Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm “vợ chồng a phủ” của nhà văn tô hoà...

Tài liệu Tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm “vợ chồng a phủ” của nhà văn tô hoà

.PDF
70
637
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐÀO THỊ HỒNG HẠNH TÌM HIỂU SỰ MẠCH LẠC TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐÀO THỊ HỒNG HẠNH TÌM HIỂU SỰ MẠCH LẠC TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Thư viện nhà trường cùng các thầy cô Bộ môn tiếng Việt và tập thể lớp K51 – ĐHSP Ngữ Văn. Nhân dịp khóa luận này được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ đó và đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Đào Thị Hồng Hạnh BẢNG GHI CHÚ CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NXB: Nhà xuất bản SP1: Nhân vật giao tiếp SP2: Nhân vật giao tiếp \ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .............................................. 6 6. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................ 7 1.1. Văn bản ...................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm văn bản................................................................................... 7 1.1.2. Đặc trưng của văn bản ............................................................................ 9 1.1.2.1. Yếu tố chức năng ................................................................................... 9 1.1.2.2. Yếu tố nội dung ...................................................................................... 9 1.1.2.3. Mạch lạc và liên kết ............................................................................. 10 1.1.2.4. Yếu tố chỉ lượng................................................................................... 10 1.1.2.5. Yếu tố định biên (Tính trọn vẹn tương đối của văn bản) ...................... 11 1.2. Khái niệm mạch lạc ................................................................................. 11 1.2.1. Khái quát chung .................................................................................... 11 1.2.2. Khái niệm mạch lạc ............................................................................... 12 1.2.2.1. Khái niệm mạch lạc trong từ điển ........................................................ 12 1.2.2.2. Khái niệm mạch lạc của những nhà chuyên môn ................................. 13 1.2.3. Phân biệt mạch lạc với liên kết.............................................................. 14 1.3. Các biểu hiện của mạch lạc ..................................................................... 15 1.3.1. Mạch lạc trong quan hệ giữa các đề tài, chủ đề của câu ...................... 16 1.3.1.1. Duy trì đề tài - chủ đề .......................................................................... 16 1.3.1.2. Triển khai đề tài – chủ đề .................................................................... 17 1.3.1.3. Cách duy trì, triển khai đề tài – chủ đề ................................................ 18 1.3.2. Mạch lạc thể hiện ở tính hợp lý trong triển khai mệnh đề .................... 20 1.3.2.1. Bên trong câu ...................................................................................... 20 1.3.2.2. Giữa các câu ....................................................................................... 20 1.3.3. Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lý của các câu ............................ 21 1.3.4. Mạch lạc thể hiện ở khả năng dung hợp giữa các hành động nói ....... 22 1.3.5. Mạch lạc thể hiện trong quan hệ ngoại chiếu....................................... 24 1.3.6. Mạch lạc biểu hiện ở khía cạnh tâm lý học .......................................... 25 1.4. Mạch lạc trong lời thoại truyện ngắn ..................................................... 26 1.4.1. Một số khái niện cơ bản về lời thoại ..................................................... 26 1.4.2. Mạch lạc của lời thoại trong truyện ngắn ............................................. 27 1.4.2.1 Mạch lạc biểu hiện ở phương diện hình thức (dùng các phương tiện liên kết)……. ........................................................................................................... 27 1.4.2.2. Mạch lạc biểu ở phương diện nội dung ................................................ 29 1.5. Lí thuyết hội thoại ................................................................................... 30 1.5.1. Khái niệm hội thoại ............................................................................... 30 1.5.2. Các quy tắc hội thoại ............................................................................. 31 1.5.2.1. Nguyên tắc luôn phiên lượt lời. ............................................................ 31 1.5.2.2. Nguyên tắc liên kết hội thoại............................................................... 31 1.5.2.3. Các nguyên tắc hội thoại ..................................................................... 31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................. 35 CHƢƠNG 2. MẠCH LẠC TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI............................................................................................... 36 2.1. Kết quả khảo sát, thống kê...................................................................... 36 2.2. Mạch lạc biểu hiện ở phƣơng diện hình thức......................................... 37 2.2.1. Mạch lạc thể hiện ở phép nối ................................................................ 37 2.2.1.1. Khái niện ............................................................................................. 37 2.2.2. Mạch lạc thể hiện ở phép thế ................................................................ 40 2.2.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 40 2.2.2.2. Phép thế trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ....................................... 41 2.2.3. Phép tỉnh lược ....................................................................................... 43 2.2.3.1. Khái niệm ............................................................................................ 43 2.2.3.2. Phép tỉnh lược trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ .................................. 43 2.2.4. Mạch lạc biểu hiện ở phép so sánh ....................................................... 45 2.2.5. Mạch lạc biểu hiện ở phép liên kết từ vựng .......................................... 47 2.3. Mạch lạc biểu hiện ở phƣơng diện nội dung .......................................... 49 2.3.1. Mạch lạc thể hiện ở việc duy trì – triển khai đề tài, chủ đề .................. 49 2.3.1.1. Duy trì đề tài, chủ đề ........................................................................... 49 2.3.1.2. Triển khai đề tài, chủ đề ...................................................................... 51 2.3.2. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu..................................... 52 2.3.3. Mạch lạc biểu hiện ở khả năng dung hợp giữa các hành động nói ..... 56 2.3.3.1. Sự dung hợp giữa các hành động nói tường minh (hiển ngôn) ............. 57 2.3.3.2. Sự dung hợp giữa các hành động nói hàm ngôn .................................. 58 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................. 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mạch lạc nói chung trong ngôn ngữ thường ngày không có gì xa lạ, tuy nhiên mạch lạc với tư cách là một đối tượng nghiên cứu khoa học thì vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Vấn đề về mạch lạc đã tập trung thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như: Greimas, Halliday và Hasan, Grice…. Diệp Quang Ban, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Thị Thìn… Dù được đánh giá là một vấn đề khá mơ hồ và khó xác định trong diễn ngôn và văn bản nhưng đây là yếu tố quan trọng quyết định việc văn bản có phải là một văn bản hay không. Từ trước tới nay có nhiều ý kiến đưa ra kiến giải về mạch lạc trong diễn ngôn và trong văn bản nói chung, đặc biệt là trong truyện ngắn nói riêng. K.Wales ch rằng: “Mạch lạc là một trong những điều kiện ban đầu hay đặc tính ban đầu của văn bản: không có mạch lạc một văn bản không phải là văn bản đích thực” [1:135]. Có thể nói dù đó là diễn ngôn hay văn bản có dung lượng câu chữ với độ dài khác nhau thì đề cần có tình mạch lạc vì mạch lạc là biêu hiện của tính khoa học, sự thống nhất và lối diễn đạt logic của một văn bản. Các biểu hiện của mạch lạc trong văn học là rộng rãi nhất, cũng do vậy mà khó nắm bắt nhất. Gần đây, cùng sự phát triển của ngôn ngữ học, người ta đã bắt đầu cố gắng phân biệt liên kết với mạch lạc. Có thể nói mạch lạc là một yếu tố rất quan trọng trong một tác phẩm văn học nói chung và một văn bản truyện nói riêng. Mạch lạc là phương tiện thể hiện dụng ý của tác giả, nhờ mạch lạc mà câu văn trong sáng, diễn tả ý của tác giả một cách dễ dàng, chính xác, đảm bảo nội dung tác phẩm truyện. Mạch lạc còn là biện pháp nghệ thuật thể hiện dụng ý của tác giả buộc người đọc tư duy tìm ra. Vì vậy, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học ta phải đi từ giá trị nghệ thuật, từ tính mạch lạc của tổng thể tác phẩm rồi mới khái quát nội dung. Như vậy, mạch lạc là phương diện hữu ích để nhà văn thể hiện tác phẩm. Mạch lạc không chỉ có vai trò quan trọng trong toàn bộ tác phẩm truyện nói chung mà còn là yếu tố quan trọng trong lời thoại của truyện ngắn nói riêng. Trong tác phẩm mạch lạc không chỉ giúp rõ nghĩa các lời thoại mà còn đóng vai trò thể hiện các khía cạnh nội dung khác và có thể có phong cách viết của một tác giả. 1 Tô Hoài một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng, ông viết nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn. Truyện Tây Bắc là thành quả đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên của Tô Hoài trên quê hương văn học mới của ông. Không ít người cho đến tận hôm nay vẫn dành rất nhiều mến yêu cho thiên truyện dài nhất trong tập truyện, thiên truyện có những trang viết rất thơ mộng về người Thái Truyện Mường Giơn. Nhưng trong dư luận chung thì được coi là đẹp hơn cả, đọng lại lâu bền trong ký ức của mọi người nhiều hơn lại chưa phải Mường Giơn, mà là Vợ chồng A Phủ. Nghĩa là thành công lớn nhất của một tác phẩm viết về một miền đất xa xôi lại thuộc về cái phần nói đến nơi xa xôi nhất. Mặt khác, Tô Hoài là một nhà văn có nghề. Ông có quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn xuôi: “Nội dung là cả cuộc đời rộng lớn như một dòng chảy theo thời gian không hề lặp lại. Vì thế người viết cũng không thể lặp lại cách viết một cách đơn giản tùy tiện. Nội dung ý nghĩa một việc, miêu tả một nhân vật, một phong cách, một trường hợp của cuộc sống hiện thực nếu đúng là cuộc đời và cuộc đời thì không bao giờ lặp lại. Cũng vì thế từng câu từng chữ cũng sẽ không bao giờ lặp lại, không bao giờ theo một cách, một điệu giống nhau. Nó phải như nội dung, đượm những phong phú và nuôi vẻ biến hóa của cuộc sống” [9;130]. Vì vậy, nghiên cứu mạch lạc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, chúng tôi mong muốn sẽ giúp hiểu rõ hơn về các tầng nghĩa có mặt trong tác phẩm này. Cùng với đó, chúng tôi cũng mong muốn qua đây có thể giúp chúng ta hiểu thêm về phong cách sáng tác của Tô Hoài. Vợ chồng A Phủ là một thiên truyện thành công của Tô Hoài, qua các nội dung đó hi vọng khóa luận: Tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài sẽ góp phần nhận biết rõ hơn về mạch lạc nói chung và mạch lạc của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Một số kiến giải về mạch lạc trong văn bản truyện Mạch lạc nói chung và mạch lạc trong văn bản truyện nói riêng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm. Tuy nhiên, khi nhìn mạch lạc dưới phương diện là đối tượng nghiên cứu của khoa học thì đây vẫn là yếu tố đặt ra nhiều sự mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số kiến giải về mạch lạc trong văn bản truyện. 2 a. Theo Diệp Quang Ban: “Mạch lạc không chỉ đơn giản thuộc về logic, nó còn thuộc về ngữ nghĩa, và ngữ nghĩa hiểu rất rộng thuộc về mối quan hệ quy chiếu thuộc về các từ ngữ beeb trong văn bản với vật, việc, hiện tượng bên ngoài văn bản và thuộc về chức năng (tức hành động nói). Ngoài ra mạch lạc còn biểu hiện cả trong cách tổ chức văn bản, phương diện nghĩa của mạch lạc còn biêu hiện trong cái gọi là “ngữ pháp truyện” [3;135]. Tác giả cũng đã chỉ ra: “Mạch lạc trong văn học là cái rộng rãi nhất, vì vậy mà khó nắm bắt nhất” [3;175], nhưng cũng có thể thấy: Văn bản văn học mang tính mạch lạc một cách rõ ràng hơn là hội thoại hằng ngày, cũng có nghĩa là người cầm bút chú ý nhiều hơn đến cấu trúc bài viết của mình. b. Tác giả Nguyễn Thị Thìn trong bài viết về “Mạch lạc trong văn bản viết” đã đưa ra bốn phương diện về mạch lạc như sau: - Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản. - Trình tự triển khai tính chủ đề đảm bảo tính hợp lý. - Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung văn bản. - Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản. c. Trong một số luận văn thạc sĩ, khóa lận tốt nghiệp đại học, mạch lạc của văn bản cũng được trình bày bằng hình thức cụ thế hóa như sau: - Luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Ninh: “Mạch lạc trong một số truyện ngắn của Thạch Lam”. - Luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Mậu Tư: “Mạch lạc trong phóng sự “Cạm bẫy người”. - Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Dung: “Mạch lạc trong truyện ngắn Vũ Tọng Phụng”. - Khóa luận tốt nghiệp của Bùi Thị Phương Anh: “Tìm hiểu sự mạch lạc của lời thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”. - Khóa luận tốt nghiệp của Đặng Thị Diệu Thủy: “Mạch lạc của lời thoại trong truyện ngắn Tô Hoài”. Từ các đề tài nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy, tuy mạch lạc là một hiện tượng có thực nhưng khá trừu tượng và không dễ nắm bắt. Tuy nhiên, dễ nhận thấy là văn bản văn học mang tính mạch lạc một cách rõ rằng hơn là hội thoại 3 thường ngày, cũng có nghĩa là người cầm bút chú ý nhiều hơn đến cấu trúc bài viết của mình. Khái niệm mạch lạc đối với cấu trúc của văn bản là một trong những khái niệm quan trọng đối với người cầm bút. Các đề tài nghiên cứu trên đã phần nào cụ thể hóa hơn sự mạch lạc biểu hiện trong nội dung và trong lời thoại của các tác phẩm. Qua đó đưa ra một góc nhìn sâu sắc về tài năng của các nhà văn. Như vậy, vấn đề mạch lạc đã được quan tâm đến trên cả hai phương diện nghiên cứu như các tác giả Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Thìn đã trình bày và phương diện thực tiễn qua các luận văn, khóa luận tìm hiểu cụ thể ở tác phẩm văn học. Qua đó đã giúp cho lý thuyết về mạch lạc bớt đi sự mơ hồ vốn có. 2.2. Một số ý kiến đánh giá về truyện ngắn Tô Hoài có liên quan đến mạch lạc Tô Hoài là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại Việt Nan. Ông được đánh giá là người tiên phong trong việc sáng tạo truyện cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông, ngay từ buổi đầu xuất hiện đã được độc giả yêu thích và giới chuyên môn đánh giá cao. Tác phẩm của ông thành công bởi: “Bút pháp Tô Hoài linh hoạt. Anh có tài dẫn chuyện và chuyển cảnh, đọc tác phẩm của anh ta có cái thú của một người xem phim, thấy được truyện bất ngờ” [12;77]. Mặt khác: “Ngôn ngữ của Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [12;77]. Tác giả Phan Cư Đệ trong bài viết: “Tô Hoài- Nhà văn Việt Nam hiện đại” có nhận xét: “Trong tác phẩm của Tô Hoài, nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao, nghệ thuật hóa”…, “Tô Hoài không đặt câu, tổ chức kiến trúc câu theo kiểu sẵn có” [8;99]. Tô Hoài có sự hiểu biết từ nhiều năm về con người, phong tục, sinh hoạt, cảnh sắc thiên nhiên ở vùng cao biên giới, để ý đến kiểu nói của mỗi người, cách suy nghĩ diễn đạt của từng nhân vật. Chỉ có thông qua sự vận động của lời nói thì chúng ta mới hiểu được nhân vật. Ngôn ngữ trong văn xuôi theo Tô Hoài phải là thứ ngôn ngữ giàu tính chất tạo hình đập ngay vào giác quan người đọc. Tác giả Hà Minh Đức trong: Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài có nhận xét: “Ông là nhà văn sử dụng nhiều thể loại văn học và ở thể loại nào mạch văn của ông cũng vươn tói giá trị của nghệ thuật ngôn từ. Ông không chịu để câu văn 4 rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và có lối biểu hiện nghèo nàn. Có nhiều hiện tượng vốn khô khan khó miêu tả nhưng dưới ngòi bút của Tô Hoài cũng trở nên sinh động, cách diễn tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm” [9;140]. Tô Hoài đã say mê tìm tòi và sử dụng chữ nghĩa tiếng Việt một cách sinh động ông đặc biệt chú ý đến cái mới, cái đẹp của ngôn từ. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận không nhằm đưa ra những đánh giá, nhận xét, bình luận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ mà chỉ tập trung tìm hiểu sự mạch lạc trong truyện ngắn này. Từ đó, khóa luận tìm hiểu các tầng ý nghĩa trong tác phẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Mạch lạc trong văn bản là một vấn đề quan trọng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu. Trong một văn bản truyện sự mạch lạc được thể hiện ở diễn biến, cốt truyện, lời dẫn chuyện, lời thoại trong truyện. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi trình bày về mạch lạc của lời thoại trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích Khóa luận này chúng tôi muốn lý giải sự mạch lạc của lời thoại trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ một cách cụ thể. - Nhận thức đúng đắn, có hướng tìm hiểu mạch lạc của lời thoại trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. - Đánh giá một cách có căn cứ về giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. 4.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu vai trò, giá trị, ý nghĩa của mạch lạc trong truyện ngắn từ đó đặt vào diễn ngôn nói chung. Bên cạch đó, khóa luận còn làm rõ thêm nghệ thuật triển khai đề tài, chủ đề, cách thức tạo ra tầng nghĩa của một nhà truyện ngắn bậc thầy. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê Qua việc khảo sát các sự kiện, phân tích tìm ra các tầng nghĩa trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để có thể hệ thống một cách khoa học các dữ liệu khi tìm hiểu nội dung chính của khóa luận. 5.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm mục đích đi sâu tìm kiếm kĩ lưỡng các nội dung của vấn đề đưa ra và tổng hợp một cách khái quát, đầy đủ các nội dung đã tìm hiểu. 5.3. Phƣơng pháp miêu tả Trong quá trình tìm hiểu tầng nghĩa và sự mạch lạc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài sử dụng phương pháp miêu tả để tái hiện lại bối cảnh, nội dung của lời thoại đặt trong ngữ cảnh giao tiếp. Vì vậy, cách sử dụng phương pháp miêu tả là một phương pháp quan trọng trong quá trình tìm hiểu nội dung khóa luận. 5.4. Nguồn ngữ liệu Ngữ liệu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình phân tích là các diễn ngôn (lời thoại) của các nhân vật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm được in trong cuốn Truyện Tây Bắc của NXB Kim Đồng. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm hai chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Mạch lạc của lời thoại trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Văn bản 1.1.1. Khái niệm văn bản Giống như tất cả các thuật ngữ khác về ngôn ngữ, thuật ngữ văn bản cho đến nay cũng có khá nhiều định nghĩa khác nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu định nghĩa văn bản qua quan niệm của một số nhà nghiên cứu tiêu biểu sau: 1. “[…] văn bản được xét như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn”. (L.Hjelmslev,1953) [3;15] 2. “Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kỳ có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp”. (W.Koch,1966) [3;15] 3. “Văn bản là chuỗi nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ được làm thành bởi một dây chuyền của các phương tiện thế có hai trắc diện”. (trục dọc và trục ngang- D.Q.B)(R.Harweg,1968) [3;15] 4. “Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng . Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại như một mệnh đề hay một câu; mà nó cũng không được xác định bằng kích cỡ của nó […]. Một văn bản không không phải là một cái gì loại như một câu, chỉ có điều là lớn hơn; mà nó là một cái khác với một câu về mặt chủng loại. Tốt hơn ta nên xét văn bản như là một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa”. (Halliday,1976-1994) [3;16] 5. “Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và có thái độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo[...]. Về phương diện cú pháp văn bản là một hợp thể nhiều câu liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng- ngữ pháp”. (L.M.Loseva,1980) [3;16] 6. “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu- phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của một câu và những mối quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”. (Trần Ngọc Thêm,1985) [3;16] 7 7. “Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải thuyết được ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ cảnh”. (Cook,1989) [3;16] 8. “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ. Được nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp phích”. (D.Crystal.1992) [3;16] 9. “Chúng ta sẽ sử dụng văn bản như một thật ngữ chuyên môn, để nói đến việc ghi lại bằng ngôn từ của một hành động giao tiếp”. (G.Brown và G.Yule, 1983) [3;17] 10. Chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kỳ cái nào có ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp. (D.Nunan,1993) [3;17] Qua các cách hiểu như trên về văn bản ta có thể tìm được những cách hiểu khác nhau về định nghĩa “văn bản”. Tuy nhiên các cách hiểu của các tác giả đều phục vụ cho mục đích nghiên cứu riêng mà tác giả đó theo đuổi. Ở đây, người viết tìm hiểu định nghĩa này và sử dụng nó cho các kiến giải tiếp theo. Định nghĩa “văn bản” có thể hiểu như sau: “Văn bản: Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc đề tài- chủ đề v.v… của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v… Định nghĩa vừa nêu trên có thể được hiểu như sau: a. Tên gọi văn bản ở đây bao gồm cả văn bản viết và văn bản nói, tức là không phân biệt văn bản với tư cách là quãng ngôn ngữ viết một bên và diễn ngôn (hay ngôn bản) với tư cách là ngôn ngữ nói một bên. Khi cần có thể phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (hay còn gọi là văn bản nói). b. Về mặt lượng, văn bản có thể có độ dài bất kỳ, từ độ dài bằng một từ cho đến quyển sách dài hàng trăm trang. c. Văn bản là một đơn vị gồm nhiều phương diện như cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung, cấu trúc tin, đề tài, chủ đề và những phương diện về logic, văn hóa xã hội khác nữa. Văn bản được coi là một tổng thể hợp nhất. d. Về phương diện loại hình: Văn bản có thể thuộc về tất cả các hình thức cấu tạo khác nhau của lời nói được sử dụng trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ. 8 Như vậy, theo các đặc điểm trên thì tác phẩm truyện cũng là một văn bản, dù đó là truyện được lưu lại bằng chữ viết hay đó chỉ là các câu truyện được lưu truyền dân gian. Vì đó là các văn bản nên các tác phẩm truyện dù là truyện dài hay ngắn… thì đều phải có các đặc điểm của một văn bản như ở định nghĩa vừa nêu trên. 1.1.2. Đặc trưng của văn bản Tùy theo từng nhà nghiên cứu với mục đích cụ thể của mình, cái đặc trưng cốt lõi làm cho một quãng ngôn ngữ (có trường độ) trở thành một văn bản đã được nêu ra trong định nghĩa của họ. Sau đây là những đặc trưng cụ thể của văn bản xét ở phương diện xác định văn bản trong bản thân nó và trong mối quan hệ với những cái khác liên quan đến nó. 1.1.2.1. Yếu tố chức năng Văn bản có đích hay chủ định của chủ thể tạo ra văn bản, cụ thể là người tạo ra văn bản dùng lời nói (miệng hay viết) của mình để thực hiện một hành động nào đó nhằm tác động vào người nghe (như sai khiến, hỏi, trình bày, nhận định, phủ định, mời, chào, cảm ơn…). Chính chức năng này của văn bản gắn trực tiếp với chức năng cơ bản của ngôn ngữ: chức năng giao tiếp. Ví dụ 1: - Văn bản: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là văn bản có chức năng thông báo để khẳng định sự độc lập chủ quyền của đất nước Việt Nam và tuyên bố khai sinh ra đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho cả thế giới biết. - Văn bản: “Giấy mời họp lớp” là văn bản có chức năng mời họp lớp có thời gian địa điểm cụ thể. 1.1.2.2. Yếu tố nội dung Văn bản thường có một hoặc vài ba đề tài - chủ đề xác định - giúp phân biệt văn bản với chuỗi câu nối tiếp lạc đề hoặc xa hơn nữa, phân biệt với chuỗi câu không mạch lạc, tình cờ đứng cạnh nhau, tạo ra chuỗi bất thường về nghĩa hay phi văn bản. Ví dụ 2: 9 - Trong tác phẩm: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố với đề tài lớn đó là “sự khốn cùng của người nông dân trước cách mạng tháng Tám”. Đề tài này đã xuyên suốt tác phẩm và tạo ra khối liên kết nội dung làm thành văn bản. Việc tạo ra đề tài- chủ đề xác định cho văn bản còn được coi là tạo ra tính thống nhất đề tài- chủ đề của văn bản. 1.1.2.3. Mạch lạc và liên kết Mạch lạc và liên kết là hai yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài- chủ đề là mạch lạc, đây là yếu tố giúp phân biệt văn bản với phi văn bản ở mặt tổ chức nội dung. Mạch lạc có thể sử dụng các phương tiện liên kết làm cái diễn đạt cho mình; tuy nhiên mạch lạc có thể không dùng đến phương tiện liên kết mà trái lại có dùng phương tiện liên kết chưa chắc đã tạo ra được mạch lạc cho văn bản. Ví dụ 3: - Lan hôm nay chưa đi học, Lớp mình ai cũng bảo vậy. Liên kết bằng phép thế ở ví dụ 3 được thể hiện qua từ vậy, nó dùng để thay thế cho cụm từ Lan hôm nay chưa đi học. Ví dụ 4: SP1:- Chiều nay họp lớp. Tớ lại bị ốm rồi. SP2:- Để tớ xin phép cho. Đoạn thoại trong ví dụ này không sử dụng phương tiện liên kết nhưng vẫn đảm bảo được sự mạch lạc vì các thoại ngôn liên kết với nhau bằng hàm ngôn. SP1 nói bị ốm nhưng thực chất là nhờ bạn xin phép nghỉ họp lớp giúp mình. SP2 nhận lời giúp bạn. Giữa mạch lạc và liên kết thì mạch lạc là yếu tố quyết định tính văn bản hay chất cho văn bản, làm cho văn bản trở thành văn bản thực sự. 1.1.2.4. Yếu tố chỉ lượng Văn bản được thể hiện bằng sự nối tiếp tuyến tính của nhiều câu - phát ngôn - đây là cơ sở hiện thực cho mạch lạc và liên kết. 10 Nếu văn bản được làm thành từ hoặc một câu thì mạch lạc và liên kết trong văn bản không thật hiển nhiên nữa. 1.1.2.5. Yếu tố định biên (Tính trọn vẹn tương đối của văn bản) Văn bản có biên giới phía bên trái (đầu vào) và biên giới phái bên phải (đầu ra) và nhờ đó mà có tính kết thúc tương đối - yếu tố này giúp phân biệt những văn bản khác nhau khi nhiều văn bản được tập hợp lại như một tập bài nghiên cứu, một tờ báo, một số tạp số tạp chí, một tuyển tập văn học thơ,… Như vậy, văn bản có năm đặc trưng thực tiễn. Đó là: (1). Đích hay chủ định của người nói (yếu tố chức năng), (2). Đề tài - chủ đề xác định (yếu tố nội dung), (3). Mạch lạc và liên kết, (4). Gồm nhiều câu - phát ngôn nối tiếp (yếu tố số lượng), (5). Có biên giới bên trái và bên phải (yếu tố định biên). Như đã phân tích ở trên, chúng ta đã lần lượt đi tìm hiểu về khái niệm của văn bản và đặc trưng của văn bản. Từ những điều đã tìm hiểu, chúng ta thấy các tác phẩm truyện trong văn học cũng là một văn bản. Vì thế, nó cũng bảo đảm được đầy đủ các đặc trưng của văn bản đặc biệt là yếu tố mạch lạc và liên kết trong văn bản. Đây được coi là đặc trưng cơ bản tạo nên một văn bản đích thực. Từ đó có thể thấy tác phẩm Vợ chồng A Phủ cũng là một văn bản và tính mạch lạc là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên văn bản và góp phần vào sự thành công của tác phẩm khi tới tay người đọc. 1.2. Khái niệm mạch lạc 1.2.1. Khái quát chung Ngôn ngữ từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học. Theo Diệp Quang Ban, lời nói, hành vi nói tồn tại chủ yếu dưới hình thức là âm thanh, là loại sản phẩm rất phức tạp. Ở đó, ngôn ngữ xuất hiện với toàn bộ sự đa dạng, phong phú về kết cấu. Hành vi lời nói là sản phẩm của quá trình giao tiếp trong khoảng không gian hẹp, thời gian ngắn nhưng bối cảnh lại đa dạng. Tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh lại coi văn bản (text) và hành vi văn bản (text act) tồn tại chủ yếu dưới dạng văn tự. Hoạt động của hành vi văn bản luôn được “người phát tin” chuẩn bị trước và văn bản tham gia vào quá trình giao tiếp với tư cách một ngôn phẩm có tính chất hoàn chỉnh ở cả ba mặt: hình thưc, cấu trúc, nội dung (Trần Ngọc Thêm), văn bản cũng có thể ở dạng âm thanh. 11 Trên cơ sở đó, trong phạm vi của khóa luận này chúng tôi tạm thời coi văn bản là khái niệm tồn tại ở cả dạng văn tự và âm thanh (nói và viết). Một văn bản có được gọi là văn bản hay không còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng khác là mạch lạc. Vì văn bản không phải đơn thuần được tạo nên bởi “phép cộng đơn thuần” giữa các phát ngôn mà giữa chúng tạo thành một đơn vị để thực hiện chức năng đó. K.Wales (1994) có nhận định: “Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện hoặc đặc trưng hàng đầu của văn bản. Không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản đích thực” [1;135]. Ngôn ngữ tồn tại với tính chất hai mặt nội dung và hình thức. Cho nên, tính liên kết trong diễn ngôn cũng có hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức. Hai mặt này có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. - Liên kết nội dung: gồm liên kết đề tài, chủ đề, logic. - Liên kết hình thức: gồm các phương tiện ngông ngữ. Vì vậy, nhìn chung mạch lạc là một khái niệm khá mới mẻ, mơ hồ trong nhận thức người Việt. 1.2.2. Khái niệm mạch lạc 1.2.2.1. Khái niệm mạch lạc trong từ điển Mạch lạc là một hiện tượng có mức độ, không thể vạch đường phân giới rạch ròi giữa có mạch lạc và không có mạch lạc. Hơn nữa, bên cạnh tên gọi “ mạch lạc” còn có tên gọi “liên kết” và tên gọi thứ hai này lại được chứ ý đến một cách tập trung hơn trong thời gian trước đây. Ngay những người vốn chuyên làm việc với “chữ nghĩa” thường cũng không dễ gì phân biệt được mạch lạc với liên kết. Ai đó có quan tâm thì cũng chỉ cảm thấy là chúng không hoàn toàn đồng nhất với nhau mà thôi, chứ không khó bề thực hiện “coi mặt đặt tên” cho chúng một cách phân biệt. Sự thật đó được xác nhận qua nguồn gốc tên gọi “mạch lạc”. Trong tiếng Việt, từ “mạch lạc” là từ Hán Việt, và được định nghĩa như sau trong một số từ điển: - “Mạch lạc. Dây mạch chạy trong người. Nghĩa rộng: cái gì liên tiếp nhau không dứt: Bài văn mạch lạc không thông” [2;165]. 12 - “Mạch lạc. (sinh lý) Những mạch máu chạy thông liền với nhau trong thân thể- Hệ thống về học thuật” [2;165]. - “Mạch lạc. Sự liên tiếp rõ ràng giữa các bộ phận: Chuyện có mạch lạc” [1;165]. - “Mạch lạc I. Sự tiếp nối theo một trật tự hợp lý giữa các ý, các phần tử trong nội dung diễn đạt. Chuyện kể có mạch lạc” [2;165]. - “Mạch lạc II. Có mạch lạc. Trình bày mạch lạc ý kiến của mình. Văn viết mạch lạc” [2;165]. Qua những định nghĩa dẫn trên, có thể thấy rằng trong tiếng Việt từ “mạch lạc” trong ý nghĩa sự tiếp nối về ý nghĩa trong văn bản đã được chú ý từ lâu theo kiểu của phân tích văn học. Có lẽ đó là nhờ ảnh hưởng của ngành ngữ văn rất phát triển, và phát triển theo cách riêng của mình. 1.2.2.2. Khái niệm mạch lạc của những nhà chuyên môn Khái niệm mạch lạc được đề cập cụ thể trong từ điển đã chứng thực sự quan tâm của mọi người, song vẫn chưa thể cung cấp một cái nhìn đầy đủ, có hệ thống về khái niệm này. Sau đây chúng tôi xin dẫn ra quan điểm của một số nhà nghiên cứu về mạch lạc: - D.Nunan cho rằng: “Mạch lạc là cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có “mắc vào nhau”, chứ không phải là một tập hợp câu nói không có liên quan với nhau” [2;133]. - D.Togeby lại cho rằng: “Mạch lạc là cái đặc tính của sự tích hợp văn bản, tức là cái đặc tính bảo đảm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với nhau trong một tổng thể gắn kết” [3;135]. - K.Wales thì hiểu: “Mạch lạc là một trong những điều kiện ban đầu hay đặc tính ban đầu của một văn bản: không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản đích thực” [2;135]. - M.AK.Halliday và Hassan trình bày cách hiểu khá rõ về mạch lạc: “Mạch lạc coi như phần còn lại (sau khi trừ liên kết) thuộc về ngữ cảnh của tình huống với những dấu nghĩa tiềm ẩn. Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết, là một trong những điều kiện tạo thành chất văn bản” [12;9]. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan