng Việt văn hải” của Quế Đường Lê Quý Đôn (đã thất truyền) và liền đó là bộ - 17 - “Hoàng Việt văn tuyển” của Tồn Am Bùi Huy Bích ( gồm cả bài “Bình ngô đại cáo” và “Hịch tướng sĩ” - cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) là học trò của Lê Quý Đôn dựa vào tư liệu của thầy mà biên soạn thêm. Sang thế kỷ XIX thì có “Kim Giang văn tập”, “Đại nam văn uyển thống biên”, Phan Huy Ích có “Dụ âm văn tập” và phạm vi của thể loại văn còn rất hạn hẹp, thiếu sót nhiều thể loại như Ký, Luận hoặc nếu có thì cũng rất ít chất luận, nổi tiếng nhất là “Quân trung từ mệnh” của Nguyễn Trãi. Trong thời kỳ này các tập tuyển văn đều là các bài chữ Hán, các bài văn chữ Nôm thì chưa được tuyển vào. Chẳng hạn như “Văn tế Nguyễn Biểu” của Trần Tùng Quang, hoặc các bài văn tế của Nguyễn Du, Phan Huy Ích, Phạm Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh…Sự thiếu vắng tư liệu đặc biệt là của hai triều Lý ( 1010 – 1224 ), Trần ( 1225 – 1400 ) thì đều biến mất ( Đại Việt thông sử ). Tóm lại, các thể loại của Văn học trung đại Việt Nam có bề dày lịch sử nghìn năm, tuy bị mất mát nhiều song vẫn còn một sự phong phú rất đáng tự hào. Qua đó giúp cho ta thấy được diện mạo và bản sắc của thể loại văn này. Tuy có nhiều biến động nhưng nhìn chung đó là bước ngoặc đánh dấu sự trưởng thành của nền Văn học Việt Nam. 2.2. Một số thể loại tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam Tôn trọng sự tồn tại của thể loại tự nhiên bền vững trong thư tịch cổ, mối quan hệ biện chứng và các yếu tố cấu thành nên nội dung và hình thức thể loại ta có thể phân chia thành các nhóm thể loại tiêu biểu sau: Các thể Chiếu, cáo, Sách, Dụ, Hịch mà chủ thể phải là thiên tử hoặc chủ tướng, dù người viết là ai. Các thể Tấu, Nghị, Khải, Biểu, Trướng, Sắc…chủ thể là kẻ dưới trình bày với người trên. Các thể Thư, Luận, Thuyết biện bàn về tư tưởng, đạo lý, chân ngụy. Các thể Văn tế, Ai điếu hướng tới người đã mất. Các thể Bi, Minh, Chí viết để ghi nhớ lâu dài được khắc trên kim thạch. Các thể Tự, Bạt. Đây là một loại văn bản dùng để nói về giá trị của một bộ sách. Các thể loại Ký ghi đủ loại việc cốt để ghi nhớ từ Du ký, Tạp ký, đến Ký sự. - 18 - Chiếu, Chế, Cáo, Sách, Dụ, Hịch. Đây là nhóm các thể loại văn kiện hành chính quan phương mà người viết đều có cương vị rất rõ rệt. Dù bài văn là do ai viết ra thì lời và địa vị của chủ thể văn bản ấy cũng không thay đổi Các bài Chế (制 ) dùng để phong tặng chức tước, lời văn tán tụng, ban khen, khuôn sáo, không có gì đáng nói ngoài ý nghĩa văn hiến. Và trong nhóm thể loại này ta cần chú ý đến thể loại Cáo và Chiếu vì nó mang nhiều giá trị và còn là những tác phẩm lớn, những áng văn bất hủ để lại cho muôn đời sau. Chiếu (詔 ) còn gọi là “Chiếu thư”, “Chiếu chỉ”, “Chiếu bản”. Đó là văn cáo mà Thiên tử hạ đạt mệnh lệnh xuống cho thần thuộc. Các thể loại Chiếu rất phong phú và đa dạng như: Tức vị chiếu, Di chiếu, ai chiếu, phục chiếu, mật chiếu, thủ chiếu, khẩu chiếu. Vào thời trung đại ta có “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ tìm nơi gây dựng đế đô muôn đời. Lý Nhân Tông truyền “Di chiếu” (còn gọi là cố mệnh) tỏ lòng khiêm nhường, thương dân, bình thản nhìn cái chết một cách sáng suốt, cao thượng. Đây là một áng văn nghị luận khúc triết, nêu rõ lẽ sống chết và thái độ đạo đức của bậc thiên tử đối với trăm họ, trước khi chết chỉ lo cho nhân cách mình được trọn vẹn, cắt đặt người kế vị mình. Lê Thái Tổ hiểu dụ hào kiệt dốc lòng cứu nước, kêu gọi hiền tài. Mỗi bài Chiếu thể hiện một tư tưởng lớn lao có ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh đất nước. Với tư cách là những văn kiện chính trị, Chiếu trước hết là thể văn nghị luận, trong đó không phải chỉ có lý lẽ, mà còn thể hiện hình ảnh của một vị thiên tử có tầm nhìn xa rộng tâm hồn cao cả và có thể nói rằng những bài Chiếu của đời Lý hay đời Trần được xem như ngang hàng như văn đời Hán bởi sự thịnh đạt của nó. Cáo (誥 ) là loại văn nghị luận có từ thời cổ Trung Quốc thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh trình bày một chủ trương, một sự nghiệp tuyên ngôn, một sự kiện để mọi người cùng biết. Trong thể Cáo có loại Văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó. Có loại Văn Đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại có tính chất quốc gia. Cáo có thể viết bằng văn vần hay văn xuôi nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng như Hịch, Cáo là loại văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lý luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. Ở Trung Quốc vào đời nhà Chu, Thiên tử dùng Cáo để hiểu dụ dân chúng ban bố ra bốn phương. Đời Tần dùng Cáo để phế bỏ phép cũ. Thể loại Cáo theo từng giai đoạn thì có những tên gọi khác nhau, nhà Tần không gọi Cáo mà gọi Chế, Chiếu, đời - 19 - Đường cũng không gọi Cáo, và sang đời Tống thì Cáo, Chế, Chiếu không còn phân biệt. Nếu Chiếu là mệnh lệnh của thiên tử thì Cáo là lời tuyên bố của thiên tử với muôn dân. Trong lịch sử Việt Nam từng có Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết “Bình ngô đại cáo”. Hịch (檄 ) là bài văn của vua, của thủ lĩnh hay của người lãnh tụ kể tội kẻ thù, cắt nghĩa mọi lẽ phải dụng binh và là việc khẩn cấp để khuyến khích lòng người hăng hái và làm theo. Hịch cũng là một thể loại văn nghị luận, đòi hỏi có lý lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, đặc điểm của nó là thể loại văn kích động tình cảm và tinh thần người nghe. “Dụ chư tì tướng hịch văn” của Trần Quốc Tuấn, “Lộ bố phạt Tống” của Lý Thường Kiệt, bài Hịch của Lý Nhân Tông kể tội Vương An Thạch… những bài Hịch này vừa kích động tình cảm nghĩa khí, công phẫn, vừa kích động ý thức danh dự, vừa phân biệt lẽ thiệt hơn, lại vừa ra lệnh. Nó là sự kết hợp tài tình nghệ thuật phân tích logic, nghệ thuật kích động tâm lý, tạo thành áng văn bất hủ chan chứa tinh thần nghĩa khí yêu nước. Cả hai bài “Bình ngô đại cáo” và “Dụ chư tỳ tướng hịch văn đều là tiêu biểu cho trình độ nghệ thuật nghị luận cao siêu của văn từ chính trị, quân sự người Việt thời Trần - Lê. Sớ (疏 ) là thể loại văn trình bày sự việc với thiên tử, thuộc loại tấu thư, trình bày một sự việc có đầu có đuôi, thứ lớp. Trong một tờ Sớ người viết thường biên chép vấn đề muốn trình bày với vua thành từng điều khoản. Hoặc khi vua hỏi về những mặt tốt, xấu trong nền chính trị thì người được hỏi, viết Sớ tâu trình ý kiến của mình theo nội dung câu hỏi đặt ra. Sớ bắt đầu xuất hiện từ đời Hán với “Thượng tôn hiệu sớ” của Hàn Tín. Ngoài ra Sớ còn là loại văn giải thích văn nghĩa cho thông suốt. Ở nước ta có “Thất trảm sớ” của Chu Văn An dâng lên cho vua Trần Dụ Tông xin chém bảy tên quyền thần mà nhà sử học Lê Tung (thế kỷ XV) gọi là “Thất trảm chi sớ, nghĩa động quỷ thần” và đến nay thì bài Sớ này bị thất truyền, không còn dấu tích. Khải (啟 ) là một dạng thư gửi lên thiên tử. Có những bài Khải đề cập những vấn đề liên quan tới đời sống, chẳng hạn như bài “Thập điều khải” của Thái thường tự khanh Bùi Sở Tiêm dâng chúa Trịnh để đề xuất mười điều, trong đó có điều cải cách văn thể, phê phán cách học phù phiếm,… - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan