Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sả...

Tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang

.PDF
96
133
82

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên em gửi lời biết ơn đến ba mẹ là người luôn chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho em từng bước trưởng thành và có được như ngày hôm nay. Lời cảm ơn tiếp theo, em cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nha Trang đã truyền đạt những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu giúp ích cho em suốt quá trình học tập. Và đặc biệt hơn nữa, em xin gửi lòng biết ơn cô Phạm Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Tiếp theo em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các chú các bác đi lưới cản, các chủ nậu vựa trong cảng Hòn Rớ, những cô bán sỉ, lẻ ở các chợ đầu mối, công ty chế biến … đã tạo điều kiện cho em thu thập tốt số liệu trong quá trình thực tập. Và cũng xin gửi lời cám ơn đến bạn bè, anh em, họ hàng và mọi người đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe dồi dào, các bạn luôn thành công và các tác nhân trong chuỗi có được công việc làm ăn tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Nha trang, tháng 6 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Việt Hằng Nga ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ...........................................................................................................................ii DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................v DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƯƠNG I ......................................................................................................................4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................4 1.1. Chuỗi giá trị ..................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị (value chain) ........................................................ 4 1.1.2. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị .................................................... 9 1.2. Chuỗi cung ứng (supply chain) ......................................................................... 9 1.3. Mối quan hệ giữa chuỗi chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. .................................10 1.3.1 Sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. ......................................10 1.3.2. Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị........................................12 1.4. Mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) .........................................14 1.5. Lợi thế cạnh tranh............................................................................................16 1.5.1. Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter .............................16 1.5.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter .............................17 1.6 Một số quy chế, quy định kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc: ...........21 1.6.1 Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản ...........................................................................................................21 1.6.2 Quy định IUU ................................................................................................22 1.7 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị các mặt hàng ở Việt Nam.................................23 CHƯƠNG II ................................................................................................................... 27 THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHIUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA ............................................... 27 2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .....................................................................27 iii 2.1.1. Điều kiện phát triển sản xuất thủy sản...........................................................27 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................28 2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ cá ngừ Việt Nam .............................................29 2.2.1. Giới thiệu về cá Ngừ.....................................................................................29 2.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ cá Ngừ..........................................................31 2.2.3. Một số khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ ...........33 2.2.4. Dự báo sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cá Ngừ của Việt Nam ..................35 2.3. Phân tích nhân tố cấu trúc................................................................................36 2.3.1. Các tác nhân trong chuỗi cá ngừ Sọc Dưa .....................................................37 2.3.2 Tình hình cạnh tranh mặt hàng cá ngừ Sọc Dưa của các tác nhân trong chuỗi giá trị......................................................................................................................42 2.3.3. Quá trình hình thành giá................................................................................45 2.4. Phân tích các nhân tố thực hiện........................................................................48 2.4.1. Thông tin thị trường......................................................................................48 2.4.2. Hoạt động thương lượng, giao dịch mua bán giữa các tác nhân trong chuỗi. .....................................................................................................................50 2.4.3. Hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ của các tác nhân trong chuỗi ............52 Ngư dân..................................................................................................................52 2.4.4. Vấn đề rủi ro.................................................................................................53 2.4.5. Hoạt động quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm của các tác nhân trong chuỗi. ............................................................................................................54 2.5. Phân tích nhân tố kết quả .................................................................................56 2.5.1. Phân tích chi phí - lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ Sọc Dưa tại Nha Trang. .................................................................................................56 2.5.1.1 Ngư dân ......................................................................................................56 2.5.1.2. Chủ nậu vựa...............................................................................................57 2.5.1.3. Người bán sỉ ..............................................................................................58 2.5.1.4. Người bán lẻ ..............................................................................................58 2.5.1.5. Công ty chế biến ........................................................................................59 iv 2.5.2. Phân tích sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi .....................59 CHƯƠNG III ................................................................................................................. 66 GIẢI PHÁP PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN ................. 66 3.1 Giải pháp 1: xây dựng mối liên kết hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi với sự phối hợp và hỗ trợ của nhà nước.............................................................................66 3.1.1. Lý do đưa ra giải pháp ..................................................................................66 3.1.2. Phương thức thực hiện ..................................................................................67 3.1.3. Lợi ích của giải pháp.....................................................................................68 3.2. Giải pháp 2: Phát triển mô hình dịch vụ mua bán đảm bảo tính minh bạch về giá cả và chất lượng sản phẩm ................................................................................69 3.2.1. Lý do đưa ra giải pháp ..................................................................................69 3.2.2. Biện pháp thực hiện ......................................................................................69 3.2.3. Lợi ích của giải pháp.....................................................................................70 3.3. Giải pháp 3: Nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường thế giới nhằm đa dạng hóa sản phẩm cá ngừ sọc dưa ..............................................................................................71 3.3.1. Lý do đưa ra giải pháp ..................................................................................71 3.3.2. Biện pháp thực hiện ......................................................................................72 3.3.3. Lợi ích của giải pháp.....................................................................................72 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 77 PHỤ LỤC...............................................................................................................81 v DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Chất lượng CL EC European Commission Ủy ban châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agricultural Tổ chức lương thực thế giới Organisation Global GAP Global Good Agricultural. GMP HACCP Practices Good Manufactoring Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Quy phạm sản xuất tốt. Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Control Point. ISO International Organization for Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc IUU Standardization Illegal, Unregulated and tế động đánh bắt cá bất hợp Hoạt Unreported fishing pháp, không có báo cáo Nhập khẩu NK SCP Structure–Conduct–Performance VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội chế biến và xuất khẩu VINAFIS Exporters And Producers Thủy Sảnnghề Việt cá Nam Hiệp hội Việt Nam Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP WCPFC XK Western and Central Pacific Ủy ban Nghề cá Trung – Tây Fisheries Commission Thái Bình Dương Xuất khẩu vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Chuỗi giá trị áp dụng cho một doanh nghiệp ............................................ 6 Hình 1.2: Sơ đồ giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi giá trị ........................................ 8 Hình 1.3: Chuỗi cung ứng hợp nhất. .......................................................................11 Hình 1.4. Chuỗi giá trị mở rộng..............................................................................13 Hình 1.5. Chuỗi cung ứng tổng quát .......................................................................14 Hình 1.6. Mô hình 5 lực lượng ...............................................................................18 Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc thị trường cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang ..........................37 Hình 2.2: Ngư dân tại cảng Hòn Rớ........................................................................38 Hình 2.3: Hoạt động của chủ nậu tại cảng Hòn Rớ .................................................39 Hình 2.4. Giá cá thu mua của các nậu vựa và giá xuất khẩu cá cấp đông từ………46 Hình 2.5: Thể hiện Chi phí, lợi nhuận biên, giá trị tăng thêm theo tác nhân kênh 1.60 Hình 2.6: Thể hiện Chi phí, lợi nhuận biên, giá trị tăng thêm theo tác nhân kênh 2.62 Hình 2.7: Thể hiện Chi phí, lợi nhuận biên, giá trị tăng thêm theo tác nhân kênh 3.63 Hình 2.8: Thể hiện Chi phí, lợi nhuận biên, giá trị tăng thêm theo tác nhân kênh 4.64 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mô hình SCP cho một ngành. ............................................................15 Bảng 1.2: Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu.................................16 Bảng 2.1: Thị trường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam đầu năm 2012 ......................32 Bảng 2.2: Chi phí – lợi nhuận của ngư dân ........................................................56 Bảng 2.3: Chi phí – lợi nhuận của chủ nậu.........................................................57 Bảng 2.4: Chi phí – lợi nhuận của bán sỉ............................................................58 Bảng 2.5: Chi phí - lợi nhuận của người bán lẻ..................................................58 Bảng 2.6: Chi phí – lợi nhuận của công ty chế biến ...........................................59 Bảng 2.7: Chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị trong chuỗi giá trị kênh 1 .............60 Bảng 2.8: Chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị trong chuỗi giá trị kênh 2 .............61 Bảng 2.9: Chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị trong chuỗi giá trị kênh 3 .............63 Bảng 2.10: Chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị trong chuỗi giá trị kênh 4 ...........64 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn của khu vực và thế giới. Cá ngừ là một trong những mặt hàng được tiêu thụ phổ biến nhất. Có vị trí được đánh giá cao trên thị trường, nghề khai thác cá ngừ là một ngành triển vọng trong nền kinh tế ở Việt Nam và là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản VN. Tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái [13]. Bên cạnh đó thủy sản cũng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Trong đó nghề lưới rê là một trong những nghề chính của ngư dân, sản phẩm chính của nghề này là đánh bắt con cá ngừ sọc dưa (tên tiếng Anh: Skipjack tuna, tên khoa học: Katsuwonus pelamis). Việc đánh bắt loài cá này đã tạo ra một nguồn thu nhập lớn cho ngư dân và còn là nguồn thu đáng kể cho cho nhiều tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm này. Tuy nhiên các năm gần đây tình hình kinh tế bất ổn gây ra nhiều khó khăn cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, bên cạnh đó tình hình khai thác cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi sản lượng đánh bắt ngày càng suy giảm, thời tiết bắt đầu chuyển biến phức tạp hơn. Vì vậy tất yếu dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt mà hậu quả là có thể làm giảm lợi ích đáng kể của một số tác nhân trong chuỗi giá trị. Vì vậy, để phát triển ngành thủy sản một cách bền vững và có hiệu quả chúng ta cần phải tối đa hóa giá trị và lợi ích của các tác nhân, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành. Để đánh giá được những thay đổi trong chuỗi giá trị cũng như là sự thay đổi thu nhập của các tác nhân trong chuỗi và đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc phát triển ngành này ở Khánh Hòa việc nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ Sọc Dưa thành phố Nha Trang”. Là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ Sọc Dưa thành phố Nha Trang. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách và giải pháp thực hiện. Mục tiêu cụ thể Phân tích cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng thủy sản cá ngừ Sọc Dưa và vai trò của các tác nhân trong chuỗi giá trị. Đánh giá sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Đề xuất các khuyến nghị về mặt chính sách nhằm bảo vệ lợi ích chung cho các tác nhân tham gia trong chuỗi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Điều tra, khảo sát phân tích, đánh giá các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang gồm: ngư dân đánh bắt, nậu vựa, công ty chế biến, người bán sỉ và người bán lẻ. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu sự phân phối thu nhập của các tác nhân trong chuỗi giá trị. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Nha Trang với đầy đủ các tác nhân trong chuỗi. Phạm vi về thời gian: thời gian đánh giá thực trạng từ ngày 24/2/2012 đến ngày 30/6/2012 và đưa ra giải pháp cho những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với hình thức phỏng vấn trực tiếp trong năm 2012: 40 mẫu phỏng vấn hộ ngư dân, 2 chủ nậu lớn tại cảng hòn rớ là Tám Đuộng và Hoàng Long Nhị, 2người bán lẻ, 2 bán sỉ và 2 công ty chế biến Công ty Tín Thịnh, công ty TNHH 1 thành viên Hoàng Long 3 Nhị. Phương pháp luận - Tiếp cận phân tích theo chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu cho trường hợp chuỗi giá trị cá Ngừ sọc dưa tại thành phố Nha Trang. - Áp dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích áp lực cạnh tranh của mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần tổng quan về đề tài, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ Sọc Dưa. Chương 3: Giải pháp phân phối lại thu nhập giữa các tác nhân 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Chuỗi giá trị 1.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị (value chain) Ngày nay, chuỗi giá trị đang là một vấn đề được nhiều ngành, nhiều đối tượng chủ thể trong nền kinh tế quan tâm. Vì vậy, chúng ta có rất nhiều khái niệm cho một chuỗi giá trị của một doanh nghiệp, của một ngành và chuỗi giá trị hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên, tác giả xin đề cập một số khái niệm chung cho chuỗi giá trị như sau: Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng [10]. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa rộng hoặc hẹp Theo nghĩ hẹp: Một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả những hoạt động này tại thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Theo nghĩa rộng: Là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v..[10] 5 Chuỗi giá trị là khung mẫu cơ sở để tư duy một cách chiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp; đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc khác biệt hoá. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. Theo đó khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động bổ trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính [14]. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi giá trị mà Michael E. Porter nghiên cứu là chuỗi giá trị của một doanh nghiệp nhưng nó là khái niệm cơ bản để hiểu được chuỗi giá trị của ngành hàng. Mô hình chuỗi giá trị của Porter chia hai mảng hoạt động chính: hoạt động bổ trợ và hoạt động chính. Các hoạt động chính [12] - Hậu cần đến (inbound logistics): những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp. - Sản xuất: các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. - Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình – kế hoạch. - Marketing và bán hàng: những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, 6 khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá. - Dịch vụ khách hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm. Hình 1.1: Chuỗi giá trị áp dụng cho một doanh nghiệp Các hoạt động bổ trợ [12] - Thu mua: thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản, chẳng hạn như: máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các hoạt động chính cũng như các hoạt động bổ trợ. Đây chính là lý do khiến Michael E. Porter phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là hoạt động chính. - Phát triển công nghệ: “công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của Michael E. Porter thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các hoạt động giá trị sử dụng một công nghệ 7 kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến lĩnh vực khoa học khác nhau. - Quản trị nguồn nhân lực: đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. - Cơ sở hạ tầng công ty: công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hỗ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Chuỗi giá trị của ngành: Chuỗi giá trị cho một ngành công nghiệp là một đại diện vật chất của các quá trình khác nhau có liên quan đến sản xuất hàng hóa (dịch vụ), bắt đầu từ nguyên liệu ban đầu và kết thúc với giao nhận các sản phẩm hoàn chỉnh (còn được gọi là chuỗi cung cấp). Chuỗi giá trị cho một ngành công nghiệp gồm các hoạt động chuẩn bị cho quá trình sản xuất, các hoạt động sản xuất (bao gồm cung ứng các máy móc thiết bị, hệ thống máy tính, nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm,…) và các hoạt động thương mại.[16] Chuỗi giá trị được hiểu là một loạt các chuyển đổi từ nguyên vật liệu (giai đoạn đầu) đến khi giao sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh đến người tiêu dùng cuối cùng (giai đoạn cuối). Trong chuỗi giá trị toàn cầu có sự tham gia của nhiều công ty và nhiều quốc gia với những chức năng khác nhau; một số cung cấp nguyên vật liệu, một số sản xuất sản phẩm cuối cùng, và một số chuyển giao sản phẩm này đến người tiêu dùng cuối cùng [17]. Xuất phát từ các định nghĩa trên, chuỗi giá trị thủy sản được hiểu là sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi, bao gồm nhà cung ứng đầu vào (ngư dân/hộ nuôi trồng thủy sản và người cung ứng dịch vụ như con giống, thức ăn, thuốc, tín dụng, kỹ thuật,…), nhà mua bán trung gian, nhà chế biến, nhà nhập khẩu, nhà buôn bán, nhà bán lẻ và người tiêu dùng thông qua dòng sản phẩm trước và dòng thông tin phản hồi sau [1]. 8 Lập sơ đồ giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi giá trị [10] Một trong những yếu tố cơ bản của việc lập sơ đồ cơ bản chuỗi giá trị là xác định trên sơ đồ các giá trị về tiền trong suốt chuỗi giá trị. Điều này thể hiện trong câu hỏi chính: Giá trị thay đổi thế nào trong suốt chuỗi giá trị? Giá trị là thứ có thể xác định bằng nhiều cách. Cách mô tả dòng tiền đơn giản nhất là nhìn vào các giá trị được tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị. Trừ khoảng chênh lệch đi thì sẽ biết được khái quát về khoảng thu được ở mỗi giai đoạn khác nhau. Các thông số kinh tế khác là doanh thu, cơ cấu chi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Hình 1.2: Sơ đồ giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi giá trị Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị [10] Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Bắt đầu tổng kết lại những tác nhân tham gia. Bước tiếp theo là phân tích xem những tác nhân tham gia có những loại quan hệ nào. Quan hệ thị trường taị chỗ (quan hệ thời điểm): Có những mối quan hệ được thiết lập “ngay tại chỗ”, có nghĩa là những người tham gia thực hiện một giao dịch (gồm thỏa thuận giá cả, khối lượng và các yêu cầu khác) chỉ trong thời hạn và phạm vi của giao dịch cụ thể đó. Đây thường là các dao dịch ở các chợ: người mua và người bán thỏa thuận với nhau, thỏa thuận được (hoặc không thỏa thuận được) với nhau và chấm dứt quan hệ. 9 Các mối quan hệ mạng lưới bền bỉ (quan hệ lâu dài): Khi những người tham gia muốn giao dịch với nhau nhiều lần lập đi lập lại, chúng ta có thể gọi đó là mối quan hệ mạng lưới bền bỉ. Loại quan hệ này có mức độ tin cậy cao hơn và phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ nhất định. Quan hệ này có thể được chính thức hóa thông qua hợp đồng, nhưng không nhất thiết. 1.1.2. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị Khi phân tích chuỗi giá trị cho ta biết tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được. Để hiểu được sự phân phối thu nhập này thì phân tích cuỗi giá trị là cách duy nhất có được thông tin đó. Phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các tác nhân được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào, năng xuất mà các tác nhân phải nâng cao hoạt động và do đó mà tự đặt mình vào con đường tăng trưởng bền vững. Phân tích chuỗi giá trị gia tăng của ngành: một ngành có thể được ví như một doanh nghiệp lớn, mỗi doanh nghiệp trong ngành có thể xem như một bộ phận của cái doanh nghiệp lớn đó, tham gia vào một số công đoạn để chế biến từ đầu vào thành đầu ra cung cấp cho thị trường. Ví dụ: trong ngành công nghệ thông tin, từ linh kiện điện tử sẽ phải trải qua các nhà sản xuất phần cứng, phần mềm, tích hợp hệ thống, quản trị mạng, quản trị website để cuối cùng cung cấp cho người dùng những nội dung được đăng tải. Một số ngành có thể có nhiều chuỗi giá trị gia tăng khác nhau, liên quan đến các sản phẩm khác nhau. Trong mỗi chuỗi giá trị gia tăng như vậy, phần đóng góp của mỗi công đoạn sẽ có giá trị khác nhau. Phân tích ngành giúp ta nhìn ra giá trị của mỗi công đoạn, nhận diện xu hướng biến đổi của từng công đoạn và điều cốt lõi nhất là những yếu tố làm ra giá trị cho mỗi công đoạn [18]. 1.2. Chuỗi cung ứng (supply chain) Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, Sau đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng đã được đưa ra: Theo Michael E. Porter (1990) “chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ 10 nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng” [9]. Bài giảng của GS. Souviron về quản trị chuỗi cung cấp: “Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác nhau sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng” [29]. Theo Ganeshan & Harrison “chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” [30]. Qua các khái niệm về chuỗi cung ứng của các nhà kinh tế ta thấy chuỗi cung ứng là bao gồm tất cả các hoạt động của các yếu tố liên quan đến việc sản xuất ra một sản phẩm và đưa sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. 1.3. Mối quan hệ giữa chuỗi chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. 1.3.1 Sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng sản phẩm được coi là chuỗi của các hoạt động từ khâu sản xuất, qua lưu thông (có thể qua chế biến) và đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động 11 sản phẩm luôn có sự thay đổi về giá cả và có thể có những thay đổi nhất định về giá trị vì luôn có các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. Chính vì vậy, các bên liên quan trong chuỗi cung ứng luôn có được các lợi ích nhất định và sự xung đột lợi ích giữa các bên liên quan là tính chất tất yếu của chuỗi cung ứng sản phẩm trong cơ chế kinh tế thị trường [19]. Khái niệm về chuỗi cung ứng xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX. Khi đó, chuỗi cung ứng là đơn lẻ, nhưng khi người ta kết hợp cả việc cung ứng vật tư, kĩ thuật, nguyên vật liệu,… với việc phân phối sản phẩm, chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống hoặc một cái máng dùng cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung ứng qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận người tiêu dùng. Một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay có thể mô tả theo hình 1.2 như sau: Hình 1.3: Chuỗi cung ứng hợp nhất Theo như sơ đồ trên, một chuỗi cung ứng hợp nhất nối liền từ người cung ứng đến người bán lẻ - người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như nhà phân phối, người sản xuất (nhà máy), người bán buôn, nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng hóa lưu thông), thông tin liên quan và cả về mặt tài chính [19]. Trong khi đó, chuỗi giá trị lại là hệ thống các hoạt động, giao dịch và mối 12 quan hệ mô tả quá trình một hàng hóa hoặc một dịch vụ được thu mua, sản xuất và phân phối. Và mục đích nghiên cứu chuỗi giá trị là nghiên cứu tất cả các hoạt động liên quan đến việc tạo ra giá trị tại mỗi công đoạn trong quá trình tạo ra giá trị hoàn chỉnh cho sản phẩm cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Có thể tóm gọn rằng sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là: Trong chuỗi giá trị, người ta quan tâm tới quá trình tạo ra giá trị của sản phẩm; còn chuỗi cung ứng, người ta quan tâm nhiều hơn đến quá trình lưu thông của sản phẩm. 1.3.2. Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi người ta nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị; khi họ nhìn nhận cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu (hay chuỗi cung ứng). Theo định nghĩa chuỗi cung ứng, với việc khái quát hóa khái niệm chuỗi cung ứng là đường link liên kết các dòng chảy sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng như thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyển hóa các đầu vào thành sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại trong chuỗi giá trị. Hay nói cách khác chuỗi cung ứng đại diện cho các hoạt động chính của chuỗi giá trị, là tập con của chuỗi giá trị [15]. Và ở cấp độ tổ chức (doanh nghiệp), chuỗi giá trị là rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Nhưng khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung ứng, theo định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài. Nên nhận định trên có vẻ là sai lầm, tuy nhiên để làm rõ hơn việc chuỗi cung ứng chính là một phần của chuỗi giá trị, chúng ta phải mở rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu được mô phỏng như Hình 1.4, tập trung chủ yếu vào các thành phần trong nội bộ ngành, bao gồm nhà cung 13 cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng và xuôi dòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm. Các cấp độ của nhà cung cấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanh nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công của doanh nghiệp mở rộng này chính là chức năng quản lý một cách hiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp độ đầu tiên ( nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình mà thôi) [12]. Hình 1.4. Chuỗi giá trị mở rộng Quản trị chuỗi cung ứng được xem như một đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm quản trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/ công ty trung gian nhằm đến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Chúng ta có thể xem chi tiết hơn ở hình 1.5 [12].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng