Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng anabas testudineus bloch, ...

Tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng anabas testudineus bloch, 1792, tại trang trại ntts nước ngọt vạn thành

.PDF
46
103
85

Mô tả:

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nghề Nuôi trồng thủy sản (NTTS) phát triển rộng, diện tích mặt nước đưa vào NTTS ngày càng tăng, đối tượng nuôi ngày càng được đa dạng hóa và kỹ thuật nuôi không ngừng được cải tiến. Nó đã thúc đẩy kỹ thuật sản xuất giống phát triển tạo ra nhiều con giống hơn, đảm bảo nhu cầu cho ngành NTTS phát triển. Ở nước ta không chỉ có ưu thế về bờ biển dài 3260 km2 trải dọc theo đất nước tạo ra nhiều vũng, vịnh, đầm phá…mà còn có nhiều con sông lớn chủ yếu tập trung ở Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tạo ra nhiều thủy vực nước ngọt phong phú rất thuận lợi cho NTTS nước ngọt phát triển. Nghề nuôi cá nước ngọt bắt đầu phát triển mạnh nhất là vùng ĐBSCL, sau đó mở rộng dần sang vùng Miền Đông Nam Bộ. Hiện nay bên cạnh các loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá Tra, Basa, Lóc, Sặc rằn, Rô phi, Điêu Hồng…đang được phát huy tiềm năng vì chúng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, thì cá Rô Đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) được xem là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng. Cá Rô đồng là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các loại thủy vực như: ao, đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam…khả năng thích nghi của cá với môi trường sống là rất tốt, đặc biệt là cá có thể hô hấp bằng khí trời. Vì thế Rô đồng đã và đang được nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong các hệ thống nuôi. Tuy nhiên, do nguồn cá giống ngoài tự nhiên không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân; vì vậy việc duy trì và phát triển nghề nuôi cá Rô đồng thông qua hoạt động sinh sản nhân tạo, chủ động tạo nguồn cá giống góp phần 2 cải thiện tỷ lệ sống và năng suất nuôi, cũng như nâng cao thu nhập cho người dân là hoạt động nghiên cứu rất cần thiết. Được sự phân công của Bộ Môn Dinh Dưỡng – Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản – Đại Học Nha Trang, em thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Rô Đồng Anabas testudineus Bloch, 1792, tại trang trại NTTS nước ngọt Vạn Thành: Ấp 2 - Xã Bàu Đồn – Huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh”. Với mục đích: hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào quá trình kích thích sinh sản nhân tạo và ương cá Rô Đồng; đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, giúp người dân trong vùng nâng cao thu nhập. Trong thời gian thực tập, mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều với mong muốn là bám sát thực tế nhằm hoàn thiện đề tài được tốt hơn. Tuy nhiên do thời gian có hạn, những kiến thức và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế; do đó đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo và đóng góp tận tình của quý thầy cô để đề tài này hoàn chỉnh hơn. 3 Phần 1 TỔNG LUẬN 1.Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học quan trọng của cá Rô Đồng (Anabas testudineus Bloch, 1972) liên quan đến kỹ thuật sản xuất giống 1.1 Hệ thống phân loại: Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Phân bộ: Họ: Anabantoidei Anabantidae Giống: Loài: Anabas Anabas testudineus Bloch,1972 Hình 1.1: Loài cá Rô Đồng [8]. 1.2 Đặc điểm hình thái: Cá Rô Đồng có thân hình bầu dục, kéo dài, dẹp bên dần về phía sau. Đầu lớn, rộng, chiều dài đầu bằng chiều cao thân. Miệng cận trên, chẻ sâu, mõm ngắn, đầu mõm tròn. Mắt lớn, răng hàm xếp thành hàng ngắn, nhọn. Mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, nắp mang cứng, cạnh sau xương nắp mang có răng cưa giúp cá di chuyển trên cạn dễ dàng. Vẩy lược phủ toàn thân, gai vẩy cứng 4 và chắc. Đường bên hoàn toàn, bắt đầu từ mép trên của lỗ mang. Vây lưng và vây hậu môn dài có gai cứng, vây đuôi tròn không chẻ hai, gốc vây đuôi có đốm đen tròn, gốc vây bụng có vẩy nách hình mũi mác, khởi điểm vây lưng nằm sau phần cuối xương nắp mang. Cá Rô Đồng có cơ quan hô hấp phụ rất phát triển nằm trên cung mang thứ tư gọi là mê lộ; chính cơ quan này giúp cho cá Rô Đồng có thể sống một thời gian dài trên cạn (da cá phải ẩm); cá có thể lấy Oxy từ trong không khí khi trong nước thiếu Oxy và cá có thể sống trong môi trường nước tĩnh, nơi hàm lượng Oxy thấp. Theo Thiraphan (1962), cá con có các sọc sậm màu nằm vắt ngang thân và đuôi, tương tự cũng có các sọc chạy dài từ mắt đến nắp mang. Cá nhỏ luôn có một đốm rộng sậm màu nằm ở phần đuôi và một đốm nhỏ hơn nằm ở bên phần thân và xương nắp mang. Ở cá lớn, các vây có màu nâu (Yakupitiyage, et al, 1998) [3]. 1.3 Đặc điểm phân bố: Cá Rô Đồng sống ở nước ngọt, thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch…Trên thế giới, cá Rô phân bố trong khoảng vĩ độ 280 Bắc – 100 Nam, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Ấn Độ và Châu Đại Dương (Pravdin, 1963). Ở Việt Nam, cá Rô Đồng phân bố ở khắp nơi và khắp địa hình (Bộ Thủy Sản, 1996) [3]. 1.4 Đặc điểm về dinh dưỡng Cá Rô Đồng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, ống tiêu hóa ngắn. Khi phân tích thức ăn trong dạ dày cá người ta thấy: 19% giáp xác; 3,5% côn trùng; 6% nhuyễn thể; 9,5% cá; 47% thực vật vụn và 16% vật chất ít tiêu hóa [Nargis and Hossain (1987), Trần Thị Trang (2001)]. pH dạ dày của cá Rô Đồng khoảng 5,9÷6,58 [Pandrey et al (1992), Huỳnh Thanh Tuấn (2004)]. Khi cá mới nở chủ yếu dinh dưỡng bằng khối noãn hoàng, khi hết noãn hoàng (sau 60 giờ) cá sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ 5 (moina), một ít phù du thực vật và thức ăn nhân tạo. Khi chuyển tính ăn cá Rô đồng ăn tạp, cá có thể ăn các loại tôm, tép, cá con, côn trùng, và các loại hạt như lúa, gạo, hạt cỏ… kể cả phân động vật và mùn bã hữu cơ (Mai Đình Yên, 1983) [3]. Hình 1.2: Cá Rô Đồng ăn động vật phù du – mùn bã hữu cơ [8]. 1.5 Đặc điểm về sinh trưởng Tuy có tính ăn rộng nhưng cá Rô Đồng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm. Cá tự nhiên một năm tuổi đạt 50÷60 (g) đối với cá đực, 50÷80 (g) đối với cá cái; trong ao nuôi có bổ sung thức ăn sau 3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 30÷35 (g/con), sau 6 tháng nuôi cá đạt từ 60÷100 (g/con) (Phạm Văn Khánh, 1999) [3]. 1.6 Đặc điểm sinh sản Theo Nguyễn Khoa Diệu Thu (1975), xét về tổ chức học để đánh giá chính xác các giai đoạn phát triển của noãn bào phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau: màu sắc noãn bào, hệ số thành thục, độ trong đục và kích thước của trứng, tình trạng phân bố của mạch máu, đặc điểm thành phần các loại noãn bào, số lượng và thể tích các loại noãn bào trong noãn sào [3]. 6 Hình 1. 3: Buồng trứng cá Rô Đồng Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả thì tuổi thành thục của cá Rô Đồng được trình bày theo bảng sau: Bảng 1.1: Tuổi thành thục cá Rô Đồng. [3] Tuổi trưởng thành Kích cỡ (tháng) (cm) 1 10 13÷13,8 Nguyễn Ngọc Phúc, 2000 2 10 12÷13 Trần Thị Trang, 2001 3 12 12 Mai Đình Yên, 1983 4 5÷6 8÷10 Potongkam, 1971 STT Tác giả Cá Rô Đồng là loài cá đẻ nhiều lần trong năm, khi thành thục cá bố mẹ ngược dòng để tìm bãi đẻ, trứng cá Rô Đồng thuộc loại trứng trôi nổi, cá không có tập tính giử và ấp trứng. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả về mùa vụ sinh sản của cá Rô Đồng: Bảng 1.2: Mùa vụ sinh sản của cá Rô Đồng ngoài tự nhiên [3]. STT 1 2 3 4 Mùa vụ sinh sản (tháng âm lịch ) 5÷7 4÷6 4÷7 4÷5 Tác giả Phạm văn Khánh, 1999 Bộ Thủy Sản, 1996 Nguyễn Ngọc Phúc, 2000 Trần Thị Trang, 2001 7 Số lượng trứng đẻ ra là một nhân tố quan trọng trong sự tồn tại của loài. Nghiên cứu sức sinh sản của loài sẻ biết được khả năng sinh sản của loài cá, để từ đó có thể lập kế hoạch thích hợp, xác định được số cá bố mẹ cần thiết, ngoài ra cũng đánh giá được hiệu suất tự nhiên của mỗi loài cá (Pravdin, 1963) [3]. Sức sinh sản của cá thay đổi theo khối lượng, kích thước, tuổi của cá. Cá có kích thước lớn thì sức sinh sản lớn, sức sinh sản của cá cũng thay đổi theo vùng nước mà nó phân bố, theo tập tính sinh sản (cá không có tập tính bảo vệ trứng và con thì có khả năng sinh sản cao hơn) [1]. Bảng 1.3: Sức sinh sản tuyệt đối của cá Rô Đồng [3]. STT Trọng lượng cá cái Lượng trứng Tác giả (g/con) (ngàn trứng/con) 1 50 10÷20 Mai Đình Yên, 1983 2 90÷100 90÷130 Bộ Thủy sản, 1996 3 40 12÷16 Phạm Văn Khánh, 1999 4 21÷60 2,8÷15 Nguyễn Văn Kiễm, 1999 Khối lượng tuyến sinh dục (TSD) cũng là một trong những điều kiện cần thiết để giải thích mức độ chính muồi của sản phẩm sinh dục. Hệ số thành thục (HSTT) được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm của khối lượng TSD trên khối lượng thân cá. HSTT này không phản ánh đầy đủ trạng thái thực của sản phẩm sinh dục, song nó cũng là phần bổ sung quan trọng cho sự chín muồi của sản phẩm sinh dục. HSTT cần được xác định điều đặn hàng tháng ở các loài đẻ trứng nhiều đợt (Pravdin, 1963). Nhìn chung HSTT tăng dần theo độ chín muồi của sản phẩm sinh dục, và sẻ giảm rỏ rệt sau khi đẻ (Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1975). HSTT biến đổi theo mùa rất rỏ nét, cá Rô Đồng thường đạt giá trị cao vào khoảng thời gian cuối mùa khô đầu mùa mưa. Sau khi cá đẻ 8 HSTT giảm nhanh (Trương Quan Trí, 1987). Đối với cá Rô Đồng sự biến đổi HSTT chủ yếu là do điều kiện khí hậu, thủy văn thay đổi kéo theo sự thay đổi về điều kiện sinh thái, kích thích theo mùa vụ sinh sản cá [3]. 2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lên sự phát triển tuyến sinh dục của cá bố mẹ trong ao nuôi vỗ 2.1 Thức ăn: Thức ăn không những là nguồn vật chất cho sự sinh trưởng, năng lượng trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho noãn hoàng và tinh sào. Những cá đói (thiếu thức ăn) thì thành thục thấp hoặc không thành thục mặc dù mọi yếu tố khác của môi trường điều nằm trong khoảng thích hợp. Những cá đang trong thời kỳ tạo noãn bào nếu bị đói trong thời gian dài thì buồng trứng có thể bị thoái hóa hoặc tiêu biến. Ở cao điểm của sụ thành thục và sinh sản thì cường độ dinh dưỡng giảm rỏ rệt hoặc ngừng hẳn (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1, 1999) [3]. 2.2 Nhiệt độ: Cá là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường quyết định hoạt động chung và nhất là sự dinh dưỡng của cá. Ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì cá ngừng bắt mồi, dự trữ mỡ cạn kiệt thì TSD là nguồn chất dự trữ để duy trì sự sống cho cá. Trong trường hợp này TSD ngừng phát triển và tiêu biến, sự sinh sản bị ảnh hưởng xấu. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao cáng rút ngắn thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ. Đối với cá đã thành thục hoàn toàn thì sự thay đổi nhiệt độ môi trường trong thời gian ngắn có ý nghĩa như một yếu tố kích thích chuyển sang tình trạng sinh sản, hoạt hóa bộ máy nội tiết sinh sản (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1, 1999) [3]. 3. Kích dục tố HCG (Human Chorionic Gonadotropine) dùng trong sinh sản nhân tạo cá Rô Đồng HCG có tên tiếng việt là kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai, được Zondec và Aschheim phát hiện từ năm 1927 trong nước tiểu phụ 9 nử có thay (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1, 1999). HCG là một glycoprotein tan trong nước, có thể đây là loại kích dục tố chuẩn, dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá như: Cá Mè, Tra, Trê, Sặc Rằn…và đặc biệt là cá Rô. Ở nước ngoài HCG còn được sử dụng cho nhiều loài cá: Chình, Nheo…liều lượng HCG được sử dụng cho cá phụ thuộc vào mức độ tinh khiết của chế phẩm, cũng như mức độ thành thục của cá. [3] 4.Nguyên lý cơ bản của việc sinh sản nhân tạo cá Rô Đồng Yếu tố sinh thái (nhiệt độ, dòng chảy,…..) Cơ quan nhận cảm Trung ương thần kinh (Hypothalamus) GnRH, GRIF FB Não thùy (Tuyến yên) LH, FSH Tuyến sinh dục ( đực, cái) Trứng / Tinh trùng Hình 1.4: Nguyên lý sinh sản cá nuôi trong điều kiện nhân tạo Trong tự nhiên các yếu tố sinh thái tác dụng lên trung khu thần kinh thông qua cơ quan cảm giác (thính giác, khúc giác, thị giác, cơ quan đường biên). Tại đây trung trung khu thần kinh sơ bộ phân tích và tổng hợp các xung động đó rồi truyền đến tuyến yên thông qua hệ thần kinh thể dịch GRIF (Gonadotropine Releasing Inhibitory Factor- Hormone ức chế sự tiết kích dục tố) và GnRH (Gonadotropine Releasing Hormone - Hormone kích thích sự tiết kích dục tố), đây là hai loại hormone sinh dục được tiết rat từ một tế bào của trung khu thần kinh. Tuyến yêu sau khi nhận xung động sẻ tiết hoặc 10 không tiết ra kích dục tố. Nếu kích dục tố (FSH, LH) được tiết ra, chúng sẽ kích thích lên tuyến sinh dục (tuyến tinh/buồng trứng) làm sản sinh ra tinh trùng/trứng. Căn cứ vào nguyên lý trên, trong sinh sản nhân tạo ta vừa tạo yếu tố sinh thái phù hợp cho cá đẻ, vừa tăng cường hoạt động của cơ quan nội tiết (cụ thể là tiêm hormone sinh dục), tiêm kích dục tố cho cá không có nghĩa là thay thế lượng hormone sinh dục trong cơ thể cá mà giúp cho cơ thể tăng cường tiết kích dục tố [6]. 5. Tình hình sản xuất cá Rô Đồng ở Việt Nam Hiện nay cá Rô Đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), gần đây đang phát triển nhiều ở vùng Miền Đông Nam Bộ [5]. Cá Rô Đồng được nuôi ở nhiều quy mô diện tích khác nhau và các loại chất đất khác nhau cho nên nó phát triển ở các tỉnh giàu tiềm năng nước ngọt và ruộng trũng như: Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, và các tỉnh ven biển khác cũng phát triển với quy mô nhỏ [9]. 11 Phần 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Thời gian, địa điểm, và đối tượng nghiên cứu: 1.1 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 04/05/20009 đến 15/08/2009 1.2 Địa điểm nghiên cứu: Ấp 2 – Xã Bàu Đồn – Huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Cá Rô Đồng (Anabas testudineus). 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu: TÌM HIỂU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT Đặc điểm cơ sở thực tập Hệ thống công trình tại cơ sở thực tập Kỹ thuật sản xuất cá giống Kỹ thuật ấp trứng Kỹ thuật sinh sản nhân tạo Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ Kỹ thuật ương cá giống Chuẩn bị ao Thả giống Quản lý thức ăn Quản lý môi trường Theo dõi sinh trưởng cá Kết luận và đề xuất Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Phòng trị bệnh Nhận xét chung 12 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp Thu thập thông tin Thu thập thông tin sơ cấp: trực tiếp tham gia thực tế sản xuất tại tại cơ sở, ghi chép số liệu: nhiệt độ, pH, DO… Thu thập thông tin thứ cấp: Tham khảo các số liệu, thông tin đã được xử lý liên quan đến kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt. 2.2.2 Phương pháp đo một số yếu tố môi trường Nhiệt độ nước bằng nhiệt kế, độ chính xác: ±10C pH: Bằng test pH DO (hàm lượng oxy hòa tan trong nước): Bằng DO test 2.2.3 Phương pháp xác định mật độ trứng đem ấp (hoặc cá bột trong bể) Bể trứng (hoặc bể cá bột) 100 ml Đếm và ghi chép Cốc thủy tinh Hình 2.2 Xác định mật độ, số lượng trứng (hoặc cá bột) Công thức xác định mật độ: M  M1  M 2  M 3 3 Trong đó: M: Mật độ trứng (hoặc cá bột) ở ba điểm 13 M1: Mật độ trứng (hoặc cá bột) ở gần vòi sục khí M2: Mật độ trứng (hoặc cá bột) ở gần thành bể M3: Mật độ trứng (hoặc cá bột) ở giửa vòi sục khí và thành bể Định lượng trứng hoặc cá bột trong bể theo công thức: N  M V Trong đó: N: Số lượng trứng (hoặc cá bột trong bể) M: Mật độ trứng (hoặc cá bột trong bể) V: Thể tích bể 2.2.4 Xác định hệ số thành thục (HSTT): HSTT (%) = Wg W  100 Trong đó: Wg: Khối lượng của tuyến sinh dục W: Khối lượng của toàn thân cá bố mẹ 2.2.5 Xác định sức sinh sản tuyệt đối (SSSTĐ): a n SSSTĐ   Wb Trong đó: a: Số lượng trứng đếm được ở phần n n: Là một phần khối lượng của buồng trứng Wb: Khối lượng của buồng trứng 2.2.6 Xác định sức sinh sản tương đối (SSStđ): SSStđ  SSSTĐ Wt Trong đó: Wt: Khối lượng toàn thân cá cái 14 2.2.7 Xác định sức sinh sản thực tế (SSSTT): SSSTT  K G Trong đó: K là tổng số lượng trứng đẻ ra G là tổng khối lượng cá cái cho đẻ Ngoài ra còn xác định một số chỉ tiêu sau: Tỷ lệ thụ tinh (TLTT): TLTT( %)  T1  100 T2 T1: Số trứng thụ tinh T2: Số trứng đem ấp Tỷ lệ nở (TLN): TLN ( %)  T3 T4  100 T3: Số lượng cá nở T4: Số trứng thụ tinh Mật độ ấp(Mấp): Mấp  T V T: Tổng số trứng ấp V: Thể tích thiết bị ấp 2.2.8 Xác định sự tăng trưởng của cá: Định kỳ 10 ngày ta tiến hành xác định sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá ương một lần bằng cách kéo cá bằng lưới có diện tích là 6m2, sau đó chọn ngẫu nhiên để: Đo chiều dài: mỗi lần đo tối thiểu là 30 con, cân khối lượng thì mỗi một ao cân 50g/lần cân (cân ở 4 vị trí khác nhau trong ao) rồi đếm số cá, mỗi một vị trí ta sẽ có khối lượng trung bình của mỗi con. Lấy giá trị trung bình của 4 15 lần cân rồi suy ra số gam của mỗi con. Kích cở của cá sau 10 ngày ương trở đi được đo bằng thước nhựa cở nhỏ (tổng chiều dài là 10 cm), còn khối lượng của cá được xác định bằng cân đồng hồ cở nhỏ (tổng khối lượng là 1kg). Sự tăng trưởng tuyệt đối theo ngày: AW  Pi  P ti  t (g/con/ngày) Với: AW: Là sự tăng trưởng về khối lượng của cá Pi: Khối lượng cá (gram/con) ở thời điểm đang kiểm tra P: Khối lượng cá (gram/con) ở lần kiểm tra trước đó ti: Thời điểm đang kiểm tra (ngày) t: Là thời điểm kiểm tra lúc trước đó (ngày) AL  Li  L ti  t (mm/con/ngày) Với: AL: Là sự tăng trưởng về chiều dài của cá Li: Chiều dài cá (mm/con) ở thời điểm đang kiểm tra L: Chiều dài cá (mm/con) ở lần kiểm tra tước đó Xác định tỷ lệ sống (TLS): TLS ( %)  N2  100 N1 N2 : Số lượng cá ở giai đoạn sau N1: Số lượng cá ở giai đoạn trước Mỗi lần kiểm tra, ta sử dụng lưới có diện tích là 6 m2 kéo 4 lần ở 4 vị trí khác nhau trong ao. Số lượng cá có trong ao (con)  A S SA Với: A là số lượng cá kéo được trong 1 lần kéo (con) SA: Diện tích miệng lưới (m2) trong 1 lần kéo S: Diện tích ao ương nuôi (m2) 16 Thời gian ương cá là 45 ngày, mỗi ngày theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường, định kỳ 10 ngày kéo cá kiểm tra sinh trưởng, tỷ lệ sống 1 lần. 2.3 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu và các thông số kỹ thuật được xử lý bắng phương pháp thống kê toán học, máy tính bỏ túi và phần mềm Microsoft excel. Giá trị trung bình ( X ) : X 1 n  Xi n 1 Trong đó: X : Giá trị trung bình Xi: Giá trị lần kiểm tra thứ i n: Số lần kiểm tra Độ lệch chuẩn (  )  ( X  X )2  n 1 i 1 n 17 Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa điểm nghiên cứu và tình hình sản xuất giống cá Rô Đồng tại trang trại 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Xã Bàu Đồn là một trong 8 xã của Huyện Gò Dầu, nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh. Phía đông giáp huyện Dương Minh Châu Phía tây giáp huyện Bến Cầu Phía nam giáp huyện Trảng Bàng Phía bắc giáp huyện Hòa Thành, Châu Thành Huyện Gò Dầu có sông Vàm Cỏ Đông chảy ngang qua. Ngoài ra còn có Hồ Dầu Tiếng cách huyện khoảng 40km. Đây là hồ nhân tạo lớn nhất cả nước cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Với vị trí địa lý như vậy, ít nhiều đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật sản xuất của vùng. 1.1.2 Khí hậu Chế độ khí hậu của huyện Gò Dầu thuộc kiểu khí hậu địa phương nằm trong chế độ khí hậu của khu vực Đông Nam Bộ có khí hậu tương đối ôn hòa, chia làm hai mùa rỏ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rỏ với mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Huyện nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bảo và những yếu tố bất lợi khác. 18 1.1.3 Nhiệt độ Chế độ bức xạ rất dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định (nhiệt độ trung bình là 28,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có tới 6 giờ nắng). 1.1.4 Chế độ mưa Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800-2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70-80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hòa trong năm; Gò Dầu chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc-Đông Bắc vào mùa khô. 1.1.5 Sông ngòi kênh rạch Hệ thống kênh rạch ở huyện chủ yếu dựa vào hai sông lớn là: Sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông. Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ đồi Lộc Ninh (thuộc tỉnh Bình Phước) cao trên 200m chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới giửa Tây Ninh với hai tỉnh Bình Phước, Bình Dương. Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thủy lợi lớn nhất nước đã được xây dựng là công trình Hồ Dầu Tiếng, với dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m3, diện tích mặt nước là 27000 ha (trên địa bàn Tây Ninh 20000ha). Sông Vàm Cỏ: bắt nguồn từ độ cao 150 m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nó có chiều dài 220 km (151 km chảy trong địa phận Tây Ninh). 1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Nhân dân trong huyện chủ yếu sống bằng nghề nông; nhìn chung thì nguồn lao động của huyện dồi dào. Hiện nay ở huyện chưa có nhà máy hay xí nghiệp nào tạo công ăn việc làm cho những người lao động; với nguồn dân cư như vậy đồi hỏi đất canh tác 19 phải lớn để tránh tình trạng không có công ăn việc làm; vì vậy việc phát triển nuôi trông thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện là rất cần thiết. Khi việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt có hiệu quả thì việc sản xuất giống thủy sản nước ngọt càng có ý nghĩa hơn. Với ưu thế ở huyện có nguồn nước sạch tự nhiên nhiều, nguồn lao động dồi dào thì việc sản xuất giống nuôi cá nước ngọt sẻ giúp người dân nâng cao mức thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy nhiên cán bộ về ngành thủy sản ở huyện chưa có nhiều, thiếu kỹ sư chuyên ngành và nguồn vốn còn hạn chế. Do vậy cần phải có chính sách hợp lý để cải thiện tình hình kinh tế xã hội ở huyện để có thể phát triển nghề sản xuất giống và nuôi thủy sản nước ngọt trong thời gian gần hơn. 1.3. Tình hình sản xuất giống cá Rô Đồng ở trang trại – huyện Gò Dầu 1.3.1 Những thuận lợi trong khi sản xuất giống cá Rô Đồng tại Gò Dầu Cũng như một số nghề khác, việc sản xuất giống cá Rô Đồng tại huyện có được sự ưu đãi của thiên nhiên, sông ngòi nước ngọt ở huyện nhiều, nguồn nước không bị ảnh hưởng của xí nghiệp hay nhà máy. Cá Rô Đồng là đối tượng dễ nuôi, có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị dinh dưỡng cao sẽ góp phần giải quyết nhu cầu thị trường về cá ngày càng cao do hiện nay đang là cơn sốt của các loại cúm gia cầm và bệnh lông mồm lở móng ở động vật như: Bò, Lợn…nên cá Rô Đồng cũng được xem là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, gần đây đang phát triển ở vùng miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh là một điển hình đã dùng đất ruộng không trồng lúa nửa mà đào ao nuôi cá). Tuy nhiên do nguồn cá giống ngoài tự nhiên không đủ cung cấp cho các hệ thông nuôi; vì vậy việc duy trì và phát triển nghề nuôi cá Rô Đồng 20 thông qua hoạt động sinh sản tạo và đây chính là động lực để phát triển kỹ thuật sản xuất giống cá Rô Đồng. 1.3.2 Những khó khăn của sản xuất giống cá Rô Đồng ở Gò Dầu Cá Rô Đồng là một đối tượng vừa mới phổ biến nên liên hệ đến các hoạt nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, sinh học và phân tích hiệu quả kinh tế của đối tượng này là chưa được nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất ương nuôi cá trong ao, cá chậm lớn… sẻ làm giảm khả năng tiêu thụ ngoài thị trường dẫn đến nguồn vốn đầu tư vào sản xuất cũng hạn hẹp. Vì thế cũng có nhiều hộ gia đình chưa xem cá Rô Đồng là mục đích chính trong sản xuất, làm cho việc tiêu thụ giống giảm. 2. Giới thiệu cơ sở vật chất của khu sản xuất giống Trang trại có tổng diện tích là 20 ha: trong đó có 19 ao sản xuất, 3 hồ lắng, có các khu đất trống đảm bảo để chứa đất bùn sau khi cải tạo ao, có 3 nhà kho lớn dùng để chứa thức ăn, hóa chất… mỗi ao đều có chòi để công nhân ở thuận lợi trong việc bảo vệ quan sát tình trạng trong ao nuôi. Trại nằm trên địa bàn xã Bàu Đồn huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh được thành lập vào tháng 08/2008. Trại nằm ở nơi có điều kiện tương đối tốt, nguồn nước cung cấp cho trang trại xuất phát từ Hồ Dầu Tiếng thông qua con kênh lớn, hệ thống giao thông vào trại có điều kiện khá tốt cách lộ chính 1200m, mạng lưới điện quốc gia được kéo về trại đảm bảo trong hoạt động sản xuất, mặt bằng của trang trại được bố trí như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng