Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu ngôn ngữ thơ huy cận...

Tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ thơ huy cận

.PDF
64
234
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN PHẠM THỊ QUYỀN TRANG 6095824 TÌM HIỂU NGÔN NGỮ THƠ HUY CẬN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. GVC CHIM VĂN BÉ Cần Thơ, năm 2013 1 Lời Cảm Ơn Khoá luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của một sinh viên ở giảng đường Đại học. Để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng góp những gì mình đã học được cho sự phát triển đất nước. Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn. Nhờ đó mà em đã hoàn thành được luận văn như mong muốn, nay xin cho phép em được gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến: Ba mẹ là người đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn cho đến khi em bước chân vào giảng đường đại học, là người luôn bên cạnh em và chia sẻ mỗi lúc em gặp khó khăn trong cuộc sống. Các thầy cô Khoa Sư Phạm và Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình vận dụng trong công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Chim Văn Bé - người trực tiếp hướng dẫn đề tài. Trong quá trình làm luận văn, thầy đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm luận văn và hoàn thành luận văn đúng với định hướng ban đầu. Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè là những người luôn chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống cũng như giúp đỡ em những lúc khó khăn. Mặc dù đã nổ lực và phấn đấu hết mình nhưng do thời gian có hạn, những hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong Thầy Cô góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và công tác tốt! 2 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương một QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ NGÔN NGỮ THƠ I. Quan niệm của Nguyễn Phan Cảnh 1. Về ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ nghệ thuật 2. Về phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện trong của nghệ thuật 3. Về các tín hiệu đơn và cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa 4. Về nhạc thơ II. Quan niệm của Hữu Đạt 1. Về mối quan hệ giữa chữ và nghĩa trong thơ 2. Về phương thức tạo hình trong thơ 3. Về phương thức biểu hiện trong thơ 4. Về hình tượng và tính hình tượng trong thơ 5. Về tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ 6. Về đặc điểm về tính nhạc của ngôn ngữ thơ III. Quan niệm của Chim Văn Bé 1. Về tính tạo hình – tính biểu cảm 2. Về tính biểu trưng – đa nghĩa 3. Về tính hòa phối đa phương diện của ngôn từ thơ ca 4. Về tính mạch lạc ngầm ẩn IV. Nhận xét chung về quan niệm của các tác giả Chương hai NGÔN NGỮ THƠ HUY CẬN I. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của tác giả Huy Cận và giới hạn văn 3 bản thơ được phân tích 1. Về cuộc đời 2. Về sự nghiệp thơ ca 3.Giới hạn văn bản thơ được phân tích III. Phân tích một số văn bản thơ từ góc độ ngôn ngữ 1. Bài 1: Tràng giang 2. Bài 2: Các vị La Hán chùa Tây Phương 3. Bài 3: Ngậm ngùi 4. Bài 4: Đi giữa đường thơm PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài M.Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, là yếu tố ban đầu để tạo nên một tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không có văn học vì ngôn ngữ chính là chất liệu để người nghệ sĩ sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính, phong cách, tài năng của nhà văn, nhà thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ bao giờ cũng là một tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động mang tính chất thẩm mỹ. Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Các nhà văn, nhà thơ khi sáng tác cố gắng phát huy hết chức năng của ngôn ngữ trong phong cách văn chương. Và giá trị của tác phẩm dù nó chuyên chở giá trị nội dung hay giá trị hình thức nghệ thuật đều phải nhờ đến ngôn ngữ, nghệ thuật dùng ngôn ngữ. Vậy là giá trị văn học không chỉ phụ thuộc vào quy mô dài ngắn mà thật sự phụ thuộc vào giá trị của ngôn ngữ. Ngôn ngữ sẽ hàm chứa tất cả dụng ý nghệ thuật, ý tưởng, tình cảm, thẩm mĩ. Rõ ràng ngôn ngữ trong văn học có ma lực rất lớn từ phía người sáng tác, không những thế mà ma lực đó còn lan truyền cả sang người tiếp nhận. Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn nổi tiếng ở cả hai thời kỳ trước và sau năm 1945, vì thế tìm hiểu và nghiên cứu thơ ông luôn là một đề tài khá hấp dẫn đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Tuy nhiên từ trước đến nay hầu hết các bài viết đều là những bài giới thiệu, nghiên cứu ngắn, nêu lên những cảm nhận chung về thơ Huy Cận. Nhưng bài viết đó chỉ tập chung nghiên cứu thơ ông về phương diện văn học, còn về phương diện hình thức, cụ thể là vấn đề ngôn ngữ thì cho đến nay vẫn chỉ mới được điểm qua sơ lược ở một vài công trình. Nay, dựa với một nền tảng cở sở nền lý luận về ngôn ngữ thơ, ở luận văn này người viết sẽ đi vào tìm hiểu ngôn ngữ thơ Huy Cận một cách hệ thống và chuyên sâu hơn. Huy Cận là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở các bậc học khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ Huy Cận trong thực sự là một nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc dạy và học thơ ông tốt hơn. 5 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về ngôn ngữ thơ Ở nước ta, một khoảng thời gian khá dài việc nghiên cứu thơ ca chỉ tập chung vào phương diện văn học - nội dung, còn về phương diện hình thức, nhất là từ góc độ ngôn ngữ học thì vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, phải đến mấy chục năm gần đây thì vấn đề nghiên cứu thơ ca từ góc độ ngôn ngữ mới được quan tâm hơn. Cụ thể qua các công trình nghiên cứu sau đây: Công trình nghiên cứu "Ngôn ngữ thơ", xuất bản năm 1987, của tác giả Nguyễn Phan Cảnh là một công trình nghiên cứu về thơ ca từ góc độ ngôn ngữ một cách có hệ thống. Trong cuốn sách này, tác giả lần lượt trình bày các điểm khác biệt giữa các loại hình ngôn ngữ, các thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, các yếu tố đưa ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, và đặc biệt là các phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Từ sự tiếp thu từ công trình "Ngôn ngữ thơ" của tác giả Nguyễn Phan Cảnh và dày công tìm tòi nghiên cứu thêm, vào năm 1996 tác giả Hữu Đạt cho ra mắt bạn đọc cuốn "Ngôn ngữ thơ Việt Nam", đây cũng là một cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm của loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca Việt Nam. Cuốn sách trình bày lần lượt các phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ ca cũng như đưa ra những nhận định của tác giả về tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ thông qua những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và xác thực. Gần đây, trong cuốn "Ngôn ngữ văn chương Việt Nam", ở chương 2, tác giả Chim Văn Bé tiếp tục là sáng tỏ về các phương diện của ngôn ngữ thơ. Ông giải thích rất chi tiết, cụ thể về các đặc trưng của ngôn từ thơ trữ tình như: Tính tạo hình - biểu cảm, tính biểu trưng, tính hòa phối đa phương diện, tính mạch lạc ngầm xuyên biên giới. Có thể đánh giá đây là công trình có cơ sở lí luận vững chắc và lập luận rất chặt chẽ. Thông qua cuốn sách, bạn đọc còn có thể có một cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, còn có một số nhà ngôn ngữ tên tuổi nghiên cứu về vấn đề này như: Bùi Công Hùng, Phan Ngọc, Mai Ngọc Chừ, Nguyên Lai,... Từ đó cho thấy, thơ ca cũng có những đặc điểm, phong cách ngôn ngữ riêng. Việc nghiên cứu nghiên cứu các đặc điểm của nó là một trong những yêu cầu của Thi pháp học hiện đại. 6 2.2. Về ngôn ngữ thơ Huy Cận Huy Cận là một nhà thơ lớn của dân tộc, hơn sáu mươi năm cầm bút với hơn hai mươi tập thơ để lại cho đời, Huy Cận đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ ca của dân tộc. Cho nên tới nay, đã có không ít bài nghiên cứu về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau, tất cả đều trân trọng những đóng góp của ông trên cả hai chặng đường sáng tác. Các nghiên cứu phần nào đã phác thảo được quá trình vận động cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ và những đặc điểm cơ bản trong phong cách thơ ông. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình có tên tuổi như Vũ Ngọc Phan, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh,... đều có những bài tiểu luận, bài viết sâu sắc về Huy Cận và thơ ông. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam", hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân đã từng nhận xét về Huy Cận như sau: “Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao… nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non (…) Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận… Nhưng con đường về quá khứ càng đi càng xa, càng cô tịch, tứ bề vắng lặng mênh mông” [20;126 -127] Bùi Giáng trong bài viết "Đi vào cõi thơ" cũng đã có những nhận xét xác đáng về thơ Huy Cận: “Bấy lâu nay chúng ta quen nghĩ rằng Huy Cận chỉ là nhà thơ có cảm giác bén nhạy và tài hoa riêng biệt trong phép tả cảnh, tả tình sâu. Nhưng thật ra Huy Cận là một khối óc vĩ đại đạt tới một cõi tư tưởng bát ngát nên tự nhiên như nhiên, lời thơ ông đi vào trong phong cảnh bao la, dội vào đáy thẳm thiên nhiên, và gửi lại cho ta những du vang bất tận” [17, 114] Hà Minh Đức cũng từng đáng giá thơ Huy Cận: “Huy Cận là một phong cách thơ đa dạng. Thơ ông là sự thống nhất của nhiều phẩm chất, có suy tưởng triết lí, có trữ tình mềm mại” [5, 43] Trần Khánh Thành trong "Thi pháp thơ Huy Cận" từng viết: “Thơ Huy Cận luôn nằm trong tiếng vấn vương một đời. Tiếng nói của dân tộc thấm vào cảm nghĩ, vào cách nhìn của nhà thơ” [20;187]. Ngoài nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận, tác giả còn đáng giá nghệ thuật dùng từ của Huy Cận, chủ yếu trong hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca như sau: 7 “Nếu Lửa thiêng là bản ngậm ngùi dài thì Vũ trụ ca là tiếng vui ca cùng trời đất. Đó không phải là tiếng nói giữa cõi người mà là tiếng nói giữa đất trời nên có phần xa lạ. Khi đối tượng và tâm thế giao tiếp thay đổi thì hệ thống từ vựng thay đổi. Nhà thơ dùng nhiều danh từ chỉ các yếu tố của vũ trụ: đất trời, suối sông, biển, núi, trăng sao, nhật nguyệt, gió mây. Khi miêu tả vũ trụ Huy Cận dùng nhiều từ Hán – Việt: nhật nguyệt, hải hà, hòa đăng, tạo hóa, lưu quang, âm dương, hưng thịnh, vĩnh viễn vạn thuở, vạn đại, thiên thu… Những từ ngữ ấy gợi lên không khí cổ xưa, diễn tả được sự bất biến và trường tồn của vũ trụ” [20;176] Cũng trong công trình nghiên cứu này tác giả còn viết: “Trong Lửa thiêng, Huy Cận sử dụng những từ ngữ màu sắc, hương vị để tạo dựng một thế giới thơm tho và tươi tắn: Hương, hương hoa, hương rừng,… Từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ Huy Cận biểu hiện gam màu nhẹ và được trừu tượng hóa: không gian hồng, sắc trời thắm, lục nhạt. Huy Cận dùng từ láy với ý nghĩa giảm nhẹ cử động và tiếng động; rơi rơi, dìu dịu, lạt lạt, đìu hiu, phất phơ, mênh mang, man mác… Tất cả những động từ chỉ hoạt động của con người trong thơ Huy Cận đều có sắc thái nhẹ nhàng, chừng mực hướng về hoạt động nội tâm” [20;173] Trong công trình nghiên cứu "Huy Cận đời và thơ", Phạm Thế Ngũ có sự đánh giá về thơ Huy Cận như sau: “Nói về thể cách Huy Cận không ưa lối phá thể lộn xộn mà đi vào những điệu đều: ngũ ngôn, lục bát, bảy chữ, tám chữ. Về ngôn ngữ ông đã phần nào lợi dụng được các canh cải mở đường của Xuân Diệu. Đến Huy Cận, những ẩn dụ đột ngột, những Tây không còn làm cho người ta thấy chướng” [5;69] Tác giả Lê Bảo trong bài viết "Thơ lãng mạn Việt Nam" đã từng nhận xét như sau: “Thơ Huy Cận khi ra lò hầu như đều được đóng dấu kiểm tra chất lượng. Thế Lữ nổi bật ở chặng đường đầu, Huy Cận được cả sau lẫn trước. Đó là cái mạnh của tác giả Lửa thiêng không dễ mấy ai phủ nhận. Dường như về nhiều phương diện – cả chất liệu và phương diện, cả hồn thơ và thể thơ – mọi cái ở Huy Cận cứ đến mùa thì tự nhiên hái lượm vậy thôi, không mấy chật vật, mò mẫm kiếm tìm.” [7; Tr73] Điểm qua một số bài viết và các công trình nghiên cứu về thơ Huy Cận, chúng tôi nhận thấy rằng: Lịch sử nghiên cứu thơ Huy Cận từ trước đến này chủ yếu tập trung ở góc độ văn học, mặc dù trong một số công trình các tác giả cũng đã ít nhiều đề 8 cập đến vấn đề ngôn ngữ trong thơ Huy Cận nhưng còn rất chung chung và tản mạn. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình cũng như một chuyên luận nào đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận nhằm đem đến cho chúng ta một cái nhìn tổng quan hơn về tác giả này. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nhận thấy rằng việc thực hiện đề tài “Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Huy Cận” là một cơ hội để chúng tôi củng cố lại vốn kiến kiến thức đã học trong bốn năm đại học, không những thế công việc này còn cung cấp cho chúng tôi những kiến thức bổ ích cho việc học ở hiện tại cùng những kĩ năng viết và nghiên cứu sau này. Đề tài “Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Huy Cận” là một đề tài mới chưa được nghiên cứu, vì vậy nếu thành công nó sẽ mang lại giá trị nghiên cứu thực tiễn, cũng như giúp người đọc cảm nhận về thơ Huy Cận một cách khái quát, tròn vẹn hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Huy Cận”. Đầu tiên, người viết tìm hiểu lý thuyết về ngôn ngữ thơ và những vấn đề có liên quan đến đề tài cần khảo sát từ một số tài liệu chuyên ngành ngôn ngữ. Tiếp đó, thu thập những tư liệu nghiên cứu thơ Huy Cận, tập hợp những tư liệu đó, người viết tiến hành khảo sát, tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Huy Cận. Từ yêu cầu của đề tài, phần nội dung chính của luận văn, người viết xin trình bày hai chương. Cụ thể là: Chương một: Quan niệm của một số tác giả về ngôn ngữ thơ. Chương hai: Ngôn ngữ thơ Huy Cận 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp. Cụ thể các phương pháp được thực hiện như sau: Đầu tiên, chúng tôi tập hợp các tài liệu liên quan có liên quan đến ngôn ngữ thơ và Huy Cận. Chúng tôi chọn ra những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ có tính chất chuyên sâu rồi đi vào tìm hiểu cụ thể từng công trình cụ thể. Sau khi tìm hiểu chúng tôi tiến hành so sánh, đánh giá cơ sở lí luận của từng tác giả để đưa ra một cơ sở lí luận nền chung cho luận văn. 9 Tiếp đến, chúng tôi dựa trên cơ sở lí luận đã chọn đi vào phân tích các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Huy Cận. PHẦN NỘI DUNG Chương một QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ NGÔN NGỮ THƠ Nhìn lại các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Việt Nam, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Phan Cảnh, Hữu Đạt, Chim Văn Bé là những người nghiên cứu ngôn ngữ thơ Việt Nam một cách hệ thống và chặt chẽ hơn cả. Tuy nhiên, quan điểm của 3 tác giả vẫn có những sự khác biệt nhất định. I. Quan niệm của Nguyễn Phan Cảnh Trong cuốn "Ngôn ngữ thơ", lí thuyết ngôn ngữ thơ được Nguyễn Phan Cảnh chia thành 4 bình diện: về ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ nghệ thuật, về phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện trong của nghệ thuật ngôn ngữ, về các tín hiệu đơn và cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, về nhạc thơ. Sau đây người viết xin trình bày cụ thể 4 bình diện này . 1. Về ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ nghệ thuật 1.1. Về khái niệm “người thuyết minh” trong văn bản nghệ thuật Sản phẩm của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ văn nói riêng chính là hình tượng nghệ thuật. Nếu như trong các loại hình nghệ thuật khác, sự thể hiện vật chất của nó (bức tranh trong hội họa, pho tượng trong điêu khắc,…), chính là hình tượng của ngành nghệ thuật ấy, và tất cả chúng đều được cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan, thì đối với nghệ thuật ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật lại xuất hiện trong ý thức chúng ta, trong sự hình dung, suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy, theo ông Nguyễn Phan Cảnh để đảm bảo cho sự xuất hiện của hình tượng nghệ thuật, thì chính “sự giống nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ và sự gần nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ sẽ đảm nhiệm việc giải thích, thuyết minh cho các tín hiệu ngôn ngữ” [2;10] xuất hiện trên văn bản nghệ thuật, được ông gọi là “người thuyết minh” trong các văn bản nghệ thuật. 1.2. Về hai thao tác cơ bản trong hoạt động ngôn ngữ 10 Theo Nguyễn Phan Cảnh, trong hoạt động ngôn ngữ thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp chính là hai thao tác cơ bản trong hoạt động ngôn ngữ, là việc làm rất bình thường trong thực tiễn nói năng. Trong hoạt động ngôn ngữ, thao tác lựa chọn chính là sự tập hợp, cân nhắc, lựa chọn một từ thích hợp hoàn cảnh và đối tượng nhất định, trong cả một loạt từ tương đồng với từ đó. Bằng sự liên tưởng, chính thao tác này đã giúp chúng ta tổ chức các đơn vị ngôn ngữ có thể xuất hiện trên cùng một đoạn của dòng ngôn ngữ, tập hợp các vế vắng mặt xung quanh các một tín hiệu ngôn ngữ. Thao tác kết hợp chính là liên kết các yêu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng. 2. Về phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện trong của nghệ thuật ngôn ngữ Theo ý kiến của ông Nguyễn Phan Cảnh thì đây là hai phương thức quan trọng trong hoạt động nghệ thuật nói chung, trong nghệ thuật ngôn ngữ nói riêng. Phương thức tạo hình:Nét nổi bật của phương thức tạo hình trong nghệ thuật là trực tiếp miêu tả các hiện tượng của hiện thực, vẽ nên bức tranh về cuộc sống, mở ra trước mắt người xem những tác phẩm giống với các đối tượng trong thực tế. Trong nghệ thuật ngôn ngữ,“Mỗi từ mang một khái niệm có thể cho chúng ta một bức tranh riêng lẻ của hiện thực. Thao tác kết hợp (…) kết hợp các từ để tạo nên các đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn;…(như là) kết hợp các bức tranh riêng lẻ để mô tả bức tranh vô hạn của hiện thực.” [2;29] Phương thức biểu hiện: Khác với nghệ thuật tạo hình, nét chủ yếu của nghệ thuật biểu hiện là biểu hiện những cảm nghĩ nhất định của con người, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của con người đối với đời cuộc sống… Trong hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật, những cảm nghĩ, sự nhìn nhận đánh giá của con người về cuộc sống thường không được thể hiện ra trực tiếp mà phải thông qua những hình ảnh, hình tượng. Có thể nói “Chính ngay lúc cái lúc mà chức năng định danh của các từ xóa nhòa đi, thì đồng thời cũng là lúc nảy sinh khả năng biểu hiện của chúng”. [2;36] Tóm lại, phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện là hai phương thức quan trọng, và luôn có mặt trong hoạt động nghệ thuật. Giữa hai phương thức này có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, luôn xen lẫn nhau “Trong một tác phẩm biểu hiện có thể 11 có những yếu tố tạo hình, và ngược lại. Thậm chí ngay trong một đoạn tạo hình cũng có thể có những chi tiết biểu hiện”. [2;39] 3. Về các tín hiệu đơn và cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa 3.1. Về Chìa khóa đưa ngôn ngữ vào nghệ thuật Theo tác giả thì yếu tố quan trọng để đưa ngôn ngữ vào nghệ thuật chính là tính không phân lập hóa của chuỗi ngữ lưu. Chuỗi ngữ lưu trong thực tiễn ngôn ngữ hoạt động được dưới hai dạng sau đây: Phân lập và không phân lập. Một chuỗi được gọi là phân lập nếu trong khi ngữ lưu diễn ra, người nói cảm thấy có thể tự do tiếp tục nói, không cảm thấy hạn chế về độ dài, nghĩa là một chuỗi ngữ lưu có tính chất mở. Ngược lại, nếu trong khi ngữ lưu diễn ra mà xuất hiện các tín hiệu báo sắp kết thúc thì ngữ lưu có tính chất đóng, như thế gọi là chuỗi không phân lập. Văn bản ngữ lưu càng "không phân lập hóa bao nhiêu thì văn bản ấy càng nhiều tính thơ bấy nhiêu." [2;65] Sự không phân lập của chuỗi ngữ lưu tạo ra nghĩa tri giác lớn hơn rất nhiều so với câu, chữ được viết ra. Các biện pháp tu từ góp phần biến ngữ lưu trong giao tiếp thành chuỗi ngữ lưu không phân lập mang tính chất văn học. 3.2. Về cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa – bản chất các phương thức chuyển có tính chất ẩn dụ Theo Nguyễn Phan Cảnh thì tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là "kỹ năng dựa vào sức liên tưởng của người nhận."[2;81] Nghệ thuật ngôn ngữ trước hết là nghệ thuật tạo những mối liên tưởng giữa các yếu tố riêng lẻ làm thành tác phẩm nhằm “sử dụng một cách mỹ học chiều dày các chất liệu ngôn ngữ”. [2;82] Bất kỳ một chiều dày nào của tín hiệu miêu tả cũng bao hàm đồng thời hai nhân tố: một nhân tố thực tế, biểu hiện nghĩa logic của tín hiệu, và nhân tố biểu hiện ý ngầm nghệ thuật của nó – văn bản nghĩa thứ hai, dựa trên cở sơ văn bản thứ hai đó, quá trình tri giác nghệ thuật mới kết thức. Một cách tổ chức ngôn ngữ như thế gọi là tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa. Phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ được xem là kiểu mã hóa cơ bản của phương thức tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa làm nên nội dung chủ yếu của cả một thời đại thi ca. Hai cực của phương thức này là so sánh và điển tích. 12 So sánh “cho phép tín hiệu kêu gọi được kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo và thông qua tín hiệu chỉ dẫn người đọc về mối liên tưởng đó”[1;91] Đẩy hết cách tổ chức kép lượng ngữ nghĩa về phía cực đối lập – nghĩa là tổ chức cho “chỉ tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thông báo còn tín hiệu được kêu gọi thì không những tiềm tàng trong mã mà còn chỉ có thể được liên tưởng với điều kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía người đọc” [2;98] chúng ta sẽ có điển tích. 4. Về nhạc thơ Tác giả cho rằng sự khác nhau cơ bản ở thơ và văn xuôi là ở chỗ các tham số thanh của ngôn ngữ trong thơ có sự tổ chức – kết quả của quy trình này tạo ra nhạc tính cho thơ, còn văn xuôi thì không. Có hai cách chủ yếu khai thác nhạc tính: + Từ nguyên âm và phụ âm đưa lại. “trong khung cảnh này, các nguyên âm tiếng Việt nằm trong hai đối lặp có ý nghĩa sau đây: trầm – bổng và khép – mở” [2;124] còn các phụ âm cuối của tiếng Việt thì “được phân bố trong một đối lập quan trọng, đó là đối lập vang – tắc”. [2;125] + Từ thanh điệu đưa lại: “trong khung cảnh này, các thanh điệu trong tiếng Việt nằm vào hai đối lập cơ bản là: cao – thấp và bằng – trắc." [2;128] II. Quan niệm của Hữu Đạt Trong cuốn "Ngôn ngữ thơ Việt Nam", Hữu Đạt đã xem xét lí thuyết ngôn ngữ thơ Việt Nam trên 5 bình diện; Trong đó 4 đặc điểm: tạo hình, biểu hiện, hình tượng và tính hình tượng, tính nhạc là những đặc điểm quan trọng, không thể thiếu của ngôn ngữ thơ. Đề hiểu thêm về quan điểm của tác giả về vấn đề này người viết xin trình bày cụ thể các đặc điểm sau đây: 1. Về mối quan hệ giữa chữ và nghĩa trong thơ Theo nhận định của Hữu Đạt thì trong thế giới ngôn ngữ của thi ca, nghĩa của một chữ không còn đóng khuôn trong các tổ hợp từ điển thông thường mà nó hoạt động linh động và đa dạng hơn. Khác với các thể loại khác (như văn xuôi, kịch) trong thơ, một chữ thường nằm trong nhiều mối quan hệ, liên hệ với các chữ khác ở trong câu. Nghĩa là mỗi một chữ thường tham gia vào nhiều mối quan hệ khác nhau, và vì thế, có khả năng biểu hiện ở nhiều cấp độ nghĩa khác nhau. Các chữ khi tham gia và 13 cấu trúc thơ nhiều khi không còn giữ nguyên nghĩa đen, nghĩa gốc của nó nữa mà chúng thường có một ý nghĩa mới. Đó là ý nghĩa biểu trưng. 2. Về phương thức tạo hình trong thơ Theo tác giả thì đây là một phương thức quan trọng trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Ở mỗi nghành nghệ thuật khác nhau thì nó có những nét đặc trưng riêng, đến với thơ “Đặc điểm nổi bật của phương thức tạo hình là phản ánh trực tiếp đối tượng, nghĩa là miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách quan (…) đem đến cho người đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống, và hiện thực thực tế khiến người ta có thể cảm nhận được” [8;38]. Trong thơ phương thức này được xây dựng theo mối quan hệ cấp bậc, bậc nhỏ nhất là từ  ngữ (cụm từ)  câu  đoạn văn  văn bản. Bởi tác giả quan niệm mỗi từ là một hình ảnh với cái nghĩa đơn giản của nó. Nhiều từ tạo thành một ngữ, đó “là một bức tranh lớn hơn về sự vật, nhưng chưa phải là một bức hoàn chỉnh” [8;41], Sự kết hợp của nhiều ngữ lại thành câu mới “có thể được xem như là một bức tranh khá hoàn chỉnh, trọn vẹn về sự vật. Còn một đoạn câu, một văn bản là một bức tranh rộng lớn về nhiều sự vật, hiện tượng được hòa phối với nhau trong một chỉnh thể thống nhất”. [8;41] Ta cũng cần phải hiểu thêm rằng, trong thơ, tạo hình không phải chỉ với mục đích là tạo hình mà thường là thông qua những phương thức tạo hình ấy, nhà thơ muốn cho người đọc thấy một nội tâm, cá tính của nhân vật đang được nói tới hay là của chính nhà thơ. 2.1 Về giá trị gợi hình của một số loại vần trong tiếng Việt Theo Hữu Đạt thì vần cũng có giá trị tạo hình, ông đã trình bày một số vần tiêu biểu sau đây: - Vần um: là vần có giá trị gợi ra hình ảnh về những sự vật có độ rỗng hoặc gợi ra những hình ảnh, âm thanh phát ra từ các sự vật có độ rỗng đó. Ví dụ: (cái) chum, (cái) hũm, (cái) đùm, khum (khum tay), lùm (lùm cây),… gợi hình ảnh về các âm thanh: Đum, bùm, bum… - Vần óp: là vần có giá trị gợi ra hình ảnh về các vật có thể tích bị thu hẹp lại. Ví dụ: móp, lóp, xọp, tọp… 14 - Vần ép: là vần có giá trị gợi ra hình ảnh về các sự vật có thể tích thu hẹp, nhưng khác với vần óp sự thu nhỏ ở đây đã giảm xuống mức tối đa. Ví dụ: lép, xẹp, bẹp… - Vần oe: là vần có giá trị gợi ra những sự vật có kích thước mở rộng ra. Ví dụ: loe, xòe, tòe, chòe,… - Vần eo: là vần có giá trị gợi ra hình ảnh về các sự vật có kích thước bị thu hẹp lại hoặc ở tư thế không vững chãi. Ví dụ: khẳng kheo, khò kheo,… - Ngoài một số vần được kể trên, trong tiếng Việt cũng vẫn có một số vần khác cũng mang nghĩa, song tính tạo hình của nó yếu. Do một số vần trong tiếng Việt có giá trị gợi hình như vậy, cho nên thông thường những từ láy của nó cũng giá trị gợi hình rất cao. Ví dụ: tẻo teo, cheo leo, hỏm hòm hom, rì ròm, phì phỏm… 2.2. Về giá trị gợi hình của của các nguyên âm trong tiếng Việt Theo tác giả, trong tiếng Việt không chỉ có vần mà ngay cả các nguyên âm cũng có giá trị gợi hình như: - Nguyên âm i: là nguyên âm có giá trị gợi ra hình ảnh về các sự vật có kích thước, âm thanh nhỏ bé. Ví dụ: bé tí, tí tẹo, lí nhí, thủ thỉ, rầm rì,… - Nguyên âm e: là nguyên âm có giá trị gợi ra hình ảnh về các sự vật mảnh và nhỏ, các âm thanh bé và chói. Ví dụ: cái khe, con le, (cái ré) lúa, thằng bé, cái te,… 3. Về phương thức biểu hiện trong thơ 3.1 Về đặc điểm phương thức biểu hiện Ngoài phương thức tạo hình, theo Hữu Đạt thì phương thức biểu hiện cũng là một phương thức quan trọng trong thơ trữ tình vì“Một bài thơ hay là bài thơ có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống chân thực bằng hình ảnh và hình tượng đẹp đẽ (…). Hình ảnh và hình tượng đẹp đẽ ở đây không phải là cách khoa trương ngôn từ một cách sáo rỗng, bằng cách tỉa gọt ngôn ngữ một cách cầu kì, mà phải là sự thể hiện cho chúng ta cách hiểu hình tượng về các hình ảnh, hành động đó” [8;43]. Trong thơ, một hình ảnh hay hành động nào đó được miêu tả thông qua một đối tượng, hình tượng khác, nhờ mối quan hệ liên tưởng mà người đọc có thể nhận ra cái ý nghĩa bên trong cái nghĩa bên trong và dụng ý của nhà thơ. Cho nên, xét cho cùng thì quá trình hiện thực hóa phương thức biểu hiện là một quá trình thực hiện biện pháp chuyển nghĩa. 15 Chính thông qua biện pháp này, nhà thơ đem đến cho người đọc những nhận thức mới về đối tượng. Trong thơ ca Việt Nam, hiện tượng chuyển nghĩa là vô cùng phong phú, thể hiện dưới nhiều dáng vẻ khác nhau. “Sự chuyển nghĩa có thể nói là phổ biến nhất là hiện tượng chuyển nghĩa từ phạm trù sự vật sang phạm trù con người (…) mà còn có thể chuyển nghĩa từ phạm trù sự vật sang phạm trù khái niệm, hoặc có khi chuyển nghĩa từ phạm trù khái niệm sang phạm trù khác.” [8;78] Phân tích phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ ca thực chất phải bao gồm hai mặt: Mặt thứ nhất: “Phải phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ ca. Chẳng hạn như những kiểu so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tỉ dụ, khoa trương,… là những biểu đạt hay được dùng phổ biến nhất mang đặc điểm ngôn ngữ thể loại. Những kiểu diễn đạt này không những có trong tiếng Việt mà còn mang tính chất phổ quát ở rất nhiều ngôn ngữ.” [8;76] Mặt thứ hai: “Cần phải phân tích những biện pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp dụng để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình trước đối tượng, cũng như việc miêu tả phẩm chất của đối tượng… Một khi nhà nghệ sĩ muốn thực hiện biện pháp chuyển nghĩa thì phải dùng thao tác liên tưởng và so sánh để tạo ra khả năng chuyển nghĩa. Sự liên tưởng so sánh này thường nằm trong cái mạch ngầm tư duy. Nó chính là kết quả của sự so sánh ngầm (so sánh chỉ một vế) cho nên thường bộc lộ kín đáo chứ không hiện ra một cách rõ ràng như so sánh trực tiếp.” [8,77] 3.2. Về tiền đề vật chất của phương thức biểu hiện. Theo nhận định Hữu Đạt thì do trong khi viết các hành động phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ… để biểu lộ cảm xúc, đều bị gạt ra ngoài hoàn toàn. Vì vậy để đạt được mục đích của mình, người viết phải tăng cường sử dụng ngôn ngữ có sắc thái. “Tính tình thái tồn tại ở các đơn vị thuộc mọi cấp độ của ngôn ngữ (…) như: âm vị, hình vị, cụm từ, câu,…” [8;88] Có hai nguyên nhân làm chính là cho các đơn vị ngôn ngữ mang tính tình thái: a) Việc hình thành các thể đối lập trong cấp độ ngôn ngữ Ở cấp độ âm vị, "việc hình thành ra các thế đối lập là: mũi/ không mũi, tắc/vang đã làm nảy sinh tính tình thái của các âm vị." [8;89] Cũng ở cấp độ âm vị, 16 “việc hình thành ra các thế đối lập trước sau trong hệ thống nguyên âm và thế đối lập bằng trắc trong hệ thống thanh điệu có khả năng biểu hiện vô cùng phong phú” [8;90]. Bên cạnh sự giàu có của các nguyên âm, thì sự phong phú của thanh điệu tiếng Việt cũng là cơ sở cho làm cho từ, ngữ của tiếng Việt có sự biểu hiện rất lớn “Với 6 thanh điệu được phân bố ở hai âm vực cao – thấp, lại được phân chia làm hai loại: bằng – trắc” [8;91] các thanh điệu tiếng Việt đã góp phần rất lớn vào việc tạo ra vô vàn các từ ngữ có những giá trị biểu hiện khác nhau. Ở bậc từ,“sự đối lập về ngữ nghĩa giữa các từ đơn như dài/ngắn, cao/thấp, gần/xa cũng tạo ra các sắc thái tình thái rất sinh động.” [8;93] b) Việc hình thành các thế bổ sung giữa các đơn vị ngôn ngữ: sự tồn tại hàng loạt các từ đồng nghĩa trong thế bổ sung ý nghĩa lẫn nhau đã làm nảy sinh khả năng biểu hiện của tiếng Việt, khả năng diễn tả những cảm xúc, việc xây dựng các hình tượng trong thơ… 4. Về hình tượng và tính hình tượng trong thơ 4.1. Về hình tượng và tính hình tượng Theo Hữu Đạt, thơ là một thể loại của văn học nghệ thuật, cho nên hình tượng thơ cũng có phần giống hình tượng của văn học nói chung. Tuy nhiên, nó cũng có điểm khác căn bản. Đó là cách xây dựng hình tượng dựa trên những quy luật riêng của các hoạt động ngôn ngữ, khác nhau với quy luật hoạt động ngôn ngữ trong lĩnh vực văn xuôi “Hình tượng thơ là một bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu và trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ”. [8;99] Nếu hình tượng là một bức tranh về cuộc sống được phản ánh khá đầy đủ và toàn vẹn thì “Tính hình tượng chỉ là hình ảnh đơn lẻ về một mặt, về một phương diện nào đó của cuộc sống, nó chưa phải là bức tranh toàn diện về cuộc sống” [8;100]. Hình tượng là tổng hòa của tất cả những cái có “tính hình tượng”, những cái có tính hình tượng đó được liên kết với nhau theo trình tự logic và ngữ nghĩa chặt chẽ. “Tính hình tượng là cái tồn tại phụ thuộc vào văn cảnh, nó tồn tại ở bề mặt văn bản trên những mối quan hệ cụ thể, còn hình tượng là cái thuộc về cấu trúc chiều sâu của văn bản (…) nói cách khác, hình tượng là cái nằm phía bên trong của những mối quan hệ.” [8;102] 17 Việc xây dựng tính hình tượng và hình tượng thơ thật chắc không là cái gì khác ngoài việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ. Muốn cho một câu thơ có tính hình tượng sâu sắc thì trước hết mối quan hệ kết hợp giữa các từ trong câu phải có sự bất ngờ về cấu trúc, ngữ nghĩa. Tuy nhiên, “ngoài hướng tìm tòi những kiểu kết hợp từ mới lạ, nhà thơ còn có thể sử dụng những kiểu cấu trúc, những kiểu kết hợp từ dựa vào những cách liên tưởng, so sánh mới.” [8;109] 4.2. Về nghĩa hình tượng của từ trong ngôn ngữ thơ Tác giả định nghĩa nghĩa hình tượng của từ như sau:“là cái nghĩa tiềm năng được hình thành do quá trình nhận thức của con người cũng với sự phát triển của lịch sử, tư duy và ngôn ngữ nhân loại hoặc của một cộng đồng nào đó. Nó chỉ được hiện thực hóa trong những văn cảnh nhất định (…) nghĩa hình tượng của từ rất ít xuất hiện trong giao tiếp đời sống mà thường chỉ xuất hiện trong phong cách văn học nghệ thuật mà thôi.” [8;116] Nghĩa hình tượng của từ nảy sinh thực ra là do quá trình liên tưởng, so sánh và đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng thực tế với nhau và với những tình cảm, tâm lí trong cuộc sống nội tâm của con người. Sự liên tưởng so sánh, đối chiếu này xuất phát từ góc độ nào là phụ thuộc vào thói quen, tập quán của nhừng người thuộc các cộng đồng nhất. Như vậy, nghĩa hình tượng là cái nghĩa tiềm năng “muốn làm cho cái nghĩa hình tượng của từ trở thành cái nghĩa mà người đọc có thể tri giác được thì phải tạo ra cho nó một văn cảnh thích hợp, có khả năng hiện thực hóa ý nghĩa hình tượng này.” [8;102] Vậy, nghĩa hình tượng của từ xuất hiện bằng con đường biểu trưng hóa các tín hiệu ngôn ngữ, bằng biện pháp thay thế lâm thời về nghĩa để làm cho cách diễn đạt thêm bóng bảy, và có hàm ý sâu sắc. 5. Về tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ Theo Hữu Đạt thì đây là một đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ, nó “đảm bảo cho thơ có vẻ đẹp đặc biệt. Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa: hài hòa của những đường nét, góc cạnh và hài hòa của cái tổng thể thống nhất.” [8;131] Tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ không những bao gồm: cái tương phản, đối xứng hoặc cân đối với nhau mà nó còn bao gồm cả những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau. Nghiên cứu tính tương xứng trong thơ về mặt ngôn ngữ, ta có thể từ nhiều gốc độ khác nhau: 18 - Tính tương xứng của ngôn ngữ thơ được biểu hiện qua mặt âm thanh và ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ. - Tính tương xứng ở bậc từ, bậc câu, đọan văn. - Tính tương xứng trực tiếp, tính tương xứng gián cách trong ngôn ngữ thơ. 5.1. Tính tương xứng về âm thanh trong ngôn ngữ thơ Theo Hữu Đạt, nói đến “tính tương xứng về âm thanh trước hết người ta phải nói đến tính tương xứng về thanh điệu. Vì sự tương xứng này chiếm phần chủ đạo và căn bản.” [8;133] Các thanh điệu trong tiếng Việt ngoài sự đối lập với nhau về bằng/trắc còn đối lập với nhau về âm vực theo tiêu chí cao/thấp và về đường nét theo tiêu chí bằng phẳng/không bằng phẳng, gấp khúc/không gấp khúc. Chính sự tương xứng ấy đã góp phần tạo cho “cấu trúc của bài thơ rất chặt chẽ, cân đối với âm hưởng của toàn bài thơ vì thế có sự hòa phối hài hòa (và) (…) góp phần không nhỏ vào việc thể hiện cái nghĩa bộc lộ và nghĩa xúc cảm” [8;135] Ngoài ra, tính tướng xứng về ngữ âm còn “có tác dụng làm tăng cái vẻ đẹp hình thức của thơ ca mà còn làm phong phú và tinh tế thêm cái đẹp nội dung của thơ ca” [8;136] Tương xứng về âm thanh trên hai dòng thơ: Đây là kiểu dạng phổ biến trong các thể thơ 7 chữ, thơ ngũ ngôn, thơ tứ tuyệt và thơ song thất lục bát (tương xứng ở hai câu thất). + Tương xứng toàn bộ Ví dụ: Hà ơi tiếng mẹ ru nhè nhẹ BB TT B B T Cay đắng bao nhiều nỗi đoạn trường BT BB T T B (Tố Hữu) + Tương xứng bộ phận: trong hai dòng thơ sóng đôi với nhau có những cặp âm tiết cùng mang một thanh điệu nào đó chứ không nằm trong thế tương xứng hình thành do những thế đối lập đã phân tích ở trên. Ví dụ: Gió thổi nhiều khi giọng nói bay TTBBTTB Không cần chữ nghĩa vẫn nghe hay B B TTTB B (Xuân Diệu) 19 Tương xứng âm thanh trên một dòng thơ: kiểu tương xứng này là chủ yếu chỉ xuất hiện trên các dòng thơ có tổng số âm tiết chẵn, hoặc trên các vế chẵn của dòng thơ. Kiểu loại này chia làm 2 loại nhỏ: + Tương xứng giữa hai vế của dòng thơ. + Tương xứng giữa các bộ phận trong một vế của dòng thơ. Ví dụ: Dẫu lìa/ ngó ý // còn vương / tơ lòng T T B B Bạc nhau / cầu giá // đen rầm / ngàn mây T B B T 5.2. Tính tương xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ Tính tương xứng về ý nghĩa từ vựng: tương xứng theo nét trái nghĩa đối lập (trái nghĩa nhau) trong kiểu này có hai loại nhỏ: + Tương xứng trên trực hệ hình (hai dòng thơ) Ví dụ: Khôn nghề cờ bạc là khôn dại Dại chốn văn chương ấy dại khôn (Tú Xương) + Tương xứng trên cú đoạn (dòng thơ) - Tương xứng theo nét nghĩa bổ sung (gần nghĩa, đồng nghĩa) + Tương xứng trên trục hệ hình. Ví dụ: "Bạc đâu ra miệng mà mong được Tiền chưa vào tay đã hết rồi" (Tú xương) Ở đây bạc và tiền tương xứng với nhau. + Tương xứng trên trục cú đoạn. vd: "Thẹn đèn / hổ lửa / đau lòng mẹ Nay thét / mai gầm / rát cổ cha" 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan